PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ VĨNH CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA ĐÔNG 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA MÔN MĨ THUẬT Ở
TIỂU HỌC
Người thực hiện: Ngô Khưu Kim Ngân.
Năm học: 2017 - 2018
1
Tên SKKN : GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA MÔN MĨ
THUẬT Ở TIỂU HỌC
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là cung cấp cho trẻ những kiến
thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra
thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy
luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi tiểu
học . Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao
quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con
người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân.
Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm.
Ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước nhu cầu
đào tạo thế hệ trẻ lực lượng kế thừa xây dựng đất nước sau này, giáo dục bảo vệ
môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các
trường học.
Song song với sự phát triển kinh tế của đất nước, thì môi trường đang bị huỷ
hoại nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân cơ bản là do sự thiếu ý thức,
thiếu hiểu biết của một số người.
Ví dụ: Như vứt rác xuống sông hồ, làm cho nước ở sông hồ bị ô nhiễm. Đây cũng
là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Từ ví dụ trên ta có thể thấy ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường của con người nói
chung và của học sinh chưa cao, đâu đâu cũng thấy rác thải, ô nhiễm khói bụi ...v.v
Lớp học, sân trường còn bẩn do các em chưa có ý thức giữ vệ sinh khi tham gia học
tập ở trường và sinh hoạt ở những nơi công cộng. Học sinh chưa có ý thức tự giác
bảo vệ môi trường xung quanh mình, do các em chưa được sự giáo dục thường
xuyên và đúng phương pháp, trẻ chưa nắm được kiến thức cơ bản về môi trường,
chưa hiểu được hành vi vứt rác bừa bãi ra sân trường làm cho trường học mất vệ
sinh, sẽ làm mọi người bị ảnh hưởng đến sức khoẻ .
Từ tình hình thực tế đó tôi suy nghĩ, làm thế nào để nâng cao giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ đem lại kết quả tốt hơn. Và tôi quyết định chọn đề tài “ Giáo dục
bảo vệ môi trường thông qua môn Mĩ thuật ở tiểu học”
II .CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2
Giáo dục với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất
nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của từng
ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương nói riêng. Vì vậy công tác Giáo
dục bảo vệ môi trường cho đối tượng học sinh là có tính quyết định đối với sự phát
triển bền vững của đất nước.
Từ thế kỷ XIX một số nước đã đưa ra những đạo luật về môi trường
như: Luật cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói than ở Mỹ
năm 1896; Luật khoáng nghiệp, Luật sông ở Nhật năm 1896, … v.v…Bên cạnh
đó Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công
tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại háo đất nước” đã đưa
ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như: “ Thường
xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần
chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương
trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
Trên đây là các quan điểm, những việc đã làm của các nhà khoa học, các nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các giải pháp đã có của tác giả về những vấn đề có liên
quan đến đề tài của tôi về biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh .
Vì vậy để nâng cao hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung,
phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh trong đơn vị Trường Tiểu học Hòa Đông 2.
Để phát triển kinh tế, thoả mãn lòng tham vô đáy của mình, con người đang
chặt cây phá rừng, đào khoáng sản dưới lòng đất, chặn dòng nước để làm thuỷ điện,
xả rác thải, bụi khói ...vào môi trường.
Thiên nhiên vẫn đang âm thầm chứng kiến những hành động phá hoại của con
người và thiên nhiên vẫn đang âm thầm vận hành theo quy luật cân bằng của nó.
Phải chăng những sự biến đổi về khí hậu, những thiên tai dịch bệnh ... chính là sự
cân bằng của thiên nhiên nhằm đáp trả những hành động phá hoại của con người.
Bầu không khí để thở, nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt mà chúng ta đang
dùng.... môi trường mà chúng ta đang sống đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm ngày
càng nặng.
Rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường
3
Xác động vật thối rữa làm ô nhiễm
nguồn nước
Khí thải nhà máy gây ô nhiễm bầu
không khí
Cháy rừng ở Lào Cai
Cá chết nổi thành bè ở sông Nhuệ
Thiên nhiên nổi giận ( Lũ lụt ở miền Trung )
Là một công dân, lại là giáo viên dạy môn Mĩ thuật tôi thấy mình có trách
nhiệm trong việc giáo dục học sinh, thế hệ học sinh tương lai của đất nước có ý
thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Do đặc trưng giáo dục thẩm mĩ,
giáo dục hiểu biết cảm nhận vẻ đẹp và sáng tạo cái đẹp nên môn Mĩ thuật có nhiều
lợi thế trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
Mĩ thuật là một môn học có tính nghệ thuật. Nó có đặc điểm riêng không
giống những giờ học khác. Chương trình được phân phối cho nhiều phân môn: Vẽ
tranh, vẽ theo mẫu, thường thức Mĩ thuật... Dạy học Mĩ thuật ở phổ thông không
nhằm đào tạo các họa sĩ hay những người làm nghề chuyên nghiệp. Mục đích của
dạy học Mĩ thuật ở bậc Tiểu học là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp học sinh
tiếp xúc, làm quen và bước đầu biết cách sáng tạo nghệ thuật thông qua các bài tập
của mình. Từ đó, tôi xác định cần phải có giải pháp thay thế một phần giải pháp đã
có dựa trên các quan điểm nghiên cứu khoa học và thực tiễn .
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là một môn học mà nó là một nội
dung được tích hợp vào tất cả các môn học theo các chủ đề. Vì thế giáo viên cần
chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh theo từng chủ đề khác nhau
4
sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề đó. Nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ
giữa nội dung tích hợp với nội dung chính của từng bài học . Do đó tôi đã cố gắng
học hỏi nhiều ở sách, báo, đồng nghiệp, ban lãnh đạo nhà trường để tìm ra “Giải
pháp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường”
Để tổ chức thực hiện giải pháp này tôi đã tiến hành khảo sát và thực nghiệm
trên học sinh toàn Trường Tiểu học Hòa Đông 2 . Với các công việc cụ thể như sau:
Bước 1: khảo sát
Bước 2: giáo dục thông qua các tiết học
Bước 3: phối hợp với phụ huynh
Bước 4: xây dựng cảnh quang lớp học xanh sạch đẹp
Bước 5: lựa chọn Mức độ tích hợp giáo dục môi trường trong môn Mĩ thuật
phù hợp.
Các dữ liệu minh chứng trong quá trình thực nghiệm là các bài vẽ về thiên
nhiên , các sản phẩm của học sinh được làm từ các vật dụng đã hư hoặc cũ, các cây
xanh do các em chăm sóc tại các lớp.
Với tình hình thực tế tại trường đang công tác tôi nhận thức sâu sắc và xác
định rõ những việc cần làm ngay đối với học sinh, với phụ huynh để đẩy mạnh
công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho các em. Trong suốt quá trình thực hiện tôi
đã tiến hành như sau:
Bước 1. Khảo sát:
Đầu năm học tôi đã tiến hành khảo trên học sinh toàn trường . Đa số các em
chưa thực hiện tốt nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Nhiều em còn vứt rác ra
sân trường, đồ dùng học tập chưa cất gọn gàng ngăn nắp.
- Kết quả cụ thể như sau: ( Trước khi thực nghiệm)
Học sinh
toàn trường
Tổng số
học sinh
Học sinh có ý
thức trong việc
bảo vệ môi
trường
HS có thói quen
tham gia bảo vệ
môi trường.
SL
225
95/ 225
90/ 225
TL
100%
42,2 %
40%
5
Vì vậy để nâng cao hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung,
phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo môi trường cho học
sinh .
Bước 2: Giáo dục thông qua các tiết học :
Học sinh rất nhạy cảm và dễ xúc cảm, đồng cảm đối với con người, cảnh vật
xung quanh do đó việc hình thành những tình cảm, kỹ năng sống cho trẻ ở giai
đoạn này có nhiều thuận lợi .
Với mục đích trang bị cho học sinh một số hiểu biết về môi trường , về mối
quan hệ giữa con người với môi trường sống, hình thành ở các em những tình cảm,
thái độ hành vi tích cực đối với môi trường như yêu quý, bảo vệ môi trường, giữ
gìn môi trường sạch sẽ v.v… dạy cho học sinh một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ
môi trường ở lớp học, gia đình, cộng đồng. Muốn làm được như thế giáo viên phải
khéo léo giáo dục cho học sinh thông qua các giờ học ngoại khóa .
VD: Khi dạy bài vẽ hoa lá ở lớp 4 giáo viên nên cho học sinh ra sân trường
vẽ lại các hoa lá có thật từ đó giúp các em hiểu được vẽ đẹp của thiên nhiên mà
thêm yêu quý hoa lá hơn. Hoặc dạy bài vẽ cây ở lớp 1 giáo viên cần cho các em ra
sân quan sát cây thật để các em vẽ sinh động hơn. Qua đó giáo viên giáo dục các
em hiểu về tầm quan trọng của cây xanh từ đó các em sẽ biết trồng và chăm sóc cây
không còn tình trạng bẽ cây hay cành xung quanh.
Bước 3: Phối hợp với phụ huynh
Công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một việc làm vô cùng
quan trọng và nó là nhiệm vụ thiết thực đối với từng nhóm lớp. Phối hợp giữa gia
đình và nhà trường tạo nên sự liên kết giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, nhằm hỗ
trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ nói chung và giáo dục bảo vệ
môi trường nói riêng.
Trường tôi tổ chức họp phụ huynh học sinh đúng định kỳ 3 lần/năm học.
Trong các buổi họp cha mẹ học sinh, giáo viên phổ biến rõ nề nếp và những quy
định của nhà trường. Giáo viên cần nói rõ ý nghĩa và tầm quan trọng về môi trường
cho phụ huynh được biết để phụ huynh làm gương và giáo dục các em cùng với nhà
trường .
Trao đổi trực tiếp với phụ huynh về những hành vi tốt và chưa tốt với môi
trường của trẻ khi ở lớp cũng như ở nhà, từ đó giáo viên có kế hoạch điều chỉnh,
giáo dục cho phù hợp.
6
Như vậy nhà trường và gia đình trẻ cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau để
hỗ trợ, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau về mục đích, nội dung, phương pháp
tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong mọi hoạt động, thể hiện tốt vai trò
liên kết giữa gia đình và nhà trường để cùng nhau nâng cao chất lượng giáo dục bảo
vệ môi trường cho trẻ.
Bước 4: Xây dựng cảnh quang lớp học xanh sạch đẹp.
Việc tạo cảnh quan trong phòng học là việc làm vô cùng quan trọng đối với
tôi. Đồ dùng dạy học được sắp xếp, gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt để hấp
dẫn học sinh, tạo cảm giác hứng thú khi học tâp.
Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh, tạo cho
học sinh một không gian xanh, để mỗi ngày các em có thể tự mình chăm sóc cây
xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động,
tạo tình cảm của trẻ đối với thế giới tự nhiên thêm gần gũi.
Bước 5: Lựa chọn và thực hiện mức độ tích hợp giáo dục môi trường
trong môn Mĩ thuật phù hợp.
Đối với các loại bài có áp dụng tích hợp bảo vệ môi trường, giáo viên cần
chú ý phân bổ thời gian để không ảnh hưởng đến việc cung cấp kiến thức nội dung
bài học và rèn luyện kỹ năng vẽ của học sinh. Đồ dùng giáo dục tích hợp cần đưa
đúng thời điểm và liên hệ một cách nhẹ nhàng tránh gượng ép làm ảnh hưởng đến
tiến trình chung của giờ dạy.
Giáo viên cần nắm vững nội dung tích hợp bảo vệ môi trường theo thông tư
của bộ giáo dục ban hành. Có 3 mức độ có thể tích hợp:
1. Tích hợp toàn phần.
2. Tích hợp ở mức độ bộ phận.
3. Tích hợp ở mức độ liên hệ.
Căn cứ vào nội dung, chương trình ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5 tôi thực hiện:
- Xác định các bài Mĩ Thuật có khả năng tích hợp bảo vệ môi trường.
- Chỉ ra nội dung và mức độ tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
của các bài đó theo mẫu.
VD: Nội dung tích hợp, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ở lớp 1 bao gồm:
Giáo dục học sinh yêu mến vẻ đẹp của hoa trái, cỏ cây, có ý thức bảo vệ vẻ
đẹp của thiên nhiên.
Yêu mến các con vật, có ý thức bảo vệ các con vật.
Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường.
7
Dạng bài / bài
Thực vật (có 6 tiết)
Vẽ, nặn, xé dán,
quả, cây
Bài(6, 7, 10, 15, 16,
20)
Động vật (có 4 tiết)
Nặn vẽ xé dán con
vật: Bài 13, 19, 22,
23
Vẽ tranh phong
cảnh (7 tiết)
(Bài: 17, 21, 24, 26,
29, 31 33)
Mục tiêu
Thái độ tình
Kiến thức ( biết )
cảm
- Một vài loại quả cây
- Yêu mến vẻ
thường gặp và sự đa
đẹp của các
dạng của thực vật
cây, hoa, trái
- Một số vai trò của
- Có ý thúc
thực vật đối với con
bảo vệ vẻ đẹp
người.
của
thiên
- Một số biện pháp cơ
nhiên
bản bảo vệ thực vật
- Một số loài vật
thường gặp và sự đa
dạng của động vật.
- Yêu mến
- Quan hệ giữa động các con vật
vật và con người trong - Yêu quý và
cuộc sống hàng ngày. bảo vệ con
- Một số biện pháp cơ vật
bản bảo vệ động vật
- Vẻ đẹp của thiên
nhiên Việt Nam
Yêu mến cảh
- Thiên nhiên là môi đẹp
thiên
trường sống và làm nhiên có ý
việc của con người
thức giữ gìn
- Một số biện pháp cơ môi trường
bản BVMT thiên
nhiên
Mức độ
tích
Kĩ năng
hợp
hành vi
Biết
chăm
sóc cây
Liên hệ
Biết
chăm
sóc vật Liên hệ
nuôi
Biết giữ
cảnh
Bộ
quan
phận
môi
trường
Trong từng hoạt động của bài học chúng ta đều có thể tích hợp nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Tuy nhiên chúng ta không nên quá tham về
nội dung tích hợp mà quên mất nội dung chính của bài học. Điều quan trọng giáo
viên phải đào sâu suy nghĩ linh hoạt xây dựng nội dung bài học một cách tỉ mỉ,
tích hợp nội dung chuyên đề một cách hợp lý.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục bảo vệ
môi trường đã tăng lên rõ rệt, điều đó làm tôi rất là phấn khởi, yêu nghề, yêu trẻ
càng nhiều. Giúp tôi có nghị lực trong công tác. Tôi nhận thấy đa số học sinh đều
rất hứng thú học tập. Giáo viên có nhiều tiết dạy lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho học sinh đạt kết quả cao.
8
Phụ huynh thường xuyên kết hợp với giáo viên cùng giáo dục trẻ bảo vệ môi
trường. Sưu tầm nhiều nguyên liệu cũ hỏng cùng các em làm nhiều đồ dùng học
tập. VD như học sinh biết dùng các chai nước ngọt đã qua sử dụng để trang trí làm
lọ đựng bút thước tại các lớp v.v.
Tạo được hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Học sinh biết được kiến thức ban đầu về môi trường sống của con người, và
vì sao phải tham gia bảo vệ môi trường.
Học sinh đã có thói quen về hành vi tham gia bảo vệ môi trường, có thái độ
rõ ràng đối với những hành vi tốt, xấu đối với môi trường như bỏ rác đúng nơi quy
định , biết vệ sinh sân trường , lớp học , biết chăm sóc cây xanh v.v
Sau khi thử nghiệm học sinh ở Trường Tiểu học Hòa Đông 2 đạt được kết
quả như sau:
Học sinh
toàn trường
Tổng số
học sinh
Học sinh có ý
thức trong việc
bảo vệ môi
trường
HS có thói quen
tham gia bảo vệ
môi trường.
SL
225 HS
95/ 225 HS
90/ 225 HS
TL
100%
42,2 %
40%
Cuối
SL
225 HS
225 / 225 HS
225 / 225 HS
HKI
TL
100%
100%
100%
Đầu năm
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Với vai trò là người làm công tác giáo dục tôi nhận thức đúng đắn về vai trò
và tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
.Tôi nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả Giáo viên trong trường và
trong thị xã cùng thực hiện.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong đơn vị tôi đã hình thành cho các em hiểu
biết về môi trường sống của con người. Học sinh có những kỹ năng , thói quen bảo
vệ môi trường và có thái độ tình cảm tốt, biết yêu quý gần gũi với thiên nhiên…tích
cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở lớp học, ở trường và ở gia
đình.
9
Để thực hiện tốt mục tiêu này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã có một số đề
xuất sư phạm như sau:
* Đối với giáo viên:
Cần nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tích cực năng nổ trao
đổi kinh nghiệm, cải tiến và vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy.
Các nội dung giáo dục phải được thực hiện thường xuyên trong các hoạt
động và ở mọi lúc, mọi nơi để tạo cho học sinh thói quen, hành vi, thái độ , bảo vệ
môi trường ngay từ bé.
* Đối với nhà trường:
Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn.
Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn và
hướng dẫn cho giáo viên các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
Tổ chức các tiết dạy mẫu để cho giáo viên có điều kiện trao đổi đồng nghiệp
các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường .
* Đối với cấp trên :
Cần tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi về giáo dục bảo vệ môi trường và thi
rèn kỹ năng bảo vệ môi trường cho trẻ.
Từ những nghiên cứu của bản thân và kết quả thực nghiệm trên, tôi thấy
rằng việc đưa ra biện pháp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường là phù hợp và thiết
thực.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Ngô Khưu Kim Ngân
10
11