Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Nghiên cứu tác động của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------NGUYỄN THÀNH PHƯỚC

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN KẾ
TOÁN ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------NGUYỄN THÀNH PHƯỚC

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN KẾ
TOÁN ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa quý thầy cô, tôi tên là Nguyễn Thành Phước, học viên cao học khóa
23 – ngành Kế toán – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan
luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu tác động của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của các
công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên
cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Xuân Hưng.
Các số liệu trong luận văn do tác giả trực tiếp thu thập, thống kê và xử lý một
cách trung thực, khách quan, được trích dẫn nguồn rõ ràng. Kết quả trong luận văn là
trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017.
Học viên

Nguyễn Thành Phước


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng trong luận văn
Danh mục các hình trong luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3


3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4

4.

Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu ...................... 5

5.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 5

6.

Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài ....................................................... 7

7.

Điểm mới của đề tài .............................................................................................. 7

8.

Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT ............. 9
1.1

Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài có liên quan .............................................. 9


1.2

Các nghiên cứu công bố ở trong nước có liên quan ............................................ 14

1.3

Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước và xác định hướng nghiên cứu .......... 20

Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT .................................................... 23
2.1

Công ty niêm yết, cổ phiếu và thông tin kế toán trình bày trên BCTC ............. 23

2.1.1

Công ty niêm yết ............................................................................................. 23

2.1.2

Cổ phiếu và giá cổ phiếu ................................................................................ 24


2.1.3
2.2

Thông tin kế toán trình bày trên BCTC .......................................................... 26


Tác động của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết ............. 30

2.2.1

Tác động của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) đến giá cổ phiếu ............... 30

2.2.2 Tác động của giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) đến
giá cổ phiếu ................................................................................................................. 35
2.2.3 Tác động của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách vốn chủ sở
hữu (BVPS) đến giá cổ phiếu ..................................................................................... 36
2.3 Sơ lược các mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ
phiếu…………...………………………………………………………………………37
2.3.1

Mô hình chiết khấu cổ tức ............................................................................ 37

2.3.2

Mô hình thu nhập thặng dư ........................................................................... 37

2.3.3

Mô hình Ohlson (1995) ................................................................................ 38

2.4

Các lý thuyết nền tảng có liên quan đến nghiên cứu ........................................... 39

2.4.1


Lý thuyết ủy nhiệm ....................................................................................... 39

2.4.2

Lý thuyết tín hiệu .......................................................................................... 40

2.4.3

Lý thuyết thị trường hiệu quả ........................................................................ 41

Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................... 43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 44
3.1

Trình tự nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 44

3.2

Thiết kế nghiên cứu định lượng .......................................................................... 46

3.2.1

Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 46

3.2.2

Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu ......................................... 48

3.2.3


Mô tả dữ liệu nghiên cứu và kích thước mẫu nghiên cứu ............................. 51

Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................... 52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................................... 53
4.1

Thống kê mô tả.................................................................................................... 54

4.2

Kết quả nghiên cứu định lượng bằng OLS cho các mô hình (1)-(2)-(3) ............ 56


4.3
Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số
xác định (R2) giữa hai nhóm trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt.................................. 64
4.4
Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số
xác định (R2) giữa hai nhóm trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt3 ................................ 69
4.5 Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số
xác định (R2) giữa hai nhóm trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt6 ................................ 74
4.6 Bàn luận về tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu khi so
sánh với kết quả các nghiên cứu có liên quan ................................................................ 79
Tóm tắt chương 4 ........................................................................................................... 81
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 82
5.1

Kết luận ............................................................................................................... 82

5.2


Kiến nghị ............................................................................................................. 84

5.3

Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................. 88

5.4

Hướng nghiên cứu trong tương lai ...................................................................... 89

Tóm tắt chương 5 ........................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ CHẠY OLS VỚI BIẾN PHỤ THUỘC Pt PHỤC VỤ CHO
KIỂM ĐỊNH PAIRED SAMPLE T-TEST
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ CHẠY OLS VỚI BIẾN PHỤ THUỘC Pt3 PHỤC VỤ CHO
KIỂM ĐỊNH PAIRED SAMPLE T-TEST
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ CHẠY OLS VỚI BIẾN PHỤ THUỘC Pt6 PHỤC VỤ CHO
KIỂM ĐỊNH PAIRED SAMPLE T-TEST


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

Big4

4 công ty kiểm toán tại Việt Nam: KPMG, Deloitte, PwC, EY


BTC

Bộ Tài Chính

BVPS

Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu

EPS

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

KTV

Kiểm toán viên

OLS

Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường

P

Giá cổ phiếu


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 3.1: Tóm tắt ký hiệu, cách đo lường và nguồn dữ liệu thu thập cho các biến của
mô hình .......................................................................................................................... 50
Bảng 4.1: Tổng hợp số lượng mẫu quan sát theo nhóm từng năm từ 2010-2014......... 54

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến EPS, BVPS, Pt, Pt3, Pt6 ......................................... 55
Bảng 4.3: Hệ số tương quan Pearson giữa các cặp biến ............................................... 56
Bảng 4.4: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (1) với biến EPS và Pt .......................... 56
Bảng 4.5: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (2) với biến BVPS và Pt ....................... 57
Bảng 4.6: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (3) với biến EPS, BVPS và Pt .............. 57
Bảng 4.7: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (1) với biến EPS và Pt3 ......................... 59
Bảng 4.8: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (2) với biến BVPS và Pt3 ...................... 59
Bảng 4.9: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (3) với biến EPS, BVPS và Pt3 ............. 60
Bảng 4.10: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (1) với biến EPS và Pt6 ....................... 62
Bảng 4.11: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (2) với biến BVPS và Pt6 .................... 62
Bảng 4.12: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (3) với biến EPS, BVPS và Pt6 ........... 63
Bảng 4.13: Tóm tắt kết quả kiểm định bằng t-test theo từng cặp mẫu cho các mô hình
(1)-(2)-(3) trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt ............................................................. 65
Bảng 4.14: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ
số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt (mô hình 1) ................................... 66
Bảng 4.15: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ
số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt (mô hình 2) ................................... 67
Bảng 4.16: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ
số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt (mô hình 3) ................................... 68
Bảng 4.17: Tóm tắt kết quả kiểm định bằng t-test theo từng cặp mẫu cho các mô hình
(1)-(2)-(3) trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt3 ............................................................ 70


Bảng 4.18: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ
số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt3 (mô hình 1).................................. 71
Bảng 4.19: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ
số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt3 (mô hình 2).................................. 72
Bảng 4.20: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ
số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt3 (mô hình 3).................................. 73
Bảng 4.21: Tóm tắt kết quả kiểm định bằng t-test theo từng cặp mẫu cho các mô hình

(1)-(2)-(3) trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt6 ............................................................ 75
Bảng 4.22: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ
số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt6 (mô hình 1).................................. 76
Bảng 4.23: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ
số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt6 (mô hình 2).................................. 77
Bảng 4.24: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ
số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt6 (mô hình 3).................................. 78


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Hình 3.1 Khung nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 45
Hình 3.2 Cơ sở lý luận cho mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................. 47
Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................... 48
Hình 4.1 Số quan sát theo công ty – năm của mẫu nghiên cứu .................................... 53


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang có những bước tiến đáng kể cùng

với sự phát triển của nền kinh tế. Tất cả những biến động của thị trường chứng khoán
nhìn chung sẽ được thể hiện thông qua biến động giá chứng khoán, mà đặc biệt rõ rệt
nhất thông qua giá cổ phiếu trên thị trường. Một vấn đề được đặt ra là giá cổ phiếu
được hình thành và chịu tác động của những nhân tố nào? Trên thực tế, giá cổ phiếu
chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, các vấn đề về thông tin là một trong
những nguyên nhân chủ yếu làm cho các tài sản tài chính bị định giá sai, ảnh hưởng

đến quá trình phân bổ nguồn lực của thị trường với vai trò là kênh dẫn vốn cho nền
kinh tế (Nguyễn Việt Dũng, 2009).
Nghiên cứu kế toán về tác động của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
(BCTC) đến giá cổ phiếu là một vấn đề rất được quan tâm trong thời gian qua bởi lý do
thông tin kế toán trên BCTC là một trong những kênh thông tin được các nhà đầu tư
tìm đến khi thực hiện các quyết định kinh tế. Câu hỏi đặt ra là thông tin kế toán trên
BCTC có thực sự ảnh hưởng đối với giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán và nếu có thì đó là những thông tin kế toán gì? Để giải quyết câu
hỏi này, nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện với mong muốn có thể tìm ra câu
trả lời hợp lý, từ đó sẽ có thể khái quát hóa được vấn đề và mang lại những giải pháp
hữu hiệu cho nhà đầu tư.
Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học xoay quanh về tác
động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu. Đặc điểm chung của các công
trình này là đều sử dụng nghiên cứu của Ohlson (1995) trong việc xây dựng mô hình
kinh tế lượng. Để kiểm chứng tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ
phiếu, các mô hình tuyến tính với biến phụ thuộc là giá cổ phiếu và các biến độc lập là
lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu…được các nhà nghiên
cứu sử dụng. Do tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu được kỳ


2

vọng là tuyến tính, đa số các bài nghiên cứu này đều chạy mô hình theo phương pháp
bình phương tối thiểu thông thường (Ordinay Least Square-OLS). Hệ số xác định
(R2) càng lớn nghĩa là thông tin kế toán giải thích được sự biến động của giá cổ phiếu
tốt hơn hay nói cách khác là thông tin kế toán có giá trị thích hợp hơn.
Nghiên cứu của Hsien-Li Lee và Hua Lee (2013) cũng nằm trong mảng đề tài kế
toán nghiên cứu về tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Đài Loan. Công trình này cũng xuất phát
từ việc vận dụng mô hình Ohlson (1995) nhưng có điều chỉnh để nghiên cứu định

lượng. Điểm khác biệt trong nghiên cứu của Hsien-Li Lee và Hua Lee (2013) so với
các nghiên cứu trước đây là có xem xét tới ảnh hưởng của nhân tố quy mô (scale
factor) và chia các mẫu quan sát theo từng năm thành 2 nhóm dựa trên đặc điểm:
BCTC được kiểm toán bởi các công ty thuộc nhóm Big 4 (KPMG, Deloitte, EY, PWC)
hay không thuộc nhóm Big 4 với mục tiêu kiểm chứng: liệu có sự khác biệt trong sức
giải thích của thông tin kế toán trên BCTC được kiểm toán bởi các công ty thuộc nhóm
kiểm toán Big 4 và các công ty không thuộc nhóm kiểm toán Big 4. Đây có thể nói là
một hướng tiếp cận mới của mảng đề tài này. Tuy nhiên, điểm hạn chế của công trình
nghiên cứu này là chưa xem xét tới giả thiết ẩn về thị trường hiệu quả khi vận dụng mô
hình Ohlson (1995). Chỉ khi giá cổ phiếu trên thị trường phản ánh giá trị nội tại của nó
thì mới có thể sử dụng mô hình Ohlson (1995) làm cơ sở lý luận cho sự tác động này.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu định lượng về tác động của thông tin kế toán trên
BCTC đến giá cổ phiếu có sử dụng mô hình kinh tế lượng còn khá ít. Các nghiên cứu
định lượng liên quan đến mảng đề tài này có thể kể đến như nghiên cứu của Nguyễn
Việt Dũng (2009), Trần Thị Thanh Vân và Đoàn Ngọc Tuân (2014) khi kết hợp mô
hình Ohlson (1995) và công trình của Aboody, Hughes & Liu (2002) cho phép nới lỏng
giả thiết thị trường hiệu quả để nghiên cứu, Đỗ Hạnh Nguyên (2014) với việc sử dụng
mô hình Ohlson (1995) và có mở rộng thêm các biến thông tin kế toán khác…Điểm
mới của công trình nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) là xem xét sử dụng lý


3

thuyết thị trường hiệu quả để chạy mô hình kinh tế lượng bởi mô hình Ohlson (1995)
dựa trên giả thiết ẩn về thị trường hiệu quả. Thị trường hiệu quả là một giả thiết mạnh
và trong thực tế, giá cổ phiếu có thể phản ứng chậm so với thông tin kế toán trên
BCTC do thị trường không đạt tới trạng thái lý tưởng mong đợi (Nguyễn Việt Dũng,
2009). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này đã không đề cập đến việc kiểm soát
tác nhân quy mô, vốn có thể ảnh hưởng làm gia tăng hệ số xác định R2 khi phân tích
mô hình kinh tế lượng.

Như vậy, công trình nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) và Hsien-Li Lee
và Hua Lee (2013) đều có những mặt tích cực và hạn chế. Việc vận dụng lý thuyết thị
trường hiệu quả (như cách thực hiện của Nguyễn Việt Dũng, 2009) kết hợp với phương
pháp luận của Hsien-Li Lee và Hua Lee (2013) sẽ cho phép khắc phục được hạn chế
của mỗi nghiên cứu, và rút ra mô hình kinh tế lượng phù hợp với thị trường chứng
khoán Việt Nam khi giải quyết được giả thiết ẩn về thị trường hiệu quả của mô hình
Ohlson (1995) đồng thời cũng kiểm soát được tác nhân quy mô. Do nhận thấy góc độ
tiếp cận này vẫn còn có thể được khai thác và mở rộng thêm, tác giả đã quyết định
chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của các
công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh” làm luận văn
thạc sĩ. Để có thể so sánh, liên hệ với kết quả của các công trình sẽ được đề cập trong
chương tổng quan các nghiên cứu liên quan trước đây mà luận văn sẽ trình bày như
nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009), Trần Thị Thanh Vân và Đoàn Ngọc Tuân
(2014),…đề tài lựa chọn các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ
Chí Minh để tiến hành nghiên cứu định lượng.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung: nghiên cứu về tác động của thông tin kế toán đến

giá cổ phiếu các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán TP.HCM. Cụ thể, đề tài
được thực hiện nhằm giải quyết:


4

Thứ nhất, đưa ra được mô hình kinh tế lượng phù hợp với thị trường chứng
khoán tại TP.HCM nhằm phân tích tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá
cổ phiếu của các công ty niêm yết.
Thứ hai, phân tích định lượng về tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến

giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Cụ thể,
luận văn sẽ xem xét mức độ tác động hay khả năng giải thích của chỉ tiêu lợi nhuận
trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS)
đến biến động giá cổ phiếu (P) của các công ty niêm yết.
Thứ ba, kiểm định liệu rằng có sự khác biệt (hay không có) trong sức giải thích
của thông tin kế toán được kiểm toán bởi Kiểm toán viên (KTV) thuộc nhóm Big 4 và
KTV không thuộc nhóm Big 4 đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết.
Cuối cùng, dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đề ra một số giải pháp nhằm
nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán trên thị trường chứng khoán.
3.

Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được định hướng cho

đề tài như sau:
Thứ nhất, cơ sở lý thuyết và mô hình kinh tế lượng phù hợp về tác động của
thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán tại TP.HCM là gì?
Thứ hai, liệu rằng có tồn tại sự tác động của thông tin kế toán trên BCTC (cụ thể
là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu) đến
giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM hay
không?
Thứ ba, có sự khác biệt hay không trong sức giải thích của thông tin kế toán trên
BCTC được kiểm toán bởi công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 và công ty kiểm toán
không thuộc nhóm Big 4 đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán TP. HCM?


5


4.

Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác động của thông tin kế toán trên BCTC, cụ thể là chỉ

tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu
đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết.
Đối tượng khảo sát: các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM. Cụ thể dữ liệu cần thu thập là thông tin kế toán trên BCTC đã kiểm toán và
giá cổ phiếu của các công ty niêm yết này.
Phạm vi nghiên cứu: nội dung nghiên cứu trong đề tài này được giới hạn ở sự
tác động của hai chỉ tiêu trên BCTC là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), và giá trị sổ
sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết.
Một số tác động của các chỉ tiêu khác trên BCTC như: cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS),
đòn bẩy tài chính (FL), dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (CFO)… đến giá cổ
phiếu không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Dữ liệu các công ty niêm yết
được thu thập trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong khoảng thời gian 5 năm từ
năm 2010 đến năm 2014.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể:
- Hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích các nghiên cứu liên quan trước đó về tác

động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu. Mục đích là có thể đưa ra
được cơ sở lý thuyết vững chắc cho đề tài và rút ra được mô hình kinh tế lượng phù
hợp với thị trường chứng khoán TP.HCM. Như vậy, phần này chủ yếu để giải quyết
cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Phân tích hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông

thường OLS để ước lượng hệ số xác định R2. Hệ số xác định (R2) càng lớn nghĩa là
thông tin kế toán giải thích được sự biến động của giá cổ phiếu tốt hơn hay nói cách
khác là thông tin kế toán có giá trị thích hợp hơn. Phương pháp này được sử dụng để


6

giải quyết cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai. Lý do tác giả chọn sử dụng phương pháp
OLS mà không phải là mô hình tác động cố định (FEM) hay mô hình tác động ngẫu
nhiên (REM) do mục đích ở phần này chỉ nhằm tìm bằng chứng chứng minh khả năng
giải thích của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu thông qua hệ số xác định
R2. Ngoài ra, phương pháp OLS này cũng sẽ được tiếp tục sử dụng ở kiểm định t-test
được đề cập sau đó. Cách thực hiện này là giống với phương pháp luận của Hsien-Li
Lee và Hua Lee (2013).
+ Sau khi đã chạy hồi quy bằng OLS để xác định khả năng giải thích của biến lợi
nhuận trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu lên giá cổ
phiếu, bài nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định t-test theo từng cặp mẫu (pairedsample t-test) và xem xét liệu có sự khác biệt giữa giá trị trung bình (mean) của hệ số
xác định (R2) đối với công ty niêm yết được kiểm toán bởi KTV thuộc nhóm Big 4 và
không thuộc nhóm Big 4. Để thực hiện được kiểm định t-test theo từng cặp mẫu này,
bài nghiên cứu sẽ chia mẫu quan sát thành hai nhóm dựa trên đặc điểm BCTC được
kiểm toán bởi công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4 hay không, sau đó chạy hồi quy
bằng OLS theo từng năm cho hai nhóm mẫu quan sát để ước lượng các hệ số xác định
R2. Tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ sử dụng các R2 này để thực hiện kiểm định t-test theo
từng cặp mẫu. Phương pháp này được sử dụng để giải quyết cho câu hỏi nghiên cứu
thứ ba.
Sau cùng, dựa vào kết quả phân tích định lượng, bài nghiên cứu sẽ đề xuất một số
kiến nghị đến các công ty niêm yết, các công ty kiểm toán, các cơ quan quản lý, tổ
chức nghề nghiệp, các nhà đầu tư để nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán trình
bày trên BCTC và sử dụng thông tin này một cách hiệu quả.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: nguồn dữ liệu được thu thập từ BCTC đã kiểm

toán được công bố của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM:
lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu


7

(BVPS). Riêng giá cổ phiếu (P) của công ty thì được thu thập dựa theo cơ sở dữ liệu
của chuyên trang chứng khoán.
- Phương pháp xử lý số liệu: dữ liệu được xử lý bằng phầm mềm Eview 7.0.
6.

Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học: góp phần hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận cho mảng

đề tài nghiên cứu tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của các
công ty niêm yết. Qua đó, đề tài cho thấy được giá trị của thông tin kế toán đối với giá
cổ phiếu là rất quan trọng bởi lẽ: thông tin trên BCTC giúp các nhà đầu tư đánh giá
tình hình tài chính, dự đoán dòng tiền, dòng lợi nhuận trong tương lai của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo đó, các nhà đầu tư đưa ra quyết định mua
hay bán cổ phiếu đang nắm giữ, và vì thế tác động trực tiếp đến cung – cầu cổ phiếu,
dẫn đến sự thay đổi giá cổ phiếu trên thị trường.
- Về mặt thực tiễn: luận văn cung cấp thêm bằng chứng cho thấy sự tác động
của chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi
cổ phiếu (BVPS) đến giá cổ phiếu (P) của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
TP.HCM. Như vậy, có thể rút ra một kết luận là nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa một
phần vào thông tin kế toán trình bày trên BCTC trong việc đưa ra các quyết định kinh
tế. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực hiện, luận văn kiến nghị một số giải pháp góp
phần nâng cao sự tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của các
công ty niêm yết.
7.


Điểm mới của đề tài
Luận văn là sự kết hợp giữa áp dụng lý thuyết hiện đại về thị trường hiệu quả

như đề xuất của Aboody, Hughes & Liu (2002), được vận dụng bởi Nguyễn Việt Dũng
(2009) và phương pháp luận của Hsien-Li Lee và Hua Lee (2013) nhằm tận dụng
những ưu điểm của mỗi phương pháp và khắc phục được những hạn chế của mỗi công
trình khi: nghiên cứu tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán có sự kiểm soát ảnh hưởng của tác


8

nhân quy mô và thay vì chỉ đơn thuần sử dụng giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên
độ kế toán, nghiên cứu còn lấy giá trị hiện tại của giá cổ phiếu trong tương lai làm biến
phụ thuộc. Kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đó, luận văn góp phần hoàn thiện
mô hình kinh tế lượng phù hợp với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
tại TP.HCM và cung cấp bằng chứng chứng minh về sự tác động này.
8.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết cấu của luận văn gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước về tác động của thông tin kế toán
đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu
các công ty niêm yết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị



9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
1.1

Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài có liên quan
Như đã đề cập trong mục tính cấp thiết của đề tài: những thông tin kế toán nào

trên BCTC có tác động trực tiếp tới giá cổ phiếu và cơ sở lý thuyết cho sự tác động
này? Giáo sư James Ohlson đã giải quyết được vấn đề trên trong một bài báo khoa học
mang tên “Lợi nhuận, Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu, và Cổ tức trong phương trình
vốn” được công bố vào năm 1995 và kể từ đó, tác giả đã đặt ra một nền tảng vững chắc
cho mảng đề tài nghiên cứu này. Kế toán đã tạo ra một phương trình quan trọng đối với
báo cáo về sự thay đổi vốn chủ sở hữu. Báo cáo này bao gồm những khoản mục cuối
trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là giá trị sổ sách
vốn chủ sở hữu và lợi nhuận. Định dạng này yêu cầu sự thay đổi trong giá trị sổ sách
vốn chủ sở hữu bằng với lợi nhuận trừ đi cổ tức. Ý tưởng của Ohlson là có thể đề ra
một lý thuyết gắn kết giá trị doanh nghiệp dựa vào phương trình trên để nhận dạng vai
trò khác nhau của mỗi biến trong ba biến: lợi nhuận, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu, và
cổ tức. Mô hình Ohlson (1995) có thể phân tích thành hai bộ phận:
Bộ phận thứ nhất, mô hình định giá cổ phiếu được đo lường bằng lợi nhuận
thặng dư (Residual Income Model – RIM). Theo mô hình RIM, giá trị nội tại của một
cổ phiếu gồm hai thành phần là giá trị sổ sách của cổ phiếu đó và tổng giá trị hiện tại
của dòng lợi nhuận thặng dư trong tương lai của công ty.
Bộ phận thứ hai, chuỗi thông tin mà ảnh hưởng đến dự đoán khả năng sinh lợi
trong tương lai (Information Dynamics). Ohlson đã dựa trên giả thiết quan trọng liên
quan đến chuỗi thời gian của dòng lợi nhuận thặng dư. Giả thiết này được đưa ra căn
cứ vào tính tồn lưu của lợi nhuận đã được ghi nhận trong các nghiên cứu thực nghiệm

trước đó cũng như dựa trên thực tiễn thông tin BCTC chỉ là một bộ phận của tập hợp
các thông tin có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị trường về lợi nhuận tương lai của
doanh nghiệp. Giả thiết này của Ohlson có thể được diễn giải một cách khác là kỳ vọng


10

của nhà đầu tư về khả năng sinh lời tương lai của công ty phụ thuộc một phần vào
thông tin BCTC hiện tại (khả năng sinh lời hiện tại) và vào các thông tin khác chưa
(hoặc không) được phản ánh trong BCTC (Nguyễn Việt Dũng, 2009).
Việc kết hợp mô hình lợi nhuận thặng dư (RIM) với chuỗi thông tin đề xuất cho
phép Ohlson rút ra được mô hình thể hiện mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và hai thông
tin BCTC trực tiếp là lợi nhuận và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên một thị trường
hiệu quả. Sử dụng hằng số để thay thế cho biến thông tin ngoài kế toán, mô hình
Ohlson được viết lại như sau và là mô hình cổ điển được các nhà nghiên cứu khoa học
đi theo và sử dụng cho đến ngày nay:
Pt = α1 + α2*BVt + α3*𝑿𝜶
𝒕
Với: X: lợi nhuận hiện tại
BV: giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu
Tuy nhiên, mô hình Ohlson (1995) lại có một hạn chế là được sử dụng dựa trên
giả định thị trường hiệu quả và điều này hầu như không thể đáp ứng được trong thực tế
(vấn đề này sẽ được đề cập lại khi trình bày nghiên cứu của Aboody, Hughes & Liu,
2002).
Sau khi Ohlson (1995) đề xuất ra mô hình mà được nhiều nhà nghiên cứu sử
dụng đến hiện tại, các nghiên cứu kế toán thường sử dụng hệ số xác định (R2) từ
phương pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS để đo lường giá trị thích hợp.
Brown và các cộng sự (1999) đã nghiên cứu và nhận thấy rằng nhân tố quy mô (scale
factor) có ảnh hưởng làm gia tăng R2 khi chạy mô hình hồi quy. Nghiên cứu của
Brown và các cộng sự mang tên: “Sử dụng R2 trong nghiên cứu kế toán: đo lường sự

thay đổi giá trị thích hợp trong bốn thập kỷ qua” được công bố trên một bài báo khoa
học năm 1999. Mục đích chính của nghiên cứu này là phân tích liệu hệ số xác định (R2)
có thật sự phản ánh ý niệm giá trị thích hợp của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của
các công ty niêm yết khi có sự ảnh hưởng của nhân tố quy mô.


11

Brown và các cộng sự đã đưa ra hai hướng để tính sự thay đổi trong giá trị thích
hợp mà được đo lường bằng hệ số xác định R2. Mỗi mô hình kiểm soát sự thay đổi
trong ảnh hưởng của quy mô. Đầu tiên, nghiên cứu ước lượng hệ số biến sai
(Coefficient of Variation) của nhân tố quy mô trong mỗi khoảng thời gian chọn mẫu.
Sau đó tác giả sẽ phân tích sự khác biệt trong R2 giữa các mẫu, sau khi kiểm soát hệ số
biến sai của nhân tố quy mô. Tiếp theo, nghiên cứu loại bỏ ảnh hưởng của quy mô từ
mỗi mẫu bằng cách làm giảm giá trị của các quan sát bằng các chỉ số đại diện cho nhân
tố quy mô. Mục tiêu của mỗi phương pháp này là tách biệt sự thay đổi trong R2 mà gây
ra bởi nhân tố quy mô.
Thông qua thực nghiệm, nghiên cứu cho thấy rằng tương quan biến động của
nhân tố quy mô có ảnh hưởng làm gia tăng lên các R2 từ hồi quy giá cổ phiếu (P) lên
EPS và BVPS, và như vậy khả năng giải thích của giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu và lợi
nhuận đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp thực tế bị suy giảm. Do mối quan tâm của
công trình nghiên cứu này là ở khả năng giải thích của biến cơ sở mà không phải ở khả
năng giải thích của quy mô, vì vậy sẽ là không hợp lý khi phân tích R2 từ hồi quy mà
cho thêm biến làm chỉ số cho quy mô. Việc làm suy giảm giá trị bằng chỉ số đại diện
cho quy mô mang lại các R2 phản ánh tốt hơn khả năng giải thích của biến cơ sở. Để
ước tính hồi quy đã được làm giảm giá trị, nghiên cứu cho thấy cần một chỉ số đại diện
cho nhân tố quy mô, một biến mà phản ánh được quy mô của một cổ phiếu. Dưới giả
định của thị trường hiệu quả, giá cổ phiếu phản ánh bản chất của những nguồn lực kinh
tế này và vì vậy, làm chỉ số đại diện cho quy mô kích cỡ của cổ phiếu.
Nghiên cứu của Brown và các cộng sự sử dụng giá cổ phiếu một năm trước

ngày định giá (Pt-1) như là chỉ số đại diện cho nhân tố quy mô, và tiến hành chia các
biến quan sát Pt, BVPSt, và EPSt bằng Pt-1 để thu thập những mẫu quan sát với quy mô
không đổi. Việc sử dụng giá cổ phiếu cũ một năm cung cấp sự giải thích của kết quả từ
hồi quy bị làm suy giảm giá trị: nếu $1 được đầu tư trong mỗi cổ phiếu tại thời điểm
đầu năm, R2 sẽ thể hiện mức biến động bao nhiêu trong giá trị của kết quả đầu tư tại


12

thời điểm cuối năm có thể được giải thích bằng lợi nhuận và giá trị sổ sách được công
bố trong thời gian đó.
Nghiên cứu được lập luận rằng giá cổ phiếu là chỉ số đại diện tốt hơn cho quy
mô của cổ phiếu hơn các biến khác chẳng hạn EPS, BVPS, hoặc các biến kế toán khác.
Nghiên cứu này dành mối quan tâm trong việc kiểm nghiệm liệu thông tin kế toán có
cải thiện hay làm tệ đi khả năng của nó trong việc lý giải giá cổ phiếu. Theo đó, mô
hình được làm suy giảm giá trị cho mỗi năm trong khoảng thời gian nghiên cứu như
sau:
Pi, t / Pi,t-1 = α0,t + α1,t * EPSi,t / Pi,t-1 + α2,t * BVPSi,t / Pi,t-1 + εi,t
Công trình của Brown và các cộng sự (1999) chỉ ra rằng các nhà nghiên cứu nên
cẩn trọng khi sử dụng hệ số xác định R2. Kết quả nghiên cứu cho thấy R2 là một thống
kê không đáng tin cậy khi có sự hiện diện của quy mô, và R2 thì phụ thuộc vào tương
quan biến động của tác nhân quy mô. Vì vậy, sự khác biệt trong R2 từ các mẫu được rút
ra từ các khoảng thời gian khác nhau, từ sự trao đổi cổ phiếu khác nhau, từ các quốc
gia khác nhau có thể một phần gây ra bởi sự khác biệt trong tương quan biến động
nhân tố quy mô. Do đó, Brown và các cộng sự (1999) đề xuất những nhà nghiên cứu
kiểm soát sự khác biệt của ảnh hưởng quy mô giữa các mẫu bằng cách thêm chỉ số đại
diện cho tương quan biến động của quy mô, hoặc bằng cách làm suy giảm giá trị của
các quan sát cá thể bởi một chỉ số đại diện cho quy mô.
Như đã đề cập trước đó, nghiên cứu của Ohlson (1995) dựa trên giả thiết ẩn về
thị trường hiệu quả. Nếu như thị trường không ở trạng thái lý tưởng, nghiên cứu về tác

động của thông tin BCTC đến giá cổ phiếu sẽ được thực hiện như thế nào? Năm 2002,
Aboody, Hughes và Liu thực hiện nghiên cứu về mảng đề tài này trong công trình
mang tên “Đo lường giá trị thích hợp trong thị trường không hiệu quả” được đăng trên
tạp chí nghiên cứu kế toán. Các tác giả đã nghiên cứu tác động của thông tin trên
BCTC đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết trong điều kiện thị trường không hiệu
quả, tức là xem xét đến yếu tố thị trường mà trong đó giá cổ phiếu phản ánh giá trị nội


13

tại của nó với sai số. Sự tương quan này có thể làm cho hồi quy của giá cổ phiếu theo
thông tin trên BCTC có hệ số thiên lệch. Nghiên cứu cho thấy thông tin về sai số có thể
rút ra từ biến động giá cổ phiếu trong tương lai nếu thị trường tự điều chỉnh về trạng
thái hiệu quả theo thời gian. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ hồ sơ thường niên
COMPUSTAT, thông tin giá cổ phiếu từ CRSP và thu được 105,362 quan sát công ty –
năm cho khoảng thời gian từ 1962 đến 1995.
Nghiên cứu của Aboody, Hughes và Liu (2002) cho thấy có thể rút ra sai số đề
cập bên trên bằng cách phân tách biến động giá cổ phiếu trong tương lai thành hai
thành phần: thành phần do rủi ro có hệ thống và thành phần do sự tự điều chỉnh của thị
trường về trạng thái hiệu quả. Như vậy, trong trường hợp giả thiết thị trường hiệu quả
không được thỏa mãn, thay vì sử dụng giá cổ phiếu hiện tại, hàm hồi quy lấy giá trị
hiện tại của giá cổ phiếu trong tương lai làm biến phụ thuộc, trong đó tỷ suất hiện tại
hóa là lợi nhuận kỳ vọng có điều kiện khi biết thông tin BCTC (Nguyễn Việt Dũng,
2009).
Năm 2013, Hsien-Li Lee và Hua Lee công bố nghiên cứu áp dụng mô hình của
Ohlson (1995) trong công trình mang tên “Các công ty kiểm toán Big 4 có cải thiện
tính thích hợp của chỉ tiêu lợi nhuận và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu” được đăng trên
tạp chí kiểm toán quản trị. Dựa theo đề xuất của Brown và các cộng sự (1999), nghiên
cứu của Hsien-Li Lee và Hua Lee (2013) đã điều chỉnh mô hình gốc Ohlson (1995) để
kiểm soát ảnh hưởng của tác nhân quy mô bằng cách: các biến trong mô hình được

điều chỉnh giảm bằng giá cổ phiếu tại thời điểm đầu kỳ, Pt-1. Mục tiêu chính của HsienLi Lee và Hua Lee là xem xét liệu có sự khác biệt về giá trị thích hợp của các chỉ tiêu
kế toán, mà cụ thể là lợi nhuận và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trong việc giải thích
biến động của giá cổ phiếu (hay tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu) giữa các công ty được
kiểm toán bởi Kiểm toán viên (KTV) thuộc nhóm Big 4 (KPMG, Deloitte, PwC, EY)
và các công ty được kiểm toán bởi KTV không thuộc nhóm Big 4.


14

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu này, Hsien-Li Lee và Hua Lee (2013) đã
chia những quan sát thành hai nhóm mẫu quan sát nhỏ hơn dựa trên đặc điểm BCTC
được kiểm toán bởi KTV thuộc nhóm Big 4 hay KTV không thuộc nhóm Big 4.
Nghiên cứu chạy hồi quy bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS
cho hai nhóm mẫu theo từng năm để ước lượng các hệ số xác định R2. Nghiên cứu tiếp
tục thực hiện kiểm định t-test theo từng cặp mẫu (paired-sample t-test) và xem xét liệu
có sự khác biệt giữa giá trị trung bình (mean) của các R2 giữa các công ty được kiểm
toán bởi KTV thuộc nhóm Big 4 và các công ty được kiểm toán bởi KTV không thuộc
nhóm Big 4 với cùng mô hình.
Dữ liệu nghiên cứu là các công ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Đài Loan từ 1996 đến 2009, với đầy đủ thông tin đối với báo cáo tài chính và
giá trị cổ phiếu cho mỗi năm và không thay đổi KTV giữa doanh nghiệp thuộc nhóm
Big 4 và không thuộc nhóm Big 4 trong suốt thời gian quan sát. Các mẫu quan sát được
chọn có đặc điểm sau đây: cổ phiếu thường niêm yết trên thị trường Đài Loan, năm
dương lịch, các ngành phi tài chính, không có giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu bị âm
và không có lợi nhuận bị âm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thị trường vốn ở Đài
Loan, thông thường lợi nhuận và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu được kiểm toán bởi
KTV thuộc nhóm Big 4 giải thích tốt hơn sự biến động trong giá cổ phiếu (hay tỷ suất
sinh lợi của cổ phiếu). Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu này là được thực hiện
dựa trên giả thiết ẩn về thị trường hiệu quả khi áp dụng mô hình của Ohlson (1995).
1.2


Các nghiên cứu công bố ở trong nước có liên quan
Trước năm 2009, các nghiên cứu về mảng đề tài này chủ yếu mới chỉ đánh giá

một cách định tính tác động của thông tin nói chung chứ chưa đi sâu phân tích thông
tin BCTC cũng như lượng hóa ảnh hưởng của chúng đến giá cổ phiếu. Nhận thấy điều
này, Nguyễn Việt Dũng (2009) đã thực hiện phân tích định lượng về dòng nghiên cứu
này dưới góc nhìn của kế toán. Tác giả đã tiến hành kết hợp mô hình của Ohlson
(1995) và phương pháp luận của Aboody, Hughes và Liu (2002) cho phép nới lỏng giả


15

thiết thị trường hiệu quả để nghiên cứu về tác động của thông tin kế toán trên BCTC
đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong
giai đoạn 2003-2007. Công trình mang tên “Mối liên hệ giữa thông tin báo cáo tài
chính và giá cổ phiếu: vận dụng linh hoạt lý thuyết hiện đại vào trường hợp Việt Nam”
được đăng trên Nghiên cứu kinh tế số 375. Đối với thị trường chứng khoán, một trong
những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các tài sản tài chính bị định giá sai làm ảnh
hưởng đến quá trình phân bổ nguồn lực của thị trường là các vấn đề về thông tin.
Trong đó, thông tin BCTC đóng vai trò rất quan trọng. Mục tiêu chính của Nguyễn
Việt Dũng (2009) là xem xét tác động của thông tin báo cáo tài chính (cụ thể là lợi
nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu) đến giá cổ
phiếu của công ty niêm yết.
Nguyễn Việt Dũng (2009) đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với
việc sử dụng mô hình Ohlson (1995) kết hợp với đề xuất của Aboody, Hughes & Liu
(2002) khi xét về mức độ hiệu quả của thị trường. Mô hình Ohlson (1995) cho thấy giá
trị cổ phiếu được quyết định bởi hai loại thông tin BCTC (giá trị sổ sách vốn chủ sở
hữu và lợi nhuận thuần trên mỗi cổ phiếu) và các thông tin khác không có trong báo
cáo tài chính. Để kiểm chứng tác động này, mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ

thuộc là giá cổ phiếu và hai biến độc lập là giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ
phiếu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu sẽ được sử dụng, được chạy hồi quy bằng phương
pháp bình phương tối thiểu thông thường - OLS. Tuy nhiên, điểm đặc biệt trong nghiên
cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) là biến phụ thuộc giá cổ phiếu sẽ được xác định
trong một số trường hợp khác nhau. Khi giả thiết thị trường hiệu quả được thỏa mãn,
giá cổ phiếu được lấy vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Còn khi thị trường tự
điều chỉnh về trạng thái hiệu quả sau một thời gian, giá cổ phiếu sẽ được lấy theo giá
trị hiện tại của giá cổ phiếu trong tương lai với các mốc thời gian là 3, 6, 9, 12 tháng
sau khi kết thúc niên độ kế toán làm biến phụ thuộc. Cơ sở để lấy các mốc thời gian
cách nhau 3 tháng kể từ thời điểm kết thúc niên độ là việc thông tin BCTC cũng được


×