Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

42 câu trắc nghiệm chương sinh thái học gv nguyễn thị việt nga file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.6 KB, 16 trang )

Sinh thái học
Câu 1: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã có thể là
A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau
B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau
C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày
D. Tất cả các khả năng trên
Câu 2: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng
A. ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng
B. xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên
C. vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư
D. chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất
Câu 3: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng
A. ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng
B. xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên
C. vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư
D. chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất
Câu 4: Hình dạng mỏ khác nhau của một số loài chim như chim ăn hạt, chim hút mật, chim ăn
thịt phản ánh điều gì?
1. Phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim.
2. Mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan
bắt mồi.
3. phản ánh môi trường sống của chúng đã biến đổi không ngừng.
4. phản ánh sự cạnh tranh đang ngày càng quyết liệt đến mức độ thay đổi cấu tạo cơ quan bắt
mồi.
5. phản ánh sự giống nhau ngày càng nhiều về ổ sinh thái dinh dưỡng của chúng.
Tổ hợp câu trả lời đúng là.
A. 1,2,3

B. 1,2,3,4.

C. 1,2



D. 2,3,4,5.

Câu 5: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi
các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường?


A. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất.

B. Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.

C. Động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật.

Câu 6: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua
A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
Câu 7: Trong lưới thức ăn dưới đây, cá Mập có mấy con đường khai thác chuỗi thức ăn chỉ gồm
4 mắt xích

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7


Câu 8: Cho các phát biểu sau:
1. Sinh vật sản xuất chỉ gồm những loài có khả năng quang hợp tạo nên nguồn thức ăn nuôi mình
và các loài sinh vật dị dưỡng.
2. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học
hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái.
3. Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
4. Hệ sinh thái là 1 hệ động lực đóng và tự điều chỉnh.
5. Trong hệ sinh thái, quy luật bảo toàn năng lượng không đúng do năng lượng chỉ đi theo 1
chiều trong chuỗi hay lưới thức ăn và sự mất mát năng lượng là rất lớn ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Số phát biểu đúng là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4


Câu 9: Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du nhưng sinh khối của quần
thể giáp xác lại luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Tốc độ sinh sản của giáp xác nhanh hơn so với thực vật phù du.
B. Tháp sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy nhỏ đỉnh lớn.
C. Hệ sinh thái này là một hệ sinh thái kém ổn định.
D. Tháp sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
Câu 10: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275× 105 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28× 105 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc
3: 21× 104 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165× 102 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal. Tỉ lệ
thất thoát năng lượng cao nhất trong quần xã là

A. giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và cấp 1.

B. giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 và cấp 2.

C. giữa bậc dinh dưỡng cấp 5 và cấp 4.

D. giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 và cấp 3.

Câu 11: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao
đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường?
A. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất.

B. Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật

C. Động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật.

Câu 12: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua
A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
Câu 13: Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng
chặt chẽ thì
A. quần xã có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài
khác làm thức ăn.
B. quần xã dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường
thay đổi nhanh.
C. quần xã có cấu trúc ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực

vật biến mất dần.
D. quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo
hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần.
Câu 14: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa 2 loài?


A. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

B. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.

C. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.

D. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

Câu 15: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với
khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau làm quần thể có nguy cơ bị tiêu
diệt.
C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm giúp tăng cường khả năng thích
nghi với môi trường của quần thể.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng cường khả
năng thích ứng của các cá thể của loài với môi trường.
Câu 16: Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới
thấp, hình thành
A. các quần thể khác nhau

B. các ổ sinh thái khác nhau.

C. các quần xã khác nhau

nhau

D. các sinh cảnh khác

Câu 17: Trong bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi
khoáng đãng, còn một loài thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh
tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong để
A. tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp
B. bổ sung thức ăn cho cá.
C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài
D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể bơi.
Câu 18: Khi một quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu, bậc dinh dưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
nhất là:
A. Sinh vật sản xuất, ví dụ các loài thực vật.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc một, ví dụ châu chấu.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc hai, ví dụ động vật ăn côn trùng.
D. Các loài ăn thịt đầu bảng, ví dụ diều hâu.
Câu 19: Nghiên cứu 1 quần thể chim cánh cụt gồm 2000 cá thể người ta nhận thấy tỉ lệ sinh sản,
tử vong hàng năm khoảng 4,5% và 1,25% so với tổng số cá thể của quần thể. Kích thước của
quần thể là bao nhiêu sau thời gian 2 năm:


A. 2130

B. 2067

C. 2097

D. 2132


Câu 20: Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa
biển, được gọi là
A. Diễn thế dưới nước

B. Diễn thế thứ sinh

C. Diễn thế nguyên sinh

D. Diễn thế trên cạn

Câu 21: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
là:
A. Mức sinh sản

B. Nguồn thức ăn từ môi trường

C. Mức tử vong

D. Sức tăng trưởng của các cá thể

Câu 22: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen
các loài cây theo trình tự:
A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
B. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
C. Cây ưa ẩm trồng trước, cây chịu hạn trồng sau.
D. Cây ưa lạnh trồng trước, cây ưa nhiệt trồng sau.
Câu 23: Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây?
1. Quan hệ hỗ trợ
2. Quan hệ cạnh tranh khác lòai
3. Quan hệ hỗ trợ hợp tác

4. Quan hệ cạnh tranh cùng lòai
5. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Phương án đúng:
A. 1,3,4

B. 1,4,5

C. 1,4

D. 1,2,3,4

Câu 24: Tài nguyên nào không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?
A. Bức xạ mặt trời

B. Năng lượng gió.

C. Năng lượng thuỷ triều.

D. Dầu lửa

Câu 25: Tại thành phố A, nhiệt độ trung bình 30 oC, một lòai bọ cánh cứng có chu kì sống là 10
ngày đêm. Còn ở thành phố B, nhiệt độ trung bình 18 oC thì chu kì sống của loài này là 30 ngày
đêm. Số thế hệ trung bình trong năm 2010 của lòai trên tại thành phố A và thành phố B lần lượt
là:


A. 18 và 36

B. 12 và 18


C. 36 và 13

D. 37 và 12

Câu 26: Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với
việc hình thành quần xã mới?
A. Vi sinh vật

B. Sinh vật sống hoại sinh.

C. Hệ thực vật

D. Hệ động vật

Câu 27: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau :
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện
tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A. (3) và (4).

B. (1) và (2).

C. (2) và (3).

D. (1) và (4).


Câu 28: Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị
thủy dòng sông sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất?
A. Làm giảm lượng trầm tích và chất dinh dưỡng cho các thủy vực sau đập.
B. Gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Gây xói lở bãi sông sau đập.
Câu 29: Trong một hệ sinh thái, các bậc dinh dưỡng A, B, C, D, E lần lượt có sinh khối là
500kg, 400kg, 50kg, 5000kg, 5kg. Chuỗi thức ăn có thể xẩy ra là
A. A → B → C → D.

B. D → A → C → E.

C. A → B → E →D.

D. D → C → A → B.

Câu 30: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

A. mức tử vong.

B. xuất - nhập cư.

Câu 31: Cho tập hợp các sinh vật sau:
(1) Nhóm cây thông 3 lá trên đồi.
(2) Nhóm ốc trong ruộng.

C. mức sinh sản.

D. nguồn thức ăn.



(3) Nhóm cá trong hồ.
(4) Nhóm ba ba trơn trong đầm.
(5) Nhóm cây keo tai tượng trên đồi.
Tập hợp sinh vật nào là quần thể?
A. (3), (4), (5).

B. (1), (4), (5).

C. (2), (3), ( 4).

D. (1), (3), (4).

Câu 32: Trong cùng một ao nuôi cá người ta thường nuôi ghép cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm
cỏ, cá trắm đen, cá rô phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích.
A. làm tăng tính đa dạng sinh học trong ao.

B. giảm dịch bệnh.

C. tận thu nguồn thức ăn tối đa trong ao.

D. giảm sự đa dạng sinh học trong ao.

Câu 33: Các nhân tố vô sinh và hữu sinh trong một vùng nhất định tương tác với nhau hình
thành nên:
A. một lưới thức ăn.

B. một mức dinh dưỡng.

C. một quần xã sinh vật.


D. một hệ sinh thái.

Câu 34: Những động vật sống trong vùng ôn đới, số lượng cá thể trong quần thể thường tăng
nhanh vào mùa xuân hè chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện nào sau đây?
A. Cường độ chiếu sáng ngày một tăng.
B. Bố mẹ chăm sóc và bảo vệ con tốt hơn.
C. Cường độ hoạt động của động vật ăn thịt còn ít.
D. Nguồn thức ăn trở nên giàu có.
Câu 35: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng
cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là :
A. 10% và 12%

B. 12% và 10%

C. 9% và 10%

D. 10% và 9%

Câu 36: Cho 4 loài có giới hạn trên, điểm cực thuận và giới hạn dưới về nhiệt độ lần lượt là:
Loài 1 =150C, 330C, 410C Loài 2 = 80C, 200C, 380C
Loài 3 = 290C, 360C, 500C Loài 4 = 20C, 140C, 220C
Giới hạn nhiệt độ rộng nhất thuộc về:
A. Loài 2

B. Loài 1


C. Loài 3

D. Loài 4


Câu 37: Nói về nhân tố sinh thái, phát biểu nào là đầy đủ nhất: Nhân tố sinh thái là:
A. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để
thích nghi
B. Nhân tố môi trường tác động gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi
C. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để tự vệ
D. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi
Câu 38: Sự phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì:
A. Hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường
B. Tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
C. Tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
D. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
Câu 39: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt
độ xuống dưới 80 C.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm
2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:
A. (2) và (4).

B. (1) và (3).

C. (1) và (4).


D. (2) và (3).

Câu 40: Ý nghĩa của phân bố đồng đều là.
A. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
B. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường
C. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
D. Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường
Câu 41: Các cá thể trong quần thể cùng chung ổ sinh thái, nhưng rất hiếm khi xảy ra đấu tranh trực
tiếp. Lí do chủ yếu nào dưới đây khẳng định điều đó?
A. Do cùng huyết thống, không cách li nhau về di truyền.
B. Đấu tranh trực tiếp sẽ dẫn đến sự diệt vong của loài.
C. Nguồn thức ăn luôn thỏa mãn cho sự phát triển số lượng tối đa của quần thể.


D. Các cá thể của quần thể không phân bố tập trung, tránh sự cạn kiệt nguồn sống
Câu 42: Phong tục nào gây bất lợi cho đa dạng sinh học và giảm chất lượng môi trường cần xóa bỏ?
A. Tự do hái lộc trong đêm giao thừa
B. Thả cá xuống sông, ao hồ nhân ngày tết “Chạp ông Công”
C. Lễ Phóng sinh các loài nhân ngày tết “Xá tội vong nhân”.
D. Lễ Tịch điền.

Đáp án
0
1234-

0
B
0
C
0

D
0
C

1
D
1
B
1
B
1
B
1
C

2
D
2
A
2
B
2
C
2
A

3
D
3
A

3
C
3
D
3

4
C
4
B
4
D
4
D
4

5
B
5
A
5
D
5
B
5

6
A
6
B

6
C
6
A
6

7
D
7
C
7
C
7
A
7

8
B
8
D
8
B
8
A
8

9
B
9
D

9
B
9
A
9

Lời giải chi tiết
Câu 1: Đáp án D
- Nguyên nhân dẫn tới phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là do các yếu tố sinh thái,
chủ yếu là do nguồn sống như nơi ở, vị trí kiếm ăn,loại thức ăn, thời gian kiếm ăn. Vậy tất cả
các Chọn đề bài cho đều đúng
Câu 2: Đáp án D
Để bảo vệ tài nguyên rừng có thể sử dụng nhiều biện pháp như chống phá rừng,tích cực trồng
rừng, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên,vận động đồng bào dân tộc định canh,định
cư.Vậy A,B, C đúng
- D sai vì việc chống xói mòn, khô hạn,ngập úng, chống mặn cho đất chỉ nhằm mục đích bảo vệ
tài nguyên đất
Câu 3: Đáp án D
Để bảo vệ tài nguyên rừng có thể sử dụng nhiều biện pháp như chống phá rừng,tích cực trồng
rừng, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên,vận động đồng bào dân tộc định canh,định cư.Vậy
A,B, C đúng


- D sai vì việc chống xói mòn, khô hạn,ngập úng, chống mặn cho đất chỉ nhằm mục đích bảo vệ
tài nguyên đất
Câu 4: Đáp án C
-Ý 3 sai vì cơ quan bắt mồi khác nhau phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng
hay mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi, không
phản ánh sự thay đổi của môi trường sống
→Các đáp án A, B, D sai.

Câu 5: Đáp án B
-Sinh vật sản xuất mở đầu cho dòng năng lượng và vật chất trong quần xã, sinh vật phân giải
khép kín chu trình vật chất và dòng năng lượng → không thể thiếu được 2 nhóm sinh vật này.
Câu 6: Đáp án A
-Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật
trong chuỗi thức ăn, trong đó các sinh vật thuộc các mắt xích khác nhau tạo thành chuỗi.
Câu 7: Đáp án D
Các con đường khai thác thức ăn của cá mập qua 4 mắt xích:
1. tảo – Bivalvia – cá hồng – cá mập
2. tảo – moi- cá khế - cá mập
3.tảo – tôm he – cá khế - cá mập
4. detrit – bivalvia – cá hồng – cá mập
5: detrit – moi – cá khê – cá mập
6.tảo – tôm he – cá nhồng – cá mập
7. tảo – tôm he – cá hồng – cá mập
Câu 8: Đáp án B
- 1 sai vì ngoài sinh vật tự dưỡng thì các chất mùn bã hữu cơ cũng có thể là sinh vật sản xuất
- 2 sai vì cần thêm các sinh vật phải gắn kết với nhau
- 3 đúng vì sinh vật tiêu thụ là động vật ăn thực vật hoặc động vật ăn thịt
- 4 sai vì hệ sinh thái là một hệ thống mở và tự điều chỉnh
- 5 đúng vì năng lượng được truyền theo dòng, chúng bị mất mát qua hô hấp, bài tiết, rơ rụng
qua sự mất mát của các thành phần cơ thể …
Vậy có 2 phát biểu đúng,
Câu 9: Đáp án B


Quần thể sinh vật phù du có tốc độ sinh sản nhanh, nên mặc dù khối lượng nhỏ nhưng vẫn đáp
ứng đủ lượng thức ăn cho giáp xác
Khi vẽ tháp khối lượng cho chuỗi thức ăn này, đáy sẽ nhỏ, đỉnh sẽ rộng hơn, tuy nhiên vẽ tháp
năng lượng thì vẫn có đáy rộng, đỉnh hẹp

Câu 10: Đáp án B
Tính hiệu suất sinh thái có:
Từ bậc 1 đến bậc 2, H = 10,2%
Từ bậc 2 đếnbậc 3 H = 7,5%
Từ bậc 3 đến bậc 4 H= 7.9%
Từ bậc 4 đến bậc 5, H= 9,0 %
Câu 11: Đáp án B
-Sinh vật sản xuất mở đầu cho dòng năng lượng và vật chất trong quần xã, sinh vật phân giải
khép kín chu trình vật chất và dòng năng lượng → không thể thiếu được 2 nhóm sinh vật này.
Câu 12: Đáp án A
-Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật
trong chuỗi thức ăn, trong đó các sinh vật thuộc các mắt xích khác nhau tạo thành chuỗi.
Câu 13: Đáp án A
-Quần xã có độ đa dạng loài càng cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt ché thì quần xã có cấu
trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn (đó
là loài rộng thực)
Câu 14: Đáp án B
-Mối quan hệ hội sinh là mối quan hệ giữa 2 loài sinh vật trong đó một loài được lợi còn loài kia
không được lợi cũng không bị hại gì.
-A là quan hệ kí sinh, C là quan hệ hợp tác, D là quan hệ cộng sinh
-B là quan hệ hội sinh
Câu 15: Đáp án A
- Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho
số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, duy
trì ở trạng thái cân bằng động.
Câu 16: Đáp án B
- Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp,
hình thành nên các ổ sinh thái khác nhau.



Câu 17: Đáp án C
- Đề làm giảm sự cạnh tranh giữa 2 loài vì loài thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong
nước sẽ sống dựa vào các cây rong được thêm vào, trong khi loài còn lại sống ở nơi thoáng đãng
→ nơi bắt mồi khác nhau sẽ giảm được cạnh tranh
Câu 18: Đáp án D
-Loài bị ảnh hưởng nhiều nhất là các loài ăn thịt đầu bảng, ví dụ diều hâu.
-Vì: theo quy luật khuếch đại sinh học, các mắt xích càng về cuối trong chuỗi thức ăn càng tích
tụ nhiều chất độc hại của các mắt xích phía trước.
Câu 19: Đáp án D
- Kích thước của quần thể được tính bằng công thức
N = B-D+ I - E trong đó B: tỉ lệ sinh sản; D: tỉ lệ tử vong, I: tỉ lệ nhập cư; E: tỉ lệ xuất cư. Đối
với dữ kiện của bài toán coi như không có tác động của yếu tố xuất cư và nhập cư.
- Sau mỗi năm kích thước quần thể tăng lên B – D = 4,5-1,25 = 3.25% → kích thước quần thể
sau năm thứ nhất là: 2000+2000*3,25% = 2065 cá thể.
- Kích thước quần sau thời gian 2 năm là: 2065+ 2065*3,25% = 2.132 cá thể
Câu 20: Đáp án C
- Diễn thế nguyên sinh là diễn thế xảy ra ở một môi trường trống trơn, chưa có sinh vật sống
trước đó. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường trước đó đã có 1 quần xã tồn tại.
- Hòn đảo mới được hình thành giữa biển → Chưa có sinh vật sống trước đó → Là diễn thế
nguyên sinh.
Câu 21: Đáp án B
Quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể thông qua điều chỉnh 4 yếu tố : mức sinh sản, mức tử
vong, mức nhập cư và mức xuất cư.
Các yếu tố này chịu sự chi phối của điều kiện môi trường mà trong đó quan trọng nhất là nguồn
thức ăn. Nếu nguồn thức ăn dồi dào → ít cạnh tranh → sinh sản tăng, tử vong giảm → quần thể
tăng trưởng nhanh và ngược lại nguồn thức ăn thiếu hụt → cạnh tranh gay gắt → sinh sản giảm,
tử vong tăng → số lượng cá thể của quần thể giảm.
Câu 22: Đáp án B
- C, D sai vì ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, không phải nhân tố
độ ẩm hay nhiệt độ,

- A sai vì cây ưa bóng cần điều kiện ánh sáng yếu, sống dưới tán cây khác → phải trồng sau.
Chọn B vì cây ưa sáng thích nghi với điều kiện ánh sáng trực xạ, cường độ cao → Trồng trước
rồi mới đến cây ưa bóng.


Câu 23: Đáp án C
- Các cá thể trong quần thể thuộc cùng 1 loài → chỉ có các mối quan hệ hỗ trợ cùng loài hoặc
cạnh tranh cùng loài.
- Các ý 2,3,5 là các mối quan hệ giữa các cá thể thuộc các loài khác nhau trong quần xã.
Câu 24: Đáp án D
- A, B, C là các tài nguyên năng lượng vĩnh cửu, có thể phục hồi
- Dầu lửa là nhiên liệu hóa thạch, có giới hạn và sẽ cạn kiệt nếu khai thác quá nhiều.
Câu 25: Đáp án D
- Ở thành phố A chu kì sống là 10 ngày đêm → trong 1 năm loài bọ cánh cứng trải qua 365/10 =
36,5 chu kì sống, tức là chúng đã hoàn thành 36 chu kì sống và đang ở chu kì thứ 37.
- Ở thành phố B chu kì sống là 30 ngày đêm → trong 1 năm loài bọ cánh cứng trải qua 365/30 =
12.1 chu kì sống → chúng hoàn thành 12 chu kì sống.
Câu 26: Đáp án C
- Sinh vật có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần xã mới là sinh vật sản xuất
đóng vai trò cung cấp nguồn chất hữu cơ để đảm bảo vật chất cho quần xã
è Đó là hệ thực vật vì chúng có khả năng quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ.
- Vi sinh vật, sinh vật sống hoại sinh, hệ động vật đều là sinh vật dị dưỡng sử dụng các chất hữu
cơ có sẵn do TV tổng hợp.
Câu 27: Đáp án C
- Diễn thế nguyên sinh diễn ra ở môi trường chưa có quần xã sinh vật từng sống, dẫn tới quần xã
ổn định.
- Diễn thế thứ sinh diễn ra ở môi trường đã có quần xã sinh vật từng sống, luôn dẫn tới quần xã
bị suy thoái
A, B, D sai
- Diễn thế sinh thái là sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến

đổi của môi trường, song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi
về các điều kiện tự nhiên của môi trường
Câu 28: Đáp án B
-Hậu quả sinh thái nặng nề nhất là: gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.
-Do: ngăn cản lưu thông dòng chảy →giảm sự trao đổi sinh vật giữa các khu vực, giảm chất dinh
dưỡng cho các thủy vực, gây ô nhiễm, xói lở bãi sông …
Câu 29: Đáp án B


-Chuỗi thức ăn nhiều khả năng có thể xảy ra là chuỗi thức ăn có sinh khối giảm dần qua các bậc
dinh dưỡng (dạng tháp có đáy rộng, đỉnh hẹp), thường có 4 mắt xích. → D bắt đầu của chuỗi
→chuỗi phù hợp có trình tự D → A → C → E.
Câu 30: Đáp án D
- Cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể thông qua 4 yếu tố: mức tử vong, mức sinh
sản, mức xuất cư, mức nhập cư. Mà cả 4 yếu tố này đều phụ thuộc vào nguồn thức ăn của môi
trường sống.
VD: nếu thức ăn dồi dào → sinh sản tăng, tử vong giảm, xuất cư giảm, nhập cư tăng.
Nếu thức ăn ít → sinh sản giảm, tử vong tăng, xuất cư tăng, nhập cư giảm
Câu 31: Đáp án B
-Quần thể là tập hợp các cá thể thuộc cùng 1 loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác
định và có lịch sử phát triển cùng nhau, hình thành mối quan hệ tương tác giữa các cá thể trong
quần thể với nhau và với môi trường.
→Nhóm 1,4,5 là các quần thể. Nhóm 2,3 không là quần thể do có các loài ốc khác nhau, các loài
cá khác nhau cùng sống
Câu 32: Đáp án C
-Các loài cá trên sử dụng thức ăn khác nhau và sống ở các tầng nước khác nhau
VD: cá mè hoa ăn thực vật nổi, cá trắm cỏ ăn cỏ, thực vật thủy sinh; đều sống ở tầng mặt
Cá trắm đen ăn ốc, mùn hữu cơ thường sống ở tầng đáy
Có thể tận the nguồn thức ăn tối đa trong ao để tăng năng suất nuôi trồng
Câu 33: Đáp án D

-Các nhân tố vô sinh là nhân tố của môi trường, tác động qua lại với các nhân tố hữu sinh (các
loài sinh vật sống) trong một vùng nhất định à tạo thành một hệ sinh thái.
-Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.
Câu 34: Đáp án D
-Vùng ôn đới thường có nhiệt độ thấp, vào mùa xuân hè nhiệt độ tăng lên, cường độ chiếu sáng
nhiều hơn, thực vật phát triển mạnh → nguồn thức ăn trở nên giàu có → động vật phát triển
mạnh hơn, số lượng cá thể tăng nhanh.
Câu 35: Đáp án B
-Cách xác định các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn như sau:
+ Sinh vật sản xuất là bậc dinh dưỡng cấp 1
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là bậc dinh dưỡng cấp 2


+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là bậc dinh dưỡng cấp 3...
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 là 180.000/1.500.000
= 0,12 = 12%
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 là 18.000/180.000 =
0,1 = 10%
Câu 36: Đáp án A
-Khoảng giới hạn về nhiệt độ của loài 1 là: 41 – 15 = 26;
loài 2 là: 38 – 8 = 30;
loài 3 là: 50 – 29 =21,
loài 4 là: 22-2= 20
Giới hạn nhiệt độ rộng nhất thuộc về loài 2
Câu 37: Đáp án A
- Số lượng nucleotit từng loại của mARN là
A= =200 ; U = 180 ; G = 120, X = 240
-Theo nguyên tắc bổ sung ta có Agốc = UmARN, Tgốc = AmARN, Xgốc = GmARN, Ggốc = XmARN
Số nu mỗi loại trên mạch gốc của gen là
Ag=180, Tg = 200, Gg = 240, Xg = 120

Số lượng nucleotit từng loại của gen là :
A =T = Ag+ Tg = 180+200 = 380
G=X = Gg+Xg = 240+120 = 360
Câu 38: Đáp án A
-Sự phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể giúp phát huy hiệu quả nhóm: các cá thể hỗ
trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường như kẻ thù...
- Phân bố ngẫu nhiên giúp tận dụng nguồn sống trong môi trường; phân bố đồng đều giúp giảm
mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 39: Đáp án A
-Biến động số lượng cá thể theo chu kì là sự biến động có tính chất lặp đi lặp lại trong một
khoảng thời gian nhất định có thể là chu kì tháng, chu kì năm, chu kì nhiều năm…
→ 1, 3 không có tính chu kì mà chỉ có 2,4 có tính chu kì
Câu 40: Đáp án C


-Phân bố đều khi điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
Vì vậy, ý nghĩa của kiểu phân bố đều để giảm mức độ cạnh tranh của các cá thể trong quần thể.
Câu 41: Đáp án C
-Các cá thể trong quần thể hiếm khi xảy ra đấu tranh trực tiếp vì nguồn thức ăn luôn thỏa mãn
cho sự phát triển số
lượng tối đa của quần thể.
-Nếu không nguồn thức ăn không cung cấp đủ → giữa các cá thể xảy ra đấu tranh hoặc phát tán
đi nơi khác.
Câu 42: Đáp án A
-Các phong tục trong ý B,C,D đều nhằm tăng đa dạng sinh học, khả năng sống sót cho các loài.
-Tự do hái lộc trong đêm giao thừa → gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của các
loài thực vật → bất lợi cho đa dạng sinh học và giảm chất lượng môi trường




×