PSD101 − LTTN 3
Câu 1 [Góp ý]
Điểm : 1
Thông thường, nếu một người quá để ý đến mặt yếu của mình thì người đó sẽ trở nên
A) Tự tin hơn
B) Tự ti hơn
C) Dũng cảm hơn
D) Mạnh mẽ hơn
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Tự ti hơn.
Vì: Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Mỗi người cần nhận biết điểm yếu của mình và tìm cách
khắc phục nó. Nhưng không nên quá để ý đến điểm yếu vì nếu làm như vậy con người sẽ đánh
mất đi sự tự tin của mình. Sống trong xã hội, mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu, năng lực khác
nhau nên mới phải hợp tác với nhau để cùng làm việc. Đây cũng chính là cơ sở của sự phân công
lao động trong xã hội.
Tham khảo: Xem mục 3.2 Tầm quan trọng của việc giao tiếp
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 2 [Góp ý]
Điểm : 1
Xác định luận điểm SAI bàn về mối quan hệ giữa nghề nghiệp và uy tín của con người
A) Một người có nghề nghiệp, công việc ổn định thì luôn tạo được sự
giao tiếp
B) Người không có nghề nghiệp, công việc ổn định thì không dễ tạo s
người khác
C) Một người dù có nghề nghiệp, công việc ổn định thì cũng chưa thể
khác tin tưởng
D) Có nghề nghiệp và công việc ổn định là một ưu thế làm cho người
Chọn một câu trả lời mình
Đúng. Đáp án đúng là: Một người có nghề nghiệp, công việc ổn định thì luôn tạo được sự tin
tưởng trong giao tiếp.
Vì: Đây là luận điểm sai vì vậy thỏa mãn yêu cầu của câu hỏi. Thông thường một người có nghề
nghiệp và công việc ổn định thì sẽ dễ dàng tạo được sự tin tưởng trong giao tiếp (tức là người
khác sẽ dễ dàng tin tưởng những người này). Nhưng không phải bất cứ ai có nghề nghiệp và công
việc ổn định cũng luôn tạo được sự tin tưởng.
Tham khảo: Xem mục 3.3.1 Khởi đầu giao tiếp
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 3 [Góp ý]
Điểm : 1
Tìm phương án đúng nhất. Con người cần kiểm soát được tình cảm của mình để chúng bộc
lộ một cách thích hợp đúng lúc đúng chỗ vì:
Chọn một câu trả lời
A) Đó là cách tôn trọng đối tác và những người xung quanh
B) Cách biểu hiện tình cảm thái quá sẽ gây khó chịu cho người khác
C) Con người sẽ bị tổn thương tâm lý nếu bị người khác xúc phạm
D) Con người có nhu cầu được tôn trọng bởi những người xung quan
Đúng. Đáp án đúng là: Đó là cách tôn trọng đối tác và những người xung quanh.
Vì: Đây là phương án đúng nhất và bao quát nhất so với các phương án còn lại. Vì khi con người
bộc lộ tình cảm (cảm xúc yêu, ghét...) một cách thích hợp, đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ không làm
ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đó cũng là cách thể hiện sự tôn trọng họ.
Tham khảo: Xem mục 3.3.2.2 Các hình thức giao tiếp phi ngôn từ
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 4 [Góp ý]
Điểm : 1
Để giao tiếp thành công thì vấn đề xác định cự li và phương pháp giao tiếp nên
được tiến hành như thế nào?
A) Với mọi người đều sử dụng phương pháp và cự li giao tiếp như nh
B) Không cần xác định cự li hay phương pháp giao tiếp với từng ngườ
ai mình cũng nên tận tình chu đáo
C) Nên xác định cự li và phương pháp giao tiếp với từng đối tượng cụ
ứng xử phù hợp
D) Việc giao tiếp với người khác như thế nào tùy thuộc vào hoàn cảnh
Chọn một câu trả lời không cần xác định trước
Đúng. Đáp án đúng là: Nên xác định cự li và phương pháp giao tiếp với từng đối tượng cụ thể
để có cách ứng xử phù hợp.
Vì: Sống trong xã hội, con người bị chi phối bởi rất nhiều mối quan hệ từ thân đến sơ. Nếu như
dàn trải thời gian và sức lực cho các mối quan hệ, con người sẽ không đủ khả năng để vẹn toàn,
chu đáo. Vì vậy, nên xác định cự li và phương pháp giao tiếp với từng đối tượng cụ thể để có cách
ứng xử phù hợp (xem bài giảng).
Tham khảo: Xem mục 3.4.2 Duy trì giao tiếp
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 5 [Góp ý]
Điểm : 1
Tìm phương án đúng nhất
A) Giao tiếp là cách thức con người tạo lập các mối liên hệ với những
trong xã hội
B) Giao tiếp là cách thức con người trao đổi thông tin với nhau
C) Giao tiếp là cách thức con người trao đổi tâm tư tình cảm với nhau
D) Giao tiếp là cách thức con người trao đổi tri thức cho nhau
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Giao tiếp là cách thức con người tạo lập các mối liên hệ với những người
khác trong xã hội.
Vì: Đây là phương án đúng nhất trong số 4 phương án. Sống trong xã hội, con người không thể
tồn tại một mình mà luôn bị tác động, bị phụ thuộc bởi những xung quanh. Vì vậy, con người cần
tạo lập các mối liên hệ với những người khác (về mọi mặt).
Tham khảo: Xem mục 3.1.1 Khái niệm giao tiếp
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 6 [Góp ý]
Điểm : 1
Tìm phương án đúng nhất. Con người cần tìm kiếm thông tin, tăng cường đề tài nói chuyện
để:
A) Tạo sự linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn trong giao tiếp
B) Thể hiện cá tính trong giao tiếp
C) Có khởi đầu tốt đẹp trong các mối quan hệ giao tiếp
D) Bản thân thu được những kinh nghiệm quí giá
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Tạo sự linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn trong giao tiếp.
Vì: Đây là phương án đúng nhất trong 4 phương án. Khi một người hiểu biết rộng, nhiều tri thức
thì họ sẽ linh hoạt, sáng tạo hơn từ đó dễ dàng thành công trong quá trình giao tiếp
Tham khảo: Xem mục 3.4.2 Duy trì giao tiếp
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 7 [Góp ý]
Điểm : 1
Tìm phương án đúng nhất. Để có thể tự tin trong quan hệ giao tiếp, điều đầu tiên con người
cần:
A) Làm chủ bản thân và duy trì trạng thái cân bằng tâm lý
B) Tự do bộc lộ cảm xúc như mình muốn
C) Chuẩn bị trang phục phù hợp
D) Tận hưởng các thú vui trong công việc và cuộc sống
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Làm chủ bản thân và duy trì trạng thái cân bằng tâm lý.
Vì: Khi làm chủ bản thân và duy trì được trạng thái cân bằng tâm lý thì con người có thể thành
công trong giao tiếp. Khi đó con người chủ động, tự tin tìm cách tiếp cận phù hợp với đối tượng,
không cáu giận vô cớ hoặc bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài dẫn đến việc phá hỏng các mối
quan hệ.
Tham khảo: Xem mục 3.3.2.2 Các hình thức giao tiếp phi ngôn từ
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 8 [Góp ý]
Điểm : 1
Tìm phương án SAI. Hình thức giao tiếp phi ngôn từ có vai trò:
A) Truyền thông điệp cho đối tượng giao tiếp
B) Biểu lộ cảm xúc, tình cảm của chủ thể giao tiếp
C) Thay thế lời nói chỉ khi không diễn đạt được bằng lời
D) Làm tăng ý nghĩa của lời nói
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Thay thế lời nói chỉ khi không diễn đạt được bằng lời
Vì: Hình thức giao tiếp phi ngôn từ được sử dụng kèm với lời nói để biểu lộ cảm xúc, tình cảm
của chủ thể giao tiếp, truyền thông điệp đến người nghe, làm tăng ý nghĩa của lời nói. Chứ không
phải chỉ khi nào không diễn đạt được ý nghĩ bằng lời nói thì mới cần đến giao tiếp phi ngôn từ.
Tham khảo: 3.3.2.2.Các hình thức giao tiếp phi ngôn từ
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 9 [Góp ý]
Điểm : 1
Khi nhân viên cấp dưới được cấp trên giao một nhiệm vụ nằm ngoài phạm vi những công
việc thường làm (không trong danh mục các công việc được mô tả khi phân công trách
nhiệm) thì cấp dưới nên phản ứng như thế nào?
A) Nhiệt tình nhận nhiệm vụ và trao đổi với cấp trên các phương án th
B) Từ chối thẳng thừng
C) Nhận việc nhưng không hào hứng
D) Đẩy việc sang nhân viên khác
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Nhiệt tình nhận nhiệm vụ và trao đổi với cấp trên các phương án thực
hiện.
Vì:
- Nếu không có kiến thức, tay nghề mà chỉ có sự nhiệt tình thôi thì sẽ hỏng việc, làm mất thời
gian của mọi người, cơ hội bị cấp trên đánh giá là kém, ẩu rất cao, ảnh hưởng xấu đến quy trình
sản
xuất
kinh
doanh
của
doanh
nghiệp.
- Nhận nhiệm vụ thể hiện sự nhiệt tình có suy nghĩ, phân tích sẽ được đánh giá là người sẵn sàng
chấp hành sự phân công, điều động công việc của cấp trên, có tinh kỷ luật cao, có trí tuệ, chắc
chắn trong giải quyết công việc vì có cân nhắc kỹ càng, trao đổi ý kiến với cấp trên về các
phương án trước khi thực hiện giúp họ nhận thấy rõ hơn sự hợp lý của quyết định phân công công
việc và có thể dự báo trước kết quả công việc để ứng phó kip thời
Tham khảo: Xem mục 4.2.2.2 Những điều cấp dưới nên ứng xử
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 10 [Góp ý]
Điểm : 1
Trong trường hợp cụ thể, khi cấp trên đưa ra những quyết định không như mong đợi của
bạn nhưng lại có vẻ phù hợp với các đồng nghiệp khác, bạn nên làm gì?
A) Gặp cấp trên bày tỏ quan điểm của mình và tuân thủ trên cơ sở hiể
tình với quyết định.
B) Tranh luận đến cùng để thuyết phục cấp trên theo phương án mong
mình
C) Chán nản, phản ứng bằng cách bất hợp tác
D) Tạo diễn đàn chia sẻ bức xúc với các đồng nghiệp khác
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Gặp cấp trên bày tỏ quan điểm của mình và tuân thủ trên cơ sở hiểu rõ và
đồng tình với quyết định.
Vì:
- Trong quản lý có đặc điểm phải phục tùng quyết định, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp dưới đối với
cấp trên để đảm bảo sự điều khiển vận hành của 1 hệ thống. Vì vậy, khi cấp trên ra quyết định cấp
dưới
phải
phục
tùng,
tuân
thủ.
- Tuy nhiên cấp trên không phải ai và lúc nào ra quyết định đúng vì phụ thuộc vào trình độ, động
cơ lãnh đạo cá nhân hay tập thể, đạo đức nhân cách, tình huống, hoàn cảnh có thể bị ép buộc ra
quyết định...Cấp dưới thiếu thông tin, trình độ thấp hơn nhiều so với cấp trên, động cơ làm việc
không phù hợp với tập thể, a dua hoặc được đào tạo chuyên môn tốt, hiểu biết vấn đề của nơi làm
việc, có kinh nghiệm, biết cách giải quyết hợp lý, thông minh, hiệu quả, tuân theo chuẩn mực đạo
đức....có thể tuân thủ hoàn toàn hoặc tuân thủ mang tính hình thức, có thể đối phó, chống cự lại...
Hành
động
của
con
người
phụ
thuộc
vào
nhận
thức
của
họ.
Vì vậy trả lời ở câu hỏi này là cấp dưới cần trao đổi với cấp trên để thông hiểu quyết định. Một
bước cần thiết trong công tác quản lý của người lãnh đạo trước khi triển khai thực hiện quyết định
quản lý của mình là làm cho cấp dưới hiểu được mục đích, tầm quan trọng, cách thức thực hiện
quyết định...
Tham khảo: Xem mục 4.2.2.2 Những điều cấp dưới nên ứng xử
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 11 [Góp ý]
Điểm : 1
Tìm phương án đúng nhất. Người lãnh đạo doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc
xây dựng môi trường giao tiếp ứng xử tốt đẹp trong doanh nghiệp của mình vì:
A) Người lãnh đạo là người chịu trách nhiệm và đại diện cho doanh n
hội và pháp luật
B) Người lãnh đạo là người điều hành toàn bộ hoạt động của doanh n
C) Người lãnh đạo là người có thể đưa ra những qui định về giao tiếp
cầu mọi thành viên trong doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định đó
D) Người lãnh đạo gương mẫu trong giao tiếp ứng xử sẽ là tấm gương
Chọn một câu trả lời viên doanh nghiệp noi theo
Đúng. Đáp án đúng là: Người lãnh đạo là người có thể đưa ra những qui định về giao tiếp ứng
xử và yêu cầu mọi thành viên trong doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định đó.
Vì: Đây là phương án đúng nhất trong 4 phương án. Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng
trong việc đề ra những quy định trong doanh nghiệp, trong đó có cả những quy định về giao tiếp,
ứng xử.
Tham khảo: 4.2. Ứng xử trong một số mối quan hệ nội bộ doanh nghiệp
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 12 [Góp ý]
Điểm : 1
Khi mới được tuyển dụng vào làm việc, nhân viên cấp dưới KHÔNG nên:
A) Chịu khó tìm hiểu về nơi làm việc, các mối quan hệ công việc
B) Tò mò tìm hiểu các mối quan hệ cá nhân
C) Thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc được giao
D) Ở lại làm thêm giờ cùng các đồng nghiệp
Chọn một câu trả lời
Đúng. Đáp án đúng là: Tò mò tìm hiểu các mối quan hệ cá nhân.
Vì: Khi mới được tuyển dụng nếu nhân viên cấp dưới quá để ý đến việc nghe ngóng các mối
quan hệ cá nhân thì sẽ dễ xao lãng các công việc được giao và có thể dễ bị ảnh hưởng bởi những
thiên kiến không đúng đắn hoặc bị lôi kéo vào những bè phái, v.v. gây khó khăn trong cách ứng
xử sau này.
Tham khảo: Xem mục 4.2.2.2 Những điều cấp dưới nên ứng xử
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 13 [Góp ý]
Điểm : 1
Tìm câu trả lời đúng nhất. Môi trường làm việc thân thiện, mối quan hệ lành mạnh trong
doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sáng tạo, năng lực làm việc... của người
lao động vì:
Chọn một câu trả lời
A) Con người là nhân tố quan trọng nhất trong mọi tổ chức
B) Bản chất của con người bị ảnh hưởng bởi điều kiện hoàn cảnh bên
C) Về bản chất, con người chỉ có thể phát huy được tốt nhất năng lực
mình khi được ở trong một môi trường thoải mái, thích hợp
D) Bản năng con người bao giờ cũng thích được tự do, thoải mái, vui
Đúng. Đáp án đúng là: Về bản chất, con người chỉ có thể phát huy được tốt nhất năng lực sáng
tạo của mình khi được ở trong một môi trường thoải mái, thích hợp.
Vì: Đây là đáp án đúng nhất trong số 4 phương án. Theo các nhà nghiên cứu, con người có thể
phát huy tốt nhất năng lực sáng tạo khi họ cảm thấy thoải mái, không phải chịu áp
lực,v.v.. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao thì phải biết tạo ra môi trường làm việc
thân thiện, thuận lợi để tạo cảm hứng tích cực cho người lao động.
Tham khảo: Xem mục 4.1.3. Hiệu quả của việc giao tiếp tốt trong doanh nghiệp
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 14 [Góp ý]
Điểm : 1
Xác định một câu SAI trong những câu dưới đây:
A) Các thành viên trong doanh nghiệp có mối quan hệ tốt đẹp với nha
sự đồng thuận, hứng khởi trong công việc
B) Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường làm việc sẽ giúp c
giảm stress do áp lực công việc
C) Các thành viên trong doanh nghiệp có mối quan hệ tốt đẹp với nha
thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
D) Mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường làm việc giúp mọi thành viê
Chọn một câu trả lời sự cân bằng trong công việc và cuộc sống
Đúng. Đáp án đúng là: Mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường làm việc giúp mọi thành viên đều
đạt được sự cân bằng trong công việc và cuộc sống.
Vì: Đây là luận điểm không chính xác. Sự cân bằng trong công việc và cuộc sống đòi hỏi rất
nhiều nỗ lực của con người ở nhiều phương diện. Mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường làm việc
là một trong những yếu tố quan trọng giúp con người đạt đến sự cân bằng này (nó là điều kiện
cần nhưng chưa đủ). Trong một trường hợp cụ thể, mối quan hệ tốt trong môi trường làm việc có
thể là yếu tố giúp cho một người đạt được sự cân bằng trong công việc cuộc sống (khi người này
đã hội đủ các điều kiện khác). Hơn nữa, mỗi người sẽ có quan niệm khác nhau về sự cân
bằng. Vì vậy không thể nói như luận điểm trên.
Tham khảo: Xem mục 4.1.3 Hiệu quả của việc giao tiếp tốt trong doanh nghiệp
Đúng
Điểm: 1/1.
Câu 15 [Góp ý]
Điểm : 1
Khi công việc được giao có những thay đổi đáng kể về phạm vi và cấp độ, xuất hiện nguy cơ
quá tải khiến không thể đảm đương
được công việc thì cấp dưới cần làm gì?
Chọn một câu trả lời
A) Im lặng, không làm gì vì cấp trên đã giao việc thì chắc phải biết vấ
B) Buông xuôi, làm được đến đâu thì làm
C) Chủ động đề xuất với cấp trên về phương án thực hiện và nói rõ gi
năng của mình
D) Tạo diễn đàn chia sẻ bức xúc với các đồng nghiệp khác
Đúng. Đáp án đúng là: Chủ động đề xuất với cấp trên về phương án thực hiện và nói rõ giới hạn
khả năng của mình.
Vì: Nếu cấp dưới được giao công việc quá sức, tự nhận thấy mình không đảm đương được thì
cấp dưới nên chủ động đề xuất với cấp trên để có sự điều chỉnh phù hợp. Các phản ứng tiêu cực
trong trường hợp này, ví dụ: im lặng, buông xuôi, hoặc đi ca thán, bức xúc, v.v.đều có thể gây
những hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến công việc chung.
Tham khảo: Xem mục 4.2.2.2 Những điều cấp dưới nên ứng xử
Đúng
Điểm: 1/1.