Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Ảnh hưởng của sự thay đổi ý kiến kiểm toán đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----oOo----

LÊ PHƯƠNG THẢO

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI
Ý KIẾN KIỂM TOÁN ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----oOo----

LÊ PHƯƠNG THẢO

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI
Ý KIẾN KIỂM TOÁN ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN TÙNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của sự thay đổi ý kiến kiểm toán đến
tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi, không sao
chép của bất kỳ ai, do chính tôi hoàn thành với sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Văn
Tùng.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí và các website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận
văn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018

Lê Phương Thảo


Mục lục
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 3

2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................................ 3
2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3
6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài ...................................................................................... 4
7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .................................... 6
1.1. Các nghiên cứu trước đây trên thế giới..................................................................... 6
1.2. Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam .................................................................. 13
1.3. Nhận xét các nghiên cứu trước đây và khoảng trống nghiên cứu ...................... 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................... 23
2.1. Cơ sở lý thuyết về BCTC ........................................................................................... 23
2.1.1. Khái quát về BCTC ................................................................................................... 23
2.1.2. Mục đích của BCTC ................................................................................................. 23
2.2. Cơ sở lý thuyết về kiểm toán BCTC và ý kiến kiểm toán..................................... 25
2.2.1. Mục đích của kiểm toán BCTC ............................................................................... 25
2.2.2. Báo cáo kiểm toán về BCTC .................................................................................... 26
2.2.3. Ý kiến kiểm toán ....................................................................................................... 26
2.2.3.1. Các dạng ý kiến kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ...................... 27


2.2.3.2. Các dạng ý kiến kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam .................. 28
2.3. Cơ sở lý thuyết về tính kịp thời của thông tin trên BCTC và quy định công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam ................................................... 30
2.3.1. Tính kịp thời của thông tin trên BCTC .................................................................. 30
2.3.1.1. Khái niệm tính kịp thời của thông tin trên BCTC ............................................ 30
2.3.1.2. Đo lường tính kịp thời của thông tin trên BCTC.............................................. 31
2.3.2. Quy định công bố thông tin trên TTCK Việt Nam ................................................ 33

2.3.2.1. Quy định công bố thông tin trên TTCK Việt Nam theo TT155/2015/TT-BTC 33
2.3.2.2. Những điểm mới của TT 155/2015/TT-BTC ..................................................... 35
2.4. Các lý thuyết nền tảng................................................................................................ 36
2.4.1. Lý thuyết tín hiệu (Signal theory) ........................................................................... 36
2.4.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ......................................................................... 37
2.4.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information theory) .................. 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................................... 39
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 40
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................. 40
3.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................ 41
3.3. Định nghĩa các biến nghiên cứu................................................................................ 42
3.3.1. Biến phụ thuộc .......................................................................................................... 43
3.3.2. Biến độc lập ............................................................................................................... 43
3.3.2.1. Biến ý kiến kiểm toán cải thiện (DIMP) .............................................................. 43
3.3.2.2. Biến ý kiến kiểm toán suy giảm (DDETER) .......................................................... 45
3.3.2.3. Biến mức độ thay đổi ý kiến kiểm toán (OPNCHG): ....................................... 45
3.3.3. Biến kiểm soát ........................................................................................................... 45
3.3.3.1. Biến lợi nhuận kỳ vọng (UE) ............................................................................. 45
3.3.3.2. Biến thay đổi công ty kiểm toán (AS) ................................................................ 46
3.3.3.3. Biến CEO kiêm nhiệm (DUAL) ......................................................................... 46
3.3.3.4. Biến Đòn bẩy tài chính (LEV) ........................................................................... 46
3.3.3.5. Biến Quy mô công ty (SIZE) .............................................................................. 46
3.4. Mô hình nghiên cứu.................................................................................................... 49
3.4.1. Phân tích ảnh hưởng của chiều hướng thay đổi của ý kiến kiểm toán đến tính
kịp thời của BCTC .............................................................................................................. 49


3.4.2. Phân tích ảnh hưởng của mức độ thay đổi của ý kiến kiểm toán đến tính kịp
thời của BCTC ..................................................................................................................... 50
3.5. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................................. 50

3.5.1. Quy định chọn mẫu:................................................................................................. 51
3.5.2. Quy trình chọn mẫu ................................................................................................. 51
3.5.3. Kết quả chọn mẫu ..................................................................................................... 51
3.6. Quy trình thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu ...................................................... 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................................... 52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 54
4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................................ 54
4.1.1. Thống kê mô tả số lượng ý kiến kiểm toán trong giai đoạn nghiên cứu ............ 54
4.1.2. Thống kê mô tả thời gian công bố BCTC theo từng năm .................................... 54
4.1.3. Thống kê mô tả chênh lệch thời gian công bố BCTC giữa năm hiện tại và năm
trước đó ................................................................................................................................ 55
4.2. Phân tích tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc................................. 56
4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính ..................................................................................... 58
4.3.1. Phân tích ảnh hưởng của chiều hướng thay đổi của ý kiến kiểm toán đến tính
kịp thời của BCTC .............................................................................................................. 58
4.3.1.1. Phân tích ảnh hưởng của sự cải thiện của ý kiến kiểm toán đến tính kịp thời
của BCTC ......................................................................................................................... 58
4.3.1.2. Phân tích ảnh hưởng của sự suy giảm của ý kiến kiểm toán đến tính kịp thời
của BCTC ......................................................................................................................... 60
4.3.2. Phân tích ảnh hưởng của mức độ thay đổi của ý kiến kiểm toán đến tính kịp
thời của BCTC ..................................................................................................................... 62
4.3.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ............................................................................. 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................................... 66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 67
5.1. Kết luận ........................................................................................................................ 67
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................................... 68
5.2.1. Kiến nghị liên quan đến việc nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC ................ 68
5.2.2. Kiến nghị liên quan đến việc ban hành các chuẩn mực kế toán ........................ 69
5.2.3. Kiến nghị liên quan đến việc quản lý và giám sát của UBCKNN và SGDCK tới
việc công bố BCTC của các công ty niêm yết................................................................... 71



5.2.4. Kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện phương tiện công bố thông tin .......... 72
5.3. Hạn chế của luận văn ................................................................................................. 72
5.3.1. Hạn chế trong việc đo lường biến phụ thuộc ........................................................ 72
5.3.2. Hạn chế trong việc đo lường biến độc lập ............................................................. 73
5.3.3. Hạn chế trong việc chọn mẫu ................................................................................. 73
5.4. Đề xuất nghiên cứu trong tương lai ......................................................................... 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ...................................................................................................... 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Viết đầy đủ

BCTC

Báo cáo tài chính

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM

IAS

Chuẩn mực Kế toán Quốc tế


KTV

Kiểm toán viên

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TT

Thông tư

TTCK

Thị trường chứng khoán

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán nhà nước

VAS

Chuẩn mực Kế toán Việt Nam

VSA

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 – Tóm tắt các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài nghiên cứu ...... 17
Bảng 2.1 – Các dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần . 29
Bảng 3.1 - Tóm tắt các biến nghiên cứu ................................................................. 47
Bảng 4.1 – Thống kê mô tả số lượng ý kiến kiểm toán trong giai đoạn nghiên cứu 54
Bảng 4.2 – Thống kê mô tả thời gian ký báo cáo kiểm toán theo từng năm trong
giai đoạn nghiên cứu ............................................................................................. 54
Bảng 4.3 – Thống kê mô tả chênh lệch thời gian công bố BCTC năm hiện tại và
năm trước đó theo mức độ thay đổi ý kiến kiểm toán............................................. 55
Bảng 4.4 – Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ............. 57
Bảng 4.5 – Phân tích hồi quy ảnh hưởng của của sự cải thiện của ý kiến kiểm toán
đến tính kịp thời của BCTC ................................................................................... 58
Bảng 4.6 – Phân tích hồi quy ảnh hưởng của của sự suy giảm của ý kiến kiểm toán
đến tính kịp thời của BCTC ................................................................................... 60
Bảng 4.7 – Phân tích hồi quy ảnh hưởng của mức độ thay đổi ý kiến kiểm toán đến
tính kịp thời của BCTC.......................................................................................... 62
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 – Tóm tắt quy trình nghiên cứu ............................................................... 40


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh
và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh
nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc
đưa ra các quyết định kinh tế (Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC). Theo quy định
hiện tại, công ty đại chúng phải công bố BCTC năm đã được kiểm toán bởi tổ chức
kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.

BCTC được công bố luôn là tài liệu vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư vì nhà
đầu tư sẽ phân tích các thông tin trên BCTC này để xem xét và ra quyết định đầu tư
phù hợp. Để BCTC có thể hữu ích cho nhà đầu tư, thì thông tin trình bày trên BCTC
phải phản ánh trung thực, hợp lý và đầy đủ tình hình tài chính, tình hình và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp, phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa
các kỳ kế toán, và phải được cung cấp cho nhà đầu tư một cách kịp thời.
Tính kịp thời của BCTC ảnh hưởng đến giá trị của BCTC và nhà đầu tư có xu
hướng chờ đợi đến khi thấy được BCTC đã kiểm toán mới thực hiện việc mua hoặc
bán cổ phiếu của họ. Việc công bố BCTC muộn dẫn đến sự kém hiệu quả trong việc
sử dụng thông tin trên BCTC để ra quyết định của người sử dụng BCTC, dù thông
tin đã đầy đủ, khách quan, đáng tin cậy và có thể so sánh. Sự phức tạp ngày càng
tăng của các hoạt động kinh doanh và sự tăng trưởng không ngừng của cộng đồng
các nhà đầu tư thúc đẩy nhu cầu ngày càng tăng của các nhà đầu tư về thông tin phù
hợp hơn và kịp thời hơn nữa. Tính kịp thời của BCTC phụ thuộc vào thời điểm mà
BCTC được công bố rộng rãi đến người sử dụng. Thời điểm công bố BCTC được coi
là một trong những quyết định về công bố thông tin cần được thực hiện bởi các nhà
quản lý. Thông tin trên BCTC được công bố sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị
trường, do đó nếu thông tin trên BCTC bất lợi, ban giám đốc có thể trì hoãn việc công
bố kịp thời những tin tức không thuận lợi này, do chúng có thể gây giảm giá cổ phiếu,
tăng chi phí vốn của công ty và làm giảm thu nhập của nhà quản lý, và ngược lại, các


2

thông tin có lợi sẽ được công bố sớm nhất có thể để đem lại lợi ích cho nhà quản lý.
Điều này có nghĩa xu hướng khi công bố BCTC của nhà quản lý là thông tin tốt
(thuận lợi) sẽ được công bố nhanh chóng hơn thông tin xấu (bất lợi) – good news
early, bad news later.
Một trong những thông tin quan trọng trong BCTC được công bố mà nhà đầu tư
có sự quan tâm đặc biệt là báo cáo kiểm toán. Việc kiểm toán BCTC được thực hiện

nhằm làm giảm sự mâu thuẫn lợi ích giữa nhà đầu tư và nhà quản lý, và giữa các nhà
đầu tư với nhau bằng sự đảm bảo thông tin trên BCTC đã được kiểm toán bởi một
đơn vị độc lập khách quan. Do đó, ý kiến kiểm toán là một thông tin rất quan trọng
trên BCTC mà nhà đầu tư có sự quan tâm đặc biệt. Nhà đầu tư có xu hướng phản ứng
tích cực với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần (thông tin tốt), và ngược lại, phản
ứng tiêu cực với ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (thông
tin xấu). Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy các công ty có ý kiến kiểm toán chấp nhận
toàn phần sẽ công bố BCTC nhanh hơn các công ty có ý kiến kiểm toán không phải
ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Việc thay đổi ý kiến kiểm toán giữa các năm
cũng là thông tin mà nhà đầu tư quan tâm. Ý kiến kiểm toán của năm hiện tại có mức
độ chấp nhận cao hơn ý kiến kiểm toán năm trước sẽ là thông tin tốt, và ngược lại, ý
kiến kiểm toán của năm hiện tại có mức độ chấp nhận thấp hơn ý kiến kiểm toán năm
trước sẽ là thông tin xấu. Thông tin về sự thay đổi ý kiến kiểm toán cũng theo nguyên
tắc thông tin tốt sẽ được công bố nhanh chóng hơn thông tin xấu đã đề cập ở trên. Từ
suy luận trên, đã có các nghiên cứu trên thế giới về mối liên hệ giữa sự thay đổi ý
kiến kiểm toán và thời gian công bố BCTC, giúp cho người sử dụng thông tin trên
BCTC, đặc biệt là các nhà đầu tư, có thể phần nào dự đoán được thông tin tốt hay
xấu trên thị trường và có quyết định phù hợp. Tuy nhiên tại Việt Nam, chưa có nghiên
cứu nào về vấn đề này. Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường mới phát
triển, có nhiều biến động thất thường do chịu ảnh hưởng lớn bởi tình trạng thông tin
kém minh bạch (thông tin không đầy đủ, thiếu kịp thời, khó tiếp cận, thông tin nội
gián…), và các nhà đầu tư tại Việt Nam rất cần nguồn thông tin hữu ích cho kế hoạch
đầu tư của mình. Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của sự thay đổi


3

ý kiến kiểm toán đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết
tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh” làm đề tài cho luận văn cao học
của bản thân.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tác giả thực hiện luận văn nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi ý kiến
kiểm toán (về cả chiều hướng thay đổi và mức độ thay đổi) đến tính kịp thời của
BCTC, từ đó đề xuất các kiến nghị để cải thiện tính kịp thời của BCTC của các công
ty niêm yết tại HOSE.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều hướng thay đổi ý kiến kiểm toán đến tính kịp
thời của BCTC.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ thay đổi ý kiến kiểm toán đến tính kịp thời
của BCTC.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:
Câu hỏi 1: Chiều hướng thay đổi ý kiến kiểm toán có ảnh hưởng đến tính kịp
thời của BCTC hay không?
Câu hỏi 2: Mức độ thay đổi ý kiến kiểm toán có ảnh hưởng đến tính kịp thời
của BCTC hay không?
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các công ty hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính, niêm
yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE)
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng khảo sát BCTC đã
kiểm toán của các công ty niêm yết tại HOSE trong 4 năm, giai đoạn 2013-2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn hợp, bao gồm:
- Phương pháp định tính: tổng hợp và phân tích các tài liệu và nghiên cứu trước
đây trên thế giới và tại Việt Nam liên quan đến chủ đề nghiên cứu để xây dựng khung


4


lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích định lượng: thu thập dữ liệu thực tế, thực hiện thống kê
mô tả và phân tích hồi quy để kiểm định tác động của chiều hướng thay đổi và mức
độ thay đổi ý kiến kiểm toán đến tính kịp thời của BCTC.
6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài
- Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động
của việc thay đổi ý kiến kiểm toán tới tính kịp thời của BCTC tại thị trường Việt Nam
là thị trường chứng khoán đang phát triển.
- Về mặt thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, tác giả đề xuất các kiến nghị
để cải thiện tính kịp thời của BCTC, nhằm nâng cao chất lượng BCTC và nâng cao
sự minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Nội dung chương 1 trình bày tóm lược các các nghiên cứu liên quan đến tính kịp
thời của BCTC đã được thực hiện trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó tác giả chỉ ra
khoảng trống nghiên cứu làm cơ sở cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chỉ ra những
vấn đề mà luận văn cần tập trung nghiên cứu và giải quyết.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Nội dung chương 2 trình bày tổng quan các cơ sở lý thuyết nền tảng của nghiên
cứu, cơ sở lý thuyết về BCTC, kiểm toán BCTC, các dạng ý kiến kiểm toán, tính kịp
thời của thông tin trên BCTC và các yêu cầu công bố thông tin trên BCTC trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chương 3 xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, mô tả các biến đưa vào
mô hình nghiên cứu. Sau đó trình bày phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập
dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nội dung chương 4 trình bày kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận về kết quả
thu được, cũng như so sánh kết quả thu được với các nghiên cứu trước đây.



5

Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nội dung chương 5 tóm tắt kết quả và trình bày kết luận nghiên cứu, nêu ra những
điểm hạn chế của nghiên cứu và đề xuất các hướng nghiên cứu mới trong tương lai.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1. Các nghiên cứu trước đây trên thế giới
Các nghiên cứu liên quan đến tính kịp thời của BCTC đã xuất hiện từ những năm
80 của thế kỷ XX và sau đó phát triển đa dạng với rất nhiều bài nghiên cứu được công
bố trên các tạp chí chuyên ngành. Các nghiên cứu phần lớn chú trọng đến mối liên hệ
giữa tính kịp thời của BCTC và thông tin về lợi nhuận của công ty, và nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC, và đều nghiên cứu dựa trên nguyên
tắc tin tốt được công bố trước, tin xấu được công bố sau (good news early, bad news
later). Những nghiên cứu liên quan đến mối liên hệ giữa tính kịp thời của BCTC và
thông tin về lợi nhuận của công ty sớm nhất là của Givoly và Palmon (1982),
Chamber và Penman (1984), Kross và Schroeder (1984). Trong ba nghiên cứu trên,
các tác giả đã thử nghiệm kiểm tra phản ứng của thị trường chứng khoán đối với tính
kịp thời của BCTC. Tổng quan, các nghiên cứu này cho thấy rằng các BCTC được
công bố sớm hơn thời gian dự kiến của chúng được kết hợp với việc lợi nhuận tăng
vượt mức bình thường, trong khi các BCTC được công bố trễ hơn thời gian dự kiến
liên quan đến lợi nhuận giảm bất thường, hay có thể hiểu là thông tin tốt (good news)
được công bố sớm hơn thông tin xấu (bad news). Những kết quả này chỉ ra rằng tính
kịp thời của BCTC có thể được sử dụng như là một tín hiệu để phân biệt các công ty
với những tin tức tốt lành và các công ty có tin tức xấu, và các nhà đầu tư nhận ra tín
hiệu này trong quá trình ra quyết định đầu tư của họ.

Trong phạm vi của luận văn, tác giả tóm tắt một số công trình nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC có liên quan đến đề tài nghiên cứu
như sau:
[1] Tên đề tài: Audit Qualification and the Timeliness of Corporate Annual
Reports (Báo cáo kiểm toán với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn
phần và tính kịp thời của BCTC thường niên của doanh nghiệp)
Tác giả: G. P. Whittred
Nguồn: The Accounting Review, Vol. 55, No. 4 (Oct., 1980), pp. 563-577


7

Năm phát hành: 1980
Nội dung:
+ Nghiên cứu điều tra tác động của các báo cáo kiểm toán có ý kiến không phải
ý kiến chấp nhận toàn phần tới tính kịp thời của BCTC năm tại Úc.
+ Mẫu nghiên cứu bao gồm 245 BCTC đã kiểm toán của 120 công ty niêm yết
tại SGDCK Sydney (Úc), trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1974.
+ Tính kịp thời của BCTC trong nghiên cứu được đo lường bằng ba cách:
(1) Số ngày từ lúc kết thúc năm tài chính đến ngày BCTC sơ bộ của doanh nghiệp
được công bố chính thức tại SGDCK Sydney (Preliminary Lag).
(2) Số ngày từ lúc kết thúc năm tài chính đến ngày ký báo cáo kiểm (Auditor’s
Signature Lag).
(3) Số ngày từ lúc kết thúc năm tài chính đến ngày BCTC của doanh nghiệp được
công bố chính thức tại SGDCK Sydney (Total Lag).
+ Thử nghiệm trong nghiên cứu này so sánh hành vi báo cáo của các công ty có
báo cáo kiểm toán có ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần với một mẫu
ngẫu nhiên của các công ty có báo cáo kiểm toán có ý kiến chấp nhận toàn phần, và
với hành vi báo cáo của chính các công ty đó trong những năm trước khi có báo cáo
kiểm toán có ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần.

+ Kết quả kiểm định (bao gồm kiểm định Kruskal-Wallis và kiểm định MannWhitney) cho thấy bằng chứng về các công ty có ý kiến không phải ý kiến chấp nhận
toàn phần chậm trễ trong việc công bố BCTC sơ bộ (theo yêu cầu của Cơ quan quản
lý Giao dịch Chứng khoán Úc) và BCTC năm (theo yêu cầu của Luật doanh nghiệp
1961). Kết quả cũng cho thấy rằng mức độ nghiêm trọng của ý kiến kiểm toán không
phải ý kiến chấp nhận toàn phần càng cao thì càng có sự chậm trễ trong việc công bố
BCTC. Cụ thể, công ty có báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần công bố
BCTC trung bình sau 107 ngày, trong khi công ty với ý kiến không phải ý kiến chấp
nhận toàn phần công bố chậm trễ hơn trung bình 62 ngày, trong đó có ý kiến ngoại
trừ công bố BCTC sau 17 ngày so với công ty có ý kiến chấp nhận toàn phần. Thêm
vào đó, 50% số công ty có ý kiến chấp nhận toàn phần công bố BCTC sớm hơn trung


8

bình 12 ngày so với năm trước đó nếu năm trước có ý kiến ngoại trừ, và 28 ngày nếu
năm trước có ý kiến trái ngược hoặc từ chối phát hành ý kiến. Những kết quả này
được xem xét và được lập luận giải thích rằng lý do hợp lý cho sự chậm trễ này do sự
gia tăng của thời gian cần thiết để hoàn thành cuộc kiểm toán cuối năm và thời gian
dành cho việc thảo luận ý kiến kiểm toán giữa kiểm toán viên và khách hàng.
[2] Tên đề tài: Audit delay and the timeliness of corporate reporting (Thời gian
hoàn tất báo cáo kiểm toán và tính kịp thời của BCTC của doanh nghiệp)
Tác giả: Robert H. Ashton, Paul R. Graul và James D. Newton
Nguồn: Contemporary Accounting Research, Vol. 5, No. 2, pp. 657-673
Năm phát hành: 1989
Nội dung:
+ Nhóm tác giả lập luận rằng thời gian hoàn tất báo cáo kiểm toán (audit delay)
ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC, do đó nhóm tác giả tập trung nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn tất báo cáo kiểm toán (audit delay) để xác định
tính kịp thời của BCTC.
+ Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu bao gồm 465 công ty niêm yết trên

Sàn chứng khoán Toronto (Canada) trong giai đoạn 1977 – 1982.
+ Tính kịp thời của BCTC trong nghiên cứu được đo lường bằng số ngày từ lúc
kết thúc năm tài chính đến ngày ký báo cáo kiểm toán.
+ Nhóm tác giả đề xuất các nhân tố có thể ảnh hưởng đến rằng thời gian hoàn tất
báo cáo kiểm toán bao gồm (1) quy mô công ty, (2) lĩnh vực hoạt động, (3) tháng kết
thúc năm tài chính, (4) công ty kiểm toán, (5) dấu hiệu của thu nhập, (6) các khoản
mục đặc biệt, (7) các khoản nợ tiềm tàng và (8) loại ý kiến kiểm toán và xây dựng
mô hình dựa trên các nhân tố này.
+ Kết quả phân tích hồi quy mô hình cho thấy các biến có mối quan hệ nhất quán
với thời gian hoàn tất báo cáo kiểm toán qua 6 năm phạm vi nghiên cứu bao gồm (1)
quy mô công ty, (2) lĩnh vực hoạt động, (5) dấu hiệu của thu nhập và (6) các khoản
mục đặc biệt. Các biến còn lại có ý nghĩa thống kê nhưng tỷ lệ biến đổi của thời gian


9

hoàn tất báo cáo kiểm toán được giải thích bởi các biến là rất thấp. Cụ thể, (1) quy
mô công ty (đo lường bằng tổng tài sản) có ảnh hưởng ngược chiều với thời gian hoàn
thành báo cáo kiểm toán. Về (2) lĩnh vực hoạt động, công ty hoạt động trong lĩnh vực
tài chính có thời gian thời gian hoàn thành báo cáo kiểm toán nhanh hơn các công ty
trong các lĩnh vực khác. Về (5) dấu hiệu của thu nhập, công ty có thu nhập thuần âm
sẽ có thời gian thời gian hoàn thành báo cáo kiểm toán dài hơn các công ty có thu
nhập thuần lớn hơn hoặc bằng không. Và sự xuất hiện (6) các khoản mục đặc biệt
trên BCTC, dù cho chúng có tác động làm tăng hay giảm thu nhập thuần, thì đều kéo
dài thời gian hoàn thành báo cáo kiểm toán.
[3] Tên đề tài: Timeliness of corporate and audit reports: Some empirical
evidence in the French context (Tính kịp thời của BCTC của doanh nghiệp và báo
cáo kiểm toán: Một số bằng chứng thực nghiệm tại Pháp)
Tác giả: Bahram Soltani
Nguồn: The International Journal of Accounting, Vol 37, pp. 215–246

Năm phát hành: 2002
Nội dung:
+ Nghiên cứu được thực hiện để xem xét hai vấn đề chính liên quan đến tính kịp
thời của BCTC tại Pháp gồm (1) sự cải thiện trong tính kịp thời của BCTC của các
công ty tại Pháp (bao gồm BCTC riêng và BCTC hợp nhất), và (2) tác động của các
loại báo cáo kiểm toán khác nhau tới tính kịp thời của BCTC.
+ Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu bao gồm 5,801 BCTC của các công
ty niêm yết tại Sàn chứng khoán Paris (Pháp) trong vòng 10 năm, giai đoạn 1986 –
1995.
+ Tính kịp thời của BCTC trong nghiên cứu được đo lường bằng số ngày từ lúc
kết thúc năm tài chính đến ngày ký báo cáo kiểm toán.
+ Kết quả kiểm định Chi bình phương có thấy thời gian từ lúc kết thúc năm tài
chính đến ngày ký báo cáo kiểm toán của các công ty niêm yết giảm dần từ năm 1986
(114.7 ngày) đến năm 1995 (101.1 ngày), có nghĩa là có sự cải thiện tính kịp thời của


10

BCTC của các công ty niêm yết tại Pháp sau 10 năm. Trong đó, các công ty với BCTC
riêng giảm đi 10.2 ngày (121.5 ngày vào năm 1985, và 111.3 ngày vào năm 1995),
công ty với BCTC giảm tới 16 ngày (120.8 ngày vào năm 1985, và 104.8 ngày vào
năm 1995). Với loại báo cáo kiểm toán, BCTC với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn
phần giảm 34.3 ngày (101.2 ngày vào năm 1985, và 66.9 ngày vào năm 1995), còn
BCTC với ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần chỉ giảm 22.3 ngày
(131.5 ngày vào năm 1985, và 109.2 ngày vào năm 1995), công ty có báo cáo kiểm
toán với ý kiến chấp nhận toàn phần công bố BCTC kịp thời hơn so với công ty có
báo cáo kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Về tác động của dạng ý
kiến không phải chấp nhận toàn phần, tác giả đưa ra nhiều dạng ý kiến khác nhau,
bao gồm ý kiến ngoại trừ (được tác giả phân loại gồm ý kiến ngoại trừ do hạn chế
thông tin khoản mục, ngoại trừ do nhiều khoản mục không đảm bảo, ngoại trừ do

không tuân thủ chuẩn mực và quy định, ngoại trừ do thiếu trích lập dự phòng hưu trí
cho nhân viên, ngoại trừ do các khoản dự phòng khác, và các ý kiến ngoại trừ khác),
ý kiến trái ngược và từ chối phát hành ý kiến kiểm toán. Thời gian ký báo cáo kiểm
toán của công ty thay đổi theo mức độ nghiêm trọng của ý kiến kiểm toán, với thời
gian trung bình của báo cáo từ chối phát hành ý kiến kiểm toán là 179.8 ngày, báo
cáo với ý kiến trái ngược là 129.5 ngày, và báo cáo với ý kiến ngoại trừ dao động từ
115.6 đến 127.8 ngày. Từ đó, Soltani cũng kết luận rằng mức độ chấp thuận càng
giảm thì thời gian công bố báo cáo kiểm toán càng chậm hơn (the more serious the
qualification, the greater the delay).
[4] Tên đề tài: Timeliness of Corporate Annual Financial Reporting in Greece
(Tính kịp thời của BCTC của doanh nghiệp tại Hy Lạp)
Tác giả: Stephen Owusu-Ansah và Stergios Leventis
Nguồn: European Accounting Review, Vol. 15, No. 2, pp. 273–287
Năm phát hành: 2006
Nội dung:


11

+ Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp
thời của BCTC tại Hy Lạp.
+ Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu bao gồm BCTC của 95 công ty niêm
yết tại Sàn chứng khoán Athens (Hy Lạp) năm 1999.
+ Tính kịp thời của BCTC trong nghiên cứu được đo lường bằng số ngày từ lúc
kết thúc năm tài chính đến ngày đến ngày công bố BCTC lần đầu tiên trên báo toàn
quốc hàng ngày với công ty có trụ sở tại Athens, hoặc một tờ báo địa phương cho các
công ty ở các tỉnh khác ngoài Athens.
+ Nghiên cứu xây dựng mô hình ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC bao gồm
các nhân tố (1) quy mô công ty, (2) đòn bẩy tài chính tổng nợ dài hạn trên tổng tài
sản, (3) tỷ lệ cổ phần nắm giữ trực tiếp và gián tiếp bởi những người trong doanh

nghiệp, (4) số lượng đoạn nhấn mạnh trong ý kiến kiểm toán, (5) công ty kiểm toán
và (6) lĩnh vực hoạt động.
+ Kết quả thống kê cho thấy 92% công ty công bố BCTC trước hạn, 3% công bố
BCTC đúng ngày cuối cùng và 5% còn lại công bố BCTC trễ so với so với yêu cầu
của quy định. Kết quả phân tích hồi quy đa biến MLS bằng phương pháp bình phương
bé nhất OLS cho thấy ảnh hưởng của (1) quy mô công ty, (5) công ty kiểm toán và
(6) lĩnh vực hoạt động là các công ty có quy mô lớn, được kiểm toán bởi các công ty
kiểm toán Big5 và hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có thời gian công bố BCTC ngắn
hơn các công ty khác. Bên cạnh đó, công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công
ty có BCTC với ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần và công ty với tỷ lệ
cổ phần nắm giữ trực tiếp và gián tiếp bởi những người trong doanh nghiệp cao thì
không công bố BCTC kịp thời.
[5] Tên đề tài: Audit opinion improvement and the timing of disclosure (Sự cải
thiện ý kiến kiểm toán và thời gian công bố BCTC)
Tác giả: Charles P. Cullinan, Fangjun Wang, Bei Yang và Junrui Zhang
Nguồn: Advances in Accounting, Vol 28, No.2, pp. 333-343
Năm phát hành: 2012


12

Nội dung:
+ Nhóm tác giả nghiên cứu tác động tiềm tàng của sự thay đổi ý kiến kiểm toán
đối với tính kịp thời của việc công bố thông tin trên BCTC, với những cải thiện trong
ý kiến kiểm toán được coi là "tin tốt".
+ Mẫu bao gồm 6,115 BCTC của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sàn
chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến (Shanghai and Shenzhen Stock
Exchanges) trong giai đoạn 2003 – 2009.
+ Thời gian công bố BCTC được đo lường bằng chênh lệch số ngày công bố
BCTC giữa năm hiện tại và năm trước đó.

+ Nghiên cứu xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian công bố
BCTC bao gồm các biến phụ thuộc là (1) loại ý kiến kiểm toán, (2) sự cải thiện ý kiến
kiểm toán, (3) mức độ thay đổi ý kiến kiểm toán và (4) mức độ cải thiện ý kiến kiểm
toán; và bao gồm các biến kiểm soát (1) lợi nhuận kỳ vọng, (2) chi phí tranh chấp,
kiện tụng, (3) thay đổi công ty kiểm toán, (4) chuẩn mực kế toán mới, (5) sự kiêm
nhiện giữa CEO và chủ tịch hội đồng quản trị và (6) đòn bẩy tài chính.
+ Sau khi phân tích kết quả hồi quy mô hình, nhóm nghiên cứu kết luận rằng
công ty với ý kiến kiểm toán được cải thiện so với năm trước (mức độ chấp thuận
tăng) công bố BCTC sớm hơn công ty với ý kiến kiểm toán suy giảm so với năm
trước đó (mức độ chấp thuận giảm), và mức độ thay đổi thời gian công bố BCTC bị
ảnh hưởng bởi mức độ thay đổi ý kiến kiểm toán. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu
cũng đưa ra bằng chứng thông tin thay đổi tiêu cực trong ý kiến kiểm toán (bad audit
opinion news) có ảnh hưởng đến thời gian công bố BCTC mạnh hơn là ảnh hưởng
của thông tin thay đổi tích cực.
[6] Tên đề tài: The relationship between audit opinion change and timing of
disclosure (Mối quan hệ giữa sự thay đổi ý kiến kiểm toán và thời gian công bố BCTC)
Tác giả: Farzin Rezaei và Parandis Shahroodi
Nguồn: International Journal of Innovation and Applied Studies, Vol 10, No. 3,
pp. 778-790


13

Năm phát hành: 2015
Nội dung:
+ Tương tự như nghiên cứu của của Cullinan et al. (2012), nhóm tác giả nghiên
cứu tác động của sự thay đổi ý kiến kiểm toán đối với tính kịp thời của việc công bố
thông tin trên BCTC, với những cải thiện trong ý kiến kiểm toán được coi là "tin tốt",
và sự suy giảm trong ý kiến kiểm toán được xem là “tin xấu”.
+ Mẫu bao gồm 103 công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán Tehran (Iran) trong

giai đoạn 2003 – 2013.
+ Thời gian công bố BCTC được đo lường bằng chênh lệch số ngày công bố
BCTC giữa năm hiện tại và năm trước đó.
+ Nghiên cứu xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian công bố
BCTC bao gồm các biến phụ thuộc là (1) sự cải thiện ý kiến kiểm toán, (2) sự suy
giảm ý kiến kiểm toán, (3) mức độ cải thiện ý kiến kiểm toán và (4) mức độ suy giảm
ý kiến kiểm toán; và bao gồm các biến kiểm soát (1) lợi nhuận kỳ vọng, (2) thay đổi
công ty kiểm toán, (3) sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch hội đồng quản trị, (4)
đòn bẩy tài chính, (5) quy mô công ty và (6) số trang của BCTC.
+ Sau khi phân tích kết quả hồi quy mô hình, nhóm nghiên cứu kết luận rằng có
mối quan hệ cùng chiều giữa ý kiến kiểm toán được cải thiện so với năm trước (mức
độ chấp thuận tăng) và thời gian công bố BCTC, và có mối quan hệ ngược chiều giữa
ý kiến kiểm toán suy giảm so với năm trước đó (mức độ chấp thuận giảm) và thời
gian công bố BCTC. Bên cạnh đó, mức độ thay đổi ý kiến kiểm toán cũng có ảnh
hưởng đến thời gian công bố BCTC. Tuy nhiên, nhóm tác giả chỉ thấy bằng chứng rõ
ràng cho sự ảnh hưởng cùng chiều của mức độ suy giảm của ý kiến kiểm toán (audit
opinion deteriorations) đến việc công bố chậm trễ BCTC, còn mối quan hệ giữa cải
thiện của ý kiến kiểm toán (audit opinion improvement) và tính kịp thời của BCTC
thì không rõ ràng ảnh hưởng đến thời gian công bố BCTC.
1.2. Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cũng đã có các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tính kịp thời
của việc công bố thông tin trên BCTC. Tác giả tóm tắt một số nghiên cứu có liên


14

quan như sau:
[1] Tên đề tài: Một số nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết tại Việt Nam
Tác giả: Đặng Đình Tân

Nguồn: Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 84, trang 47–52
Năm phát hành: 2013
Nội dung:
+ Nghiên cứu đánh giá một số nhân tố có liên quan đến hoạt động kiểm toán độc
lập và mức độ phức tạp của việc lập BCTC ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC
của các công ty niêm yết tại Việt Nam, đồng thời xem xét khả năng cải thiện tính kịp
thời của BCTC của các công ty niêm yết qua hai năm 2010, 2011.
+ Nghiên cứu thực hiện trên mẫu gồm 175 BCTC đã kiểm toán năm 2010 và
2011 của 120 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở
Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE).
+ Tính kịp thời của BCTC trong nghiên cứu được được hiểu như là tính kịp thời
của hoạt động kiểm toán độc lập BCTC, được đo lường bằng số ngày kể từ ngày khóa
sổ kế toán lập BCTC đến ngày ký báo cáo kiểm toán.
+ Tác giả đưa ra hai nhân tố ảnh hưởng tới tính kịp thời của BCTC bao gồm (1)
loại BCTC (là BCTC riêng hay BCTC hợp nhất) và (2) loại công ty kiểm toán (Big4,
công ty thành viên hãng kiểm toán quốc tế khác và công ty kiểm toán trong nước).
Tác giả đã thực hiện kiểm định Chi bình phương để kiểm định mức độ ảnh hưởng của
hai nhân tố trên đến tính kịp thời của BCTC. Kết quả cho thấy là có sự liên hệ giữa
(1) loại BCTC đến tính kịp thời của BCTC, tuy nhiên, (2) loại công ty kiểm toán thì
không có liên hệ. Nghiên cứu cũng sử dụng kiểm định t-test để kiểm định sự khác
biệt về tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam qua hai năm
2010, 2011, và có kết quả là có sự khác biệt giữa hai năm này.


15

[2] Tên đề tài: Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính các
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Nguyễn An Nhiên
Nguồn: Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

Năm phát hành: 2013
Nội dung:
+ Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu kiểm định mô hình các nhân tố tác
động đến tính kịp thời của BCTC ở các các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu về cải thiện
tính kịp thời của BCTC ở các các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
+ Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu bao gồm 173 công ty niêm yết trên hai
sàn chứng khoán Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh năm 2012.
+ Tính kịp thời của BCTC trong nghiên cứu được thể hiện là thời hạn công bố
BCTC đúng hạn quy định, được đo lường bằng số ngày từ ngày kết thúc năm tài chính
đến ngày ký báo cáo kiểm toán.
+ Tác giả đề xuất năm nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC, bao gồm
(1) quy mô công ty (đo lường bằng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản), (2) loại công ty
kiểm toán (Big4 hay non-Big4), (3) lợi nhuận kinh doanh (đo lường bằng hai tỷ số
lợi nhuận trên tài sản ROA và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE), (4) loại BCTC
(BCTC riêng hay BCTC hợp nhất) và (5) loại ý kiến kiểm toán (ý kiến kiểm toán
chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần).
+ Tác giả sử dụng kiểm định ANOVA cho các nhân tố định tính (2), (4) và (5) và
kiểm định ma trận hệ số tương quan cho các nhân tố định danh (1) và (3).
+ Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố loại BCTC hợp nhất, loại ý kiến kiểm
toán, lợi nhuận kinh doanh có tác động đến tính kịp thời của thông tin trên BCTC.
Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy các nhân tố như quy mô công ty, loại
công ty kiểm toán không có tác động đến tính kịp thời của việc công bố thông tin trên
BCTC.


16

[3] Tên đề tài: Mối quan hệ giữa đặc trưng của doanh nghiệp và tính kịp thời của
việc công bố thông tin báo cáo tài chính của các Công ty niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Vy
Nguồn: Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Năm phát hành: 2016
Nội dung:
+ Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc trưng của doanh nghiệp đến
tính kịp thời của công bố thông tin BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
+ Mẫu nghiên cứu bao gồm 100 công ty từ hai sàn HNX và HOSE có công bố
BCTC trong giai đoạn 2012 – 2014.
+ Tính kịp thời của việc công bố thông tin BCTC trong nghiên cứu được đo lường
bằng khoảng thời gian từ khi kết thúc kỳ báo cáo đến thời điểm ký báo cáo kiểm toán,
và bằng khoảng thời gian từ khi ký báo cáo kiểm toán đến hạn cuối nộp BCTC.
+ Nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố
thông tin BCTC bao gồm (1) tính đa dạng trong lĩnh vực hoạt động, (2) số lượng công
ty con, (3) thu nhập trên cổ phần, (4) biến đổi trong khả năng sinh lời hằng năm và
(5) ý kiến kiểm toán.
+ Bằng phương pháp phân tích hồi quy, tác giả luận văn đã có kết luận rằng: số
lượng công ty con, tính phức tạp trong hoạt động (đại diện cho đặc trưng cấu trúc),
biến đổi trong khả năng sinh lời hàng năm (đại diện cho đặc trưng tài chính) và ý kiến
kiểm toán là các biến có ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố báo cáo tài
chính. Theo đó, những doanh nghiệp có số lượng công ty con nhiều và có lĩnh vực
hoạt động của doanh nghiệp đa dạng thì doanh nghiệp sẽ tốn nhiều thời gian công bố
báo cáo tài chính hay báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được tính
kịp thời. Trong khi đó, những doanh nghiệp có “Biến đổi trong khả năng sinh lời”
theo chiều hướng tốt và ý kiến kiểm toán là ý kiến chấp nhận toàn phần thì doanh
nghiệp đó sẽ công bố báo cáo tài chính sớm hơn.



×