Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Ảnh hưởng của quản trị công ty dến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------

ĐỒNG THỊ PHƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN
TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------

ĐỒNG THỊ PHƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN
TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI VĂN DƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của
báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và không trùng lặp với các đề tài khác. Luận văn được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Văn Dương.
Tác giả luận văn

Đồng Thị Phương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
Viết tắt
BCTC

Tên tiếng Việt
Báo cáo tài chính

BKS

Ban kiểm soát


DN

Doanh nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

QTCT

Quản trị công ty

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Viết tắt
CEO
FASB
HOSE
IASB
IFC

Tên tiếng Anh
Chief Executive Officer

Tên tiếng Việt
Giám đốc điều hành


Financial Accounting Standard Hội đồng chuẩn mực kế toán
Board

tài chính Hoa Kỳ

Ho Chi Minh Stock Exchange

Sở giao dịch chứng khoán TP.
Hồ Chí Minh

International Accounting

Hội đồng chuẩn mực kế toán

Standard Board

quốc tế

International Finance

Tổ chức Tài chính quốc tế

Corporation
OECD
VAS

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển


Cooperation and Development

kinh tế

Vietnamese Accounting system Chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
BẢNG BIỂU:
Bảng 2.1: Thời hạn lập và nơi nhận Báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp
Bảng 2.2: Các bộ luật và quy định chính ảnh hưởng đến Quản trị công ty
Bảng 3.1: Tóm tắt cách đo lường biến nghiên cứu
Bảng 4.1: Thống kê mô tả tính kịp thời của Báo cáo tài chính
Bảng 4.2: Thống kê mô tả tính độc lập của Hội đồng quản trị
Bảng 4.3: Thống kê mô tả sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội
đồng quản trị
Bảng 4.4: Thống kê mô tả số thành viên Hội đồng quản trị
Bảng 4.5: Thống kê mô tả câu trúc sỡ hữu
Bảng 4.6: Thống kê mô tả quy mô công ty niêm yết
Bảng 4.7: Thống kê tỷ suất lợi nhuận ROA
Bảng 4.8: Thống kê tỷ suất lợi nhuận ROE
Bảng 4.9: Thống kê mô tả loại công ty kiểm toán độc lập
Bảng 4.10: Thống kê mô tả tỷ lệ nợ
Bảng 4.11: Kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của
Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2014 – 2016
Bảng 4.13: Kiểm định F và Hausman
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu



HÌNH VẼ:

Hình 2.1: Cơ cấu quản trị công ty niêm yết
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 4.1: Tính kịp thời của Báo cáo tài chính qua các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.2: Tính độc lập của Hội đồng quản trị qua các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.3: Số thành viên Hội đồng quản trị qua các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.4 Cơ cấu cổ đông qua các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.5 Quy mô công ty niêm yết các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.6: Tỷ suất lợi nhuận ROA qua các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.7: Tỷ suất lợi nhuận ROE qua các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ nợ qua các năm nghiên cứu


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.7 Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................................. 5
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................... 5
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................. 7
1.3 Khe hổng nghiên cứu......................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ THUYẾT ..................................................................... 10
2.1 Lý thuyết nền tảng ........................................................................................... 10
2.1.1 Lý thuyết thông tin hữu ích ........................................................................... 10
2.1.2 Lý thuyết ủy nhiệm ........................................................................................ 10
2.1.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng .................................................................. 11
2.2 Tổng quan lý thuyết về báo cáo tài chính và tính kịp thời của báo cáo tài
chính ....................................................................................................................... 12
2.2.1 Báo cáo tài chính ........................................................................................... 12


2.2.1.1 Định nghĩa báo cáo tài chính ....................................................................... 12
2.2.1.2 Ý nghĩa của báo cáo tài chính ...................................................................... 14
2.2.1.3 Nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính ..................................................... 16
2.2.2 Tính kịp thời của BCTC ................................................................................ 19
2.3 Tổng quan lý thuyết về quản trị công ty ........................................................ 21
2.3.1 Khái niệm về quản trị công ty ....................................................................... 21
2.3.2 Vai trò của quản trị công ty ........................................................................... 22
2.3.3 Các nguyên tắc của quản trị công ty ............................................................. 22
2.3.4 Khuôn khổ quản trị công ty của Việt Nam ................................................... 23
2.3.5 Mô hình quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam........................................... 26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 28
3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 28
3.2 Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................... 28
3.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu..................................................................... 29

3.3.1 Sự độc lập của HĐQT ................................................................................... 29
3.3.2 Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT ............................................. 30
3.3.3 Số thành viên của hội đồng quản trị ............................................................. 30
3.3.4 Cấu trúc sở hữu ............................................................................................. 31
3.3.5 Quy mô doanh nghiệp ................................................................................... 32
3.3.6 Loại công ty kiểm toán .................................................................................. 33
3.3.7 Hệ số nợ ......................................................................................................... 33
3.3.8 Khả năng sinh lời .......................................................................................... 34
3.4 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của
BCTC của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ........ 35
3.5 Công cụ xử lý thống kê và phương pháp phân tích dữ liệu .......................... 40
3.5.1 Công cụ xử lý thống kê.................................................................................. 40
3.5.2 Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình ......................................... 40
3.5.2.1 Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................. 40
3.5.2.2 Kiểm định tự tương quan. ............................................................................ 41


3.5.2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi. ......................................................... 41
3.5.2.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình. ........................................................... 41
3.5.3 Mô hình hồi quy ............................................................................................ 42
3.5.3.1 Mô hình hồi quy POOL ............................................................................... 42
3.5.3.2 Mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) ................................................... 42
3.5.3.3 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) ............................................. 43
3.5.4 Các bước kiểm định mô hình nghiên cứu .................................................... 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 45
4.1 Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 45
4.1.1 Thống kê mô tả các biến................................................................................ 45
4.1.1.1 Tính kịp thời của báo cáo tài chính .............................................................. 45
4.1.1.2 Tính độc lập của HĐQT .............................................................................. 46
4.1.1.3 Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch hội đồng quản trị ............................. 47

4.1.1.4 Số thành viên HĐQT ................................................................................... 47
4.1.1.5 Cấu trúc sỡ hữu............................................................................................ 48
4.1.1.6 Quy mô công ty niêm yết ............................................................................ 49
4.1.1.7 Tỷ suất lợi nhuận ROA ................................................................................ 50
4.1.1.8 Tỷ suất lợi nhuận ROE ................................................................................ 51
4.1.1.9 Loại công ty kiểm toán độc lập.................................................................... 52
4.1.1.10 Tỷ lệ nợ ..................................................................................................... 52
4.1.2 Phân tích ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu trong mô hình ... 53
4.1.3 Phân tích hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình .......................... 54
4.1.4 Phân tích hiện tượng tự tương quan trong mô hình .................................... 54
4.1.5 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của
BCTC của các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2014 – 2016............... 54
4.1.5.1 Kết quả ước lượng ....................................................................................... 54
4.1.5.2 Kiểm định việc lựa chọn mô hình ............................................................... 56
4.1.5.3 Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy ............................................. 57


4.2 Thảo luận kết quả ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của
BCTC của các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2014 – 2016 ............ 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP ............................................ 62
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 62
5.2 Một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện tính kịp thời của BCTC của các
công ty niêm yết ..................................................................................................... 63
5.2.1 Nâng cao vai trò của các thành viên HĐQT độc lập và tăng cường phân tán
cổ phần ................................................................................................................... 63
5.2.2 Tách bạch vai trò của CEO và chủ tịch HĐQT và nâng cao khả năng kiểm
soát ........................................................................................................................ 65
5.2.3 Tăng cường quy trình kiểm soát nội bộ, thành lập ban kiểm toán nội bộ và
thuê công ty BIG4 là kiểm toán độc lập ................................................................. 67
5.3 Một số kiến nghị nhằm cải thiện tính kịp thời của BCTC của các công ty

niêm yết .................................................................................................................. 69
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tính kịp thời là một trong những nhân tố góp phần tạo nên tính hữu ích của
báo cáo tài chính (BCTC). Bởi vì, thông tin tài chính được công bố kịp thời sẽ đóng
vai trò quan trọng trong việc minh bạch kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài
chính của doanh nghiệp cũng như luồng tiền ra hoạt động và đầu tư của các doanh
nghiệp. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư có thể kịp thời định giá, dự báo và ra các quyết
định đầu tư của mình. Đối với thị trường chứng khoán, việc minh bạch hóa thông
tin kịp thời sẽ tăng cường tính hiệu quả của thị trường chứng khoán, giảm giao dịch
nội gián, các thông tin bất cân xứng và tâm lý bầy đàn của các cá nhân khi giao dịch
đầu tư. Vì vậy, việc công bố thông tin tài chính kịp thời luôn có vai trò quan trọng
và được các cơ quan quản lý luôn thực hiện các biện pháp liên quan để công ty có
trách nhiệm phát hành báo cáo tài chính đúng hạn.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ nên việc công
bố thông tin liên quan đến báo cáo tài chính kịp thời càng giữ vai trò quan trọng hơn
bởi vì báo cáo tài chính kiểm toán là nguồn dữ liệu được công bố cho các nhà đầu
tư ra các quyết định tài chính. Chính vì điều đó, mà các cơ quan nhà nước Việt Nam
đã quy định cụ thể về thời gian phải phát hành báo cáo tài chính được kiểm toán
trong Luật Kế toán, Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các
công ty niêm yết phải yêu cầu công bố thông tin kịp thời theo quy định tại Thông tư
155/2015/TT-BTC. Dù vậy, vi phạm về chậm nộp báo cáo tài chính đang còn rất
phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam từ đó gây ảnh hưởng lớn đến nhà

đầu tư cũng như uy tín và tính minh bạch của doanh nghiệp dưới góc nhìn của nhà
đầu tư. Do đó, việc đảm bảo tính kịp thời của công bố báo cáo tài chính là một yêu
cầu có tính cấp thiết đối với các cơ quan quản lý và nhà làm chính sách và cả doanh
nghiệp cũng như nhà đầu tư. Bên cạnh đó, yếu tố quản trị là những yếu tố mà các
doanh nghiệp có thể kiểm soát một cách tốt hơn. Do đó, để đảm bảo việc công bố
thông tin trong báo cáo tài chính một cách kịp thời thì các doanh nghiệp cần xem
xét các yếu tố thuộc về quản trị để có cách nhìn nhận khách quan và hiệu quả hơn.


2

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tính kịp thời của báo cáo tài
chính như nghiên cứu của Dyer and McHugh (1975) và Davies and Whittred
(1980), Givoly và Palmon (1982), Ashton và cộng sự (1989), Carslaw và Kaplan
(1991), Bamber và cộng sự (1993), Henderson và Kaplan (2000), Abernathy và
cộng sự (2014)…Ở Việt Nam, vấn đề này chỉ được chú trọng trong thời gian gần
đây trong các nghiên cứu của Đặng Đình Tân (2013), và Nguyễn Trọng Nguyên
(2015). Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu theo dữ liệu chuỗi thời
gian và đánh giá dựa trên các kiểm định thống kê giữa mối quan hệ của từng nhân
tố ảnh hưởng với tính kịp thời của báo cáo tài chính. Một nghiên cứu toàn diện hơn
về dữ liệu bảng và cũng như xem xét tổng hợp các nhân tố đến tính kịp thời của
BCTC cần được thực hiện để đảm bảo độ chính xác cao hơn.
Vì thế, dựa vào tính cấp thiết của tính kịp thời của báo cáo tài chính và cũng
như vai trò của quản trị công ty đối với tính kịp thời của báo cáo tài chính, tác giả
lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh” để
thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về quản trị

công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố thuộc quản trị công ty có ảnh hưởng đến tính kịp thời
của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh;
- Đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời
của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ
Chí Minh.


3

- Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị công ty niêm yết nhằm
nâng cao tính kịp thời của công bố thông tin tài chính.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố quản trị công ty có ảnh hưởng như thế nào đến tính kịp thời của
báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM?
- Định hướng để tăng cường năng lực quản trị công ty nhằm nâng cao tính kịp
thời của báo cáo tài chính?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của quản trị công ty
đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Tp. HCM.
Về không gian: Tác giả thu nhập và nghiên cứu số liệu của 50 công ty niêm
yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM. Thông tin lấy được từ báo cáo tài chính, báo
cáo thường niên được công bố trên website của các công ty này, các trang website
tài chính có uy tín như cafef.vn,vietstock.vn, Tổng cục Thống kê và một số nguồn
khác…
Về thời gian: dữ liệu được thu thập trong 3 năm từ 2014 đến 2016.

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, cụ thể như sau:
- Phương pháp thống kê: Tác giả tiến hành thu thập số liệu, xử lý và sắp xếp
lại theo trật tự hợp lý để phục vụ cho việc phân tích ảnh hưởng của các nhân tố quản
trị khác nhau đến tính kịp thời của BCTC.
- Phương pháp tổng hợp: Kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm cùng tìm
hiểu, tham khảo các tài liệu trong bài nghiên cứu đi trước, kết hợp với phương pháp
của mình để thực hiện nghiên cứu, từ đó phân tích kết quả hồi quy.
- Phương pháp định lượng: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong
nghiên cứu giúp tác giả đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố quản trị đến
tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết trên sàn HOSE. Từ kết quả phân
tích đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp với thực trạng tại Việt Nam.


4

Cụ thể là phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel regression) để xác định mức
độ tác động của của các nhân tố quản trị đến tính kịp thời của BCTC của các công
ty niêm yết trên sàn HOSE với mô hình hồi quy Pools, mô hình Fixed effects Model
(FEM) và mô hình Random effects Model (REM). Dùng kiểm định Redundant test
để so sánh mô hình FEM và POOLS và kiểm định Hausman test để so sánh mô hình
FEM và REM với sự hỗ trợ của phần mềm Stata, tiến hành chọn ra mô hình hồi quy
thích hợp nhất để phân tích.
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở phần trên có thể thấy tính kịp thời
của BCTC cũng đã được chú trọng nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy
nhiên các nghiên cứu này chưa đi sâu vào ảnh hưởng của các nhân tố quản trị công
ty đến tính kịp thời của BCTC. Vì vậy luận văn sẽ làm rõ:
- Đánh giá ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM.

- Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị công ty niêm yết nhằm
nâng cao tính kịp thời của công bố thông tin tài chính.
1.7 Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và gợi ý giải pháp


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp
thời của việc công bố BCTC. Các nghiên cứu này khá đa dạng về bộ dữ liệu cũng
như trải dài nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Rất nhiều các yếu tố thuộc
về quản trị và thuộc về đặc tính cơ bản của doanh nghiệp được cho là ảnh hưởng
đến vấn đề này. Sau đây, tác giả tóm tắt một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như
sau:
Mô hình nghiên cứu của Ziyad Mustafa M. Al-Shwiyat (2013) được thực hiện
trên mẫu bao gồm 120 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Jordan
năm 2012. Các tác giả đã kết luận rằng với thời hạn công bố báo cáo tài chính là
111 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ tài chính thì các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng công bố báo cáo tài chính với thời gian ngắn nhất so
với các lĩnh vực khác, trong khi đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp phải tốn thời gian hơn rất nhiều để thực hiện điều tương tự.
Bên cạnh đó, điểm đáng chú ý trong kết quả phân tích hồi quy mô hình cho
thấy trong khi nhân tố thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tính kịp thời của việc

công bố thông tin tài chính doanh nghiệp không có mối quan hệ với nhau, thì các
nhân tố khác như: số năm hoạt động của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tỷ
suất nợ và tính kịp thời của việc công bố thông tin tài chính doanh nghiệp về mặt
thống kê có tương quan thuận với nhau.
Một nghiên cứu khác của Khalid Alkhatib và Qais Marji (2012) được thực
hiện đối với 137 công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Jordan tại thời điểm
năm 2010 trên cơ sở phân tích tính kịp thời của các báo cáo kiểm toán. Các tác giả
đã chỉ ra rằng với một doanh nghiệp thì 3 nhân tố: quy mô doanh nghiệp, tỷ số sinh
lời, và chất lượng của công ty kiểm toán không có liên quan đến tính kịp thời của
BCTC. Trong khi đối với các công ty ngành dịch vụ thì tính kịp thời của BCTC và
nhân tố đòn bẩy tài chính lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.


6

Younes (2011) khảo sát mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp, quy mô
công ty, tỷ suất lợi nhuận, đòn bẩy nợ, chất lượng thu nhập và tính kịp thời của báo
cáo tài chính doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Ai
Cập trong giai đoạn 1998-2007. Nghiên cứu tìm thấy yếu tố ngành công nghiệp ảnh
hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính doanh nghiệp và cũng cho thấy rằng
các công ty lớn hơn có xu hướng mất ít thời gian hơn các công ty nhỏ để phát hành
báo cáo tài chính hàng năm. Nghiên cứu cho thấy các công ty có nợ dài hạn/vốn chủ
sở hữu cao có thời gian dài hơn đáng kể để chuẩn bị và công bố báo cáo tài chính
hàng năm so với các công ty tỷ lệ nợ dài hạn nhỏ. Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy các công ty quản lý thu nhập hiệu quả có thời gian ngắn hơn đáng kể để chuẩn
bị và công bố báo cáo tài chính hàng năm so với các công ty quản lý thu nhập ít
hiệu quả hơn.
Nghiên cứu của Asli (2010) cho rằng báo cáo tài chính kịp thời giúp thị trường
vốn hoạt động tốt. Nghiên cứu này nghiên cứu về tính kịp thời của các báo cáo tài
chính của 211 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán

Istanbul. Phân tích hồi quy đa biến chỉ ra rằng cả dấu hiệu thu nhập, ý kiến kiểm
toán, công ty kiểm toán và yếu tố ngành công nghiệp đều ảnh hưởng đến tính kịp
thời của BCTC. Các công ty có thu nhập ròng lớn, có ý kiến kiểm toán tốt và hoạt
động trong ngành sản xuất công nghiệp phát hành báo cáo tài chính sớm hơn, trong
khi các công ty được kiểm toán bởi Big4 sẽ phát hành báo cáo tài chính chậm hơn.
Nghiên cứu của Hussein Ali Khasharmeh và Khaled Aljifri (2010) được thực
hiện trên dữ liệu báo cáo tài chính của 83 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch
trong năm 2004. Hai tác giả tập trung nghiên cứu vào sự ảnh hưởng của các nhân tố
đến tính kịp thời trong việc công bố thông tin tài chính của 83 công ty này. Kết quả
nghiên cứu đã chứng minh rằng trong khi các nhân tố như: loại hình công ty, tỷ suất
nợ, khả năng sinh lời, tỷ lệ chi trả cổ tức có ảnh hưởng mạnh thì ngược lại các nhân
tố: chất lượng công ty kiểm toán, quy mô công ty, tỷ số giá trên thu nhập cổ phần có
sức ảnh hưởng yếu hơn hoặc không có mối quan hệ với nhau.


7

Trong một nghiên cứu khác của Amr Ezat và Ahmed El Masry (2008) được
thực hiện trên 50 công ty niêm yết ở Ai Cập năm 2006. Đối tượng nghiên cứu là các
nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính
qua mạng (corporate internet reporting), trong đó các nhân tố chính là: quy mô công
ty, quy mô ban quản trị, thành phần ban quản trị, cơ cấu cổ đông, lĩnh vực hoạt
động và tính thanh khoản. Kết quả cho thấy các công ty hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ sẽ công bố thông tin báo cáo tài chính qua mạng kịp thời hơn nếu hội đủ các
điều kiện: quy mô công ty lớn, tỷ lệ thanh khoản cao, sự độc lập cao của thành phần
hội đồng quản trị với hoạt động của công ty, và số lượng thành viên trong hội đồng
quản trị nhiều.
Công trình nghiên cứu năm 2006 của Stephen Owusu-Anahsa và Stergios
Leventis được thực hiện trên dữ liệu của 95 công ty phi tài chính niêm yết trên thị
trường chứng khoán Hy Lạp. Công trình tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến

tính kịp thời của việc công bố BCTC. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, hoặc các công ty được kiểm toán bởi các công ty
kiểm toán hàng đầu, hoặc các công ty có quy mô lớn thì có thời gian công bố báo
cáo tài chính nhanh hơn so với các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng với ý kiến kiểm
toán không tốt, hoặc những công ty có cổ phần được nắm giữ trực tiếp và gián tiếp
bởi những cổ đông nội bộ.
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Các đề tài nghiên cứu về tính kịp thời của việc công bố BCTC ở Việt Nam
chưa nhiều, chủ yếu xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố bên ngoài và bên trong
doanh nghiệp đến việc công bố thông tin. Một số nghiên cứu tiêu biểu như nghiên
cứu của Đặng Đình Tân (2013) và Nguyễn Trọng Nguyên (2015).
Đặng Đình Tân (2013) khảo sát 175 báo cáo tài chính cùa 120 công ty niêm
yết công bố trên website của Ủy ban chứng khoán nhà nước với mục đích nghiên
cứu về mối quan hệ giữa loại BCTC cần lập, loại kiểm toán viên và xu hướng về
tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết năm 2010, 2011. Kết quả cho thấy
có sự khác biệt giữa tính kịp thời của BCTC cần lập (hợp nhất hay riêng lẻ). Điều


8

này có thể giải thích là do quy định của pháp luật hay do tính phức tạp khi lập và
kiểm toán BCTC hợp nhất. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu không tìm ra sự khác biệt
giữa loại kiểm toán viên với tính kịp thời của việc lập BCTC. Điều này trái với kết
quả của một số nghiên cứu trước cho rằng các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4
sẽ thực hiện thời gian kiểm toán dài hơn và chất lượng kiểm toán sẽ cao hơn. Sau
cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về tính kịp thời của BCTC theo thời
gian, theo đó tính kịp thời của BCTC năm 2011 có vẻ kém hiệu quả hơn so với năm
2010.
Nguyễn Trọng Nguyên (2015) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
về quản trị công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm

yết tại Việt Nam. Tác giả nghiên cứu dữ liệu tài chính của 195 công ty niêm yết trên
sàn chứng khoán Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hầu hết các biến
quản trị như số thành viên độc lập trong HĐQT, thành viên độc lập HĐQT có trình
độ về tài chính và kế toán, tần suất họp HĐQT, số lượng thành viên BKS, việc
thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ đều có tác động tích cực đến chất lượng thông
tin BCTC, trong đó có tính kịp thời của các báo cáo này. Riêng sự độc lập của BKS
là không có sự tương quan với chất lượng thông tin BCTC. Nguyên nhân là do
trong thực tế BKS không có sự độc lập và quyền hạn thật sự. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu cho thấy chất lượng thông tin BCTC và sự tác động của QTCT chịu sự
ảnh hưởng của quy mô công ty và tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ.
1.3 Khe hổng nghiên cứu
Có thể thấy rằng các nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính
kịp thời của báo cáo tài chính chủ yếu là các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam
vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức mặc dù cơ chế quản trị công ty đang
được áp dụng tại nhiều công ty niêm yết và tính kịp thời của BCTC luôn là vấn đề
mang tính cấp thiết. Có thể thấy rằng hầu hết các công trình trong và ngoài nước
chưa nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc lập và
công bố BCTC, đặc biệt chưa chú trọng về các nhân tố quản trị - các yếu tố mà
doanh nghiệp có thể kiểm soát được, còn tồn tại các kết luận trái chiều về các nhân


9

tố ảnh hưởng đây chính là khe hổng nghiên cứu để tác giả thực hiện một nghiên cứu
tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC. Từ đó, làm cơ sở đề
xuất các kiến nghị để tăng cường hiệu quả quản trị công ty nhằm nâng cao tính kịp
thời của BCTC tại Việt Nam. Tác giả sẽ dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm nước
ngoài để chọn lọc các biến thích hợp trong dữ liệu và tình hình tại Việt Nam để
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.



10

CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ THUYẾT
2.1 Lý thuyết nền tảng
2.1.1 Lý thuyết thông tin hữu ích
Lý thuyết này cho rằng luôn luôn có sự mất cân xứng thông tin giữa người lập
báo cáo tài chính và đối tượng dùng thông tin báo cáo tài chính (Godfrey và cộng
sự, 2003). Phản hồi thông tin được thực hiện bởi các bên liên quan quan tâm đến
tình hình tài chính của công ty. Theo đó, sự hữu ích của thông tin cần được đánh giá
dựa trên quan hệ giữa chi phí và lợi ích của một hành vi đầu tư. Do những đặc điểm
của sự mất cân bằng giữa đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp, nên các nhà đầu
tư bên ngoài thường dựa vào thông tin kế toán để ra quyết định đầu tư. Trên cơ sở
này, các đặc tính liên quan đến chất lượng của báo cáo tài chính được xác định như
sau. Thứ nhất, báo cáo tài chính phải bao gồm thông tin liên quan, tức là thông tin
có thể giúp người sử dụng dự đoán tương lai kinh doanh dựa trên đánh giá thông tin
quá khứ. Ngoài ra, các thông tin cần trung thực và phản ánh đúng bản chất của tình
hình và vị thế tài chính của công ty.
Vì vậy, lý thuyết này đã đưa ra những yêu cầu về quản trị đến chất lượng
thông tin kế toán như tính dễ hiểu, khả năng so sánh, khả năng kiểm toán và tính kịp
thời. Thông tin tài chính cần được báo cáo một cách chính xác và kịp thời từ đó hỗ
trợ các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà đầu tư,
chủ nợ và cổ đông. Lý thuyết thông tin hữu ích đã xây dựng nền tảng cho các
nghiên cứu về vai trò của quản trị đến tính kịp thời của báo cáo tài chính, từ đó thỏa
mãn được nhu cầu thông tin của nhà đầu tư.
2.1.2 Lý thuyết ủy nhiệm
Theo Charles W. L. Hill và Thomas M. Jones (1992), lý thuyết ủy nhiệm xuất
hiện khi xét đến hành vi của người sử dụng lao động và nhân viên lao động thông
qua hợp đồng lao động. Cụ thể, lý thuyết này tiêu biểu cho mối quan hệ giữa người
chủ doanh nghiệp (một hoặc nhiều người) và một bên khác được gọi là bên được ủy

thác để quản lý doanh nghiệp và thực hiện một số nhiệm vụ được uỷ nhiệm. Lý
thuyết này cho rằng có sự khác nhau về mục tiêu của hai nhóm đối tượng này.


11

Trong khi, bên được ủy thác muốn tối đa hoá lợi ích của họ còn bên kia được phép
hành động vì lợi ích riêng của mình và điều này gây phương hại cho chủ sở hữu
công ty. Vì thế, chủ nợ phải thực hiện các bước để hạn chế quyền lợi của người
được ủy nhiệm. Điều này sẽ dẫn đến chi phí bổ sung nhằm kiểm soát xung đột lợi
ích giữa hai bên, bao gồm chi phí giám sát, chi phí liên kết và các chi phí khác.
Theo lý thuyết ủy nhiệm, sự xung đột giữa chủ sở hữu và người được ủy quyền là
rất quan trọng bởi vì cổ đông thường chỉ có một phần nhỏ trong số cổ phần của
công ty. Do đó, để hạn chế chi phí gián tiếp và cân bằng lợi ích của cả hai bên, công
ty cần phải tiết lộ thêm thông tin cho các cổ đông.
Do đó, lý thuyết này giải thích tác động của các đặc tính của công ty như quy
mô hoạt động, lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng việc tiết lộ kịp thời thông tin
tài chính. Lý do là các công ty có lợi nhuận cao, các nhà quản lý vẫn muốn tiết lộ
thêm thông tin để thể hiện khả năng quản lý của họ. Luận văn này sử dụng lý thuyết
này để xem xét ảnh hưởng của lợi nhuận đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.
2.1.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng được giới thiệu bởi George Akerlof, Michael
Spence và Jose Stiglitz năm 2001. Các học giả này cho rằng thông tin bất đối xứng
xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư có thêm thông tin về một công ty hơn các nhà
đầu tư khác. Nói cách khác, thông tin không cân xứng xuất hiện khi người mua và
người bán có thông tin khác nhau. Một cách đơn giản, Akerlof (1970) lập luận rằng
trong giao dịch, một bên có nhiều thông tin hơn bên khác, gọi là thông tin không đối
xứng.
Thực tế, trong các công ty thì giám đốc điều hành và cổ đông lớn thường có
nhiều thông tin quá khứ và hiện tại cũng như việc truy cập thông tin dễ dàng hơn

những người khác cụ thể như các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thông tin bất cân xứng dẫn đến
sự hiểu biết và đánh giá không đầy đủ và chính xác của các nhà đầu tư còn lại trên
thị trường và từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định đầu tư.
Vì vậy, lý thuyết này yêu cầu về mặt quản trị của ban giám đốc phải rõ ràng và
kịp thời cung cấp thông tin cho các cổ đông cũng như nhà đâu tư. Thông qua đó thể


12

hiện lợi ích xung đột của nhà quản trị doanh nghiệp và các cổ đông. Vì vậy, luận
văn sử dụng lý thuyết này để xem xét ảnh hưởng của ban giám đốc đến tính kịp thởi
của BCTC.
Tóm lại, theo các lý thuyết về thông tin hữu ích, lý thuyết về ủy nhiệm và lý
thuyết về thông tin bất cân xứng, thông tin tài chính luôn có vai trò quan trọng đối
với các nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định của mình. Do có sự bất cân xứng về
mặt thông tin cũng như sự xung đột về lợi ích giữa đối tượng ủy nhiệm và người
được ủy nhiệm đã ảnh hưởng đến tính kịp thời và chính xác của thông tin tài chính,
từ đó ảnh hưởng đến quyết định tài chính. Các lý thuyết này đã đặt cơ sở cho tầm
quan trọng của tính kịp thời của báo cáo tài chính và xác định vai trò của các yếu tố
quản trị đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.
2.2 Tổng quan lý thuyết về báo cáo tài chính và tính kịp thời của báo cáo tài
chính
2.2.1 Báo cáo tài chính
2.2.1.1 Định nghĩa báo cáo tài chính
Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, thuật ngữ “Báo cáo tài
chính” được hiểu là: “hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được
trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán” (Khoản
1, Điều 3).
Tại Khoản 1, Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng
dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp có đề cập đến mục đích của BCTC là: “để cung

cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một
doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và
nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
a) Tài sản;
b) Nợ phải trả;
c) Vốn chủ sở hữu;
d) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;


13

đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
e) Các luồng tiền.”
Hệ thống Báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính
giữa niên độ. Điều 100 của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định
hệ thống của một BCTC bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (đối với
giữa niên độ còn có dạng đầy đủ và tóm lược).
Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp đều phải lập và trình bày BCTC năm.
Riêng các doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm còn phải lập BCTC
tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên BCTC của các đơn
vị trực thuộc.
Trường hợp các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán phải lập thêm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ. Tương tự
đối với BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa niên độ nếu các doanh nghiệp đó
có các đơn vị kế toán trực thuộc.
Về thời hạn nộp báo cáo tài chính, Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 quy định:
“1. Đối với doanh nghiệp nhà nước

a) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm
nhất là 45 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo
cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng
công ty quy định.
b) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm
nhất là 90 ngày;


14

- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm
cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
2. Đối với các loại doanh nghiệp khác
a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo
cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với
các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp
trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.”
Có thể khái quát thời hạn lập và nơi nhận BCTC qua bảng sau:
Bảng 2.1 Thời hạn lập và nơi nhận BCTC của các doanh nghiệp
Loại hình doanh
nghiệp

DN nhà nước
DN có vốn đầu

tư nước ngoài
Các

loại

DN khác

hình

Nơi nhận báo cáo
Thời hạn lập báo cáo

Cơ quan

Cơ quan

Cơ quan

DN cấp

Cơ quan

tài chính

thuế

thống kê

trên


ĐKKD

Quý, năm

x

x

X

x

x

Năm

x

x

X

x

x

Năm




x

X

x

x

2.2.1.2 Ý nghĩa của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp
cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm như: các nhà đầu
tư, hội đồng quản trị, cổ đông, bên cho vay, các chủ nợ, khách hàng, các cơ quan
quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của DN.
Dưới góc độ kế toán, BCTC là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về
tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Cụ thể
hơn, BCTC là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh
tế phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh
nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, tình hình lưu chuyển
các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời


15

kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức
thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra
các quyết định kinh tế.
Trong hệ thống BCTC, mỗi loại báo cáo có vai trò cung cấp thông tin tình
hình tài chính DN dưới từng góc độ khác nhau, nhưng chủ yếu thể hiện ở các báo
cáo dưới đây:
- Bảng Cân đối kế toán: cung cấp những thông tin về tình hình tài sản, các

khoản nợ, các nguồn hình thành tài sản của DN tại một thời kỳ nhất định, giúp cho
việc đánh giá thực trạng tài chính của DN như: tình hình biến động quy mô và cơ
cấu tài sản, khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, khả năng huy động vốn cho
quá trình sản xuất kinh doanh của DN trong thời gian tới.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: cung cấp những thông tin về kết quả
sản xuất kinh doanh trong kỳ của DN. Việc phân tích số liệu trên báo cáo này giúp
DN đánh giá khả năng sinh lợi, tính hiệu quả của các nguồn vốn mà DN đang sử
dụng.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cung cấp những thông tin về biến động tài chính
của DN, nhằm đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền và các khoản tương đương tiền
trong tương lai, cũng như việc sử dụng các nguồn tiền này cho hoạt động kinh
doanh, đầu tư tài chính của DN.
Một cách khái quát nhất thì hệ thống BCTC của DN được lập với mục đích
sau:
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, từ đó phân tích, đánh giá thực
trạng tài chính của DN trong kỳ và đưa ra những dự đoán, biến động trong tương
lai.
- Với nhà quản lý DN, BCTC cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản,
nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt
động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải
pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của DN trong tương lai.


×