Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

42 bài tập trắc nghiệm chương di truyền học người GV trần thanh thảo file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.91 KB, 22 trang )

DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Câu 1: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ đều có
kiểu gen dị hợp tử. Xác suất để cặp bố, mẹ này sinh được một đứa con trai bị bệnh và một
đứa con gái bình thường là bao nhiêu? Biết rằng tỷ lệ sinh nam : nữ lần lượt là 1 : 1.
A. 3/32

B. 1/32

C. 3/16

D. 3/64

Câu 2: Ở người, alen m quy định bệnh mù màu (đỏ và lục), alen trội tương ứng M quy định
mắt nhìn màu bình thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương
đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y. Alen a quy định bệnh bạch tạng, alen trội tương ứng A
quy định da bình thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không
có đột biển xảy ra, theo lý thuyết, cặp vợ chồng có kiểu gen nào sau đây có thể sinh con mắc
cả hai bệnh trên?
A. AaX M X m X AAXmY
B. AaX M X M X AAXmY
C. AaX m X m X AaX M Y

D. AaX m X m X AAX M Y

Câu 3: Cho sơ đồ phả hệ sau

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy
định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong những người
thuộc phả hệ trên, những người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ
thông tin là:
A. 17 và 20


B. 8 và 13
C. 15 và 16
D. 1 và 4
Câu 4: Ở người, gen A quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh bạch
tạng, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là
trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể
giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến xảy ra, cặp bố mẹ
nào sau đây có thể sinh ra người con trai mắc đồng thời cả hai bệnh trên?
A. AAX B X B  AaX b Y
B. AAX B X b  aaX B Y
C. AAX b X b  AaX B Y
D. AaX B X b  AaX B Y
Câu 5: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Phương pháp nghiên cứu phả hệ là để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi
không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn.
(2) Hội chứng Claiphentơ, ung thư máu và hội chứng Đao là do đột biến nhiễm sắc thể.
(3) Chỉ số ADN được sử dụng trong khoa học hình sự để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm
trong các vụ án.


(4) Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit có chứa mã di truyền trên ADN,
đoạn nuclêôtit này giống nhau ở các cá thể cùng loài.
(5) Chỉ số IQ là một chỉ số đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ của con người.
Số phát biểu đúng:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 6:


Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc
thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột
biết mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh
của cặp vợ chồng III.12 – III.13 trong phả hệ này là:
A. 7/8
B. 8/9
C. 5/6
D. 3/4
Câu 7: Một cặp bố mẹ sinh ba đứa con: đứa thứ 1 có nhóm máu AB, đứa thứ 2 có nhóm máu
B và đứa thứ 3 có nhóm máu O. Xác suất để cặp bố mẹ như trên sinh 3 đứa con đều nhóm
máu O là:
A. 3,125%
B. 0%
C. 1,5625%
D. 9,375%
Câu 8: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong
việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là:
A. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
B. Gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành.
C. Thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành.
D. Đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của gen
gây bệnh.
Câu 9: Ở một quần thể người, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp
vợ chồng: Hùng bị bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị
bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng
thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh M là 1/10, sinh được con gái là Hiền không bị
bệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy đều không bị bệnh M, sinh được con gái
là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết hôn với nhau,
sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất
cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự

đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.
(2) Xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252.
(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
(4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 2/11.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.


Câu 10 Khi nói về bệnh phêninkêtô niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển
lên não gây đầu độc tế bào thần kinh
B. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình
dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi
C. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì
người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn
D. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng
chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể
Câu 11: Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến
mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
A. 3.
B. 1.

C. 2.
D. 4.
Câu 12: Bệnh nào dưới đây của người là bệnh do đột biển gen lặn di truyền liên kết với giới
tính?
A. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hỉnh lưỡi liềm.
B. Hội chứng Tớcnơ.
C. Hội chứng Claiphentơ.
D. Bệnh máu khó đông.
Câu 13: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân
của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?
(1) Hội chứng Etuôt.
(2) Hội chứng Patau.
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
(5) Bệnh máu khó đông.
(6) Bệnh ung thư máu.
(7) Bệnh tâm thần phân liệt.
Phương án đúng là:
A. (l), (3), (5).
B. (1), (2), (6).
C. (2), (6), (7).
D. (3), (4), (7).
Câu 14: U ác tính khác với u lành như thế nào?
A. Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào.


B. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo
nên nhiều khối u khác nhau.
C. Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào.
D. Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu.

Câu 15: Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội
tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q, lấy một người
chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong
cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh
Q của cặp vợ chồng này là:
A. 1/9.
B. 8/9.
C. 1/3.
D. ¾.
Câu 16: Cho sơ đồ phả hệ sau:

Bệnh P được quy định bởi gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định
bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng
không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ
trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là:
A. 6,25%.
B. 25%.
C. 12,5%.
D. 50%.
Câu 17: Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến nhiễm sắc
thể?
A. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao.
B. Bệnh phêninkêtô niệu và hội chứng Claiphentơ.
C. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao.
D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu.
Câu 18: Nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh ung thư là:
A. Các tác nhân vật lý, hóa học hay virut gây nên.
B. Đột biến các gen điều hòa quá trình phân bào.
C. Do di truyền từ đời này qua đời khác.
D. Do sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu,…

Câu 19: Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biển cấu trúc nhiễm
sắc thể?
A. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ.
B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu.
C. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.
D. Bệnh phêninkêtô niệu, bệnh hồng cầu hình lười liềm.
Câu 20: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành
gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm


tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được.
Những gen ung thư loại này thường là:
A. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh đục.
B. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng,
C. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
D. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
Câu 21: Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen
quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ
chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là:
A. 1/8
B. 1/3
C. 1/4
D. 1/6
Câu 22: Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không
có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai
bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%?
A. X m X m  X mY.
B. X M X m  X mY.

C. X mX m  X M Y.
D. X M X M  X M Y.
Câu 23: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một trong hai alen của
một gen quy định

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con đầu
lòng bị bệnh này của cặp vợ chồng III.13 – III.14 là:
A. 1/9
B. 1/6
C. 1/4
D. 1/8
Câu 24: Ở người, kiểu gen HH quy định hói đầu, hh quy định không hói đầu. Đàn ông dị hợp
Hh hói đầu, phụ nữ dị hợp Hh không hói. Giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính
B. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường nhưng chịu ảnh hưởng của giới
tính
C. Gen quy định tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường
D. Gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất
Câu 25: Ở người, gen D quy định tính trạng da bình thường trội hoàn toàn so với alen d quy
định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M quy định tính


trạng mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen m quy định tính trạng mù màu, các
gen này nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả hai
tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa
mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ, bố là:
A. DdXMXM x ddXMY

B. ddXMXm x DdXMY


C. DdXMXm x ddXM Y

D. DdXM XM x DdXMY

Câu 26: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Bố bình thường, mẹ bị bệnh máu khó đông, thì tất cả con trai bị bệnh
(2) Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi là bình thường.
Giới tính của người bệnh là trai
(3) Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nucleotit trên ADN không chứa mã di
truyền
(4) Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu, bệnh máu khó đông, bệnh hồng
cầu hình lưỡi liềm do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
(5) Phương pháp lai và gây đột biến không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền
người.
Số phát biểu đúng:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 27: Đối với một bệnh di truyền do gen đột biến trội nằm trên NST thường. Nếu một cặp
vợ chồng gồm người chồng bình thường; vợ mắc bệnh, bố, mẹ vợ mắc bệnh, có em gái của
vợ bình thường, thì khả năng con của họ mắc bệnh sẽ là:
A. 1/2
B. 1/4
C. 2/3
D. 3/4
Câu 28: Nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh ưng thư là:
A. Do các tác nhân gây đột biến trong môi trường (vật lý, hóa học, sinh học), rối loạn sinh lý
cơ thể
B. Do đột biến gen và đột biến NST dẫn tới mất khả năng kiểm soát sự phân bào và liên kết tế

bào
C. Do một tế bào mất khả năng kiểm soát sự phân bào tạo thành khối u và di căn
D. Do tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại, sử dụng nhiều các chất kích thích (rượu, thuốc
lá)
Câu 29: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại
B. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
C. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính
D. Sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối
u ác tính
Câu 30: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người là bệnh P và bệnh M.
Alen A quy định không bị bệnh P trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh P; alen B quy
định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bệnh M. Các gen này nằm ở vùng
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X


Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của II.5 và III.8 lần lượt là:

a
a
A. X A
b X B và X BY

A
A
B. X A
b X B và X b Y

C. X BA X ab và X aBY


A
a
D. X A
b X B và X b Y

Câu 31: Gen M quy định tính trạng bình thường, trội hoàn toàn so với m quy định mù màu.
Gen trên NST Y (không có alen trên Y). Bố, mẹ bình thường, sinh con một trai mắc hội
chứng Claiphento và mù màu. Kiểu gen của bố mẹ và con trai là:
A. P: X M Y x X mX m ;F1 :X mY

B. P: X mY x X mX m ;F1 :X M X mY

C. P: X M Y x X mX m ;F1 :X mX mY

D. P: X M Y x X M X m ;F1 :X mX mY

Câu 32: Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy
định bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể
giới tính X. Có hai anh em đồng sinh cùng trứng, người anh (1) không bị bệnh mù màu đỏ xanh lục có vợ (2) bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục sinh con đầu lòng (3) không bị bệnh này.
Người em (4) có vợ (5) không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục sinh con đầu lòng (6) bị bệnh
này. Cho biết không phát sinh đột biến mới, kiểu gen của những người từ (1) đến (6) lần lượt
là:
A. XA Y, Xa Xa , XA Xa , XA Y, XA XA , Xa Y
B. XA Y, Xa Xa , X A Xa , X A Y, X A Xa , Xa Y
C. XA Y, Xa Xa , XA Y, XA Y, XA XA , Xa Y

D. XA Y, Xa Xa , XA Xa , X A Y, X A X A , X A Y

Câu 33: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam:
A. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3.

B. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.
C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao.
D. Hội chứng 3X, hội chứng Tớcnơ.
Câu 34: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát:
A. tính chất nước ối.
B. tế bào tử cung của mẹ.
C. tế bào thai bong ra trong dịch ối.
D. tính chất nước ối và tế bào tử cung của mẹ.
Câu 35: Liệu pháp gen là phương pháp:
A. Phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền.
B. Chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến.
C. Nghiên cứu các giải pháp để sửa chữa hoặc cắt bỏ các gen gây bệnh ở người.
D. Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới.
Câu 36: Cho sơ đồ phả hệ trong một gia đình về tính trạng nhóm máu.
Biết rằng nhóm máu do 1 gen có 3 alen IA, IB,
IO quy định. Nhóm máu A được quy định bởi
các kiểu gen IAIA, IAIO, nhóm máu B được quy


định bởi các kiểu gen IBIB, IBIO; nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen IOIO, nhóm máu
AB được quy định bởi kiểu gen IAIB. Xác suất để cặp vợ chồng (vợ nhóm máu A, chồng
nhóm máu B) theo sơ đồ phả hệ trên sinh con có nhóm máu O là bao nhiêu?
1
1
1
1
A.
.
B. .
C. .

D.
.
12
6
4
16
Câu 37: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A
quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh
lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định,
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III.
10 - III.11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai

gen trên là:
A. 4/9.
B. 1/8.
C. 1/3.
D. 1/6.
Câu 38: Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay
phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái
cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn
với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng
của cặp vợ chồng này thuận tay phải là:
A. 37,5%.
B. 50%.
C. 43,75%.
D. 62,5%.
Câu 39: Biết rằng máu khó đông do một đột biến gen lặn trên NST giới tính X không có trên
Y. Bố bình thường, mẹ bị bệnh máu khó đông, thì:
A. Con trai và con gái đều có thể bị bệnh.
B. Tất cả con trai bị bệnh.

C. Tất cả con đều bình thường.
D. Tất cả con gái bị bệnh.
Câu 40: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành
gen ung thu. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm
tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được.
Những gen ung thư loại này thường là:
A. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
B. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
C. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 41: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?
A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.
B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh.
C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
Câu 42: Bệnh Phêninkêtô niệu có thể điều trị bằng phương pháp nào sau đây?
A. Không thể tác động thay đổi kiểu hình được.


B. Thay đổi kiểu gen.
C. Chiếu phóng xạ.
D. Tác động vào kiểu hình.


ĐÁP ÁN

1-C

2-C


3-A

4-D

5-C

6-C

7-C

8-C

9-B

10-D

11-A

12-D

13-B

14-B

15-B

16-A

17-C


18-B

19-B

20-B

21-D

22-B

23-B

24-B

25-C

26-B

27-C

28-B

29-B

30-A

31-D

32-B


33-D

34-C

35-B

36-B

37-C

38-D

39-B

40-B

41-D

42-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Theo giả thuyết:
A (bình thường) » a (bạch tạng) /gen trên NST thường
P:
♂ Aa x ♀ Aa → con: 3/4 A- : 1/4 aa
Vậy khả năng vợ, chồng trên sinh được một đứa con trai bị bệnh (♂ aa) và một đứa con gái
1


1

1 1 1 3
bình thường (♀A-): =  .   .  C21 = 3 / 32
2 4 2 4
Câu 2: Đáp án C

Theo giả thiết: M (nhìn bình thường = BT) > m (mù màu) gen trên NST X.
A (da bình thường) » a (da bạch tạng) gen này trên NST thường => 2 cặp gen/2 cặp NST
Phép lai mà khả năng sinh con mắc cả 2 bệnh (aaXmXm hay aaXmY)
+ Gen I: Cả bố lẫn mẹ phải cho được giao tử mang alen a
+ Gen II: Ít nhất mẹ phải cho được giao tử mang alen xm
Vậy: C. AaXmXm X AaXMY → đúng
Cách khác.
A. AaXMXm x AAXnlY → F1 : aamm = 0.1/2 = 0 => sai
B. AaXMXM x AAXmY → F1 : aamm = 0.0 => sai
C. AaXmXm x AaXMY → F1 : aamm = 1/4.1/2 => đúng
D. AaXmXm x AAXmY → F1 : aamm = 0.1/2 = 0 => sai
** Số kiểu gen tối đa cùa 2 gen trên ( n1 = 2 (A, a) trên NST thường, n2 =2 (M, m) trên

(

)(

)

NST X)= Cn21 +1 Cn22 +1 + n2 .1 = 15 .
Câu 3: Đáp án A



Dựa sơ đồ phả hệ: 12, 13: (bệnh) mà sinh con 18: (Bình thường)  A (bệnh) > a (bình
thường = BT) và 12 là bệnh (A-) mà sinh con gái 18 là kiểu hình lặn (aa)  gen phải trên
NST thường.
+ l: aa x 2: A → con 7: aa  2: Aa và 4, 5. 6: Aa
+ 4: Aa X 3: aa → con 9, 11: aa; 10, 12 : Aa
+ 12: Aa X 13: A → 18, 19: (aa)  13.Aa và 17, 20 (A- = 1/3AA : 2/3Aa)
+ 7, 8: aa → 14, 15, 16: aa
Chú ý:
+ Nếu bố (XY) mang tính trạng trội → thấy có con gái (XX) lặn khác bố  gen trên NST
thường.
+ Nếu mẹ (XX) mang tính trạng lặn → con trai (XY) trội khác mẹ  Gen trên NST thường
Câu 4: Đáp án D
Gen thứ 1 có 2 alen: A (bình thường) >> a (bạch tạng) / NST thường.
Gen thứ II có 2 alen: B (nhìn bình thường) > b (mù màu)/ trên NST X, không có trên Y.
Đẻ con sinh ra mắc cả 2 bệnh (kiểm tra P trong đáp án nhanh hơn)
A. AAX B X B  AaX b Y → sinh con không bị bệnh nào cả.
B. AAX B X b  aaX B Y → chỉ có thể có con trai bị bệnh mù màu, con gái không bị bệnh gì hết.
C. AAX b X b  AaX B Y → chỉ có con trai mù màu, con gái không bị bệnh gì hết.
D. AaX B X b  AaX B Y → con trai bị cả 2 bệnh = 1/16 đúng
Câu 5: Đáp án C
Phát biểu đúng/sai
(1) → đúng. Dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ → xác định tính trạng trội, lặn; gen
trên NST thường hay giới tính,…
(2) → đúng. Hội chứng Claiphentơ, hội chứng Đao → do đột biến lệch bội nhiễm sắc thể;
ung thư máu→ do đột biến cấu trúc NST.
(3) → đúng. Chỉ số ADN được sử dụng trong khoa học hình sự để xác định tội phạm, tìm ra
thủ phạm trong các vụ án, xác định xác trong các tại nạn không còn nguyên vẹn.
(4) →sai. Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit có chứa mã di truyền trên
AND, đoạn nuclêôtit này giống nhau ở các cá thể cùng loài (Đúng phải là tình tự lặp lại
đoạn nucleotit không mang mã di truyền và tình tự này đặc trưng cho cá thể, loài).

(5) → đúng.
Câu 6: Đáp án C
Theo giả thiết: cho bệnh do đột biến gen lặn/NST thường
+ 6.A- × 7.aa → con 12 có kiểu hình trội nên có kiểu gen Aa (vì trội mà phải nhận giao tử a
từ 7 → nên 12 phải dị hợp)
+ 8,9: (A-) mà sinh 14.(aa) => 8,9: Aa
với 8: Aa × 9: Aa → 13: (1/3AA : 2/3Aa)
* 12: Aa × 13: (1/3AA : 2/3Aa)
→ sinh 1 con không bệnh (A-) = 1 - aa = 1 - 1/2. (2/3.1/2) = 5/6
Câu 7: Đáp án C
Bố, mẹ sinh con 3 nhóm máu AB, B, O.
+ Con thứ 3 máu O (IOIO) → bố, mẹ phải cho được giao tử: IO


+ Con thứ 1 máu AB (một người cho IA thì người còn lại cho IB)  Kiểu gen bố, mẹ này:
IAIO  IBIO
Với bố mẹ trên thì xác suất sinh con 3 đứa đều máu O = (1/4)3
Câu 8: Đáp án C
Liệu pháp gen – kỹ thuật của tương lai
+ Nghiên cứu để thay thế gen đột biến gây bệnh bằng gen lành, dùng virut để mang gen thay
thế (thể truyền).
+ Kỹ thuật này vẫn được coi là kỹ thuật của tương lai.
Vì vậy
A. → sai. Sản phẩm dịch mã được tổng hợp thường xuyên, không thể loại bỏ được hoàn toàn.
B. → sai. Không thể gây đột biến trên cơ thể người được, mà nếu gây đột biến trên người
được thì lại ảnh hưởng đến các gen khác.
C. → đúng.
D. → sai. Kỹ thuật này rất phức tạp khó thực hiện được. Liệu prôtêin ức chế chỉ ức chế gen
đó hay không?
Câu 9: Đáp án B

Tóm tắt thành phả hệ sau:

5. bình thường  6. Bình thường → con gái 9. Bệnh → A (bình thường = BT) >>> a (bệnh).
→ bố 5. Trội mà sinh con gái 9 lặn  gen trên NST thường.
* 1. Aa  2. A- → 3. Aa.
+ 3. Aa  4. A-.
Biết 4 đến từ Pcân bằng di truyền có A = 9/10 , a = 1/10
9
 
 10 

2

9 1
.
9
2
10 10
AA
:
Aa = AA : Aa
4. A − =
2
2
11
11
9 1
9 1
9
9

  + 2. .
  + 2. .
10 10
10 10
 10 
 10 
2.


2
9

4.A − =  AA : Aa 
11 
 11
10
1
G :0,5A : 0,5a
A: a
11 11
10
11
Con: 7. A- =
AA : Aa .
21
21
* 5.A −  6.A − → con 9.aa → 5, 6 : Aa
→ 3.Aa




1
2
5.Aa  6.Aa → con 8.A − = AA : Aa
3
3
11
2
 10

1

* 7.  AA : Aa   8.  AA : Aa 
21 
3
 21
3


31
11
2
1
A: a
A: a
42
42
3
3
62

53
10. A − =
AA :
Aa
115
115
Vậy:
(1) → đúng. Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.
(2) → đúng. Xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252.
 11 1  1 115
Đúng = 1 − .  . =
.
 42 3  2 252
G:

(3) → đúng. Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên. (5 người đó
là: 1, 3, 5, 6, 9).
(4) → sai. Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 2/11 (đúng phải là 53/115)
Câu 10: Đáp án D
Phát biểu đúng về bệnh phêninkêtô niệu ở người
A. → sai. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu,
chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh (do lượng acid amin phênin alanin dư thừa)
B. → sai. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát
hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi (bệnh này do đột biến gen  di truyền phân tử thì
không thể quan sát NST được).
C. → sai. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người
bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn (cơ thể cũng phải cần một lượng acid
amin phêninalanin nhất định chứ không thể loại bỏ hoàn toàn được)
D. → đúng.
Câu 11: Đáp án A

Theo giả thiết: bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định → chưa biết trội lặn.
* 11: bệnh  12: bệnh → con: 18: bình thường (BT)
→ A (bệnh) >> a (BT)
Mà bố 12: bệnh (trội) → con gái 18: BT (lặn)  gen quy định tính trạng phải nằm trên NST
thường (nếu trên X thì bố trội thì con gái phải trội, không thể trên Y được thì bệnh có cả nam
và nữ)


❖ Những người nhìn vào thấy kiểu gen ngay: 2,4,5,6,9,10,13,14,15,16,17,18,23,24,25,26.
Những người cần đi tìm là những người bệnh (trội).
+ 1: A-  2: aa → 6: aa  1: Aa
Với 1: Aa  2: aa → con 7, 8, 11 phải là Aa.
+ 3: A-  4: aa → 13: aa  3: Aa.
Với 3: Aa  4: aa → con 12: Aa.
2
1

+ 11: Aa  12: Aa → 19, 20, 21, 22: A −  AA : Aa  . Riêng 22: A- mà có con aa → nên
3
3

22: Aa  19, 20, 21 chưa thể biết chính xác có kiểu gen là AA hay Aa.
Vậy:
(1) → đúng. Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen (trừ 3 người 19,
20, 21 chưa thể xác định chính xác được).
(2) → đúng. Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử
(2,4,5,6,9,10,13,14,15,16,17,18,23,24,25,26 có kiểu gen là aa).
(3) → sai. Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) → đúng. Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
Vì người bình thường có kiểu gen aa (không có gen bị bệnh A).

Câu 12: Đáp án D
D → đúng. Vì:
A. Bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm → bệnh này là đột biến gen trội trên NST
thường.
B. Hội chứng Tớcnơ → không phải đột biến gen mà là đột biến lệch bội 2n - 1 trên NST
giới tính và kí hiệu là OX.
C. Hội chứng Claiphentơ → không phải đột biến gen mà là đột biến lệch bội 2n + 1 trên
NST giới tính và kí hiệu là XXY.
D. Bệnh máu khó đông → bệnh này là đột biến gen lặn trên vùng không tương đồng của
NST giới tính X.
Câu 13: Đáp án B
Bệnh và hội chứng mà có thể sử dụng phương pháp tế bào học là những bệnh và hội
chứng do đột biến NST
(1) Hội chứng Etuôt. → 3 NST số 18 (2n + 1)
(2) Hội chứng Patau. → 3 NST số 13 (2n + 1)
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) → virut gây nên không thể quan sát
tế bào được
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm → đột biến gen gây nên  không thể sử dụng
phương pháp nghiên cứu tế bào.
(5) Bệnh máu khó đông → đột biến gen gây nên  không thể sử dụng phương pháp
nghiên cứu tế bào
(6) Bệnh ung thư máu đột biến cấu trúc NST → sử dụng phương pháp tế bào được
(7) Bệnh tâm thần phân liệt → đột biến gen gây nên  không thể sử dụng phương pháp
nghiên cứu tế bào
Câu 14: Đáp án B


A → sai. Vì nó đúng cho cả u lành và u ác.
B → đúng. Vì u ác là các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển
đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau.

C → sai. Sự tăng sinh có kiểm soát là bình thường không tạo khối u.
D → sai. Vì đây là đặc điểm của u lành
Câu 15: Đáp án B
A (bình thường) >> a (Bệnh Q)/NST thường

+ Bố, mẹ của 6 đều bình thường (A-) sinh con 5: bệnh Q (aa)
 bố, mẹ của 5, 6 là: Aa
→ 6: A- (1/3AA:2/3Aa)
+ Mẹ số 1 bệnh (aa) → con gái 3 bình thường phải có kiểu gen Aa.
+ Bố số 2 bệnh (aa) → con trai 4 bình thường phải có kiểu gen Aa.
+ 3: Aa x 4: Aa → con 7: A-(1/3AA : 2/3Aa)
• 6: (1/3AA : 2/3Aa) x 7: (1/3AA : 2/3Aa)
G: 2/3A : 1/3a
2/3A : 1/3a
→ XS sinh con đầu không bệnh Q
 (A-) = 1 – aa = 1 – 1/3.1/3 = 8/9
Câu 16: Đáp án A
Khi 2 bệnh trên cùng một phả hệ mà 2 bệnh này do 2 gen trên 2 cặp NST khác nhau thì tốt
nhất để khỏi lẫn lộn xét 2 bệnh khác nhau riêng biệt ở 2 phả hệ (phả hệ 1: xét bệnh 1 và phả
hệ 2: xét bệnh 2) và nhớ đánh số thứ tự cho khỏi nhầm lẫn.

Xét bệnh P (do gen trội/NST thường)
Vì 5: A- x 6:aa → 10.Aa
Với số 11 có kiểu gen aa: 10 x 11: Aa x aa → con 12 mắc bệnh P: (A-) = ½
Xét bệnh Q (do gen lặn trên NST X)
Số 10. X B Y
8: XBXb (vì nó trội X B X − mà phải nhận X b từ bố → 8: XBXb )
7: X B Y vậy 7 x 8: XBY x XBXb → 11♀ = (1/2 X B X B :1/2 XBXb )
Như vậy 10 x 11: X B Y x (1/2 X B X B : 1/2 XBXb )
G:

1/2Y
1/2.1/2 X b


→ con trai mắc bệnh Q ( X b Y ) = 1/2.1/4 = 1/8
Vậy để vợ, chồng 10 x 11 → Xác suất sinh con trai đầu mắc 2 bệnh = 1/2.1/8 = 1/16 =
6,25%
Câu 17: Đáp án C
Bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền do đột biến nhiễm sắc thể:
A. → sai. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao.
B. → sai. Bệnh phêninkêtô niệu và hội chứng Claiphentơ.
C. → đúng. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao.
D. → sai. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu.
Câu 18: Đáp án B
A → sai. Là nguyên nhân gián tiếp.
B → đúng. Đột biến các gen điều hòa quá trình phân bào.
C → sai. Vì không di truyền cho thế hệ sau.
D → sai. Vì là nguyên nhân gián tiếp.
Câu 19: Đáp án B.
A. → sai. Bệnh máu khó đông (  đột biến gen), hội chứng Tớcnơ (  đột biến lệch bội).
B. → đúng. Bệnh ung thư máu ác tính (mất đoạn NST 21), hội chứng tiếng mèo kêu (mất
đoạn NST số 5)
C. → sai. Bệnh bạch tạng (  đột biến gen), hội chứng Đao (  đột biến lệch bội).
D. → sai. Bệnh phêninkêtô niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (cả 2  đột biển gen).
Câu 20: Đáp án B
➢ Đột biến gen tiền ung thư: bình thường là gen lặn, là gen quy định yếu tố sinh trưởng, tổng
hợp protein, điều hòa phân bào và nó chịu sự kiểm soát của cơ thể chỉ tạo ra 1 lượng sản
phẩm vừa đủ cho phân bào. Khi bị đột biến thành gen trội (đột biến trội), thành gen ung
thư thì nó không chịu sự kiểm soát và tạo quá nhiều sản phẩm làm tế bào phân chia không
kiểm soát được; gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng điều hòa.

➢ Đột biến gen ức chể khối u: bình thường là gen trội làm khối u không thể hình thành được;
khi bị đột biến thành gen lặn (đột biến lặn) làm cho gen mất khả năng kiểm soát khối u dẫn
đến tế bào xuất hiện tạo khối u.
Như vậy đột biến gen tiền ung thư là:
A → sai. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiên ở tế bào sinh dục.
B → đúng. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
C → sai. Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
D → sai. Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tể bào sinh dục.
Câu 21: Đáp án
Dựa trên phả hệ hãy đánh số để dễ thấy:
+ 1,2: đều BT → con 5, 6: bệnh → A (bình thường = BT) > a (bệnh)
+ bố 2: (BT thuộc tính trạng trội) → mà con gái 5: (bệnh thuộc tính trạng lặn)  gen trên
NST thường (nếu gen trên X thì bố trội thì con gái phải trội giống bố)


Vậy: 8, 9: đều A- mà sinh con 14 (aa) → 8, 9: Aa
Với 8: Aa × 9: Aa → con 15: (A_) = 1/3 AA : 2/3 Aa
Vợ, chồng: 15: (1/3AA : 2/3Aa) × 16: aa
G: l/2.2/3a
la → F1: aa = l/3
Như vậy: khả năng sinh 1 đứa con gái bệnh (aa) = 1/3.1/2 = 1/6
Câu 22: Đáp án B
Theo giả thiết: M (đông bình thường) >> m (khó đông) gen trên X
(Số kiểu gen = Cn2+1 + n.1 = 5 với n = 2 (M, m).
Cụ thể X M X M , X M X m , X m X m , X M Y , X mY )
o Cách 1: (bằng suy luận) Để bố, mẹ mà sinh được con trai khó đông ( Xm Y ) bằng 1/4. Thì
con trai nhận:

+ 1/2X m từ mẹ → mẹ: X M X m


+ 1/2Y từ bố → bố: X M Y hoặc Xm Y
o Cách 2: (lấy đáp án tính ra): Vợ chồng của từng đáp án sinh con bệnh:
a. trai bệnh = 50%
Câu 23: Đáp án B

b. trai bệnh = 1/4

c. trai bệnh = 1/2

d. bệnh = 0

Phả hệ chỉ xét đến một bệnh do một gen có 2 alen quy định
1: (bình thường) x 2: (bình thường) → con 7: bệnh
 A (bình thường = BT) > a (bệnh)
Bố 2: trội (A-) → con gái 7: (bệnh = lặn)  gen/NST thường
7 : aa x 8:A- → 13:BT (Aa)
10 :A − x11:A − → con 16 :aa → 10,11: phải có kiểu gen Aa
10 :Aa x11:Aa  con 14 :(1/ 3AA : 2 / 3Aa)

Vậy: P : 13 : Aa x 14 :(1/ 3AA : 2 / 3Aa)
G: 1/2a
2/3.1/2 a
Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh này của cặp vợ chồng III13 – III14 là (aa) = 1/ 2.1/ 3 = 1/ 6
Câu 24: Đáp án B
Kiểu gen
HH
Hh
hh

Nam

Hói đầu
Hói đầu
Không hói

Nữ
Hói đầu
Không hói
Không hói


➢ H trội hoàn toàn so với h; nhưng ở nữ thì ngược lại (gen H trội ở nam, nhưng lặn ở
nữ)
Chứng tỏ: Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường nhưng chịu ảnh
hưởng của giới tính
Câu 25: Đáp án C
Theo giả thiết: D (da bình thường) >> d (bạch tạng) / NST thường
M (nhìn màu bình thường) >> m (mù màu) / NST X không có alen tương ứng trên Y
P: ♀ D-XMX x ♂ ddXMY→con trai ddXmY
➢ Đứa con trai ddXmY phải nhận:
+ Giao tử chứa dXm từ mẹ và giao tử dY từ bố
 P: ♀ DdXMXm x ♂ ddXMY
Câu 26: Đáp án B
Phát biểu đúng/ sai
(1) →đúng. Bố bình thường (XMY) x mẹ bị bệnh máu khó đông (XmXm)
→ con 1/ 2X M X m :1/ 2X mY  tất cả con trai bệnh
(2) Sai. Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường.
Giới tính của người bệnh là trai (người đầu là bệnh, người em là bình thường → phải
sinh đôi khác trứng. Mà sinh đôi khác trứng có thể cùng hoặc khác giới tính)
(3) → đúng.
(4) → sai. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu, bệnh máu khó đông, bệnh

hồng cầu hình lưỡi liềm do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (đột biến cấu trúc NST là
ung thư máu, hội chứng mèo kêu)
(5) → đúng. Về mặt xã hội và đạo đức không được áp dụng phương pháp lai và gây đột
biến trên con người
Câu 27: Đáp án C
Theo giả thiết: đột biến do gen trội (A) trên NST thường

→ A (đột biến) >> a (bình thường)
+ 1, 2: ông bà ngoại
+ 5: em gái của mẹ
+ 3, 4: ông chồng bà vợ cần xét


Theo phả hệ trên thì:
+ 1: A − x2 : A − → con 5:aa → 1,2 : Aa
+ 1: Aax2 : Aa → 4 :A − = 1/ 3AA : 2 / 3Aa
Vậy: 3: aax 4 : (1/ 3AA : 2 / 3Aa)
G:
1a
2/3.1/2a
Vậy xác suất để cặp vợ chồng sinh một đứa con mắc bệnh (A −) = 1 − aa = 1 − 1/ 3 = 2 / 3
Câu 28: Đáp án B
A→ sai. Vì đây không phải là nguyên nhân trực tiếp (đó là nguyên nhân gián tiếp)
B→ đúng. Do đột biến gen (đột biến tiền ung thư và đột biến gen ức chế khối u) và đột biến
NST dẫn tới mất khả năng kiểm soát sự phân bào và liên kết tế bào
C→ sai. Do một tế bào mất khả năng kiểm soát sự phân bào tạo thành khối u và di căn
(nguyên nhân trực tiếp là đột biến xảy ra…)
D→ sai. Vì đây không phải là nguyên nhân trực tiếp (đó là nguyên nhân gián tiếp)
Câu 29: Đáp án B
Khi nói về bệnh ung thư ở người

A.→sai. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại. (khi nó bị đột
biến mới gây hại chứ bình thường nó vô hại)
B.→ đúng. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
C.→ sai. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu
tính. (thường ung thư xảy ra ở tế bào sinh dưỡng nên không di truyền cho thế hệ sau)
D.→ sai. Sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành
các khối u ác tính
Câu 30: Đáp án A
Theo giả thiết:

A (không bệnh P) > a (bệnh P)
B (không bệnh M) > b (bệnh M)
Cả 2 gen đều nằm trên X không có trên Y
* 1: X ABX −− x 2: X AbY → 5: X −BX Ab
(con 5: A-B- phải nhận XAb từ bố và ít nhất phải X-B từ mẹ)
*♂ 6: A − B− → 6: X ABY
➢ 5: X −BX Ab x6: X ABY → 8: aaB − (X aBY)
 5: X aBX Ab (vì con số 8 phải nhận XaB từ mẹ số 5)
Câu 31: Đáp án D

Theo giả thiết:
M (nhìn bình thường) >> m (mù màu)/ NST giới tính X
M
P: (bố, mẹ): ♂ BT (X Y) x ♀ BT (XMX-)
→ sinh con trai mắc bệnh Claiphento và mù màu (XmXmY)  mẹ ♀ BT (XMXm)
 P : ♂ BT (XMY) x ♀ BT (XMXm)→ con (XmXmY)
*Đứa con (XmXmY) này phải nhận:
- Giao tử chứa Y từ bố  Bố giảm phân bình thường
- Giao tử chứa XmX m từ mẹ  Mẹ không phân li trong giảm phân 2 mới cho được giao tử đó.
Câu 32: Đáp án B



Theo giả thiết: A (nhìn bình thường) > a (mù màu)/ trên X
* Anh, em mà đồng sinh cùng trứng → cùng kiểu gen (1, 4 có cùng kiểu gen).
+ Anh (1) XAY  vợ (2) XaXa → F1 :1X A X a :1X aY
→ đứa con sinh ra không bệnh phải là con gái (3): XAXa
+ Em (4) XAY  vợ (5) XAX- → con (6) bệnh  vợ (5): XAXa và con (6): XaY
Vậy từ 1 → 6: XAY, XaXa, XAXa, XAY, XAXa, XaY.
Câu 33: Đáp án D
A. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3 → Bệnh này chỉ ở nam.
B. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông. → Bệnh này có nhiều ở nam, ít nữ (bệnh do gen đột
biến lặn trên X).
C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao → Bệnh này có ở nam và nữ.
D. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ → Bệnh này có ở nữ (XXX, XO).
 Vậy: D đúng
Chú ý: Bệnh khó gặp ở nữ là bệnh do đột biến gen lặn trên X, nam chỉ cần nhận 1 gen lặn
(Xa) từ mẹ là đã xuất hiện. Còn nữ đòi hỏi phải có 2 gen lặn (XaXa) mới xuất hiện nên khó
hơn.
Câu 34: Đáp án C
Trong chấn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dịch ối nhằm lấy tế bào thai bong ra trong dịch ối
để kiểm tra ADN, NST có bị các đột biến không.
Câu 35: Đáp án B
A. → sai. Phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền.
B. → đúng. Chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột
biến.
C. → sai. Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới. (đây là công
nghệ gen chứ không phải liệu pháp gen).
Câu 36: Đáp án B
Theo phả hệ:
+ 1: máu B  2: máu A → sinh con máu A, B → 1, 2 phải dị hợp  1: IBIO  2: IAIO

→ con máu B (IBIO)
+ 3. máu A  4: máu A → sinh con máu O → 3, 4 phải dị hợp  3: IAIO  4: IAIO
→ con máu A (IAI-) = 1/3IAIA : 2/3IAIO
* Vậy
Chồng B (IBIO)  vợ A (1/3 IAIA : 2/3 IAIO)
G:
1/2IO
1/3IO
Xác suất để cặp vợ chồng (máu B  máu A) sinh con có nhóm máu O (IO IO) = 1/6
Câu 37: Đáp án C.
Theo giả thiết: A (tóc quăn) ≫ a (tóc
thẳng) trên NST thường;
B (bình thường) ≫ b (mù màu) trên vùng
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới
tính X


 2 gen di truyền phân ly độc lập.
Theo sơ đồ phả hệ của 2 bệnh → ta tách 2 phả hệ, mỗi phả hệ xét một bệnh. Tuy chậm
một tí nhưng không bao giờ bị rối đặc biệt khi vào phòng thi
Phả hệ: xét tính trạng dạng tóc
Phả hệ: xét tính trạng nhìn màu
Hình dạng tóc:
5: A- × 6: A- → con 9: aa  5,6: Aa → 10: (1/3AA : 2/3Aa)
7:A- × 8: A- → con 12: aa  7,8: Aa → 11: (1/3AA : 2/3Aa)
 10: (1/3AA : 2/3Aa) × 11: (1/3AA : 2/3Aa)

G: 2/3A : l/3a
2/3A : l/3a
 Xác suất sinh con không mang alen lặn (AA) = 2/3.2/3 = 4/9

Khả năng phân biệt màu:
10: X BY.

7: X BX −  8: X BY → 12: X bY  7: X BX b
7 : X B X b  8: X BY  11(1/2X B X B : 1/2X B X b )

 Vậy: 10 : X BY  11: (1/2X B X B : 1/2X B X b )

G: 1/2X B : 1/2Y
3/4X B : 1/ 4X b
Con không mang alen bệnh
(X B X B + X B Y ) = 1/2.3/4 + 1/2.3/4 = 6/8

Như vậy xác suất sinh con không mang alen lặn cả 2 gen trên = 4/9.6/8 = 1/3
Câu 38: Đáp án D
Theo giả thiết: A quy định thuận tay phải >> a quy định thuận tay trái
P = xAA + yAa + zaa = 1 (x + y + z =1)
Gọi p, q là tần số alen A, a  PCBDT = p2AA + 2pqAa + q2aa = 1
Giả thiết cho (A-) = 64% → thuận trái (aa) = q2 = 0,36 → q = 0,6 → p = 0,4
0,16
0,48
P: vợ (aa)  chồng A-(aa)  (
AA :
Aa)
0,16 + 0,48
0,16 + 0,48
1
3
 P vợ (aa)  chồng A- ( AA : Aa)
4

4
G
1a
5/8A : 3/8a
→ F1: 5/8Aa : 3/8aa
Xác suất sinh một con thuận phải (A-) cần tìm = 5/8 = 62,5%.
Câu 39: Đáp án B

P: ♂ XMY  ♀ XmXm → F1: 1XMXm : 1XmY
A. → sai. Con trai và con gái đều có thể bị bệnh → con gái không bị.
B. → đúng. Tất cả con trai bị bệnh.
C. → sai. Tất cả con đều bình thường → con gái BT còn con trai bệnh.
D. → sai. Tất cả con gái bị bệnh → con gái không bị.
Câu 40: Đáp án B.
Giải thích cơ chế gây ung thư:


+ Do đột biến gen tiền ung thư: bình thường là gen lặn, là gen quy định yếu tố sinh trưởng
tổng hợp prôtêin điều hòa phân bào và nó chịu sự kiểm soát của cơ thể chỉ tạo ra 1 lượng
sản phẩm vừa đủ cho phân bào. Khi bị đột biến thành gen trội (đột biến trội) thành gen ung
thư thì nó không chịu sự kiểm soát và tạo quá nhiều sản phẩm làm tế bào phân chia không
kiểm soát được. Thường ung thư xảy ra ở tế bào sinh dưỡng nên không di truyền cho thế
hệ sau.
Như vậy:
A. → sai. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
B. → đúng, gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
C. → sai. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
D. → sai. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 41: Đáp án D.
Đột biến gen ngoài tế bào chất gây nên bệnh động kinh

A. → sai. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh (vì gen ở tế
bào chất nên con giống mẹ → con 100% bình thường).
B. → sai. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh (Vì
gen ở tế bào chất nên con giống mẹ → con 100% bình thường).
C. → sai. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới (khi mẹ bị thì sinh con trai
hay gái đều bị cả).
D. → đúng. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
Câu 42: Đáp án D
A. → sai. Không thể tác động thay đổi kiểu hình được. → Nếu được phát hiện từ đầu có thể
ăn kiêng thì giảm khả năng gây độc của acid amin phêninalanin.
B. → sai. Thay đổi kiểu gen → không thể thay đổi kiểu gen của cơ thể.
C. → sai. Chiếu phóng xạ → không thể chiếu phóng xạ thay đổi kiểu gen của cơ thể.
D. → đúng. Tác động vào kiểu hình → Nếu được phát hiện từ đầu có thể ăn kiêng thì giảm
khả năng gây độc của acid amin phêninalanin



×