Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

15 câu trắc nghiệm chương sinh sản đề chinh phục điểm 9 10 file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.45 KB, 8 trang )

Sinh sản
Câu 1: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:
A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái
B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái
C. Tạo ra cây con giống cây bố và mẹ, có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái
D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp của giao tử
đực và giao tử cái
Câu 2: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là trường hợp nào sau đây?
A. Giao tử đực của hoa này thụ phấn cho noãn của hoa kia và ngược lại.
B. Cả hai giao tử đực đều tham gia vào thụ tinh.
C. Hai giao tử đực đều thụ tinh với hai noãn tạo thành hai hợp tử.
D. Giao phấn chéo.
Câu 3: Tự thụ phấn là
A. sự thụ phấn giữa các giao tử của các cây khác nhau thuộc cùng loài.
B. sự thụ phấn giữa các giao tử khác nhau thuộc cùng một cây.
C. sự thụ phấn xảy ra mà không có sự can thiệp của con người.
D. sự thụ phấn không có sự tác động của các tác nhân bên ngoài.
Câu 4: Đặc điểm không đúng khi nói về nguyên nhân sử dụng phương pháp chiết cành đối với
những cây ăn quả lâu năm là
A. để tránh sâu bệnh gây hại.

B. rút ngắn thời gian sinh trưởng.

C. sớm cho thu hoạch.

D. biết trước đặc tính của quả ở thế hệ con.

Câu 5: Hình bên dưới mô tả về quá trình sinh sản ở người. Quan sát hình và cho biết có bao
nhiêu khẳng định sau đây là đúng?



(1) Hình 1 là hiện tượng đồng sinh khác trứng, hình 2 là hiện tượng đồng sinh cùng trứng.
(2) Xác suất để hai đứa trẻ (1) và (2) có cùng nhóm máu là 100%.
(3) Xác suất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng nhóm máu là 50%.
(4) Xác suất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng giới tính là 50%.
(5) Hình 1 được xem là hiện tượng nhân bản vô tính trong tự nhiên.
(6) Người ta có xác định mức phản ứng của các tính trạng nếu đem nuôi hai đứa trẻ (3) và (4)
trong điều kiện môi trường khác nhau.
A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 2: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực
vật?
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 3: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

C. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.


Câu 4: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?
A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.


C. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
Câu 5: Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?
A. Thụ tinh ngoài là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái.
B. Thụ tinh trong là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên trong cơ thể con cái.
C. Thụ tinh trong có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.
D. Thụ tinh ngoài có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.
Câu 6: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là từ
A. vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
B. hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
C. vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con
D. vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
Câu 7: Cấm xác định giới tính ở thai nhi người vì
A. sợ ảnh hưởng đến tâm lí của người mẹ.
B. tâm lí của người thân muốn biết trước con trai hay con gái.
C. sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
D. định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỷ lệ trai và gái.
Câu 8: Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là làm
A. tăng nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới
đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
B. tăng nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới
đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
C. giảm nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng
dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
D. giảm nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng

dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
Câu 9: Biện pháp nào có tính phổ bến và hiệu quả trong việc điều khiển tỉ lệ đực cái ở động vật?
A. Phân lập các loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y rồi sau đó mới cho thụ
tinh.
B. Dùng các nhân tố môi trường ngoài tác động.


C. Dùng các nhân tố môi trường trong tác động.
D. Thay đổi cặp nhiễm sắc thể gới tính ở hợp tử.
Câu 10: Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, LH có vai trò kích thích
A. phát triển nang trứng
B. trứng chín, rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động
C. dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.
D. tuyến yên tiết hoocmôn.
Câu 11: Để xác định phụ nữ có mang thai hay không, người ta dùng que thử thai để xác định sự có
mặt của loại hoocmôn nào sau đây?
A. Hoocmôn LH.

B. Hoocmôn prôgestêrôn.

C. Hoocmôn HCG.

D. Hoocmôn ơstrôgen.

Câu 12: Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?
A. Từ một tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt
phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → nhân của tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao
tử đực.
B. Từ một tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần
cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → nhân của tế bào sinh sản nguyên phân

một lần tạo 2 giao tử đực.
C. Từ một tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt
phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → nhân của tế bào sinh sản nguyên phân một lần
tạo 2 giao tử đực.
D. Từ một tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt
phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → nhân của tế bào sinh sản nguyên phân một lần
tạo 2 giao tử đực.
Câu 13: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?
A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
C. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
Câu 14: Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là
A. sự kết hợp của hai giao tử đực và cái.


B. sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái.
C. sự kết hợp các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân của giao tử cái.
D. sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạo thành bộ nhiễm sắc
thể lưỡng bộ (2n) ở hợp tử.
Câu 15: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói đến ảnh hưởng của thần kinh
và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh trứng?
(1) Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá
trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.
(2) Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất
trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
(3) Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn
giảm khả năng sinh tinh trùng.
(4) Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín
và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án
0
1-

0
B

1
B
1
C

2
B
2
D

3
B
3
D


4
A
4
D

5
B
5
D

6
A
6

Lời giải chi tiết
Câu 1: Đáp án B

Sinh sản vô tính:
+ Tạo ra cá thể con giống hệt cá thể mẹ (về cả kiểu gen và kiểu hình);
+ Không có sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái
Câu 2: Đáp án B

7
D
7

8
A
8


9
A
9


Quá trình thụ tinh ở thực vật
* KN thụ tinh ở thực vật: Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong
túi phôi để hình thành hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.
* Gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn nảy mầm của hạt phấn:
+ Tế bào ống phấn nảy mầm tạo ra ống phấn.
+ Nhân tế bào sinh sản nguyên phân tạo 2 tinh tử (giao tử đực) được ống phấn đưa đến túi phôi.
- Giai đoạn thụ tinh:
+ Tinh tử 1 (n) + tế bào cực (2n) → tế bào tam bội (3n).
+ Tinh tử 2 (n) + tế bào trứng (n) → hợp tử (2n) → phôi.
→ Cả hai giao tử đực đều tham gia thụ tinh nên gọi là thụ tinh kép.
Câu 3: Đáp án B
A- sai, đây là giao phấn ngẫu nhiên.
B- đúng
C- sai, không có sự can thiệp của con người mà các yếu tố tự nhiên làm cho phấn của cây này kết
hợp với nhụy của cây kia thì vẫn là giao phối ngẫu nhiên.
D-sai, nếu không có sự tác động bên ngoài mà hai hay nhiều cây gần nhau giao phấn tự do với
nhau thì vẫn không phải là tự thụ phấn.
Câu 4: Đáp án A
- Sử dụng phương pháp chiết cành đối với những cây ăn quả lâu năm vì rút ngắn thời gian sinh
trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 5: Đáp án B
(1) sai: Hình 1 là hiện tượng đồng sinh cùng trứng, hình 2 là hiện tượng đồng sinh khác trứng.
(2) đúng: Hai đứa trẻ 1 và 2 chắc chắn cùng giới tính vì chúng có cùng kiểu gen.
(3) sai: Không đủ cơ sở để tính.

(4) đúng: XS hai đứa cùng giới tính là: 1/2x1/2 + 1/2x1/2 = 1/2.
(5) đúng.
(5) sai: Hai đứa trẻ (3) và (4) khác kiểu gen nên không xác định được mức phản ứng.
Câu 6: Đáp án A
Câu 7: Đáp án D


- Cấm xác định giới tính ở thai nhi người vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm
thay đổi tỷ lệ trai và gái.
Câu 8: Đáp án A
Trong viên thuốc tránh thai có chứa prôgestêrôn hoặc prôgestêrôn và ơstrôgen nên uống thuốc
tránh thai là làm tăng nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến
yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.
Câu 9: Đáp án A
Câu 10: Đáp án B
Câu 11: Đáp án C
– Trong các loại hoocmôn nói trên thì hoocmôn HCG chỉ được tiết ra khi mang thai (do nhau
thai tiết ra ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì). Vì vậy dựa vào sự có mặt của loại hoocmôn này
sẽ biết được có thai hay không.
– Các loại hoocmôn còn lại được tiết ra ngay cả khi không có thai, do vậy không thể dựa vào các
loại hoocmôn đó để xác định có thai hay không.
Câu 12: Đáp án D
* Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

- Hình thành hạt phấn
NP1 lan
GP
→ 4 tiểu tế bào tử (n) ⎯⎯⎯→
+ Từ 1 tế bào mẹ (2n) ⎯⎯
4 hạt phấn (mỗi hạt phấn có 2 nhân:

nhân của tế bào sinh sản và nhân của tế bào ống phấn).

- Sự hình thành túi phôi
GP
NP 3 lan
→ 4 tế bào đơn bội (3 tế bào tiêu biến, 1 tế bào sống sót) ⎯⎯⎯→
+ Từ tế bào mẹ (2n) ⎯⎯
túi
phôi.

+ Túi phôi chứa: Tế bào trứng (n), tế bào nhân thực (2n), 2 tế bào kèm, 3 tế bào đối cực.


Câu 13: Đáp án D
* Ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính
– Ưu điểm
+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ
quần thể thấp.
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động.
* Hạn chế
+ Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có
thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
+ Không tạo ra biến dị nên không có ý nghĩa đối với sự tiến hóa và chọn giống.
Câu 14: Đáp án D
– Phương án A và B sai vì thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực (n) với nhân của tế bào
trứng (n) để hình thành hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.
– Phương án C sai vì trong thụ tinh ở động vật, mỗi trứng chỉ được thụ tinh với một tinh trùng
duy nhất.

Câu 15: Đáp án D
– Cả (1), (2), (3), (4) đúng.



×