Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

phan tích tài chính dự án thu hồi và sử dụng khí thải từ bãi rác Nam Sơn, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 92 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, các dự án CDM liên quan đến việc đổi mới và chuyển giao công
nghệ theo định hướng sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn đã và đang được
phát triển mạnh tại Châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN trong đó có Việt Nam. Tuy
nhiên trên thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại một số rào cản trong việc thực hiện. Một
trong những rào cản đó là trong lĩnh vực cơ chế tài chính, quản lý đầu tư dự án
CDM; nó gây ra những khó khăn, cản trở quá trình thực hiện chiến lược CDM
không chỉ đối với các nước này, các DNA mà còn cả các doanh nghiệp quan tâm
đầu tư cho dự án CDM. Các tổ chức tài chính, ngân hàng và các quỹ đầu tư đều
ngần ngại trong việc đầu tư dự án CDM do e ngại các dự án này có độ rủi ro cao,
tính chất phức tạp khó khăn về công nghệ, và lợi nhuận...nên có nhiều dự án đã
không được triển khai thực hiện.
Nhằm loại bỏ những rào cản và nâng cao năng lực thực hiện cơ chế phát triển
sạch, khuyến khích đầu tư trong các dự án CDM và tạo thị trường CDM bền vững,
để có thể tăng thêm về số lượng dự án CDM được thực hiện. Đồng thời để đáp ứng
nhu cầu nghiên cứu và phân tích hiệu quả tài chính nhằm hỗ trợ cho các dự án
CDM, các dự án liên quan đến Nghị định thư Kyoto, đặc biệt là trong lĩnh vực chất
thải là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nên tôi đã chọn đề tài: “ Nghiên
cứu cơ chế tài chính dự án CDM, áp dụng phân tích tài chính dự án thu hồi và sử
dụng khí thải từ bãi rác Nam Sơn, Hà Nội ”.
2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đầu tư cho các dự án CDM
nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và chống biến đổi khí hậu.
 Phân tích hệ thống cơ chế chính sách tài chính thường được áp dụng để thúc
đẩy doanh nghiệp đầu tư cho dự án CDM.

1



 Áp dụng phân tích tài chính dự án CDM thu hồi và sử dụng khí thải từ bãi
rác Nam Sơn, Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống cơ chế chính sách tài chính đầu tư cho dự án
CDM.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý
thông tin: Tổng hợp, phân tích, so sánh các nguồn thông tin dữ liệu qua các nguồn
khác nhau. Ngoài ra, còn có phương pháp phân tích tài chính dự án để đánh giá hiệu
quả dự án
6. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài có kết cấu gồm 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về dự án CDM và cơ chế tài chính CDM
Chương 2: Phân tích cơ chế tài chính dự án CDM.
Chương 3: Phân tích tài chính dự án CDM, áp dụng phân tích tài chính dự
án thu hồi và sử dụng khí thải từ bãi rác Nam Sơn, Hà Nội.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN CDM VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CDM

1.1. Tổng quan về dự án CDM
1.1.1. Giới thiệu chung về khí nhà kính và biến đổi khí hậu
1.1.1.1. Khí nhà kính
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ song dài (hồng
ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời,

sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính
chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCS, PFCS…Trong nhiều năm, các cơ quan và
các tổ chức môi trường đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về các loại khí nhà kính
chính gây ra biến đổi khí hậu về nguồn gốc cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng
so với Carbon dioxit (CO2) như sau:
a. Khí Carbon dioxit (CO2)
Nguồn gây ra khí CO2 là từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành công
nghiệp như: Xi măng, luyện thép, giao thông vận tải, phá rừng… Mức độ ảnh
hưởng của Carbon dioxit được coi là 1.
b. Khí Methan (CH4)
CH4 phát sinh từ các hoạt động chăn nuôi, sự phân hủy của các chất hữu cơ,
sinh khối, từ công nghiệp khai thác than, dầu khí…Mức độ ảnh hưởng của CH 4
được đánh giá = 21 lần so với CO2
c. Khí Nitrous oxit (N2O)
Khí này phát sinh từ ngành sản xuất phân bón, đốt nhiên liệu hóa thạch... Mức
độ ảnh hưởng của N2O được đánh giá = 310 lần so với CO2.
d. Khí Hydrofluorocarbons (HFCS)
Khí Hydrofluorocarbons phát sinh từ ngành sản xuất các thiết bị bán dẫn, làm
lạnh... Mức độ ảnh hưởng của HFCS được đánh giá = 140 – 11,700 lần so với CO 2
( tùy thuộc vào loại khí HFCS cụ thể.

3


e. Khí Perfluorinated hydrocarbons (PFCS)
Khí này phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất nhôm, sản xuất các vật liệu
chống cháy, sản xuất, sản xuất các thiết bị điện tử... Mức độ ảnh hưởng của PFC S
được đánh giá = 6,770 lần so với CO2.
f. Khí Sulfur hexanfluoride (SF6)
SF6 phát sinh từ ngành công nghiệp điện tử, trong các máy phân lập phục vụ

truyền tải điện... Mức độ ảnh hưởng của khí SF 6 được đánh giá = 23,900 lần so với
CO2.
1.1.1.2. Biến đổi khí hậu
Hiện nay, biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến
tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu
thì: “ Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những
biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng
kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và
được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức
khỏe và phúc lợi của con người”
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định
sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
 Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
 Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vũng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.

4


 Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
 Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.

 Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.
 Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu
 Hiệu ứng nhà kính
 Mưa axit
 Thủng tầng Ozon
 Cháy rừng
 Hạn hán
 Lũ lụt
 Sa mạc hóa
 Hiện tượng sương khói

5


Hình 1- 1: Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu

Hiệu ứng nhà kính

Mưa axit

Hạn hán

Lũ lụt

1.1.2. Nghị định thư Kyoto
1.1.2.1.

Sự ra đời của Nghị định thư Kyoto


Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về
vấn đề biến đổi khí hậu (Framework Convention on Climate Change) mang tầm
quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà
kính. Bản dự thảo được ký kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên

6


tham gia lần thứ ba (3rd Conference of the Parties) khi các bên tham gia nhóm họp
tại Kyoto và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005.
Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 nước ký kết tham gia chương trình này.
Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một)
được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ
thể trong nghị trình. Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển
tham gia ký kết trong đó gồm Brazil, Trung quốc đại lục và Ấn độ...Các quốc gia
tham gia ký kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây hiệu ứng
nhà kính khác hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như “Emission trading” nếu
không muốn đáp ứng yêu cầu đó.
Theo một bài báo về Chương trình biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc thì:
Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong
vấn đề cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 (lưu ý rằng mức độ cắt giảm
theo đó đến năm 2010 phải đạt được thì chỉ tiêu này là khoảng 29%). Mục tiêu
hướng đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxit, methan, nitrous oxit, sulfur
hexafluoride, hydrofluorocarbons và perflourocarbons trong khoảng thời gian 2008
- 2012. Mức trần đã được qui định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt
giảm cho Liên minh Châu Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Nga
trong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8%, và 10% cho Iceland.
1.1.2.2. Những nguyên tắc chính trong Nghị định thư Kyoto
Nghị định được ký kết bởi chính phủ các quốc gia tham gia Liên hiệp quốc và
được điều hành dưới các nguyên tắc do tổ chức này qui ước. Các quốc gia được

chia làm hai nhóm: nhóm các nước phát triển - còn gọi là nhóm các nước thuộc phụ
lục I (vốn sẽ phải tuân theo các cam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính )
và buộc phải có bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và
nhóm các nước đang phát triển - hay nhóm các nước không thuộc phụ lục I (không
chịu ràng buộc các nguyên tắc ứng xử như nhóm các nước thuộc phụ lục I nhưng có
thể tham gia vào Chương trình cơ chế phát triển sạch (The Clean Development
Mechanism - CDM).

7


Các quốc gia thuộc phụ lục I không đáp ứng được yêu cầu đặt ra như trong bản
ký kết sẽ phải cắt giảm thêm 1.3 lượng khí vượt mức cho phép trong thời hạn hiệu
lực tiếp theo của nghị định thư.
Kể từ tháng 1/2008 đến hết năm 2012, nhóm nước thuộc phụ lục I phải cắt
giảm lượng khí thải để lượng khí thải ra thấp hơn 5% lượng khí vào năm 1999.
Trong khi trung bình của lượng khí phải cắt giảm là 5%, mức dao động giữa các
quốc gia của Liên minh Châu Âu là 8% đến 10% (đối với Iceland), nhưng do ràng
buộc với nghị định thư với từng nước trong khối có khác nhau nên một số nuớc kém
phát triển trong EU có thể được phép giữ cho mức tăng đến 27% (so với 1999). Quy
ước này sẽ hết hạn vào năm 2013.
Nghị định thư Kyoto cũng cho phép một vài cách tiếp cận linh hoạt cho các
nước thuộc phụ lục I nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải bằng cách cho phép
các nước này mua lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia khác. Điều này có thể
đạt được dưới hình thức tài chính hay từ những chương trình hỗ trợ công nghệ cho
các nước không thuộc phụ lục I để các nước này hoàn thành mục tiêu đã ký kết
trong Nghị định thư, trong đó chỉ có những thành viên được chứng nhận CERS
(Certified Emission Reductions) trong Chương trình cơ cấu phát triển sạch mới
được phép tham gia.
1.1.2.3. Mục tiêu chính

Nghị định thư Kyoto được mong đợi sẽ là một thành công trong vấn đề cắt
giảm khí gây hiệu ứng nhà kính.
Mục tiêu được đặt ra nhằm cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở mức
độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con
người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường. Theo Chương trình hợp tác giữa
các chính phủ về vấn đề biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate
Change - IPCC) nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1.4°C (2.5°F) đến 5.8°C (10.4°F) từ
1990 đến 2100.
Các bên ủng hộ cho cũng nhấn mạnh rằng Nghị định thư Kyoto phải là bước
đầu tiên vì các điều kiện để thỏa mãn Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí

8


hậu - UNFCCC sẽ được liên tục cân nhắc sửa đổi cho phù hợp nhất để hoàn thành
mục tiêu cân bằng khí thải ở mức độ thích hợp cho sự phát triển của con người.
1.1.2.4. Cơ chế của Nghị định thư Kyoto
Theo Hiệp ước, các quốc gia phải đáp ứng các mục tiêu của họ chủ yếu thông
qua các biện pháp quốc gia. Tuy nhiên, Nghị định thư Kyoto cũng cung cấp cho họ
một phương tiện bổ sung để các nước có thể đạt được mục tiêu của mình dựa trên
cơ chế của Nghị định thư Kyoto, các cơ chế của Kyoto là:
 Thương mại khí thải quốc tế (International Emission Trading - IET)
 Cơ chế phát triển sạch ( Clean Development Mechanism - CDM)
 Cơ chế đồng thực hiện (Joint Implementation - JI)
Các cơ chế này khuyến khích đầu tư xanh và giúp các nước tham gia, thực
hiện được trách nhiệm của mình với chi phí hiệu quả nhất.
 Thương mại khí thải quốc tế (IET)
Mua bán phát thải được định nghĩa trong điều 17 của Nghị định thư. Các bên
thuộc Phụ lục I có thể có các đơn vị định lượng chỉ định (Assigned Amount Units AAUs), đơn vị giảm phát thải (EURs), giảm phát thải được chứng nhận (CERs), các
đơn vị khử (RMUs) của các bên khác thuộc phụ lục I thông qua mua bán giảm phát

thải.
 Cơ chế đồng thực hiện (JI)
Cơ chế JI này được định nghĩa trong điều 6 của Nghị định thư Kyoto, cơ chế
cho phép các bên thuộc bên phụ lục I (các nước đầu tư) muốn có được các mức phát
thải được chứng nhận (credits) khi thực hiện các dự án giảm phát thải hoặc thu hồi
carbon ở các bên cũng thuộc phụ lục I (các nước chủ nhà). Các dự án JI dễ thực
hiện ở các nước có cơ hội giảm phát thải hoặc tăng cường thu hồi các bon với chi
phí thấp. Các mức giảm carbon được chứng nhận do cơ chế đồng thực hiện (JI) tạo
ra, được gọi là các đơn vị giảm phát thải (Emission Reduction Units - ERUs). Các
nước đầu tư có thể sử dụng các đơn vị EUR để đạt được các chỉ tiêu phát thải khí

9


nhà kính của mình. Lượng giảm đơn vị phát thải carbon được tính bằng đơn vị EUR
sẽ được khấu trừ từ lượng phát thải chỉ định của nước chủ nhà do thực hiện dự án JI
(UNFCCC, 2005c).
 Cơ chế phát triển sạch (CDM)
Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một phương thức mềm dẻo tạo thuận lợi cho việc
thực thi Nghị định thư Kyoto, cho phép nhóm nước phát triển buộc phải giảm mức
thải khí nhà kính (nhóm nước thuộc phụ lục I) đầu tư các dự án giảm phát thải tại
các nước đang phát triển với mức chi phí rẻ hơn so với thực hiện tại chính nước đó.
Mục đích của cơ chế phát triển sạch là hỗ trợ các nước không phải phụ lục I
đạt được phát triển kinh tế trong khi vẫn đóng góp cho mục tiêu lớn lao của Công
ước khung của Liện hợp quốc về biến đổi khí hậu, ngoài ra hỗ trợ các nước trong
phụ lục I thực hiện Cơ chế phát triển sạch (CDM) không những sẽ đóng góp vào
giảm mức phát thải khí nhà kính ở các nước phụ lục I mà còn tạo cho các nước đang
phát triển nhận được lợi ích từ các dự án CDM như: Chuyển giao công nghệ tiên
tiến, đầu tư tài chính giúp cho các nước không thuộc phụ lục I đạt được sự phát
triển bền vững.

Hình 1- 2: Các cơ chế linh hoạt của Nghị định thư Kyoto

10


1.1.2.5. Gia hạn Nghị định thư Kyoto
Ngày 11/12/2011, Hội nghị biến đổi khí hậu (COP 17) tại Nam Phi kết thúc
sau 14 ngày họp căng thẳng. Kết thúc hội nghị, 194 nước tham gia hội nghị đã
thông qua một quyết định quan trọng liên quan đến việc gia hạn Nghị định thư
Kyoto, thành lập Quỹ khí hậu xanh và các bước đi mới nhằm thực hiện các cam kết
cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sau năm 2020. Tại COP 17, có nhiều quan
điểm khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, giữa các nước
phát triển với nhau, song các quốc gia vẫn thống nhất mục tiêu đảm bảo giữ cho
nhiệt độ trái đất tăng không quá 20C vào cuối thế kỷ 21. Mặc dù được đánh giá là
không “hoàn hảo như mong đợi” nhưng kết quả này được cho là thành công hơn
nhiều so với các hội nghị trước đó và làm hài lòng nhiều nước tham gia hội nghị.
Thoả thuận cam kết cắt giảm khí thải này được xem là bước tiến nối Nghị
định thư Kyoto, tất cả các nước sẽ ký vào thỏa thuận từ đây cho đến năm 2015.
Theo thỏa thuận mới đạt được tại hội nghị, giai đoạn đầu tiên cắt giảm khí thải bắt
đầu từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2012. Giai đoạn thứ hai từ 1/1/2013 và kết
thúc 31/12/2017.
Các quốc gia đã thống nhất cần xây dựng khuôn khổ pháp lý toàn cầu mới về
ứng phó với biến đổi khí hậu để phê chuẩn càng sớm càng tốt và phải có trước năm
2015. Đồng thời COP 17 đã thống nhất khuôn khổ hệ thống báo cáo giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính áp dụng cho cả nước phát triển và đang phát triển.
Hội nghị cũng đã đồng ý gia hạn Nghị định thư Kyoto trong 5 năm nhưng các
luật sư sẽ phải điều chỉnh lại các chi tiết của nghị định thư để phù hợp với lộ trình
cắt giảm khí thải mới được Liên minh châu Âu đề xuất.
CDM là một trong ba cơ chế của Nghị định thư Kyoto, nên CDM cũng sẽ được
tiếp tục thông qua giai đoạn cam kết thứ hai này, giai đoạn cam kết thứ 2 này bắt

đầu từ 1/1/2013 và kết thúc vào 31/12/2017 hoặc kết thúc vào 31/12/2020. Áp dụng
cho tất cả các khía cạnh của CDM, bao gồm cả việc đăng ký, cấp chứng nhận giảm
phát thải (CERS), phê duyệt và công nhận của các bên tham gia. Nghị định thư

11


Kyoto cũng cho phép các CER S từ giai đoạn đầu tiên tiếp tục được giao dịch sau
năm 2012. Khoảng thời gian thật sự gắn liền với giai đoạn cam kết đầu tiên được dự
kiến kéo dài đến 2015.
1.1.3. Dự án CDM
1.1.3.1. Khái niệm dự án CDM
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 130/2007/QĐ-TTg ngày
22/08/2007 định nghĩa: Dự án CDM là dự án đầu tư sản xuất theo công nghệ mới,
tiên tiến thân thiện với môi trường, có kết quả giảm phát thải GHG S được Ban chấp
hành quốc tế về CDM chấp thuận đăng ký và cấp chứng chỉ giảm phát thải GHG S.
Dự án CDM gồm có “mô hình đơn phương” và “mô hình song phương”. Theo
mô hình đơn phương, các quốc gia tự đầu tư vốn và bán CERs thu được từ dự án.
Theo mô hình song phương, các nước phát triển thuộc Phụ lục I sẽ đầu tư vốn, công
nghệ vào các nước đang phát triển thông qua các dự án thân thiện với môi trường,
đổi lại họ thu được CERs nhằm thực hiện cam kết tuân thủ Nghị định thư Kyoto.
Hình 1- 3: Mô hình dự án CDM đơn phương và song phương

Mô hình dự án CDM đơn phương được đặc trưng bằng nhóm các giao dịch
(1;2), còn mô hình song phương bao gồm các nhóm giao dịch (3;2) và (3;4).
 Những nguyên tắc cơ bản thực hiện dự án CDM

12





Dự án phải chứng minh được rằng hoạt động (mà nhờ đó giảm phát thải

GHGs) sẽ không xảy ra nếu không có dự án.


Dự án phải thúc đẩy phát triển bền vững của nước chủ nhà.

Do đó, CDM được Ban chấp hàn hành CDM (EB) giám sát. EB chịu trách
nhiệm thẩm tra xem một đề xuất có phù hợp để trở thành dự án CDM hay không
theo các tiêu chí đánh giá do nước chủ nhà đặt ra.
 Lĩnh vực thực hiện dự án CDM
Lĩnh vực thực hiện dự án CDM là toàn bộ các lĩnh vực kinh tế có mang lại kết
quá giảm phát thải khí nhà kính, gồm có:
 Nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng.
 Khai thác, ứng dựng các nguồn năng lượng tái tạo.
 Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hoá thạch nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
 Thu hồi và sử dựng khí đốt đồng hành từ các mỏ khai thác dầu.
 Thu hồi khí mê tan (CH4) từ các bãi chôn lấp rác thải, từ các hầm khai thác
than để tiêu huỷ hoặc sử dụng cho phát điện, sinh hoạt.
 Trồng rừng hoặc tái trồng rừng để tăng khả năng hấp thụ, giảm phát thải khí
nhà kính.
 Giám phát thải khí mê tan (CH4) từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
 Các lĩnh vực khác mang lại kết quả giảm phát thải khí nhà kính.
 Đường cơ sở
Đường cơ sở là một kịch bản xảy ra khi không có cơ chế CDM. Các mức phát
thải đường cơ sở cần được dùng làm các mức tham chiếu cho phép so sánh được
với các mức phát thải thực tế của dự án và sử dụng để định lượng các mức giảm
phát thải mang tính bổ sung do dự án mang lại.


13


Khi lựa chọn phương pháp luận đường cơ sở cho một hoạt động dự án, các bên
tham gia dự án sẽ chọn một trong số các cách tiếp cận dưới đây:
 Các mức phát thải thực tế hiện nay và trước đây nếu áp dụng
 Các mức phát thải của một công nghệ tiêu biểu cho quá trình hành động
nặng về lợi ích kinh tế có lưu ý đến các rào cản đối với đầu tư
 Các mức phát thải trung bình của các hoạt động dự án tương tự đã thực hiện
trong phạm vi 5 năm trước trong các điều kiện xã hội, kinh tế, môi trường và
công nghệ giống nhau và hiệu quả thực hiện nằm trong nhóm 20% các dự án
hàng đầu.
Hình 1- 4: Đường cơ sở của dự án CDM

1.1.3.2. Quy trình dự án CDM
Một dự án CDM sẽ được triển khai gồm 7 giai đoạn cơ bản, trong đó 4 giai
đoạn đầu được tiến hành trước khi chuẩn bị dự án, 3 giai đoạn sau được thực hiện
trong suốt thời gian thực hiện dự án.

14


Hình 1- 5: Sơ đồ chu trình dự án CDM

15


Tài liệu thiết kế dự án


1. Thiết kế và xây dựng
dự án
2. Phê duyệt quốc gia

Cơ quan thực hiện
A

3. Phê chuẩn và đăng ký

4. Tài chính dự án

Các nhà đầu tư

5. Giám sát

Các bên tham gia
dự án

Báo cáo giám sát

6. Thẩm tra và chứng
nhận

Cơ quan thực hiện B

Báo cáo thẩm tra/báo
cáo chứng nhận/đề nghị
ban hành CERs

Ban chấp hành/Cơ

quan đăng ký

7. Ban hành CERs

16


 Thiết kế và xây dựng dự án: Bước đầu tiên trong chu trình của dự án CDM
nhằm thiết kế và xây dựng dự án CDM tiềm năng. Dự án phải đảm bảo tính thực tế,
tính khả thi, có khả năng đo lường được và mang tính bổ sung. Tính bổ sung được
thể hiện qua việc so sánh mức phát thải của dự án với trường hợp tham chiếu hợp lý
được gọi là đường cơ sở. Kết thúc giai đoạn này cần có tài liệu ý tưởng dự án (PIN),
văn kiện thiết kế dự án (PDD). Văn kiện thiết kế dự án do các bên tham gia dự án
soạn thảo theo hướng dẫn của Ban điều hành CDM và trình lên cơ quan có thẩm
quyền xem xét và phê duyệt dự án.
 Phê duyệt quốc gia: Sau khi hoàn thành PDD, các bên tham gia dự án của
nước đầu tư cũng như nước chủ nhà sẽ xin phép Chính phủ nước mình phê duyệt dự
án bằng văn bản. Cơ quan thẩm quyền quốc gia về CDM (DNA) có trách nhiệm
xem xét, đánh giá và phê chuẩn các dự án.
 Phê chuẩn và đăng ký: Thẩm định dự án là quá trình đánh giá độc lập PDD
do các tổ chức tác nghiệp được chỉ định (DOE) thực hiện dựa trên các yêu cầu bắt
buộc của cơ chế CDM. Các DOE có thể là những công ty tư nhân đặc thù như các
công ty kế toán và kiểm toán, công ty tư vấn, công ty luật có khả năng đánh giá dự
án một cách độc lập và tin cậy. Sau khi phê duyệt PDD, tổ chức tác nghiệp chuyển
cho Ban chấp hành CDM để đăng ký chính thức.
 Tài chính dự án: Vốn đầu tư của dự án không được làm giảm các Quỹ hỗ
trợ phát triển chính thức ODA. Ngoài ra, dự án CDM phải chịu thêm chi phí CDM
gồm có chi phí giao dịch, chi phí đăng ký,... Phí thu từ CERs sẽ được đưa vào Quỹ
thích ứng mới nhằm giúp các nước đang phát triển nhạy cảm với các tác động tiêu
cực của biến đổi khí hậu. Các nước đang phát triển không phải chịu khoản thu về

chi phí thích ứng và chi phí quản lý.
 Giám sát: Sau khi đăng ký chính thức, các bên tham gia có trách nhiệm
thực hiện giám sát các mức phát thải GHG S của dự án theo kế hoạch được ghi trong
văn kiện PDD.

17


 Thẩm tra và chứng nhận: Thẩm tra là quá trình xem xét và xác định do các
DOE tiến hành định kỳ về việc giảm phát thải GHG S của dự án tại nguồn nhằm
đánh giá kết quả hoạt động của dự án trong thời gian thẩm tra. Việc thẩm tra chỉ
được tiến hành khi các bên tham gia dự án đệ trình để được thẩm tra và kiểm toán
lượng carbon giảm được của dự án.
 Ban hành CER: Sau khi trẩm tra và chứng nhận, Ban điều hành CDM dựa
trên báo cáo chứng nhận của DOE để đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu dự án được
chấp nhận thì EB sẽ chỉ thị cho cơ quan đăng ký ban hành CERs trong vòng 15
ngày kể từ khi dự án được chứng nhận.
1.1.3.3.

Các tiêu chuẩn quốc gia để phê duyệt dự án CDM tại Việt Nam

a. Tiêu chuẩn loại trừ
 Tính bền vững:


Phải phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia



Phải phù hợp với các mục tiêu chiến lược phát triển ngành và địa phương


 Tính bổ sung


Có tính bổ sung về tác động môi trường: Kết quả giảm khí nhà kính mà dự
án tạo ra so với không có dự án.



Tính bổ sung về tài chính: Tài trợ công cho các dự án CDM không làm sai
lệch Quỹ dành cho Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

 Tính khả thi


Được Chính phủ ủng hộ.



Có kết quả thực, đo đếm được và lợi ích lâu dài nhằm giảm nhẹ tác động
của biến đổi khí hậu.

b. Tiêu chuẩn ưu tiên cho các dự án CDM tại Việt Nam

18


Bảng1- 1: Các tiêu chuẩn ưu tiên cho các dự án CDM tại Việt Nam

Tiêu

chuẩn

Nội dung

Bền vững
về kinh tế

Tạo thu
quốc dân

Nguồn lợi kinh
tế từ bên ngoài
Hiệu
kính

Tính bền
vững

nhập

ứng

nhà

Các khí ô nhiễm
Bền vững ngoài GHGS
về
môi
trường
Rác thải

Hệ sinh thái
Xoá đói
nghèo

giảm

Chất lượng cuộc
sống

Bền vững
về xã hội Mức độ quan
tâm của các tổ
chức thực hiện
Tính
thương
mại
Tính khả
thi



Tăng thu nhập



Nguồn lợi từ CERs



Chuyển giao công nghệ




Thay thế nhập khẩu



Giảm phát thải GHGS





Phát thải các khí ô nhiễm ngoài
GHGS
Nước nhiễm bẩn ngoài GHGS
Mức độ rác thải



Tỷ lệ thay đổi lớp phủ rừng



Xói mòn đất



Tác động đến đa dạng sinh học




Tạo việc làm ở nông thôn



Giảm hộ nghèo



Tạo thu nhập



Cải thiện điều kiện sống



Khu vực công



Khu vực tư nhân

Nhu cầu thế giới
Sự hấp dẫn các nhà đầu tư
Được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp chính quyền trung ương và địa
phương, thu hút đầu tư hơn
Có nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phù hợp
Nguồn: www.noccop.org.vn


19


1.1.3.4.

Tình hình phát triển các dự án CDM trên Thế Giới

Theo số liệu thống kê của UNFCCC thì số lượng các dự án CDM được phê
duyệt trên Thế Giới ngày càng tăng, những tháng cuối năm 2011 số lượng các dự án
được phê duyệt đã tăng gấp 2 - 3 lần so với những tháng cuối năm 2010; tháng
10/2011 có 270 dự án, tháng 10/2010 có 91 dự án; tháng 11/2012 có 211 dự án,
11/2010 có 121 dự án. Theo dự tính giảm thiểu phát thải nhà kính đến năm 2012,
cho đến cuối giai đoạn cam kết thứ nhất trong Nghị định thư Kyoto đã giảm được
khoảng 2,9 tỷ tấn CO2. Đặc biệt các dự án CDM được chủ động triển khai ở Châu
Á, khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, để tránh rủi ro về biến đổi khí hậu
cũng như sự gia tăng của khí thải nhà kính.
Bảng 1- 2: Số liệu thống kê các dự án CDM và CERs trên Thế Giới (tháng 1/ 2012)
CERs trung bình hàng

Số lượng CERs dự báo đến năm

năm

2012

_

> 2,700,000,000


567,647,559

> 2,120,000,000

12,025,020

> 10,000,000

>5600 dự án CDM do
các nước đưa ra trong
đó:
3860 dự án đã được
đăng ký
84 dự án đang xem xét

Nguồn:
Hiện nay, Châu Á Thái Bình Dương hiện đang là khu vực sôi động nhất về các
dự án CDM. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia có nhiều dự án CDM nhất 1826 dự
án, và đứng đầu về nhận được CERs (64,01%), tiếp sau đó là Ấn Độ 786 dự án. Các
nước Anh, Thuỵ Sĩ và Nhật là những nước phát triển đầu tư nhiều nhất vào các dự
án CDM (Anh: 29.85%; Thuỵ Sĩ: 20,20%; Nhật Bản: 10.71%).
Hình 1- 6: Chứng chỉ phát thải bình quân hàng năm được đăng ký bởi nước
chủ nhà (tháng 2/ 2012)

20


(24/02/2012)
Theo số liệu của UNFCCC tháng 2 năm 2012, ngành năng lượng là lĩnh vực
thu hút nhiều dự án CDM nhất (chiếm 68,26%), tiếp theo là ngành xử lý và tiêu huỷ

chất thải (13,68%) và ngành công nghiệp chế tạo (5.08%).
Hình 1- 7: Số lượng các dự án CDM được đăng ký theo lĩnh vực

(24/02/2012)
1.1.3.5.

Tình hình phát triển các dự án CDM ở Việt Nam

21


Việt Nam là một trong số những quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình
Dương tham gia tích cực nhất vào những hoạt động nhằm giảm nhẹ những tác động
của biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc đề xuất. Tính đến tháng 3 năm 2003, thời
điểm Việt Nam thành lập cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM, được gọi tắt là
DNA, Việt Nam đã đạt được cả 3 điều kiện để tham gia một cách đầy đủ nhất vào
các dự án CDM quốc tế. Đó là: 1. Tham gia hoàn toàn tự nguyện, 2. Phê chuẩn
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và ký kết nghị
định thư Kyoto, 3. Thành lập DNA của quốc gia. Về mặt quản lý nhà nước, bên
cạnh Bộ Tài nguyên và Môi trường được lựa chọn làm DNA còn có Ban tư vấn chỉ
đạo liên ngành (CNECB) nhằm tư vấn, chỉ đạo cho DNA trong việc quản lý hoạt
động và tham gia đánh giá các dự án CDM tại Việt Nam. Ban này bao gồm 12 đại
diện của 9 bộ, ngành liên quan và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.
Tháng 04/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 47/2007/QĐ-TTg
phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung
của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 – 2010, trong đó đề cao mục
tiêu huy động mọi nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo
hướng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và đóng góp vào việc tổ chức
thực hiện UNFCCC, Nghị định thư Kyoto và CDM, thu hút vốn đầu tư trong và
ngoài nước vào các dự án CDM, khuyến khích cải tiến công nghệ, tiếp nhận, ứng

dụng công nghệ cao, công nghệ sạch kỹ thuật hiện đại. Việt Nam đã xác định các
lĩnh vực tiềm năng để xây dựng và thực hiện các dự án về cơ chế phát triển sạch là
nâng cao hiệu quả, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu,
thu hồi và sử dụng khí mêtan từ bãi rác và từ khai thác than, ứng dựng năng lượng
tái tạo, thu hồi và sử dụng khí đốt đồng hành, trồng rừng mới và tái trồng rừng,
trong đó năng lượng là có tiềm năng nhất.
Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường (MONRE), tiềm năng giảm GHGs giai
đoạn 2001-2010 của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp
ước khoảng 154,4 triệu tấn CO 2, và theo cơ chế phát triển sạch của Nghị định thư

22


Kyoto, Việt Nam có thể thu được khoảng 250 triệu USD từ nguồn giảm khí này
thông qua các dự án CDM.
Tính đến 1/2/2011, Việt Nam có 48 dự án CDM đã được đăng ký, đứng thứ 11
trên Thế Giới về số lượng các dự án được đăng ký. Các dự án CDM ở Việt Nam sẽ
được phân loại tình trạng hoạt động và hoàn cảnh/ vấn đề của các dự án theo bảng
dưới đây.
Bảng 1- 3 : Số lượng các dự án CDM ở Việt Nam
Tình trạng

Số lượng các dự án

Các dự án CDM đã được đăng ký
Các dự án CDM đã bị từ chối
Các dự án CDM đã chấm dứt

48
1

6

Các dự án CDM đang thực hiện

2

Các dự án CDM đang đăng ký

3

Các dự án CDM đang được phê duyệt

101

Tổng

161

Nguồn: Bảng trên do nhóm nghiên cứu JICA xây dựng dựa trên sơ đồ CDM của
CD4CDM.
Các dự án CDM ở Việt Nam chủ yếu thuộc 4 nhóm ngành chính được đánh
dấu bằng màu xanh ở bảng dưới đây. Các dự án đang được thẩm định sẽ tiếp tục
đăng ký CDM, có lẽ các dự án CDM sẽ yêu cầu đăng ký sớm, các dự án tránh phát
thải khí methan cũng sẽ được xúc tiến trong tương lai. Nhìn vào bảng thông kê ở
dưới đây cho thấy ngành thủy điện có số lượng dự án CDM cao nhất, tiếp theo đó là
ngành tránh phát thải methan, năng lượng sinh học và khí bãi rác.

23



Bảng 1- 4: Tiến độ và hiện trạng các dự án CDM ở Việt Nam theo loại dự án
[Đơn vị : Số lượng các dự án

Nguồn: Hình trên do nhóm nghiên cứu JICA xây dựng dựa trên sơ đồ CDM của
CD4CDM.
Dự án CDM đầu tiên ở nước ta được Ban điều hành CDM phê duyệt là dự án
Thu hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ dầu Rạng Đông (Bà Rịa – Vũng Tàu). Dự
án này sử dụng khí đồng hành từ quá trình khai thác dầu mỏ để sản xuất điện, khí
hóa lỏng dùng trong sinh hoạt và xăng. Chi phí thực hiện dự án là 73 triệu USD, dự
kiến sẽ giảm 6.74 triệu tấn CO2 trong thời gian 10 năm, theo đó thì dự án này có thể
mang lại cho các bên tham gia dự án một khoản thu khổng lồ ước tính 202 triệu đô
la Mỹ.
Theo đánh giá của một số chuyên gia từ Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam,
hình thức của các dự án CDM đã thực hiện ở Việt Nam và đa số các nước khác là

24


các tổ chức ở các nước phát triển, thông qua các công ty cung cấp công nghệ, tìm
đến các nước đang phát triển có tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện
dự án. Điều này có nghĩa thị trường buôn bán phát thải đang ở tình trạng một chiều,
người mua chủ động tìm đến những địa chỉ có tiềm năng cung cấp sản phẩm mà họ
cần. Trong thời gian tới, sự phát triển về quy mô và chất lượng của thị trường sẽ
thay đổi, và theo đó, hình thức buôn bán phát thải sẽ cân bằng hơn, nghĩa là sẽ có cả
những nhà cung cấp sản phẩm chủ động tìm đến người tiêu dùng.
Như vậy, có thể nói rằng hành trình của Việt Nam trên con đường tuân thủ
Công ước của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nói chung
và Cơ chế phát triển sạch nói riêng. Nhưng với những thành công bước đầu, với
những cơ chế, chính sách đã và đang xây dựng và những nguồn lực sẵn có sẽ giúp
Việt Nam thành công hơn nữa trong các dự án CDM, vững bước hơn trên con

đường hướng tới một quốc gia tăng trưởng về kinh tế, phát triển về xã hội và bền
vững về môi trường.
1.2. Tổng quan về cơ chế tài chính CDM
Phần này sẽ tóm tắt các Quỹ được thành lập với mục đích tham gia vào các
hoạt động CDM. Một số trong các Quỹ này có quan hệ gần gũi với một hoặc nhiều
hơn trong 3 cơ chế linh hoạt của Nghị định thư Kyoto.
1.2.1. PCF
Ngày 20/7/1999, Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế Giới đã chấp thuận
việc thành lập Quỹ Carbon ban đầu (Prototype Carbon Fund - PCF). PCF, với mục
tiêu hành động là giảm biến đổi khí hậu, mong muốn được phát triển nguyên tắc của
Ngân hàng về phát triển bền vững, chứng minh khả năng hợp tác nhà nước - tư
nhân, và cung cấp cơ hội "học qua việc làm" với những người góp vốn
Tên quỹ
Nước sáng lập/

Prototype Carbon Fund (PCF)
United States of America

Nơi đặt trụ sở
Mô tả

Các dự án quỹ CDM có tác dụng giảm phát thải khí nhà kính
có thể đăng ký với United Nations Framework Convention on

25


×