Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích pong cách lãnh đạo giám đốc nhà máy đường lam sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.72 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH PONG CÁCH LÃNH ĐẠO GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY ĐƯỜNG
LAM SƠN

Chủ đề phần tích và bàn luận mà tôi biết là:”Ông Lê Văn Tam - Chủ
tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Thương hiệu LASUCO - Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Ông
được ví như một vị cứu tinh được thần Sống phái đến để cứu giúp một vùng
đất đói nghèo và lạc hậu đeo đẳng của vùng đất phía tây tỉnh Thanh Hóa quê
tôi”.
*************
Nhiều lúc trong đầu tôi vẫn tự hỏi: Đối với một nhà lãnh đạo thành
công, bao nhiêu phần trăm là do tố chất và bao nhiêu phần trăm là do kỹ năng
và kinh nghiệm thực tế tạo ra ? và yếu tố nào là quyết định sự thành công của
một nhà lãnh đạo: tố chất hay kỹ năng ? Cùng với kinh nghiệm hơn 7 năm
dưới cương vị lãnh đạo một Doanh nghiệp tư nhân, tôi cảm nhận hai yếu tố
này như một mệnh đề trong toán học: “điều kiện cần và đủ”. Tố chất của nhà
lãnh đạo là điều kiện cần và kỹ năng là điều kiện đủ. Anh có tố chất mà không
có kỹ năng thì cũng không thể trở thành một nhà lãnh đạo thành công và
ngược lại. Ta có thể hình dung một nhà lãnh đạo tài năng như một viên kim
cương và để có một viên kim cương đẹp thì người ta phải làm từ một viên kim
cương thô (tố chất), chứ không thể từ một viên đá bình thường và để nó trở
thành một viên kim cương có giá trị thì cần phải có sự gọt giũa dưới bàn tay
của người thợ (kỹ năng).


Trước hết, tôi sẽ dành vài dòng cho nhưng lý thuyết về tố chất và kỹ
năng lãnh đạo mà đã được đúc rút trong các tài liệu. Theo các nghiên cứu về
tố chất và kỹ năng lãnh đạo của Stogdill (1948 & 1974) thì tố chất đượt liệt kê
ra là: Khả năng thích ứng tốt với tình hình; Tỉnh táo trong môi trường xã hội;
Tham vọng, luôn định hướng thưc hiện mục tiêu; Quyết đoán; Hợp tác; Có
thể tin cậy; Thể hiện quyền lực; Năng động; Kiên trì; Tự tin; Chịu được áp lực
căng thẳng; Sẵn sàng chịu trách nhiệm. Các kỹ năng của một nhà lãnh đạo


gồm: Thông minh; Có kỹ năng dựa trên khái niệm; Sáng tạo; Giỏi ngoại giao
và tế nhị; Nói năng lưu loát; Hiểu biết về công việc; Có đầu óc tổ chức (có
khả năng quản lý); Có sức thuyết phục; Có kỹ năng giao tiếp. Có 3 nhóm kỹ
năng lãnh đạo đã được phân loại: Kỹ năng nghiệp vụ - Kỹ năng giao tiếp – Kỹ
năng nhận thức. Tùy thuộc vào từng vị trí (cấp bậc) của quản lý mà tầm quan
trọng các các kỹ năng này được xếp ở mức cao, thấp hay trung. Nhận định về
tố chất của nhà quản lý hiệu quả người ta cho rằng đó là: Định hướng hiệu
quả rõ ràng; Định hướng quyền lực hòa nhập xã hội mạnh mẽ; Tự tin cao;
Niềm tin mãnh liệt vào giá trị bản thân; Trung tâm điều khiển nội. Một số các
tố chất khác cũng được nêu đến gồm: Trí thông minh cảm xúc; Hiểu biết xã
hội; Tư duy hệ thống; Khả năng học hỏi.
Dưới đây ta sẽ cùng đi sâu vào những yếu tố thuộc về tố chất và kỹ
năng của một lãnh đạo mà nằm ngoài những quan điểm lý thuyết mà ta đã
từng biết.
LÒNG ĐAM MÊ, CAN ĐẢM VÀTẠO DỰNG LÒNG TIN:


Đam mê là một nhân tố rất quan trọng đối với một người lãnh đạo. Nếu
thiếu đam mê thì anh sẽ biến thành nhà lãnh đạo “tay sai, thụ động”, thiếu cá
tính, thiếu bản sắc. Ngoài ra, tất cả các những nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn
đều thể hiện sự nhiệt tình vì công việc, vì công ty và sự nghiệp bản thân. Họ
có niềm tin và cảm nhận mạnh mẽ về một ý tưởng, một sản phẩm hay một
quy trình mới và có khả năng sử dụng hiệu quả cương vị của mình để truyền
bá niềm tin này với nhân viên họ một cách hiệu quả nhất.
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Thương hiệu LASUCO - Đơn
vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. LASUCO đã bước sang năm thứ 28,
chặng đường lịch sử hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm thử
thách cùng cả những dấu ấn và thành công.
Cách đây hơn hai mươi năm, một Nhà máy đường đã đứng bên bờ vực
thẳm dẫn đến xóa sổ là điều khó tránh khỏi, trực tiếp đe dọa hàng vạn công

nhân, nông dân có nguy cơ thất nghiệp và lâm vào cảnh nghèo đói, trầm trọng
hơn cả cái thời chưa có nhà máy. Thế nhưng, lịch sử đã đổi thay khi Lê Văn
Tam xuất hiện. Ông như một vị cứu tinh được thần Sống phái đến để cứu giúp
một vùng đất đói nghèo và lạc hậu đeo đẳng. Không thể khoanh tay đứng nhìn
hàng đống tài sản bỗng chốc trở thành sắt vụn và bao công sức mồ hôi tiền
của đổ vào đây để mong có ngày vùng đất nghèo thay da đổi thịt có lẽ nào ta
lại bó tay nghĩ mà sót sa ngày đêm Lê Văn Tam tìm mọi cách, ông đã hồi sinh
Nhà máy đường Lam Sơn (nay là Nhà máy đường Lam Sơn I), và mang lại
miếng cơm manh áo cho hơn 700 công nhân và nông dân nghèo vùng mía.


Nhận quyết định về làm giám đốc một Nhà máy đang chuẩn bị giải thể
là bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp của Lê Văn Tam. Con đường phía
trước chăc chắn có rất nhiều khó khăn, thử thách. Vấn đề đầu tiên và quan
trọng nhất phải làm với vị tân giám đốc khi đó là giải quyết những khó khăn
về vốn.
Năm 1988, toàn bộ số vốn của Nhà máy chỉ vẻn vẹn 40.000 đồng, một
con số quá nhỏ đối với một công trình trọng điểm như Nhà máy đường Lam
Sơn. Số tiền này không đủ để trang trải cho đời sống công nhân, chứ chưa nói
đến việc duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy, ngay sau khi tiếp
nhận Nhà máy, Lê Văn Tam đã lên kế hoạch vay vốn ngân hàng với hi vọng
có thể cứu vãn tình hình. Nhưng trước một Nhà máy sản xuất ì ạch, trì trệ
không có tài sản giá trị thế chấp, ngân hàng Nhà nước huyện Thọ Xuân đã lắc
đầu ngán ngẩm với ông. Đó là thất bại đầu tiên của tân giám đốc trên thương
trường. Tưởng rằng thất bại này làm Lê Văn Tam chán nản, thất vọng, nhưng
không, đằng sau mỗi bước đi của ông là cuộc sống, là miếng cơm manh áo
của hành trăm công nhân Nhà máy, là sự mong mỏi của lãnh đạo Bộ Nông
nghiệp cũng như lãnh đạo tỉnh. Lê Văn Tam không cho phép mình nản lòng,
chùn bước. Sau thất bại này, ông tiếp tục lên thị xã Thanh Hoá để cầu viện.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè, ông đã vay được 500 triệu đồng.

Nhưng số tiền này chỉ đáp ứng được 1/3 yêu cầu về vốn. Ông tiếp tục lặn lội
ra Hà Nội đệ đơn xin Bộ cho vay thêm tiền. Và rồi công sức của ông đã được
đền đáp, ông được Bộ cho vay thêm 500 triệu đồng nữa, nghĩa là có một tỷ


trong tay. Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển Nhà máy sau khi khôi phục lại
sản xuất, ông đã mượn thêm được 700 triệu đồng từ một người bạn lúc đó là
giám đốc Công ty Lương thực miền Bắc bằng một hợp đồng bán đường non.
Bài toán về vốn đã được giám đốc Lê Văn Tam giải quyết ổn thoả. Tuy nhiên,
đây chỉ là thành công bước đầu của ông. Bởi con đường trước mắt ông còn
đầy trông gai, trắc trở. Cũng thời điểm này, bên cạnh vấn đề khó khăn về vốn,
ông Tam phải nỗ lực hết mình, thậm chí phải gồng mình để giải quyết rất
nhiều khó khăn khác. Một trong những vấn đề khiến ông phải dành nhiều thời
gian suy nghĩ là nâng cao đời sống tinh thần của anh em công nhân. Tất cả tài
sản anh em trong nhà máy góp lại chỉ được một cây vàng. Những ngày lên Hà
Nội xin Bộ cho vay vốn, ông Tam nảy ra ý cho anh em cán bộ mang một cây
vàng đó đổi lấy lấy một bộ Video. Từ đó, việc chiếu phim cho công nhân vào
mỗi buổi tối trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Những ngày sau đó,
có rất đông bà con nông dân kéo đến xem chiếu phim khiến công nhân nhà
máy phải dựng một hàng rào bảo vệ. Mặc dù vậy, bà con nông dân vẫn kéo
đến xem chiếu phim ngoài hàng rào ngày càng đông. Hiểu được nỗi vất vả
cực nhọc đến cả đời sống tinh thần cũng đói khác nào cơm ăn nước uống nhìn
cảnh này Vị tân giám đốc chẳng thể cầm lòng, Ông đã chỉ đạo anh em bảo vệ
phá bỏ hàng rào để nhân dân được tự do vào nhà máy xem chiếu phim. Không
những thế, ông còn bàn với anh em mang máy chiếu đến phục vụ bà con ở
những thôn xóm vùng sâu vùng xa, không có điều kiện đến Nhà máy. Những
năm sau, khi việc sản xuất đã tương đối ổn định, ông Tam còn chỉ đạo thành


lập Đội văn nghệ của Nhà máy và tổ chức đến biểu diễn phục vụ bà con nông

dân. Việc làm này trở thành nguồn động viên tinh thần và tạo dựng được niềm
tin rất lớn của người nông dân vùng mía Lam Sơn đối với nhà máy.
TĂNG CƯỜNG GIAO TIẾP NỘI BỘ VÀ BÀ CON NÔNG DÂN:

Lê Văn Tam luôn coi lợi ích của người nông dân cao hơn hết thảy. Ông
xác định “phải dựa vào dân, giúp nông dân và cùng nông dân làm giàu, nông
dân có giàu thì Nhà máy mới đứng vững và phát triển, Nhà máy có phát triển
mới có lực giúp nông dân làm giàu”. Vùng nguyên liệu mía là điều kiện sống
còn, là trung tâm số một để cứu Nhà máy hiện tại và phát triển cho sau này.
Cái gốc để tạo nên vùng mía nguyên liệu cho Nhà máy vẫn phải lấy lợi ích
của nông dân trống mía làm động lực. Ông coi người nông dân trồng mía là
những “công nhân ngoài hàng rào nhà máy”.
Ông luôn lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn từ nông
dân. Bởi vậy, bất cứ công việc nào ông cũng đều dành quyền ưu tiên cho nông
dân. Mặc dù là giám đốc, nhưng hễ có thời gian rảnh rỗi ông lại xuống với
nông dân. Có khi thì đến thăm mía, có lúc ông chỉ ghé để hỏi thăm cuộc sống
của họ ra sao, có khó khăn, vướng mắc gì không. Khi giải quyết công việc,
ông luôn dành sự ưu tiên cho nông dân trước. Bởi theo ông, mình có giải
quyết mọi thắc mắc, yêu cầu của dân thì họ mới tin mình. Giải quyết cho
nông dân trước bởi vì, cán bộ nếu không đợi được phải về thì mình còn có điạ
chỉ cụ thể để gặp lại sau, chứ mất lòng tin với dân thì làm sao họ tin mình
nữa.


SÁNG TẠO VÀ DÁM MẠO HIỂM THAY ĐỔI:

Sau khi đã tạo được vốn và vùng nguyên liệu lâu dài và ổn định ông
tính đến tương lai sau này của Nhà máy. Muốn Nhà máy sử dụng đúng và có
hiệu quả nguồn vốn, nguyên liệu thì yếu tố quan trọng hàng đầu là lực lượng
sản xuất. Ông đã đầu tư rất mạnh tay vào đội ngũ nhân công Nhà máy. Một

mặt, ông cử một số cán bộ, công nhân vào Nam học tập, mặt khác, ông liên
kết và kí hợp đồng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội. Theo đó, mỗi năm nhà trường sẽ đào tạo cho Nhà máy từ
100 đến 150 kỹ sư và cử nhân cao đằng. Đến nay, Nhà máy đã có 256 kĩ sư,
100% cán bộ đã có trình độ đại học, các công nhân đều có tay nghề. Ông
thường xuyên chú trọng việc chăm sóc, nuôi dưỡng và đào tạo lớp người kế
cận. Những nỗ lực, cố gắng của ông Tam đã vực dậy và cứu sống được Nhà
máy.
Năm 2000 ông đã có quyết định táo bạo: chuyển công ty sang hình thức
cổ phấn hoá. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ra đời. Đây là công ty đầu
tiên ở Thanh Hoá chuyển sang hình thức cổ phẩn và cũng là công ty đầu tiên
trên cả nước, người nông dân cũng được phép tham gia mua cổ phần. Từ đây,
nông dân có trách nhiệm với Nhà máy hơn, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ
Công - Nông. Hiện nay, tầng lớp nông dân đã chiếm 1/3 cổ phần của Công ty,
2/3 còn lại là của Nhà nước và công nhân.
Không chỉ dừng lại ở cây mía, Lê Văn Tam còn đầu tư mở rộng chăn
nuôi bò sữa, bò thịt, chế biến các sản phẩm sau đường, nông, lâm, thuỷ sản,


thức ăn gia súc…hướng tới hình thành một tập đoàn kinh tế mạnh, trong đó
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là công ty mẹ.
Sau hơn 20 năm trưởng thành, dười sự chèo lái của giám đốc Lê Văn
Tam, Nhà máy đường Lam Sơn từ một nhà máy bên bờ vực phá sản, đã trở
thành một công ty hàng đầu của ngành mía đường Việt Nam. Đến nay công ty
đã có 19 nhà máy, xí nghiệp thành viên, trong đó 2 nhá máy đường công suất
7.500 tấn mía/ngày; 2 nhà máy cồn xuất khẩu 27 triệu lít/năm; 8 công ty cổ
phẩn và công ty TNHH thành viên, các xí nghiệp nguyên liệu; dịch vụ cơ giới
nông nghiệp; Trung tâm nghiên cứu giống mía và cây ăn quả nhiệt đới....Đặc
biệt, năm 2005, công ty đã cho ra đời sản phẩm mới đó là: cồn xuất khẩu và
sản phẩm sữa chất lượng cao mang thương hiệu Milas. Hoạt động sản xuất

của công ty thực hiện theo chu trình khép kín, sản phẩm mía trên đồng ruộng
là đầu vào của sản xuất đường, phế liệu sau đường là đầu vào của sản xuất
cồn, sản xuất phân bón, chất thải lỏng của các nhà máy sản xuất được cô đặc
dùng cho phụ gia ninh kết bê tông và nước thải sau xử lý dùng cho tưới nông
nghiệp.
Để kết thúc, tôi cho rằng, một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ
những tố chất lãnh đạo vốn có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết
để lãnh đạo hiệu quả. Có thể thấy tố chất lãnh đạo bắt nguồn từ các trải
nghiệm cuộc sống của họ. Tất cả đều đã kinh qua nhiều thực tiễn và qua đó
định hình và hiểu được mình là ai, nhận ra được mục đích trở thành lãnh đạo
của mình và khẳng định rằng chỉ có trở thành một người lãnh đạo được tin


cậy mới làm cho họ hoạt động hiệu quả hơn. Những kết quả này hàm chứa ý
nghĩa rằng: Bạn không phải sinh ra đã có sẵn các tố chất và tính cách của một
nhà lãnh đạo nhưng bạn có thể khám phá ra những tiềm năng của bạn ngay từ
bây giờ.
“Mỗi người trong chúng ta đều có sẵn tố chất, niềm đam mê và tiềm
năng lãnh đạo, hoặc là trong lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực công quyền hoặc
với vai trò các tình nguyện viên hoạt động phi lợi nhuận. Thách thức ở đây là
làm thế nào để hiểu và nắm bắt được các “tố chất” này và sử dụng vào thời
điểm nào, không gian nào thích hợp để phục vụ mục đích của mình và phục
vụ các đối tượng khác”


Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu Phát triển Lãnh đạo trong tổ chức của trường GRIGGS.
- www. Kiemtoan.com.vn; lanhdao.net; ketnoisunghiep.vn.
- www.Vef.vn/2009-11-12-mo-hinh-lanh-dao-trong-the-ky-21.
- www. lasuco.com.vn; congluan.vn



- the edn



×