Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

35 câu hỏi trắc nghiệm chương hệ sinh thái phần 1 thầy thịnh nam file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.4 KB, 10 trang )

HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1:Hiệu suất sinh thái là
A. tỉ lệ phần trăm lượng chất khô chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
B. tỉ lệ phần trăm năng lượng bị thất thoát giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
C. tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
D. tỉ lệ phần trăm lượng thức ăn chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái
Câu 2:Cho chuỗi thức ăn sau đây: Thực vật nổi → Động vật không xương sống → Cá nhỏ → Cá
lớn. Cho các phát biểu sau đây:
(1) Bậc dinh dưỡng cấp 4 là cá lớn.
(2) Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là cá lớn.
(3) Có 4 mắt xích trong chuỗi thức ăn trên.
(4) Sinh vật sản xuất của chuỗi thức ăn trên là thực vật nổi.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 3:Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.
(2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
(3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.
(5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế.
Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 4:Chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ trở nên ưu thế trong các chuỗi thức ăn cơ bản được gặp
trong điều kiện nào dưới đây?
A. Đồng cỏ nhiệt đới trong mùa xuân ấm nắng.B. Các ao hồ nghèo dinh dưỡng.


C. Khối nước sông trong mùa nước cạn.
D. Vùng cửa sông ven biển nhiệt đới.
Câu 5:Sự khác biệt rõ nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là
A. Các chất dinh dưỡng được sử dụng lại, còn năng lượng thì không.
B. Các cơ thể sinh vật luôn cần năng lượng, nhưng không phải lúc nào cũng cần dinh dưỡng.
C. Các cơ thể sinh vật luôn cần dinh dưỡng, nhưng không phải lúc nào cũng cần năng lượng.
D. Năng lượng được sử dụng lại, còn các chất dinh dưỡng thì không.
Câu 6:Giả sử có bốn hệ sinh thái đều bị nhiễm độc chì (Pb) với mức độ như nhau. Trong hệ sinh
thái có chuỗi thức ăn nào sau đây, con người bị nhiễm độc nhiều nhất?
A. Tảo đơn bào → cá → người.
B. Tảo đơn bào → thân mềm → cá → người.
C. Tảo đơn bào → động vật → phù du → cá → người.
D. Tảo đơn bào → động vật → phù du → giáp xác → cá → người.
Câu 7:Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau:
Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây
và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả.
Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn
của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn.
Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
(1) Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và
rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.


(2) Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái
trùng nhau hoàn toàn.
(3) Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
(4) Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
Số phương án đúng là
A. 1.
B. 2.

C. 3.
D. 0.
Câu 8:Hai loài chim ăn hạt và chim ăn sâu sống trong cùng một khu vực người ta gọi sự phân bố
của chúng là
A. thuộc hai quần xã khác nhau.
B. thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.
C. thuộc một ổ sinh thái.
D. thuộc hai hệ sinh thái khác nhau
Câu 9: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp?
(1) Số lượng loài ít, số lượng cá thể nhiều.
(2) Mối quan hệ giữa các loài chỉ mang tính chất tạm thời.
(3) Lưới thức ăn phức tạp.
(4) Không có hoặc có cơ chế điều chỉnh rất yếu.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 10: Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít
hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn vì
A. sinh khối giảm khi bậc dinh dưỡng tăng lên.
B. các sinh vật sản xuất (như thực vật) thường có khối lượng lớn hơn nhiều các sinh vật tiêu thụ
(như chim, thú).
C. các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình
săn, bắt mồi.
D. hiệu suất sử dụng năng lượng của sinh vật để chuyển hóa thành sinh khối là rất thấp.
Câu 11: Cho các khu sinh học (biôm) sau đây:
(1) Rừng rụng lá ôn đới.
(2) Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga).
(3) Rừng mưa nhiệt đới.
(4) Đồng rêu hàn đới.

Các khu sinh học trên phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt
là:
A. (4), (2), (1), (3).
B. (3), (1), (2), (4).
C. (4), (3), (1), (2).
D. (4), (1), (2), (3).
Câu 12: Các hoạt động sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái:
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
Có bao nhiêu hoạt động là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 13: Cho các phát biểu sau nói về tháp sinh thái, số phát biểu đúng là:
(1) Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.
(2) Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
(3) Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
(4) Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
.


Câu 14: Thảo nguyên có những đặc điểm nào sau đây?
a. Hệ thực vật chủ yếu là cây gỗ vừa.

b. Nóng vào mùa hè, lạnh vào mùa đông.
c. Động vật chủ yếu là các loài chạy nhanh.
d. Loài ưu thế thường là cỏ.
Đáp án đúng là:
A. a, c, d.
B. c, d.
C. a, b, c, d.
D. b, c, d.
Câu 15: Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là
A. rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.
B. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới.
C. thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.
D. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.
Câu 16: Cho các chuỗi thức ăn:
(1) Tảo lam → Trùng cỏ → Cá diếc → Chim bói cá.
(2) Mùn bã → Giun đất → Ếch đồng → Rắn hổ mang.
Một số nhận định về 2 chuỗi thức ăn trên:
(1) Đây là 2 chuỗi thức ăn thuộc cùng loại.
(2) Tảo lam và lá khô đều là sinh vật sản xuất.
(3) Hai loại chuỗi trên có thể tồn tại song song.
(4) Loại chuỗi (1) là hệ quả của loại chuỗi (2).
Số nhận định đúng là:
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 17: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 bậc dinh dưỡng)?
A. Vì nếu chuỗi thức ăn quá dài thì quá trình truyền năng lượng sẽ chậm.
B. Chuỗi thức ăn ngắn thì chu trình vật chất trong hệ sinh thái xảy ra nhanh hơn.
C. Vì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất thấp.

D. Chuỗi thức ăn ngắn thì quá trình tuần hoàn năng lượng sẽ xảy ra nhanh hơn.
Câu 18: Cho các phát biểu sau về chuỗi và lưới thức ăn:
(1) Chuỗi thức ăn trên cạn thường dài hơn dưới nước.
(2) Càng về xích đạo thì chuỗi thức ăn càng dài hơn so với 2 cực.
(3) Quần xã càng đa dạng, số lượng cá thể mỗi loài ít nên chuỗi thức ăn càng ngắn và kém bền.
(4) Quần xã ít loài thì tính ổn định càng cao.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng về năng lượng trong hệ sinh thái:
A. Nếu một chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật thì động vật ăn thực vật có mức năng lượng cao
nhất trong chuỗi thức ăn.
B. Dòng năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới
môi trường.
C. Năng lượng trong hệ sinh thái bị thất thoát chủ yếu qua chất thải và các bộ phận bị rơi rụng (lá
cây, rụng lông, lột xác…).
D. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn tích lũy năng lượng nhiều hơn so với sinh vật ở bậc dinh
dưỡng thấp hơn.
Câu 20: Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng,... có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các
nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), phốtpho (P), và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng
nguyên tố cácbon (C) hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó
là do
A. lượng cácbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể.


B. các loài nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả
cácbon từ môi trường.
C. thực vật có thể tạo ra cácbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời.

D. các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cácbon có nguồn gốc từ không khí.
Câu 21: Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ.
B. Tổng hợp các chất, phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
C. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong
đất, nước.
D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật
chất trong đất, nước.
Câu 22: Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ.
B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật
chất trong đất, nước.
C. Tổng hợp các chất, phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong
đất, nước.
Câu 23: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác
động của môi trường.
B. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.
C. Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 có tổng sinh khối lớn nhất.
D. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
Câu 24: Chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ trở nên ưu thế trong các chuỗi thức ăn cơ bản được gặp trong
điều kiện nào dưới đây?
A. Vùng cửa sông ven biển nhiệt đới.
B. Khối nước sông trong mùa nước cạn.
C. Đồng cỏ nhiệt đới trong mùa xuân ấm nắng.
D. Các ao hồ nghèo dinh dưỡng.
Câu 25: Cho các khu sinh học (biôm) sau đây:
(1) Rừng rụng lá ôn đới. (2) Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga).
(3) Rừng mưa nhiệt đới. (4) Đồng rêu hàn đới.

Các khu sinh học trên phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt là:
A. (4), (2), (1), (3).
B. (4), (3), (1), (2).
C. (4), (1), (2), (3).
D. (3), (1), (2), (4).
Câu 26: Trong một hồ tương đối giàu đinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào
đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây
hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do
A. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.
B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.
C. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.
D. cá khai thác quá mức động vật nổi.
Câu 27: Quá trình nào ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự vận động của chu trình cacbon?
A. Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch
B. Hô hấp thực vật và động vật
C. Sự lắng đọng cacbon
D. Quang hợp của thực vật


Câu 28: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là
bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng, động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài
động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của
chúng tạo thành.
A. quần xã.
B. hệ sinh thái.
C. chuỗi thức ăn.
D. lưới thức ăn.
Câu 29: Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lượng sâu không đuợc dồi dào. Cho các khả
năng sau đây:
(1) Mỗi loài chim ăn một loài sâu khác nhau.

(2) Mỗi loài chim kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.
(3) Mồi loài chim kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
(4) Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau.
Có bao nhiêu khả năng là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 30: Ý kiến không đúng khi cho rằng năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh
dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do
A. một phần không được sinh vật sử dụng.
B. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
C. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, chất bài tiết.
D. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.
Câu 31: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái là không đúng?
(1) Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã tới môi
trường vô sinh.
(2) Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn
chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái.
(3) Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm…và một số
vi khuẩn hóa tự dưỡng.
(4) Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ
sinh thái nhân tạo.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 32: Trong một hệ sinh thái
A. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh
dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.

B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
C. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và không được tái sử dụng.
D. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh
dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
Câu 33: Sơ đồ dưới đây mô tả một số giai đoạn của chu trình nito trong thiên nhien. Trong các phát
biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng.


(1) Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrat hóa thực hiện
(2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrat hóa thực hiện
(3) Nếu giai đoạn (d) xảy ra thì lượng nitơ cung cấp cho cây sẽ giảm
(4) Giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định nitơ trong đất thực hiện
A. 3.
B. 4
C. 1
D. 2.
Câu 34: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ sinh thái rừng nhiệt đới?
A. Động vật và thực vật đa dạng, phong phú; có nhiều động vật cỡ lớn.
B. Ánh áng mặt trời ít soi xuống mặt đất nên có nhiều loài cây ưa bóng.
C. Khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp xanh tốt quanh năm, có nhiều tầng.
D. Khí hậu ít ổn định, vai trò của các nhân tố hữu sinh và vô sinh là như nhau.
Câu 35: Cho một số khu sinh học:
1.Đồng rêu (Tundra).
2.Rừng lá rộng rụng theo mùa.
3.rừng lá kim phương bắc (Taiga).
4.Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự
đúng là

A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 2 → 3 → 4 → 1.
C. 2 → 3 → 1 → 4. D. 1 → 3 → 2 → 4.


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:Đáp ánC
Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ
sinh thái
Câu 2:Đáp ánD
Cả 4 nội dung đều đúng
Câu 3:Đáp ánD
Các nội dung đúng: (1); (2); (3); (4)
Câu 4:Đáp ánD
Đồng cỏ nhiệt đới trong mùa xuân ấm nắng, sinh vật sản xuất phát triển mạnh nên chuổi thức ăn bắt
đầu bằng sinh vật sản xuất chiếm ưu thế.
Các ao hồ nghèo dinh dưỡng – các loài đều bị suy giảm số lượng.
Khối nước sông trong mùa nước cạn – điều kiện dinh dưỡng môi trường giảm.
Vùng cửa sông ven biển nhiệt đới – độ đa dạng của sinh vật lớn – chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ trở nên
ưu thế.
Câu 5:Đáp ánA
Sự khác biệt rõ nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là các chất dinh dưỡng
được sử dụng lại, còn năng lượng thì không.
D sai vì năng lượng không được sử dụng lại, vật chất thì sử dụng lại.
B, C sai vì tất cả các sinh vật đều cần cả năng lượng (cho mọi hoạt động sống) và chất dinh dưỡng (để
tồn tại).
Câu 6:Đáp ánD
Chì là tác nhân hóa học nên có khả năng tích lũy.
Chuỗi thức ăn càng dài thì lượng chì tích lũy càng lớn, nên người ở chuỗi thức ăn dài nhất sẽ bị
nhiễm nhiều nhất.
Câu 7:Đáp ánA

Nội dung 1 sai. Chim ăn thịt cỡ lớn ngoài nguồn thức ăn là động vật ăn rễ cây ra nó còn ăn chim
sâu và chim ăn hạt, còn rắn và thú ăn thịt chỉ ăn động vật ăn rễ cây nên khi động vật ăn rễ cây bị
giảm mạnh, chim ăn thịt có thể có nguồn thức ăn khác trong khi rắn và thú ăn thịt không có, vì
vậy giữa rắn và thú ăn thịt sẽ cạnh tranh gay gắt hơn so với giữa chim ăn thịt và rắn.
Nội dung 2 sai. Ổ sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó tất cả các
nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài.Mỗi loài có một giới
hạn sinh thái về các nhân tố sinh thái khác nhau nên không có loài nào có ổ sinh thái trùng nhau
hoàn toàn.
Nội dung 3 đúng. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích đó là: Cây
=> côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây => chim sâu => chim ăn thịt cỡ lớn.
Nội dung 4 sai. Chim ăn thịt không ăn cây nên không thể là bậc dinh dưỡng cấp 2.
Câu 8:Đáp ánB
Hai loài chim ăn hạt và chim ăn sâu sống trong cùng một khu vực chứng tỏ chúng có cùng nơi ở.
Tuy nhiên chim ăn sâu thì ăn sâu, còn chim ăn hạt thì ăn nguồn thức ăn là hạt. Do đó cả hai loài


này vẫn có thể chung sống với nhau được. Người ta gọi hai loài này thuộc hai ổ sinh thái khác
nhau
Câu 9:Đáp ánA
Nội dung đúng khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp là: 1, 2, 4.
Nội dung 3 sai vì hệ sinh thái nông nghiệp không có lưới thức ăn phức tạp do số lượng loài ít.
Có 3 nội dung đúng.
Câu 10:Đáp ánD
Năng lượng tiêu hao qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn, hiệu suất sử dụng năng lượng của sinh
vật để chuyển hóa thành sinh khối là rất thấp nên trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh
dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn
Câu 11:Đáp ánA
Câu 12:Đáp ánC
Nội dung (1); (3); (4) đúng
Câu 13:Đáp ánA

Nội dung (1); (3); (4) đúng
Câu 14:Đáp ánA
Câu 15:Đáp ánA
Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là rừng mưa nhiệt đới, thảo
nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
Câu 16:Đáp ánA
Câu 17:Đáp ánC
Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng phần lớn bị mất đi qua hô hấp, một phần qua các bộ phận rơi
rụng,... chỉ có một phần nhỏ được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Do đó chuỗi thức ăn trong một
hệ sinh thái thường không thể kéo dài
Câu 18:Đáp ánD
Nội dung (2) đúng
Câu 19:Đáp ánB
Nội dung A sai. Nếu một chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật thì thực vật có mức năng lượng
cao nhất trong chuỗi thức ăn.
Nội dung C sai. Năng lượng trong hệ sinh thái bị thất thoát chủ yếu qua hô hấp.
Nội dung D sai. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn tích lũy năng lượng thấp hơn so với sinh vật
ở bậc dinh dưỡng thấp hơn.
Câu 20:Đáp ánD
Nội dung A sai. Cacbon là nguyên tố có mặt trong mọi hợp chất hữu cơ, cấu trúc nên cơ thể sinh
vật.Lượng cacbon mà các loài sinh vật sử dụng rất lớn.
Nội dung B sai. Thực vật tiếp nhận và sử dụng cacbon độc lập không cần các loài cộng sinh
khác.
Nội dung C sai. Thực vật không có khả năng tạo được ra Cacbon. Chúng chỉ có khả năng sử
dụng Cacbon vô cơ từ không khí để tạo nên các hợp chất hữu cơ cho mình nhờ năng lượng ánh
sáng mặt trời.


Nội dung D đúng. Các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất nên dễ bị rửa trôi hoặc
lắng đọng.

Câu 21:Đáp ánD
Một chu trình sinh địa hóa bao gồm tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân
giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
Câu 22:Đáp ánB
Một chu trình sinh địa hóa bao gồm tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân
giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
Câu 23:Đáp ánC
Câu 24:Đáp ánA
Đồng cỏ nhiệt đới trong mùa xuân ấm nắng, sinh vật sản xuất phát triển mạnh nên chuổi thức ăn
bắt đầu bằng sinh vật sản xuất chiếm ưu thế.
Các ao hồ nghèo dinh dưỡng – các loài đều bị suy giảm số lượng.
Khối nước sông trong mùa nước cạn – điều kiện dinh dưỡng môi trường giảm.
Vùng cửa sông ven biển nhiệt đới – độ đa dạng của sinh vật lớn – chuỗi thắc ăn mùn bã hữu cơ
trở nên ưu thế.
Câu 25:Đáp ánA
Sự phân bố các khu sinh học trên phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích
đạo lần lượt là:
+ Đồng rêu hàn đới.
+ Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga).
+ Rừng rụng lá ôn đới.
+ Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 26:Đáp ánD
Người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở
nên phì dưỡng tức là số lượng cá trở nên quá nhiều, không tương ứng với nguồn sống của môi
hồ. Nguyên nhân là do cá khai thác quá mức động vật nổi
Câu 27: Đáp án D
Câu 28: Đáp án B
Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành hệ sinh
thái.
Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn chỉ mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài.

Quần xã chỉ mối quan hệ giữa sinh vật với nhau, chưa có mối liên hệ giữa sinh vật với môi trường.
Câu 29: Đáp án B
Bội số của 10 chưa chắc là thể tứ bội vì cần phải xét đến từng nhóm nhiễm sắc thể có tương đồng hay không.
Ở thể tứ bội 4n, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào bị đột biến tăng lên gấp đôi, nên chúng tồn tại thành
từng nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
Cây sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt chưa thể khẳng định nó là tứ bội.
Các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng chưa phải là thể tứ bội.
Câu 30: Đáp án B


Phần năng lượng thất thoát qua các bậc dinh dưỡng phần lớn bị tiêu hao qua quá trình hô hấp của
sinh vật (khoảng 70%), một phần qua các bộ phận rơi rụng và chất bài tiết (10%), phần nữa do
sinh vật không sử dụng được (10%).
Câu 31: Đáp án C
Nội dung (1); (3); (4) đúng
Câu 32: Đáp án C
Câu 33: Đáp án D
Nội dung 1, 2 sai. Nội dung 3, 4 đúng.
Câu 34: Đáp án D
Nội dung D sai. Trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới vai trò của các nhân tố hữu sinh và vô sinh là không
như nhau
Câu 35: Đáp án D



×