Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

BÀI tập lớn VHTN : VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỐI VỚI THIẾU NHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.7 KB, 34 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả
hoạt động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung
trong đề tài của bài tập lớn này là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả bài tập lớn

Trần Thị Oanh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, giảng viên, cán bộ khoa giáo
dục, Phòng đào tạo, Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh cùng toàn thể các bạn
sinh viên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên Chu Thị Hà Thanh – cô đã
tận tình, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
này bằng một tinh thần nhiệt thành và nghiêm túc.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, khích
lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua.
Tác giả bài tập lớn

Trần Thị Oanh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu – Tổng quan vấn đề được nghiên cứu:...................3


3. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:........................................................................8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:.......................................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................9
7. Bố cục đề tài....................................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................11
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN...................................11
1.1. Tính truyền miệng – tập thể của văn học dân gian:......................................12
1.2.Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật nguyên hợp cả về nội dung lẫn
hình thức..............................................................................................................16
1.3. Tính hiện thực...............................................................................................17
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA THIẾU NHI TRONG VIỆC TIẾP
NHẬN VĂN HỌC DÂN GIAN..........................................................................19
CHƯƠNG III: VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỐI VỚI
THIẾU NHI.........................................................................................................23
3.1. Văn học dân gian góp phần hình thành nên những tình cảm và nhân cách tốt
đẹp ở trẻ thiếu nhi................................................................................................23
3.2. Văn học dân gian thiếu nhi sẽ giúp trẻ mở rộng nhận thức-tri thức cũng như
tầm hiểu biết của mình:.......................................................................................27
3.3. Văn học dân gian nâng cao tính thẩm mỹ cho trẻ:.......................................28
3.4. Văn học dân gian thiếu nhi củng cố và bồi dưỡng vốn từ ngữ cho trẻ...............29
3.5. Văn học dân gian thiếu nhi đem lại một thế giới giải trí cho trẻ:.................30
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN.................................................................................31


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thiếu nhi luôn là mối quan tâm của cả ngành giáo dục và cũng như các
ngành khác, các mặt khác trong xã hội. Và nghệ thuật cũng không nằm ngoài
mối quan tâm đó.

Nghệ thuật, đặc biệt là văn học không chỉ xem thiếu nhi là đối tượng tiếp
nhận quan trọng mà còn là đối tượng hướng đến của mọi giá trị nhân văn
Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu trong dòng chảy văn
học nước nhà, góp phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách
của trẻ em. Những năm qua, văn học viết cho thiếu nhi đã gia tăng về số lượng,
phong phú về nội dung và được chú trọng về hình thức. Tuy nhiên, mảng văn
học này vẫn chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng của xã hội.
Các tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục rất lớn trong việc hình thành
nhân cách, tâm hồn trẻ, có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học ở tiểu học
nói riêng, giáo dục trẻ thơ nói chung. Và hiện nay, nền văn học đang ngày càng
chú ý nhiều hơn đến thiếu nhi. Tuy nhiên, theo sự khảo sát của tôi thì văn học
thiếu nhi vẫn chưa có sự quan tâm đúng mực.
Văn học (với tư cách là ngữ liệu để dạy học các phân môn của môn Tiếng
Việt) có tác dụng tích cực trong việc làm giàu tâm hồn, phong phú hoá tình cảm,
rèn luyện tính cách, nhân cách con người, có ý nghĩa giáo dục rất lớn về thẩm
mĩ, về lòng yêu con người, yêu quê hương đất nước... hơn rất nhiều so với
những lời giáo huấn khô khan, khiên cưỡng; mang lại cho các em những bài học
nhân sinh nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng cũng không kém phần tế nhị, sâu sắc.
Tác phẩm văn học cho thiếu nhi bồi dưỡng, phát triển chất nhân văn - cái
sẽ đi với các em suốt cuộc đời. Thơ, văn cho thiếu nhi thoát ra khỏi một chế
phẩm mượn văn chương để chuyển tải một ý đồ giáo huấn giản đơn, lộ liễu, khô
khan, gò bó hay nhạt nhẽo, trừu tượng. Nó coi trọng tìm tòi, triển khai cái đẹp,
các hình tượng giàu tính thẩm mĩ, chân thực, gắn liền với cuộc sống hằng ngày
của các em một cách nhẹ nhàng, thoải mái và rất hấp dẫn, thuyết phục,... nhằm
1


hướng bạn đọc nhỏ tuổi tới những cảm xúc lớn lao về cuộc sống, về con người
với tất cả sự mới mẻ, phong phú, đẹp đẽ và kì lạ của chúng.Văn học thiếu nhi có
tác dụng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện đối với trẻ, là chất bổ dưỡng

nuôi người từ khởi điểm làm người. Khai thác những nội dung giáo dục sao cho
phát huy hết sức mạnh nghệ thuật của tác phẩm mà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của
nó là công việc không hề đơn giản; đòi hỏi rất lớn ở tài năng, tâm huyết, tình
cảm yêu mến và tinh thần trách nhiệm thực sự của các nhà sư
Quan trọng không kém nữa đó chính là nền văn học nói chung và văn học
dân gian nói riêng đang ngày càng có những đóng góp không nhỏ, có vai trò và
tác động trực tiếp đến với bạn đọc, đặc biệt hơn nữa là đến thiếu nhi – những
mầm non tương lai của đất nước.
Để có thể uốn nắn trẻ từ khi còn ngây thơ thì chúng ta phải dạy trẻ từ thuở
ấu thơ. Cũng như vậy để giáo dục cho trẻ băng cách tiếp xúc vói kho tàng văn
học dân gian thì buộc chúng ta phải đưa ra một phương pháp phù hợp với lứa
tuổi và trình độ tiếp nhận của các em. Tuy nhiên , đến nay vẫn chưa mấy ai có
thể đưa ra một công trình nghiên cứu nào có thể triển khai hết vai trò, tác dụng
của văn học dân gian đối với thiếu nhi.
Và trên thực tế thì một bộ phận giáo viên cũng như phụ huynh vẫn chưa
chú trọng đến vấn đề này, họ chỉ quan tâm đến những kiến thức khoa học, chú
trọng đầu tư phát triển khía cạnh học tập và bồi dưỡng những kiến thức khoa
học mà không quan tâm đến phát triển nhân cách và thẩm mĩ
Văn học dân gian là một bộ phận trọng yếu trong chương trình giáo dục
của học sinh Tiểu học. Vì vậy, để dạy tốt môn văn học – tiếng Việt Tiểu học,
sinh viên không thể không nghiên cứu, điều tra về vai trò, tác dụng của vă học
dân gian đối với thiếu nhi. Hy vọng đề tài này khi hoàn thiện sẽ giúp ích ít nhiều
cho các bạn sinh viên theo học chuyên ngành giáo dục Tiểu học.
Vì lẽ đó, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu, để làm nổi bật lên vai
trò, tác dụng của văn học dân gian đối với bạn đọc và đặc biệt là với đối tượng
thiếu nhi. Để từ đó mọi người sẽ có cái nhìn bao quát, đầy đủ hơn về nền văn
học nói chung và văn học dân gian nói riêng.
2



2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu – Tổng quan vấn đề được nghiên cứu:
a.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Văn học dân gian Việt Nam là một bộ phận của nền văn học dân tộc. Văn
học dân gian đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà nghiên cứu văn học, các giáo
viên và sinh viên trong cả nước. Với đề tài “vai trò, tác dụng của văn học dân
gian đối với thiếu nhi”, tôi xin điểm lại một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
liên quan đến văn học dân gian như sau:
Hoàng Tiến Tựu, năm 1997 trong quyển “Mấy vấn đề về phương pháp
giảng dạy – nghiên cứu văn học dân gian”, NXB Giáo dục, đã tập trung đưa ra
những vấn đề có liên quan đến việc giảng dạy văn học dân gian. Công trình này
gồm bảy chương, trong đó ba chương đầu bàn về những lí luận chung, chương
tiếp theo dành cho việc nghiên cứu và giảng dạy ca dao, một chương bàn về tục
ngữ, một chương viết về truyện dân gian. Đây là một tài liệu rất hữu ích cho
giáo viên và sinh viên trong công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học dân gian.
Đinh Gia Khánh (chủ biên), năm 1996 với quyển Văn học dân gian Việt
Nam, Nhà xuất bản Giáo dục. Đây là một công trình nghiên cứu rất nhiều về
kiến thức văn hóa dân gian và văn học dân gian. Tài liệu này có ý nghĩa rất lớn
trong việc nghiên cứu về các thể loại văn học dân gian Việt Nam.
Bùi mạnh Nhị (chủ biên), năm 2003 với công trình nghiên cứu Văn học
dân gian Việt Nam – những công trình nghiên cứu, Nhà xuất bản Giáo dục. Đây
là công trình được tác giả tập hợp và chọn lọc trong rất nhiều công trình nghiên
cứu về những vấn đề lí luận chung cũng như những vấn đề của từng loại đề tài,
tác phẩm, nhân vật, cách tiếp cận các tác phẩm văn học dân gian.
Ngoài ra, tác giả Bùi Mạnh Nhị còn có quyển Phân tích tác phẩm văn học
dân gian cũng bàn đến thể loại và tác phẩm của văn học dân gian cũng như
phương pháp tiếp cận và phân tích văn học dân gian để giúp giáo viên và học
sinh khai thác đúng giá trị của văn học dân gian mang lại.

Nguyễn Bích Hà, năm 2008 với quyển Giáo trình văn học dân gian Việt
Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, là một công trình nghiên cứu tìm
hiểu về văn học dân gian Việt Nam. Cuốn sách mang đến những tri thức về đất
3


nước về con người, về phong tục tập quán cũng như đời sống tinh thần của cha
ông ta từ ngàn đời xưa. Sách bao gồm hai phần chính: phần một là những nét
khái quát về văn học dân gian, phần hai nghiên cứu về các thể loại văn học dân
gian. Cuốn sách này sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên cũng như sinh viên khi
tìm hiểu về văn học dân gian Việt Nam. Nhóm tác giả Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội biên soạn cuốn sách Văn học – Tài liệu đào tạo giáo viên thuộc môđun
Tiếng Việt – Văn học và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Qua cuốn
sách này, sinh viên có những kiến thức và kĩ năng cơ bản về Văn học mà đặc
biệt là nghiên cứu về văn học dân gian Việt Nam để hỗ trợ cho việc tìm hiểu ngữ
liệu văn học dân gian phục vụ cho việc giảng dạy mang lại hiệu quả.
Trên trang báo Nhân Đạo đời sống, số ra ngày 04/ 12/ 2013, một nhà
báocũng có viết: “Văn học dành cho thiếu nhi là món ăn tinh thần quan trọng
cho thiếu nhi. Những tác phẩm có giá trị có những tác động tích cực trong việc
làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, góp phần bồi
dưỡng, nâng cao định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho lớp độc giả nhỏ tuổi”.
Như vậy, văn học dân gian - nó không chỉ là một bộ phận của văn chương
mà còn chính là đời sống, là quan niệm, là kinh nghiệm, là tiếng lòng muôn điệu
của dân gian. Thế nên nó rất thu hút các nhà khoa học, bình phẩm, các nhà văn,
nhà báo nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh nền văn học dân gian .
b.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng

được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích là để phục vụ trực tiếp cho những sinh
hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Với người Việt Nam, văn học dân gian tựa như nguồn sữa trong lành đã
nuôi dưỡng biết bao thế hệ lớn lên trong chiếc nôi tre Việt Nam, trong tiếng ru
ầu ơ của dân tộc. Văn học dân gian không chỉ góp phần thể hiện đời sống lao
động và tâm hồn người bình dân mà còn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho
vườn hoa tình yêu tỏa hương khoe sắc. Qua văn học dân gian, ta sẽ thấy thương
hơn gốc lúa, vườn rau, thương hơn cuộc sống quanh ta.

4


Văn học dân gian ra đời từ buổi sớm của xac hội loài người – phát sinh từ
thời công xã nguyên thủy, lúc con người chưa phát minh ra chữ viết và nó phát
triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nau.
Hệ thống các thể loại của văn học dân gian:
Thần thoại: là loại hình tự sự dân gian thường kể về các vị thần, xuất
hiện ở thời công xã nguyên thủy nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể
hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt.
Ví dụ: Thần mặt Trăng, mặt Trời, thần Vũ Trụ, thần thoại Hy Lạp……
Sử thi: là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn
ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng
để kể về một hay nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của
nhân dân thời cổ đại. Nhân vật của sử thi mang cốt cách của cộng đồng, tượng
trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng.
Ví dụ: sử thi “ Đẻ đất, đẻ nước”, sử thi “ Đăm San”, sử thi Uylixơ,...
Truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật
có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện
cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được
kể đến.

Ví dụ: Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; Lạc Long Quân và Âu Cơ,…..
Cổ tích: là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân
vật xấu xí, nhân vật có tài năng kỳ lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc
nghếch,.... Thường có yếu tố tưởng tượng thần kỳ, độc đáo. Cổ tích thường thể
hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối
với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công,….
Cổ tích ra đời khi xã hội đã phân chia giai cấp.
Ví dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau, sự tích hoa thiên lý,……
Ngụ ngôn: là loại truyện được kể bằng văn xuôi, mượn các câu chuyện
của đồ vật, con vật,…. Hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo
chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó
trong cuộc sống.
5


Ví dụ: Ếch ngồi đáy giếng, lợn cưới áo mới, thầy bói xem voi,….
Ca dao: là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát có
vần, có điệu nhằm để diễn tả thế giới nội tâm của con người hay diễn tả lại cuộc
sống sinh hoạt của nhân dân.
Ví dụ:
“Cày đồng đâng buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Hay:
“ công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
………………………….

Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng
dao có thể bắt nguồn từ các hình thức thơ ca dân gian của người lớn và được
người lớn tham gia sáng tác sử dụng, nhưng chủ yếu phải phù hợp với thế giới
quan và tâm sinh lý của trẻ em và do trẻ trực tiếp lưu truyền, diễn xướng.
Ví dụ: - “Tập tầm vông, con công hay múa” …
- “Con vỏi con voi” …
- “Ô nô ốc nốc” …
- “Chi chi chành chành” …
- “Dung dăng dung dẻ” …
- “Rồng rắn lên mây” …
- “Bịt mắt bắt dê” …
- “Nu na nu nống” …
- “Con cua tám cẳng, hai càng” ….

6


Câu đố: câu đố là một thể loại văn học dân gian phản ánh thế giới khách
quan bằng một phương pháp riêng, không giống với phương pháp phản ánh của
bất kỳ thể loại văn học dân gian nào khác. Bằng những câu nói, câu văn có vần
dùng để mô tả một vật, một khái niệm, một hiện tượng,… Buộc người đọc,
người nghe đưa ra đáp án hoặc lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư
duy và cung cấp những tri thức về đời sống.
Đó là một phương tiện đặc biệt để nhận thức và kiểm tra nhận thức về các
sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Đồng thời để mua vui, giải trí của
nhân dân
Ví dụ:
“Xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng
Bắc cầu địa lý nằm ngang giữa trời”
(cầu vồng)

“Cây gì bé nhỏ
Hạt nó nuôi người
Tháng năm tháng mười
Cả làng đi gặt”
(Cây lúa)
“Mình đen mặc áo da sồi
Nghe trời chuyển động thì ngồi kêu oan”
(Con cóc)
“Cả nhà có bà hay la liếm”
(Cái chổi)
……………………….
Tục ngữ: Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh
nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích,
có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
Đó là những câu nói ngắn gọn, hàm xúc có hình ảnh, nhịp, vần, thể hiện
kinh nghiệm của nhân dân được đúc kết qua thực tiễn đời sống hằng ngày.

7


Ví dụ:

“ Ích kỉ hại thân”
“ Của người phúc ta”
“ Cơm là gạo, áo là tiền.”
………………………….

Ngoài ra, văn học dân gian còn có một số thể loại khác như: truyện thơ,
chèo,…….
3. Mục đích nghiên cứu:

Đầu tiên, việc nghiên cứu đề tài này là nhằm để đi sâu và thể hiện rõ được
vai trò cũng như tác dụng của văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng
đối với thiếu nhi - những mần non tương lai của đát nước.
Bên cạnh đó, qua việc nghiên cứu vai trò, tác dụng của văn học dân gian
đối với thiếu nhi để rút ra những bài học đắt giá, những kinh nghiemj bổ ích để
áp dụng vào thực tế giảng dạy cho thiếu nhi, cụ thể là các em học sinh tiểu học.
Những kinh nghiệm đó không phải ai cũng dễ dàng lĩnh hội được, đúc kết
được ngay mà phải trải qua một quá trình rèn dũa, học tập, tìm tòi không ngừng.
Và việc nghiên cứu này sẽ rút ngắn quá trình đó, cung cấp rất nhiều điều
bổ ích cho người giáo viên.
Cũng không kém phần quan trọng đó là qua việc nghiên cứu đề tài này ta
sẽ thấy rõ hơn hay nói cách khác thì nó sẽ tô điểm thêm, nhấn mạnh thêm vai
trò, chức năng và cũng như tầm quan trọng của nền văn học dân gian đối với bạn
đọc, đặc biệt là đối với thế hệ thiếu nhi.
Một điểm nữa đó chính là khi đề tài này được hoàn thiện, được lưu truyền
thì sẽ giúp người đọc, đặc biệt là sinh viên, giáo viên và cả giảng viên giảng dạy
chuyên ngành tiểu học sẽ nắm bắt được khái lược nền văn học dân gian, sẽ có
cái nhìn đa phương, nhiều chiều và tổng quát hơn. Để từ đó tạo nền móng lĩnh
hội thêm được những kinh nghiệm bổ ích và ứng dụng vào thực thế giảng dạy.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Văn học dân gian là một phạm trù rộng, vì vậy người nghiên cứu cần phải
tập trung vào một số thể loại, một số tác phẩm có tác động, ảnh hưởng nhiều
nhất và mạnh mẽ đến thiếu nhi và cụ thể hơn chính là trẻ ở độ tuổi tiểu học.
8


Ví dụ tập trung nhiên cứu vào các thể loại như: truyền thuyết, thần thoại,
cổ tích, truyện ngụ ngôn, ca dao, đồng dao, câu đố.
Tôi đã từng đọc một lời bình rất hay của nhà phê bình văn học Đỗ Bình
Trọng, ông viết: “Ở Việt Nam, văn học dân gian thường được ví như “bầu sữa

ngọt” nuôi dưỡng những phẩm chất ưu tú nhất của con người, như lòng yêu
nước và chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm và chủ nghĩa lạc quan, đức
chính trực và tình thương nhân đạo, tình đòng bào và tình hữu ái giai cấp như
“dòng sữa đầy đa chất dinh dưỡng của một người mẹ có sức sống dồi dào”.
Đúng vậy, văn học dân gian đã góp một phần rất lớn đối với việc giáo dục con
người -đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi- trên mọi phương diện
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ khi nghiên cứu đề tài này là phải chứng minh và làm rõ được
vai trò, tác dụng của văn học dân gian đối với thiếu nhi, rõ hơn là đối với các em
học sinh tiểu học.
Đồng thời qua đó cũng sẽ nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của thiếu
nhi trong việc tiếp nhận văn học dân gian để từ đó bổ trợ cho nghiệp vụ sư
phạm.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Khi thực hiện đề tài “vai trò, tác dụng của văn học dân gian”, tôi đã sử
dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Người viết đã thu thập các tài liệu
có liên quan đến luận văn, chọn lọc và ghi nhận những nội dung cần thiết để làm
cơ sở dữ liệu cho luận văn.
Phương pháp quan sát sư phạm: phương pháp quan sát sư phạm được
sử dụng khi chúng tôi dự giờ nhằm mục đích đánh giá tinh thần, thái độ của học
sinh trong khi học; quan sát cách thức của giáo viên tổ chức các hoạt động dạy
học cho học sinh. Ngoài ra, trong những tiết thử nghiệm, chúng tôi quan sát và
ghi nhận những thông tin về tiết dạy để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng ngữ
liệu văn học dân gian vào dạy .

9


Phương pháp phân tích, chọn lọc: phương pháp này được thực hiện

thông qua việc phân tích tiết dạy, phân tích và chọn lọc những nội dung cần
nghiên cứu.
Phương pháp thống kê: Thống kê các ngữ liệu văn học dân gian. Trên
cơ sở đó, người viết đề tài có một số nhận xét về vai trò hay lợi ích của việc sử
dụng ngữ liệu văn học dân gian.
Phương pháp điều tra: phương pháp này được thực hiện qua bảng câu
hỏi (phiếu thăm dò) tìm hiểu vấn đề sử dụng ngữ liệu văn học dân gian của giáo
viên.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: được thực hiện thông qua việc
phân tích quá trình dạy học của giáo viên và học sinh, tổng kết những kinh
nghiệm học được.
Phương pháp thực nghiệm: tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm
để kiểm tra tính khả thi và tác dụng của việc sử dụng ngữ liệu văn học dân gian.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, tổng quan vấn đề nghiên
cứu, mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ và phương
pháp nghiên cứu thì phần nội dung của đề tài nghiên cứu vai trò, tác dụng của
văn học dân gian đối với thiếu nhi gồm 3 chương và được phân công như sau:
Chương 1: Đặc điểm của văn học dân gian.
Chương 2: Đặc điểm tâm lý của thiếu nhi trong việc tiếp nhận văn học
dân gian.
Chương 3: Vai trò, tác dụng của văn học dân gian đối với thiếu nhi.

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
Ở Việt Nam, văn học dân gian thường được ví như “bầu sữa ngọt” nuôi
dưỡng những phẩm chất ưu tú nhất của con người như lòng yêu nước và chủ

nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm và chủ nghĩa lạc quan, đức chính trực, tình
thương nhân đạo, tình đồng bào và tình hữu ái giai cấp,… như “dòng sữa đầy
chất dinh dưỡng của một người mẹ có sức sống dồi dào” nuôi dưỡng tài “ nhả
ngọc phun châu” của ngay cả những nhà thơ chuyên nghiệp”.
Văn học dân tộc gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học thành văn.
Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng của mỗi nền văn hóa dân tộc. văn
học dân gian ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thủy và đã trải qua những thời kỳ
phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp. Trong quá trình sáng tạo
lâu dài ấy, đã dần dần hình thành những tác phẩm truyền thống, những thể loại
truyền thống, những phương thức sáng tác và lưu truyền truyền thống. Vì vậy,
văn học dân gian ra đời từ sớm, khi chữ viết chưa hình thành. Do đặc điểm lịch
sử khá đặc biệt của Việt Nam, chữ viết ra đời muộn, sớm bị xâm lược và bị âm
mưu đồng hóa nên thời gian dài người Việt Nam sử dụng văn tự Hán để sáng
tác…Vì vậy, ngay cả khi đã có chữ viết và văn học viết thì trước thế kỉ XX, đa
số dân chúng Việt Nam vẫn chỉ sử dụng một bộ phận văn học dân tộc là văn học
dân gian.
Đứng ở vị trí của người nghiên cứu văn học, tác phẩm văn học dân gian
được xem là những tác phẩm nghệ thuật. Tính nghệ thuật là một thuộc tính
khách quan của văn học dân gian, cho dù thuộc tính đó có được nhân dân nhận
thức rõ hay không trong khi sáng tác, diễn xướng và tiếp thu các tác phẩm văn
học dân gian. Chẳng hạn, trong truyện cổ tích, nhân dân có thể tin rằng những
con người hoạt động và những sự việc diễn ra trong truyện cổ tích là có thực,
thậm chí những sự kiện biến hóa kì ảo trong đa số truyện cổ tích nhiều khi cũng
được nhân dân xem như những điều có thể xảy ra trong thực tế, nhưng những
hình tượng của truyện cổ tích chỉ là những hình tượng nghệ thuật do trí tưởng
11


tượng nghệ thuật của quần chúng xây dựng nên, việc tin hay không tin vào tính
chất xác thực của cốt truyện cổ tích chỉ phụ thuộc vào thế giới quan của nhân

dân trong khi tiếp thu những truyện đó, chứ không hề làm thay đổi bản chất
nghệ thuật của loại truyện cổ tích…
Văn học dân gian là thuật ngữ mang nội hàm chỉ một trong những loại
hình sáng tác dân gian mà thôi – loại hình này sử dụng chất liệu cơ bản là ngôn
từ. Ngoài ra, PGS – Nhà giáo ưu tú Chu Xuân Diên trình bày về nội dung
khái niệm “Văn học dân gian”: Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền
miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kì công xã nguyên thủy, trải qua các
thời kì lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại
hiện nay. Văn học dân gian ở Việt Nam còn được gọi là văn chương bình dân
(hoặc văn học truyền khẩu, văn chương hoặc văn học đại chúng), văn chương
truyền khẩu (hoặc văn học truyền khẩu, văn học truyền miệng), văn nghệ dân
gian, sáng tác dân gian,…Khái niệm văn học dân gian hiện nay đã được dùng
một cách rộng rãi trong giới nghiên cứu văn học song song với khái niệm văn
nghệ dân gian.
1.1. Tính truyền miệng – tập thể của văn học dân gian:
Tính truyền miệng của văn học dân gian có nghĩa là các tác phẩm văn học
dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa
phương khác.
Tính truyền miệng tạo nên nhiều bản gọi là dị bản
Bên cạnh tính truyền miệng, tính tập thể của văn học dân gian “ biểu hiện
mối quan hệ phụ thuộc của văn học dân gian vào môin trường sinh hoạt”. Tính
tập thể là một quá trình sáng tác tập thể , bắt đầu từ một người khởi xướng, hình
thành nên tác phẩm và tập thể đón nhận tác phẩm đó. Những người khác tiếp tục
lưu truyền , sáng tác lại rồi tác phẩm bị biến đổi dần, hoàn thiện và phong phú
hơn về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Mỗi tác phẩm văn học dân gian
chính là tài sản chung của mỗi tập thể, mỗi cá nhân và đều có thể sửa chữa, bổ
sung vào theo quan điểm, khả năng nghệ thuật của mình.

12



Mỗi tác phẩm văn học dân gian là sự gia công của nhiều người, qua nhiều
thế hệ khác nhau. Tuy nhiên sáng tác tập thể ở đây không đối lập với vai trò cá
nhân. Những câu chuyện truyền thuyết như: con rồng cháu tiên; Bà Trưng, Bà
Triệu; An Dương Vương, Mỵ Châu, Trọng Thủy;…. Thường là kết quả của
nhiều người sáng tác, nhiều thế hệ đóng góp vào câu chuyện đó và từ nhiều
vùng miền khác nhau.
Sáng tác của cá nhân, còn văn học dân gian lại là kết quả của quá trình
sáng tác tập thể. Đây là đặc trưng xã hội của văn học dân gian, là đặc điểm nổi
bật của vắn học dân gian với tư cách là văn học truyền miệng, là tính chất đặc
thù trong sáng tạo và lưu truyền văn học dân gian.
Quá trình hình thành một tác phẩm văn học dân gian khá dài, diễn ra theo
hai chiều không gian và thời gian. Có thể hình dung sự ra đời và tồn tại của một
tác phẩm văn học dân gian như sau: lúc đầu, một người nào đó, trong giây phút
ngẫu hứng nghĩ ra một mẫu chuyện hoặc một vài câu phát ngôn trước tập thể,
người nghe tiếp nhận với một tinh thần hào hứng, để rồi tái bản bằng lời cho
nhiều người khác, vòng tuần hoàn ấy dường như không kết thúc và cũng khó
đoán định được thời điểm khởi đầu.
Quá trình tuần hoàn của văn học dân gian chính là quá trình chỉnh sửa, bổ
sung làm cho nó ngày càng hoàn thiện. Một tác phẩm chỉ có thể trở thành một
sáng tác dân gian khi sáng tác đó do một cá nhân khởi xướng, sau đó nhập vào
đời sống dân gian, sống cuộc đời nổi trôi trong lòng và trên cửa miệng của tập
thể nhân dân thuộc mọi thời đại, ở các địa phương khác nhau. Vì vậy, không
gian lưu truyền văn học dân gian rất rộng, từ địa phương này đến địa phương
khác, từ đất nước này đến đất nước khác; thời gian lưu truyền cũng rất dài, từ
ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác, thời đại này sang thời đại
khác. Về chất lượng nội dung, một tác phẩm văn học dân gian phải phản ánh
được nhiều nét sinh hoạt, tình cảm, nguyện vọng và mơ ước, cách nhìn nhận về
cuộc đời và con người của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Về chất
lượng hình thức, tác phẩm ấy phải kết tinh được thị hiếu thẩm mĩ, tài năng sáng

tạo của quần chúng nhân dân thuộc về một dân tộc nhất định với tư cách như
13


một chỉnh thể có chung điều kiện sinh hoạt, lao động, tranh đấu và sáng tạo nghệ
thuật. Văn học dân gian tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây
là điểm khác biệt rất cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết. Quá trình
truyền miệng vẫn tiếp tục kể cả khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép
lại. Bởi, truyền miệng là thuộc tính tạo nên vẻ đẹp, cái duyên riêng của văn học
dân gian.
Khi truyền miệng, nội dung tác phẩm không chỉ được thể hiện bằng ngôn
từ mà còn được hỗ trợ bởi những yếu tố khác khiến nội dung và ý nghĩa của nó
được nhận thức rõ hơn. Một câu ca dao Nam Bộ:
“Đi đâu cho thiếp đi cùng,
Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam
Ví dầu tình có dở dang
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp về”.
Được hát trên sông nước mênh mông, từ một phụ nữ chèo đò với giọng
hát buồn lan khắp trên mặt nước, càng làm ta cảm nhận hết giá trị của nó.
Vì vậy, ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nội
dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian nhằm phản
ánh sinh động hiện thực cuộc sống. Tính tập thể - truyền miệng đã tạo nên đặc
trưng thẩm mĩ của sáng tác dân gian, trong đó nổi lên hai yếu tố cách tân và kế
thừa. Sự cách tân, không ngừng đổi mới cho phù hợp với cuộc sống vốn đa dạng
và biến đổi không ngừng khiến tác phẩm văn học dân gian không bao giờ già
cỗi, tụt hậu so với cuộc đời. Ngược lại sự kế thừa luôn đóng vai trò định hướng
cho mọi cách tân, đồng thời là một chỉ số quan trọng xác định tính dân tộc cũng
như đặc trưng thể loại của tác phẩm. Chính vì vậy, văn học dân gian khác về bản
chất so với văn học viết. Ví dụ như chỉ có văn học dân gian mới dùng chung các
môtíp cốt truyện (môtíp người bỏ lốt vật, nộp mạng định kì cho một con

vật đã thành tinh, vật thần kì mang lại hạnh phúc… trong truyện cổ tích) hoặc
các kiểu kết cấu (kết cấu đối lập trong truyện cổ, kết cấu đối đáp trong ca
dao…), các cụm từ mở đầu các câu ca (Thân em như…, Hôm qua…, Thân anh
như…). Hoặc chỉ có văn học dân gian mới có nhiều dị bản: cùng một đơn vị tác
14


phẩm có thể có cả một hệ thống nhiều hoặc ít những đơn vị văn bản vừa có
những yếu tố giống nhau, vừa có những yếu tố khác nhau. Chẳng hạn, những
bản kể tương tự truyện Tấm Cám có mặt ở hầu khắp các châu lục. Hoặc một câu
ca dao: “Trăm năm đành lỗi hẹn hò, cây đa bến cũ con đò khác đưa” với câu ca:
“Trăm năm dẫu lỗi hẹn hò, cây đa bến cũ con đò vẫn đưa” chỉ khác nhau hai từ,
chúng rõ ràng là dị bản của nhau, nhưng ý nghĩa của chúng khác nhau và chắc
chắn được sử dụng trong những hoàn cảnh không đồng nhất. Không riêng gì ở
Việt Nam mà khắp trên thế giới đều có những câu chuyện cổ tích sử dụng môtíp
“Vật thần kì mang lại hạnh phúc” như kiểu truyện Tấm Cám. Tuy các chi tiết
truyện có thể khác nhau do đặc trưng văn hóa mỗi vùng, nhưng không truyện
nào là không có các chi tiết sau: nhân vật chính, một cô gái nghèo khổ được
Tiên, Bụt ban cho quần áo đẹp đi dự hội, vì vội vã, cô đã đánh rơi một chiếc
giày dọc đường. Vua, Hoàng tử hay một thanh niên quý tộc nào đó nhặt được,
thấy chiếc giày xinh quá, họ liền mở hội ướm giày, nhờ có phép màu của
đôi giày mà chủ nhân của nó được thay đổi số phận, trở nên hạnh phúc. Vô số
các câu chuyện cổ tích đều coi các nhân vật Tiên, Bụt là các nhân vật có chức
năng thử thách lòng người để rồi ban thưởng nếu họ là người tốt, hay trừng phạt
nếu họ là những người độc ác, ích kỉ. Cũng chính vì tính tập thể - truyền miệng
này mà văn bản văn học dân gian luôn có sự thay đổi theo thời gian tùy theo xu
thế tình cảm, tư tưởng của quần chúng nhân dân. Có thể xem văn bản truyện
Tấm Cám là một ví dụ điển hình cho điều này. Ban đầu, truyện được kết bằng
chi tiết mẹ con Cám tuy được Tấm tha mạng nhưng dọc đường bị Thiên Lôi
đánh chết. Bằng cách đó người xưa muốn nói rằng lưới Trời lồng lộng, tuy thưa

nhưng khó lọt. Thế nhưng càng về sau, khi mà mâu thuẫn giai cấp trong xã hội
càng trở nên sâu sắc và khó bề hóa giải, với một tâm trạng luôn bị ức chế, người
ta càng không thỏa mãn với kết thúc này. Đó là lí do vì sao truyện lại được kết
theo một kiểu khác: cô Tấm không thỏa hiệp, đã trực tiếp thực thi công lí với
một hình phạt vô cùng tàn khốc. Người thời nay vẫn luôn bị ám ảnh bởi
điều này, rằng như vậy cô Tấm có còn là một cô gái nhu mì, nhân hậu nữa không

15


? Ở đây, chúng ta thấy rằng mọi chuyện không phải do cô Tấm – nhân vật quyết
định, mà do tác giả dân gian quyết định.
1.2.Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật nguyên hợp cả về
nội dung lẫn hình thức
Trước hết, đó là sự nguyên hợp về mặt nội dung. Văn học dân gian không
chỉ là một bộ phận của văn học dân tộc mà còn là ngọn nguồn của cả triết học,
khoa học, lịch sử, nông học,…Một truyện thần thoại là khoa học tự nhiên bởi nó
giải thích các hiện tượng gió, mưa, ngày, đêm bằng tất cả vốn tri thức của người
nguyên thủy. Nó là lịch sử bởi nhờ có nó mà lịch sử thời cổ đại được gìn giữ và
truyền lại đến nay. Nó cũng là triết học thô sơ vì nó bao gồm hệ thống tư tưởng
và quan niệm về tự nhiên và xã hội thời cổ, nó giải thích thế giới qua thế giới
quan của người xưa. Sự nguyên hợp về mặt nội dung này cũng được tổng hợp
trong tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện cổ tích…
Về hình thức, khác với tác phẩm văn học viết chỉ được diễn đạt bằng
phương tiện ngôn ngữ, tác phẩm văn học dân gian, ngoài việc sử dụng phương
tiện chính là ngôn ngữ còn sử dụng thêm vài phương tiện khác nữa như âm
nhạc, vũ điệu, động tác. Văn học dân gian là sự tổng hợp tự nhiên về mặt nghệ
thuật. Văn học dân gian sử dụng phương tiện ngôn ngữ như yếu tố quan trọng để
xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, văn học dân gian là để hát, kể, nói, diễn
chứ không phải đọc. Khi hát, kể hay nói, diễn yếu tố ngôn ngữ kết hợp với yếu

tố âm nhạc, điệu bộ, động tác, thậm chí cả môi trường diễn xướng cũng tham
gia, khiến cho tác phẩm văn học dân gian sinh động và độc đáo hơn. Chẳng hạn
như khi kể chuyện cổ tích có thể kết hợp với các yếu tố ngữ điệu của giọng kể,
yếu tố kịch của vẻ mặt, động tác…Một câu lục bát có thể được dùng trong cả hát
ru, hát dân ca, hát chèo với những làn điệu âm nhạc khác nhau cùng các động
tác vũ điệu khác nhau, với những mục đích khác nhau. Hát ru được dùng trong
khuôn khổ sinh hoạt gia đình với mục đích trước hết là để đưa trẻ vào giấc ngủ
êm đềm…

16


1.3. Tính hiện thực
Tính hiện thực của văn học dân gian chính là sự phản ánh đời sống sinh
hoạt, lao động một cách chân thực, rõ nét của nhân dân. Đồng thời đó là sự gắn
bó và phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sinh hoạt khác trong đời sống cộng
đồng.
Tính hiện thực của văn học dân gian được thể hiện rõ nét nhất ở những
bài vè, những câu đố vui nhịp nhàng hay là ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối
đáp giao duyên, bài hò lao động,… Nó tồn tại như một chân lý, như một nguồn
động lực vô hình giúp chúng ta học tập và lao động.
Chính vì những đặc điểm đó, văn học dân gian chính là nền tảng, là cơ sở,
là điều kiện để hình thành nên một nền văn học viết Việt Nam. Thật đúng như
câu nói: “ Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn dân
tộc Việt Nam”.
Là những sáng tác dân gian phục vụ trực tiếp cho từng ngành, nghề.
Người ta sáng tác văn học dân gian do sự thúc đẩy của chính hoạt động
thực tiễn hoặc do nhu cầu không thể không bộc lộ. Hò lao động để làm cho
lao động nhịp nhàng, vui vẻ. Đồng dao gắn liền với hoạt động vui chơi như một
bộ phận của trò chơi, khi chơi bọn trẻ không thể không hát. Tục ngữ trước hết

nhằm tổng kết các loại kinh nghiệm phong phú trong đời sống một cách dễ nhớ,
dễ thuộc. Văn học dân gian gợi cảm hứng cho người trong cuộc dù ở đâu,
làm gì.
Hãy nghe người nông dân tâm sự:
“Ra đi anh có dặn dò,
Ruộng sâu cấy trước, ruộng gò cấy sau.
Hễ mà hoa quả được mùa,
Chắc là nước bể, nước mưa đầy trời.
Ai ơi nên nhớ lấy lời,
Trông cơ trời đất, liệu thời làm ăn”.

17


Hay chàng trai nông thôn duyên dáng và tế nhị mượn hình ảnh lá xoan
đào để biểu thị lòng mình:
“Lá này là lá xoan đào
Tương tư thì gọi thế nào hỡi em ?”
Hoạt động thực hành cũng chính là cội nguồn của các sáng tác văn học
dân gian. Nếu không có những quan tâm tha thiết khơi nguồn, không có hoạt
động hay sinh hoạt tập thể đầy hứng khởi sẽ không thể có những tác phẩm văn
học dân gian tuyệt vời đó. Việc sáng tác, trình diễn, nhận thức tác phẩm văn học
dân gian, ngoài mục đích thẩm mĩ, còn nhằm một mục đích khác hơn là đáp ứng
một yêu cầu, nhu cầu nào đó trong đời sống sinh hoạt của con người. Ví dụ, ca
dao được dùng trong hát ru còn trở thành phương tiện bộc lộ tâm tình của người
ru; hát dân ca vừa là phương tiện trao đổi tình cảm vừa gắn với các hình thức lễ
hội văn hóa…

18



CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA THIẾU NHI
TRONG VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HỌC DÂN GIAN
Lứa tuổi thiếu nhi hay nói cụ thể hơn là các em học sinh tiểu học sẽ có
những đặc điểm tâm lý rất khác biệt so với các lứa tuổi còn lại khi tiếp nhận,
cũng như có những khả năng cảm thụ riêng về một tác phẩm văn học dân gian.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên và tràn đầy cảm xúc.
Đặc điểm này xuất phát từ bản chất ngây thơ, ngộ nghĩnh của trẻ con. Khi chưa
bước sang tuổi trưởng thành, con người chưa bị áp lực bởi miếng cơm manh áo
cũng như những ràng buộc xã hội khác làm tha hóa, đấy là lúc đời sống tinh thần
tự nhiên, lành mạnh nhất. không kéo lùi con người về với tự nhiên như triết học
Lão – Trang.
Hồn nhiên, vô tư, trong sáng là đặc điểm ổn định trong mọi chuyển biến
của lứa tuổi, bởi vì đấy là lứa tuổi còn say mê chơi đùa, nhu cầu vui chơi, giải trí
xuyên thấm trong mọi hành vi, hoạt động của chúng. Khi nào mất đi đặc điểm
ấy thì trẻ em không còn là trẻ em nữa. Và một tác phẩm văn học nói chung hay
một tác phẩm văn học dân gian nói riêng nếu bỏ qua đặc điểm này thì tự nó sẽ
trở nên xa lạ với trẻ em.
Những đặc điểm tâm lý đó nói lên phẩm chất nghệ sĩ của các em khi tiếp
nhận văn học dân gian: đaq số các em dường như là những nghệ sĩ.
Ở lứa tuổi các em học sinh rất dễ thâm nhập vào những tác phẩm văn học
dân gian; tưởng tượng sinh động bức tranh trong từng tác phẩm văn học dân
gian. Ví dụ như trong đồng dao có đủ những con vật gần gũi với cuộc sống xung
quanh trẻ: trâu, chó, lợn, gà, voi, công, nghé, cua, ốc, tôm, kiến…. Hay trong
các câu đố sẽ vẽ nên cho các em học sinh một bức tranh sinh động về thiên
nhiên vũ trụ, về các loài động thực vật, về con người hay về các sự vật văn hóa
vật chất và tinh thần… Đối với người lớn đây có thể sẽ là những vần thơ, những
câu đố ngô nghê buồn cười nhưng đối với các em thiếu nhi thì đây chính là
những kiến thức khoa học thường thức rất thiết thực, bổ ích.


19


Các em còn dễ xúc động với những sự kiện của từng tác phẩm văn học
dân gian và tâm trang nhân vật trong câu chuyện đó. Cảm thụ của các em cũng
thường mang tính trực tiếp, ngây thơ nhưng ít nhầm lẫn thiện/ác, không bao giờ
đồng tình với những hành động tàn nhẫn, luôn xúc động trước tình người nhân
ái và tinh thần nhân đạo của tác phẩm. Ví dụ như trong các câu chuyện cổ tích,
truyền thuyết hay thần thoại. Với cái mô túyp “ở hiền - găp lành”, “ ác giả, ác
báo” hay người tốt sẽ luôn được mọi người ngợi ca, tôn vinh,….. Thì chính
những đặc điểm đó sẽ tạo nên sự lôi cuốn cho các em khi tiếp xúc với tác phẩm
văn học dân gian đó.
Trẻ em nào cũng thơ mộng và lãng mạn. ngây thơ, ngộ nghĩnh, dễ yêu
thương, dễ hờn dỗi, hay mộng mị, buồn vui là thơ mộng. Đôi mắt trể thơ là
khoảng trời xanh, áng mây trắng khi đi vào mắt chúng là cả một ảo giác về
tương lai. Trăm năm của một đời người, khoảnh khắc tuổi thơ là cái lãng mạn,
mênh mông nhất. phương diện tâm lý này trở thành đặc điểm thẩm mỹ quan
trọng của nền văn học thiếu nhi.
Lãng mạn và thơ mộng là thiện tính rõ nét nhất của tuổi ấu thơ cho đến
lúc thanh niên. Hiện thực đối với trẻ em là những gì đang có, rất nghèo nàn, chỉ
là những gì trẻ nhìn thấy xung quanh dù đó là một góc sân nhỏ, một khoảng trời
bé, một con đường dài hay là mái trường chúng đang học tập. Quan hệ xã hội có
khi chỉ là những cấm đoán làm cho chúng thấy luôn bị tù túng. Đó là lý do trẻ
em cần một thế giới khác, lãng mạn hơn, thơ mộng hơn, thế giới của những ảo
tưởng chìm đắm trong những trang văn học thiếu nhi
Đầy mơ ước, tưởng thượng khi đọc sách, học sinh tiểu học hay nói chung
là các em thiếu nhi sẽ thường dễ tin vào những gì diễn ra trong tác phảm là có
thực. Thế giới của các em đang sống là sự hoài quyện giữa ước mơ và hiện thực.
Vì vậy mà các em rất dễ mơ mộng, đễ nhầm lẫn thế giới trong truyện với đời
thực – có khi đến quá khích.

Trẻ em có tính hiếu kỳ, ham hiểu biết và cả những hành vi thích phiêu lưu
mạo hiểm của trẻ em.

20


Trẻ em không giống với chúng ta được đi nhiều, hiểu biết rộng. cái thấy
và cái biết của chúng thật đơn giản, nghèo nàn và nhàm chán. Chúng cần rất
nhiều cái mới để lấp đầy khoảng trống trong kho trí tuệ của mình. Tâm lý học
xác nhận rằng, nhu cầu nhận thức của trẻ em phát triển mạnh trong những năm
đầu cấp tiểu học.
Cứ xem trẻ em đọc sách hay xem phim, đặc biệt là khi tiếp nhận các tác
phẩm văn học dân gian, thì ai cũng dễ thấy rằng đứa trẻ nào cũng đam mê những
cái ly kỳ, ấn tượng, những cái đúng với mong muốn của chúng. Và chúng có thể
xem mãi, xem nhiều lần mà không hề biết chán hay chúng còn có thể đọc thuộc
lòng răm rắp các câu chuyện ngụ ngôn, các câu đố vui, câu vè, ca dao, đồng
giao,….
Và nữa, là chúng có thể tự cảm và hiểu mà không cần một ai giảng giải.
tính chất dễ kích động là nguyên nhân cơ bản của loại sở thích trêm. Tất nhiên
có hai loại kích động: kích động tiêu cực và kích động tích cực. kích động tiêu
cực như là bạo lực, tình dục… chẳng hạn. Điều này rất cần sự can thiệp của
người lớn. Nhưng kích động tích cực lại là điều cần phải phát huy. Bởi lẽ, nhờ
những kích động mà cơ chế của những cảm giác, cảm xúc lẫn trí tuệ của trẻ em
hoạt động một cách mạnh mẽ. Tất cả những yếu tố như phép thuật, thần tiên,
quỷ quái… Nói chung là những yếu tố hoang đường, kỳ dị, nghịch dị đều dễ
dàng kích động các em, khắc sâu trong em những ám ảnh, những biểu tượng,
thần tượng.
Hứng thú tiếp nhận văn học dân gian của trẻ em thường thiên về những
tác phẩm có cốt truyện rõ ràng, có thể kể lại một cách dễ dàng, hấp dẫn, dễ
thuộc, ngắn gọn; có tình tình tiết li kì, lôi cuốn, các nhân vật không có sự nhập

nhòa, pha trộn về tính cách.
Học sinh ít cảm thụ, tiếp nhận các tác phẩm văn học dân gian bằng thể
nghiệm cá nhân, chưa biết lý giải một cách tường tận, thấu đáo các cung bậc,
trạng thái tình cảm của mình. Sự yêu thích của trẻ đối với các tác phẩm văn học
dân gian, đa phần là do các sáng tác đó đề cập đến những con người, sự việc tốt

21


đẹp, tích cực, có nhiều tình tiết ly kỳ, hóm hỉnh, hài hước, nhiều yếu tố gây cười
nhẹ nhàng, gần gũi với các em.
Bên cạnh đó, một số nhược điểm trong tiếp nhận nền văn học dân gian của
các em thiếu nhi đó là: các em ít đánh giá với óc phê phán tác phẩm và nhà văn,
thường chỉ nhận xét về nhân vật, và những nhận xét này cũng dễ cực đoan, một
chiều. các em không hiểu và không thích những nhân vật mâu thuẫn, phức tạp,
giàu suy tư. Những truyện kết thúc theo lối để bỏ ngỏ cũng không được trẻ ưa
thích vì các em muốn mọi chuyện phải đi đến kết thúc với sự phân biệt rạch ròi.
Từ những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thiếu nhi khi tiếp nhận văn học
dân gian giành cho lứa tuổi đó thì giáo viên cần lưu ý một số kinh nghiệm sau
đây trong quá trình giảng dạy của mình:
Cần phải phát huy những điểm mạnh, điểm tích cực của nền văn học dân
gian và hạn chế những chi tiết tiêu cực làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Khi giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian cho thiếu nhi cần phối hợp
với các dụng cụ dạy học tiên tiến hay các tranh ảnh sinh động để cho bài học đối
với trẻ trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn.
Cần phải giải nghĩa cho trẻ, để trẻ hiểu được những trường nghĩa khó hiểu
và từ đó sẽ thêm phần yêu thích học các tác phẩm văn học dân gian hơn.
Giáo dục trẻ qua các bài học rút ra từ mỗi tác phẩm văn học dân gian đó,
đồng thời liên hệ thực tế xã hội ngày nay với các câu chuyện xưa như: Sọ Dừa,
Thạch sanh, Tấm Cám,…

Giảng dạy theo từng cấp độ cảm thụ văn học dân gian của thiếu nhi để các
em dễ dàng tiếp cận và yêu thích các tác phẩm đó hơn.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng đặc điểm tâm lý của trẻ thiếu nhi khi
tiếp cận văn học dân gian rất khác so với ở các độ tuổi khác. Vì thế khi dạy trẻ
cần có những cách thức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý đó.

22


×