Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động của C.Mác và sự vận dụng lý luận này trong cải cách tiền công ( tiền lương ) ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.51 KB, 12 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong nhiều năm qua, nhà nước luôn cố gắng cải cách các chính sách tiền
lương nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội và phù hợp với nền kinh tế đang
phát triển nhanh. Tuy nhiên, ngoài những thành công đã đạt được vẫn còn những
hạn chế và bất cập. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như tìm ra một số
giải pháp cho thực trạng trên em chọn đề tài 1: “Lý luận về giá trị hàng hóa sức
lao động của C.Mác và sự vận dụng lý luận này trong cải cách tiền công ( tiền
lương ) ở Việt Nam hiện nay .”
Trong bài tập của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì thế, em rất
mong nhận được những góp ý từ phía các thầy cô để bài làm được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
B. NỘI DUNG
1. Cở sở lí luận
1. Giá trị hàng hóa sức lao động
1.1 Sức lao động và điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa
-Theo C.Mác “ Sức lao động ,đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể
một con người ,trong nhân cách sinh động của con người,thể lực và trí lực mà
con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.”
Để trở thành hàng hóa sức lao động cần những điều kiện lịch sử nhất định
là :Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được
sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng
hóa. Thứ hai, người có sức lao động không còn có tư liệu sản xuất cần thiết để tự
mình thực hiện lao động và cũng không có của cải gì khác buộc phải bán sức lao
động cho người khác sử dụng.
1.2 Hàng hóa sức lao động


Đầu tiên về giá trị của hàng hóa sức lao động, cũng do thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Giá trị hàng
hóa sức lao động được hợp thành bởi các bộ phận: Một là, giá trị những tư liệu
sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì


đời sống của bản thân người công nhân. Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái
người công nhân.
Thứ hai , giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện trong quá trình
tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Tuy
nhiên giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động đặc biệt ở chỗ: Quá trình tiêu
dùng hàng hóa sức lao động là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó,
đồng thời tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi
ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt.
Đây chính là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành
điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản
2. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
1 . Bản chất tiền công và hình thức trả công
Khi người công nhân làm việc công việc cho nhà tư bản trong một thời gian
nhất định sẽ nhận được một khoản tiền mà được gọi là tiền công hay tiền lương.
Do vậy ,nó gây ra hiểu lầm rằng công nhân lao động mà kiếm được số tiền ấy do
đó tiền công là giá cả của lao động .Song,thực chất tiền công đó là giá cả của
sức lao động
Nhà tư bản trả tiền công cho người công nhân không tính theo giá trị mà sức
động người công nhân đó đã bỏ ra mà thường theo hai hình thức cơ bản là theo
thời gian và theo sản phẩm .
Đầu tiên , tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của
nó ít hay nhiều tuỳ theo thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn.Cần


phân biệt tiền công giờ,tiền công ngày,tiền công tuần,tiền công tháng. Tiền công
ngày và tiền công tuần chưa nói rõ được mức tiền công đó cao hay là thấp, vì nó
còn tuỳ theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó để đánh giá chính xác mức tiền
công còn phải dựa vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động. Giá cả

của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian.
Thứ hai , tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của
nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm
mà công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành. Mỗi sản
phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định , được tính bằng thương số giữa
tiền công trung bình của công nhân trong một ngày với số lượng sản phẩm trung
bình mà một công nhân sản xuất ra trong một ngày.Do đó, đây là hình thức
chuyển hóa của tiền công tính theo thời gian vì đơn giá tiền công là tiền công
trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản phẩm. Nhà tư bản sử dụng cách
này thực chất là nhằm phục vụ trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động và
kích thích người công nhân lao động .
2. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao
động của mình cho nhà tư bản.Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao
động,nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hoá thành tiền công thực tế.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu dùng
và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm
xuống tuỳ theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hoá sức lao động
trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không
thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống ,
thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên.
C.Mác đã vạch ra rằng, xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa không
phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền công ấy. Bởi


lẽ trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu
hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp mức tăng giá
cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường
xuyên, khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động, điều đó

cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó, vì vậy tiền công thực
tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp.
Nhưng sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì có
những nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công. Một mặt, đó là cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân đòi tăng tiền công. Mặt khác, trong điều kiện của chủ nghĩa
tư bản ngày nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nên
nhu cầu về sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư
sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như kích thích người lao động bằng lợi
ích vật chất. Đó cũng là một nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền công .
II. Cải cách tiền công ( tiền lương ) ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng cải cách tiền công ( tiền lương ) ở Việt Nam
Nội dung quan trọng , cơ bản trong cải cách tiền công là mức tiền công tối
thiểu.Theo nguyên tắc của C.Mác, tiền công phải đảm bảo tái sản xuất sức lao
động, mức chấp nhận tối thiểu của người lao động: “chi phí sản xuất của sức lao
động giản đơn quy thành chi phí sinh hoạt của người công nhân và chi phí để
tiếp tục duy trì nòi giống đó là tiền công. Tiền công được định như vậy là tiền
công tối thiểu”. Mức tiền công tối thiểu được chia thành :mức tiền công cơ sở
( lương cơ sở ) và mức tiềng công tối thiểu vùng ( mức tiền lương tối thiểu
vùng ) Nước ta tiến hành được nhiều cuộc cải cách tiền công sau các cuộc cải
cách mức tiền công tối thiểu cũng có những thay đổi đáng kể được thống kê như
sau :
Bảng

lương

(Từ 2010 - 2017)



sở


qua

các

năm


Thời Từ 1/5/2010 Từ 1/5/2011 Từ 1/5/2012 Từ 1/7/2013 Từ 1/5/2016
Từ 1/7/2017
gian – 30/4/2011 – 30/4/2012 – 30/6/2013 – 30/4/2016 – 30/6/2017
Lươn
g cơ
730.000
sở

830.000

1.050.000

1.150.000

1.210.000

1.300.000

(đồng)
Cơ sở Nghị
định Nghị
định Nghị

định Nghị
định Nghị
định Nghị
quyết
pháp 28/2010/NĐ 22/2011/NĐ- 31/2012/NĐ 66/2013/NĐ 47/2016/NĐ 27/2016/QH1

-CP
CP
-CP
-CP
-CP
4

2. Những kết quả đạt được trong quá trình cải cách tiền công
Đầu tiên,trên cở sở áp dụng lý luận về giá trị hàng hóa sức lao động của
C.Mác,Đảng ta đã đề ra những quan điểm, chủ trương cùng với đó những chính
sách,nghị quyết và văn bản của Nhà nước là đúng đắn, phù hợp.Các cuộc cải
cách đã chú trọng việc trả công đúng cho người lao động thực hiện ở cả hai phía
là người thuê và người lao động làm thuê .Về phía người thuê phải tuân theo các
quy định như tại điểm b khoản 1 điều 5 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định
“Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với
người sử dụng lao động ”.Về phía người lao động thì phải đáp ứng được yêu cầu
của công việc.Chẳng hạn trong Luật Cán Bộ , Công chức 2008 tại khoản 3 Điều


58 quy định: “Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ
quan ,tổ chức ,đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.”
Thứ hai, tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành
chính nhà nước và khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công. Đối với khu vực
sản xuất, kinh doanh: quỹ tiền lương là một bộ phận chi phí cần thiết để tạo nên

giá trị mới, là chi phí cho lao động sống. Quỹ lương của các doanh nghiệp Nhà
nước hoàn toàn tách hẳn khỏi ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp tự hình
thành qũy lương trên cơ sở kết quả sản xuất, kinh doanh của mình có tính đến
mức tiền công lao động trên thị trường địa phương.Nhà nước chỉ quản lý việc
thực hiện mức lương tối thiểu và đơn giá tiền lương trong giá thành sản phẩm.
Thứ ba,tiền lương của cán bộ,công chức ,viên chức,có xu hướng tăng kết hợp
với đó là Nhà nước cũng chú ý với cải cách hành chính và xây dựng nền công
vụ, tinh giảm biên chế khu vực hành chính nhà nước, phát triển khu vực sự
nghiệp cung cấp dịch vụ công theo nhu cầu phát triển của xã hội.Ngay gần đây
Theo Khoản 10 Điều 2 của Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016, từ
ngày 01/7/2017 mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1.300.000 đồng/tháng (mức
lương cơ sở hiện hành là 1.210.000 đồng/tháng).Đồng thời , Tổng biên chế
công chức nhà nước năm 2017 gần 270.000 người, giảm khoảng 4.000 người so
với năm trước đó.
Cuối cùng, định hướng đổi mới cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách
nhiệm, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong
việc xếp lương, trả lương gắn với chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công
theo tinh thần xã hội hóa .Các đơn vị sự nghiệp công đang đẩy mạnh tự chủ về
kinh tế để có thể trả tiền công hợp lý cho người lao động kết hợp với đóthu hút
lao động có chất lượng cao,góp phần phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập
cũng như hạn chế tình trạng thất nghiệp hay nguồn lương chỉ là thu nhập phụ
ngoài ra còn phải làm thêm các ngành nghề khác.
3. Những hạn chế trong quá trinh cải cách tiền công ở nước ta
a. Những hạn chế


Đầu tiên là mức tiền công tối thiểu tuy tăng song không đáp ứng đủ cho mức
sống cơ bản của người lao động bởi không theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu
dùng và dịch vụ .Theo ông Vũ Quang Thọ,Viện Trưởng Viện Công nhân Công
đoàn, thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia, khẳng định: "Quan điểm của

chúng tôi là đề nghị phải tăng lương tối thiểu cho người lao động từ 10% trở
lên. Mà tôi nghĩ phải tăng từ 10% trở lên mới chấp nhận được" mà mức tăng
lương tối thiểu vùng vừa rồi mới chỉ được 7,3 %”.Do đó, người lao động không
chỉ không được trả đúng với giá trị sức lao động của mình mà còn không đáp
ứng được nhu cầu sống. Dẫn đến nhiều tình trạng tiêu cực trong thời gian vừa
qua như : bỏ nghề hay phải làm thêm ngành nghề khác để có đủ thu nhập sống
thậm chí là quan liêu,tham nhũng..
Thứ hai , không có sự đồng đều hợp lí trong mức tiền công tối thiểu.Cụ thể
mức lương cơ sở và mức lương tổi thiểu vùng có chênh lệch rất lớn . Trong đó
mức lương tối thiểu ở vùng thấp nhất cao mức lương tối thiểu chung. Hiện nay,
vùng có mức lương tối thiểu thấp nhất vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng. Song
,mức lương cơ sở chỉ là 1.300.000. Do đó , dẫn đến tình trạng trả lương không
đúng với giá trị của sức lao động bỏ ra đồng thời không đáp ứng đủ cho các điều
kiện sống của người lao động cũng như tạo ra tình trạng chênh lệnh mức sống ,
điều kiện hay làm thêm nghề phụ thậm chí là bỏ nghề .
Thứ ba, quan hệ tiền lương tối thiểu – trung bình – tối đa làm cơ sở thiết
kế bảng lương cán bộ công chức hẹp . Dẫn đến không cải thiện được đời sống
và khuyến khích đựơc cán bộ , công chức , viên chức đồng thời tiền lương chưa
được trả đúng với vị trí làm việc, chức danh và hiệu quả công tác, chất lượng
cung cấp dịch vụ công trong khi đây lại là bộ phận khá lớn, giữ vị trí quan trọng
trong cơ quan, đơn vị. Dẫn đến tình trạng Nhà nước không thu hút được nhân
tài, người làm việc giỏi, người có tài bỏ khu vực nhà nước ra làm việc cho khu
vực ngoài nhà nước.Mặt khác, tiền công thấp cũng là nguyên nhân quan trọng
của tiêu cực, tham nhũng.


Cuối cùng , việc đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của khu vực sự
nghiệp công lập không đạt mục tiêu .Tiến độ còn chậm và đạt kết quả thấp, nhất
là trong y tế, giáo dục và đào tạo. Gây khó khăn cho cải cách tiền lương và tạo
nguồn để trả lương cao cho cán bộ , công chức ,viên chức , làm giảm đáng kể

khả năng huy động nguồn thu sự nghiệp cho thực hiện cải cách tiền công . Đồng
thời ,với các tỉnh, thành phố lớn đông dân cư như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh… dễ
dàng kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai thực hiện, nhưng đối
với cấp huyện, nhất là đối với huyện thuộc vùng núi cao, trung du, hải đảo, việc
triển khai thực hiện xã hội hóa rất khó khăn.
b. Nguyên nhân
Thứ nhất, tiền lương là vấn đề phức tạp nhưng trong thực tế, hiểu biết, nhận
thức cơ quan nghiên cứu, đề xuất đến cấp quyết định còn quá nhiều vấn đề.Từ
quá trình tổ chức nghiên cứu, làm phân tán, gián đoạn, bất nhất,trao đổi, bàn
luận một vấn đề không đầy đủ đến khi đóng góp, xây dựng chính sách tiền
lương nhưng thiếu hiểu biết sâu sắc, toàn diện, ý kiến đóng góp mang nặng cảm
tính, kinh nghiệm. Do đó, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng Đề án cải
cách cơ bản chính sách tiền công tạo nên nhiều khó khăn , bất cập.
Thứ hai, có định hướng phát triển đúng đắn song chưa tìm ra cơ chế phù hợp,
hiệu quả để tạo nguồn tài chính thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách
liên quan, chủ yếu vẫn trông chờ vào tăng thu ngân sách trong khi khả năng từ
nền kinh tế còn hạn hẹp. Định hướng đặt ra vẫn thiếu căn cứ và dữ liệu cần
thiết, không có phương thức thực thi cụ thể, không giải quyết được vấn đề từ
gốc, thiếu những chính sách cụ thể,khoa học.Đồng thời,nước ta còn là một nước
đang phát triển và phải nhập khẩu nhiều từ nước ngoài do vậy khả năng nền kinh
tế còn hạn hẹp .Vì thế, về tổng thể, càng xã hội hóa, càng khoán, quỹ tiền lương
và biên chế càng tăng, tỷ trọng tăng chi ngân sách nhà nước không giảm.
Cuối cùng, trải qua một thời gian dài thực hiện cải cách tiền công song quyết
tâm chính trị lại chưa thật sự cao.Do vậy dẫn đến tình trạng thực hiện chưa thực
hiện nghiêm ngặt, đồng bộ cả chiều rộng lẫn chiều sâu còn buông lỏng quản lý,


để xảy ra những cách làm xé lẻ từng ngành tựu làm tự sửa đổi, bổ sung nên
nhiều chế độ thiếu cân đối, thiếu đồng bộ, phá vỡ quan hệ tiền lương chung.
Đồng thời chưa đầu tư công sức, thời gian để trang bị kiến thức giải quyết vấn

đề tiền lương. Ngoài ra ,không ít cán bộ, công chức không thực sự quan tâm đến
vấn đề tiền lương mà chỉ quan tâm đến vị trí công việc hoặc chức vụ hay nặng
về chính trị theo nhiệm kỳ.
3. Một số giải pháp
Thứ nhất , áp dụng đúng đắn , sáng tạo phù hợp lí luận về giá trị hàng hóa sức
lao động của C.Mác vào cải cách tiền lương . Góp phần nhận thức rõ hơn về bản
chất tiền công cũng như hàng hóa đặc biệt là sức lao động và các vấn đề khác có
liên quan từ đó không chỉ nâng cao nhận thức mà còn góp phần tìm ra các bài
học ,kinh nghiệm làm cơ sở tiền đề để xây dựng các chính sách.Do vậy ,cần
nhận thức đúng đắn lí luận của C.Mác kết hợp với thực tiễn nước ta và học hỏi
thêm để có được kiến thức sâu sắc,có hệ thống toàn diện từ đó đề ra những
chính sách phát triển , cải cách phù hợp .
Thứ hai, thực hiện nghiêm chủ trương đầu tư vào tiền lương là đầu tư cho
phát triển và thiết kế lộ trình cải cách tiền lương cán bộ , công chức , viên chức
phù hợp với khả năng tạo nguồn, theo hướng tăng dần. Bằng những biện pháp
cụ thể như : điều chỉnh mạnh chi tiêu công, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước
( chẳng hạn : tăng huy động các nguồn ngoài ngân sách nhà nước ) cho đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội,tập trung vào mở rộng quan hệ tiền
lương , điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phát triển, tách nguồn chi trả bảo hiểm xã
hội, ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội...
Thứ ba , quản lý chặt và giảm đến mức tối đa đối tượng hưởng lương từ
Ngân sách nhà nước , nâng cao quyết tâm chính trị .Bằng các biện pháp như:
xác định rõ từng vị trí làm việc với chức danh tiêu chuẩn rõ ràng, đánh giá lại
cán bô, công chức, thực hiện tinh giảm bộ máy, cải cách hành chính, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.Ngoài ra,áp dụng công nghệ thông tin
hiện đại, nối mạng trong toàn bộ hệ thống hành chính (Chính phủ điện tử) là


khâu đột phá then chốt góp phần tăng năng suất và giảm số lượng lao động cần
thiết từ đó tăng mức lương cho những người làm được việc .

Cuối cùng , đẩy mạnh và phát triển xã hội hóa khu vực sự nghiệp công lập
cung cấp dịch vụ công. Nhằm giảm dần tỷ trọng chi từ ngân sách nhà nước cho
đầu tư cơ sở vật chất, giảm tối đa viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
mà còn góp phần giúp các khu vực sự nghiệp công lập có quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm .Theo đó có thể thực hiện bằng những giải pháp như :khu vực chia
ra làm các cơ sở cung cấp dịch vụ công với các cơ chế khác nhau ,quy định về
các cơ chế ủy quyền ,đặt hàng, cho phép khu vực ngoài nhà nước tham gia cung
cấp dịch vụ công không vì mục tiêu lợi nhuận và quy định các khoản thu phí, lệ
phí trên cơ sở từng bước tính đúng,tính đủ,sát với thị trường
C. KẾT LUẬN
Trên cơ sở lí luận của C.Mác về giá trị hàng hóa sức lao động và tiền
công ,nước ta đã tiến hành nhiều cuộc cải cách tiền công đạt được nhiều thành
tựu cũng như một số hạn chế nhất định trên cơ sở đó đã tìm ra một số nguyên
nhân cơ bản và đề ra một số giải pháp góp phần phát triển và khắc phục hạn chế
cho công cuộc cải cách tiền công của nước ta đồng thời cũng góp phần nâng cao
hiểu biết về cải cách tiền công cho người dân .


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác Lênin, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009.
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác Lênin, NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội 2007
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin, NXB. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội 2007
4. Bộ luật lao động 2012
5. Luật Cán bộ , Công chức 2008
6. Các Website
- />- />- />




×