Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Luận văn quan hệ trái nghĩa trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701 KB, 76 trang )

Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN

PHAN THỊ HOÀNG ANH
MSSV: 6086096

QUAN HỆ TRÁI NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: NGUYỄN VĂN TƯ

Cần Thơ, năm 2012

1


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu


lieu mien
mien phi
phi
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Khái ni ệ m chung về trái nghĩa và quan hệ trái nghĩa
1.1.

Khái niệm trái nghĩa và quan hệ trái nghĩa

1.2.

Những đặc trưng của quan hệ trái nghĩa

Chương 2. Đặc đi ể m cấu tạo và phân loại quan hệ trái nghĩa
trong tiế ng Vi ệt
2.1.

Đặc điểm cấu tạo của các từ loại có quan hệ trái nghĩa trong

tiếng Việt
2.1.1. Mối quan hệ trái nghĩa trong nhóm từ chỉ tính chất
2.1.2.


Mối quan hệ trái nghĩa trong nhóm từ chỉ hoạt động

2.1.3.

Mối quan hệ trái nghĩa trong nhóm từ chỉ người, sự vật,
sự việc, hiện tượng

2.2.

Các loại quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
2.2.1. Trái nghĩa thang độ
2.2.2.

Trái nghĩa lưỡng phân

2.2.3.

Trái nghĩa nghịch đảo

Chương 3. Sự vậ n dụng quan hệ trái nghĩa trong quá trình
tạo l ời nghệ thuật ti ế ng Vi ệt

2


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu

lieu mien
mien phi
phi

PHẦN MỞ ĐẦU

3


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
1. Lí do chọn đề tài
Trái nghĩa là một hiện tượng có phạm vi rộng khắp trong hệ thống từ vựng
chứ không chỉ bó hẹp trong những nhóm với một số từ nhất định. Nói khác đi, trái
nghĩa trước hết là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong toàn bộ từ vựng, chứ không
phải là giữa những từ nào đấy. Do đó, trái nghĩa là một quan hệ ngôn ngữ phổ quát,
đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc ngữ nghĩa. Cùng với các quan hệ khác như
quan hệ bao hàm, quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa là biểu hiện của tính hệ
thống trong từ vựng của một ngôn ngữ. Nghiên cứu quan hệ trái nghĩa sẽ góp phần
làm rõ hơn cấu trúc ngôn ngữ và qua đó nâng cao hiệu quả trong quá trình tạo lời
nghệ thuật tiếng Việt. Mặc dầu việc nghiên cứu quan hệ trái nghĩa có giá trị to lớn
về phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm thỏa
đáng. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này, người viết hướng đến mục tiêu là tìm hiểu sâu
hơn, bản chất hơn về mối quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt. Đặc biệt là mong
muốn bổ sung kiến thức cho việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, nhằm

tạo sự thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu và công tác sau này. Cũng chính mục
tiêu và mục đích nêu trên, người viết đã chọn “Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt”
để làm đề tài cho luận văn cuối khóa của mình.

2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về quan hệ trái nghĩa không nhiều, chỉ có thể
kể đến một số công trình của các tác giả như Từ vựng tiếng Việt của Nguyễn Thiện
Giáp (1998), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu (1981), Từ điển trái
nghĩa tiếng Việt của Dương Kì Đức (1986). Một số trang viết trong những công
trình chỉ mang tính dẫn luận về ngôn ngữ học như Khái luận ngôn ngữ học của
Nguyễn Văn Tu (1960), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt của các tác giả Mai
Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003),....
Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt (1998) đã xác định “Từ trái
nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. Có thể định
nghĩa từ tráii nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa biểu hiện
khái niệm tương phản về mặt lôgic nhưng tương liên lẫn nhau” [10;205]. Theo tác
giả, có hai kiểu đối lập trong từ trái nghĩa là đối lập về mức độ (già - trẻ, thấp 4


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
cao,…) và đối lập loại trừ (giàu - nghèo, mua – bán, ...). Cũng giống như đồng
nghĩa, thực chất của trái nghĩa là so sánh các nghĩa chứ không phải giữa các từ nói
chung, là dung lượng ngữ nghĩa của các từ trái nghĩa phải tương đương với nhau
trong khi hướng theo các chiều khác nhau, để đảm bảo tính cân xứng trong từ trái

nghĩa. Các tiêu chí ngôn ngữ học cũng được tác giả đưa ra, bao gồm: khả năng kết
hợp giống nhau giữa các vế, khả năng cùng gặp trong cùng một ngữ cảnh, quy luật
của liên tưởng đối lập. Về phân loại, tác giả đưa ra hai loại từ trái nghĩa là trái nghĩa
từ vựng (có tính chất thường xuyên và cố định vào các thành phần từ vựng của ngôn
ngữ) và trái nghĩa ngữ cảnh (được dùng như những sự kiện của lời nói, có tính chất
cá nhân, lâm thời). Những nghiên cứu của tác giả đã được dùng trong giáo trình cho
sinh viên.
Tuy nhiên, có thể nói các nhận định của tác giả chưa cụ thể, chưa có những
tường giải cần thiết trong phần khái niệm và việc phân loại còn chung chung, đòi
hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn.
Bên cạnh đó, Đỗ Hữu Châu đã đem lại một cái nhìn hệ thống, cụ thể về quan
hệ trái nghĩa khi lấy trường nghĩa làm nền tảng cho những nghiên cứu của mình.
Trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (1981), tác giả đã dựa vào trường nghĩa để giải
thích cơ chế hình thành các cặp trái nghĩa. Các từ trong một trường nghĩa thì có
quan hệ đồng nhất hoặc đối lập nhau, còn các từ thuộc các trường nghĩa khác nhau
thì khác nhau về ngữ nghĩa (...). Một nét nghĩa rộng có thể phân chia thành các nét
nghĩa hẹp hơn. Nét nghĩa rộng đó là tiêu chí chung làm cơ sở cho sự đồng nhất của
từ trái nghĩa. Khi hai từ đồng nhất với nhau ở hai cực thì chúng ta có từ đồng nghĩa,
còn khi chúng bị phân hóa một cách cực đoan về hai cực thì chúng ta có các từ trái
nghĩa. Ngoại trừ nét nghĩa bị phân hóa một cách cực đoan về hai cực, các nét nghĩa
còn lại phải đồng nhất, nếu không chúng ta chỉ có được những từ trái nghĩa giả.
Tác giả chỉ ra rằng, quan hệ trái nghĩa không xảy ra đối với toàn bộ ý nghĩa
của một từ, mà có tính chất bộ phận. Để làm rõ hơn về trường nghĩa và mối quan
hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa, tác giả nêu lên “chùm” từ ngữ có quan hệ
đồng nghĩa - trái nghĩa với một từ, phản ánh một cách tập trung quan hệ đồng nhất
- đối lập trong từ vựng về mặt ngữ nghĩa. Từ mỗi đơn vị của “chùm” từ ngữ này lại
xuất hiện nhiều từ đồng nghĩa, trái nghĩa với nó, dẫn đến sự lan tỏa, mở rộng ra cả
trường nghĩa.
5



Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Tuy vậy, có thể thấy tác giả chưa dành sự quan tâm thỏa đáng cho quan hệ
trái nghĩa. Trong công trình nghiên cứu nói trên, tác giả chủ yếu dùng trường nghĩa
để giải thích cho hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa dường như chỉ là mặt bổ sung,
hoàn thiện cho quan hệ đồng nghĩa. Tác giả đề cập đến vấn đề không kém phần
quan trọng là phân loại từ đồng nghĩa và hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Việt,
còn trong quan hệ trái nghĩa, những vấn đề trên chưa được nói đến. Điều này đã
dẫn đến việc bỏ sót một số giá trị độc đáo của quan hệ trái nghĩa.
Ngoài hai tác giả trên, đáng chú ý nữa là công trình nghiên cứu của tác giả
Dương Kì Đức, đó là quyển Từ điển trái nghĩa tiếng Việt (1986), bản in đầu tiên.
Trong công trình này, tác giả dành nhiều trang viết để giới thiệu về quan hệ trái
nghĩa và đã đề xuất được nhiều khái niệm mới, nhiều lí giải cụ thể, ví dụ như “cặp
chuỗi trái nghĩa”, năm kiểu loại đối lập,... Tuy nhiên, những nghiên cứu của Dương
Kì Đức chỉ dừng lại ở đó. Trong những lần tái bản sau này, những trang viết trên
không được tác gả biên soạn lại, thậm chí còn bị lược bỏ (tái bản lần thứ tư, năm
1999). Người đọc có thể bỏ sót hoặc không tiếp cận được với tài liệu tham khảo có
gía trị này.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu kể trên là những bài viết trên các
tạp chí của Nguyễn Đức Dương, Chu Bích Thu, Đái Xuân Ninh,vv... Tuy nhiên, các
bài viết này cũng không đi vào những giá trị bản chất nhất của quan hệ trái nghĩa,
chưa đưa ra được những vấn đề có sức thúc đẩy việc nghiên cứu.
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
chưa thật hệ thống và hiệu quả nhưng lại có được sự đa dạng, góp thêm vào những

thành tựu nghiên cứu sau này.

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt”, chúng tôi hướng
đến việc nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ, chi tiết về quan hệ trái nghĩa; xây dựng
quan niệm đúng đắn về quan hệ trái nghĩa và cung cấp thêm cứ liệu về loại quan hệ
này, nhằm bổ sung kiến thức, lấy đó làm nền tảng, hỗ trợ cho việc giảng dạy kiến
thức liên quan trong nhà trường, giúp cho công tác giảng dạy trong tương lai đạt kết
quả tốt.

6


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài của luận văn là “Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt”, người viết
chỉ tiến hành khảo sát quan hệ trái nghĩa ở các cặp từ trong tiếng Việt. Ngoài ra, các
nguồn cứ liệu trích dẫn để minh họa như trong lời nói, trong các tác phẩm văn
chương nhằm làm cho lập luận thêm rõ ràng mà nó đã được gói gọn trong cách diễn
đạt theo thói quen sinh hoạt hằng ngày (khẩu ngữ) của người Việt, văn chương của
Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi tiến hành thống kê các cặp từ có quan hệ

trái nghĩa trong từ điển, trong các tác phẩm văn học và trong lời nói hằng ngày, sau
đó phân loại, miêu tả cứ liệu, tạo cơ sở phân định các loại quan hệ trái nghĩa. Đồng
thời rút ra được những đặc điểm về bản chất của loại quan hệ này. Song song đó là
phương pháp phân tích - tổng hợp để nhận định vấn đề quan hệ trái nghĩa một cách
khách quan nhất. Từ đó, đi đến những kết luận mang tính khoa học và thực tiễn.

7


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

PHẦN NỘI DUNG

8


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁI NGHĨA VÀ QUAN HỆ
TRÁI NGHĨA

1.1. Khái niệm trái nghĩa và quan hệ trái nghĩa
Trái nghĩa là hiện tượng phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Mỗi nhà nghiên cứu
về đề tài này lại cố gắng đưa ra một khái niệm của riêng mình về hiện tượng trái
nghĩa để làm rõ đặc trưng, bản chất của nó. Tuy nhiên, trong tiếng Việt thì quan hệ
ngôn ngữ này ít gây ra những cuộc tranh cãi gay gắt. Hãy điểm qua một số khái
niệm về từ trái nghĩa như sau:
Từ trái nghĩa là các từ có nét đối lập nhau trong những điều kiện cụ thể theo
từng cặp đôi [8;118]. (nhóm tác giả Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan)
Từ trái nghĩa là những từ có hình thức khác nhau, có nội dung giồng nhau
(nét nghĩa chung) nhưng đồng thời có nét nghĩa riêng trái ngược nhau, phân hóa
nét nghĩa chung của từ thành hai cực [12;48]. (Lã Thị Bắc Lý)
Từ trái nghĩa là những từ đối lập, trái ngược nhau về nghĩa [4;200].
(Đỗ Hữu Châu)
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương
liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về
lôgích [7;237]. (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến)
Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập.
Có thể định nghĩa từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý
nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về mặt lôgích, nhưng tương liên lẫn nhau
[10;205]. (Nguyễn Thiện Giáp)
Nhìn chung các tác giả có chung nhận định về bản chất của các cặp từ trái
nghĩa là giữa các yếu tố của mỗi cặp trái nghĩa đều có mối quan hệ đối lập. Tuy
nhiên, sau đó, họ đều không chỉ ra một cách rõ ràng quan hệ đối lập đó được thể
hiện như thế nào. Ta chỉ có thể hình dung ra điều này thông qua việc nêu đặc điểm
và phân loại một cách ngắn gọn, đại thể quan hệ trái nghĩa trong các công trình
nghiên cứu của họ - các công trình bao quát về ngôn ngữ hoặc về các quan hệ ngữ


9


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
nghĩa của ngôn ngữ. Làm rõ quan hệ đối lập giữa các cặp từ trái nghĩa là một công
việc khá phức tạp.
Đối lập, trước hết là một phạm trù triết học, biểu hiện một trong những mặt
của mâu thuẫn. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập, của những bên, những khuynh
hướng đối lập hình thành nên mâu thuẫn là động lực, nguồn gốc của sự phát triển
của sự vật. Trong ngôn ngữ học, trái nghĩa là quan hệ thể hiện rõ nét quan hệ đối
lập. Sự đối lập giữa hai yếu tố có quan hệ trái nghĩa thể hiện thông qua sự phân
chia, trong thế tương liên, một phạm trù ngữ nghĩa thành hai phạm trù ngữ nghĩa
nhỏ hơn, có tính chất đối lập nhau.
Yếu tố tương liên được nói đến ở trên nằm trong định nghĩa về từ trái nghĩa
của tác giả Nguyễn Thiện Giáp (Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1998). Do
dựa vào khái niệm cho nên tiêu chí mối quan hệ tương liên trở thành một vấn đề cần
được thuyết minh và chiếm một vị trí quan trọng. Điều đó sẽ làm phức tạp hóa trong
cách xác định từ trái nghĩa.
Ví dụ:
- Bạn ấy thông minh nhưng lười biếng.
- Món ăn này tuy rẻ mà ngon.
Những cặp từ thông minh - lười biếng, rẻ - ngon xuất hiện trong cấu trúc
ngữ pháp có vẻ mang ý nghĩa đối lập nhưng chúng không phải là các từ trái nghĩa vì
chúng không có quan hệ tương liên – ở đây có thể hiểu nôm na là chúng có đặc

điểm ngữ nghĩa nào đó giống nhau. Thông minh nói về chất trí tuệ của con người,
còn lười biếng lại nói về tính nết của con người. Tuy nhiên, tương liên vẫn là một
khái niệm mơ hồ về sự tương đồng nào đó giữa các từ trái nghĩa, nó làm cho khái
niệm trái nghĩa trở nên phức tạp và có thể gây ra nhiều tranh luận khi giải quyết
những trường hợp cụ thể.
Theo một số quan điểm khác, các nhà nghiên cứu về “Từ vựng học” khi nói
đến quan hệ trái nghĩa đã lấy nền tảng từ trường nghĩa giống như nghiên cứu của tác
giả Đỗ Hữu Châu, ông họ cho rằng: “Trái nghĩa bản chất là hiện tượng đồng nghĩa,
hiện tượng trái nghĩa xảy ra khi giữa các từ trong trường xuất hiện ít nhất một nét
nghĩa đối lập” [4;166]. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn còn quá chung chung, thiếu
thuyết phục vì còn xem trái nghĩa phụ thuộc vào đồng nghĩa, chỉ là mặt bổ sung để

10


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
hoàn thiện cho hiện tượng đồng nghĩa chứ không được công nhận là một hiện tượng
ngang hàng với các hiện tượng ngữ nghĩa khác.
Nhưng có một điều đáng ghi nhận là tác giả Đỗ Hữu Châu đã giải thích về
khái niệm tương liên được dùng trong định nghĩa của tác giả Nguyễn Thiện Giáp là
thế tương liên của các cặp từ trái nghĩa chính là do đặc điểm chung một trường
nghĩa mà thành. Song song đó, trong triết học cũng nói rằng tương liên là sự quy
định, tác động qua lại giữa các yếu tố chứa đựng mâu thuẫn. Vậy thì tương liên và
trường nghĩa mà hai tác giả nói ở trên đã cho chúng ta thấy các cặp từ trái nghĩa với

nhau khi chúng xuất phát từ một đặc điểm chung và tác động với nhau qua nét
nghĩa đối lập.
Cần nhận thấy rằng, các từ được xem là trái nghĩa trước hết phải có các nét
nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau. Chẳng hạn các cặp từ trái
nghĩa to – nhỏ, dài - ngắn... giống nhau ở nét nghĩa phạm trù (kích thước) và nét
nghĩa loại (tính chất). Từ đó có thể hiểu về từ trái nghĩa như sau:
Từ trái nghĩa là những từ có một hoặc một số nét nghĩa khái quát trong cấu
trúc biểu niệm giống nhau, bên cạnh đó nổi bật lên ít nhất một nét nghĩa đối lập.
Ví dụ:


già - non: nghĩa đồng nhất là chỉ về tính chất của sự vật, nghĩa đối lập

là sự chênh lệch về mức chuẩn độ tuổi của sự vật.
đi – trở lại: đồng nhất ở nét nghĩa về hoạt động di chuyển của con



người từ nơi này đến nơi khác, đối lập ở nét nghĩa về hai hướng di chuyển ngược
nhau.
“Bây giờ chồng thấp vợ cao



Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”
thấp – cao đồng nhất về nét nghĩa chỉ sự chênh lệch với mức bình thường
(hoặc mức chuẩn) xét theo chiều thẳng đứng.
Trong nhóm từ trái nghĩa, không tồn tại từ trung tâm như trong nhóm từ đồng
nghĩa.
Mỗi từ trái nghĩa ở đây có thể được hình dung như là nằm ở vị trí của một âm

bản hoặc dương bản của nhau vậy. Từ này là một tấm gương phản chiếu của từ kia
và ngược lại.
Ví dụ: cặp từ trái nghĩa vui – buồn
11


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi


Buồn: có tâm trạng tiêu cực, không thích thú của người đang gặp đau

thương hoặc gặp điều gì không như ý.


Vui: có tâm trạng tích cực, thích thú, phấn khởi của người đang gặp

may mắn hoặc điều gì đó được như ý.
Chính vì vậy mà trong nhóm từ trái nghĩa sẽ chỉ gồm hai từ và thường gọi là
một cặp trái nghĩa. Trong mỗi cặp như vậy, hai từ thường có quan hệ đẳng cấu
nghĩa với nhau, và đó cũng chính là quan hệ trái nghĩa.
Nói đơn giản hơn, sở dĩ ta có các cặp từ trái nghĩa với nhau là do chúng có ít
nhất một nét nghĩa đồng nhất làm cơ sở, nét nghĩa này tạo nên mối quan hệ giữa các
cặp từ trái nghĩa.
Vậy, có thể nói như tác giả Đỗ Việt Hùng: “Quan hệ trái nghĩa là quan hệ

của hệ thống ngôn ngữ xảy ra giữa các từ trong một trường nghĩa (tiểu trường
nghĩa) chứa các nét đối lập, loại trừ nhau” [11;86].
Mối quan hệ trái nghĩa chỉ tồn tại trong nội bộ của cặp từ trái nghĩa. Nói như
vậy để tránh sự nhầm lẫn khi ta không xét chúng vào một trường nghĩa vì một từ có
thể trái nghĩa với nhiều từ khác nữa. Bởi hiện tượng trái nghĩa cũng như hiện tượng
đồng nghĩa, một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ như mềm- cứng/ rắn; già – trẻ/ non,....
Liên hệ với quan hệ đồng nghĩa, ta nhận thấy, mỗi từ trong cặp trái nghĩa lại
có những từ đồng nghĩa. Các từ đồng nghĩa này, trong mối tương liên nhất định có
quan hệ trái nghĩa với nhau, tạo ra một chuỗi các từ trái nghĩa. Sự tồn tại của chuỗi
các từ trái nghĩa này khiến cho người tạo lập văn bản có nhiều lựa chọn hơn, dù có
thể đã vận dụng các cặp trái nghĩa không điển hình, để đạt được hiệu quả trong việc
thể hiện ý tưởng của mình. Ví dụ:
“Tiếng … như gió thoảng ngoài
Tiếng …sầm sập như trời đổ mưa”
(Nguyễn Du)
Khi muốn diễn tả tiếng đàn điêu luyện của nàng Kiều, lúc nhanh, lúc chậm,
có lẽ tác giả cũng đã có nhiều lựa chọn: nhóm (1) bao gồm nhanh, chóng, mau, lẹ,
nhặt, …, nhóm (2) gồm chậm, chầy, lâu, khoan, thưa,…. Từ hai nhóm này, xuất
hiện chuỗi các cặp trái nghĩa là nhanh - chậm, lâu - mau, khoan - nhặt, thưa nhặt,…Tuy nhiên, để phù hợp với những đối tượng so sánh, Nguyễn Du đã chọn hai
12


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

từ vốn ít khi đi cặp với nhau là khoan - mau, và đã tạo được hiệu quả nghệ thuật đặc
sắc. Hai câu này cùng với những câu lục bát khác trong đoạn thơ miêu tả tài đánh
đàn của Thúy Kiều trở thành một trong đoạn hay nhất trong Truyện Kiều:
“Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”
Vậy, cơ sở hình thành quan hệ trái nghĩa ngoài việc đem lại giá trị cho nghệ
thuật ngôn từ mà từ khía cạnh từ vựng học, quan hệ đó còn liên quan đến việc hình
thành các chuỗi từ trái nghĩa nữa. Kết hợp với các quan hệ ngữ nghĩa khác, quan hệ
trái nghĩa đã làm tăng khả năng diễn đạt cho tiếng Việt.
Trong quan hệ trái nghĩa không có từ trung tâm nhưng có cặp từ trái nghĩa
trung tâm. Ví dụ về cặp trái nghĩa to – nhỏ sau đây sẽ minh chứng cho nhận định
này: chung nhóm từ đồng nghĩa với to có vĩ đại, đồ sộ, to tát, lớn lao, khổng lồ,…;
với nhỏ có bé, tí, tí xíu, tí hon, nhỏ nhoi,… nhưng khi nói đến to, người ta sẽ nghĩ
ngay đến từ trái nghĩa với nó là từ nhỏ chứ không nghĩ đến các từ còn lại mà nếu
xét kĩ về nghĩa chỉ kích thước, khối lượng thì giữa to với các từ khác trong nhóm
đồng nghĩa với nhỏ có thể xảy ra quan hệ trái nghĩa. Cặp từ to - nhỏ là cặp từ trái
nghĩa trung tâm trong chuỗi trái nghĩa chỉ kích thước, khối lượng.
Sở dĩ xảy ra điều vừa nói ở trên là do từ trái nghĩa bị chi phối của sự cân
xứng, đối xứng hình thức của ngôn ngữ tiếng Việt. Vì vậy, các cặp trái nghĩa cũng
tương đối đảm bảo sự cân xứng này: nóng - lạnh, vui - buồn, mưa - nắng, ân - oán,
nở - tàn, cái - nước, nhân tạo - tự nhiên, phân tích - tổng hợp, tiền tuyến - hậu
phương, đúng - sai, thắng - thua, đầy - vơi,… Hoạt động của các cặp trái nghĩa
trong lời nói càng cho thấy rõ đặc điểm trên. Ví dụ:
“Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”
(Ca dao)

“Trên quan dưới dân, sao cho trên thuận dưới hòa, lắm kẻ yêu hơn nhiều người
ghét
Ngoài làng trong họ, quý hồ ngoài êm trong ấm, một câu nhịn là chín câu lành”

(Câu đối)

13


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Vì vậy, có những trường hợp, tuy cùng trường nghĩa nhưng vẫn khôngđược
xem là một cặp trái nghĩa bởi không đảm bảo tính cân đối, đối xứng về hình thức.
Ngoài ra, hai từ trái nghĩa phải cùng từ loại và tương đối giống nhau về khả năng
kết hợp, khả năng phân bố. Nếu không cùng từ loại, sẽ không có thế tương liên. Khi
xem xét vấn đề từ loại trong quan hệ trái nghĩa, chúng tôi nhận thấy, nhiều nhất vẫn
là các cặp trái nghĩa thuộc từ loại tính từ, tiếp đến là động từ và cuối cùng ít nhất là
danh từ. Lưu ý hơn cả là đối với các cặp danh từ, phần lớn chúng được sử dụng dựa
theo sự tương quan về đặc điểm, tính chất, trạng thái, phương hướng hoạt động của
sự vật, quan hệ mà danh từ biểu thị. Có nghĩa là các cặp trái nghĩa thuộc từ loại
danh từ tự bản thân cúng không trái nghĩa với nhau mà dựa vào nghĩa của các cặp
từ tương ứng trong tính từ. Ví dụ:
“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo,
đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân cứu
nước.”
(Hồ Chí Minh)

Trong ví dụ trên, cặp đàn ông - đàn bà không phải gợi cho ta sự đối lập giữa
hai chủ thể mà là hai thuộc tính, đặc điểm của hai chủ thể đó, là sự đối lập giữa

mạnh mẽ - yếu ớt, nhanh nhẹn - chậm chạp,…
Chúng ta sẽ làm rõ hơn đặc điểm trên ở phần nói về đặc điểm cấu tạo của
quan hệ trái nghĩa.

1.2.

Những đặc trưng của quan hệ trái nghĩa

Từ trái nghĩa phải có quan hệ ngữ nghĩa với nhau, nếu không có nét nghĩa
chung, chúng chỉ đơn giản là những từ khác nghĩa. Thêm nữa, hiện tượng trái nghĩa
cùng tính chất với hiện tượng nhiều nghĩa. Còn trái nghĩa và đồng nghĩa chỉ là
những biểu hiện cực đoan của hai quan hệ đồng nhất và đối lập. Vì vậy, cần xác
định được những đặc trưng cơ bản của quan hệ trái nghĩa để phân biệt được trái
nghĩa với khác nghĩa, quan hệ trái nghĩa với các quan hệ ngữ nghĩa khác như quan
hệ đồng nghĩa, quan hệ nhiều nghĩa.

14


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Thứ nhất, để xác định các từ trái nghĩa cần phải đặt chúng trên một nét nghĩa
đồng nhất nào đó. Nếu không có nét nghĩa đồng nhất này thì nghĩa của các từ ngữ
chỉ khác nhau chứ không trái nghĩa với nhau.
 To và bé trái nghĩa với nhau vì chúng có cùng nét nghĩa “chỉ kích thước,

khối lượng”
 dài và ngắn trái nghĩa với nhau vì chúng đều nằm trong khái niệm chung
“chỉ kích thước về trường độ”
 thiếu và đủ trái nghĩa với nhau vì chúng có chung nét nghĩa “chỉ tính chất
về mức độ đáp ứng nhu cầu của một sự việc nào đấy”.
Nên chú ý, nét nghĩa đồng nhất làm cơ sở cho hiện tượng trái nghĩa cũng là
nét nghĩa khái quát đầu tiên trong cấu trúc nghĩa của các từ đồng nghĩa. Có nhiều từ
tuy cũng có những nét nghĩa đồng nhất nào đó nhưng không phải là những từ trái
nghĩa nếu nét nghĩa đồng nhất đó không phải là nét nghĩa khái quát đầu tiên trong
cấu trúc của từ.
Từ hẹp có trái nghĩa với khổng lồ và rộng hay không? Hẹp nói về sự hạn chế
độ lớn trong không gian hai chiều. Còn xét riêng hai từ khổng lồ và rộng, chúng
không phải là hai từ đồng nghĩa bởi vì tuy cả hai đều có nét nghĩa “lớn hơn mức
trung bình”, nhưng khổng lồ là nói về không gian ba chiều, còn rộng là nói về
không gian hai chiều, suy ra ta không thể nói khổng lồ và hẹp trái nghĩa với nhau
cho dù chúng trái ngược với nhau về nét nghĩa “có độ lớn”. Chỉ có thể nói rộng và
hẹp trái nghĩa với nhau bởi vì hai từ biểu thị sự tương phản về độ lớn của các vật thể
xét về không gian hai chiều.
Cũng như vậy, dài không trái nghĩa với hẹp vì dài nói về kích thước, hẹp nói
về không gian, khỏe mạnh không trái nghĩa với lười nhác vì khỏe mạnh nói về tình
trạng sức khỏe của cơ thể sống, lười nhác nói về bản tính con người,... Tóm lại,
những cặp từ trên không trái nghĩa với nhau vì những cặp từ này không tương phản
nhau xét về nét nghĩa khái quát cơ sở.
Thứ hai, đồng nghĩa và trái nghĩa là hai hiện tượng trái ngược nhau (đồng
nghĩa và trái nghĩa là hai từ trái nghĩa) nhưng về bản chất, chúng là hiện tượng ngữ
nghĩa trong trường nghĩa. Tuy nhiên không vì thế mà có thể cho rằng “bản chất của
quan hệ trái nghĩa là quan hệ đồng nghĩa” (Đỗ Hữu Châu). Ý kiến trên dựa vào
đặc điểm chung của quan hệ trái nghĩa và đồng nghĩa là đều lấy một hoặc một số
15



Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
nét nghĩa khái quát đầu tiên trong cấu trúc ngữ nghĩa làm cơ sở. Từ đồng nghĩa là
những từ ngoài sự đồng nhất với nhau về những nét nghĩa cơ sở còn đồng nhất với
nhau ở hầu hết các nét nghĩa còn lại. Ngược lại, từ trái nghĩa là những từ ngoài sự
đồng nhất với nhau ở một hoăc một số nét nghĩa thì phải có ít nhất một nét nghĩa
đối lập.
Hiện tượng trái nghĩa là hiện tượng đồng loạt, không chỉ là hiện tượng giữa
hai từ. Hàng loạt từ ở cực này (đồng nghĩa với nhau) trái nghĩa với hàng loạt từ
(đồng nghĩa với nhau) ở cực kia.
Ví dụ: Các từ to, lớn, vĩ đại, đồ sộ … trái nghĩa với các từ bé, nhỏ, tí, tí hon

kích thước, khối lượng


To

nhỏ, tí, tí xíu, tí hon,

lớn ,vĩ đại, đồ sộ, to tát,

nhỏ nhoi, nhỏ nhặt

lớn lao, khổng lồ


Cần khẳng định, về bản chất, đồng nghĩa và trái nghĩa là hai hiện tượng ngữ
nghĩa trong trường nghĩa. Cùng nằm trong một trường nghĩa không có nghĩa là quá
phụ thuộc vào nhau, và ngược lại đối lập nhau không có nghĩa là tồn tại riêng lẻ,
ngẫu nhiên. Chỉ nên nhận định, hai loại quan hệ này có quan hệ chặt chẽ với nhau
mà thôi, không được xem chúng lồng vào nhau và cũng không được xem chúng tồn
tại một cách độc lập.
Thứ ba, hiện tượng trái nghĩa xảy ra chủ yếu ở phạm vi tính từ (các từ chỉ
tính chất) vì chỉ có tính chất mới trái ngược nhau. Các danh từ, động từ, số từ biểu
thị các sự vật, hoạt động, số lượng thường chỉ khác nhau mà không trái ngược nhau.
Tuy nhiên, khi ngôn ngữ thực hiện hoạt động hành chức, các từ ngữ có thể có
những nghĩa mới, khi đó, các danh từ, động từ, số từ có thể có quan hệ trái nghĩa
(Đỗ Việt Hùng).
Ví dụ:
 “Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi” (ca dao)
Cặp từ trái nghĩa là số từ: hai mươi mốt – sáu mươi
 “Bằng cách nào đây, bằng con đường nào đây đánh ngã kẻ thù tàn bạo,
16


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
đánh đổ con ác thú Mỹ, để giữ quyền sống cho dân tộc, cho ta và cho bầu
bạn năm châu” (Nguyễn Trung Thành, “Ký chọn lọc 1960 – 1970”)

Cặp từ trái nghĩa là danh từ: kẻ thù – bầu bạn
 “Phi định quay đi. Dũng giữ tay anh lại:
- Cậu định bỏ tàu cho ai?
Phi thản nhiên đáp:
- Tất nhiên có người giữ.” (Nguyễn Mạnh Tuấn, “Đứng trước biển”)
Cặp từ trái nghĩa là động từ: giữ - bỏ
Tương tự với các danh từ và động từ, khi sử dụng, ta có thể gán cho các sự
vật, hoạt động mà chúng biểu thị những tính chất trái ngược nhau để qua đó lí giải
quan hệ trái nghĩa giữa chúng.
Ví dụ: trời - đất, ngày - đêm có thể lí giải như như các cặp trái nghĩa khi trời
được gán tính chất sáng, đêm được gán tính chất tối . v.v…
Vậy, cần phân biệt quan hệ trái nghĩa như một quan hệ ổn định giữa các từ trong hệ
thống ngôn ngữ và như một quan hệ lâm thời giữa các từ trong hoạt động hành chức
(ngữ cảnh).
Thứ tư, hiện tượng trái nghĩa không chỉ xảy ra với toàn bộ ý nghĩa của một
từ mà có tính chất bộ phận. Tức là, một ý nghĩa của từ trái nghĩa với từ này, một ý
nghĩa kia trái nghĩa với từ khác. Một từ có thể trái nghĩa với một số từ mà những từ
này không đồng nghĩa với nhau.
Ví dụ:
Lành
(vị thuốc lành)

-

độc (vị thuốc độc)

(tính lành)

-


dữ (tính dữ)

(bệnh lành)

-

dữ (bệnh dữ)

(áo lành)

-

rách (áo rách)

(bát lành)

-

mẻ, vỡ (bát mẻ, bát vở)

Chín
(quả chín)

-

xanh (quả xanh)

(cơm chín)

-


sống (cơm sống)

(nhọt chín)

-

non (nhọt còn non)
17


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Thật
(hàng thật)

-

giả (hàng giả)

(nói thật)

-

dối (nói dối)


Xét thấy, từ lành có quan hệ trái nghĩa vơi độc/ dữ/ rách/ mẻ/ vỡ ; chín có
quan hệ với xanh/ sống/ non ; thật có quan hệ trái nghĩa với giả/ dối mà rõ ràng,
những nhóm từ độc/ dữ/ rách/ mẻ/ vỡ ; xanh/ sống/ non ; giả/ dối không đồng nghĩa
với nhau.
Có những trường hợp một từ trái nghĩa với hai từ, hai từ này không khác biệt
về ý nghĩa như những ví dụ trên mà lại đồng nghĩa với nhau. Ví dụ như:
sâu – cạn / nông
dày - thưa / mỏng
rộng - hẹp / chật
mềm – cứng/ rắn
già – trẻ/ non
Nhờ các cặp từ trái nghĩa này mà chúng ta hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của các
từ sâu, rộng, dày, …
Nông và cạn khác nhau ở chỗ :
-

nông chỉ độ sâu tuyệt đối của sự vật, khi đó có khoảng cách từ đáy đến
miệng nhỏ hơn khoảng cách bình thường.

-

cạn chỉ độ sâu tương đối khi mực nước chứa trong vật ở dưới mức bình
thường.
Đối chiếu hai từ trên, chúng ta sẽ thấy từ sâu có hai nghĩa, một nghĩa tuyệt

đối, một nghĩa tương đối. Nói “con sông sâu” theo nghĩa tuyệt đối là nói con sông
có độ đo từ đáy đến bờ lớn so với chiều cao của người bình thường, theo nghĩa
tương đối là có mực nước từ đáy đến mặt lớn so với chiều cao của con người.
Cũng như vậy, chật khác hẹp ở chỗ:

-

hẹp nói về độ đo khách quan về diện tích không lớn.

-

chật nói về tình trạng chứa quá nhiều so với sức chứa bình thường của vật.
Một căn phòng tuy rộng nhưng vẫn có thể chật nếu số người vượt qua mức

chứa của nó.
18


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Do đó, từ rộng trái nghĩa với chật và hẹp cũng có hai nghĩa:
-

Thứ nhất là nghĩa khách quan, tuyệt đối nói về diện tích lớn.

-

Thứ hai là nghĩa tương đối, có sức chứa lớn vì có ít vật bị chứa (giống như
một cái áo rộng chưa chắc vì nó đã rộng mà do người mặc quá gầy).
Tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa với một từ nào đấy, ta có một


“chùm” từ ngữ có quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa với từ đó.
Ví dụ:
Đồng nghĩa
quang đãng, ngời ngời,
minh mẫn, tỉnh táo, khôi
ngô, tuấn tú, tươi tắn,
hạnh phúc

sáng sủa

Trái nghĩa
tối tăm, u ám, mụ mẫm,
mê muội, đần độn, u tối,
mờ mịt, đen tối…

19


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Các chùm đồng nghĩa - trái nghĩa này phản ánh một cách tập trung quan hệ
đồng nhất - đối lập trong từ vựng về ngữ nghĩa. Tiếp đó, mỗi từ trong chùm đến
lượt mình lại có những từ đồng nghĩa - trái nghĩa khác. Như vậy, quan hệ này dần
dần sẽ tỏa ra, mở rộng ra trong khắp cả trường nghĩa và khắp cả từ vựng.


20


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI
QUAN HỆ TRÁI NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT
2.1.

Đặc điểm cấu tạo của các từ loại có quan hệ trái nghĩa

trong
tiếng Việt
Quan hệ trái nghĩa xét về mặt cấu tạo có những đặc điểm sau:
-

Để có quan hệ trái nghĩa, nhóm từ trái nghĩa sẽ chỉ gồm hai từ và thường
gọi là một cặp trái nghĩa.

-

Các từ trái nghĩa là các từ hoàn toàn khác nhau, đặc biệt là không sử dụng
những từ tố chung.


Ví dụ: dài - ngắn, sang - hèn, xấu - tốt ; cao - thấp, xấu - đẹp, dại – khôn.
lười biếng - chăm chỉ, nhanh nhẩu - chậm chạp,…
-

Dùng các từ tố trái nghĩa để tạo ra các từ phức trái nghĩa. Các từ tố trái
nghĩa thường dùng là: vô, bất, phi, có, dễ, khó, tốt, xấu, đẹp …

Ví dụ: các cặp từ trái nghĩa hình thành từ khả năng kết hợp với các từ tố trái
nghĩa
hợp lí - bất hợp lí
công nghiệp – phi công nghiệp
công bằng – bất công
chính nghĩa – phi chính
có lí – vô lí
dễ chịu – khó chịu
khéo nói – vụng nói
tốt bụng – xấu bụng
có tài – bất tài
tốt nết – xấu nết

21


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi

phi
đẹp mặt – xấu mặt
nóng tính – mát tính
Những từ được cấu tạo bằng từ tố, tạo ra những cặp từ có nghĩa ngược nhau
như các ví dụ trên được gọi là những từ trái nghĩa cùng gốc. Chúng là hiện tượng
phái sinh trong từ vựng. Tự vựng học, trong những trường hợp cần thiết, hiện
tượng này vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, mục tiêu nghiên cứu cơ bản của nó vẫn
là những từ trái nghĩa khác gốc, tồn tại với tư cách của một kiểu tổ chức từ vựng.
-

Các từ ngữ trái nghĩa đơn âm tiết có thể dùng để tạo nên những dãy từ ngữ

trái nghĩa với nhau theo các phương thức tạo từ đã biết như phương thức láy trong
ví dụ sau :
Bận - rảnh, bận - rỗi, may – rủi, thẳng – quanh, khéo - vụng là các cặp từ trái
nghĩa. Bằng phương thức láy ta có các dãy trái nghĩa sau:
bận - rảnh → bận bịu - rảnh rang
bận - rảnh → rỗi, rỗi rãi
may - rủi → may mắn - rủi ro
thẳng – quanh → thẳng thắn - loanh quanh
khéo - vụng → khéo léo – vụng về
Trên đây là những đặc điểm về mặt cấu tạo của từ trái nghĩa. Tuy nhiên, đó
mới chỉ là những đặc điểm chung nhất về hình thức “bên ngoài”, tức lớp vỏ từ
vựng. Tiếp theo người viết sẽ xét đặc điểm cấu tạo “bên trong”, tức đặc điểm ngữ
nghĩa cấu thành nên những từ trái nghĩa ở từng từ loại.
Xét trên phương diện từ vựng, hiện tượng trái nghĩa chủ yếu xảy ra ở từ loại
tính từ, danh từ và động từ là rất ít. Thật ra, các cặp trái nghĩa là danh từ và động
từ (thậm chí có cả số từ) chỉ dẫn xuất cho các tính chất trái ngược nhau có trong
tính tình. Thế nhưng, như Đỗ Hữu Châu đã nói trong Từ vựng tiếng Việt (2006):
“Đồng nghĩa và trái nghĩa là hai hiện tượng ngữ nghĩa chỉ diễn ra giữa các từ

đồng cấp với nhau trong quan trong quan hệ cấp loại” [6;177]. Cho nên, chúng ta
cần làm rõ đặc điểm cấu tạo của từ trái nghĩa ở các từ loại, tiêu biểu nhất là tính từ,
bên cạnh đó còn có động từ và danh từ.
22


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

2.1.1. Mối quan hệ trái nghĩa trong nhóm từ chỉ tính chất
Một số cặp từ trái nghĩa chỉ tính chất
 ác – thiện, ẩm – khô, ân – oán, ẩn – hiện
 bác học – bình dân, bản chất – hiện tượng, Bắc – Nam, bằng – lệch, bẩn –
sạch, bận – rỗi, bất công – công bằng, bất định – xác định, bất hạnh – hạnh
phúc, bất hợp pháp – hợp pháp, bất khuất – khuất phục, bất thường – bình
thường, bất tiện – tiện, bé – lớn, béo – gầy, bi quan – lạc quan, bí mật –
công khai, bị động – chủ động, bị trị – thống trị, bình thường – đặc biệt,
bình thường – khác thường, bình tĩnh – bối rối, bồi – lở, bổng – trầm, bở –
sượng, buồn – vui
 cá biệt – phổ biến, cạn – đầy, cao – thấp, căng – chùng, cẩn thận – cẩu thả,
chắc – lép, chăm – lười, chẵn – lẻ, chặt – lỏng, chậm – nhanh, chật – rộng,
chìm – nổi, chín – sống, chín – xanh, chia rẽ – thống nhất, chính – phụ,
chính nghĩa – phi nghĩa, chóng – lâu, chủ quan – khách quan, chua – ngọt,
chung – riêng, có – không, còn – hết, còn – mất, cong – thẳng, còng – ngay,
cố định – thay đổi, công – tư, công – tội, cũ – mới, cụ thể – trừu tượng, cùn

– sắc, cứng – mềm
 dài – ngắn, dại – khôn, dày – mỏng, dày – thưa, dễ – khó, dọc – ngang, dối
– thật, đau – lành, đặc – loãng, đặc – lỏng, đắng cay – ngọt bùi, đắt – ế,
đắt – rẻ, đậm – nhạt, đầy – vơi, đen – trắng, đẹp – xấu, điếc – tinh, đỏ –
xanh, đói – no, độc – lành, độc lập – thống nhất, đông – tây, đông – vắng,
động – tĩnh, đơn – kép, đơn giản – phức tạp, đùa – thật, đục – trong, đúng
– sai, được – hỏng, được – mất
 gần – xa, già – non, già – trẻ, giả – thật, giảm – tăng, gian – ngay, gián
tiếp – trực tiếp, giàu – nghèo, gỡ – lành, hạ – thượng, hại – lợi, hạn – úng,
hậu – tiền, hèn – sang, hẹp – rộng, hiếm – sẵn, họa – phúc, hở – kín, hơn –
kém, hơn – thiệt, hợp – tan, hợp lí – phi lí, hư - ngoan, hư – thực, hưng

23


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
thịnh – suy vong, hữu – tả, hữu ý – vô tình, im lặng – ồn ào, ít – nhiều
 khéo – vụng, khiêm tốn – kêu ngạo, khinh – trọng, khó khăn – thuận lợi,
khỏe – ốm, khỏe – yếu, khô – ướt, khổ – sướng, khổng lồ – tí hon, khuyết –
tròn, khuyết điểm – ưu điểm


lạ – quen, lạc hậu – tiến bộ, lành – rách, lành – vỡ, lạnh – nóng, lâu dài –
trước mắt, lên – xuống, lõm – lồi


 may – rủi, mặn – nhạt, méo – tròn, mờ – tỏ, muộn – sớm, nặng – nhẹ, ngẫu
nhiên - tất nhiên, nghịch – thuận, ngoài – trong, ngửa – sấp, nháp – nhẵn,
nhục – vinh, nông – sâu
 ôi – tươi
 phai – thắm, phải – trái
 quang – rậm
 sáng – tối, sau – trước, say – tỉnh, sơ – thân
 thanh – tục, thành công – thất bại, thô – tỉnh, thối – thơm, tích cực – tiêu
cực

Trong các cặp từ trái nghĩa chỉ tính chất trên, ta thấy có một số cặp mang ý
nghĩa rất khái quát như cao – thấp (kích thước), tốt – xấu (tính chất), mạnh – yếu
( trạng thái), phải - trái (chiều ngang), trên – dưới (chiều dọc), …
Từ đặc điểm này, Đỗ Hữu Châu đã đồng tình cùng CH.Osgod và những tác
giả cùng trường phái khái quát hóa những cặp trái nghĩa như vậy trong tiếng Anh,
cho rằng chúng có thể quy về ba nhân tố chính: nhân tố “đánh giá” ( tốt – xấu,
thiện – ác, ngoan – hư...), nhân tố “cường độ” (yếu – mạnh, nhanh – chậm,...) và
nhân tố “phương hướng” (trên – dưới, xa – gần, bắc – nam, …). Ba nhân tố này
thường kết hợp lẫn nhau hình thành nên ý nghĩa của từng cặp.
Nhận định trên đúng như chưa đủ, xét một số cặp từ trái nghĩa chỉ tính chất
như sau:
 động – tĩnh, loạn – yên, biến động – ổn định, hỗn loạn – trật tự, loạn lạc –

24


Ket-noi.com
Ket-noi.com Kho
Kho tai

tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
thái bình, ngăn nắp – hỗn độn
 ồn ào – lặng lẽ, đông đúc – vắng vẻ
 công khai - bí mật, hợp pháp – bất hợp pháp
 trắng – đen, sáng – tối
Bản chất của những cặp từ trên, nhân tố chi phối chúng đầu tiên không phải
là nhân tố “đánh giá”, càng không phải nhân tố “cường độ” hay “phương
hướng” mà đó là “trạng thái”.
Nói “Nơi đây đông đúc”, “Nơi kia vắng vẻ” thì trạng thái chính nơi được
nói đến thật sự “đông đúc” hoặc “vắng vẻ” chứ không phải do “đánh giá” .
Nói “Năm ấy, ông ấy hoạt động cách mạng công khai ở Sài Gòn”, “Năm
ấy, ông ấy hoạt động cách mạng bí mật ở Sài Gòn”. Ở hai cách nói trên, trạng thái
hoạt động của người được nói đến mặc nhiên là công khai hoặc bí mật, không do
ai đánh giá mà thành cả.
Có thể những cặp tính từ trái nghĩa trên được hình thành ít nhiều do sự ảnh
hưởng của nhân tố đánh giá, nhận xét chủ quan nhưng tuyệt nhiên, bản chất của sự
hình thành các cặp từ trái nghĩa trên xuất phát từ trạng thái mặc nhiên của nó.
Vậy thay vì ba nhân tố chính như quan điểm của Đỗ Hữu Châu và những
tác giả cùng trường phái với CH.Osgcod, ta có thể bổ sung thêm một nhân tố
không kém phần quan trong việc hình thành nên những cặp từ trái nghĩa chỉ tính
chất, đó là nhân tố “trạng thái”. Suy ra, có bốn nhân tố chính thường kết hợp với
nhau hình thành nên ý nghĩa cụ thể của từng cặp từ trái nghĩa chỉ tính chất: “đánh
giá”, “cường độ”, “phương hướng” và “trạng thái”. Ở đây, việc xác định các
nhân tố không do số lượng ít nhiều các cặp từ khái quát cho mỗi nhân tố đó mà là
do sự chi phối thường xuyên của các nhân tố đến tất cả các cặp từ trái nghĩa chỉ
tính chất có quan hệ trái nghĩa. Đồng thời, ta cũng thấy rằng rất nhiều ý nghĩa của
quan hệ trái nghĩa trong từng cặp được xây dựng trên cơ sở ý nghĩa của từng cặp

khái quát kết hợp với các nét nghĩa biểu vật và hạn chế biểu vật.
Ví dụ:
 rậm – thưa là do nhân tố đánh giá và trạng thái quy định, đồng thời là sự
25


×