Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CHIẾN lược PHÁT TRIỂN NHÂN lực TRONG GIAI đoạn 5 năm CHO tập đoàn XĂNG dầu VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.72 KB, 20 trang )

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG GIAI ĐOẠN 5 NĂM CHO
TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

NỘI DUNG
I.
II.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH

III.

HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC

IV.

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

V.
VI.

PHÂN TÍCH SWOT VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1


I. Giới thiệu chung về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam:
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, được biết
nhiều trong khu vực và trên thế giới.
- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM


- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NATIONAL PETROLEUM GROUP
- Tên gọi tắt: PETROLIMEX
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 1 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
- Logo của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam:

-

Slogan: “Taking

-

Giá trị cốt lõi:

you further”

2


Tập đoàn xăng dầu Việt Nam hiện nay được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc
lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5
năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, là công ty đại chúng theo văn bản số 2946/UBCKQLPH ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trước đó thì Tổng
Công ty Xăng dầu Việt Nam có tiền thân là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ được thành lập
theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại
theo Quyết định số 224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ.Petrolimex là
doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm
60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình
ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc
phòng... Hiện Petrolimex có 42 Công ty thành viên, 34 Chi nhánh và Xí nghiệp trực
thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhà nước, có 23 Công ty cổ phần có vốn góp chi

phối của Petrolimex, có 3 Công ty Liên doanh với nước ngoài và có 1 Chi nhánh tại
Singapore. Trong đó, các đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu tại
địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1 thành viên

3


Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào và đã mở Văn
phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia
Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex:
-Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc - hóa dầu
- Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề mà Petrolimex
đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
- Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khí hóa lỏng và
vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề:
+ Thiết kế, xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu;
+Bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mại dịch vụ khác; trong đó, nhiều thương
hiệu được đánh giá là dẫn đầu Việt Nam như PLC, PGC, VIPCO, VITACO, PJICO.
Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa
theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 14 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng
dầu khác, Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân.
Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số khoảng 13.500 cửa hàng xăng dầu thuộc tất
cả các thành phần kinh tế, Petrolimex sở hữu 2.170 cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước
tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực
tiếp cung cấp. Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi hiệu
quả kinh doanh thấp nhưng ý nghĩa chính trị- xã hội cao, Petrolimex có thị phần cao hơn
so với thị phần bình quân của toàn Tập đoàn. Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ
sản lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2012, thị phần

thực tế của Petrolimex khoảng 48%.
Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex còn có các hàng hóa, dịch
vụ khác như dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng, v.v… do các đơn vị thành viên
Petrolimex sản xuất, cung cấp. Petrolimex là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng phương thức

4


bán xăng dầu thanh toán bằng thẻ Flexicard với nhiều tiện ích và sẽ triển khai dịch vụ
chuyển tiền nhanh tại Việt Nam.
Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Petrolimex:

II. Mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Petrolimex giai đoạn
2013 – 2017 (05 năm).
Năm 2012 là năm đầu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chính thức chuyển sang hình thức
Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Bên cạnh việc triển khai hoạt động
SXKD, Tập đoàn đã tập trung rà soát để hoàn thiện các quy định, quy chế quản lý nội bộ
cho phù hợp với mô hình mới và các quy định của pháp luật nên khối lượng công việc
phát sinh tương đối lớn. Mặc dù một số chỉ tiêu chủ yếu như sản lượng, lợi nhuận không
đạt kế hoạch do các yếu tố khách quan của nền kinh tế, nhưng về cơ bản Tập đoàn vẫn
duy trì được sự ổn định và phát triển theo đúng định hướng.
Về mặt tổ chức, Tập đoàn đã bước đầu ứng dụng thành công và là đơn vị đầu tiên trong
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu mạnh dạn triển khai mô hình ERP vào sản xuất kinh doanh.
Về mặt kinh doanh, tổng tài sản của Tổng công ty đạt 57,651 tỷ đồng, doanh thu thuần
đạt 200,847 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 978 tỷ đồng, mức chia cổ tức dự kiến là 5%.
Với những dấu hiệu khả quan của năm 2012, mục tiêu chiến lược của tập đoàn xăng dầu
Petrolimex trong những năm tới được đặt ra như sau:
1. Mục tiêu, chiến lược SXKD trung và dài hạn giai đoạn 2013 – 2017.
a. Chiến lược phát triển:
5



-

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đầu tư tập trung, không dàn trải và tận dụng các lợi
thế kinh doanh

-

Xác định lại các mục tiêu chiến lược phù hợp với tầm nhìn đến năm 2020, trên cơ sở
đó xây dựng và triển khai kế hoạch tái cấu trúc toàn diện.

-

Định vị lại các công đoạn trong chuỗi kinh doanh xăng dầu, phân vùng và tổ chức lại
thị trường, hoàn thiện cơ chế kinh doanh, chủ động vận hành kinh doanh theo thị
trường khi điều kiện cho phép

-

Không ngừng quảng bá, bảo vệ và phát triển thương hiệu Petrolimex trên thị trường
trong và ngoài nước, tăng cường kiểm soát trong kinh doanh để tăng hiệu quả, giảm
thiểu rủi ro.

-

Ưu tiên phát triển kênh bán hàng tại các khu vực, thị trường có hiệu quả, tăng cường
năng lực kinh doanh, hiện đại hóa, tin học hóa và đổi mới quản lý hoạt động bán lẻ.
Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển của
Petrolimex, đặc biệt là hệ thống kho, cảng đầu mối, các dự án mang tính xương sống

như lọc - hóa dầu, kho ngoại quan, cơ cấu lại đội tàu dầu… Từ đó, tạo ra lợi thế đón
đầu trong cạnh tranh, nhất là cạnh tranh với các hãng xăng dầu nước ngoài. Dư kiến
mở mới từ 100 – 200 điểm bán hàng mới mỗi năm. (Biểu đồ 3)

-

Từng bước nâng cao hiệu quả quản trị trên cở sở vận hành hệ thống ERP.
b. Chiến lược tài chính (bảng 1, biểu đồ 1)
Bảng 1: Mục tiêu tài chính 2013 – 2017, tập đoàn Petrolimex
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
2017

Vốn điều
lệ
12000
13500
15000
18000
21000
25000

Doanh thu
200847
200357
240000

270000
300000
330000

Lợi
nhuận
987
1980
2772
3881
5433
7606

Lãi trên cổ phiếu
70
110
130
150
180
220

Mức chia
cổ tức
5%
8%
8%
10%
10%
10%


Biểu đồ1: Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2013 – 2017 - Petrolimex

6


Biểu đồ 2: Kế hoạch phát triển mạng lưới hoạt động – Petrolimex 2013 - 2017

2. Mục tiêu, chiến lược SXKD ngắn hạn năm 2013.
a. Chiến lược chung:
-

Nâng cao hiệu quả quản trị trên cơ sở vận hành hệ thống ERP. Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn bằng cách: Tăng vòng quay hàng qua kho, duy trì tồn kho hợp lý; sử dụng
công cụ tài chính linh hoạt; đầu tư tập trung, rút ngắn thời gian thi công các công
trình, bảo đảm khai thác hiệu quả.

-

Xây dựng và triển khai đề án khai thác các giá trị gia tăng tại các cửa hàng bán lẻ với
các dịch vụ tiện ích, tiên tiến.

-

Vận hành hệ thống tổ chức và quản trị mới sau tái cấu trúc, thường xuyên đánh giá để
điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

-

Tăng cường hội nhập quốc tế, đẩy mạnh đầu tư và kinh doanh ở nước ngoài.
7



-

Tiếp tục thực hành tiết kiệm; triển khai thoái vốn ở các lĩnh vực không trực tiếp liên
quan đến lĩnh vực kinh doanh chính, không có khả năng tăng trưởng về quy mô và
hiệu quả không cao,… theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

-

b. Mục tiêu tài chính năm 2013:
Chỉ tiêu doanh thu: 200,357 tỷ đồng
Chỉ tiêu lợi nhuận: 1980 tỷ đồng (50% đến từ hoạt động kinh doanh xăng dầu)
Tổng tài sản: 65,000 tỷ đồng
Lãi trên cổ phiếu: 110 đồng/ cổ phiếu
Mức chia cổ tức: 8%

III.

Hiện trạng nhân lực

Là một doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hóa, Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam đã và đang khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu trình Bộ Công
Thương, Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở các quan điểm chỉ
đạo của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành và chiến lược dài hạn, Đề án của Tập đoàn đã
tạo được những điểm nhấn quan trọng về định hướng phát triển lĩnh vực kinh doanh xăng
dầu đáp ứng mọi nhu cầu về xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu cho phát triển kinh tế xã
hội, an ninh quốc phòng và phục vụ đời sống nhân dân trên phạm vi toàn quốc, từng bước
mở rộng hoạt động kinh doanh sang các nước trong khu vực và đa dạng hoá các hoạt
động kinh doanh có hiệu quả.

Với vị thế là doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt, có quy mô rộng lớn trên
toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước.
Để đạt được những thành quả to lớn trong chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng
công ty thì công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp được chú trọng. Chính vì thế
công tác tuyển dụng nhân lực luôn được chú trọng trong những năm qua, có thể nói Tổng
công ty luôn duỳ trì nguồn nhân lực ổn định và phát triển mạnh mẽ công tác tuyển dụng
và đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên trong toàn doanh nghiệp. Với số lượng lao
động trong Tổng công ty trong những năm qua đạt cả về số lượng và chất lượng nhân lực
là yếu tố quan trọng, góp phần vào phát triển Tổng công ty ngày càng lớn mạnh.
Số lượng nhân lực

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012
8


1. Số lượng lao
động
- Lao động trực tiếp

18.584

17.820

17.062


14.454

13.796

13.325

4.130

4.024

3.737

34

38

45

3.225

3.592

3.641

3.261

2.276

4.474


10.297

10.945

8.157

1.767

912

434

13.541

12.915

12.286

5.043

4.905

4.776

- Lao động gián tiếp
2. Trình độ
- Trên đại học
- Đại học
- Trung cấp

- Sơ cấp/CNKT
- Chưa đào tạo
3. Giới tính
- Nam
- Nữ

Số lượng cán bộ công nhân viên ở Tổng công ty có trình độ đại học và trên đại học
chiếm khoảng 17,5% (năm 2010) và thường giữ các vị trí lãnh đạo từ cấp cao đến lãnh
đạo cấp cơ sở.
Qua biểu trên ta thấy số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học
tăng dần qua các năm, còn số lượng cán bộ nhân viên có trình độ sơ cấp/CNKT và chưa
đào tạo giảm mạnh trong năm 2012. Nguyên nhân là do công tác đào tạo của Tổng công
ty được chú trọng và thực hiện tốt chứ không phải là do số lượng tuyển dụng lao động
đầu vào tăng.
Công tác tuyển dụng được Tổng công ty đặc biệt quan tâm đến chiến lược đào tạo
phát triển nhân lực vì mục tiêu của tổng công ty đặt ra là tăng chất lượng tuyển dụng chứ
không đơn thuần lần tăng số lượng lao động. Tăng chất lượng lao động đồng nghĩa với
9


việc tuyển người đúng chỗ, đúng công việc, để nhân viên có thể phát huy mọi khả năng
của mình và hoàn thành tốt mọi công việc được giao, giúp tổng công ty đạt được các mục
tiêu đã đề ra. Số lượng nhân sự được tuyển dụng và đào tạo qua các năm tăng về chất
lượng, cụ thể là số lượng lao động có trình độ đại học và trung cấp năm sau tăng hơn năm
trước.
Với nhận thức đúng đắn được vấn đề sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất và để
thích ứng với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh cũng như để nắm bắt được
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tổng công ty đã xây dựng một chiến lược đào tạo và
phát triển nhân lực có chất lượng cao.
Cơ cấu nhân lực và chất lượng nhân lực


 Trình độ cán bộ công nhân viên
Lao động

Số lượng

Tổng số lao động

Tỷ lệ %

Ghi chú

18.584

100,0 Trong đó nữ : 5.043

34

0,2 TS : 10, thạc sỹ : 24

- Trên đại học
- Đại học

3.225

17,3

- Trung cấp

3.261


17,6

10.297

55,4

1.767

9,5

- CNKT
- Chưa đào tạo
 Cơ cấu đội ngũ lãnh đạo
Tổng số

Giám đốc

Phó giám đốc

53

104

Trình độ

Tổng

Kinh tế


Kỹ

Khác

chuyên môn

Cộng

Tài

thuật

Tổng

Kinh

Kỹ

Cộng

tế

thuật

chính
Trên đại học

2

1


Khác

Tài
1

-

32

chính
3

-

10


Đại học

43

17

18

8

58


39

32

16

Trung cấp

8

2

3

3

10

5

3

1

Bồi dưỡng

-

-


-

-

4

-

5

-

Nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực tại Petrolimex
Mục đích của việc đào tạo nhân lực và chất lượng nhân lực trong Tổng công ty là
nhằm khắc phục các tồn tại, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội
ngũ lao động có chất lượng cao, sử dụng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn
nhân lực.
Trong các năm qua, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) liên tục tổ chức lớp
tập huấn nâng cao về công tác quản trị và khai thác sử dụng Chương trình Quản lý Nguồn
nhân lực Petrolimex (PHR - Petrolimex Human Resources). Chương trình được sự hỗ trợ
của Công ty cổ phần Giải pháp Số (Digisoco).
20 học viên tham gia lớp tập huấn đợt này gồm cán bộ, chuyên viên làm công tác quản trị
nhân sự và công nghệ thông tin tại 10 công ty xăng dầu TNHH 1TV Petrolimex: Khu vực
I, Khu vực II, Khu vực III, Khu vực V; B12, Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Nghệ An; Phú
Khánh và Tây Nam Bộ - là các công ty có quy mô lớn về tổ chức và lao động.
PHR đáp ứng yêu cầu quản lý về cả 2 phương diện tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự
với nhiều chức năng nâng cao giúp công tác quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả. Với
PHR - việc tra cứu, tìm kiếm thông tin, lập các báo cáo theo mục tiêu được thực hiện
nhanh chóng, đầy đủ và chính xác.
Petrolimex đã đưa PHR vào khai thác sử dụng tại 42 công ty xăng dầu và một số công

ty cổ phần từ ngày 05.10.2010 (thay thế phần mềm Quản lý Nhân sự Petrolimex - PMP Personal Management Programme) theo Quyết định số 705/XD-QĐ-TGĐ ngày
01.10.2010 của Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam).

11


Từ năm 2010 đến nay, Petrolimex đã mở 10 lớp tập huấn nghiệp vụ PHR tại ba miền
Bắc, Trung, Nam với 218 lượt người tham gia và đã chính thức cấp quyền truy cập cho
409 người.
Đến nay, 16.945 hồ sơ nhân sự đã được cập nhật đầy đủ thông tin, có ảnh chân dung
theo quy chuẩn.
Quản trị nguồn nhân lực là hoạt động nằm trong chiến lược phát triển chung của
Petrolimex, luôn được lãnh đạo các cấp đặc biệt quan tâm.
IV. Mục tiêu chung về phát triển nguồn nhân lực của Tổng Công ty Xăng Dầu Việt
Nam dựa trên những nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc một: Con người sống hoàn toàn có năng lực để phát triển, mọi người trong tổ
chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng thường xuyên phát triển để giữ vững sự
tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như các cá nhân. Con người luôn luôn có sự thích
nghi cao đối với điều kiện, khi ngoại cảnh liên tục thay đổi, tri thức khoa học phát triển
thì nhu cầu phát triển về mặt trí tuệ của con người là tất yếu.
Nguyên tắc 2: Mỗi người đều có giá trị riêng vì vậy mỗi người là một con người cụ thể,
khác với người khác và đều có khả năng đóng góp sáng kiến.
Nguyên tắc 3: lợi ích của người lao động và những mục tiêu của tổ chức có thể kết hợp
được với nhau, những mục tiêu của tổ chức và phát triển nguồn nhân lực bao gồm: động
viên, khuyến khích mọi thành viên cố gắng tăng cường sự đóng góp của họ cho tổ chức,
thu hút và sử dụng tốt những người có đủ năng lực trình độ đạt được giá trị lớn nhất thông
qua những sản phẩm của người lao động làm ra để bù lại những chi phí bỏ ra cho đào tạo
và phát triển họ. Mặt khác những mong muốn của người lao động qua đào tạo và phát
triển là: ổn định để phát triển, có những cơ hội tiến bộ, thăng chức, có những vị trí làm

việc thuận lợi mà ở đó có thể đóng góp, cống hiến được nhiều nhất, được cung cấp những
thông tin về đào tạo có liên quan đến họ. Khi nhu cầu cơ bản của họ được thừa nhận và
bảo đảm, các thành viên trong tổ chức sẽ phấn khởi làm việc.
Nguyên tắc 4: Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo người lao động là một sự đầu tư sẽ
sinh lợi đáng kể vì phát triển và đào tạo nguồn nhân lực là những phương tiện để đạt được
sự phát triển tổ chức có hiệu quả nhất.

12


Từ những nguyên tắc nêu trên, Tổng Công ty đặt ra những mục tiêu cho sự phát triển
nguồn nhân lực của Tổng Công ty hiện nay, bao gồm: những mục tiêu chung; mục tiêu cụ
thể (chất lượng nguồn nhân lực và số lượng nguồn nhân lực)
1. Mục tiêu chung
Duy trì và phát triển đội ngũ lãnh đạo hiện nay. Đào tạo nâng cao các Quản lý cấp
trung và quản lý trẻ làm cán bộ nguồn để phát triển Tổng Công ty;
Tìm kiếm trên thị trường lao động nguồn nhân lực có chất lượng cao bằng cách
đưa ra những chế độ đãi ngộ hấp dẫn; cơ chế làm việc minh bạch và rõ ràng;
Đào tạo và tuyển mới cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao bằng cách đưa
ra những chế độ đãi ngộ hấp dẫn; cơ chế làm việc minh bạch và rõ ràng;
Đào tạo liên tục nguồn nhân lực hiện có của Tổng công ty;
2. Mục tiêu cụ thể
a. Mục tiêu chất lượng nguồn nhân lực
Với sự vận động và phát triển lớn của nền kinh tế và đặc biệt trong sự cạnh tranh của
những Tập đoàn Xăng Dầu và Tổng Công ty Xăng Dầu Quân đôi, Tổng Công ty phải đặt
ra các chỉ tiêu và chất lượng nhân lực của Tổng Công ty nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững và vị thế của Tổng Công ty trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Để đảm bảo được
mục tiêu thực hiện việc phát triển trên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng
Công ty là điều bắt buộc, cụ thể như sau:
- Đào tạo nâng cao các cấp quản lý của Công ty hiện nay; ưu tiên đào tạo các quản lý kế

cận và quản lý trẻ nhằm bảo đảm được sự duy trì ổn định và thay thế các cấp quản lý
về hưu hoặc cấp quản lý không đảm bảo theo được sự phát triển của Công ty. Bằng
cách: cử tham gia các chượng trình học chính quy đào tạo Thạc sĩ, tiến sĩ về lĩnh vực
của Công ty tại nước ngoài; đồng thời có những chính sách đãi ngộ tốt đối với những
-

cán bộ đi học ở nước ngoài về;
Tuyển dụng các vị trí lãnh đạo với tiêu chí ưu tiên những người có kinh nghiệm hoạt

-

động trong lĩnh vực xăng dầu và được đào tạo từ các nước có kỹ thuật tiên tiến.
Đào tạo về trình độ kỹ thuật công nghệ mới đối với CN kỹ thuật: nhằm đảm bảo được
sự thích nghi với các điều kiện kỹ thuật mới, hiện đại theo phương pháp đào tạo tại
chỗ hoặc cử sang một số các CN Kỹ thuật tiêu biểu đi học tập kỹ thuật tại Các Công ty
về xăng dầu hiện đại: đặc biệt là Nhật Bản; sau khi hoàn thành khóa học, các CN Kỹ

-

Thuật sẽ đào tạo lại cho các CN kỹ thuật tại Công ty;
Mở các lớp về đào tạo bán hàng cho các nhân viên; kỹ năng giao tiếp với khách hàng
của từng cây xăng; hoặc áp dụng phương án thử nghiệm đối với cây xăng tự động để

-

nâng cao hình ảnh của Tổng công ty;
Triển khai các bộ phận chăm sóc khách hàng thường xuyên;
13



b. Mục tiêu về số lượng nguồn nhân lực
Dưới đây là bảng kế hoạch nhân sự của Tổng Công ty năm 2013, trong đó tuyển mới
khoảng 1.090 người. Tuyển dụng người có trình độ trên đại học là 53 người; phần còn lại
là Đại học và công nhân kỹ thuật với tổng số là 1.898 người.
Lao động

Số lượng

Tỷ lệ %

Ghi chú

Tổng số lao động

20.535

100,0

Trong đó nữ : 5.943

- Trên đại học

87

0,4

TS : 18, thạc sỹ : 69

- Đại học


4.123

20,1

- Trung cấp

3.261

15,9

- CNKT

11.297

55

- Chưa đào tạo

1.767

8,6

V. Phân tích SWOT về phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty Xăng dầu Việt
Nam
STRENGTH/ Điểm mạnh:
-

Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực, trình độ chuyên môn cao
Có sự phân công công việc rõ ràng
Có chủ trương, chính sách phát triển đúng đắn

Đội ngũ công nhân trong công ty có tay nghề cao, hàng năm được đào tạo, tập
huấn nghiệp vụ

-

Quan tâm đầy đủ đến công tác động viên tinh thần cho các cán bộ công nhân viên
trong toàn thể Tổng công ty. Phát động nhiều phong trào thi đua trong Tổng công
ty, như: Hội thao toàn ngành, Chiến sỹ thi đua, Người tốt việc tốt…

WEAKNESS/ Điểm yếu
-

Khả năng phối hợp nội bộ giữa các phòng ban, các bộ phận trong Công ty, giữa

-

các Công ty trong Tổng công ty còn hạn chế
Trình độ giữa các cán bộ quản lý cấp cao và cấp trung chênh lệch lớn
14


-

Các Công ty con còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức thi nâng bậc cho công
nhân do không đủ điều kiện thành lập hội đồng thi

OPPORTUNITY/ Cơ hội
-

Được xác định là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có

quy mô toàn quốc. Công tác đào tạo, tuyển dụng nhân sự của Tổng công ty ngày

-

càng được chú trọng.
Chất lượng nhân sự ngày được nâng cao theo sự phát triển của xã hội, bên cạnh
nguồn nhân sự trong nước, sự phát triển của Tổng công ty ngày càng thu hút được
các nguồn nhân sự chất lượng cao đến từ các nước phát triển trên thế giới

-

Việc thực hiện chương trình đào tạo ngoài nước làm tăng cường chất lượng của
nhân viên trong Tổng công ty.

THREAT/ Thách thức
-

Quy chế đào tạo của Tổng công ty và các Công ty con còn nhiều chỗ chưa phù hợp

-

và nhất quán
Chưa đồng bộ trong tuyển dụng, đào tạo và sau đào tạo
Chưa có tiêu chuẩn về nghề công nhân xăng dầu nên nội dung đào tạo chưa thống
nhất

-

Chưa có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng theo chương trình lâu dài, hầu hết các nhu
cầu tuyển dụng, đào tạo nhằm giải quyết các tình huống trước mắt


VI.Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
trong 5 năm (2013 đến năm 2017)
Tập đoàn Xăng Dầu Quốc gia Việt Nam đã có chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2025, được Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Lãnh đạo Tập
đoàn đã có những quyết sách, trong đó coi ba yếu tố bao gồm: Nguồn nhân lực, Khoa học
công nghệ và hiện đại hóa quản lý là ba giải pháp then chốt để tạo ra bước đột phá nhằm
thực hiện thắng lợi chiến lược trên.
1. Chính sách tuyển dụng:

Tuyển dụng công khai, thống nhất về quy trình, quy định trong toàn Tổng Công ty.
Thu hút người tài, tuyển dụng đúng người theo tiêu chuẩn quy định và bố trí đúng việc để
15


phát huy năng lực, sở trường của Người lao động.
Ưu tiên tuyển dụng lao động có kinh nghiệm đang làm việc trong ngành Xăng Dầu, Xây
dựng hoặc các ứng viên được đào tạo chuyên môn sâu ở các trường đại học có uy tín tại
nước ngoài theo định hướng nguồn nhân lực của Công ty.
Khuyến khích Người lao động đang làm việc trong PETROLIMEX tìm và giới thiệu ứng
viên phù hợp với tiêu chuẩn tuyển dụng của PETROLIMEX để tham gia dự tuyển.
Người lao động không phải chi trả bất cứ chi phí nào cho việc tuyển dụng lao động, trừ
chi phí hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động cho các Trung tâm giới thiệu việc làm (nếu qua
các đơn vị này giới thiệu) theo quy định của Pháp luật.
PETROLIMEX luôn chào đón những người muốn đóng góp và vươn lên bằng tài năng,
trí tuệ, phẩm chất đạo đức và lòng say mê công việc.
Các ứng viên đáp ứng yêu cầu tuyển dụng (căn cứ hồ sơ dự tuyển) và theo nhu cầu tuyển
dụng của Công ty sẽ được tham gia các vòng thi tuyển (kiến thức chung, chuyên môn,
ngoại ngữ) và phỏng vấn. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng
cán bộ nhân viên, PETROLIMEX đang hướng tới các ứng viên có trình độ học vấn

chuyên môn cao cử nhân, thạc sỹ học tập, tốt nghiệp ở nước ngoài.
2. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn lực
PETROLIMEX đặt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
PETROLIMEX đã xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực
của PETROLIMEX đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025; đang triển khai thực
hiện giải pháp đột phá về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững ngang tầm với các Tập đoàn Xăng Dầu trong khu vực và trên thế giới,
các cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn từng bước được đào tạo, tái đào tạo nâng cao
trình độ về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, ngoại ngữ, tin học… tại các cơ sở
đào tạo trong nước và ngoài nước.
PETROLIMEX luôn tạo điều kiện để Người lao động có cơ hội đào tạo, phát triển nhằm
xây dựng đội ngũ Cán bộ Nhân viên giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, có đạo
đức nghề nghiệp, nhiệt tâm công tác với phong cách làm việc chuyên nghiệp.
a. Chính sách đào tạo hội nhập: 100% Cán bộ Nhân viên mới tuyển dụng vào Công ty sẽ
được tham gia chương trình đào tạo hội nhập nhằm giúp Người lao động hiểu rõ lịch sử
16


hình thành và phát triển của Công ty, hiểu rõ môi trường làm việc, các sản phẩm của
Công ty và được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ liên quan để nắm bắt và hòa nhập
nhanh nhất với công việc tại Công ty.
b. Chính sách đào tạo nâng cao: Hàng năm, Công ty thường xuyên tổ chức các khóa đào
tạo nâng cao kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ chuyên sâu cho các Cán bộ Nhân viên trong
quá trình làm việc để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ phục vụ tốt cho công việc
tại Công ty.
c. Chính sách đào tạo cán bộ: Đối với các nhân viên xuất sắc có tiềm năng phát triển và
các Cán bộ quản lý, Công ty luôn quan tâm phát triển bằng cách đào tạo bổ sung thường
xuyên các kỹ năng lãnh đạo, quản lý sự thay đổi, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nâng
cao hiệu quả quản lý thông qua huy động nguồn nhân lực....

Xuất phát từ hiện trạng nhân lực và thực tế sản xuất kinh doanh đặc thù của Ngành Xăng
Dầu, PETROLIMEX chủ trương phát triển hệ thống đào tạo ở mọi cấp độ từ Công nhân
kỹ thuật - Cao đẳng - Đại học - Sau đại học, tập trung chủ yếu vào các ngành chuyên sâu
phục vụ cho các hoạt động Xăng Dầu. Hệ thống này được thể hiện như sau:
Đơn vị Cấp độ
Trường Cao đẳng Nghề

Loại hình đào tạo
Trung học nghề, Cao đẳng nghề Xăng Dầu

Xăng Dầu

Đào tạo nhân lực vận hành cho các dự án.
Đào tạo an toàn - môi trường Xăng Dầu.
Đào tạo cấp chứng chỉ Quốc tế.
Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo chuyển giao
công nghệ.
Đào tạo ngoại ngữ, tin học

Trường Đại học Xăng Dầu

Đào tạo nhập ngành.
Đào tạo kỹ sư, cử nhân.

Việt Nam

Đào tạo cao học, tiến sỹ.

Viện Xăng Dầu Việt Nam


Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo nhập ngành
Đào tạo cập nhật, nâng cao kỹ thuật/công nghệ chuyên

(VPI)/ Học viện Xăng Dầu

sâu Xăng Dầu.
Đào tạo cao học, Tiến sỹ kết hợp nghiên cứu theo nhu
cầu SXKD
17


Đào tạo chuyên gia công nghệ
Các cơ sở đào tạo của các
đơn vị

Đào tạo theo yêu cầu riêng biệt của đơn vị

3. Chính sách lương, thưởng, phúc lợi, đãi ngộ:
PETROLIMEX luôn chú trọng tới việc xây dựng hệ thống lương, thưởng, phúc lợi, đãi
ngộ cho người lao động phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển, bảo đảm
tính linh hoạt, công bằng, tương xứng mức độ cống hiến và cạnh tranh trên thị trường lao
động.
a. Lương và phụ cấp lương:
Lương cơ bản: Là mức lương Người lao động được hưởng theo ngạch bậc phù hợp với
chức trách công việc đảm nhiệm tại Công ty.
Lương kinh doanh: Là tiền lương mà Người lao động được hưởng căn cứ vào hiệu quả
kinh doanh chung của Công ty và đánh giá kết quả thực hiện công việc của cá nhân
Người lao động.
Phụ cấp lương: Là các khoản bổ sung thường xuyên được tính thêm trong thu nhập tùy
theo tính chất và điều kiện thực hiện công việc của người lao động, bao gồm: Phụ cấp

thâm niên; Phụ cấp độc hại; Phụ cấp kiêm nhiệm; Phụ cấp làm đêm; Phụ cấp đắt đỏ; Phụ
cấp thu hút; Phụ cấp năng lực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp đặc thù công việc.
Kỳ hạn xét nâng bậc lương cho Người lao động là 6 tháng/lần.
b. Thưởng:
Bên cạnh chính sách tiền lương và phụ cấp, PETROLIMEX còn áp dụng chính sách
thưởng nhằm động viên, khuyến khích Cán bộ Nhân viên toàn Công ty nỗ lực cống hiến
và phấn đấu hết mình trên mọi vị trí công tác để xây dụng PETROLIMEX ngày càng phát
triển và lớn mạnh. Những tập thể, cá nhân đạt thành tích suất sắc sẽ được tôn vinh và
khen thưởng xứng đáng, kịp thời theo những quy định thống nhất, công bằng và công
khai, kết hợp khen thưởng tinh thần và khen thưởng vật chất (Giấy khen, tiền mặt, hiện
kim, tham quan du lịch trong hoặc ngoài nước).
Chế độ thưởng định kỳ cho tập thể và cá nhân theo kết quả hoạt động kinh doanh quý, 6
tháng đầu năm và cuối năm tài chính hàng năm (thường gọi là lương kinh doanh bổ
sung).
Chế độ thưởng đột xuất cho tập thể và cá nhân có thành tích suất sắc có tác dụng nêu
18


gương tốt, các sáng kiến, nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ.
Chế độ thưởng cho các hoạt động thi đua theo chủ đề do PETROLIMEX phát động.
Thưởng trong các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm của đất nước và ngày thành lập
PETROLIMEX.
c. Phúc lợi, đãi ngộ:
Chế độ bảo hiểm: Tất cả Cán bộ Nhân viên ký Hợp đồng lao động chính thức với Công ty
đều được hưởng các chế độ BHXH, BHYT phù hợp với Luật Lao động.
Chế độ nghỉ ngơi và vui chơi tập thể:
- Cán bộ Nhân viên làm việc tại PETROLIMEX được hưởng 12 ngày nghỉ phép/năm và
cứ mỗi 5 năm thâm niên làm việc tại PETROLIMEX thì Cán bộ Nhân viên được hưởng
thêm 01 ngày phép/năm.
- Tùy theo kết quả kinh doanh và quỹ phúc lợi, Công ty thường tổ chức "Ngày hội gia

đình PETROLIMEX " nhằm tạo điều kiện cho vợ hoặc chồng và các con của Cán bộ
Nhân viên gặp mặt giao lưu và tổ chức cho Cán bộ Nhân viên đang làm việc trên toàn
PETROLIMEX đi tham quan, nghỉ mát và tổ chức chương trình du lịch đặc biệt dành cho
một số cán bộ, nhân viên có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung. PETROLIMEX
thường xuyên quan tâm, tặng quà bằng vật chất và tinh thần cho người lao động và thân
nhân của người lao động vào những ngày kỷ niệm trong năm như: ngày Quốc tế phụ nữ,
ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày Tết Trung thu…
4. Quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm:
Mọi CBNV có kết quả công việc xuất sắc được công nhận hàng năm và có tiềm năng phát
triển sẽ được đưa vào diện Quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng đề bạt, bổ nhiệm vào các
chức vụ quản lý khi có nhu cầu.
PETROLIMEX luôn ưu tiên đề bạt, bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nội bộ.
Đối với những người có năng lực quản lý và khả năng đảm nhiệm công việc ở mức cao
hơn sẽ luôn được PETROLIMEX ưu tiên đào tạo luân chuyển để tích lũy đủ kiến thức,
kinh nghiệm cho các vị trí quản lý quan trọng hơn trong tương lai.
5. Môi trường làm việc:
Với sứ mệnh xây dựng PETROLIMEX thành một tổng công ty phát triển bền vững với
chất lượng dịch vụ hàng đầu theo tiêu chuẩn Quốc tế, PETROLIMEX luôn quan tâm xây

19


dựng nét văn hóa riêng, một đội ngũ cán bộ công nhân viên trong sạch, sáng tạo, nhiệt
huyết với nghề và bản lĩnh vững vàng trong cuộc sống.
Nguồn tham khảo:
/> /> /> />
20




×