Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích vai trò và sự cần thiết của xây dựng chiến lược kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.07 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH

Với môi trường cạnh tranh mang tính
chất toàn cầu như hiện nay, để dành được
thắng lợi trên thương trường, dù là thị
trường nội địa hay thị trường quốc tế, các
doanh nghiệp phải có chiến lược kinh
doanh hiệu quả.
Nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ
có chiến lược kinh doanh hiệu quả nhưng
cũng không ít doanh nghiệp đã thất bại vì
không có chiến lược kinh doanh cho mình.
Chiến lược kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và hoạt
động của doanh nghiệp, nó định ra được các mục tiêu lớn, hoạch định kinh doanh của
một dự án kinh doanh hoặc đầu tư, hoặc của một doanh nghiệp trước một giai đoạn
mới. Một chiến lược kinh doanh tốt chỉ ra tất cả những vấn đề cần thiết để chuẩn bị
trước khi thực hiện dự án và những việc cần làm (kế hoạch hành động) trong quá
trình thực hiện kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh được xây dựng tốt giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều
lợi nhuận, có chỗ đứng vững chắc an toàn trong kinh doanh, chủ động thích ứng với
môi trường kinh doanh. Chính vì vậy mà trong hoạt động kinh doanh của mình, các
doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với
từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, đây chính là yêu cầu cần thiết đối với bất cứ một
doanh nghiệp nào.

Page 1


Trước khi vào phân tích về một số lợi ích cơ bản của chiến lược, chúng ta cần tìm
hiểu xem chiến lược là gì và tại sao lại phải xây dựng chiến lược?



1. Quản trị chiến lược:
Là một bộ các quyết định quản trị và các hành động xác định hiệu
suất dài hạn của một công ty. Quản trị chiến lược bao gồm các hành động liên tục:
soát xét môi trường (cả bên trong lẫn bên ngoài); xây dựng chiến lược; thực thi chiến
lược và đánh giá kiểm soát chiến lược. Do đó, nghiên cứu chiến lược nhấn mạnh vào
việc theo dõi và đánh giá các cơ hội và đe dọa bên ngoài trong bối cảnh của các sức
mạnh và điểm yếu bên trong.
Quản trị chiến lược có nguồn gốc là các chính sách kinh doanh, quản trị chiến lược
kết hợp các chủ đề hoạch định dài hạn với chiến lược. Tuy nhiên, trái với quản trị
chiến lược chính sách kinh doanh có định hướng quản trị chung, chủ yếu hướng vào
bên trong quan tâm đến sự tích hợp hoạt động giữa các chức năng của tổ chức. Trong
khi đó, quản trị chiến lược không chỉ quan tâm đến sự tích hợp các chức năng bên
trong giống như chính sách kinh doanh mà còn nhấn mạnh hơn vào môi trường và
chiến lược. Do đó, người ta sử dụng thuật ngữ trị chiến lược thay cho chính sách kinh
doanh.

2. Sự cần thiết của chiến lược:
Một câu hỏi được đặt ra với không ít các
nhà quản lý là “Tại sao doanh nghiệp cần
phải có chiến lược?”
Để trả lời câu hỏi trên, Mintzberg (1987)
đã giải thích bốn lý do cơ bản giúp các nhà quản lý và cả các nhà khoa học hiểu rõ
hơn vai trò của chiến lược đối với một tổ chức nói chung và đối với một doanh
nghiệp nói riêng. Theo Mintzberg, doanh nghiệp cần có chiến lược bởi vì chiến lược
cho phép:
Page 2


-


Xác lập định hướng dài hạn cho doanh nghiệp;

-

Tập trung các nỗ lực của doanh nghiệp vào việc thực hiện các nhiệm vụ để đạt
được mục tiêu mong muốn;

-

Xác định phương thức tổ chức và hành động định hướng các mục tiêu đặt ra;

- Xây dựng tính vững chắc và hài hòa của tổ chức.
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt
cho doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho
doanh nghiệp đi đúng hướng. Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có
chiến lược kinh doanh đúng đắn mà đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ
cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thương trường.
Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tầm quan
trọng của nó được thể hiện ở những mặt sau. Chiến lược kinh doanh giúp doanh
nghiệp định hướng cho hoạt động của mình trong tương lai thông qua việc phân tích
và dự báo môi trường kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động luôn chịu sự ảnh
hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong.
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích
ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp
hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Điều đó có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu
thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy
đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh

nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh
nghiệp. Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích
chung, cùng phát triển doanh nghiệp. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân
viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên.

Page 3


Qua đó tăng cường và nâng cao hơn nữa nội lực của doanh nghiệp. Chiến lược
kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Trong điều kiện toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc qua lại
lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Chính quá trình đó đã tạo nên
sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những yếu tố
cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử
dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả.

3. Lợi ích của việc xây dựng chiến lược:
- Cung cấp cơ hội để nhìn vào tương lai của doanh nghiệp nhưng nó trái ngược
với các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp hay việc xem xét hiệu quả hoạt
động trong quá khứ của doanh nghiệp. Nói chung, chúng ta không dành đủ
thời gian suy nghĩ về tương lai của doanh nghiệp vì chúng ta đang sa lầy trong
các hoạt động hàng ngày. Quá trình này sẽ đảm bảo bạn dành thời gian để làm
điều đó;
- Tập trung tổ chức xung quanh các hoạt động quan trọng đối với doanh nghiệp;
- Truyền đạt cho tất cả các bên liên quan biết doanh nghiệp sẽ đi tới đâu, tập
trung vào điều gì và nguồn lực sẽ được phân bổ ở đâu;
- Tạo ra một cơ cấu cho việc đảm bảo kinh phí và phê duyệt cho các sáng kiến
hỗ trợ các chiến lược kinh doanh;
- Cung cấp một khuôn khổ cho việc lập kế hoạch kinh doanh chi tiết trên tất cả

các đơn vị kinh doanh và các phòng ban trong tổ chức;
- Tạo điều kiện cho các thay đổi cần thiết trong tổ chức;

4. Xây dựng được một chiến lược đúng mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Page 4


Nếu một doanh nghiệp xây dựng được một chiến lược đúng, cụ thể và thực hiện
thành công, theo quản điểm cá nhân của em doanh nghiệp đó sẽ đạt được những lợi
ích cơ bản như sau:
Thứ nhất: Có chỗ đứng trên thị trường;
Thứ hai: Đem lại thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp;
Thứ ba: Đem lại lợi nhuận và sự gắn bó lâu dài của người lao động với
doanh nghiệp.
a. Lợi ích thứ nhất: “Có chỗ đứng trên thị trường”
Trong bối cảnh đất nước đang khó khăn, do sự suy thoái kinh tế toàn cầu, các hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng
thắt chặt chi tiêu, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, làm cho lượng hàng tồn kho
lớn, không có tiền để duy trì sản xuất. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa và
tuyên bố phá sản vì bị ngân hàng siết nợ, nhiều doanh nghiệp trả lương cho nhân viên
bằng chính sản phẩm mà họ làm ra, ví dụ: Tương ớt, bánh kẹo, rượu, mì chính…..
Còn một số doanh nghiệp phải giảm biên chế, cho nghỉ luân phiên, xin tạm hoãn
đóng bảo hiểm cho công nhân viên vì không có tiền…..Nhưng cũng có nhiều doanh
nghiệp vẫn hoạt bình thường và đem lại lợi nhuận cao, đời sống công nhân viên được
đảm bảo.
Vì sao họ vẫn tồn tại và có được thị trường tiêu thụ sản phẩn trong giai đoạn khó
khăn này, vì nó là sự sống còn của doanh nghiệp cộng sự khắc nghiệt của thị trường
đã khiến cho các doanh nghiệp có những quyết sách, những chiến lược cụ thể và mục
tiêu hành động rõ ràng. Họ có những con người đầy nhiệt huyết và khát vọng chiến

thắng, họ hoạt động mang tính tập thể, do vậy chiến lược là cần thiết để xác định
cách thức tổ chức liên kết các hoạt động. Hơn thế nữa, chiến lược không chỉ nhằm
định hướng sự hoạt động của các cá nhân trong tổ chức vào các mục tiêu đã định mà
cần phải tạo cho tổ chức một giá trị cá biệt, một ý nghĩa riêng về sự hiện diện của
doanh nghiệp đối với các thành viên bên trong cũng như các nhân tố bên ngoài.

Page 5


Với tính chất là một kế hoạch hay một mô hình, và đặc biệt là một vị trí hay một
triển vọng, chiến lược là cần thiết để xác định đặc điểm, chỉ rõ tính chất về sự tồn tại
cũng như tiền đồ của tổ chức; giúp các thành viên hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của tổ chức
và sự khác biệt với các tổ chức, doanh nghiệp khác.
Ví dụ:
Như chúng ta đã biết tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn làm ảnh
hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh trong đó có lĩnh vực bất động sản, rất
nhiều công ty đã phải phá sản vì không bán được hàng, các công ty bất động sản đua
nhau giảm giá thành căn hộ, đưa ra các chiêu khuyến mại khác nhau nhằm tìm kiếm
khách hàng nhưng cũng ít người quan tâm. Trong giai đoạn khó khăn ấy lại có một
doanh nghiệp gây “sốt” trên thì trường bằng việc bán các căn hộ với giá 10
triệu/1m2, chủ doanh nghiệp đó là ông Lê Thanh Thản. Năm 2012, có lẽ là năm mà
cái tên Lê Thanh Thản ‘nóng’ hơn bất cứ lúc nào. Hàng loạt dự án của doanh nhân
này đã được giảm giá “sốc”. “Sốc” bởi lẽ lần đầu tiên ở Hà Nội có một dự án chung
cư thương mại được bán với giá…10 triệu đồng/m2, mức giá rẻ hơn cả nhà ở xã hội.
Dự án Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội) đã làm nên một “cơn sốt”
nhà đất hiếm có trong thời điểm thị trường đang “đóng băng” như hiện nay.
Bằng việc thực hiện tốt các chiến lược cụ thể như:
- Đẩy nhanh tiến độ, quay vòng vốn nhanh và tranh thủ cơ hội bán hàng có thể
coi là bài học thành công của doanh nghiệp;
- Áp dụng kỹ thuật tiên tiến, nếu áp dụng công nghệ cũ thì 1 tháng chỉ có thể

làm được 1 tầng, nhưng nếu áp dụng công nghệ mới thì tiến độ có thể nhanh
hơn gấp 4 lần, tức là 1 tháng xây xong 4 tầng. Và vì vậy, tiến độ của dự án sẽ
được đẩy nhanh, thời gian bàn giao nhà được rút ngắn hơn nhiều so với trước
kia;
- Doanh nghiệp cũng đặc biệt chú ý đến vị trí của dự án. Doanh nghiệp sẵn sàng
trả mức giá cao cho 1 vị trí quan trọng. Nếu có vị trí đẹp là dự án có thể sinh

Page 6


lời cao. Chiến lược “mua cao bán cao ở vị trí quan trọng” luôn được ông doanh
nghiệp áp dụng triệt để;
- Khi ít vốn và cả khi đã trường vốn, nên áp dụng sách lược mua rẻ để bán rẻ
hoặc kinh doanh lâu dài, chính sách giá rẻ luôn là một “chiêu” bán hàng hay
nhất”.
- Có được nguồn cung cấp vật tư, vật liệu ổn định;
- Hạn chế nguồn vồn vay từ ngân hàng, nên huy động vốn của người muồn mua
hàng của mình;
- Có những chính sách về giá cả hợp lý, tùy vào thì trường sôi động hay trầm
lắng;
- Sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý;
- Một lý do nữa mà làm nên thương hiệu cho doanh nghiệp đó là uy tín và chất
lượng sản phẩm.
Như vậy bằng những việc xây dựng những chiến lược cụ thể , hành động nhanh,
nắm bắt cơ hội tốt đã tạo ra một thị trường bất động sản tuy không mới nhưng rất
“nóng” như hiện nay. Sự thành công của doanh nghiệp không chỉ ở một lĩnh vực bất
động sản mà doanh nghiệp cũng rất thành công trong việc kinh doanh khách sạn với
số lượng hơn 20 khách sạn trên cả nước với chất lượng từ 3 sao trở lên, và con số ấy
đang tăng lên trong nhưng năm tiếp theo.
b. Lợi ích thứ hai: “Đem lại thương hiệu và

uy tín cho doanh nghiệp”
Ngày nay trên thế giới cũng như trong nước
đã có rất nhiều công ty gắn liền với các thương
hiệu nổi tiếng đi kèm với nó là các sản phẩm chất
lượng. VD: Microsoft; Samsung; Toyota; Café Trung Nguyên; Võng xếp Duy Lợi…
Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và mến mộ sẽ mang
lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng

Page 7


lợi nhuận mà thương hiệu đó mang lại cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không e ngại
khi đầu tư vào doanh nghiệp; bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác
kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hoá cho doanh nghiệp.
Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp, xây dựng thương
hiệu là cả một quá trình lâu dài và bền bỉ, đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể, hợp
lý tuỳ theo hoàn cảnh và sự sáng tạo, sự táo bạo của từng doanh nghiệp. Quá trình
xây dựng thương hiệu sẽ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, cả chủ quan
và khách quan. Vì thế rất cần phải có một chiến lược cụ thể để có thể ứng phó kịp
thời với những biến cố có thể xảy ra.
Điều quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu là phải xuất phát từ mục
tiêu trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Vì thế chiến lược thương hiệu luôn gắn
liền với chiến lược sản phẩm, gắn liền với chiến lược đầu tư và các kế hoạch tài
chính của doanh nghiệp.
Trong thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt
của hàng hoá đến thương hiệu của doanh nghiệp hoặc ngược lại đi từ thương hiệu
chung của doanh nghiệp đến thương hiệu cá biệt cho từng hàng hoá.
Với chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt đến thương hiệu chung hoặc vừa phát
triển thương hiệu cá biệt vừa phát triển thương hiệu chung là cách mà các doanh

nghiệp lớn thường lựa chọn (chiến lược đa thương hiệu). Ưu điểm của cách này là
khả năng tiếp cận thị trường nhanh, hạn chế được nguy cơ rủi ro từ một thương hiệu
cá biệt không thành công và phát triển nhanh các thương hiệu khác nhờ một thương
hiệu thành công, tuy nhiên chi phí rất lớn.
Trong cơ chế thị trường ngày nay, việc một Doanh nghiệp phân tích được
những thuận lợi và khó khăn của mình để từ đó tìm ra hướng đi riêng phù hợp đã trở
thành vấn đề sống còn.
Trên thế giới, một trong những phương pháp từ lâu đã được các Doanh nghiệp nổi
tiếng ưa thích lựa chọn là dựa vào ma trận SWOT. Việc phân tích chính xác những

Page 8


yếu tố của SWOT đã mang lại cho nhiều Doanh nghiệp những thành công ngoài
mong đợi.
Mô hình SWOT được ưa chuộng còn bởi một lý do quan trọng: Dễ thực hiện
trong từng giai đoạn khác nhau và phù hợp với bất kỳ mô hình kinh doanh nào; Đặc
biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong thời gian qua, có nhiều Doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng mô hình này để
phân tích những lợi thế cũng như khó khăn của Doanh nghiệp để tìm ra hướng đi
đúng và đã gặt hái thành công. Ví dụ: Công ty Casumina, Công ty Sữa Hà Nội...
Như vậy khi đã có được thị trường vững chắc, ổn định, đối tác tin cậy, cộng với
việc có được một thương hiệu và một sản phẩm chất lượng thì việc phát triển của
doanh nghiệp lúc này làm sao đã giữ vững thành quả đó và đem lợi nhuận về cho
doanh nghiệp của mình.
Ví dụ:
Chiến lược xây dựng thương hiệu của Nike: “Just do it”
áp phích quảng cáo cho thương hiệu Nike được tung
ra vào năm 1988. Tấm áp phích ấy cho thấy Craig
Blanchette - tay đua xe lăn nổi tiếng của Mỹ (đua xe

lăn chỉ dành cho các vận động viên khuyết tật) - với
dòng chữ mạnh mẽ, ngắn gọn "Just do it!" (tạm dịch:
"Hãy mạnh dạn thực hiện điều bạn muốn!).
Chiến lược quảng cáo này được tạp chí Thời Đại Quảng Cáo đánh giá đứng hàng
thứ tư trong các quảng cáo hay nhất của thế kỷ 20, chỉ xếp sau các chiến dịch quảng
cáo của Volswagen, Coca-Cola và Marlboro. Với chiến lược này Nike đã đánh trúng
vào một trong những yếu huyệt tâm lý quan trọng nhất của người Mỹ: khẳng định ý
chí vươn lên, ý chí muốn thành công, bất chấp mọi trở lực.
Trong suốt thập niên 1970, doanh số bán của Nike tăng vọt gấp đôi, thậm chí có
năm gấp ba lần, từ 14 triệu USD lên 71 triệu USD năm 1978, và 280 triệu USD năm
1980, 900 triệu USD năm 1983. Năm 1979, phân nửa thị trường giày dùng để chạy
Page 9


bộ tại Mỹ là do thương hiệu Nike khống chế. Năm sau Nike qua mặt Adidas trong thị
trường Mỹ. Lý do chính của sự thành công vượt bực này là do Nike nắm được thời
cơ: thị trường giày dùng chạy bộ tập thể thao còn bỏ trống từ giữa thập niên 1970. Cả
Adidas và Reebok không chú ý đến thị trường này. Chiến lược thương hiệu chính của
Nike trong thời kỳ này tập trung vào ba mũi giáp công: xây dựng thương hiệu xung
quanh siêu sao bóng rổ Michael Jordan, sử dụng mạng lưới quảng cáo trên toàn quốc
để tạo ra sự có mặt áp đảo của thương hiệu Nike ở tất cả mọi nơi, phát triển hệ thống
"phố Nike" dựa trên ý tưởng cung cấp cho khách hàng một kinh nghiệm độc đáo và
hết sức tập trung: "sống trong không gian Nike, nghe âm thanh Nike, nhìn thấy Nike
ở khắp mọi nơi".
Thật không quá lời khi phát biểu rằng Nike đã nâng chiến lược xây dựng thương
hiệu lên một tầm cao mới mà rất hiếm đối thủ có thể vươn tới được.
c. Lợi ích thứ ba: “Đem lại lợi nhuận và sự gắn bó
lâu dài của người lao động với doanh nghiệp”
Việc phát triển của doanh nghiệp có bền vững hay
không là do việc hoạch định chiến lược một cách cụ

thể, rõ ràng có tầm nhìn, luôn hành động khi lắm bắt
được cơ hội. Việc lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng
thể hiện ở việc sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đó luôn được được khách
hàng lựa chọn, không có hàng tồn kho, đảm bảo lượng khách hàng ổn định và luôn
tăng theo từng giai đoạn, nguồn cũng cấp hàng hóa cho sản xuất của doanh nghiệp
luôn đảm bảo…
Để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và ổn định đời sống cán bộ công nhân
viên, việc lựa chọn các chiến lược cho từng bộ phận, từng cá nhân cụ thể để làm sao
một sản phẩm hay dịch vụ khi làm ra phải chịu chi phí thấp nhất và giá cả phải cạnh
tranh nhất. ví dụ: như cần áp dụng các biện pháp tăng lợi nhuận như: phấn đấu giảm
chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; tiết kiệm nguyên vật liệu; sử dụng nguồn
vốn đúng cách hiệu quản; có đội ngũ công nhân viên lành nghề được đào tạo; tăng
cường giới thiệu sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng…
Page 10


Nhưng một vấn đề cũng rất quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp làm
sao để có được một lực lượng sản xuất ổn định, không bị đảo lộn gây mất ổn định
trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp đó. Như vậy việc cần có một chiến lược
lâu dài và cụ thể cho việc giữ chân người lao động để họ gắn bó với công việc, gắn
bó với doanh nghiệp. ví dụ: một số doanh nghiệp trong các khu công nghiêp lớn tại
thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp tết xong họ lại đăng bảng tuyển công nhân vì một
lượng công nhân sau khi nghỉ tết đã không quay lại làm việc, làm ảnh hưởng trực tiếp
sản xuất của doanh nghiệp. Tránh trường hợp đó xảy ra với doanh nghiệp mình, một
số doanh nghiệp đã có những chiến lược mang tính tích cực như xây dựng chỗ ở cho
công nhân, tăng phụ cấp, chủ động thuê xe cho công nhân về quê ăn tết…
Nói ngắn gọn lại là nếu một doanh nghiệp dù hoạt động ở bất kỳ lình vực nào đi
chăng nữa, muốn doanh nghiệp mình hoạt động tốt, không phải chịu nhiều rủ ro thì
cần xây dựng một chiến lược đúng đắn và công việc này đòi hỏi rất nhiều công sức,
thời gian tiền bạc và phải có đầu óc tư duy sáng tạo và nhất là phải có tầm nhìn vĩ mô

đối với những lĩnh vực nghành nghề liên quan. Đối với những người tham gia xây
dựng chiến lược cho một doanh nghiệp, cần phải có những điều kiện sau:
- Nắm vững thị trường hiện tại, hiểu đối thủ cạnh tranh, sâu sát với nhu cầu của
khách hàng;
- Hiểu rõ về bản thân doanh nghiệp, năng lực cốt lõi, những lợi thế cũng như
nhược điểm;
- Nắm vững những yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh có tác động lên hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Kiến thức tổng quát, tầm nhìn sâu rộng đối với những lĩnh vực, những nghành
nghề có thể có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, kể cả của những thị
trường tiềm năng trong tương lai;
- Nắm vững quy trình hoạch định chiến lược;
- Có kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược để có thể triển khai và hoàn
thành đúng tiến độ.
Page 11


Tài liệu tham khảo:
-

,

-

,

-




-

,

-

/>
-

Và một số trang mang khác

Page 12



×