Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hệ thống tòa án ở trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.66 KB, 2 trang )

Theo điều 123 - 135 của HIến pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1982 và Luật tổ chức Tòa án
nhân dân Trung Quốc năm 2006, hệ thống tổ chức tòa án Trung Quốc gồm: Các tòa án nhân dân,
đứng đầu là Tòa án nhân dân tối cao, tiếp là các tòa án nhân dân cấp cao( 31 toà đặt tại các tỉnh), rồi
các tòa án nhân dân cấp trung ( 376 tòa) và cuối cùng là tòa án nhân dân cơ sở ( 3000 tòa ở khắp các
tỉnh và được chia thành 20000 đơn vị nhỏ hơn gọi là các cơ quan tài phán địa phương đặt tại các
thành phố và làng xã)
1, Tòa án nhân dân tối cao (hay còn gọi là Tòa án Nhân dân Pháp viện) là tòa án cấp cao nhất của
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với 3 tòa chuyên trách: hình sự, dân sự, kinh tế. Tòa có quyền thành
lập các tòa chuyên trách khác khi cần.
-

-

Tòa có thẩm quyền xét sử sơ thẩm đối với các vụ việc theo quy định của pháp luật hoặc với
các vụ việc mà tòa thấy rằng cần phải trực tiếp xét sử sơ thẩm.
Có quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ việc đac được xét xử bởi tòa án nhân dân cấp
cao và tòa án nhân dân đặc biệt khi có đơn kháng cáo hoặc kháng nghị từ Viện kiểm sát nhân
dân tối cao
Có quyền giám sát hoạt động xét xử của các toàn án nhân dân cấp dưới và tòa án nhân dân
đặc biệt.
Có quyền giải thích những vấn đề có liên quan tới việc áp dụng pháp luật trong công tác xét
xử
Trên thực tế, luật của Tòa án nhân dân tối cao đã phát triển tới mức có thể gọi là “ pháp luật
thành văn của tòa”. Đây là việc làm có ý nghĩa nhằm giúp các tòa án cưỡng chế pháp luật
hiệu quả

2, Tòa án nhân dân cấp cao: là tòa án cấp tỉnh, cấp vùng tự trị và các thành phố trực thuộc trung
ương. Cơ cấu tổ chức giống Tòa án nhân dân tối cao
-

Có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với những vụ việc luật định, những vụ việc được các tòa


án cấp dưới trực tiếp chuyển lên và những vụ án hình sự lớn có ảnh hưởng tới tòa tỉnh
Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ án đã được tòa án cấp dưới xét xử khi có
kháng cáo, kháng nghị

3, Tòa án nhân dân cấp trung:
-

-

Có thẩm quyền xét xử sơ thẩm trong một số vụ việc như vụ việc được chuyển lên từ tòa án
nhân dân cơ sở, hầu hết vụ việc có đương sự là người nước ngoài, các vụ án phản cách
mạng, các vụ án hình sự có mức án tù chung thân hoặc tử hình, các vụ án hình sự mà người
phạm tội là người nước ngoài
Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ việc đã được xét xử bở tòa án nhân dân
cơ sở khi có kháng cáo, kháng nghị.

4,Tòa án nhân dân cơ sở (tòa án ở cấp địa phương)
-

Có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đốu với các vụ việc hình sự có mức án thấp hơn án tử hình và
án tù chung thân; xét xử từ vụ dân sự không có yếu tố nước ngoài
Có quyền chuyển những vụ việc có tính chất nghiêm trọng tới tòa án cấp trên để giải quyết

5,Tòa án nhân dân chuyên biệt khác: Tòa án giải quyết các vấn đề về vận tải đường sắt, về rừng, về
quân giải phóng nhân dân và về hàng hải
-

Thẩm quyền được quy định một phần trong Hiến pháp, một phần trong luật tổ chức tòa án
nhân dân, luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự và luật tố tụng hành chính



Án lệ được thừa nhận ở Trung Quốc nhưng chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị bắt buộc
Ở Trung Quốc, Luật ngày 28/5/1995 đã quy định việc thiết lập đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp. Các
thẩm phán chuyên nghiệp không bị luân chuyển hoặc miễn nhiệm nếu không vi phạm pháp luật hoặc
vì lí do sức khỏe.



×