Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

trẻ hứng thú với màu nước thông qua hoạt động tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 27 trang )

Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………….…trang
B. NỘI DUNG……………………………………………………..…....trang
I. Cơ sở lý luận………………………………………………...………...trang
II. Thực trạng…………………………………………………………....trang
1. Thuận lợi……………………………………………………………...trang
2. Khó khăn……………………………………………………………...trang
III. Giải pháp…………………………………………………………….trang
1. Cho trẻ sử dụng màu nước....................................................................trang
2. Rèn kỹ năng phối màu..........................................................................trang
3. Tạo hình với màu nước vào hoạt động tạo hình...................................trang
4. Ứng dụng tạo hình với màu nước vào các hoạt động khác..……….....trang
5. Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh………………………................trang
6. Bài học kinh nghiệm……………………………………….................trang
C. KẾT LUẬN………………………………………………..................trang

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

1


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, ở đó
trẻ sử dụng ngôn ngữ đặc trưng riêng của nó: màu sắc, hình khối, đường nét, bố
cục để phản ánh, miêu tả từ đó giúp trẻ nhận thức thé giới xung quanh và phản
ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật.
Trẻ mầm non có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh bởi thế giới


xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với
cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc. Trẻ rất
thích sử dụng màu sắc sặc sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng, mỗi sản phẩm
của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau.
Đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi, trẻ đã thành thạo các kỹ năng vẽ, nặn, xé dán cơ
bản, khuôn khổ phạm vi tạo hình hạn hẹp, dễ gây nhàm chán. Màu nước là
nguyên vật liệu không xa lạ với trẻ. Màu nước khi được phối tạo ra màu sắc đa
dạng kích thích sự hứng thú cho trẻ. Không những thế, màu nước còn mang lại
nhiều hiệu quả bất ngờ mà chính trẻ trong quá trình trải nghiệm, trẻ cảm thấy
thích những sản phẩm đạt được.
Chính vì vậy trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi nghĩ bản thân phải
luôn tìm tòi học hỏi và tìm ra cách giúp trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình
nhằm mang lại nhiều màu sắc riêng giúp trẻ học hứng thú và rút ra được nhiều
kinh nghiệm cho bản thân. Với kinh nghiệm thực tế và tâm huyết của tôi, dưới
góc độ là một giáo viên mầm non, tôi mạnh dạn đưa ra“Một số kinh nghiệm
giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình” nhằm giúp cho
các cháu được vừa học, vừa chơi, vừa được khám phá, trải nghiệm, sáng tạo
theo cách riêng của bản thân. Qua đó tạo sự hứng thú, học mà chơi, chơi mà học,
không gây sự nhàm chán cho trẻ.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

2


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

B. NỘI DUNG
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu


3


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Màu sắc có tác động rất lớn đến tình cảm, tinh thần của trẻ. Nó như một
món ăn không thể thiếu trong thế giới trẻ thơ. Thông qua một sản phẩm tạo hình.
Ta có thể hiểu được trẻ đang có nhu cầu gì, tâm trạng của trẻ ra sao, trẻ đang vui
hay buồn, tích cực hay tiêu cực. Chính vì vậy, hoạt động tạo hình thật sự rất
quan trọng, xuyên suốt trong cuộc sống của trẻ.
Tạo hình ngoài phát triển thẩm mỹ cho trẻ còn rèn cho trẻ sự khéo léo,
cẩn thận trong mọi hoạt động. Tính cẩn thận, khéo léo rất có ích giúp trẻ học tốt
các môn học khác.
Màu nước làm trẻ cảm thấy thích thú hơn khi đến giờ hoạt động tạo hình.
Trẻ háo hức, lôi cuốn vào trải nghiệm hết mình với màu nước. Nếu trước đây trẻ
cảm thấy rụt rè bao nhiêu thì với màu nước, trẻ càng trở nên mạnh dạn bấy
nhiêu, kích thích tư duy có trong trẻ. Trẻ vận dụng óc sáng tạo và câu hỏi tự
trong lòng trẻ đặt ra là: Mình sẽ làm gì với những màu này đây? Từ đó trẻ tha hồ
trải nghiệm theo cách riêng của mình. Và kết quả mang lại sẽ làm cho trẻ thích
thú, trẻ càng ham học hỏi, tìm tòi khám phá hơn trong học tập.
II. THỰC TRẠNG
Trong quá trình cho trẻ hoạt động tạo hình với màu nước tôi đã gặp một
số thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
Trẻ đều nắm được những màu sắc cơ bản, trẻ đã có các kỹ năng tạo hình
tương đối tốt
Trẻ đã được làm quen với màu nước từ lớp mầm, chồi nên việc cho trẻ sử
dụng màu nước dễ dàng .
Màu nước là nguyên liệu gần gũi và quen thuộc và có thể dễ dàng mua

được ở bất cứ một văn phòng phẩm nào gần nhất. Màu nước thân thiện với môi
trường và không độc hại cho trẻ.
2. Khó khăn:

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

4


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Trẻ thiếu tự tin khi tự mình chọn màu để sử dụng, trẻ rất hay có tâm lí chờ
đợi cô hướng dẫn, chưa được mạnh dạn.
Trẻ chưa biết kỹ năng phối màu đậm nhạt, xa gần cho phù hợp với sản
phẩm.
Trẻ sử dụng màu nước thường làm bẩn sản phẩm và vấy bẩn lên quần áo.
III. GIẢI PHÁP:
Sau khi nhận thức được thực trạng trên, bản thân tôi đã rút ra được nhiều
kinh nghiệm giúp trẻ hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình nhằm
phát triển được sự sáng tạo tôi đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau đó là:
1. Cho trẻ sử dụng màu nước:
Việc sử dụng thành thạo với màu nước là việc làm rất ý nghĩa đối với trẻ.
Bản chất màu nước về màu sắc của sản phẩm làm ra sẽ nổi bật hơn so với các
loại màu khác nên trẻ khá thích thú. Khi trẻ được trực tiếp sử dụng màu nước, sử
dụng càng phổ biến thì trẻ càng có được kỹ năng tạo hình phức tạp, khi trẻ hứng
thú thì việc thả hồn sáng tạo của trẻ vào sản phẩm sẽ tốt hơn.
Trẻ được sử dụng màu nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ riêng
ở hoạt động tạo hình mà ở mọi lúc mọi nơi. Trong các hoạt động trong ngày, từ
đón trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi đến các hoạt động khác. Tôi
thường xuyên cho trẻ được tự trải nghiệm để phát hiện những điều mới lạ. Là

một giáo viên, tôi luôn qua sát, theo dõi, khuyến khích trẻ tự tìm tòi và hỗ trợ trẻ
khi trẻ gặp khó khăn.
Với hoạt động đón trẻ, tôi cho trẻ thử sức pha màu nước để tạo được
những màu mình thích nhất. Từ đó trẻ phát hiện ra sự khác nhau khi pha không
cùng số lượng màu nguyên chất...
2. Rèn kỹ năng phối màu
Đối với những màu cơ bản, trẻ đã biết cách phối màu cũng như pha màu
từ 2 màu nước đã có thành 1 màu khác, nhưng để pha từ 2 màu đó nhưng tạo ra
những màu đậm nhạt dần theo ý muốn thì tôi đã hướng dẫn trẻ như sau:

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

5


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Trước tiên tôi cho trẻ phân biệt đâu là màu nóng, đâu là màu lạnh. Vì sao
gọi là màu nóng? Vì sao gọi là màu lạnh? Khi pha chúng với nhau sẽ như thế
nào? Trẻ sẽ biết những màu nóng gồm: đỏ, cam, vàng, hồng... những màu sắc
nổi bậc, rực rỡ. Màu lạnh gồm những màu như: Xanh lá cây, xanh dương,
tím....là những màu ít nổi bậc và mang lại cảm giác mát mẻ.
Cho trẻ trực tiếp phối màu với hoạt động tạo hình.
Kết luận cho thấy cũng với 2 nhóm màu đó nhưng khi pha không giống
nhau về số lượng sẽ tạo ra những màu khác nhau. Từ đó trẻ biết điều chỉnh số
lượng tỷ lệ màu để có được những màu theo mong muốn của mình để tạo thành
những màu đẹp hơn.
Ở vị trí xa gần, màu sắc cũng thay đổi. Tôi cho trẻ xem nhiều bức tranh
khác nhau. Trẻ quan sát và tìm sự khác nhau về màu sắc khi những vật ở gần và
khi những vật ở xa. Những vật nằm xa hơn sẽ có kích thước nhỏ hơn, màu sắc

cũng nhạt hơn. Những vật nằm gần sẽ có kích thước lớn hơn, màu sắc cũng đậm
hơn, rõ hơn....
Trẻ được tiếp xúc trực tiếp khám phá và trãi nghiệm sẽ làm cho tư duy
phát triển và mở rộng vốn hiểu biết, nhận thức của trẻ. Đây là một trong những
hoạt động đòi hỏi giáo viên cần phải tìm tòi sáng tạo và tổ chức cho trẻ trãi
nghiệm hết sức chủ động và thường xuyên.
Tôi luôn giáo dục trẻ biết cách sử dụng màu nước cho khéo, không làm dơ
sản phẩm của mình, không làm vay bẩn màu nước lên áo quần.
3, Tạo hình với màu nước trong hoạt động tạo hình:
 Tạo hình với màu nước bằng nguyên vật liệu thiên nhiên.
a. Sử dụng rau củ
Các loại rau củ quả xung quanh ta rất đa dạng và phong phú, chỉ cần một
chút tinh mắt, một chút khéo léo cùng với sự sáng tạo. Chúng ta sẽ có thể bất
ngờ khi phát hiện ra công dụng thần kỳ của chúng. Tôi đã khám phá, đưa vào
hoạt động tạo hình và trẻ đã rất hứng thú với sản phẩm của chúng.
Các loại củ: khoai tây, cà rốt, cà pháo, củ lang
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

6


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Đầu tiên, cô cho trẻ xem powerpoint về các cảnh vật trong rừng và các
loại chim. Sau đó, đọc câu đố về chim cú mèo, cú mèo sống ở đâu. Là một loài
chim sống về ban đêm. Rất tinh mắt. Cô cho trẻ tạo hình thật nhiều chú cú mèo
với nhiều màu sắc.
Làm thế nào để tạo ra những chú cú mèo từ củ khoai này? ( Cô gợi mở
định hướng cho trẻ biết tạo những chú cú mèo từ củ khoai bằng các in)
Cô hướng dẫn: Cô dùng cọ vẽ những nét cong dài tạo thành cành cây màu

nâu và lá cây màu xanh để cú mèo đậu vào. Tiếp theo, cô pha màu từ những màu
nguyên chất, cô dùng những củ khoai lang tây nhúng vào lần lượt màu hồng,
màu xanh và in lên phía trên cành cây . Ngay vị trí cành cây chim cú mèo đậu.
Con cú mèo bố và con cú mèo mẹ thì cô dùng củ to, con cú mèo con thì cô dùng
củ nhỏ. Sau đó dùng cọ vẽ những nét tròn làm mắt và những nét xiên, nét ngang
làm miệng cho cú mèo, vẽ thêm chân cho cú mèo bám vào cành cây cho sinh
động
Trẻ thực hiện cô bao quát, giúp đỡ, cô nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
khi sử dụng màu nước, khi màu dính vào tay trẻ sẽ dùng khăn ẩm lau tay sạch sẽ
và lau lại bằng khăn khô, sau đó mới tiếp tục thực hiện, động viên khuyến khích
trẻ sáng tạo và nói lên ý tưởng riêng của mình.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

7


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Hình 1: “Những chú cú mèo đáng yêu”
Cũng từ những củ cà rốt, khoai tây, củ lang, cà pháo... Tôi cho trẻ tạo hình
vườn hoa, con sâu, ông mặt trời.....cũng rất đáng yêu và ngộ nghĩnh.
Ví dụ 2: Với chủ điểm: Thế giới thực vật
Đề tài: “Vườn hoa”
Mục đích: Trẻ biết pha màu đẹp và sử dụng củ cà rốt, cà pháo mà cô đã
chuẩn bị để tạo thành những bông hoa với kích thước khác nhau. Rèn tính cẩn
thận, khéo léo, khả năng tập trung và kỹ năng sử dụng màu nước.
Chuẩn bị: Củ cà rốt, cà pháo, màu nước, giấy, khăn

Hình 2: Cà rốt, cà pháo

Đầu tiên, tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Chiếc hộp bí mật” và cùng nhau khám
phá hình dạng củ cà rốt và cà pháo.
Với những củ quả này, chúng ta có thể làm gì? Bằng cách nào?
Tôi cho trẻ xem tranh, gợi mở, hướng trẻ thực hiện vườn hoa.
Để pha được màu như thế này chúng ta pha như thế nào?
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

8


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Khuyến khích trẻ sáng tạo và pha màu sao cho chi tiết chính là những
bông hoa thật nổi bậc, những chi tiết phụ trẻ pha màu theo ý thích, chi tiết nào
gần thì to hơn, đậm hơn, chi tiết nào xa thì nhỏ hơn và nhạt dần.

Hình 3: Vườn hoa
Ví dụ 3: Với chủ điểm: Thế giới động vật
Đề tài: “Những chú hải cẩu tinh nghịch”
Mục đích: Trẻ biết hình dạng của khác nhau của củ lang, phát huy tính
sáng tạo, Biết pha màu đẹp, sắp xếp bố cục phù hợp.
Chuẩn bị: Củ lang đã rửa sạch và bổ dọc, giấy, màu nước, dĩa, khay, bút
chì, khăn.
Tôi tạo tình huống có chú hề đến thăm và tặng cho các bạn nhỏ một hộp
quà làm tăng sự tò mò, kích thích trí tưởng tượng của trẻ.
Với củ lang thường dùng để làm gì?
Hôm nay với những củ lang cô đã bổ đôi như thế này các con sẽ làm gì?
Các con thấy hình dạng của củ lang giống gì? (trẻ kể tự do)
Màu sắc của chú hải cẩu như thế nào? (Hải cẩu có rất nhiều màu, có con
màu trắng, có con màu xanh và có những con màu đen nữa)

Trước tiên trẻ nhúng phần củ lang đã bổ dọc vào màu nước, rồi in vào
giấy, trẻ có thể in theo nhiều hướng để thể hiện những chú hải cẩu đang hoạt
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

9


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

động ở nhiều tư thế khác nhau. Sau đó vẽ thêm mắt, râu, chân cho hải cẩu hoàn
thiện.
Khuyến khích trẻ pha màu chú hải cẩu cho đẹp để làm nổi bậc bức tranh,
vẽ thêm quả bóng để chú hải cẩu chơi...
Tôi luôn nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khi sử dụng màu nước, khi màu
dính vào tay trẻ sẽ dùng khăn ẩm lau tay sạch sẽ và lau lại bằng khăn khô, sau
đó mới tiếp tục thực hiện, động viên khuyến khích trẻ sáng tạo và tự tin vào sản
phẩm mình làm ra.

Hình 4: Những chú hải cẩu tinh nghịch
Các loại rau: rau cải ngọt, đậu bắp.
Những món rau cải hằng ngày mà chúng ta sử dụng để nấu nướng có
muôn màu, muôn vẻ. Và vô tình chúng được thiên nhiên tạo hóa cho những hình
hài tuyệt đẹp nếu chúng ta biết khai thác triệt để. Chẳng hạn như những phần cùi
của cọng cải ngọt mà hàng ngày chúng ta vứt đi, khi nhúng vào màu đỏ in lên
giấy lại tạo ra những đóa hồng tuyệt đẹp. Trái đậu bắp (cà bắp) khi chúng ta cắt
đi phần cuốn, nhúng vào màu cam và in ra giấy thì chúng cũng tạo ra những
bông hoa 5 cánh nhỏ xinh không kém,nó như những họa tiết trang trí vô cùng
độc đáo cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã đưa vào hoạt động tạo hình với nhiều đề tài.
Chẳng hạn là đề tài: “Cảnh vật ban ngày”
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu


10


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Ví dụ: Với chủ điểm: Nước và các hiện tượng thiên nhiên
Đề tài: “Cảnh vật ban ngày”
Mục đích: Trẻ biết pha màu đẹp và biết sử dụng các loại rau như thế nào
cho phù hợp để tạo thành bức tranh cảnh vật ban ngày với mức độ màu đậm
nhạt, xa gần khác nhau. Rèn tính cẩn thận, khéo léo, khả năng tập trung và kỹ
năng pha màu nước.
Mục đích: Trẻ biết hình dạng của các loại rau, cảm nhận được vẻ đẹp của
chúng. Biết pha màu đẹp và thể hiện được quy luật xa gần
Chuẩn bị: Giấy, màu nước, đậu bắp, cải ngọt, khay pha màu, khăn ướt,
khăn giấy, bút, cọ vẽ.
Tôi cho trẻ chơi trò chơi về các mùa trong năm.
Một ngày có mấy buổi, là những buổi nào? (Cho trẻ xem powerpoint về
các thời gian trong ngày)
Với những nguyên vật liệu mà cô đã chuẩn bị thì các con sẽ làm như thế
nào?
Tôi gợi ý và cho trẻ nói lên ý tưởng của mình
Cô hướng dẫn: Phía dưới bầu trời ban ngày cô tạo thật nhiều hoa hồng
bằng cách nhúng cùi cải ngọt vào màu đỏ, cô còn tạo thêm hoa nhỏ hơn bằng
trái đậu bắp. Hoa nào đứng trước thì to hơn nên cô sẽ làm hoa bằng cùi cải ngọt
phía trước, những hoa xa dần thì mình dùng hoa bằng đậu bắp. Như vậy bức
tranh sẽ hài hoa hơn. Cô còn dùng cọ nhúng vào màu xanh lá vẽ những nét cong
dài xuống làm thân, lá của hoa.
Cô dùng ngón tay cái nhúng vào màu xanh da trời và in lên phía trên tờ
giấy thành nhiều mảng tạo thành đám mây, cô dùng củ cà rốt nhúng vào màu

vàng rồi in lên phía bên góc phải trên tờ giấy để làm ông mặt trời.
Các con phải chú ý khi pha màu, phần thân và lá cây nên pha màu có lá
đậm, lá nhạt dần thì bức tranh mới đẹp. Bố cục phải hợp lý, cân xứng.
Tôi luôn nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khi sử dụng màu nước, khi
màu dính vào tay trẻ sẽ dùng khăn ẩm lau tay sạch sẽ và lau lại bằng khăn khô,
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

11


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

sau đó mới tiếp tục thực hiện, động viên khuyến khích trẻ sáng tạo và nói lên ý
tưởng riêng của mình

Hình 5: In hoa bằng cải ngọt

Hình 6: In hoa bằng đậu bắp

Hỏi trẻ? ( Con sẽ thổi màu tạo thành bức tranh như thế nào?)
Cô cho trẻ quan sát một số bức tranh khác, cô gợi mở trẻ quan sát và nhận
xét. Trẻ thực hiện thổi màu nước để tạo ra những bức tranh đẹp.Trẻ thực hiện cô
bao quát, giúp đỡ, cô nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khi sử dụng màu
nước, động viên khuyến khích trẻ sáng tạo.

Hình 7: “Hoa ngày tết”
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

12



Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Ví dụ 2: Chủ đề: Bản thân
Đề tài: “Mái tóc đáng yêu”
Mục đích: Với tạo hình mái tóc đáng yêu bằng thổi ống hút, trẻ biết cách
sử dụng màu nước và lựa chọn màu sắc phù hợp với mái tóc. Trẻ học được kĩ
năng thổi màu nước: Thổi đều màu, không làm nhoè màu. Phát huy trí tưởng
tượng, khả năng quan sát và sáng tạo của trẻ.
Những người thân trong gia đình đều có những sở thích riêng, vì vậy
những người trong gia đình cũng để những kiểu tóc khác nhau, màu tóc khác
nhau. Tôi cảm thấy thổi màu nước bằng ống hút rất hợp với đề tài này nên tôi đã
đưa vào hoạt động tạo hình: “Mái tóc đáng yêu”
Chuẩn bị:
Giấy A4 có vẽ khôn mặt với nhiều biểu cảm vui, ngạc nhiên...., ống hút
thổi cho mỗi trẻ, ca đựng nước,khay pha màu, hộp đựng màu nước, khăn lau tay
cho trẻ, bàn, ghế, giá vẽ, giá treo tranh.
Tiến hành:
Đọc câu đố về các bộ phận trên cơ thể, giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ
sinh thân thể....
Với những món đồ dùng hôm nay cô đã chuẩn bị, chúng ta sẽ làm gì?
Gợi ý cho trẻ suy nghĩ và tìm cách thể hiện mái tóc với màu nước
Con sẽ thổi như thế nào?
Con muốn tạo hình màu tóc của ai trong gia đình, bạn bè, và con muốn
thể hiện là màu gì? Vì sao?
Để có được màu tóc như ý muốn con phối như thế nào?
Hỏi trẻ? ( Con sẽ thổi màu tạo thành bức tranh như thế nào?)
Đầu tiên, vì chị gái của trẻ có màu tóc vàng nhạt nên trẻ sẽ pha màu vàng
và màu trắng. Trẻ cho một ít màu vàng vào khay, cho một ít màu trắng vào
chung, một ít nước nữa, màu vàng nhạt nên trẻ cho màu trắng ít hơn màu vàng

để có được màu vàng nhạt. Khi có được màu theo ý muốn của trẻ rồi. Trẻ sẽ
nhỏ lần lượt từng giọt màu vàng nhạt đó lên phía trên đầu và dùng hơi thổi mạnh
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

13


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

và cẩn thận để màu chạy được đẹp. Trẻ thổi nhiều giọt màu xung quanh đầu để
tạo thành một mái tíc hoàn chỉnh.
Cô cho trẻ quan sát một số bức tranh khác mà cô đã chuẩn bị, cô gợi mở
trẻ quan sát và nhận xét. Trẻ thực hiện thổi màu nước để tạo ra những bức tranh
đẹp.Trẻ thực hiện cô bao quát, giúp đỡ, cô nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
khi sử dụng màu nước, động viên khuyến khích trẻ sáng tạo.

Hình 8: “Mái tóc đáng yêu”
Nắp chai, lỏi giấy:
Những nguyên vật liệu không mất tiên mua nhưng đem lại giá trị thẩm mỹ
không hề thua kém đó chính là nguyên vật liệu phế thải. Đây là những món đồ
dùng mà phụ huynh có thể hỗ trợ đắt lực để giúp trẻ có nhiều sự lựa chọn khi tạo
hình. Đối với nắp chai thì chùng ta rửa sạch để khô ráo. Lỏi giấy vệ sinh để
nguyên hoặc cắt tùy thích. Chỉ một chút sáng tạo, một chút khéo léo và sự tỉ mỉ
đã có thể giúp trẻ làm lên những tác phẩm tuyệt đẹp.
Nắp chai:
Ví dụ: Chủ đề: An toàn giao thông
Đề tài: Chiếc ôtô của em

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu


14


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Cô đã chuẩn bị giấy có hình chiếc xe nhưng vẫn còn thiếu bánh xe. Cô
dùng nắp nhỏ nhúng vào màu đen và in lên chổ bánh xe nhỏ, dùng nắp chai lớn
in lên chổ bánh xe lớn. Sau đó, cô vẽ những nét thẳng chéo nhau ở giữa bánh để
căm làm bánh xe. Cô nhúng 1 cái nắp vào màu vàng rồi in lên phía góc trên bên
phải để làm ông mặt trời. Vẽ thêm nhiều nét thẳng xung quanh thành tia nắng.
Chúng ta có thể vẽ thêm đường đi, vạch kẻ đường...
Hỏi trẻ? ( Con sẽ sử dụng những nắp chai này như thế nào để tạo thành
bức tranh của minh?)
Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khi sử dụng màu nước, khi màu dính vào
tay trẻ sẽ dùng khăn ẩm lau tay sạch sẽ và lau lại bằng khăn khô, sau đó mới tiếp
tục thực hiện, động viên khuyến khích trẻ sáng tạo và tự tin vào sản phẩm mình
làm ra.

Hình 9: Chiếc ôtô của em
Lõi giấy:
Ví dụ 1: Chủ đề: Thế giới thực vật
Đề tài: Vườn cây của ba
Lõi giấy khi bóp nhẹ hai đầu sẽ tạo thành chiếc lá, có thể cắt một đầu lỏi
giấy để tạo thành những hình dạng giống bông hoa, tia nắng ông mặt trời, ngôi
sao....
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

15



Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Trước tiên trẻ pha màu để tạo thành màu lá xanh non, trẻ sẽ pha 3 phần
màu xanh và 1 phần màu vàng. Với mặt giấy và một thân cây có sẵn, trẻ dùng
lõi giấy đã bóp nhẹ hai đầu trông giống chiếc lá nhúng vào lần lượt màu lá cây
đã pha và in vào nhánh cây, in nhiều lá để tạo thành tán cây. Dùng lỏi giấy đã cắt
1 đầu tua ra, nhúng màu vàng rồi in vào góc phải phía trên tạo thành ông mặt
trời với nhiều tia nắng. Dùng cọ vẽ nét thẳng, nét cong để tạo gân lá, dùng ngón
tay nhúng vào màu xanh dương và in liên tiếp lên phía trên tờ giấy tạo thành
những đám mây...
Nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khi sử dụng màu nước, khi màu dính
vào tay trẻ sẽ dùng khăn ẩm lau tay sạch sẽ và lau lại bằng khăn khô, sau đó mới
tiếp tục thực hiện, động viên khuyến khích trẻ sáng tạo và nói lên ý tưởng riêng
của mình.

Hình 10: Lỏi giấy
Ví dụ 2: Với chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: “Con cá đáng yêu”
Mục đích: Trẻ cảm nhận được tác dụng thần kỳ và vẻ đẹp của những hình
dạng mà lõi giấy mang lại.
Chuẩn bị: Lõi giấy, màu nước, giấy, khay pha màu, khăn
Tôi cho trẻ xem powerpoint trên máy chiếu về thế giới đại dương, đàm
thoại, trò chuyện về những loài cá sống dưới biển. Những con cá có rất nhiều
màu sắc và hình dạng khác nhau.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

16


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình


Trò chơi: “Chiếc túi thần kỳ”
Với phần lõi giấy cô đã cắt đôi dùng keo buộc chặt để định hình như thế
này, chúng mình có thể làm gì?
Tôi gợi ý cho trẻ tạo những vẫy cá với thật nhiều màu sắc nổi bậc,
Trẻ ngồi vào bàn và pha những màu mà trẻ yêu thích, trẻ dùng lõi giấy
nhúng vào màu nước đã pha và in lên phần thân của con cá. Các vẫy cá đan xe
lẫn nhau, chồng lên nhau rất sinh động, đẹp mắt. Trẻ còn vẽ thêm mắt cá và
bong bóng, rong biễn xung quanh.
Qua tiết học trẻ rất hứng thú và từ đó trẻ nhận xét sản phẩm tích cực hơn
hẳn so với trước đây.

Hình 11: Con cá đáng yêu
 Tạo hình với màu nước trực tiếp với bàn tay, bàn chân
Tạo hình với màu nước là một tiết học luôn có sức hấp dẫn đối với trẻ, từ
màu nước và những nguyên vật liệu có xung quanh, với đôi bàn tay, bàn chân trẻ
đã có thể làm nên rất nhiều điều kì diệu. Chắc chắn trẻ sẽ rất thích thú khi chính
sản phẩm mình làm ra có sự khác biệt riêng vì nó là do chính bàn tay bàn chân
của chính mình in lên và tạo nên những sản phẩm đẹp mắt.
Ví dụ 1: Chủ đề: Thế giới động vật
Cô gợi ý cho trẻ nói lên ý tưởng của mình
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

17


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Trước tiên trẻ cho các màu trẻ định sử dụng ra khay, để tạo hình con kiến
trẻ sẽ dùng ngón tay trỏ của mình nhúng vào màu đen và in lên giấy, in liên tục 3

lần sát nhau để tạo thành con kiến, sau đó vẽ thêm râu và chân cho con kiến. Cô
khuyến khích trẻ vẽ thêm cảnh vật xung quanh để bức tranh thêm sinh động,

Hình 12: Đàn kiến
Với tạo hình bằng dấu vân tay trẻ cũng có thể tạo hình vườn hoa.... trẻ
dùng ngón tay nhúng vào màu đỏ và in để tạo thành những cánh hoa, trẻ dùng cọ
chấm vào màu nâu, sau đó vẽ một nét thẳng xuống tạo thành thân cây hoa, và
dùng ngón cái nhúng vào màu xanh lá cây rồi in vào hai bên của thân cây tạo
thành những chiếc lá. Tiếp tục, tạo hình thêm những cây hoa khác với những
màu sắc khác nhau như: có hoa thì nhụy vàng, cánh hồng; có hoa thì nhụy đỏ
cánh cam...
Cô bao quát, gợi ý cho trẻ vẽ thêm các chi tiết.
Nhắc nhở trẻ biết sắp xếp bố cục bức tranh và sử dụng màu nước cẩn thận
sau đó lau tay bằng khăn ẩm trước và lau bằng khăn khô sau.
Ví dụ 2:
Với chủ đề: “Thế giới thực vật”
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

18


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Đề tài: “Tạo hình cây ăn quả”
Cho trẻ thực hiện: Với thân cây và tán cây cô đã vẽ sẵn. Trẻ nhúng tay vào
màu xanh lá mà trẻ đã pha rồi in lên tán cây. Sau khi in xong, trẻ dùng khăn ướt
lau tay sạch sẽ và lau lại bằng khăn khô. Tiếp tục, trẻ dùng cọ tô màu nâu cho
thân cây và vẽ thêm quả, mặt đất, cây cỏ......

Hình 20: Tạo hình cây ăn quả

Với tạo hình bằng bàn tay, tôi cho trẻ tạo hình nhiều chủ đề khác nhau
như chủ đề thế giới động vật, trẻ có thể tạo hình con bướm, con sâu, con bạch
tuộc, con công....Ở chủ đề thực vật, trẻ có thể tạo hình bông hoa, ông mặt trời...
Tạo hứng thú và phát huy sự sáng tạo có trong trẻ. Tôi thấy trẻ rất thích
thú và vui vẻ khi hoàn thành sản phẩm của mình.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

19


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Hình 21: Tạo hình bàn tay
Ví dụ 3: Chủ điểm : An toàn giao thông
Đề tài : “Chiếc thuyền của em”
Mục đích:
Chuẩn bị: Giấy in dày, cỡ A3, màu nước, chậu, cọ, keo
Trước tiên cô cho trẻ quan sát một vài hình ảnh về biển trên máy tính tạo
cảm hứng. Cho trẻ suy nghĩ và nói lên ý tưởng mình sẽ tạo nên những chiếc
thuyền với bàn chân bằng cách nào?
Cô gợi ý cho trẻ nói lên ý tưởng của mình
Trước tiên trẻ dùng màu nâu pha vào chậu nhỏ, thêm 1 chút keo để tạo độ
dính. Trẻ dùng 1 chân nhúng vào chậu rồi in theo hướng nằm ngang so với tờ
giấy. Sau đó, trẻ vẽ những nét thẳng và nét xiên tạo thành cánh buồm. Dùng cọ
tô màu xanh lên cánh buồm. Lấy lỏi giấy nhúng vào màu vàng rồi in lên góc trên
phía bên phải bức tranh tạo thành mặt trời. Lấy những phần lỏi giấy cô đã cắt
đôi như hình khuyết nhúng vào màu xanh nước biển rồi in vào phía dưới chiếc
thuyền tạo thành gợn sóng.
Cô bao quát, gợi ý cho trẻ vẽ thêm các chi tiết.Nhắc nhở trẻ biết sắp xếp

bố cục bức tranh và sử dụng màu nước cẩn thận sau đó lau tay bằng khăn ẩm

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

20


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

trước và lau bằng khăn khô sau. Cô chuẩn bị sẵn khăn ướt, chậu nước để trẻ vệ
sinh sạch sẽ, không vây bẩn lên quần áo

Hình 22: “Chiếc thuyền của em”
4. Ứng dụng hoạt động với màu nước vào các hoạt động khác:
Sau khi trẻ dùng màu nước làm ra sản phẩm của mình, trẻ có thể cùng cô
cắt ra dán vào góc chủ đề, chủ điểm,. Dán vào góc sáng tạo.
Với hoạt động đón trẻ, cô chuẩn bị sẵn màu ở xung quanh lớp, cho trẻ thử
sức pha màu nước để tạo được những màu mình thích nhất. Từ đó trẻ phát hiện
ra sự khác nhau khi pha không cùng số lượng màu nguyên chất...
Với các góc hoạt động trong lớp, tôi yêu cầu trẻ thực hiện theo chủ đề
nhánh. Trẻ được quyền chọn sản phẩm mình tạo ra từ màu nước rồi cắt dán vào
chủ đề, góc sáng tạo, góc nghệ thuật..
Ví dụ: Chủ đề thực vật: Trẻ dùng ngón tay nhúng vào màu nước tạo thành
những bông hoa nhỏ xinh trên giấy. Sau đó cắt và dán lên góc chủ đề. Trẻ vừa
thể hiện được lòng yêu nhiên nhiên, cây cối, hoa lá, vừa thích thú được sáng tạo
những bông hoa đầy màu sắc bằng chính bàn tay của mình.
Trong hoạt động ngoài trời, khi cho trẻ dạo chơi trên sân trường, quan sát
và trò chuyện với trẻ về màu sắc của bầu trời, đồ chơi ngoài trời, các loại cây,

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu


21


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

hoa,... tôi sẽ hướng dẫn, gợi ý cho trẻ tìm ra những màu tương ứng để có thể pha
được những màu tạo nên màu sắc đó...
Trong hoạt động vui chơi ở góc nghệ thuật trẻ được chơi các trò chơi
đóng dấu từ các nguyên vật liệu khác nhau như: rau củ quả, ống hút, chai, tạo
hình vân tay.... Trong quá trình trẻ chơi trẻ sẽ sữ dụng các kỹ năng pha màu, in
ấn để tạo nên những sản phẩm thật đẹp mắt.
Chú ý giáo dục trẻ biết cách sử dụng màu nước cho khéo, không làm dơ
sản phẩm của mình, không làm vay bẩn màu nước lên áo quần.
5. Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.
Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và
nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện
pháp không thể thiếu. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan
trọng của lĩnh vực phát triển thẫm mỹ cho trẻ. Hàng tháng tuyên truyền với phụ
huynh qua bảng tin phụ huynh về sự phát triển thẫm mỹ của trẻ. Qua đó phụ
huynh thấy được sự hứng thú với màu nước của trẻ phát triển như thế nào và tạo
điều kiện để trẻ được hoạt động với màu nước nhiều hơn tại gia đình.
Bảng tuyên truyền với phụ huynh phải rõ ràng để phụ huynh xem trên
bảng tuyên truyền có nội dung các hoạt động học để phối hợp trong việc cho trẻ
hoạt động với màu nước.
Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan
trọng trong việc giúp trẻ hứng thú với màu nước cho trẻ.
6. Bài học kinh nghiệm:
Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa màu nước vào giờ
dạy và các hoạt động một cách hợp lý.

Không ngừng giao lưu học hỏi nhau qua các tiết thao giảng, dự giờ. Luôn
tự học tự rèn thông qua sách vở, lên mạng, đĩa…Thu thập nhiều tài liệu và thiết
kế nhiều hình thức mới nhằm giúp trẻ hứng thú trong khi tạo hình và phát triển
khả năng sáng tạo cho trẻ. Hình thức sử dụng màu nước phải phù hợp với lứa
tuổi, phù hợp với bài dạy.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

22


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, nhằm quan tâm đến
nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
Bồi duỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ là việc mà bất kỳ giáo viên
nào cũng nên làm và phải làm thuờng xuyên. Tôi thường đọc sách báo, xem tin
tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, trao đổi đồng nghiệp tiếp cận
những cái mới tìm ra những hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động sao
cho trẻ không bị nhàm chán, phù hợp với khả năng của trẻ lớp mình phụ trách.
Trẻ 5-6 tuổi có những khả năng nhận thức, trẻ bắt đầu biết được ý thức
của những việc mình làm hàng ngày, muốn tự thể hiện mình truớc bạn bè và
những nguời xung quanh...... để nắm bắt được điều này tôi phải tranh thủ đọc
các tài liệu về tâm lý lứa tuổi, gần gũi tìm hiểu cá tính, khả năng của từng trẻ để
đưa ra những yêu cầu, hình thức phù hợp với nhận thức và tâm lý của trẻ.
Tôi cũng tìm tòi, học hỏi thêm các hình thức tổ chức giúp trẻ có điều kiện
sáng tạo trong các hoạt động, tạo cho trẻ biết tự thể hiện khả năng của bản thân
dần dần trẻ thấy vui và yêu thích bộ môn tạo hình.
Ngoài ra tôi cũng chú ý học hỏi, tự mầy mò thêm cách tạo ra những sản
phẩm tạo hình sáng tạo, sưu tầm tạo ra một số sản phẩm phong phú làm tài liệu
mẫu, tìm phương pháp huớng dẫn trẻ sao cho trẻ hứng thú và dễ hiểu nhất, phù

hợp với nhận thức, khả năng của trẻ.
Theo quan điểm của tôi, khi nguời giáo viên có vốn kiến thức vững vàng,
có kỹ nang sư phạm tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề, gần gũi yêu thương trẻ
thì chắc chắn sẽ thành công khi tổ chức các hoạt động cho trẻ.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

23


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

C- KẾT LUẬN

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

24


Một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước trong hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình cùng với các hoạt động khác giúp cho sự phát triển
toàn diện của trẻ. Vậy nên chúng ta cần tạo môi trường đặc biệt là môi trường
kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, muốn tạo ra cái đẹp cho trẻ tham gia một
cách tích cực nhất.
Với những kinh nghiệm trong những năm qua tôi đã thực hiện và đã
hướng dẫn trẻ thực hiện được giúp tôi có thêm những sản phẩm tạo hình phục vụ
cho các hoạt động, các chủ điểm. Với những sản phẩm này giúp tôi truyền thụ
kiến thức và dạy trẻ một cách dễ dàng và phát triển tư duy một cách tích cực cho
trẻ, giúp cho tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng và thỏa mãn nhu cầu ham

thích khám phá, tìm tòi của trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp trẻ lớp lá hứng thú với màu nước
trong hoạt động tạo hình. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám
hiệu và chị em đồng nghiệp để kinh nghiệm ngày càng phong phú hơn. Tôi xin
cảm ơn.
Phước Sang,ngày tháng 01 năm 2017
Người viết

Nguyễn Thị Hậu

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hậu

25


×