Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Xây dựng chiến lược hoạt động cho sản phẩm bàn ghế ngoài trời xuất khẩu vào thị trường hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.28 KB, 18 trang )

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CHO SẢN PHẨM BÀN GHẾ NGOÀI
TRỜI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Tổng quan vềcông ty
Tên công tyCÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND
Tên viết tắt: WOODSLAND
Trụ sở chính: Lô 11, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.
ĐT: +84. 435 840 122 - Fax: +84. 438 134 944
Email:
Qui mô hiện tại Nhà máy sản xuất chính:
- Nhà máy Woodsland: 1,5ha
- Nhà máy Tân Phú Hà: 1ha
- Nhà máy Phú Hà: 2,5ha
- Nhà máy Thuận Hưng: 2,5ha
Công suất sản xuất sản phẩm gỗ: 50 container/tháng
Công suất sản xuất tủ bếp: 1000 bộ/tháng
Số lượng CBCNV: 1300 người
Công ty Cổ Phần Woodsland bắt đầu chính thức sản xuất từ tháng 11/2003, đến nay
Woodsland đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ và trở thành
một trong những doanh nghiệp về gỗ lớn nhất Việt nam. Các sản phẩm đồ gỗ cho
Woodsland sản xuất đã có mặt hầu hết khắp thị trường Mỹ, Canada, Châu Âu, Nga…

2. Tầm nhìn & sứ mạng
Trở thành công ty sản xuất đồ gỗ hàng đầu Việt Nam và khu vực Châu Á TBD bằng
cách cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồ gỗ có chất lượng, có giá trị cao với các
dịch vụ ưu việt, các giải pháp hỗ trợ tài chính linh hoạt dựa trên những năng lực cốt lõi, khả
năng kết nối và xây dựng quan hệ với các đối tác chiến lược, khách hàng và các nhà cung
cấp toàn cầu.


3.

Giá trị cốt lõi

Các giá trị cốt lõi là kim chỉ nam, là sự mẫu mực cho tất cả những hành động của
chúng tôi và là nền tảng để xây dựng tổ chức và con người của Woodsland . Đó là : Sáng
tạo đổi mới , Tập trung vào những năng lực cốt lõi, Linh hoạt và Tư duy toàn cầu


Chúng tôi cam kết sử dụng nguyên liệu từ gỗ từ nguồn gỗ được quản lý có trách
nhiệm và không sử dụng gỗ từ các nguồn gốc từ các hoạt động lâm nghiệp có tác hại đến
môi trường.

4. Sơ đồ tổ chức công ty

5. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây.


XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ƯU TIÊN CẠNH TRANH
1. Phân tích thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ và xác định thị trường mục tiêu
Các tiêu chí khi phân tích thị trường đó là: thu nhập, tuổi tác và địa lý.
Thu nhập
Những người có thu nhập từ trung bình đến cao là đối tượng hướng đến của thị
trường hàng đồ gỗ ngoài trời. Khách hàng có thu nhập cao thường có xu hướng mua những
mặt hàng có giá trị cao hơn và thường xuyên hơn. Nhóm nhu nhập này thường có những
đặc tính như:
(1) họ là những người có tuổi nghề trẻ,
(2) vừa mới mua nhà đầu tiên trong thành phố,
(3) thích không gian ngoài trời,
(4) muốn mua những mặt hàng đồ ngoài trời chất lượng cao với giá hợp lý.

Tuổi tác
Hai nhóm tuổi nhiều nhất là từ 35-44 và từ 45-54. Khách hàng ở nhóm tuổi 35-44
thường là những cặp vợ chồng trẻ mới cưới và vừa mới xây dựng ngôi nhà đầu tiên, đang
tìm kiếm cảm giác thoải mái giống như nhà bố mẹ họ.
Nhóm tuổi từ 45-54 tập trung vào các cá nhân có thu nhập cao, những người này có xu
hướng mua bộ đồ ngoài trời thứ hai hay trang bị đồ đạc cho ngôi nhà thứ 2 của mình. Thực
tế, từ năm 2006-2010, bán hàng gia tăng là do nhóm đối tượng của thời kỳ bùng nổ dân số
những người được mong đợi sẽ tiêu thụ những sản phẩm cao cấp.
Vị trí địa lý cũng quyết định thị hiếu của khách hàng và thói quen mua hàng.
Mỹ được phân chia thành 4 vùng: Miền Bắc, miền Tây, miền Nam. Khách hàng miền
Tây Bắc được xem là có triển vọng cao nhất trong việc tiêu thụ hàng đồ gỗ ngoại thất.
Nhóm này cũng có thu nhập cao hơn các nhóm khác và thời tiết khắc nghiệt ở vùng Tây
Bắc này cũng tạo ra nhu cầu cần thiết cho việc sử dụng đồ ngoại thất. Lý do phổ biến nhất
thúc đẩy khách hàng mua đồ ngoại thất là nhu cầu thay thế các đồ đã hỏng và cũ. Thêm nữa,
những người ở vùng Tây Bắc có xu hướng di chuyển nhiều hơn và họ cũng ít khi chuyển cả
đồ ngoại thất đi theo khi chuyển nhà. Các khách hàng ở vùng này dường như thích những
đồ nhỏ nhắn trong khi những người ở Tây Nam lại thích những sản phẩm ngoại thất có kích
thước lớn và đồ sộ. Khách hàng ở các bang miền duyên hải có thị hiếu về mặt hàng kết
cấuchắc, nặng bởi ảnh hưởng của gió biển. Ở những bang thuộc miền Nam, người tiêu dùng
thích không gian ngoài trời do họ được hường thời tiết ấm áp hơn các vùng khác, tuy nhiên
tiềm năng họ tạo ra trong việc tiêu thụ mặt hàng đồ ngoại thất này ít hơn so với các nhóm
khách hàng khác do thu nhập của họ thấp hơn đáng kể.


Như vậy đối tượng khách hàng mục tiêu mà công ty nhắm đến là những người lớn
tuổi, có gia đình, thu nhập trung bình đến cao ở miền Tây Bắc và miền Nam nước Mỹ

2. Lựa chọn các ưu tiên cạnh tranh
Woodsland xác định ưu tiên cạnh tranh là chi phí hoạt động thấp với các lợi thế sau:
- Vùng nguyên liệu : Đặc điểm của ngành sản xuất đồ gỗ ngoài trời đòi hỏi một lượng

nguyên liệu lớn là gỗ có nguồn gốc từ cây rừng trồng, khối lượng đảm bảo đủ cung cấp
trong các giai đoạn cao điểm, chất lượng gỗ ổn định và đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cho
sản xuất. Woodsland sẽ lựa chọn vị trí đặt nhà máy ở vùng nguyên liệu để giảm thiểu chi
phí vận chuyển nguyên liệu và duy trì được sự ổn định về nguồn cung cấp.
- Nhân công: Ngành sản xuất đồ gỗ ngoài trời đòi hỏi lượng công nhân có tay nghề
nhất định và số lượng lớn, tỷ trọng nhân công chiếm khá cao trong giá thành sản phẩm vì
vậy sẽ chọn địa điểm đặt nhà máy ở những tỉnh có lực lượng lao động phong phú để giảm
chi phí nhân công, chi phí tuyển dụng cũng như duy trì sự ổn định sản xuất.
- Trong chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm bàn ghế ngoài trời, Woodsland sẽ phân tích kỹ và
đưa ra gia công ngoài các công đoạn đơn giản để cắt giảm chi phí và tăng công suất linh
hoạt.
- Trong sản xuất, Woodsland thường xuyên kiểm tra cải tiến quy trình sản xuất, hạn
chế các lãng phí, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, năng lượng, công cụ để tối ưu hoá sản
xuất.
Kết hợp với các ưu tiên cạnh tranh về duy trì chất lượng ổn định, giao hàng đúng tiến
độ, sản lượng lớn sẽ đưa Woodsland lên vị trí hàng đầu trong sản xuất đồ gỗ ngoài trời xuất
khẩu ở Việt nam và khu vực.

LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÔNG XUẤT
1. Quá trình sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại nhà máy Woodsland được mô
phỏng trong sơ đồ khối sau đây :
Nguyên liệu
đầu vào

Loại trả nhà
cung cấp

Kiểm tra
tiếp nhận
Tinh chế


Bào

chế gói
Đóng
- Cắt địnhHoàn
hìnhthiện
- Xẻ
ghép
- Xẻ
Chàlại,
Lắp
ráp
nhám
cụm chi tiết
- Sấy
- Phay
mộng
Lắp-Phân
Đóng
ráp
gói,
sơloại
tem
bộ nhãn
-- Khoan
lỗ
Sơn phủ, lau
QC dầu
Kho trung

QC
QCgian
-

XửXử
Xử
lý lý
sp
lýsp
sp
Xuất hàng
Không
phù
hợp
Không
Không
phù
phù
hợp
hợp
Kiểm Xử
lý sp
CuốiKhông phù hợp


1.A
2. Lựa chọn công suất
Kế hoạch công suất được xác định khi xây dựng dự án. Dây chuyền sản xuất bàn ghế
ngoài trời xuất khẩu được tính toán trên cơ sở công suất đầu ra trong khoảng thời gian một
năm khi sản xuất đi vào ổn định.

Trong ngành sản xuất đồ gỗ, công suất thường được thống kê đo lường bằng số mét
khối sản phẩm.
Với 4 nhà máy, Woodsland dự tính công xuất tối đa trong khoảng 10.000-12.000 m3
sản phẩm mỗi năm.
Công suất cho dây chuyền sản xuất bàn ghế ngoài trời dự tính 50 container mỗi
tháng x 15m3 sản phẩm x 12 tháng = 9.000 m3 sản phẩm mỗi năm.
Công suất cho dây chuyền tủ bếp, hàng nội địa = 1.000 – 2.000 m3 sản phẩm mỗi
năm.

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG
1. Lựa chọn địa điểm
Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận của chuỗi
cung ứng. Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. Các quyết định
sẽ tập trung vào hoạt động ở một số khu vực để đạt được hiệu quả và tính kinh tế nhờ qui
mô. Các quyết định sẽ giảm tập trung vào các hoạt động ở các khu vực gần khách hàng và
nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng kịp thời hơn. Quyết định về địa điểm được xem như là
một quyết định chiến lược vì ảnh hưởng lớn đến tài chính trong kế hoạch dài hạn. Khi
quyết định về địa điểm, nhà quản lý cần xem xét hàng loạt các yếu tố liên quan đến như
chi phí phòng ban, lao động, kỹ năng cần có trong sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế. . .
và gần với nhà cung cấp hay người tiêu dùng. Để ra một quyết định chắc chắc và cẩn thận
đòi hỏi bạn phải nghiên cứu một loạt các vấn đề phức tạp. Hãy xác định thứ tự ưu tiên của
các vấn đề nêu trên, giữ thái độ cởi mở với các lựa chọn khác, thực hiện nghiên cứu và sẵn
sàng đưa ra một trong những quyết định quan trọng nhất để khởi sự hoạt động cho doanh
nghiệp.
Xây dựng chuỗi cung ứng có nhu cầu thị trường riêng và những thử thách trong các


hoạt động nhưng nhìn chung cũng có những vấn đề giống nhau trong một số trường hợp.
Công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cần phải quyết định riêng lẻ và hướng hoạt động
của họ theo 5 lĩnh vực sau:

Lĩnh vực
Các quyết định liên quan
1.Sản xuất đồ -Thị trường cần có sản phẩm gì
gỗ

Hoạt động liên quan
-Lập lịch trình sản xuất và lịch

-Sản phẩm được sản xuất khi nào trình này phải phù hợp với khả
và số lượng bao nhiêu

năng sản xuất của nhà máy
-Cân đối trong xử lý công việc
-Kiểm soát chất lượng

2. Tồn kho

-Bảo trì thiết bị.
-Hàng tồn kho nào sẽ được tồn trữ Chống lại sự không chắc chắn
ở mỗi giai đoạn trong chuỗi cung của chuỗi cung ứng.
ứng
-Mức tồn kho là bao nhiêu cho
nguyên vật liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm
-Xác định mức độ tồn kho và điểm

3. Địa điểm

tái đặt hàng tốt nhất là bao nhiêu
-Nơi nào có điều kiện thuận lợi Khi các quyết định này được

trong sản xuất và tồn trữ hàng hóa

thực hiện tức là chúng ta đã xác

-Nơi nào có hiệu quả nhất về chi định một hướng đi hợp lý để
phí trong việc sản xuất và tồn trữ đưa hàng hóa đến tay người tiêu
hàng hóa

dùng thông qua hệ thống kênh

-Nên sử dụng những điều kiện phân phối.
thuận lợi sắn có hay tạo điều kiện
thuận lới mới


4. Vận tải

-Hàng tồn kho được vận chuyển từ -So sánh chi phí vận chuyển:
nơi cung

ứng này đến nơi khác vận chuyển bằng đường hàng

bằng cách nào

không hay bằng xe tải thì nhanh

-Khi nào thì sử dụng loại phương và đáng tin cậy hơn nhưng chi
tiện vận chuyển nào là tốt nhất

phí đắt. Vận chuyển

bằng đường biển hay bằng xe
lửa có chi phí thấp hơn nhưng
thời gian vận chuyển lâu và
không đáng tin cậy.
-Dự trữ hàng tồn kho ở mức cao
hơn để bù đắp cho sự không
đáng tin cậy trong vận tải.

5. Thông tin

-Nên thu thập dữ liệu gì và chia sẻ Với thông tin tốt, con người có
bao nhiêu thông tin

thể quyết định hiệu quả về việc

-Nắm bắt thông tin kịp thời chính sản xuất cái gì, bao nhiêu, hàng
xác tạo ra khả năng kết hợp và tồn kho đặt ở đâu và vận chuyển
quyết định tốt hơn.

tốt nhất bằng phương tiện nào

Tất cả các quyết định này sẽ xác định năng lực và tính hiệu quả chuỗi cung ứng của
công ty. Tính hiệu quả của chuỗi cung ứng tạo ra tính hiệu quả trong hoạt động và khả năng
cạnh tranh của công ty.
Chuỗi cung ứng của Woodsland bao gồm các nhà cung cấp nguyên liệu chính là gỗ
tròn, gỗ xẻ, cung cấp dịch vụ sấy gỗ, các nhà sản xuất vệ tinh cung cấp bán thành phẩm, các
nhà cung cấp nguyên vật liệu kết hợp khác như sắt thép, nhôm, kính, vải đệm, ván ép, các
nhà cung cấp bao bì, hoá chất, phụ kiện kim khí nhựa, tem nhãn, dịch vụ vận tải, dịch vụ hải
quan..


KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm.
Các phương tiện trong sản xuất như là các nhà xưởng và nhà kho. Vấn đề cơ bản của nhà


quản lý khi ra quyết định sản xuất là: giải quyết cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả
như thế nào. Nếu nhà xưởng và nhà kho được xây dựng với công suất thừa cao thì khả năng
linh động và đáp ứng nhanh khối lượng lớn về nhu cầu sản phẩm. Tuy nhiên, Các nhà
xưởng được xây dựng theo một trong hai phương pháp sau để phù hợp với sản xuất.
- Tập trung vào sản xuất một nhà máy tập trung vào sản xuất một sản phẩm thì có thể thực
hiện được nhiều hoạt động khác nhau trong sản xuất từ việc chế tạo các bộ phận khác nhau
cho đến việc lắp ráp các bộ phận của sản phẩm này.
- Tập trung vào chức năng. Chỉ tập trung vào một số hoạt động như sản xuất một nhóm các
bộ phận hay thực hiện việc lắp ráp. Cách thức này có thể được áp dụng để sản xuất nhiều
loại sản phẩm khác nhau. Khuynh hướng tiếp cận một sản phẩm thường dẫn đến việc phát
triển chuyên sâu cho một sản phẩm tương ứng với mức chi phí bắt buộc. Cáchtiếp cận theo
hướng chức năng tạo ra việc phát triển chuyên môn cho những chức năng đặc biệt của sản
phẩm thay vì phát triển cho một sản phẩm được đưa ra. Công ty cần quyết định phương
pháp tiếp cận và kết hợp những gì từ hai phương pháp này để mang lại cho chính công ty
khả năng, kiến thức cần có để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tương tự, đối với
các nhà kho cũng được xây nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có 3 phương pháp tiếp cận
chính sử dụng trong nhà kho.
- Đơn vị tồn trữ - SKU (Stock Keeping Unit). Theo phương pháp truyền thống này, tất cả
sản phẩm cùng loại được tồn trữ cùng với nhau. Đây là cách hiệu quả và dễ thực hiện tồn
trữ sản phẩm.
- Tồn trữ theo lô. Theo phương pháp này, tất cả các sản phẩm có liênquan đến nhu cầu của
một loại khách hàng nào đó hay liên quan đến một công việc được tồn trữ chung với nhau.
Điều này cho phép lựa chọn và đóng gói có hiệu quả nhưng đòi hỏi nhiều không gian tồn
trữ hơn so với phương pháp tồn trữ truyền thống SKU.
- Cross-docking. Phương pháp này đưa ra nhằm tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng. Theo

phương pháp này, sản phẩm không được xếp vào kho của bộ phận. Thay vì bộ phận đó được
sử dụng để dự trữ một sản phẩm thì xe tải từ nhà cung cấp đến bốc dỡ số lượng lớn nhiều
sản phẩm khác nhau. Những lô hàng lớn này được phânthành những lô hàng nhỏ hơn. Các
lô hàng nhỏ hơn có nhiều sản phẩm khác nhau này được kết hợp lại theo nhu cầu hằng ngày
và được bốc lên xe tải đưa đến khách hàng cuối cùng.
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhàsản xuất,


nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng. Các nhà quản lý
phải quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả.
Có 3 quyết định cơ bản để tạo và lưu trữ hàng tồn kho:
- Tồn kho chu kỳ đây là khoản tồn kho cần thiết nhằm xác định nhu cầu giữa giai đoạn mua
sản phẩm. Nhiều công ty nhắm đến sản xuất hoặc mua những lô hàng lớn để đạt được kinh
tế nhờ qui mô. Tuy nhiên, với lô hàng lớn cũng làm chi phí tồn trữ tăng lên.
- Tồn kho an toàn là lượng hàng tồn kho được lưu trữ nhằm chống lại sự bất trắc. Nếu dự
báo nhu cầu được thực hiện chính xác hoàn toàn thì hàng tồn kho chỉ cần thiết ở mức tồn
kho định kỳ. Mỗi lần dự báo đều có những sai số nên để bù đắp việc không chắc chắn này ở
mức cao hay thấp hơn bằng cách tồn trữ hàng khi nhu cầu đột biến so với dự báo.
- Tồn kho theo mùa đây là tồn trữ xây dựng dựa trên cơ sở dự báo. Tồn kho sẽ tăng theo
nhu cầu và nhu cầu này thường xuất hiện vài lần trong năm.

KẾ HOẠCH NGUỒN LỰC
2. Ban dự án
Để thực hiện hóa kế hoạch triển khai kinh doanh. Công ty sẽ thành lập ra ban dự án
thực hiện dự án này. Mô hình Ban dự án dự kiến như sau:
Giám đốc dự án

Nhóm điều tra

Nhóm quan hệ


Nhóm

quản

Nhóm hỗ trợ dự

phân tích thị

khách hàng và



điều

án

trường

phát triển TT

phối sản xuất



Chức năng nhiệm vụ: Nhóm dự án có trách nhiệm triển khai dự án kinh doanh xuất khẩu
sản phẩm bàn ghế ngoài trời vào thị trường Mỹ. Trong đó:
a)

Giám đốc dự án:



Giám đốc dự án chịu trách nhiệm điều phối và quản lý toàn bộ quá trình
vận hành của dự án.



Đôn đốc, quản lý nhân viên và đưa ra các biện pháp thúc đẩy tiến trình


triển khai dự án.

b)

Ra quyết định trong thẩm quyền báo cáo Ban lãnh đạo công ty.
Nhóm điều tra nghiên cứu thị trường:



Lập kế hoạch, tiến hành điều tra thị trường Mỹ về sản phẩm bàn ghế
ngoài trời.



Đưa ra các báo cáo phân tích thị trường, đánh giá tiềm năng thị trường và
định hướng phát triển.



Theo dõi, phân tích các hoạt động của dự án và đưa ra phương án khi thị

trường thay đổi.

c)

Nhóm quan hệ khách hàng và phát triển thị trường.


Lập kế hoạch tiếp cận thị trường theo báo cáo phân tích thị trường của
nhóm phân tích



Tìm kiếm khách hàng tiềm năng



Triển khai thiết lập quan hệ khách hàng, tìm kiếm cơ hội bán hàng, ký
hợp đồng với đối tác và chăm sóc khách hàng.



Phối hợp với nhóm sản xuất giao hàng cho khách hàng và thực hiện các
điều khoản khác trong hợp đồng.

d)

Nhóm quản lý sản xuất


Nhận hợp đồng từ nhóm phát triển khách hàng.




Phối hợp với Phòng quản trị sản xuất của công ty để lên kế hoạch và triển
khai sản xuất sản phẩm theo hợp đồng



Phối hợp với nhóm phát triển kinh doanh kiểm tra chất lượng sản phẩm
giao hàng cho khách hàng đúng hợp đồng.


e)

Báo cáo ban giám đốc dự án
Nhóm hỗ trợ



Theo dõi tiến độ hợp đồng, tổng hợp báo cáo



Báo cáo trực tiếp và cảnh báo Ban giám đốc các vấn đề có thể xảy ra



Hỗ trợ các nhóm còn lại về tài liệu, mẫu biểu, các kế hoạch chi phí và các
công việc văn phòng khác.


3. Định biên nhân sự


STT
1

Vị trí
Giám đốc nhân sự

Số lượng
01

Ghi chú
Giám đốc hoặc phó giám đốc kinh

2

Nhóm điều tra thị trường

02

doanh của công ty
Điều chuyển từ phòng kinh doanh của

3

Nhóm quan hệ khách hàng và

02


công ty
Điều chuyển từ phòng kinh doanh của

4

phát triển thị trường
Nhóm quản trị sản xuất

05

công ty
Điều chuyển từ phòng kế hoạch vật tư

5

Nhóm hỗ trợ kinh doanh

05

của công ty
Điều chuyển từ bộ phận kế toán của

công ty
4. Bố trí lực lượng công nhân sản xuất trực tiếp
Đây là nguồn lực chính về lao động trực tiếp tạo ra các sản phẩm. Woodsland tổ chức
các công đoạn chính thành các tổ sản xuất với nhân lực như sau:
- Tổ sơ chế : 80 người, bao gồm 4 nhóm : tiếp nhận gỗ, xẻ, sấy, phân loại : Công
việc của tổ sơ chế bao gồm bốc dỡ tiếp nhận gỗ tròn, gỗ xẻ, bán thành khí tại nhà máy, phục
vụ cho nhập kho và kiểm tra tiếp nhận đầu vào. Bốc xếp gỗ xẻ lên các pallet để ra, vào lò
sấy gỗ và phân loại các thanh gỗ sau khi sấy thành các loại tương ứng với yêu cầu .

- Tổ tinh chế : 60 người, bao gồm các nhóm gia công trên các máy bào, cắt ngang,
phay mộng, khoan lỗ
- Tổ hoàn thiện : 60 người , bao gồm các nhóm thực hiện gia công các công đoạn chà
nhám, lắp ráp sơ bộ các chi tiết, lau dầu bảo quản hoặc sơn phủ trang trí.
- Tổ đóng gói : 50 người bao gồm các nhóm lắp ráp các cụm chi tiết sau khi hoàn
thiện bề mặt, đóng gói, xếp container xuất hàng.
- Tổ cơ điện : gồm 10 người thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất, phục vụ sửa
chữa máy, mài dao cụ, cân chỉnh lắp đặt máy…

5. Kế hoạch nguyên vật liệu.
-

Chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất thường chiếm một tỷ lệ lớn trong chi

phí sản xuất. Thực hiện giảm chi phí nguyên vật liệu sẽ làm tốc độ vốn lưu động quay
nhanh hơn và tạo điều kiện quan trọng để hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, mỗi công đoạn từ
việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển bảo quản, dự trữ sử dụng nguyên vật liệu đều
trực tiếp tác động đến chu trình luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Tổ chức tốt công tác hoạch định, nhiệm vụ và kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu là


điều kiện không thể thiếu, cung cấp sẽ luôn phải kịp thời, đồng bộ nguyên vật liệu cho quá
trình sản xuất, là cơ sở để sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu hợp lý. Tiết kiệm và ngăn ngừa
hiện tượng tiêu hao, mất mát, lãng phí nguyên vật liệu trong tất cả các khâu của quá trình
sản xuất kinh doanh.
- Trong quá trình sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu thì việc tồn tại nguyên vật liệu dự
trữ là những bước đệm cần thiết đảm bảo cho quá trình hoạt động liên tục của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu
thì thu mua nguyên vật liệu đến đấy mà cần phải có một nguồn nguyên vật liệu dự trữ.
Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó lại có vai trò rất lớn để

cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Do vậy, nếu công ty dự trữ nguyên vật liệu
quá lớn cũng sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn. Còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản
xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo.
- Nguyên vật liệu là một trong những tài sản lưu động của công ty, thường xuyên luân
chuyển trong quá trình kinh doanh. Quản trị và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu có ảnh
hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu:
- Nguyên vật liệu chính : Gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng
- Bán thành phẩm mua ngoài cũng phản ánh vào nguyên vật liệu chính như các chi
tiết, cụm chi tiết của sản phẩm bàn ghế ngoài trời đã qua các công đoạn sơ chế, tinh chế
- Nguyên vật liệu phụ : Phụ kiện kim khí để liên kết các chi tiết sản phẩm, hoá chất
như keo dán, dầu phủ, sơn phủ, bao bì, tem nhãn, giấy in hướng dẫn lắp ráp, hướng dẫn sử
dụng…
- Các tiêu chuẩn, thử nghiệm của nguyên vật liệu được thực hiện theo yêu cầu của
khách hàng hoặc theo tiêu chuẩn công bố của nhà sản xuất.
- Sử dụng các loại nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường nhập
khẩu là điều kiện tiên quyết trong sản xuất hàng xuất khẩu.

KẾ HOẠCH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT
Quá trình hoạch định và điều độ sản xuất bao gồm các bước:
- Hoạch định năng lực.
- Hoạch định sản xuất.
- Lên lịch sản xuất
- Điều độ sản xuất.
Hoạch định năng lực là quyết định dài hạn nguồn lực sản xuất bao gồm phương tiện,


thiết bị sản xuất. Họach định sản xuất ra quyết định trung hạn về sử dụng máy móc phương
tiện sản xuất, nhân lực, tồn kho, hợp đồng phụ từ bên ngòai cho họat động sản xuất. Lên
lịch sản xuất triển khai chi tiết kế hoạch sản xuất để thực hiện. Điều độ sản xuất là quyết

định ngắn hạn về việc phân bổ cụ thể, chi tiết máy móc, nhân công, nguyên liệu để thực
hiện công việc sản xuất.
Do đặc thù của sản xuất xuất khẩu, thời gian giao hàng đúng hạn là ưu tiên cạnh
tranh, vì vậy phương pháp điều độ ngược được Woodsland sử dụng. Bắt đầu từ ngày tới hạn
của công việc, điều độ bước công việc cuối trước, ngược về bước công việc đầu tiên, nhằm
hoàn thành công vịêc đúng hạn.
Các phương pháp điều độ thường nhằm các mục tiêu:
- Cực tiểu thời gian hòan thành.
- Cực đại độ sử dụng máy móc.
- Cực tiểu lựơng công việc đang thực hiện.
- Cực tiểu thời gian trễ hạn.
Thời gian hòan thành được xác định bởi trung bình thời gian hòan tất cho mỗi công
việc được điều độ. Độ sử dụng máy móc định bởi phần trăm máy được sử dụng trên tổng
thời gian sẳn có. Lựơng công việc đang thực hiện được đo bởi trung bình lựơng công việc
trong hệ thống. Giảm thiểu lượng công việc đang thực hiện là giảm thiểu lượng tồn kho bán
phẩm trong hệ thống. Thời gian trễ hạn được xác định bởi số ngày trể hạn trung bình của
các công việc.
Chiến lược sản phẩm thường dùng trong sản xuất gián đoạn là sản xuất theo đơn đặt
hàng. Sản phẩm trong sản xuất gián đoạn thường khác nhau nhiều về vật tư sử dụng, quy
trình sản xuất, thời gian gia công, thời gian thiết lập. Các sự khác biệt này dẫn đến điều độ
sản xuất gián đoạn là rất phức tạp. Hệ thống điều độ sản xuất cần phải:
- Điều độ các đơn hàng đến với ràng buộc về năng lực của các trạm gia công.
- Kiểm tra sự sẵn sàng của vật tư, công cụ trứơc khi phát đơn hàng.
- Thiết lập ngày tới hạn cho mỗi công việc, kiểm tra tiến độ theo ngày tới hạn và thời gian
thực hiện đơn hàng.
- Kiểm tra công việc đang thực hiện khi thực hiện đơn hàng.
- Phản hồi tình trạng thực hiện công việc.
- Ghi nhận các số liệu thống kê cần thiết, như thời gian làm việc để phân tích, phân bố nhân



lực trong sản xuất.
Hệ thống điều độ sản xuất được tổ chức bởi 1 hệ thông tin với cơ sở dữ liệu bao gồm : Hồ
sơ họach định, hồ sơ kiểm sóat
Hồ sơ hoạch định bao gồm:
- Hồ sơ vật tư
- Hồ sơ thiết kế sản phẩm
- Hồ sơ quy trình sản xuất
- Hồ sơ trạm sản xuất
Hồ sơ vật tư chứa bản ghi cho từng vật tư bao gồm các thông tin của vật tư như mã
vật tư, mô tả vật tư, thời gian sản xuất, lượng tồn kho sẳn có, lượng đã phân bổ, lượng sẳn
sàng, lượng nhận theo lịch sản xuất
Hồ sơ thiết kế sản phẩm chứa danh sách các vật tư thành phần cùng số lượng tương
ứng. Hồ sơ còn cung cấp thông tin về vật tư mẹ để dễ dàng truy nguyên nguồn gốc sử dụng
vật tư.
Hồ sơ quy trình sản xuất chứa các bản ghi về quy trình sản xuất cho mỗi vật tư. Bản
ghi quy trình sản xuất bao gồm các công đọan, cùng trình tự, mô tả công đọan, các trạm
thực hiện công đọan, các công cụ cần thiết để thực hiện công đọan, thời gian thiết lập, thời
gian thực hiện công đọan.
Hồ sơ trạm sản xuất bao gồm mọi thông tin, dữ kiện của từng trạm như mã trạm, tên
trạm, năng lực, số ca làm việc trong tuần, số giờ làm việc mỗi ca, hiệu suất, độ sử dụng, thời
gian sắp hàng trung bình, trạm thay thế.
Hồ sơ kiểm soát bao gồm các hồ sơ về các đơn hàng ở xưởng bao gồm: Hồ sơ đơn
hàng và hồ sơ tác vụ
Hồ sơ đơn hàng là hồ sơ chính của đơn hàng ở xưởng chứa các bản ghi cho các đơn
hàng đã mở ở xưởng. Mỗi đơn hàng ở xưởng có 1 bản ghi tổng kết các thông tin như mã
đơn xưởng, lượng đơn hàng, lượng đã hòan tất, lượng chưa hòan thành, lượng hư hỏng,
lượng vật tư đã sử dụng, ngày hoàn thành, mức ưu tiên của đơn cùng các thông tin về chi
phí liên quan.
Hồ sơ tác vụ là hồ sơ chi tiết cho mỗi đơn hàng ở xưởng, chứa các bản ghi cho các
tác vụ sản xuất cần thiết bao gồm các thông tin: mã tác vụ, thời gian thiết lập họach định và

thực tế, thời gian tác vụ họach định và thực tế, lượng đã hòan tất, lượng hư hỏng, thời gian


hòan tất và thời gian còn lại.

KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
Quản lý chất lượng là quá trình xác định và quản trị các hoạt động cần thiết để đạt
được mục tiêu chất lượng của 1 tổ chức. Chức năng của quản lý chất lượng là: Hoạch định
chất lượng – QP , Kiểm soát chất lượng – QC, Cải tiến chất lượng – QI

1. Hoạch định chất lượng
Hoạch định chất lượng bao gồm: Hoạch định chiến lược chất lượng, Hoạch định sách
lược chất lượng , Hoạch định tác vụ chất lượng
Hoạch định chiến lược chất lượng là quá trình thiết lập các mục tiêu dài hạn, định
hướng khách hàng và xác định các giải pháp để thỏa các mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch chiến
lược chất lượng là một bộ phận của kế họach chiến lược tổng thể của tổ chức, được phát
triển, và chỉ đạo bởi lãnh đạo tổ chức, được thực hiện ở mức cao nhất của tổ chức.
Hoạch định sách lược chất lượng là Hoạch định sản phẩm và quy trình. Hoạch định
sản phẩm và quy trình là rất quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sự thỏa
mãn của khách hàng, đến thị phần, doanh số từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hoạch định
sản phẩm và quy trình thường tốn nhiều thời gian và công sức. Các tổ chức thường có xu
hướng không bỏ thời gian cho họach định nhưng lại bỏ thời gian để chỉnh sửa những lỗi lầm
do họach định không tốt dẫn đến.
Hoạch định tác vụ chất lượng là họach định các hoạt động sản xuất có chất lượng,
được thực hiện ở xưởng khi chuyển hoá nguyên liệu thành sản phẩm. Hoạch định chất
lượng khi sản xuất là tích hợp chất lựơng trong hoạch định sản xuất nhằm phòng chống hư
hỏng và cực tiểu biến thiên. Hoạch định chất lượng khi sản xuất bao gồm kiểm tra thiết kế
sản phẩm để bảo đảm tính công nghệ, kiểm tra quá trình để bảo đảm sản phẩm tạo ra phù
hợp thiết kế và kiểm tra nhằm giảm thiểu hư hỏng trong quá trình sản xuất.
Chính sách chất lượng được Woodsland công bố rộng rãi cho toàn thể cán bộ công

nhân viên cũng như các bên hữu quan biết và thực hiện.

2. Kiểm soát chất lượng
Hệ thống các Quy trình kiểm soát chất lượng của Woodsland bao gồm : 1. Quy trình
khởi động sản phẩm, 2. Quy trình kiểm tra tiếp nhận đầu vào, 3.Quy trình kiểm tra trên
chuyền sx, 4. Quy trình kiểm cuối, 5. Quy trình kiểm hàng lên container, 6. Quy trình quản


lý tài liệu, 7. Quy trình kiểm định thiết bị đo, 8. Quy trình truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Tất cả các loại nguyên vật liệu, vật tư được kiểm tra tiếp nhận trước khi được nhập
kho đưa vào sản xuất.
Việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào có thể được tiến hành tại nhà máy
hoặc bên tại cơ sở của khách hàng, tuỳ thuộc hợp đồng và mặt hàng. Nhân viên phòng Kiểm
tra chất lượng lập biên bản kiểm tra chất lượng đầu vào, có xác nhận của nhân viên mua
hàng, khách hàng, thủ kho. Biên bản này là hồ sơ vật tư, dùng truy nguyên nguồn gốc sau
này. Các nguyên vật liệu đạt yêu cầu được nhập kho và đưa vào sử dụng. Các loại nguyên
vật liệu vật tư không đạt yêu cầu được sử lý theo quy trình hoặc trả lại nhà cung cấp, hoặc
giảm tỷ lệ giao nhận hoặc giảm giá, tuỳ thoả thuận với nhân viên mua hàng và khách hàng.
Kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chuyền là một trong các khâu trọng yếu của quá
trình sản xuất nhằm ngăn chặn các sai hỏng và đảm bảo duy trì chất lượng trong suốt thời
gian hoạt động.
Tại Woodsland, mỗi công nhân được đào tạo như một “ nhân viên QC” thực thụ trên
mỗi khâu sản xuất. Các khẩu hiệu và hành động như : “Tôi không làm ra sản phẩm hỏng, tôi
không nhận sản phẩm hỏng, tôi không bàn giao sản phẩm hỏng” được phổ biến đến công
nhân để họ ý thức được về chất lượng. Tại điểm chuyển giao giữa các công đoạn sản xuất
chính, nhân viên QC đều phải có mặt hàng ngày để kiểm soát chất lượng, cùng với thống
kê. Giao nhận bán thành phẩm giữa các công đoạn sản xuất như sơ chế, tinh chế, hoàn
thiện, đóng gói đều có kiểm đếm của nhân viên thống kê và xác nhận kiểm tra chất lượng
của QC trên chuyền.
Woodsland đã thực hiện kiểm tra chất lượng lần cuối sau khi đóng gói thành sản

phẩm nhập kho và kiểm hàng lên công theo một trình tự nghiêm ngặt để đưa các sản phẩm
có chất lượng được duy trì đến tay khách hàng.
Phòng QC – Kiểm soát chất lượng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về các hoạt
động kiểm soát chất lượng. Việc kiểm soát hồ sơ và mẫu cũng như cập nhật các tiêu chuẩn,
các thử nghiệm được đảm bảo theo quy trình.
Trong quá trình kiểm tra, khu vực kiểm tra tiếp nhận, khu vực kiểm cuối được thiết
lập tại các khu vực gần kho đầu vào và gần kho thành phẩm, được trang bị bàn ghế, tủ hồ
sơ, quy trình, mẫu đối chứng, mẫu lưu, thiết bị đo, ánh sáng phù hợp để đảm bảo chất lượng
của quá trình kiểm tra.


3. Cải tiến chất lượng
Cải tiến chất lượng là những họat động trong toàn bộ tổ chức, giải quyết các vấn đề
lâu dài, nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất, tạo thêm lợi ích cho tổ chức, khách hàng. Cải
tiến chất lượng là nỗ lực không ngừng nhằm duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm với
nguyên tắc sản phẩm sau phải tốt hơn sản phẩm trước và khoảng cách giữa các đặc tính sản
phẩm với những yêu cầu của khách hàng ngày càng giảm
Woodsland triển khai áp dụng thực hiện 5s, Kaizen và các nguyên tắc của sản xuất
tinh gọn Lean để cải tiến chất lượng, cắt giảm các lãng phí nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Bernard W. Taylor III and Roberta S. Russell (2011) - Operations Management – 7 th
Edition - JOHN WILEY & SONS, INC.
3. Lee J. Krajewski. Larry P. Ritzman. Operation Management Processes and Value Chains.
7th Edition. Prince-Hall Intermational, Inc, US
4. Trang chủ Woodsland : www.woodsland.vn




×