Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

cách nâng cáo kỹ năng để trở thành nhà quản lý dự án giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.53 KB, 10 trang )

Mục đích của bài tập này là xác định điểm mạnh, điểm yếu của bạn trong vai trò là
nhà quản lý dự án. Và tìm cách nâng cáo kỹ năng để trở thành nhà quản lý dự án
giỏi.

Contents
I.

Tổng quan về dự án
1.

Bản chất của dự án........................................................................................................................2

2.

Tầm quan trọng của dự án với một doanh nghiệp hiện nay....................................................2

3.

Vai trò và trách nhiệm của nhà quản lý dự án...........................................................................2

II.

Những yêu cầu đối với nhà quản lý dự án

3

1.

Những kỹ năng cần thiết cho nhà quản trị dự án hiệu quả......................................................3

2.



Ba kỹ năng là điểm mạnh của nhà quản trị dự án hiệu quả....................................................6

3.

Ba kỹ năng có thể được coi là điểm yếu của nhà quản trị dự án.............................................9

III.

Để trở thành một nhà quản lý dự án hiệu quả 10

Tài liệu tham khảo:

I.

1

11

Tổng quan về dự án
1. Bản chất của dự án
Dự án có thể coi là các nhiệm vụ, công việc để giải quyết một vấn đề nào đó
cần thiết được đề ra trong một khuôn thời gian, ngân sách, nguồn lực, vì vậy dự
án luôn có đặc điểm là
-

Có điểm khởi đầu và có điểm kết thúc(mang tính chất “tạm thời” –temporary
Dự án có tính duy nhất – Unique, mỗi dự án có một đặc điểm duy nhất,

không thể giống nhau, như không gian, thời gian, bối cảnh, con người …

2. Tầm quan trọng của dự án với một doanh nghiệp hiện nay
1


Như chúng ta đã biết, ngay nay trong xu thế hội nhập sự tồn tại và phát triển của
một doanh nghiệp hay một tổ chức, hay ngay cả cuộc đời của mỗi con người
luôn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt vì vậy để tồn tại và phát triển
thì mỗi tổ chức, doanh nghiệp cần phải triển khai các hạng mục công việc một
cách hiệu quả nhất tránh sự thất bại đáng tiếc để rồi bị đào thải.
Hàng năm trên thế giới có hàng tỷ dự án khác nhau diễn ra nhưng tỷ lệ thành
công của các dự án theo ước tính chỉ khoảng 30% trong số đó được coi là thành
công(đúng thời hạn, và trong phạm vi ngân sách).
Thật lãng phí nếu tổ chức của chúng ta để tỷ lệ các dự án thất bại quá cao. Đó là
một điểm mà tại sao ngày nay các tổ chức, doanh nghiệp đều coi trọng của việc
quản trị dự án, và coi quản trị dự án hiệu quả là chìa khóa là chiến lược để cạnh
tranh và phát triển.
Dự án ra đời để giải quyết một vấn đề nào đó, đây cũng là cơ hội của doanh
nghiệp, tổ chức
3. Vai trò và trách nhiệm của nhà quản lý dự án
Từ những tầm quan trọng của dự án đối với doanh nghiệp, tổ chức như đã nêu
trên, ta thấy vai trò của nhà quản trị dự án là hết sức quan trọng, cần được củng
cố, xây dựng để đáp ứng được yêu cầu của thực tế ngày nay

II.

-

Nhà quản trị dự án là nhà quản lý các mối quan hệ giữa người và người

-


trong dự án
Là nhà điều phối, hoạch định, kiểm soát phân chia công việc và trao quyền

-

cho các cá nhân trong dự án
Là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho sự thành công hay thất bại của dự

án
Những yêu cầu đối với nhà quản lý dự án
1. Những kỹ năng cần thiết cho nhà quản trị dự án hiệu quả
Có thể nói nhà quản lý dự án là một nhà lãnh đạo “Leader” vì vậy kỹ năng cần
có cho nhà quản lý dự án là kỹ năng cho một nhà lãnh đạo. Nhà quản lý dự án
phải làm sao để để dự án đi về đích, hoàn thành được mục tiêu đề ra.

2


Nhà quản lý dự án là người chịu trách nhiệm cuối cùng của dự án, người chịu
trách nhiệm giải trình, người điều phối nguồn nhân lực …ta thấy người quản trị
dự án cần rất nhiều các kỹ năng khác nhau và đặc biệt phải vận dụng các kỹ
năng đó một cách linh hoạt sáng tạo để đem lại sự thành công cho dự án. Trong
các kỹ năng đó có đó bao gồm cả kỹ năng về chuyên môn hay còn gọi là kỹ
năng cứng và kỹ năng mềm, sau đây là sơ lược về các kỹ năng đó

 Kỹ năng truyền thông
Như chúng ta đã biết một dự án diễn ra là để giải quyết một vấn đề nào đó trong
doanh nghiệp, mỗi dự án có một nguồn nhân lực nhất định, và nguồn nhân lực
này đến từ các chuyên môn khác nhau để giải quyết các tác vụ khác nhau cho dự

án, vì vậy nhận thức, hiểu biết về công việc cũng khác nhau do đó khâu tổ chức
truyền thông là hết thức cần thiết, truyền thông là một kỹ năng mà nó xuyên
xuốt trong quá trình diễn ra của dự án, một nhà quản lý dự án phải dùng kỹ năng
này chiếm đến 90% thời gian làm việc của anh ta
- Truyền thông để nhận thức về mục tiêu chung của dự án
- Truyền thông để cùng hiểu chung một “ngôn ngữ”, hiểu chung một khái
-

niệm
Truyền thông để giải quyết nhưng xung đột, bất đồng về khác biệt văn hóa
Truyền thông để để liên kết nhóm, tạo động lực làm việc cho những thành

-

viên dự án
Truyền thông để liên kết giữa bên trong và bên ngoài dự án

Có thể nói trong tất cả các hoạt động của dự án đều cần đến truyền thông, vì vậy
có thể nói truyền thông là một kỹ năng quan trọng bậc nhất của một nhà quản lý
dự án

 Kỹ năng quản lý xung đột
Như đã nêu trên dự án được thực thi bởi một nguồn nhân lực tổng hợp, đến từ
các chuyên môn khác nhau để bổ trợ lẫn nhau, vì vậy nó luôn tiềm ẩn những
xung đột mang tính đặc thù của hành vi của con người vì vậy nhà quản lý dự án
cần có kỹ năng này để giải quyết những xung đột đó
- Xung đột về văn hóa
- Xung đột về nhận mệnh lệnh quản lý
- Xung đột về lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm …
 Kỹ năng quản lý thời gian


3


Dự án là công việc có thời gian được ấn định tùy theo phạm vi của dự án, dự án
luôn là một cơ hội cho doanh nghiệp, dự án luôn phải chịu một chi phí cơ hội vì
vậy nếu dự án mà kéo dài thời gian tức là đã mất đi chi phí cơ hội rất lớn ví dụ:
- Nếu giải quyết đúng thời gian, hay rút ngắn được thời gian, công ty có cơ
-

hội làm dự án mới, hay giai quyết được các vấn đề mới
Thời gian, với tổ chức hay doanh nghiệp hoàn toàn quy ra tiền vì vậy quản lý

được thời gian tức là quản lý được tiền bạc, không gây lãng phí
 Kỹ năng ra quyết định
Ra quyết định là một kỹ năng không kém phần quan trọng đối với nhà quản trị
dự án, ra quyết định kịp thời để chớp lấy có hội.
Ra quyết định liên quan đến giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề phải ra quyết
định. Nhà quản trị nói chung và nhà quản trị dự án nói riêng luôn luôn phải ra
quyết định, và ra quyết định là một trong những kỹ năng chủ yếu của nhà quản
trị. Bạn luôn luôn được mời ra quyết định và thực hiện quyết định. chất lượng
và kết quả của quyết định của bạn có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
đến dự tổ chức hoặc dự án của bạn. Điều chủ yếu là bạn phải biết tối đa hóa khả
năng ra quyết định của bạn nếu bạn muốn trở thành một nhà quản trị dự án hiệu
quả.
 Kỹ năng tổ chức làm việc nhóm
Dự án được thực thi bởi một nhóm người, vì vậy dự án phải tổ chức làm việc
theo nhóm. Kỹ năng làm việc theo nhóm này là một trong những “kỹ năng
mềm” vô cùng quan trọng với con người trong đời sống hàng ngày cũng như
trong công việc. Đặc biệt với vai trò là quản trị và lãnh đạo dự án thì kỹ năng tổ

chức và làm việc nhóm lại càng quan trọng. Muốn có kỹ năng làm việc nhóm
tốt, kỹ năng tổ chức làm việc nhóm gắn chật với các các lý thuyết cơ bản về
hành vi của con người, nhà quản trị dự án cũng cần là người có trải nghiệm thực
tế, quan sát, tự rút ra các bài học cho chính mình.
 Kỹ năng quản lý rủi ro
Dự án luôn đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn, rủi ro trong dự án đến từ rất nhiều
nguyên nhân và phạn vi khác nhau(rủi ro tài chính, rủi ro trong hoạt động hàng
ngày, rủi ro thiên tai ….). Vậy nhà quản trị dự án phải có kỹ năng để quản trị
được những rủi ro đó để có phương án làm giảm thiểu hoặc biến những nguy cơ
đe dọa thành giá trị, tức là biến các rủi ro thành cơ hội
 Kỹ năng quản lý thay đổi

4


Thay đổi là những thứ diễn ra hàng ngày của cuộc sống con người ngày nay,
thay đổi có thể do yếu tố bên ngoài, thay đổi có thể do yếu tố nội tại bên trong.
Đối với dự án cũng thế, thay đổi là thường xuyên diễn ra vậy làm sao để nhà
quản lý dự án có thể quản lý được những thay đổi đó để chúng diễn ra có kiểm
soát, và ít gây xáo trộn và tác động xấu nhất. Quản lý sự thay đổi thực chất là kế
hoạch hoá và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự
thay đổi đó.
 Kỹ năng quản lý mục tiêu
Mục tiêu luôn gắn liền với tiến độ dự án, nếu để trượt tiến độ dẫn đến trượt mục
tiêu, vậy nhà quản trị dự an phải làm thế nào để dự án đạt mục tiên về thời gian
và ngân sách… đây là kỹ năng cũng không kém phần quan trọng đối với nhà
quản trị dự án

 Kỹ năng quản lý tài chính
Tài chính là một trong những kỹ năng chuyên môn quan trọng, mà trong suốt

quá trình của dự án cần phải được quản lý một cách chặt chẽ. Một dự ánh có thể
coi là không thành công nếu nhà quản lý dự án để vượt ngân sách đã lập ra. Vì
vậy đây là kỹ năng hết sức quan trọng
 Kỹ năng quản lý chất lượng
Chất lượng là một trong những mục tiêu của của dự án, để quản lý được chất
lượng thì nhà quản trị dự án cần phải có kỹ năng về quản trị chất lượng, phải
phân định được các tiêu chí để đo lượng chất lượng. phải làm sao để đo lường
được chất lượng mà sản phẩm đầu ra của dự án.

Trên đây là những kỹ năng có thể nói là rất cần thiết cho một nhà quản trị dự án
thành công, tuy nhiên nếu bóc tách ra các kỹ năng riêng lẻ như thế có thể là
chưa đủ và không bao hàn nết được bản chất và ý nghĩa của các kỹ năng. Trong
thực tế các kỹ năng đó nó có liên kết mật thiết với nhau, khi có kỹ năng này thì
có kỹ năng kia và ngược lại…các kỹ năng đó bổ trợ lẫn nhau ví dụ với kỹ năng
truyền thông, nếu bạn là người có kỹ năng truyền thông tốt, đồng nghĩa bản có
rất nhiều kỹ năng khác xung quang nó như đàm phán, như quản lý xung đột…và
kỹ năng truyền thông là công cụ để thực thi các kỹ năng khác ...
2. Ba kỹ năng là điểm mạnh của nhà quản trị dự án hiệu quả
5


 Kỹ năng truyền thông
Kỹ năng truyền thông không những đem lại sự thành công cho nhà quản trị dự
án mà nó đem lại sự thanh công cho bất kể ai, từ lãnh đạo cho tới nhưng nhân
viên làm việc chuyên môn trong tổ chức, truyền thông có sức mạnh không thể
phủ nhận của nó. Truyền thông có thể nói là chìa khóa để giải quyết nhiều vấn
đề và cũng có thể là nguyên nhân của nhiều vấn đề nếu chúng ta không có kỹ
năng đó hoặc vận dụng không tốt kỹ năng đó.
Như phân tích ở trên, với một nhà lãnh đạo nói chung, nhà quản lý dự án nói
riêng thì truyền thông luốn chiếm đến 90% thời gian của nhà quản lý.

Như chúng ta đã biết trong dự án có sự tham gia của rất nhiều mảng chuyên
môn khác nhau, những người này có thể đến từ các phòng ban khác nhau, các tổ
chức khác nhau vì vậy nó tiềm ẩn những xung đột bên trong nó, như xung đột
về văn hóa, xung đột về lợi ích cá nhân, xung đột về nhận mệnh lệnh quản lý …
Vậy làm cách nào để hóa giải những vấn đề đó? Theo quan điểm của tôi để hóa
giải những vấn đề đó phần lớn là từ kỹ năng truyền thông. Một điểm khác nữa là
theo thuyết hành vi con người thì với mỗi sự vật hiện tượng thì cảm nhận của
mỗi cá nhân là khác nhau vì vậy dẫn đến hiện tượng là không đồng nhất về quan
điểm trong một nhóm người cụ thể ở đây là dự án dẫn đến xung đột vì không
hiểu chung một ngôn ngữ, vậy truyền thông để mọi người hiểu chung một ngôn
ngữ, hiểu chung một ý nghĩa, mục đích …
 Kỹ năng quản lý, giải quyết xung đột
Xung đột có thể được hiểu như là những yêu cầu, ý tưởng, giá trị và mục tiêu
đối lập nhau. Trong một tổ chức, trong một dự án được hình thành bởi một
nhóm người xung đột là không thể tránh khỏi, nếu có xung độ xảy ra mà không
được giải quyết hiệu quả dẫn đến leo thang thì hậu quả không thể lường trước
được, hoặc xung đột có thể được giải quyết hiệu quả đem lại sự thành công cho
dự án hay mục tiêu công việc. Bởi thế, quản lý xung đôt là thực sự cần thiết với
một nhà quản trị dự án, các xung đột thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân,
như xung đột về văn hóa, xung đột về lợi ích, niềm tin, ý tưởng, xung đột về
nhận mệnh lệnh quản lý …. Và cũng có thể xung đột vì thiếu sự gắn kết giữa
những thành viên tham gia dự án.

6


Ví dụ Một xung đột điển hình thường xảy ra mà tôi đã gặp trong dự án mà tôi
đã từng tham gia tại nơi tôi làm việc cách đây 4 năm, tôi nhận định đây là xung
đột xuất phát điểm từ xung đột về văn hóa, và cách giải quyết xung đột của
trưởng dự án tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả góp phần mang lại sự thành công

của dự án sau này.
Năm 2009 tôi và các đồng nghiệp tham gia dự án hiện đại hóa công nghệ tông
tin “core banking modernization” cho một ngân hàng thương mại ở Việt Nam,
nhà quản trị dự án là người Úc, được đào tạo rất bài bản và chuyên nghiệp trong
việc quản trị dự án, và ông ta cũng là một nhà quản trị có tầm hiểu biết sâu rộng
về công nghệ thông tin, tuy nhiên đây là lần đầu tiên ông được điều động đến
Việt Nam với vai trò là quản lý dự án theo chỉ định của Ngân hàng của Úc mà
ông đang làm việc(ngân hàng của Úc tham gia mua 20% cổ phần của ngân hàng
Việt Nam để trở thành đối tác chiến lược và được cử chuyên gia tham gia công
tác quản trị điều hành theo tỷ lệ vốn góp). Các thành viên dự án gồm hai nhóm
đến từ Úc và các chuyên gia Việt Nam
Xung đột diễn ra trong giai đoạn lập kế hoạch dự án của hai nhóm chuyên gia
người Việt và người Úc
-

Người Việt khi tham gia họp thường không đúng giờ, người Úc thường đến
đúng giờ và ngồi đợi đủ các thành viên để không phải trình bầy lại các vấn đề đã

-

trình bầy, dẫn đến cuộc họp luôn luôn vượt thời gian đã định
Khi trả lời câu hỏi, thường không trả lời thẳng vào vấn đề mà trả lời thường diễn
dải nguyên do trước rồi mới vào vấn đề chính, đôi khi chỉ nêu nguyên do mà
không trả lời câu hỏi. Người Úc thì ngược lại trả lời ngắn gọn
Các xung đột đó ban đầu là rất đơn giản, tuy nhiên nó diễn ra liên tục dẫn đến
các buổi họp gần như không chốt được hết các vấn đề, và sau 3 tháng các nhóm
dự án đều không hoàn thành deadline, toàn dự án đối mặt với nguy có trượt tiến
độ, đây là một nguy cơ dẫn đến các chuyên gia chính của Úc yêu cầu thay toàn
bộ nhân sự của nhóm người Việt Nam vì họ nói “không đủ năng lực chuyên
môn”, điều này làm cho các chuyên gia phía Việt Nam phản ứng gay gắt. Thực

tế không phải là do chuyên môn mà do văn hóa khác biệt của hai nhóm làm
7


việc. Nhà quản trị dự án (PM) đã nhận diện ra vấn đề và ông đã nhắc nhở trong
cuộc họp toàn dự án để cải thiện vấn đề trên, tuy nhiên ít lâu sự việc lại tái diễn.
Cuối cùng tôi đề xuất với nhà quản trị dự án cho thiết kế các tờ giấy A3 rất bắt
mắt, trên đó có ghi tất cả các nội quy, và các hướng dẫn dán lên cửa kính, và chỗ
dễ nhận thấy nhất trong khuông viên làm việc dự án, và trong các phòng họp.
Chỉ trong một thời gian ngắn với cách làm trên mọi xung đột, mâu thuẫn “tạm
gọi là mâu thuẫn về văn hóa làm việc” của hai nhóm làm việc trên đã được giải
quyết.
Qua ví dụ trên ta thấy, giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong dự án là hết sức cần
thiết và vô cùng quan trọng để kịp thời ngăn chặn sự leo thang dẫn đến ảnh
hưởng đến kết quả dự án, hoặc xa hơn là thất bại của dự án.

 Kỹ năng quản lý thời gian
Thời gian là vô cùng quan trọng, có thể nói thời gian là tiền, nếu để mất thời
gian có nghia là mất tiền. Với dự án nói chung nếu để dự án vượt thời gian thì
có thể coi dự án là không thành công, vì vậy với một nhà quản trị dự án thì việc
quản lý thời gian là một trong những điều kiện để dự án thành công hay thất bại.
Thời gian luôn gắn liền với cơ hội, nếu một dự án mà kéo dài thời gian đồng
nghĩa với với việc chi phí cơ hội lớn hơn, vì nếu tiết kiệm được thời gian thì có
có hội triển khai các dự án mới là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp hay một tổ
chức.
3. Ba kỹ năng có thể được coi là điểm yếu của nhà quản trị dự án
Để một dự án có thể đem lại sự thành công cao nhất thì nhà quản lý dự án cũng
cần phải biết về chuyên môn, đây là yếu tố khá quan trọng hay nói cách khác là
đem lại sự an toàn cho sự kiểm soát dự án. Tuy nhiên như đã phân tích bên trên,
dự án là được thành lập để giải quyết một vấn đề nào đó, vấn đề ở đây sẽ liên

quan đến nhiều lĩnh vực như tài chính, khoa học kỹ thuật, công nghệ, môi
trường … nó không bó buộc trong một lĩnh vực nào vậy nhà quản trị dự án làm
sao để hiểu rõ được từng lĩnh vực chuyên môn như nếu trên. Vì vậy những kỹ
năng chuyên sâu về chuyên môn là một điểm yếu đối với cá nhân tôi cũng có
8


thể là với nhiều nhà quản lý dự án khác. Những kỹ năng mà có thể là điểm yếu
đối với nhà quản trị dự án hay gặp phải là:
-

Kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, đây là lĩnh vực kỹ năng mang
tính chuyên sâu về công nghệ, không thể ngày một ngày hai mà một người
không được đào tạo, và nghiên cứu chuyên sâu có thể hiểu rõ được bản chất
của nó. Với điểm yếu này, để điều hành và quản lý được những dự án thuộc
lĩnh vực này thì nhà quản lý dự án cần nắm được mục tiêu của dự án(project
objective) và thiết lập ra các quy trình tiêu chuẩn để thông qua đó kiểm soát

-

được tốt hơn …
Kỹ năng về tài chính, quản lý tài chính là cũng là một phạm trù rộng lớn và
phức tạp, quản lý tài chính luôn gắn liền với những điều không lường trước
với những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến môi trường inh tế vĩ mô, chính sách
của chính phủ, của thế giới …đây là một trong những điểm yếu nếu như nhà
quản trị dự án không được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành tài chính,
đây cũng là một điểm yếu….Để đối phó với những điểm yếu này thì nhà
quản trị dự án, cần xây dựng những quy trình, tiêu chuẩn, những chỉ sô… để
tông qua đó có thể kiểm soát tốt hơn, đồng thời xây dựng cơ chế ủy quyền
cho cho những hạng mục này cho những nhà chuyên môn để họ thực hiện


-

một cách có hiệu quả
Kỹ năng về quản lý chất lượng. quản lý chất lượng cũng là một thách thức
đối với nhà quản trị dự án, dẫu rằng mọi dự án mà đầu ra của dự án cũng yêu
cầu một chất chất lượng nhất định, tuy đo lường như thế nào, kiểm soát chất

III.

lượng như thế nào có thể coi là một điểm yếu đối với nhà quản trị dự án.
Để trở thành một nhà quản lý dự án hiệu quả
Có thể nói không ai có thể biết tất cả, và không ai có đủ mọi kỹ năng kể cả
nhưng nhà quản lý dự án tài ba, vậy làm thế nào để trở thành nhà quản trị dự án
thành công? Câu trả lời đơn giản là phải biết vận dụng các thế mạnh một cách
linh hoạt và khéo léo để phát huy tối đa điểm mạnh và làm giảm thiểu điểm yếu.
Như ta đã biết quản lý dự án là một nhà lãnh đạo mà họ cần rất nhiều các kỹ
năng để đưa dự án về đích trong phạm vi ngân sách, thời gian đã định.
Nhà quản lý dự án cần rất giỏi các kỹ năng về con người, kỹ năng về hội nhập,
kỹ năng về chuyên môn …Tuy nhiên các kỹ năng này không mang lại hiệu quả
9


một cách độc lập mà nó phụ thuộc, gắn kết, bổ trợ qua lại với nhau một cách
khăng khít, ví dụ bạn rất giỏi về kỹ năng truyền thông, bạn cũng không thể phát
huy được nếu bạn làm trong môi trường cần nhiều kỹ năng về kỹ thuật công
nghệ nếu bạn yếu kỹ năng này và ngược lại
-

Là nhà quản trị dự án, đồng nghĩa là nhà lãnh đạo có những quyền năng được

quy định, vì vậy bạn phải lập kế hoạch từ nguồn lực, phân chia công việc… đến
các cơ chế kiểm soát, vì vậy bạn cần xây dựng cơ chế kiểm soát và giao quyền
những công việc chuyên môn cho những nhà chuyên môn phù hợp và giám sát

-

thông qua quy trình, các báo cáo
Để trở thành một nhà quản lý dự án thành công, bạn cũng cần chọn lọc những
dự án phù hợp để nhận làm vai trò nhà quản trị dự án chứ không phải dự án nào
cũng hoàn toàn phù hợp với bạn, vì để quản lý được môt dự án ngoài những “kỹ
năng mềm” bạn còn phải cần các kỹ năng về chuyên môn về lĩnh vực đó. Ví dụ
bạn là một nhà quản lý dự án rất thành công trong các dự án về công nghệ thông
tin, nhưng chưa chắc bạn đã quản lý thành công dự án về lĩnh vực xây dựng
công trình, mặc dụ cùng lượng ngân sách, cùng khoảng thời gian, cùng lựng
nhân lực tương tự như nhau. Nguyên nhân là bạn không có kinh nghiệm, hiểu

-

biết, kỹ năng bổ trợ của ngành xây dựng công trình.
Để một dự án thành công, một yếu tố không thể thiếu đó là công tác phân tích
các yếu tố, lập kế hoạch, phân rã công việc(WBS)…Từ các công việc này nhà
quản trị dự án mới định lượng, kiểm soát được thời gian, ngân sách, và nguồn
lực cũng như chất lượng dự án. Có thể nói để kiểm soát tốt dự án thì công tác
lập kế hoạch là vô cùng quan trọng, nếu dự án rơi vào tình trạng không kiểm

-

soát được nhà quản trị dự án cần xem lại việc lập kế hoạch đã chuẩn chưa.
Với những kỹ năng không phải là thế mạnh cần lên kế hoạch cải tiến củng cố,
trau dồi kiến thức trong suốt quá trình làm việc của nhà quản trị dự án, có như

thế tôi tin là bạn sẽ trở thành nhà quản lý dự án hiệu quả.

Tài liệu tham khảo:
1. A Guide to the project management body of knowledge, Fouth Edition
2. Giáo trình: Kerzner, H, (2009), Project Management: Asystems approach to
planning, scheduling, and controlling

10



×