Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực trạng công tác thanh tra lao động về việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI trên cả nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.99 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................... 2
NỘI DUNG........................................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG.............................................................................1
1.1. Các khái niệm về thanh tra lao động......................................................................................................... 1
1.2. Vị trí, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của thanh tra lao động.................................................................1
1.3. Mục đích của thanh tra lao động............................................................................................................... 2
1.4. Nguyên tắc thanh tra lao động.................................................................................................................. 2
1.5. Cơ cấu tổ chức......................................................................................................................................... 2
1.6. Hình thức hoạt động................................................................................................................................. 2
1.7. Phương thức............................................................................................................................................. 2
1.8. Nội dung thanh tra lao động pháp luật về bảo hiểm xã hội........................................................................3
CHƯƠNG 2. THỰC TRANG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ
HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN CẢ NƯỚC..................................................................................4
2.1. Khái quát chung về các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam...........................................................................4
2.2. Thực trạng công tác thanh tra lao động về việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
FDI trên cả nước............................................................................................................................................. 5
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.............................................................................................. 5
2.2.2. Lực lượng thanh tra........................................................................................................................... 5
2.2.3. Hình thức thanh tra............................................................................................................................ 6
2.2.4. Mô tả................................................................................................................................................. 6
2.2.5. Kết quả thanh tra............................................................................................................................... 7
2.3. Nhận xét chung........................................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI........................................................................................9
3.1. Một số giải pháp....................................................................................................................................... 9
3.2. Một số kiến nghị...................................................................................................................................... 9
KẾT LUẬN........................................................................................................................................................ 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 2



LỜI MỞ ĐẦU

Ban thanh tra của nước ta xuất hiện từ những năm 1945 khi đất nước mới
bắt đầu xây dựng chế độ dân chủ. Sự cần thiết của việc thành lập đoàn thanh tra
đã được chứng minh qua các thời kì phát triển của đất nước cho đến tận bây giờ.
Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, công tác thanh tra còn
đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật.
Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ
cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới
bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi
phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra
từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính
sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp
luật. Xuất phát từ những vai trò quan trọng của công tác thanh tra và mong
muốn được hiểu biết hơn về hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động, vì vậy
em quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng công tác thanh tra lao động về việc
thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI trên cả nước” làm
đề tài nghiên cứu chuyên đề Thanh tra lao động.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1. Các khái niệm về thanh tra lao động
Thanh tra là việc kiểm tra, xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện
pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo
trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo
vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công
nghiệp và tổ chức, cá nhân khác.

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc
thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành.
Thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lí việc thực
hiện theo pháp luật lao động của tổ chức cá nhân do cơ quan có thẩm quyền
trong lĩnh vực lao động thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm
phục vụ cho hoạt động quản lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể lao động và tổ chức cá nhân khác.
Theo quy định tại chương XVI Bộ luật lao động 2012
1.2. Vị trí, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của thanh tra lao động
Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân
công của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra
viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội.
Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra.
Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động,
thương binh và xã hội.
Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và
xã hội.
Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương
binh và xã hội.
Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố

1



cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
( Theo Điều 7, chương II Luật Thanh tra)
1.3. Mục đích của thanh tra lao động
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện
pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp
cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân
tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
( Theo Điều 2, chương I, Luật Thanh tra)
1.4. Nguyên tắc thanh tra lao động
Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải
tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân
chủ và kịp thời.
Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt
động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh
tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
( Theo Điều 2, chương I, Nghị định 39/2013)
1.5. Cơ cấu tổ chức
1. Các cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
2. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Dạy nghề;
b) Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
( Theo Điều 5, chương 2, nghị định 39/2013)

1.6. Hình thức hoạt động
Đột xuất
Kế hoạch
1.7. Phương thức
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên
phụ trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số 01/2006/QĐ-

2


BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động
thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng,
quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ LĐTBXH
về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao
động)
1.8. Nội dung thanh tra lao động pháp luật về bảo hiểm xã hội
1. Thanh tra hành chính:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
b) Hoạt động thanh tra hành chính phải tuân theo các quy định của pháp
luật về thanh tra hành chính và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thanh tra chuyên ngành:
Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp): Việc thực hiện
pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội; việc thực hiện pháp
luật về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động;
Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải tuân theo các quy định của pháp
luật về thanh tra chuyên ngành và các quy định của pháp luật có liên quan.

3



CHƯƠNG 2. THỰC TRANG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP FDI TRÊN CẢ NƯỚC
2.1.

Khái quát chung về các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3 của Luật Đầu tư 2005, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập
để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do
nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Tính chung trong năm 2013, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm
là 22,35 tỷ USD. Hiện nay, khu vực FDI tăng trưởng ổn định ở hầu hết các lĩnh
vực. Tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc thời
điểm 31/12/2013 là 9093 doanh nghiệp, gấp 6 lần năm 2000, bình quân giai
đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 16%. Trong đó doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài là 7543 doanh nghiệp (chiếm 83% toàn bộ doanh nghiệp FDI) gấp
8,8 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000 - 2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 20%.
Doanh nghiệp liên doanh là 1550 doanh nghiệp (chiếm 17% số doanh nghiệp
FDI) gấp 2,3 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng 6,7%.
Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng
hiện chiếm tỷ lệ cao nhất với 73% (riêng ngành công nghiệp chiếm 66,4%).
Tiếp đến là khu vực dịch vụ với 25,7%. Trong khi số doanh nghiệp FDI hoạt
động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ có 123 doanh nghiệp,
chiếm 1,4%.
Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tại thời điểm
31/12/2013 trên 3,2 triệu người, gấp gần 8 lần năm 2000, trong đó doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài chiếm 92% (năm 2000 là 70,2%), doanh nghiệp liên
doanh với nước ngoài chiếm 8% (năm 2000 là 29,8%), bình quân mỗi năm thu

hút thêm 216,5 nghìn lao động, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm của
nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng hiện thu hút lao động khu vực
FDI đạt tỷ lệ cao nhất với 91% (riêng ngành công nghiệp 90,2%).
Tổng số vốn của khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng vào hoạt động sản
xuất kinh doanh thời điểm 31/12/2013 là 3411 nghìn tỷ đồng, gấp 14,2 lần năm
2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 22,4%/năm. Trong đó vốn FDI đầu
tư vào khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 55,2% (riêng công nghiệp là
54,1%); tiếp đến là khu vực dịch vụ 44,5% và khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản 0,3%. ( xem biểu 1)

4


Trong 12 tháng của năm 2013 đã có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự
án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với số tổng vốn đầu tư đăng ký cấp
mới và tăng thêm là 5,875 tỷ USD, chiếm 26,3% tổng vốn đầu tư đăng ký tại
Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và
tăng thêm là 4,76 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí
thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,46 tỷ USD, chiếm
20% tổng vốn đầu tư đăng ký.( xem biểu 2)
2.2. Thực trạng công tác thanh tra lao động về việc thực hiện pháp luật
bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI trên cả nước
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và xã hội là cơ quan thực hiện việc
thanh tra về việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI
trên phạm vị quốc gia.
Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Bộ :
- chủ trì hoặc tham gia xây dựng avwn bản quy phạm pháp luật theo sự
phân công của bộ trưởng; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc
ban hành các văn bản quy phạm quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản

lý nhà nước về lao động.
- chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng; tổ chức thực hiện
kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của thanh tra Bộ, hướng dẫn theo dõi đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ.
- thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, quyền hạn của cơ quan tổ
chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra công vụ; thanh tra
việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản
lý của Bộ theo quy điịnh của pháp luật.
( Theo điều 2 Quyết định số 614/QĐ – LĐTBXH)
2.2.2. Lực lượng thanh tra
Hiện nay cả nước có gần 500 thanh tra viên chịu trách nhiệm giám sát hơn
400000 doanh nghiệp với hàng triệu lao động trong nhiều lĩnh vực tài chính, tổ
chức, trẻ em, bình đẳng giới. Tính riêng doanh nghiệp FDI cũng có hơn 9000
doanh nghiệp. Như vậy, tương quan giữa số thanh tra lao động với số doanh
nghiệp cần thanh tra có sự chênh lệch quá lớn. Bình quân một thanh tra viên cần
thanh tra hàng nghìn doanh nghiệp, điều này là không thể. Có địa phương chỉ có
2 – 3 thanh tra lao động. Do vậy, việc số lương thanh tra lao động quá ít này dẫn
đến hệ quả số doanh nghiệp được thanh tra hàng năm cũng chỉ dừng lại ở con số

5


rất ít chưa kể đến chất lượng thanh tra đã được đảm bảo hay chưa.
Thêm vào đó, lực lượng thanh tra thiếu chuyên môn nghiệp vụ, chưa được
đào tạo bài bản, thực tế lực lượng thanh tra của cả nước vừa thiếu về số lượng
vừayếu kém chuyên môn, các cán bộ thanh tra đa số là mới ra trường hoặc
chuyển công tác chưa có nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, thanh tra ngành bảo hiểm
xã hội chủ yếu là kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực bảo
hiểm xã hội. Với trình độ của thanh tra lao động hiện nay thì chưa thể đáp ứng

được nhu cầu thanh tra các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp FDI nói
riêng và nhất là hiện nay các doanh nghiệp FDI đang không ngừng tăng lên.
2.2.3. Hình thức thanh tra
Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt
2.2.4. Mô tả
Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam về tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
cho thấy, đến hết tháng 9-2016, tại cả ba tỉnh, thành phố (gồm Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Bình Dương) được giám sát đều có doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
với tổng số nợ khoảng 5.723 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội bình quân
của ba tỉnh khoảng 50% trên tổng số lực lượng lao động thuộc đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội của địa phương. Công tác nắm bắt, thống kê chính xác số
lượng người lao động, người sử dụng lao động thuộc diện phải tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo quy định
của pháp luật còn chưa kịp thời. Tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong
công tác khai trình lao động theo quy định còn nhiều hạn chế dẫn đến một bộ
phận người lao động chưa được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp đều lấy lý do kinh tế khó khăn, mới thành lập
hoặc thay đổi cán bộ quản lý hoặc người lao động không muốn tham gia để
không đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động.
Nhận thấy những bất cập trong việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao
động tại các doanh nghiệp trên cả nước nói chung, các doanh nghiệp FDI nói
riêng, Nhà nước cho tăng cường thành lập các đoàn thanh tra có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, nhiều kinh nghiệm trực tiếp đến các doanh nghiệp kiểm tra,
giám sát việc đóng bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động,
có biện pháp xử lý kịp thời những sai phạm tránh gâu hậu quả nghiêm trọng. Từ
năm 2014, để tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các sở, ban, ngành và tổ chức thành viên của
Mặt trận Tổ quốc ở địa phương đã nỗ lực đẩy mạnh thanh kiểm tra, giám sát


6


thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Các khiếu nại về bảo hiểm xã hội được các cơ quan kịp thời giải quyết.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ giám sát chính sách bảo hiểm xã hội còn thấp,
chế tài xử phạt còn rất hạn chế. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 95/2013 và Nghị định số 88/2015 của Chính
phủ chưa đủ sức răn đe. Công tác hậu thanh tra, kiểm tra, giám sát và khởi kiện
các hành vi vi phạm pháp luật còn vướng mắc. Một số doanh nghiệp sau khi bị
thanh tra, kiểm tra, xử phạt, không liên lạc với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực
hiện kết luận thanh kiểm tra hoặc không còn khả năng thanh toán nợ bảo hiểm
xã hội. Do doanh nghiệp cũ giải thể, phá sản không còn hoạt động cho nên
nhiều người lao động không được trả hồ sơ bảo hiểm xã hội.
2.2.5. Kết quả thanh tra
Bên cạnh những doanh nghiệp FDI chấp hành nghiêm chỉnh quy định
pháp luật, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, vẫn một số doanh nghiệp nợ
bảo hiểm xã hội. Tính đến ngày 31/12/2016, tổng số nợ bảo hiểm xã hội của
khối doanh nghiệp FDI vẫn còn cao là 1.241 tỷ đồng (chiếm 3,9% tổng số phải
thu của các doanh nghiệp cùng khối FDI).
Tình trạng nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội đang diễn ra rất trầm trọng
Nợ đọng bảo hiểm xã hội gần đây rất lớn, nằm ở các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên 40%, doanh nghiệp FDI là 14%. Con số nợ, trốn đóng bảo
hiểm xã hội hiện nay đã lên tới 12.000 tỷ đồng.
Tình trạng đóng bảo hiểm xã hội sai quy định vẫn diễn ra phổ biến
Các doanh nghiệp thường có động thái như đóng không đúng tiền lương
thực tế, đóng không đủ số lao động, thu tiền của người lao động rồi chiếm dụng,
nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài... để lách đóng bảo hiểm xã hội cho người lao
động.
2.3. Nhận xét chung

Qua quá trình thanh tra về việc thực hiên pháp luật về bảo hiểm xã hội,
em nhận thấy:
Lực lượng thanh tra lao động còn quá mỏng
Hiện nay, cả nước có gần 500 thanh tra viên chịu trách nhiệm giám sát
hơn 400.000 doanh nghiệp với hàng triệu lao động trong nhiều lĩnh vực tài
chính, tổ chức, lao động, trẻ em, bình đẳng giới... Tính riêng số doanh nghiệp
FDI cũng tới hơn 9000 doanh nghiệp. Như vậy, tương quan giữa số thanh tra lao
động với số doanh nghiệp cần thanh tra có sự chênh lệch quá lớn.
Lực lượng thanh tra lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ

7


Thực tế thì lực lượng thanh tra vừa thiếu về số lượng, vừa yếu kém về
trình độ. Có tới 30 - 50% cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác. 25% cán
bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp. Thêm nữa, thanh tra chuyên ngành Bảo hiểm
xã hội hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh
vực bảo hiểm xã hội.
Công tác quản lý về bảo hiểm xã hội còn nhiều hạn chế
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, việc nợ đóng, trốn đóng bảo
hiểm xã hội là một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp FDI lựa chọn để
gia tăng lợi nhuận.
Trong khi đó chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội còn
nhiều bất cập, như mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp, chưa có quy
định xử lý hình sự khi chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao
động...
Lợi dụng sơ hở của pháp luật, nhiều doanh nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp FDI nói riêng tìm đủ mọi cách để lách luật.
Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, trong đó chủ yếu do một số
doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phải giải thể, ngừng hoạt động; song vẫn

còn đâu đó một số doanh nghiệp cố tình trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng vốn
từ khoản thu bảo hiểm xã hội của người lao động đầu tư vào mục đích khác,
thiếu hợp tác tích cực với cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ cho
người lao động, đặc biệt còn có chủ doanh nghiệp bỏ trốn khỏi Việt Nam…
Những hạn chế này, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quyền, lợi ích hợp pháp
của người lao động, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã
hội, làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

8


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
3.1.

Một số giải pháp
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tới từng đơn vị, doanh nghiệp. Giải
pháp này nhằm phát hiện kịp thời các doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo
hiểm xã hội.
Tăng cường hiệu quả thanh tra bằng cách cán bộ thanh tra làm tốt hơn nữa
vai trò tham mưu, giúp cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác khảo sát, lập
kế hoạch thanh tra , kiểm tra toàn diện nhưng không bị chồng chéo, phải thực
hiện hợp lý, có trình tự.
Tập trung xây dựng ngành thanh tra trong sạch, vững mạnh. Hơn lúc nào
hết, ngành thanh tra phải thật trong sạch. Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm
tra kiệm toàn và nâng cao chât lượng thanh tra kiểm tra của cán bộ về bảo hiểm
xã hội. Cán bộ thanh tra phải là lực lượng trung thành, tận tụy, gương mẫu, liêm
khiết. Cần chọn lọc những người đủ đức đủ tài để làm công tác thanh tra kiểm
tra. Xử lý nghiêm minh cán bộ thanh tra làm việc thiếu nghiêm minh.

Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp cần tăng cường hơn nữa việc tuyên
truyền để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn nữa quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội cũng như lợi ích đạt được khi tham gia bảo hiểm xã hội. Bên cạnh
đó, phối hợp tốt với các đoàn thanh tra kiểm tra.
Hầu hết các chủ doanh nghiệp chưa thực sự coi trong người lao động mà
chỉ quan tâm đến lợi nhuaajm kinh doanh. Chính vì thế, người lao động cần phải
tự nâng cao hiểu biết về luật bảo hiểm xã hội đồng thời các cấp chính quyền và
tổ chức đoàn thể nhất là tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, cơ
quan bảo hiểm các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để giúp
người lao động hiểu rõ được quy đinh của pháp luật về vấn đề bảo hiểm xã hội.
3.2. Một số kiến nghị
Để góp phần hoàn thiện công tác thanh tra việc thực hiệm pháp luật về
bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI trên cả nước, em xin có một vài kiến
nghị như sau:
Kỉ luật nghiêm minh đối với cán bộ thanh tra không làm tròn chức trách,
nhiệm vụ của mình làm ảnh hưởng xấu đến công tác điều tra các vi phạm pháp
luật về bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra bảo hiểm xã hội, nhà nước cần tiếp

9


tục bám sát, đôn đốc, nhắc nhở đơn vị, doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết.
Đối với những doanh nghiệp, đơn vị vẫn tiếp tục vi phạm luật bảo hiểm xã hội,
cơ quan có thẩm quyền có thể không phê duyệt hồ sơ xin cấp phép đầu tư,
không được nhận các ưu đãi của Nhà nước. Thậm chí, tước giấy phép kinh
doanh của các doanh nghiệp đang hoạt động mà không tham gia bảo hiểm xã
hội, chậm đóng, nợ đóng bảo hiểm quá dài.
Ván đề các doanh nghiệp chậm đóng, nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
cho người lao động nghiều năm liền là do bảo hiểm xã hội chỉ được thu tiền bảo

hiểm xã hội và phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện đôn đốc,
nhắc nhở chức không có quyền xử phạt doanh nghiệp. Vì vậy cần trao thêm
quyền cho các đoàn thanh tra, cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc xử lý vi phạm
pháp luật.
Triển khai rộng rãi việc giao cho người lao động sổ bảo hiểm của mình
nhằm tăng cường giám sát việc đóng bảo hiểm của doanh nghiệp được chặt chẽ
hơn.

10


KẾT LUẬN

Xã hội ngày càng phát triển, Nhà nước muốn Việt Nam có nền kinh tế
phát triển bền vững, có chỗ đứng nhất định trên bản đồ kinh tế thế giới thì cần
nâng cao công tác quản lý về mọi mặt đặc biệt là vấn đề bảo hiểm xã hội đối với
các doanh nghiệp trên cả nước nói chung, các doanh nghiệp FDI nói riêng.
Ngoài việc gây ấn tượng tốt với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư
ngày càng lớn ngoài các chính sách ưu đãi, ưu tiên đối với các doanh nghiệp
FDI thì Nhà nước cần tăng cường bảo vệ quyền lợi cho người lao động của
mình, nâng cao vai trò của pháp luật Việt Nam đối với các doanh nghiệp FDI.
Tăng cường thanh tra, giám sát pháp luật về bảo hiểm xã hội là cách bảo vệ sức
khỏe, quyền lợi chính đáng của người lao động, củng cố vai trò của pháp luật
Việt Nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định 39/2013/NĐ-CP
2. Luật thanh tra 2010
3. Nghị định 86/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của luật thanh tra
4. Luật lao động 2012


Biểu 1.Tổng quan FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013

( Nguồn: Tổng cục thống kê)


Biểu 2. Cơ cấu FDI theo quốc gia năm 2013

(N
guồn: Tổng cục thống kê)



×