Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

44 câu hỏi trắc nghiệm chương cá thể và quần thể sinh vật GV trần thanh thảo file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.94 KB, 15 trang )

CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Câu 1: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì điều gì có thể xảy ra đối
với quần thể đó?
A. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên, dẫn
tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng
B. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra
khốc liệt hơn
C. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên
nhanh chóng
D. Sự hỗ trợ giữa các cả thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của
môi trường của quần thể giảm
Câu 2: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?
A. Độ đa dạng về loài

B. Tỉ lệ giới tính

C. Mật độ cá thể

D. Tỉ lệ các nhóm tuổi

Câu 3: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật?
A. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.
B. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau.
C. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng.
D. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.
Câu 4: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo
đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng
chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do :
A. Số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sự chịu đựng (sức chức) của môi
trường.
B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quàn thể diễn ra gay gắt.


C. Nguồn sống của môi trường cạn kiệt
D. Kích thước của quần thể còn nhỏ
Câu 5: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho :
A. Số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.
B. Số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.
C. Mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.
D. Số lượng cá thể quần thể tăng lên mức tối đa.
Câu 6: Trong trường hợp không có nhập cư và xuất cư, kích thước của quần thể sinh vật sẽ
tăng lên khi:
A. mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.
B. mức độ sinh sản giảm, sự cạnh tranh tăng.
C. mức độ sinh sản không thay đổi, mức độ tử vong tăng.
D. mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.


Câu 7: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do:
A. các cá thể trong quần thể luôn hỗ trợ lẫn nhau.
B. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử
C. các cá thể trong quần thể luôn cạnh tranh với nhau
D. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm
Câu 8: Sự phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?
A. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
B. Tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
C. Tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
D. Hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường.
Câu 9: Có 4 loài thủy sinh vật sống ở 4 địa điểm khác nhau của cùng 1 khu vực địa lí: loài 1
sống trên mặt đất gần bờ biển, loài 2 sống dưới nước ven bờ biển, loài 3 sống trên lớp nước
mặt ngoài khơi, loài 4 sống dưới đáy biển sâu 1000 mét. Loài hẹp nhiệt nhất là loài:
A. 1
B. 3

C. 4
D. 2
Câu 10: Cá rô phi ở Việt Nam sống được trong môi trường nước có nhiệt độ từ 5,6°C đến
42°C. Cá chép sống ở moi trường nước có nhiệt độ từ 2°C đến 44°C. Biên độ dao động nhiệt
độ của ao hồ nước ta là: ở miền Bắc từ 2°C đến 42°C, ở miền Nam từ 10°C đến 40°C. Câu
nào sau đây có nội dung sai?
A. Cá rô phi có thể nuôi mọi ao hồ miền Nam.
B. Khả năng phân bố của cá chép rộng hơn cá rô phi.
C. Cá chép có thể sống được ở mọi ao hồ của miền Nam.
D. Cá rô phí có thể sống được ở mọi ao hồ của miền Bắc.
Câu 11: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc sinh ra cho đến khi
chết do già được gọi là:
A. Tuổi thọ sinh thái. B. Tuổi thọ sinh lí.
C. Tuổi thọ trung bình. D. Tuổi quần thể.
Câu 12: Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước
của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một số yếu tố, yếu tố nào sau đây là
quan trọng nhất?
A. Số lượng con non của một lứa đẻ.
B. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu.
C. Tỉ lệ đực/cái của quần thể.
D. Số lứa đẻ của 1 cá thể cái và tuổi trường thành sinh dục của cá thể
Câu 13: Những nhân tố gây biến đổi kích thước của quần thể là
A. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
B. Mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư và xuất cư.
C. Mức sinh sản, mức tử vong và cấu trúc giới tính.
D. Mức nhập cư, xuất cư và cấu trúc giới tính.
Câu 14: Tập hợp các cá thể được xem là quần thể giao phối là:
A. Những con ong mật đang lấy mật ở một vườn hoa.
B. Một tổ mối ở dưới nền nhà.
C. Những con cá sống trong một ao.

D. Những con gà trong một chợ quê.
Câu 15: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào
mật độ của quần thể bị tác động là:


A. Yếu tố hữu sinh.
B. Yếu tố vô sinh.
C. Các bệnh truyền nhiễm.
D. Nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của
sinh vật.
B. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó
sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh
vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
D. Giới hạn sinh thái là khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sống được.
Câu 17: Những nhân tố nào sau đây gây biến đổi kích thước của quần thể?
A. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
B. Mức sinh sản, mức tử vong, nhập cư và xuất cư.
C. Mức sinh sản, mức tử vong và cấu trúc giới tính.
D. Mức nhập cư, xuất cư và cấu trúc giới tính.
Câu 18: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là:
A. môi trường trên cạn.
B. môi trường sinh vật.
C. môi trường đất.
D. môi trường nước.
Câu 19: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì:
A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.
B. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.

C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.
D. cả hai loài đều có lợi.
Câu 20: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố có vai trò:
A. Điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá thế trong quần thể.
B. Điều chỉnh sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể.
C. Điều chỉnh kiểu phân bố cá thế trong quần thể.
D. Điều chỉnh cấu trúc tuổi của quần thể.
Câu 21: Cho một số dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật như sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá
rét, nhiệt độ xuống dưới 8°C.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm
mạnh sau sự cố cháy rừng tháng
3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:
A. (2) và (3).
B. (2) và (4).
C. . (l)và(4).
D. (l)và(3)
Câu 22: Phát biểu nào là đầy đủ nhất về nhân tố sinh thái?
A. Nhân tố môi trường tác động gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi.
B. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phàn ứng để thích nghi.
C. Nhân tố môi trường tác động trực tiêp hoặc gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng
để thích nghi.
D. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để tự vệ.


Câu 23: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh
giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

1. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần
thể.
2. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cả thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống
của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
3. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của quần thể.
4. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4
Câu 24: Khi nghiên cứu về chim cánh cụt, người ta phát hiện thấy: Loài chim cánh cụt có
kích thước lớn nhất dài 1,2 m, nặng 34 kg (loài 1), loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất
chỉ dài 50 cm, nặng 4-5 kg (loài 2). Hãy dự đoán nơi sống của 2 loài chim này?
A. Loài 2 sống ở vùng xích đạo, loài 1 sống ở Nam cực.
B. Cả 2 loài này đều có thể tìm thấy ở vùng xích đạo.
C. Loài 1 sống ở vùng xích đạo, loài 2 sống ở Nam cực.
D. Cả 2 loài này đều có thể tìm thấy.
Câu 25: : Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
B. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp
với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì vàphát
triển.
D. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này
khác nhau giữa các loài.
Câu 26: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
C. Cá ép sống bám trên cá lớn.

D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
Câu 27: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường
B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong
C. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể
D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
Câu 28: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?
A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa
B. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của
loài
C. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể
D. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể
Câu 29: Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi
kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau
đây?


(1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm
(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm
(3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng
(4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 30: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là:
A. Thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển
B. Thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể
C. Thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên
D. Tuổi trung bình (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể

Câu 31: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là
A. Phân bố đồng đều
B. Phân bố theo nhóm
C. Phân bố ngẫu nhiên
D. Phân bố theo chiều thẳng đứng
Câu 32: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung
nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ:
A. Làm chúng có xu hương phân li ổ sinh thái
B. Làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt
C. Làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh
D. Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài
Câu 33: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Nhiệt độ môi trường
B. Quan hệ cộng sinh
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác
D. Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ
Câu 34: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần
thể sinh vật theo chu kì?
(1) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng
(2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm
(3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
(4) Cứ 10 – 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Peru bị giảm mạnh do có dòng nước
nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 35: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường
sống.

B. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài.
C. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều
kiện của môi trường sống.
D. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ
S.
Câu 36: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau
đây?
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.


(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
(3) Trồng các loại cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 37: Nghiên cứu 1 quần thể chim cánh cụt gồm 2000 cá thể người ta nhận thấy tỉ lệ sinh
sản, tử vong hàng năm khoảng 4,5% và 1,25% so với tổng số cá thể của quần thể. Kích thước
của quần thể là bao nhiêu sau thời gian 2 năm?
A. 2132.
B. 2097.
C. 2067.
D. 2130.
Câu 38: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?
A. Các cây cọ sống trên một quả đồi.
B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên.
C. Các con chim sống trong một khu rừng.
D. Các con cá chép sống trong một cái hồ.
Câu 39: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Kiểu phân bố.
B. Tỉ lệ các nhóm tuổi.
C. Tỉ lệ đực cái.
D. Mối quan hệ giữa các cá thể.
Câu 40: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
B. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa
C. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
D. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao.
Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là
tối thiểu.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử
vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối
thiểu.
Câu 42: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến
hoạt động của hiện tượng El – Nino là kiểu biến động
A. theo chu kì mùa.
B. theo chu kì nhiều năm.
C. không theo chu kì.
D. theo chu kì tuần trăng.
Câu 43: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể.
Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm.
Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A. 11020.
B. 11180.
C. 11260.
D. 11220.

Câu 44: Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?
A. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn.
B. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong,
ngọn cây vươn về phía nguồn sáng.
C. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp có
nhiều thức ăn.
D. Vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái
giả chết.


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
A

sai. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng

lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
(Khả năng gặp nhau giữa đực và cái thấp, giảm tỉ lệ sinh sản

số lượng giảm nhanh và có

nguy cơ diệt vong).
B

sai. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài

diễn ra khốc liệt hơn. (Mật độ giảm...
C

hỗ trợ cùng loài thấp),


sai. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng

lên nhanh chóng.
D.

đúng. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay

đổi cùa môi trường của quần thể giảm => nên quần thể có nguy cơ diệt vong.
Câu 2: Đáp án A
Quần thể gồm các đặc trưng cơ bản sau:
+ Tỉ lệ giới tính
+ Nhóm tuổi
+ Sự phân bố của các cá thể trong quần thể
+ Kích thước của quần thể
+ Mật độ của quần thể
+ Kiểu tăng trưởng kích thước
Câu 3: Đáp án A
A.

đúng. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm

tăng kích thước.

B.

sai. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau

kích thước ổn định.


C.

sai. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng

kích thước

giảm mạnh.
D.

sai. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng

kích thước giảm.

Câu 4: Đáp án D
Trong điều kiện môi trường bị giới hạn: khi điều kiện môi trường không đảm bảo sự tăng sổ
lượng liên tục. Sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế
của hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm (nguyên nhân chủ yếu của sự
tăng chậm số lượng cá thể là do kích thước của quần thể còn nhỏ); sau đó tăng nhanh (giai
đoạn giữa) qua điểm uốn (bị giới hạn lớn nhất bởi điều kiện môi trường) tốc độ sinh sản
giảm và cuối cùng, số lượng bước vào trạng thái cân bằng ổn định với sức chịu đựng của môi
trường.


A → sai. Số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi
trường ϵ giai đoạn sau cùng của kiểu tăng trưởng.
B → sai. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trongquần thể diễn ra gây gắt. (Giai đoạn đầu kích
thước quần thể còn nhỏ → ít cạnh tranh).
C → sai. Nguồn sống của môi trường cạn kiệt. (Giai đoạn đầu nguồn sống dồi dào).
D → đúng. Kích thước của quần thể còn nhỏ ∈ giai đoạn đầu.
Câu 5: Đáp án B

Sư cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho số lượng cá thể của quần
thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.
+ Khi kích thước tăng cao → cạnh tranh tăng, nguồn sống thiếu → mức sinh giảm, tử vong
tăng => kích thước giảm.
+ Khi kích thước giảm thấp → cạnh tranh giảm, nguồn sống dồi dào → mức sinh tăng, tử
vong thấp => kích thước tăng.
Câu 6: Đáp án A
Kích thước quần thể tại thời điểm t = N t = N0 + B − D + I − E
+ N 0 .N t là số lượng cá thể của quần thể tính ở thời điểm ban đầu và thời điểm t.
+ B: mức sinh sản; D: mức tử vong; I: mức nhập cư: E: mức xuất cư
A → đúng. Vì trong trường hợp I = 0, E = 0  N t = N0 + B − D  kích thước tăng (Nt↑)
khi B↑ và D↓
B → sai. Vì trong trường hợp I = 0, E = 0  N t = N0 + B − D  kích thước tăng (Nt↑) khi
B↑ → trường hợp này là Nt↓
C → sai. Vì trong trường hợp I = 0, E = 0  N t = N0 + B − D  kích thước tăng (Nt↑) khi
B=const và D↓→ trường hợp này thì Nt↓
D → sai. Vì trong trường hợp I = 0, E = 0  N t = N0 + B − D  kích thước tăng (Nt↑) khi
B↓ và D↑ → trường hợp này thì Nt↓
Câu 7: Đáp án B
Trạng thái cân bằng của quần thể là khả năng tự diều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể
trong quần thế giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, ảnh hưởng đến trạng thái cân
bằng của quần thể. Khi đó, quần thể có số lượng ổn định phù hợp với nguồn sống.
A → sai. Các cá thể trong quần thể luôn hỗ trợ lẫn nhau.
B → đúng. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.
C→ sai. Các cá thể trong quần thể luôn cạnh tranh với nhau.
D → sai. Sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm → kích thước tăng.
Câu 8: Đáp án D
→ sai. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể (đây là ý nghĩa của kiểu phân bố đều).
→ sai. Tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể (chỉ có phân bố nhằm giảm cạnh tranh
giữa các cá thể trong quần thể, chứ không có kiểu phân bố nào làm tăng sự cạnh tranh).

→ sai. Tận dụng được nguồn sống từ môi trường (đây là ý nghĩa của phân bố ngẫu nhiên).
→ đúng. Hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường (ý nghĩa của phân bố nhóm).
Câu 9: Đáp án C


Cùng khu vực (ở độ sâu càng lớn thì biên độ dao động về nhiệt độ càng thấp hay nhiệt độ
càng ổn định)
Loài 1 sống trên mặt đất gần bờ biển.
Loài 2 sống dưới nước ven bờ biển.
Loài 3 sống trên lớp nước mặt ngoài khơi.
Loài 4 sống dưới đáy biển sâu 1000 mét.
Vậy loài 4 là loài hẹp nhiệt độ nhất.
Câu 10: Đáp án D
Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5,6°C → 42°C
Cá chép sống ở nhiệt độ từ 2°C → 44°C
Biên độ dao động nhiệt độ nước ở:
+ Hồ miền Bắc: 2°C đến 42°C
+ Hồ miền Nam: 10°C đến 40°C
Kết luận
A. → đúng. Cá rô phi có thể nuôi trong mọi ao hồ miền Nam.
B. → đúng. Khả năng phân bố của cá chép rộng hơn cá rô phi.
C. → đúng. Cá chép có thể sống được ở mọi ao hồ của miền Nam.
D. → sai. Cá rô phi có thể sống được ở mọi ao hồ của miền Bắc.
Câu 11: Đáp án B
+ Tuổi sinh lý: là thời gian sống có thể đạt tới của 1 cá thể trong quần thể.
+ Tuổi sinh thái: là thời gian sống thực của 1 cá thể.
+ Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
Câu 12: Đáp án B
Mức độ sinh sản (B) của quần thể ảnh hưởng đến nguồn thức ăn, nơi ở và khí hậu của
quần thể.

+ Nếu B tăng cao → kích thước (Nt) tăng thì nguồn thức ăn giảm, nơi ở chật hẹp, khí hậu
dễ ô nhiễm hơn.
+ Nếu B giảm mạnh → kích thước (Nt) giảm thì nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi, khí
hậu ít bị ảnh hưởng.
Câu 13: Đáp án B
Kích thước quần thể tại thời điểm t: N t = N0 + B − D + I − E.
+

N 0 , N t là số lượng cá thể của quần thể tính ở thời điểm ban đầu và thời điểm t.

+ B: mức sinh sản; D: mức tử vong; I: mức nhập cư; E: mức xuất cư.
B, I → có vai trò làm tăng kích thước quần thể; D, E
quần thể.
Vậy yếu tố gây biến đổi kích thước quần thể là: B
Câu 14: Đáp án B

→ có vai trò giảm kích thước

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào
1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.


A → sai. Những con ong mật đang lấy mật ở một vườn hoa → những con ong mật không thể
tạo ra thế hệ con  không phải quần thể.
B → đúng. Một tổ mối ở dưới nền nhà  quần thể.
C → sai. Những con cá sống trong một ao → có thể nhiều loài cá  không phải là quần thể.
D → sai. Những con gà trong một chợ quê → thiếu yếu tố không gian xác định, thời
gian…  không phải là quần thể.
Câu 15: Đáp án A
-


Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào
mật độ là nhân tố hữu sinh.

-

Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào
mật độ là nhân tố vô sinh.

Câu 16: Đáp án B
A → sai. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động
sinh lý của sinh vật.
B → đúng. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong
đó khoảng sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C → sai. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm
bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
D → sai. Giới hạn sinh thái là khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sống được. (Mỗi một
nhân tố sinh thái đều có 1 khoảng giá trị mà sinh vật có khả năng tồn tại và phát triển chứ
không phải duy nhất nhiệt độ).
Câu 17: Đáp án B
Kích thước quần thể tại thời điểm t: Nt = N0 + B − D + I − E.
+ N0 , Nt là số lượng cá thể của quần thể tính ở thời điểm ban đầu và thời điểm t; B: mức
sinh sản; D: mức tử vong; I: mức nhập cư; E: mức xuất cư
+B, I → có vai trò làm tăng kích thước quần thể; D, E → có vai trò làm giảm kích thước
quần thể.
A → sai. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
B → đúng. Mức sinh sản, mức tử vong, nhập cư và xuất cư.
C → sai. Mức sinh sản, mức tử vong và cấu trúc giới tính.
D → sai. Mức nhập cư, xuất cư và cấu trúc giới tính.
Câu 18: Đáp án B

Môi trường sinh vật là môi trường sống của các loài giun kí sinh.
Câu 19: Đáp án D
Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa (hoa cung cấp mật cho ong,
còn ong thì giúp cho quá trình thụ phấn của hoa diễn ra); trong đó thì:
A. → sai. Loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.
B. → sai. Cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.
C. → sai. Loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.
Câu 20: Đáp án B


Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố có vai trò điều chỉnh sức sinh sản và mức độ tử
vong của các cá thể trong quần thể. Chứ mật độ không phải là nhân tố điều chỉnh các mối
quan hệ giữa các cá thể, kiểu phân bố và cấu trúc nhóm tuổi của quần thể.
Câu 21: Đáp án B
A → Biến động này diễn ra 1 cách ngẫu nhiên không có tính chu kì nào cả.
B → Biến động này diễn ra lặp đi lặp lại hàng năm vào mùa xuân và hè  biến động
theo chu kì mùa.
C → Biến động này diễn ra 1 cách ngẫu nhiên không có tính chu kì nào cả.
D → Biến động này diễn ra lặp đi lặp lại hàng năm vào mùa thu  biến động, theo chu
kì mùa.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là (2) và (4).
Câu 22: Đáp án C
Nhân tố sinh thái (nhân tố sinh thái) gồm nhân tố vô sinh và hữu sinh, là những nhân tố
thường xuyên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể sinh vật, sinh vật có phản ứng để
thích nghi.
+ Nhân tố vô sinh: các chất vô cơ, chất hữu cơ, các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm,...
+ Nhân tố hữu sinh: bao gồm các sinh vật (sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật
phân giải).
Câu 23: Đáp án A

Quan hệ cạnh tranh trong quần thể: xuất hiện khi mật độ quần thể vượt quá sức chịu đựng
của môi trường (tăng lên quá cao), nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho
mọi cá thể trong quần thể, từ đó dẫn đến cạnh tranh, làm tăng mức độ tử vong, giảm mức
sinh sản, dẫn đến kích thước của quần thể giảm, phù hợp với điều kiện môi trường, đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. Ngoài ra, cạnh tranh còn xảy ra khi các cá thể
trong quần thể tranh giành đực, cái.
Như vậy: 1, 2, 3 → đúng.
4. → sai. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
Câu 24: Đáp án A
(loài 1) Loài chim cánh cụt có kích thước lớn nhất dài 1,2 m; nặng 34 kg.
(loài 2) Loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất chỉ dài 50 cm; nặng 4 - 5 kg.
Nhận xét:
Loài 1 có kích thước lớn hơn (~7 lần) loài số 2
→ loài 1 khả năng sống ờ vùng lạnh hơn loài 2 (vì kích thước to hơn thì khả năng mất
nhiệt thấp → dễ sống vùng lạnh).
A. → đúng. Loài 2 sống ở vùng xích đạo (nóng), loài 1 sống ở Nam cực (lạnh).
Câu 25: Đáp án A
Kích thước quần thể là tổng số cá thể hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể
đó trong quần thể; kích thước quần thể có 2 cực trị:
+ Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thế phải có, đủ đảm bảo cho quần
thể có khả năng duy trì nòi giống.


+ Kích thước tối đa: là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng
với sức chứa của môi trường.
Như vậy:
A → sai. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết đề quần thể tồn tại và phát
triển.
B, C, D → đúng.
Câu 26: Đáp án A

A → đúng. Vì nó thuộc quan hệ hỗ trợ cùng loài (kiểu quần tụ và hỗ trợ nhau để bắt mồi).
B → sai. Vì nó thuộc quan hệ cạnh tranh cùng loài.
C → sai. Vì nó thuộc quan hệ khác loài (thuộc quan hệ hội sinh).
D → sai. Vì nó thuộc quan hệ hội sinh (khác loài).
Câu 27: Đáp án B
A → sai. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi
trường
B → đúng. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt
vong
C → sai. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần
thể
D → sai. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
Câu 28: Đáp án C
Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (J) trong điều kiện nguồn sống trong
môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể
Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vòng là tối
thiểu.
Kiểu tăng trưởng này gặp quần thể có kích thước cá thể nhỏ, sinh sản nhiều hơn, đòi hỏi điều
kiện chăm sóc ít.
A → sai. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo
mùa
B → sai. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh
sản của loài.
D → sai. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể
Câu 29: Đáp án B
Khi mà kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn đến diệt vong là vì:
khi số lượng quá ít thì:
- Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm
-


Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm

-

Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng → đột biến xấu có
điều kiện biểu hiện ra kiểu hình,…

-

Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm → đến mùa giao
phối mà chúng không thể tìm được bạn tình → không tạo được thế hệ con,…


Câu 30: Đáp án D
+ Tuổi sinh lý: là thời gian sống có thể đạt tới của 1 cá thể trong quần thể
+ Tuổi sinh thái: là thời gian sống thực của 1 cá thể
+ Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể
Nghiên cứu về cấu trúc các nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật
có hiệu quả hơn
Câu 31: Đáp án B
Sự phân bố các cá thể trong không gian của quần thể tạo sự thuận lợi cho các cá thể
sử dụng tối ưu nguồn sống trong những môi trường khác nhau. Sự phân bố theo 3 dạng:
phân bố đều, phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm. Trong đó phân bố theo nhóm là phổ
biến nhất trong tự nhiên (gặp trong điều kiện sống phân bố không đồng nhất, các cá thể hỗ
trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường)
Câu 32: Đáp án A
Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung
nguồn sống thì chúng cùng sử dụng giống một loại thức ăn. Mà nhiều loài sử dụng cùng một
loại thức ăn thì dẫn đến cạnh tranh nhau  sẽ dẫn đến phân li ổ sinh thái
B.Làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt → cạnh tranh không dẫn đến tiêu diệt các loài

C.Làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh → cạnh tranh không làm thay đổi nguồn sống
D.Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài → cạnh tranh không làm thay đổi nguồn sống
Câu 33: Đáp án A
A.Nhiệt độ môi trường →  nhân tố vô sinh
B.Quan hệ cộng sinh →  nhân tố hữu sinh
C.Sinh vật này ăn sinh vật khác →  nhân tố hữu sinh
D.Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ →  nhan tố hữu sinh
Câu 34: Đáp án A

 số lượng này giảm bất thường, không theo 1 chu kì nào cả biến động không theo chu kì
 số lượng này tăng vào mùa thu hoạch ngô hàng năm  biến động theo chu kì mùa
 số lượng này giảm bất thường, không theo 1 chu kì nào cả  biến động không theo chu

 số lượng này giảm mạnh đúng theo chu kì 10 – 12 năm một lần  biến động theo chu kì
nhiều năm
Câu 35: Đáp án B
A. → đúng. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của
môi trường sống  chính là đặc trưng về tỉ lệ giới tính quần thể.
B. → sai. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài.  không phải
đặc trưng về kích thước quần thể.
C. → đúng. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy
theo điều kiện của môi trường sống  chính là đặc trừng về mật độ quần thể.
D. → đúng. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có
hình chữ S  chính là đặc trưng về kiểu tăng trưởng của quần thể.
Câu 36: Đáp án B


(1) → đúng. Khi trồng xen cây sẽ tránh được sự canh tranh nhau về nguồn sống. Ví dụ trồng
xen giữa cây ưa bóng và ưa sáng.
(2) → sai.

(3) → đúng. Mỗi loại cây có khả năng thích nghi với một điều kiện khí hậu khác nhau; mỗi
mùa, mỗi khu vực trong năm có một điều kiện khác nhau  việc lựa chọn loại cây thích
nghi với khu vực đó vào mùa nào là rất cần thiết.
(4) → đúng. Trong một thủy vực, nếu ta nuôi cấy ghép các loài cá mà mỗi loài sống và tìm
thức ăn ở một tầng nước khác nhau…  tránh được sự cạnh tranh với nhau và vận dụng
được nguồn sống tối đa.
Câu 37: Đáp án A
Kích thước quần thể tại thời điểm t: N t = No + B − D + I − E . Với: No = 2000 (ban đầu)
B = 4, 5% một năm
D = 1, 25% một năm và I, E = 0

Sau 1 năm N t = No + B − D + I − E = 2000 + 2000.0,045 − 2000.0,0125 = 2065
Sau năm thứ 2 = N1 + B − D + I − E = 2065 + 2065.0,045 − 2065.0,0125 = 2132
Câu 38: Đáp án C
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào
1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.
A, B, D → đúng.
C. → sai. Các con chim sống trong một khu rừng  nhiều quần thể khác nhau (chim có nhiều
loài khác nhau).
Câu 39: Đáp án D
Quần thể gồm các đặc trưng cơ bản sau:
+ Tỉ lệ giới tính
+ Nhóm tuổi
+ Sự phân bố của các cá thể trong quần thể
+ Kích thước của quần thể
+ Mật độ của quần thể
+ Kiểu tăng trưởng kích thước
Câu 40: Đáp án C.
Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phủ Thọ → là một quần thể (1 loài cây cọ).
Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa → là một quần thế (một loài ốc bươu vàng).

Tập hợp cá trong Hô Tây → gồm nhiều loài cá  không xác định được quần thể.
Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao → là một quần thể (một loài cá trắm cỏ).
Câu 41: Đáp án A.
A. → đúng. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử
vong là tối thiểu  kiểu tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường
không bị giới hạn (đồ thị tăng trưởng hình chữ J).
B. → sai. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử
vong. (Mức sinh sản lớn hơn hay nhỏ là tùy từng thời điếm).


c. → sai. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức
tử vong. (Mức sinh sản lớn hơn hay nhỏ là tùy từng thời điểm).
D. → sai. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong
luôn tối thiểu.
Câu 42: Đáp án B
Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động
của hiện tượng El – Nino; cứ 10 – 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm mạnh
do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt. Đây là kiểu biến động số lượng theo
chu kì nhiều năm.
Câu 43: Đáp án D
Kích thước quần thể tại thời điểm t: N t = No + B − D + I − E . Với N o = 11000 (ban đầu)
B = 12% một năm, D = 8% một năm, I = 0; E = 2%
Sau 1 năm Nt = No + B − D + I − E = No + No.12% − No.8% + 0 − No.2% = 11220
Câu 44: Đáp án B
− Môi trường sống của sinh vật trên Trái Đất thường thay đổi có tính chu kì, chủ yếu là
chu kì mùa và chu kì ngày, đêm.
Nhịp sinh học là khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với những thay
đổi có tính chu kì của các nhân tố sinh thái.
A → đúng. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm
bạn  nhịp sinh học theo ngày, đêm.

B → sai. Cây mọ trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn
cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng  đây là hiện tượng hướng sáng chứ không phải
nhịp sinh học.
C, D → đúng về nhịp sinh học theo mùa.



×