Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Nghiên cứu hoạt động sinh kế cộng đồng nhằm phát triển sản xuất tại hai xã vĩnh kiên và phúc an thuộc huyện yên bình, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.84 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM ĐĂNG ĐỊNH

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỘNG ĐỒNG
NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TẠI HAI XÃ VĨNH
KIÊN VÀ PHÚC AN THUỘC HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH
YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM ĐĂNG ĐỊNH

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỘNG ĐỒNG
NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TẠI HAI XÃ VĨNH
KIÊN VÀ PHÚC AN THUỘC HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH
YÊN BÁI
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN


THÁI NGUYÊN - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Trong thời gian thực tập tại xã Vĩnh Kiên, Phúc An huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái, tôi đã chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy
định của cơ quan. Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài:
“Nghiên cứu hoạt động sinh kế cộng đồng, nhằm phát triển sản xuất của 2
xã Vĩnh Kiên và phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”. Là trung thực
và chưa được sử dụng trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi
xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài này là của các
cán bộ lãnh đạo, công chức 2 xã Vĩnh Kiên; Phúc An, Cán bộ, lãnh đạo phòng
nông nghiệp PTNT huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, có thông tin trích dẫn trong
đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 6 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Đăng Định


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa sau đại học - trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và
bạn bè, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu hoạt
động sinh kế cộng đồng, nhằm phát triển sản xuất của 2 xã Vĩnh Kiên và
phúc An huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái”. Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này, cho phép tôi được bày tỏ lời chân thành cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS.
Dương Văn Sơn, là người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Đồng thời tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo
trong Phòng Đào tạo - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi
trong cả quá trình học tập , nghiên cứu tại trường. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn
đến 3 em sinh viên lớp KTNN43 thuộc Khoa Kinh tế và PTNT đã trực tiếp
tham gia cùng tôi điều tra, thu thập số liệu tại 2 xã nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong ban lãnh đạo
UBND xã Vĩnh Kiên, Phúc An, Cán bộ, lãnh đạo phòng nông nghiệp PTNT
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực tập tại địa phương.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình hoàn thành đề tài nhưng không
thể tránh khỏi có những thiếu sót, nên tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo trong khoa để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 6 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Đăng Định


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3
3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan .............................................................. 5
1.1.1. Nông nghiệp ............................................................................................ 5
1.1.2. Hộ gia đình, nông hộ và thu nhập của nông hộ ...................................... 6
1.1.3. Sinh kế..................................................................................................... 8
1.1.4. Sản xuất và thị trường ........................................................................... 14
1.1.5. Cộng đồng và nguồn lực cộng đồng ..................................................... 16
1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và nông hộ của Việt Nam..................... 17
1.2.1. Sản xuất nông nghiệp và thu nhập ........................................................ 17
1.2.2. Nông hộ và trang trại............................................................................. 20
1.3. Một số nghiên cứu về sinh kế .................................................................. 21
1.4. Các lý thuyết áp dụng............................................................................... 23
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 28
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 31
2.5. Phương pháp phân tích sử lý số liệu ........................................................ 32


4

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 33
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu....................... 33
3.1.1. Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ............................................................. 33

3.1.2. Xã Vĩnh Kiên ........................................................................................ 35
3.1.3. Xã Phúc An ........................................................................................... 38
3.2. Hoạt động sinh kế nông nghiệp và phi nông nghiệp của cộng đồng địa
phương... 41
3.2.1. Thông tin hộ nghiên cứu ....................................................................... 41
3.2.2. Các cây trồng chủ yếu ........................................................................... 43
3.2.3. Các vật nuôi chủ yếu ............................................................................. 53
3.2.4. Các hoạt động phi nông nghiệp chủ yếu ............................................... 57
3.3. Cơ cấu thu nhập sinh kế từ hoạt động sinh kế ......................................... 60
3.3.1. Thu nhập trung từ nông nghiệp và phi nông nghiệp, ............................ 60
3.3.2. Thu nhập về nông nghiệp gồm trồng trọt và chăn nuôi ........................ 63
3.3.3. Thu nhập về hoạt động phi nông nghiệp............................................... 65
3.3.4. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo và thu nhập của cộng đồng.. 68
3.4. Thời gian giành cho các hoạt động sinh kế và đánh giá chung về hoạt
động sinh kế .............................................................................................. 69
3.4.1. Thời gian giành cho hoạt động sinh kế ................................................. 69
3.4.2. Đánh giá chung hoạt động sinh kế cộng đồng tại địa bàn .................... 71
3.5. Giải pháp cải thiện sinh kế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cộng
đồng địa phương ........................................................................................ 72
3.5.1. Giải pháp về phát triển nguồn lực con người........................................ 72
3.5.2. Giải pháp về chính sách về vốn ............................................................ 73
3.5.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng thiết yếu thúc đẩy sản xuất phát triển
nông thôn................................................................................................... 73
3.5.4. Giải pháp về xã hội ............................................................................... 74
3.5.5. Giải pháp về sản xuất, thương mại dịch vụ........................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75
1. Kết luận ....................................................................................................... 75
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77



5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CIAT

: Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

HND

: Hộ nông dân

Mean

: Số trung bình

PTNT

: Phát triển nông thôn

RTB

: Roots, Tubers and Banana

SD


: Độ lệch chuẩn của mẫu

SE

: Sai số chuẩn của số trung bình

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1.

Hộ điều tra theo xã và nhóm dân tộc .......................................... 41

Bảng 3.2.

Hộ điều tra phân theo nhóm kinh tế hộ ...................................... 42

Bảng 3.3.


Hộ điều tra phân theo đặc điểm định cư ..................................... 43

Bảng 3.4.

Tình hình sử dụng đất đai của xã Vĩnh Kiên năm 2014 ............. 44

Bảng 3.5.

Diện tích cây trồng hàng năm của xã Vĩnh Kiên........................ 45

Bảng 3.6.

Tình hình sử dụng đất đai của xã Phúc An năm 2014 ................ 46

Bảng 3.7.

Diện tích đất đai theo nhóm hộ ................................................... 47

Bảng 3.8.

Số hộ trồng và diện tích trồng sắn, lúa và ngô theo nhóm hộ .... 48

Bảng 3.9.
50

Hộ trồng trồng keo, bạch đàn và cây khác theo nhóm hộ .............

Bảng 3.10. Số hộ trồng và diện tích trồng sắn, lúa và ngô theo dân tộc ....... 51
Bảng 3.11. Số hộ trồng và diện tích trồng keo, bạch đàn và cây khác theo
dân tộc ......................................................................................... 52

Bảng 3.12. Thống kê vật nuôi chính của xã Vĩnh Kiên, Phúc An năm 2014 ....
53
Bảng 3.13. Hộ chăn nuôi lợn, gà và trâu phân theo dân tộc ......................... 55
Bảng 3.14. Hộ chăn nuôi lợn, gà và trâu phân theo kinh tế hộ ..................... 56
Bảng 3.15. Hoạt động phi nông nghiệp......................................................... 59
Bảng 3.16. Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp theo dân tộc ....... 61
Bảng 3.17. Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp theo đặc điểm
định cư ........................................................................................ 62
Bảng 3.18. Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp theo phân loại
kinh tế hộ và ước thu nhập của các nhóm hộ năm 2014............. 63
Bảng 3.19. Thu nhập về trồng trọt và chăn nuôi theo dân tộc ...................... 64
Bảng 3.20. Thu nhập về trồng trọt và chăn nuôi theo đặc điểm định cư ...... 64
Bảng 3.21. Thu nhập về trồng trọt và chăn nuôi theo nhóm hộ .................... 65
Bảng 3.22. Hoạt động phi nông nghiệp phân theo nhóm hộ......................... 67
Bảng 3.23. Thu nhập quy tiền năm 2014 tại địa bàn điều tra. ...................... 69
Bảng 3.24. Số tháng làm nông nghiệp và phi nông nghiệp của các thành
viên gia đình trong vòng 12 tháng qua ....................................... 70


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững ................................................................. 10
Hình 1.2. Tài sản của người dân ..................................................................... 12


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Sinh kế là những hoạt động để nuôi sống bản thân và gia đình của người
dân. Hiện nay, sinh kế là mối quan tâm của rất nhiều nhà chính sách, bởi nó là
điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống con người.
Trên thực tế, các hoạt động sinh kế của người dân chịu nhiều ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, con người,…
Việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất
lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ
sở hạ tầng... Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu
rõ được những phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với các điều
kiện của địa phương hay không. Các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát
triển lâu dài và ổn định, lâu dài hay không là do các giải pháp phát triển bền
vững trong các cộng đồng dân cư của mỗi địa phương.
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn
và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vức nông
thôn có khoảng 13 triệu hộ, trong đó có khoảng hơn 11 triệu hộ chuyên sản
xuất nông nghiệp. Với trình độ dân trí và tập quán canh tác còn hạn chế nên
năng suất lao động chưa cao, thu nhập còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn
ra rộng khắp các khu vực. Xây dựng các chiến lược sinh kế bền vững và xóa
đói giảm nghèo là những chính sách hỗ trợ cơ bản hướng vào phát triển con
người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện
tiếp cận các nguồn lực để phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi đói
nghèo, có một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, người dân
còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh
tế. Họ ít có khả năng tiếp cận với các nguồn lực như tài chính, thông tin, cơ sở
vật chất để phát triển.


2


Nông nghiệp là một trong những ngành đóng vai trò hết sức quan trọng
trong nền kinh tế đất nước. Từ muôn đời xưa ông cha ta đã coi trọng việc phát
triển ngành nông nghiệp như là mục tiêu sống còn của dân tộc. Qua quá trình
đổi mới, phát triển của từng thời kỳ,… Nông nghiệp nước nhà đã trải qua bao
nhiêu biến cố thăng trầm, của lịch sử dân tộc, có không ít những khó khăn trở
ngại. Đến nay nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển, từ những
nước khó khăn về lương thực, trở thành một trong những nước xuất khẩu
lương thực hàng đầu thế giới. Mặc dù vậy nền nông nghiệp nước ta đang
còn có nhiều hạn chế, nhất là việc ứng dụng những tiên bộ kỹ thuật vào thực
tế sản xuất, so sánh với nước trên thế giới thì hiện nay lại xây dựng một nền
nông nghiệp dựa vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác các tiềm
năng của đất và từ đó phát triển các ngành khác.
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cộng đồng dân cư, trong đó có
nhiều nông dân. Cộng đồng này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá,
xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tổ chức khác. Nông thôn Việt Nam có vị trí địa chính trị đặc biệt quan
trọng, chiếm khoảng 70% dân số nước ta sống ở vùng nông thôn. Muốn thực
hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ, đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp vào năm 2020, thì phát triển nông thôn là chiến lược đặc biệt cần
được quan tâm và có những giải pháp bền vững.
Trong bối cảnh kinh tế nông nghiệp đang có những biến động hết sức
phức tạp nhất là về chi phí sản xuất đầu vào, giá trị sản phẩm nông nghiệp
thấp như hiện nay, để đạt được kết quả chiến lược phát triển nông thôn sẽ rất
khó khăn nếu thiếu các yếu tố tác động, hỗ trợ từ các ngành khác đang phát
triển trong nước, những tác động đó phải kể đến các ngành khác như: Công
nghiệp chế tạo để tạo ra những máy móc thiết bị hỗ trợ cho nông nghiệp, chế
biến sản phẩm sau thu hoạch, thương nghiệp dịch vụ để thúc đẩy gia tăng giá
trị hàng hóa của ngành nông nghiệp.



3

Sự phối hợp giữa các ngành: Trồng trọt; Chăn nuôi; Thủy sản; Lâm
nghiệp, sẽ tạo ra sự thay đổi tập quán canh tác thuần túy của công đồng dân
cư, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho việc tăng thu nhập
của người dân, như vậy sinh kế của người dân mới được bề vững.
Phúc An và Vĩnh Kiên (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) là 2 xã miền núi
co các điều kiện kinh tế, xa hôi con găp nhiều khó khăn thuộc khu vực II, dân
trí của người dân không đồng đều, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, diện tích
đất canh tác, vốn, khoa học kỹ thuật còn thiếu thốn, thiếu đất canh tác, diện
tích đất canh tác chủ yếu là rừng, lua nươc it, khó khăn về thủy lợi,... Sinh kế
của các hộ gia đình đia phương chu yếu dưa vao trồng trọt, bao gồm: trồng
rừng, lúa, sắn, ngô, lac,… Chăn nuôi bao gồm: bo, lơn, gà, cá va môt số vật
nuôi khac. Bên cạnh đó còn vận dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản tại ven hồ
Thác Bà. Với các điều kiện sản xuất khó khăn như vậy, rất cần có các can
thiệp trong nông nghiệp thông qua các dự án, các giải phát triển kinh tế xã hội
tại các địa phương này thì mới có thể đảm bảo an ninh lương thực đảm bảo
sinh kế cho người dân nơi đây.
Để có cái nhìn tổng thể, hệ thống về thực trạng hoạt động sinh kế của
cộng đồng địa phương nhằm đề xuất các can thiệp cũng như đề ra được các
giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững của các can thiệp hiệu quả trong phát
triển nông nghiệp, nông thôn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên
cứu hoạt động sinh kế cộng đồng nhằm phát triển sản xuất tại xã Phúc An
và Vĩnh Kiên (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái)”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu;
- Đánh gía hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng đồng dân cư tại địa bàn
nghiên cứu xã Vĩnh Kiên và Phúc An huyện, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế, phát triển sản xuất, nâng cao
thu nhập cộng đồng địa phương .



4

3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố thêm kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình đi thực
tập cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đây là một đề tài mới nghiên cứu về vấn đề sinh kế của cộng đồng
người dân miền núi tại địa phương vì vậy đây sẽ là cơ sở để xây dựng nền
móng cho các cuộc nghiên cứu sau này khi nghiên cứu đến các hoạt động sinh
kế giúp thúc đẩy sản xuất tại một khu vực nhất định.
- Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề trong hoạt động sinh kế của cộng
đồng người dân miền núi, hiệu quả của các hoạt động sinh kế ấy mang lại và
những định hướng cho địa phương làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội những năm tiếp theo.
- Bổ sung một số lý thuyết về hoạt động sinh kế, đóng góp một mẫu
nghiên cứu xã hội học làm sáng tỏ thực trạng sinh kế, đồng thời tìm hiểu đời
sống hiện nay của người dân nơi đây.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.1. Nông nghiệp

Đất nước ta đang phát triển, hiện nay tỷ trọng trong thu nhập quốc dân
của chung ta đã có nhiều thay đổi, xong nông nghiệp vẫn là một trong những
ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế nhằm cung cấp lương thực và
các sản phẩm thiết yếu cho con người và xã hội. Là một trong những ngành
kinh tế quan trọng và phức tạp, không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà
còn là hệ thống sinh học - kỹ thuật, bởi vì cơ sở để phát triển nông nghiệp là
việc sử dụng tiềm năng sinh học - cây trồng, vật nuôi.
Sản xuất nông nghiệp ở đây theo nghĩa rộng thì nó bao hàm các ngành
Chăn nuôi, nông, Lâm; Thủy sản. ở một tỉnh miền núi phía bắc như Yên Bái
thì để phát triển nông nghiệp cần phải có sự kết hợp giữa các lĩnh vực nông
nghiệp để có sự tương trợ lẫn nhau và điều quan trọng hơn là phải làm cho
người sản xuất có sự quan tâm thoả đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá
trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn.
Hiện nay hầu hết các nước đang phát triển đến những nước còn khó khăn
quan tâm đến ngành nông nghiệp và thu nhập từ nông nghiệp để đảm bảo an
ninh lương thực và an sinh xã hộ. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền
công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn,
nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng
lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần
thiết đó là lương thực, thực phẩm như Nhật, Mỹ,... Những sản phẩm này cho
dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành
nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính
chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.


6

1.1.2. Hộ gia đình, nông hộ và thu nhập của nông hộ
Khái niệm hộ gia đình: Trong tiếng Việt, “hộ” là một danh từ được

dùng để chỉ gia đình - được coi như một đơn vị xã hội trong các quan hệ với
chính quyền, có liên quan đến tài sản, tư liệu lao động, nhân khẩu. Chính vì
vậy mà người ta thường gộp chung hộ và gia đình. Tiêu biểu là cách sử dụng
thuật ngữ kép "hộ gia đình" trong khẩu ngữ.
Tuy vậy, giữa hộ và gia đình có điểm phân biệt cụ thể: Gia đình là một
nhóm người có quan hệ hôn nhân hoặc cùng huyết thống. Nó cũng là một
loại hộ cơ bản và chứa đựng nhiều yếu tố để hình thành hộ. Song điều mà
chúng ta chó ý là mối quan hệ giữa các thành viên của hộ không đơn thuần
chỉ là huyết thống.
Trên thế giới và ở nước ta đã có nhiều quan niệm về hộ. Theo Liên
Hợp quốc (UN), "Hộ là những người cùng chung sống một mái nhà cùng ăn
chung và có chung ngân quỹ". Quan niệm này nhấn mạnh đến các tiêu thức:
cơ sở kinh tế và sinh sống.
Tiếp cận khái niệm hộ từ góc độ vai trò và đặc thù của hộ, tại Hội thảo
quốc tế lần thứ 4 về quản lý nông trại (Hà Lan, 1980), nhiều đại biểu có đồng
quan điểm: "Hộ là đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất
tiêu dùng và các loại hoạt động xã hội khác". Hộ trong nông nghiệp, nông
thôn chủ yếu là hộ nông dân, gắn liền với canh tác nông nghiệp.
Nhà khoa học Nga, AV.Traianôp (1889- 1939), cho rằng "Hộ nông dân
là đơn vị sản xuất rất ổn định", "Hộ nông dân là phương tiện tuyệt vời để tăng
trưởng và phát triển sản xuất nông nghiệp". Còn hai nhà khoa học Mats
Lundahl và Thommy Svensson thì nhấn mạnh: "Hộ nông dân là đơn vị sản
xuất rất cơ bản"[3]
Từ một số quan niệm tiêu biểu của các nhà khoa học nước ngoài, ta
thấy họ cùng chung những quan điểm sau: Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội
cơ bản, sự tồn tại của kinh tế hộ là một khách quan, nó có vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế xã hội.


7


Các nhà khoa học nước ta cũng đã đưa ra nhiều quan niệm về hộ . Có
tác giả cho rằng: "Hộ là một nhóm người cùng huyết thống hay không cùng
huyết thống, cùng chung sống hay không cùng chung trong một mái nhà. Họ
có cùng nguồn thu nhập, cùng ăn chung, cùng tiến hành sản xuất chung"
Một tác giả khác nhấn mạnh tới các tiêu thức: "Hộ nông dân là đơn vị kinh
tế mà các thành viên của nó sống chung với nhau trong một mái nhà, liên hệ
với nhau bởi hôn nhân, huyết thống, có chung thu nhập, trong đó có thu
nhập từ nông nghiệp do lao động sử dụng đất đai đem lại. Trong nền kinh tế
hàng hóa, Hộ nông dân (HND) là một đơn vị kinh tế độc lập - tù chủ,... trong
mọi loại hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp". Có tác giả nhấn mạnh
đến hoạt động kinh tế cho rằng, "HND là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản
xuất nông nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường". Một tác giả khác xuất
phát từ các tổng kết về mặt lịch sử cũng như thực tiễn, lại cho rằng: "Quan
điểm coi HND là đơn vị sản xuất tự chủ là hoàn toàn đúng đắn về lý luận
cũng như thực tiễn",...
Để có nhận thức đầy đủ về hộ và kinh tế HND ở nước ta hiện nay, cần
tìm hiểu những đặc điểm của kinh tế HND ở các nước kinh tế đang phát triển.
Chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng, ngoại trừ một số nước phát
triển, các HND ở khu vực các nước đang phát triển "có mức thu nhập thấp
nhất so với các nhóm hộ khác trong xã hội". Các HND là các nhà sản xuất
nhỏ, quy mô ruộng đất của nhiều hộ chỉ cho phép sản xuất ra một lượng sản
phẩm đủ nuôi sống các thành viên, tỷ trọng nông phẩm là hàng hóa còn thấp.
Các HND có số thu lợi nhuận thấp, phần lớn sản phẩm của họ làm ra
khi bán ra chỉ vừa đủ để trang trải chi phí sản xuất. Vì vậy mức độ tích lũy để
mở rộng sản xuất hầu như không đáng kể. Các HND thường sản xuất độc canh
trên diện tích sản xuất nhỏ, thời gian lao động của họ chưa được tận dụng tối
đa, không có thu nhập thêm nếu không tạo ra được việc làm tại chỗ.
Cơ cấu kinh tế HND khá đa dạng theo nhiều nghề khác nhau. Tổ chức
phân công lao động trong hộ có khả năng linh hoạt, vừa chuyên môn lại vừa



8

có khả năng theo hướng kinh doanh tổng hợp. Kinh tế HND có tính ổn định
tương đối cao và có khả năng điều chỉnh linh hoạt phương hướng sản xuất
theo mùa vụ, ngành nghề cho phù hợp với thời tiết và nhu cầu của xã hội. Mặt
khác, tính khép kín chu trình sản xuất (từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ) lại
cho phép HND có tính ổn định tương đối trước những diễn biến bất thường
của mùa vụ hay thị trường.
Tính độc lập của kinh tế HND tương đối cao, quy mô sản xuất kinh
doanh nhỏ bé, vốn liếng hạn hẹp, trình độ sản xuất còn thấp cũng là những
nhân tố khiến cho HND gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật,
công nghệ nên không có khả năng chuyển hướng sản xuất trước những tác
động của thiên tai hay biến động của thị trường. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự PHGN của đối tượng HND mà ở các nhóm xã hội
khác không có.
Gắn với nông nghiệp và nông thôn, kinh tế HND còn mang trong nó
nhiều đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa của cộng đồng nông thôn được hình
thành trong lịch sử. Với nhiều quốc gia, trong đó có nước ta, những đặc điểm
này vừa mang lại những thuận lợi (chẳng hạn, làng nghề truyền thống, văn
hóa truyền thống, những tục lệ tốt đẹp trong kinh doanh,...), và cũng gây ra
không ít những trở ngại trên con đường phát triển kinh tế hộ (chẳng hạn, tính
chất cô lập của phường hội, những hủ tục, quan niệm lạc hậu trong sản
xuất,...).
1.1.3. Sinh kế
1.1.3.1. Khai niêm sinh kế
Hiện nay có rất nhiều đinh nghia khac nhau về sinh kế. Theo môt số tac
gia, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất
và xã hội như: cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, mặt nước, đường xá, máy

móc thiết bị phục vụ cho đời sống của người dân,…) cùng các hoạt động cần
thiết làm phương tiện để kiếm sống của con người (Scoones, 1998) [10].
Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể
hiện qua hai lĩnh vực chinh là nông nghiệp và phi nông nghiêp.


9

Hoat đông nông nghiêp bao gồm: Trồng trọt (Lúa, ngô, khoai, sắn, lac,
cây ăn quả, rau mau,…); chăn nuôi(Lợn, gà, trâu, bò, cá,…) va Lâm nghiệp
( Trồng cây keo, bạch đàn, mỡ, rưng,…)
Hoat đông phi nông nghiệp ở nông thôn chu yếu bao gồm cac dịch vụ,
buôn bán va các ngành nghề khác.
Như vây, trong pham vi bao cao nay, sinh kế cua ngươi dân nông thôn
được hiểu là các hoat đông san xuất nông nghiêp đê nuôi sống cho chinh
gia đinh họ. Vì vây, xây dựng kế hoach chiến lươc cải thiên sinh kế chinh la
viêc xây dựng các thí nghiệm trinh diên hiên trường đê gop phần cai thiện sinh
kế đia phương. Qua đo gop phần phát triển kinh tế va xoa đoi giam ngheo.
1.1.3.2. Sự bền vững va khung sinh kế bền vưng
Yếu tố được xem là bền vững khi mà nó có thể tiếp tục diễn ra trong
tương lai, đối phó và phục hồi được sau các áp lực và sốc mà không làm huỷ
hoại các nguồn lực tạo nên sự tồn tại của yếu tố này. Các nguồn lực này có
thể thuộc nguồn tự nhiên, xã hội, kinh tế hay thể chế. Điều này giải thích tại
sao tính bền vững thường được phân tích theo 4 khía cạnh: Bền vững về kinh
tế, về môi trường, về thể chế và xã hội [10].
Bền vững không có nghĩa là sẽ không có gì thay đổi, mà là có khả năng
thích nghi theo thời gian. Tính bền vững là một trong những nguyên tắc cơ
bản của phương pháp sinh kế bền vững.
Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm
năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó

phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ.
Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi
trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai. Trên thực tế thì nó
nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tố đẹp cho tương
lai (Scoones, 1998) [10].


10

Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc
sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân,
xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn
thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền
vững và năng động.

Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững
(Nguồn: DFID, 2002) [9]
Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố ch ính ảnh hưởng
đến sinh kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó
có thể được sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới
và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động
hiện tại. Cụ thể là:
- Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác họa mối
liên hệ giữa những thành phần này;


11

- Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng;
- Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm

ảnh hưởng đến sinh kế.
Các thành phần của khung sinh kế bền vững, gôm:
a) Hoàn cảnh dễ bị tổn thương
Hoàn cảnh dễ bị tổn thương là môi trường sống bên ngoài của con
người. Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi
những xu hướng chủ yếu, cũng như bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính
những điều này khiến sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn và không kiểm
soát được.
Các xu hướng: Xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kể cả xung đột,
xu hướng kinh tế quốc gia, quốc tế, những xu hướng cai trị (bao gồm chính
sách, những xu hướng kỹ thuật).
Cú sốc: Cú sốc về sức khoẻ con người, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh
cây trồng vật nuôi.
Tính thời vụ: Biến động giá cả, sản xuất, sức khoẻ, những cơ hội làm
việc. Những nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì
chúng
có tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người
mà với chúng sẽ mở ra cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi.
b) Những tài sản sinh kế
Tiếp cận sinh kế thì cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người.
Nó cố gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con
người (tài sản hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết
quả sinh kế hữu ích.


12

Hình 1.2. Tài sản của người dân
(Nguồn: DFID, 2002) [10]
Khung sinh kế xác định 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra

những sinh kế:
- Nguồn vốn con người (Human capital)
- Nguồn vốn xã hội (Social capital)
- Nguồn vốn tự nhiên (Natural capital)
- Nguồn vốn vật chất/vốn vật thể (Physical capital)
- Nguồn vốn tài chính (Financial capital)
1.1.3.3. Đặc điểm của mô hình 5 loại tài sản
- Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với
các loại tài sản. Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào. Các
điểm nằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại tài sản, trong đó nguồn
vốn con người được coi là yếu tố quan trọng nhất.
- Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những
cộng đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau , có nguồn
thu nhập khác nhau trong cộng đồng đó.


13

-Một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể
tiếp cận chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có được nguồn
tài chính vì họ có thể sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất
trực tiếp mà còn cho thuê. Tương tự như vậy, vật nuôi (tài sản hữu hình) có
thể tạo ra nguồn vốn xã hội (uy tín và sự liên hệ với cộng đồng) cho người sở
hữu chúng,… Nguồn vốn xã hội này được tích lũy tổng hợp từ các nguồn vốn
khác.
- Phẩm chất của tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng
thay đổi liên tục theo thời gian.
1.1.3.4 Khái niệm các nguồn vốn sinh kế
Nguồn vốn sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ
quan tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc

lượng. Trong phạm vi đề tài này, các yếu tố về con người, tự nhiên, vật chất,
tài chính, xã hội, các thể chế chính sách mà xã hội quy định. Các nguồn vốn
đó được hiểu như sau:
- Vốn tự nhiên: là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự
nhiên. Nó cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho phương kế kiếm sống của con
người. Có rất nhiều nguồn lực hình thành nên nguồn vốn tự nhiên. Từ các
hàng hóa công vô hình như không khí, tính đa dạng sinh học đến các tài sản
có thể phân chia được sử dụng trực tiếp trong sản xuất như: đất đai, nguồn
nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng…
- Vốn con người: Con người là cơ sở nguồn vốn này. Vốn con người
bao gồm các yếu tố như cơ cấu nhân khẩu của hộ gia đình, kiến thức và giáo
dục của các thành viên trong gia đình (bao gồm trình độ học vấn, kiến thức
truyền được hoặc được kế thừa trong gia đình ), những kĩ năng và năng khiếu
của từng cá nhân, khả năng lãnh đạo, sức khỏe, tâm sinh lí của các thành viên
trong gia đình, quỹ thời gian, hình thức phân công lao động. Đây là một yếu
tố được xem như là quan trọng nhất vì nó quyết định khả năng một cá nhân,
một hộ gia đình sử dụng và quản lí các nguồn vốn khác.


14

- Vốn xã hội: Bao gồm các mạng lưới xã hội, các mối quan hệ với họ
hàng, người xung quanh, bao gồm ngôn ngữ, các giá trị về niềm tin tín
ngưỡng, văn hóa, các tổ chức xã hội, các nhóm chính thức cũng như phi chính
thức mà con người tham gia để có được những lợi ích và cơ hội khác nhau…
Việc con người tham gia vào xã hội và sử dụng nguồn vốn này như thế nào
cũng tác động không nhỏ đến quá trình tạo dựng sinh kế của họ. Vốn xã hội
được duy trì, phát triển và tạo ra những lợi ích mà người sở hữu nó mong
muốn như khả năng tiếp cận và huy động nguồn lực có từ các mối quan hệ,
chia sẻ thông tin, kiến thức hay các giá trị chuẩn mực. Vốn xã hội của mỗi cá

nhân được tích lũy trong quá trình xã hội hóa của họ thông qua sự tương tác
giữa các cá nhân.
- Vốn vật chất: gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ
cho sinh kế như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống tưới tiêu, cung
cấp năng lượng, nhà ở, cac phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin…
- Vốn tài chính: Những khó khăn về tài chính làm cho khả năng trỗi dậy
của kinh tế nông hộ bị giảm sút, muốn cải thiện được kinh tế nông hộ thì việc
tăng đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm là một nhu cầu tất yếu. Trong điều kiện như hiện nay, khi mà khả năng
tích luỹ của hộ nông dân rất thấp, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi
chính phủ ngày càng giảm, thì việc vay vốn để đầu tư được coi là hành vi
quan trọng nhất để thoả mãn về mặt tài chính.
1.1.4. Sản xuất và thị trường
1.1.4.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để
sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào
những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho
ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai
thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm.


15

1.1.4.2. Khái niệm về thị trường
Trong nền kinh tế hiện nay không thể coi thị trường chỉ là những chợ,
cửa hàng, siêu thị mặc dù những nơi đó diễn ra quá trình mua và bán. Cần
hiểu thị trường là nơi diễn ra các mối quan hệ kinh tế, là nơi chứa đựng tổng
số cung - cầu của hàng hóa.
* Một số quan điểm về thị trường:

- Thị trường là nơi người mua và người bán mua và bán hàng hóa và
dịch vụ.
- Thị trường là nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ, hay nói cách khác, thị
trường là một nhóm người có nhu cầu cụ thể và sẵn sàng trả tiền nhằm thỏa
mãn nhu cầu đó.
- Thị trường là một cơ chế phân bổ nguồn lực, quy định sản xuất và phân
phối sản phẩm, dịch vụ thông qua hệ thống giá cạnh tranh.
- Thị trường là một thể chế kinh tế để thực hiện các giao dịch kinh tế.
- Thị trường là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng, nó là
mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hóa.
Định nghĩa nào thì cũng không thể tách rời khỏi quan điểm cốt lõi là: thị
trường bao gồm toàn bộ sự trao đổi hàng hóa, được diễn ra trong một thời
điểm và một không gian nhất định.
* Vai trò của thị trường trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp:
Thị trường có vị trung tâm, vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh
doanh, vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa
nông nghiệp.
Đối với thương mại, dịch vụ nông nghiệp, thị trường đảm bảo quá trình
hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, quyết định sự sống còn và phát triển
của doanh nghiệp. thị trường là công cụ điều tiết của nhà nước đến hoạt động
thương mại và toàn nền kinh tế. Thị trường dự trữ hàng hóa phục vụ sản xuất
và tiêu dùng xã hội đảm bảo việc điều hòa cung cầu. Thị trường là một yếu tố


16

thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài, môi trường kinh tế xã hội. Thị trường
là cầu nối giữa doanh nghiệp thương mại với bên ngoài, đó là khách hàng, các
doanh nghiệp khác và ngành khác,… Thị trường phá vỡ ranh giới của nền sản
xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc, phát triển các loại dịch vụ phục vụ sản xuất và

tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý
của nhà nước, thị trường nông sản phẩm có vai trò quan trọng là đối tượng, là
căn cứ quan trọng của việc xác định phương hướng sản xuất kinh doanh, là
căn cứ để lập kế hoạch sản xuất.
1.1.5. Cộng đồng và nguồn lực cộng đồng
- Khái niệm cộng đồng:
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng (commmunity) có nhiều
tuyến nghĩa khác nhau, đồng thời cộng đồng cũng là đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học như: xã hội học, dân tộc học, y học...Khái niệm
cộng đồng thường dùng để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối
khác nhau về quy mô và đặc tính xã hội. Ý nghĩa rộng nhất của cộng đồng là
tập hợp người với các liên minh rộng lớn như toàn thế giới (cộng đồng thế
giới), một châu lục (cộng đồng Châu Á, cộng đồng Châu Âu....), một khu vực
(cộng đồng Asean), cộng đồng còn được áp dụng để chỉ một kiểu xã hội, căn
cứ vào những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo (cộng
đồng người Do Thái, cộng đồng người da đen tại Hoa Kỳ....). Nhỏ hơn nữa,
cộng đồng được dùng khi gọi tên các đơn vị như làng/bản, xã, huyện...những
người chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới tính, thân phận xã hội...[4]
Ở Việt Nam, có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm “cộng đồng”. Từ điển
tiếng Việt giải thích: “cộng đồng là toàn thể những người sống thành một xã
hội, nói chung có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối” [14]. Hiểu
một cách đơn giản, cộng đồng là một nhóm người có cùng những đặc điểm
chung, ví dụ: đặc quyền, đặc lợi, sống với nhau, cùng chia sẻ tài nguyên và lợi


×