Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích vai trò của xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.07 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH
NGHIỆP
1. Khái niệm và đặc trưng của chiến lược trong doanh nghiệp
 Khái niệm
Khái niệm chiến lược có từ thời Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ này vốn có nguồn gốc
sâu xa từ quân sự, xuất phát từ “strategos” nghĩa là vai trò của vị tướng trong quân đội.
Sau đó, nó phát triển thành “Nghệ thuật của tướng lĩnh” nói đến các kỹ năng hành xử
và tâm lý của tướng lĩnh. Đến khoảng năm 330 trước công nguyên, tức là thời
Alexander Đại đế chiến lược dùng để chỉ kỹ năng quản trị để khai thác các lực lượng
để đè bẹp đối phương và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục. Trong lịch sử loài
người, rất nhiều các nhà lý luận quân sự như Tôn Tử, Alexander, Clausewitz,
Napoleon, Stonewall Jackson, Douglas MacArthur đã đề cập và viết về chiến lược trên
nhiều góc độ khác nhau. Luận điểm cơ bản của chiến lược là một bên đối phương có
thể đè bẹp đối thủ, thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn - nếu họ có thể dẫn dắt thế
trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược nhưng có thể hiểu chiến
lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được
một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức,
con đường đạt đến các mục tiêu đó. Trong quân sự, chiến lược khác với chiến thuật,
chiến thuật đề cập đến việc tiến hành một trận đánh, trong khi chiến lược đề cập đến
việc làm thế nào để liên kết các trận đánh với nhau. Nghĩa là cần phải phối hợp các
trận đánh để đi đến mục tiêu quân sự cuối cùng.
Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác
thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai
thác. Dù theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh dùng theo 3 ý nghĩa phổ
biến nhất:
1


- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.


- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện
mục tiêu.
Trong ba yếu tố này, cần chú ý, nguồn lực là có hạn và nhiệm vụ của chiến lược là
tìm ra phương thức sử dụng các nguồn lực sao cho nó có thể đạt được mục tiêu một
cách hiệu quả nhất.

 Đặc trưng của chiến lược
Tuy còn có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lược,
song các đặc trưng cơ bản của chiến lược trong kinh doanh được quan niệm tương đối
thống nhất. Các đặc trưng cơ bản đó là:
Tính toàn cục
Chiến lược kinh doanh là sơ đồ tổng thể về sự phát triển của doanh nghiệp, nó
quyết định quan hệ của doanh nghiệp với môi trường khách quan. Tính toàn cục của
chiến lược kinh doanh thể hiện trên 3 mặt:
- Chiến lược kinh doanh phải phù hợp với xu thế phát triển toàn cục của doanh
nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với xu thế phát triển của
đất nước về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội trong 1 thời kỳ nhất định.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với trào lưu hội nhập
kinh tế của thế giới.
Tính toàn cục của chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải xem xét tất cả các bộ phận
của doanh nghiệp, phải phân tích tình hình của toàn doanh nghiệp, hoàn cảnh toàn

2


quốc và hoàn cảnh quốc tế. Nếu không có quan điểm toàn cục thì không thể có chiến
lược kinh doanh tốt.
Tính nhìn xa
Trước kia nhiều doanh nghiệp vì không có quy hoạch chiến lược, gặp việc gì thì

làm việc ấy, chạy theo phong trào nên làm việc vất vả mà không hiểu quả. Một trong
những nguyên nhân của tình hình đó là do không nắm được xu thế phát triễn của doanh
nghiệp. Do đó muốn xây dựng được chiến lược kinh doanh tốt thì phải làm công tác dự
báo xu thế phát triển về kinh tế, kỹ thuật của xã hội. Một chiến lược kinh doanh thành
công thường là một chiến lược dựa trên cơ sở dự báo đúng.
Tính cạnh tranh
Nếu không có cạnh tranh thì không cần thiết xây dựng và thực hiện chiến lược
kinh doanh. Do đó, tính cạnh tranh là đặc trung bản chất nhất của chiến lược kinh
doanh. Trong thời đại hiện nay không có doanh nghiệp nào là không hoạt động trong
môi trường cạnh tranh. Vì vậy chiến lược kinh doanh phải nghiên cứu làm thế nào để
doanh nghiệp có được ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ và do đó mà dành được thắng lợi
trong cạnh tranh.
Tính rủi ro
Chiến lược kinh doanh là quy hoặch phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
nhưng môi trường sinh tồn của doanh nghiệp trong tương lai là điều không chắc chắn
có thể thay đổi. Quá trình thời gian của chiến lược càng dài thì các nhân tố không chắc
chắn của hoàn cảnh khách quan càng nhiều mức độ không chắc chắn càng lớn, rủi ro
của chiến lược càng lớn.
Tính chuyên nghiệp và sáng tạo
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể căn cứ vào thực lực của bản thân để lưa chọn
lĩnh vực kinh doanh phù hợp với sở trường và thế mạnh của mình, tránh những ngành
3


mà các doanh nghiệp lớn có thế mạnh để giữ được vị trí độc quyền trong lĩnh vực mà
mình có thế mạnh. Đại đa số doanh nghiệp làm được như vậy đều thành công, phát
triển và phồn vinh. Nhưng tiến bộ kỹ thuật và cạnh tranh thị trường là không có giới
hạn. Do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải không ngừng du nhập hoặc phát triển kỹ
thuật tiên tiến thích hợp.
Tính ổn định tương đối

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải có tính ổn định tương đối trong
một thời kỳ nhất định. Nếu không, nó sẽ không ý nghĩa chỉ đạo đối với hoạt động thực
tiễn của doanh nghiệp. Môi trường khách quan và hoạt động thực tiễn của doanh
nghiệp là một quá trình vận động không ngừng. Chiến lược kinh doanh cũng phải có
khả năng điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh khách quan.
 Bản chất của chiến lược kinh doanh được thể hiện trên 5 mặt.
 Chiến lược kinh doanh là sự thể hiện vị thể cạnh tranh của doanh nghiệp
 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một mô thức kinh doanh của doanh
nghiệp
 Chiến lược kinh doanh là sự thể hiện quan điểm giá trị của doanh nghiệp
 Chiến lược kinh doanh là sự sáng tạo trong quản lý doanh nghiệp
 Chiến lược kinh doanh là kế hoạch hành động của doanh nghiệp

2. Lợi ích của một chiến lược đúng
Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc xây dựng thực hiện chiến lược kinh
doanh có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Chiến lược và thực thi là quan trọng ngang nhau nhưng chiến lược có trước, bởi
vì ngay khi công ty có khả năng thực thi tốt thì họ cũng không thành công nếu chiến
lược sai lầm. Ví dụ, nếu như bạn đang ngồi trên một chiếc thuyền bị thủng, và bạn cố
4


gắng sửa chữa khuyết điểm này bằng cách nhanh chóng tát nước ra khỏi thuyền thì bạn
sẽ không thể giữ thuyền nổi được bao lâu, vì chiến lược của bạn chưa đúng.
Chiến lược này của bạn đã chỉ nhắm đến hiện trạng của vấn đề (nước tràn vào
thuyền) chứ chưa suy xét đến nguyên nhân từ gốc (lỗ thủng trên thuyền). Chiến lược
đúng phải là tìm ra lỗ thủng và lấp nó lại trước đã. Nếu không thì cho dù bạn tát nước
nhanh đến mức nào thì con thuyền vẫn thủng và cuối cùng cũng sẽ chìm. Nhưng bạn
cũng cần có khả năng thực thi chiến lược này thật tốt, nghĩa là bạn phải nhanh chóng
tìm ra lỗ thủng và lấp kín nó lại.

Kinh doanh cũng tương tự như vậy. Nếu chiến lược sai lầm thì sự thực thi hoàn
hảo cũng vẫn chịu thất bại. Tại diễn đàn doanh nghiệp quốc tế 2006, Ram Charan một bậc thầy trong thực thi chiến lược - đã dùng minh họa của Toyota và Dell để cho
thấy sự thành quả lớn lao từ việc thực thi hiệu quả. Chúng tôi cũng đồng ý rằng 2 công
ty này đã thực hiện rất tốt, nhưng cần nói thêm rằng họ thành công vì có những chiến
lược đúng đắn và được triển khai tuyệt vời.
Chiến lược của Toyota là xây dựng dòng sản phẩm phổ thông nhưng chất lượng
cao, với phương thức sản xuất JIT (just-in-time: sản phẩm đúng - số lượng đúng - địa
điểm đúng - thời điểm đúng). Điểm mấu chốt ở đây là khoa học về điều phối toàn bộ
quy trình sản xuất theo cách thức: xe hơi chỉ được chế tạo khi cần thiết và những bộ
phận cấu thành nên xe chỉ được đưa đến dây chuyền sản xuất khi có nhu cầu. Đó đã là
chiến lược của Toyota (mà hiện nay chiến lược này vẫn được thực thi).
Chiến lược của Dell là thống lĩnh thị trường máy tính cá nhân với việc sử dụng
kênh bán hàng trực tiếp nhằm cắt giảm các chi phí phân phối, từ đó có thể chào bán
cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ.
Thế thì sự thành công của Toyota và Dell có liên quan gì đến chiến lược? Rất
nhiều, trong đó có cả việc xây dựng chiến lược đúng thông qua khác biệt hóa.

5


Toyota là nhà sản xuất xe hơi đầu tiên trên thế giới sử dụng phương thức sản xuất
JIT. Điều này giúp họ thành công và lột xác thành một thương hiệu hàng đầu. Dell
cũng là công ty máy tính đầu tiên (và duy nhất) trên thế giới bán sản phẩm trực tiếp
đến tận tay người sử dụng sau cùng, đây là bệ phóng đưa họ trở thành số 1 trên thị
trường và tồn tại ở vị trí này trong nhiều năm. Nếu muốn xây dựng một thương hiệu
mạnh, bạn cần có chiến lược đúng và thực thi đúng chiến lược đó.
Lợi ích của một chiến lược đúng đối với doanh nghiệp được thể hiện trên ba lợi
ích cơ bản sau:
 Là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích, hướng đi

của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chiến
lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp,
nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự thiếu vắng
chiến lược hoặc chiến lược được thiết lập không rõ rang, không có luận cứ vững chắc
sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều vấn đề nảy sinh
chỉ thấy trước mắt mà không gắn được với dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy
được vai trò của cục bộ trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Language Link (LLV) là thương hiệu giáo dục của nước ngoài chuyên về đào
tạo Anh ngữ. Kể từ khi vào Việt Nam từ năm 1996, chiến lược kinh doanh của LLV là
trở thành thương hiệu hàng đầu về đào tạo tiếng Anh phổ thông (General English) với
khách hàng mục tiêu là học sinh. LLV đã thành công với mục tiêu kinh doanh này khi
ở góc độ nhận biết thương hiệu, ho luôn được biết đến là trung tâm Anh Ngữ nổi tiếng
dành cho trẻ em.
Sau năm 2000, thị trường xuất hiện một xu hướng mới. Một số lượng lớn thanh
thiếu niên bắt đầu học tiếng Anh nhằm mục đích nâng cao năng lực bản thân để du học
nước ngoài hoặc theo học ở các trường đại học quốc tế tại Việt Nam. Nắm bắt xu
6


hướng này, Language Link nhanh chóng xây dựng một chương trình đào tạo toàn diện
cho các khoá học tiếng Anh chuyên sâu nhằm trang bị kiến thức đầy đủ ngay từ khi
còn nhỏ cho những mục đích lâu dài sau này của học sinh.
Để hiện thực hóa chiến lược kinh doanh mới này, bản sắc nhận diện thương hiệu
và chiến lược truyền thông thương hiệu của LLV cũng được thay đổi tương ứng.
Slogan mới sử dụng hai ngôn ngữ “Học ở đây. Graduate anywhere.” thay cho slogan
cũ “The Internaltional link to success”. Thông điêp của slogan mới có hàm ý rằng
khách hàng mục tiêu (học sinh & sinh viên) sẽ có cơ hội thành công tại môi trường
mới (đặc biệt là đi du học) khi được đào tại tiếng Anh chuyên sâu tại LLV. Mẫu logo
của Language Link cũng được tinh chỉnh với một diện mạo mới phù hợp hơn với
nhóm khách hàng mục tiêu (biểu tượng 3 học sinh có hình ảnh trưởng thành hơn thay

vì hình ảnh các em học sinh lớp bé như trước đây).
Thông qua một hệ thống các mục tiêu, các biện pháp, các chính sách đã xác lập
trong quá trình hoạch định, chiến lược kinh doanh sẽ vẽ lên một bức tranh toàn cảnh
về doanh nghiệp mà bộ tham mưu của doanh nghiệp mong đợi gặt hái trong trong
những năm sắp tới về quy mô, vị thế cạnh tranh, lợi nhuận và hình ảnh của công
ty. Chiến lược còn vạch ra một khuôn khổ để định hướng tất cả các hành động của
doanh nghiệp nhắm đến mục tiêu cuối cùng.

7


 Giúp doanh nghiệp phản ứng tốt với cơ hội và thách thức
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh
doanh, đồng thời có các biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ, mối đe dọa
trên thương trường kinh doanh.
Tổ chức của bạn cần phải ứng phó có hiệu quả trước những thách thức nảy sinh,
gồm cả những khó khăn và cơ hội. Ví dụ, công chúng gia tăng kỳ vọng vào tiêu chuẩn
và tính sẵn có của dịch vụ. Đổi lại, các tổ chức đang hướng tới cách thức cung cấp dịch
vụ chú trọng vào vẻ ngoài - một sự chuyển đổi cơ bản từ trọng điềm theo truyền thống
là tập trung vào các vấn đề bên trong. Cùng lúc đó, các cơ hội lớn để cải cách có thể
xuất hiện từ những tiến bộ về công nghệ thông tin liên lạc và các nguồn tài chính hỗ
trợ sẵn có như quỹ Invest to Save Budget. Trong rất nhiều trường hợp, sự ứng phó đối
với các khó khăn và cơ hội sẽ:
- Cần có sự quan tâm liên tục của quản trị cao cấp
- Ảnh hưởng đến hầu hết hoặc toàn bộ tổ chức
- Có tác động trong dài hạn
8


- Cần có các nguồn lực lớn

- Được gắn liền với các vấn đề và sự việc tiếp diễn khác
Một ví dụ cho sự thành công đem lại cho doanh nghiệp nhờ vào sự đóng góp của
chiến lược, đó chính là sự đóng góp của Willian Dearden tại công ty thực phẩm
Hersey. Trong suốt thập kỷ 1980, Hersey đã đem lại mức lợi nhuận hàng năm là 22%
cho các cổ đông của công ty. Ông nói rằng: “Chúng tôi có một quy trình quản trị chiến
lược. Lập kế hoạch dài hạn cho tương lai đã được thiết lập một cách chắc chắn để củng
cố hơn nữa, dựa vào quá trình này để hướng về phía trước”.
Chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc
vạch rõ tương lai cảu mình; nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong và gây ảnh
hướng trong môi trường nó hoạt động, thay vì chỉ phản ứng yếu ớt. Vì vậy, vận dụng
hết khả năng của nó để kiểm soát môi trường, vượt khỏi những thiên kiến.
 Giúp doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững
Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng
cường vị thế của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền
vững.
Không chỉ các doanh nghiệp mới cần xây dựng chiến lược, mà bất kỳ tổ chức
nào muốn hoạt động được liên tục và bền vững thì đều cần tới chiến lược. Trường học
cũng là một tổ chức và nó cần phải xác định được chiến lược đúng đắn.
Một nhà trường muốn phát triển bền vững cần phải xây dựng được một kế
hoạch chiến lược để phát triển. Một kế hoạch chiến lược sẽ giúp nhà trường phản ánh
rõ phương thức để đạt được các mục tiêu trọng yếu mà mình đã đề ra; chỉ rõ được các
mối liên hệ giữa các mục tiêu với nhau và phương cách để thực hiện chúng. Có thể
thấy, việc xây dựng kế hoạch chiến lược trong các nhà trường như việc tạo nên một cây
cầu nối giữa mục tiêu mà trường đó đạt được với phương thức để mỗi nhà trường thực
hiện được các mục tiêu ấy.
9


Nếu một nhà trường không xây dựng được một chiến lược phát triển thì chỉ biết
làm những công việc trước mắt, làm cái gì biết cái ấy, cấp trên giao cái gì làm cái nấy.

Cũng có thể trường đó dành được một số thành tích cụ thể, nhưng chỉ mang tính nhất
thời, về cơ bản không có khái niệm về diễn biến và chiều hướng của sự phát triển, phản
ứng một cách thụ động trước những diễn biến của sự thay đổi mới. Rất có thể bằng
cách nào đó, trường ấy có thể mạnh lên, nhưng sẽ không biết cách sử dụng và khai thác
các nguồn lực sẵn có và tiềm ẩn, phung phí các cơ hội, không lường trước được các
thách thức, nguy cơ và điều mấu chốt sẽ không phải là trường chiến thắng cuối cùng.
Ngược lại, một nhà trường biết xây dựng kế hoạch chiến lược, có nghĩa họ biết cách để
đạt những mục tiêu cần phải đạt và những mục tiêu mong muốn. Nhà trường ấy sẽ biết
chú tâm vào diễn biến và chiều hướng của sự phát triển dài hạn; biết tích luỹ, khai thác,
huy động và phát triển các nguồn lực sẵn có và tiềm năng, chiếm lĩnh và chuẩn bị
những điều kiện cần thiết để đạt được những vị trí, mục tiêu trọng yếu cho trước mắt
và trong tương lai. Và thực tế của nhiều nước phát triển đã cho thấy, nhà trường dành
được vị thế cao nhất là một trong những nhà trường có kế hoạch chiến lược tốt nhất.
Thiết nghĩ, việc xây dựng kế hoạch chiến lược không chỉ dành cho những nhà
trường có tham vọng chiếm ngôi vị cao nhất, hay những nhà trường đã có “thương
hiệu” mạnh, mà cần thiết với bất cứ nhà trường nào có mục đích tham gia vào sự
nghiệp phát triển giáo dục. Càng đặc biệt hơn, đối với một nhà trường mới thành lập
hoặc đã thành lập được nhiều năm nhưng chưa có ý thức cho việc xây dựng một kế
hoạch chiến lược phát triển; đối với một nhà trường muốn tồn tại và phát triển lớn
mạnh thì càng không thể thiếu việc xác định rõ sứ mạng và mục tiêu phát triển của nhà
trường trong một kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn.
Tóm lại, các nhà trường nếu muốn quản lý được sự thay đổi, muốn duy trì được
lợi thế cạnh tranh của mình trong xu thế hội nhập, muốn trường mình phát triển lâu dài
và bền vững, cần phải xác định rõ vị trí, vai trò của việc xây dựng một kế hoạch phát
triển. Đây là cơ sở tiền đề đầu tiên, yêu cầu tiên quyết của vấn đề nhận thức trước khi
10


tiếp cận đến các vấn đề mang tính kỹ thuật để xây dựng một kế hoạch chiến lược phát
triển cho nhà trường . Chúc các nhà trường thành công, sớm khẳng định được vị thế

của trường mình nói riêng và vị thế của nền giáo dục Việt nam nói chung trên thị
trường Giáo dục quốc tế.
Có một sự tăng đáng kể về con số các công ty và tổ chức áp dụng chiến lược để
tạo ra các quyết định hiệu quả. Tuần báo kế hoạch thống kê có trên 75% các công ty
ngày nay sử dụng kỹ thuật quản trị chiến lược, tương ứng với con số 25% vào năm
1979. Tuy vậy, có chiến lược không chắc là có được sự thành công. Nó có thể đem lại
sự rối loạn của các bộ phận chức năng nếu tổ chức lộn xộn. Đối với tập đoàn
Rockwell, tập đoàn cung ứng Gas Colombia, công ty Ogden, chiến lược đã đem lại cho
họ thành công to lớn. Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ, ông Waterman, sau một thời
gian nghiên cứu về nguyên nhân dẫn tới sự thành công và that bại của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước, đã đi tới một phát hiện mới về lợi ích do chiến lược đem
lại cho IBM như sau “Tôi đã bị cuốn đi khi nói chuyên với ngài Tổng giám đóc John
Akers của công ty IBM. Sauk hi nghiên cứu kỹ về hệ thống quản trị chiến lược hết sức
tinh vi và hiệu quả của công ty, tôi hiểu rằng IBM, họ cho chiến lược không chỉ là một
kế hoạch mà còn là cách thức họ giao tiếp với nhau. Và quản trị chiến lược trở nên
quan trọng vì nó sản sinh ra thông tin và giúp cho bạn giao tiếp”. Chính nhờ sự phát
triển của hệ thống chiến lược trong công ty IBM mà họ đã có những hiểu biết như vây,
nhờ đó IBM đã vượt trội lên, trở thành người khổng lồ trong cung cấp máy điện toán
cá nhân, máy chủ và các thiết bị thông tin trên thế giới.

Kết luận:
Do xu hướng quốc tế hóa cùng với sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng gia
tăng, sự phát triển như vũ bão của công nghệ, sự thay đổi nhu cầu của thị trường làm
11


môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động thường xuyên. Với một điều
kiện môi trường kinh doanh như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược đúng
đắn thì mới nắm bắt cơ hội, tránh được nguy cơ, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền
vững của doanh nghiệp.

Với đặc trưng nền kinh tế Việt Nam hiện nay:
 Nền kinh tế thị trường mới hình thành, có nhiều biến động , chưa có sự nhất
quán về quản lý vĩ mô.
 Qui mô thị trường tăng trưởng nhanh, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.
 WTO cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức. Tính minh bạch trong kinh doanh
 Thị trường vốn: Nhà đầu tư đòi hỏi một chiến lược kinh doanh rõ ràng và khả
thi.
 Xây dựng chiến lược kinh doanh ngày càng trở nên bức thiết trong tình hình
hiện nay của Việt Nam

Hiện tại

Tương
lai

12


Tài liệu tham khảo
1. Websile: – Quantri.vn - địa chỉ:
/>2. Websile: – VOER - địa chỉ:
/>3. Hoàng Văn Hải - Quản trị chiến lược – Nhà xuất bản Đại học quốc gia– Năm
2010
4. Websile: – Thebusiness - địa chỉ:
/>5. Website: Misa - địa chỉ:
/>6. Website: Research and consulting - địa chỉ:
/>
13




×