Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Bài tập tiểu luận lớp chức danh nghề nghiệp HẠNG 1 có bìa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.85 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VINH
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG

BÀI THU HOẠCH KHÓA BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẪN
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
THCS HẠNG 1

Người thực hiện: PHẠM THỊ HẰNG
Ngày sinh : 05/07/1979
Cơ quan công tác : Trường THCS Hợp Thành
Địa điểm học : Trung tâm BDTX huyện Yên Thành

Tỉnh Nghệ An năm 2018
1


2


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU…………………………………………..

1

I.

LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ………………………………….

1



II.

NỘI DUNG . ………………………………………

2

PHẦN 1 :KẾT QUẢ THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI THAM

PHẦN 2 : KẾ HOẠCH HOẠT ĐỌNG CỦA BẢN THÂN SAU
KHÓA BỒI DƯỠNG ……………………
III.

KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ……………………………….

17
18

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ

VIẾT TẮT

Trung học cơ sở

THCS


Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Phương pháp dạy học

PPDH

Giải quyết vấn đề

GQVĐ

Giáo dục phổ thông

GDPT

Kiểm tra đánh giá

KTĐG

Khoa học sư phạm

KHSP

Văn hóa chất lượng

VHCL

4



PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, từ chỗ
quan tâm tới việc dạy cho học sinh kiến thức gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh
chiếm lĩnh được kiến thức gì và vận dụng kiến thức đó như thế nào qua việc học. Để
thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương
pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” với vai trò chủ động là giáo viên sang
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất cho học sinh nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh
tri thức của người học; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng
về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn
đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình
học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và
giáo dục. Trước bối cảnh đó cũng như để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình
sau năm 2015, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển
năng lực của người học là cần thiết.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc
trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành
công bước đầu. Đó là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc dạy
học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học.
Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc dự giờ đồng nghiệp tại
trường và trường bạn, chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương
pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều. Dạy học vẫn
nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động
kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức),
chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất cả những điều đó
dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Ngoài ra, các văn bản tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng chiếm số lượng

khá lớn trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (8 tác phẩm, đoạn trích của cả
văn học Việt Nam và văn học nước ngoài – đều là học chính). Đặc biệt những truyện
ngắn được chọn dạy trong chương trình là những truyện ngắn hay, vừa có giá trị nghệ
thuật và tư tưởng, tình cảm nhân văn sâu sắc. Đọc – hiểu vững vàng những văn bản
này theo định hướng phát triển năng lực là các em đã có một lượng kiến thức, kỹ năng
tương đối làm nền tảng vững chắc để trước hết là phục vụ tốt cho kì thi học sinh giỏi,
5


thi chuyển cấp, sau đó là phục vụ cho quá trình học tập, thi cử tiếp theo và cuộc sống
trong tương lai.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nội dung: “Dạy học và kiểm tra, đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua một số văn bản truyện ngắn
trong chương trình Ngữ văn lớp 8” làm đối tượng nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu, vận dụng những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để góp phần hình
thành ở học sinh những năng lực cần hướng đến của môn Ngữ văn cụ thể là:
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực tự quản bản thân.
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
+ Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.
– Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của
người học là thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi đề tài này – như tên gọi của nó, chúng tôi tập trung nghiên cứu
một số phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển

năng lực của người học để vận dụng vào việc dạy – học một số văn bản truyện ngắn
lớp 8 trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS). Từ đó đưa ra những cách
tiếp cận, giảng dạy truyện có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những
năm sau trong việc giảng dạy thể loại tự sự nói riêng và các thể loại văn bản khác nói
chung trong toàn cấp theo định hướng phát triển năng lực người học.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi không có tham vọng giải
quyết hết những vấn đề về việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng
phát triển năng lực của người học một cách triệt để bởi đây là vấn đề mới và phức tạp.
Chúng tôi chỉ xin tập trung làm rõ một số phương pháp, kỹ thuật dạy học của môn
Ngữ văn theo định hướng năng lực, cụ thể như:
– Các phương pháp đặc thù của bộ môn:
6


+ Dạy học đọc – hiểu.
+ Dạy học tích hợp
– Một số phương pháp dạy học tích cực:
+ Phương pháp thảo luận nhóm.
+ Phương pháp đóng vai
+ Phương pháp nghiên cứu tình huống
Từ những thu hoạch này, chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra những cách tiếp cận, dạy học
và kiểm tra đánh giá có hiệu quả theo theo định hướng phát triển năng lực của người
học cho những phần còn lại của bộ môn.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp điều tra


7


PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng. 1998) có giải thích:
Năng lực là:
“Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động
nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại
hoạt động nào đó với chất lượng cao”
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì
“Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức,
kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một
yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận
dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng)
được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc
nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân
đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi” . Định hướng chương trình giáo
dục phổ thông (GDPT) sau năm 2015 đã xác định những năng lực cốt lõi mà học sinh
Việt Nam cần phải có như:
– Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:
+ Năng lực tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sáng tạo;
+ Năng lực quản lí bản thân.
– Năng lực xã hội, bao gồm:

+ Năng lực giao tiếp;
+ Năng lực hợp tác.
– Năng lực công cụ, bao gồm:
+ Năng lực tính toán;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
8


+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả
những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qủa học tập) để giải
quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
2. CÁC NĂNG LỰC MÔN NGỮ VĂN CẦN HƯỚNG ĐẾN

2.1. Năng lực giải quyết vấn đê
Trên thực tế, có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về năng lực giải
quyết vấn đề (GQVĐ). Tuy nhiên, các ý kiến và quan niệm đều thống nhất cho rằng
GQVĐ là một năng lực chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận thức,
khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà không có
định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra
trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựa chọn và
quyết định giải pháp tối ưu.
Với môn học Ngữ văn, năng lực này cũng cần được hướng đến khi triển khai
các nội dung dạy học của bộ môn, do tính ứng dụng thực tiễn và quy trình hình thành
năng lực có thể gắn với các bối cảnh học tập (tiếp nhận và tạo lập văn bản) của môn
học, khi nảy sinh những tình huống có vấn đề. Với một số nội dung dạy học trong
môn Ngữ văn như: xây dựng kế hoạch cho một hoạt động tập thể, tiếp nhận một thể
loại văn học mới, viết một kiểu loại văn bản, lí giải các hiện tượng đời sống được thể
hiện qua văn bản, thể hiện quan điểm của cá nhân khi đánh giá các hiện tượng văn
học,… quá trình học tập các nội dung trên là quá trình giải quyết vấn đề theo quy

trình đã xác định. Quá trình giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn có thể được vận
dụng trong một tình huống dạy học cụ thể hoặc trong một chủ đề dạy học.
2.2. Năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc
suy nghĩ và tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống,
từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực hiện ý
tưởng. Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tò mò, niềm say
mê tìm hiểu khám phá.
Việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cũng là một mục tiêu mà môn
học Ngữ văn hướng tới. Năng lực này được thể hiện trong việc xác định các tình
huống và những ý tưởng, đặc biệt những ý tưởng được gửi gắm trong các văn bản văn
học, trong việc tìm hiểu, xem xét các sự vật, hiện tượng từ những góc nhìn khác nhau,
trong cách trình bày quá trình suy nghĩ và cảm xúc của học sinh (HS) trước một ve
đẹp, một giá trị của cuộc sống. Năng lực suy nghĩ sáng tạo bộc lộ thái độ đam mê và
khát khao được tìm hiểu của HS, không suy nghĩ theo lối mòn, theo công thức. Trong
9


các giờ đọc hiểu văn bản, một trong những yêu cầu cao là HS, với tư cách là người
đọc, phải trở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm (khi có được những cách cảm
nhận riêng, độc đáo về nhân vật, về hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm; có cách trình bày,
diễn đạt giàu sắc thái cá nhân trước một vấn đề,…).
2.3. Năng lực hợp tác
Học hợp tác là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn
thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau,
giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau. Khi làm việc cùng nhau,
học sinh học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe người khác, hoà
giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. Đây là hình thức học tập giúp
học sinh ở mọi cấp học phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn thành tích học tập.
Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác của cá nhân với cá nhân và

tập thể trong học tập và cuộc sống. Năng lực hợp tác cho thấy khả năng làm việc hiệu
quả của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ tương trợ lẫn nhau
để cùng hướng tới một mục đích chung. Đây là một năng lực rất cần thiết trong xã hội
hiện đại, khi chúng ta đang sống trong một môi trường, một không gian rộng mở của
quá trình hội nhập.
Trong môn học Ngữ văn, năng lực hợp tác thể hiện ở việc HS cùng chia se,
phối hợp với nhau trong các hoạt động học tập qua việc thực hiện các nhiệm vụ học
tập diễn ra trong giờ học. Thông qua các hoạt động nhóm, cặp, học sinh thể hiện
những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề đặt ra, đồng thời lắng nghe
những ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự điều chỉnh cá nhân mình. Đây là
những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của người học sinh trong
bối cảnh mới.
2.4. Năng lực tự quản bản thân
Năng lực này thể hiện ở khả năng của mỗi con người trong việc kiểm soát cảm
xúc, hành vi của bản thân trong các tình huống của cuộc sống, ở việc biết lập kế
hoạch và làm việc theo kế hoạch, ở khả năng nhận ra và tự điều chỉnh hành vi của cá
nhân trong các bối cảnh khác nhau. Khả năng tự quản bản thân giúp mỗi người luôn
chủ động và có trách nhiệm đối với những suy nghĩ, việc làm của mình, sống có kỉ
luật, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
Cũng như các môn học khác, môn Ngữ văn cũng cần hướng đến việc rèn luyện
và phát triển ở HS năng lực tự quản bản thân. Trong các bài học, HS cần biết xác định
các kế hoạch hành động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch để đạt được
mục tiêu đặt ra, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp thu kiến thức
và rèn luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy những yếu tố tích cực, hạn
10


chế những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần thiết trong
những tình huống của cuộc sống.
2.5. Năng lực giao tiếp tiếng Việt

Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe, nhằm
đạt được một mục đích nào đó. Việc trao đổi thông tin được thực hiện bằng nhiều
phương tiện, tuy nhiên, phương tiện sử dụng quan trọng nhất trong giao tiếp là ngôn
ngữ. Năng lực giao tiếp do đó được hiểu là khả năng sử dụng các quy tắc của hệ thống
ngôn ngữ để chuyển tải, trao đổi thông tin về các phương diện của đời sống xã hội,
trong từng bối cảnh/ngữ cảnh cụ thể, nhằm đạt đến một mục đích nhất định trong việc
thiết lập mối quan hệ giữa những con người với nhau trong xã hội. Năng lực giao tiếp
bao gồm các thành tố: sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, sự hiểu biết về các
tri thức của đời sống xã hội, sự vận dụng phù hợp những hiểu biết trên vào các tình
huống phù hợp để đạt được mục đích.
Trong môn học Ngữ văn, việc hình thành và phát triển cho HS năng lực giao
tiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng, cũng là mục tiêu thế mạnh mang tính đặc
thù của môn học. Thông qua những bài học về sử dụng tiếng Việt, HS được hiểu về
các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu quả trong các tình
huống giao tiếp cụ thể, HS được luyện tập những tình huống hội thoại theo nghi thức
và không nghi thức, các phương châm hội thoại, từng bước làm chủ tiếng Việt trong
các hoạt động giao tiếp. Các bài đọc hiểu văn bản cũng tạo môi trường, bối cảnh để
HS được giao tiếp cùng tác giả và môi trường sống xung quanh, được hiểu và nâng
cao khả năng sử dụng tiếng Việt văn hóa, văn học. Đây cũng là mục tiêu chi phối
trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là dạy học theo quan điểm giao
tiếp, coi trọng khả năng thực hành, vận dụng những kiến thức tiếng Việt trong những
bối cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống.
Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện ở 4 kĩ
năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy
vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
2.6. Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mi
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận
ra được các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống, thông qua
những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng những suy
nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện. Như vậy, năng lực cảm thụ (hay năng

lực trí tuệ xúc cảm) thường dùng với hàm nghĩa nói về các chỉ số cảm xúc của mỗi cá
nhân. Chỉ số này mô tả khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm
xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.
11


Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, gắn với
tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc với tác
phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm
và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình. Năng lực cảm
xúc, như trên đã nói, được thể hiện ở nhiều khía cạnh; trong quá trình người học tiếp
nhận tác phẩm văn chương năng lực cảm xúc được thể hiện ở những phương diện sau:
- Cảm nhận ve đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình
ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc sống
qua ngôn ngữ nghệ thuật.
- Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn học: cái
đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,….từ đó cảm nhận được những
giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm.
- Cảm hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm văn
học; hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân; biết cảm
nhận và rung động trước ve đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; có những
hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thành thế giới quan
thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận tác phẩm văn chương.
Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trước cái đẹp,
biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình tượng,
biểu hiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc sống tốt đẹp
hơn.
Như vậy, quá trình dạy học Ngữ văn đồng thời giúp HS hình thành và phát triển
các năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua việc rèn luyện và
phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Trong quá trình hướng dẫn HS tiếp xúc với

văn bản, môn Ngữ văn còn giúp HS từng bước hình thành và nâng cao các năng lực
học tập của môn học, cụ thể là năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năngnghe và đọc)
và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết).
3.TRUYỆN NGẮN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK NGỮ VĂN 8
TT

VĂN BẢN

XUẤT XỨ

TÁC GIẢ

11

Tôi đi học

Văn học Việt Nam

Thanh Tịnh

22

Lão Hạc

Văn học Việt Nam

Nam cao

33


Cô bé bán diêm

Văn học Đan Mạch

An đéc xen

34

Chiếc lá cuối cùng

Văn học Mĩ

O Hen ri
12


Nhìn chung, dù văn học Việt Nam hay nước ngoài thì các văn bản truyên ngắn
trong SGK THCS nói chung và chương trình Ngữ văn 8 nói riêng là những văn bản
rất đặc sắc, có thể xem là “những tinh hoa trong vườn hoa truyện ngắn” của nhân
loại.
I.

CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY-HỌC TRUYỆN NGẮN

Trong kho tàng văn học đồ sộ của nhân loại, tác phẩm tự sự chiếm một vị trí rất
quan trọng, góp phần làm nên sức hấp dẫn của bộ môn khoa học mang tính nghệ thuật
độc đáo, mà ở đó truyện ngắn đóng vai trò khá đặc biệt.
Qua những câu chuyện, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm, thái độ,
cách ứng xử đúng đắn giữa con người với con người, gây ấn tượng sâu đậm về cuộc

đời và tình người. Cũng qua đó giúp người đọc, mà đặc biệt là lứa tuổi thanh, thiếu
niên có những nhận thức, tình cảm và định hướng đúng. Những câu chuyện ngắn là
những thông điệp làm "sáng" lên, đẹp hơn tâm hồn, tình cảm nhân cách của người
đọc. Đó cũng chính là lý do góp mặt của tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn nói
riêng trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp,
chúng tôi thấy việc dạy – học các văn bản truyện ngắn trong chương trình tại đơn vị
những năm gần đây chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh.
Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau:
1.1. Dạy học đọc – hiểu chủ yếu vẫn theo hướng truyền thụ một chiều những
cảm nhận của giáo viên về văn bản, chưa hướng tới việc cung cấp cho HS cách đọc,
cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Dạy
học chú trọng đến cung cấp nội dung tư tưởng của văn bản văn học, ít chú trọng đến
các phương tiện nghệ thuật và ứng dụng thực tiễn đời sống. Nhìn chung trong phương
pháp dạy học vẫn đang ảnh hưởng nhiều của kiểu tư duy và lề lối cũ, nghĩa là chú
trọng dạy kiến thức hơn là hình thành kỹ năng, thái độ.
1.2. Dạy học tích hợp đã được chú trọng trong những năm học gần đây và
cũng đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang
tính khiên cưỡng, thiếu tự nhiên, tức là giáo viên thường áp đặt những nội dung tích
hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống… một cách lộ liễu.
Chưa khích lệ học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh
vực… để giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách tự nhiên, hợp lí. Chủ yếu tích hợp
trong kiến thức phân môn môn, chưa chú trọng tích hợp các phân môn và tích hợp
liên môn. Chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất
nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát triển.
13


1.3. Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về tính cấp

thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển biến; việc áp
dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện. Tuy nhiên cách thực
hiện, hiệu quả giảng dạy để đạt được mục tiêu của nó là chưa cao, cụ thể như:
- Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một
vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa
thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được – tính dân chủ, mọi cá
nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất
đồng để hình thành quan điểm cá nhân.
- Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú
trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết (chẳng hạn nhập vai lão Hạc để kể lại
truyện Lão Hạc,…), việc chuyển thể thành kịch bản, xử lí tình huống giả định, trình
bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy mà học sinh ít có cơ hội bày tỏ
thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành được các kỹ năng và năng lực của người học.
Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu vô cùng quan trọng trong quá trình
dạy học. Nó vừa là khâu kết thúc một quá trình dạy và học nhưng cũng là một khâu
mở đầu cho một quá trình dạy và học mới.
- Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã được áp dụng song còn chưa đồng
đều và hợp lí. Quan niệm về “Ứng dụng công nghệ thông tin” chỉ mới dừng lại ở việc
các bài giảng được giáo viên thiết kế trên máy tính và đến giờ giáo viên (GV) lần lượt
trình chiếu các nội dung thay cho hoạt động ghi bảng. Song nhận thấy thực tế dạy học
đó sẽ làm cho vai trò của người thầy bị mờ nhạt, thiếu đi sự tương tác và gần gủi giữa
GV và khiến cho giờ học có những khoảng lặng hoặc HS khó tiếp thu bài học do tốc
độ trình chiếu nhanh...Bởi vậy sau một thời gian “dậy sóng”, việc ứng dụng CNTT
vào dạy học lại trở về trạng thái “nghỉ ngơi”. Các GV lại trở về với lối “dạy chay”
truyền thống.
2. THỰC TIỄN CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Những năm gần đây đã có những đối mới về kiểm tra nhưng thực sự chưa
nhiều, nhất là bậc THCS. Không chỉ vậy, các bài kiểm tra còn thiên về lý thuyết mà
chưa chú ý đến các câu hỏi phát triển năng lực, chưa hướng các em nhiều vào thực tế,

chưa phát huy được những hiểu biết về cuộc sống của các em vào bài viết. Các em
tưởng tượng, hư cấu quá nhiều nhưng lại xa rời thực tế; hoặc là “đóng cứng”, chưa
phát huy được tính sáng tạo của HS, tạo cơ hội cho kiểu học thụ động; nặng tính hàn
lâm kinh viện. Chính vì vậy, mà trong nhiều năm qua học sinh yêu thích môn Văn
ngày càng ít đi.
14


Những tồn tại và thiếu sót này đã được chúng tôi nhìn nhận, rút kinh nghiệm và đã,
đang, sẽ tiếp tục khắc phục trong từng giờ giảng.
III. CÁC GIẢI PHÁP
1. GIẢI PHÁP TRONG DẠY HỌC
Dạy học một tác phẩm truyện nói chung, văn bản truyện ngắn nói riêng là việc
làm đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các thao tác, phương pháp dạy học sao cho học sinh
cảm nhận thấy hết những ve đẹp về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác
phẩm. Dạy học theo theo định hướng phát triển năng lực của người học lại cần ứng
dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát huy tối đa việc hình thành các
năng lực cho học sinh. Tức là làm thế nào để học sinh tự học, tự tìm hiểu để hình
thành kỹ năng đọc hiểu tất cả các tác phẩm ngoài chương trình; vận dụng kiến thức,
kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời lại phải vận dụng
kiến thức xã hội, kiến thức các môn học khác để khám phá tác phẩm.
Để hướng tới mục đích đó, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp dạy học
tích cực của bộ môn cũng như các phương pháp chung trong từng tác phẩm, đoạn
trích như sau:
1.1. Phương pháp dạy học đọc – hiểu:
Chúng tôi ứng dụng phương pháp này cho một số bài dạy học tác phẩm truyện
ngắn lớp 8 như sau:
* Lão Hạc – Nam Cao (Ngữ văn 8, Tập 1).
- Công việc chuẩn bị: Học sinh đọc trước văn bản ở nhà (chú ý đọc kĩ, đọc diễn
cảm và thể hiện được sự thẩm thấu tác phẩm qua giọng đọc), tóm tắt được văn bản;

huy động những hiểu biết đã có về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh xã hội đương thời…
để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ trên lớp.
- Hoạt động trên lớp, chúng tôi yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ:
+ Tìm ý chính của văn bản, các chi tiết quan trọng (đại ý văn bản viết về cuộc
sống cực khổ, bế tắc của nhân vật Lão Hạc-người nông dân dưới chế độ cũ, các chi
tiết quan trọng: Lão Hạc bán cậu Vàng, cái chết bất ngờ và đau đớn của Lão Hạc,
những triết lí nhân sinh sâu sắc của Nam Cao thông qua nhân vật ông giáo…)
+ Đưa ra hiểu biết chung về văn bản: Từ ngữ, hình ảnh, câu văn… trong văn
bản đều tập trung thể hiện rõ số phận nhân vật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn. Kết
nối các thông tin về cuộc đời, số phận của Lão Hạc, sự tối tăm của xã hội đương thời
để đi đến nhận định tất yếu về con đường tự giải thoát bế tắc của nhân vật. Sắp xếp
được các ý cơ bản theo trình tự: cuộc đời, số phận của Lão Hạc; chuỗi ngày khó khăn
nỗi dằn vặt của Lão Hạc khi bán chó, cái chết bất ngờ, dữ dội và đau đớn của Lão
15


Hạc. Thấy được ý nghĩa sâu sắc và nhân văn trong những triết lí sâu sắc của Nam Cao
về con người và cuộc đời. Nhận ra được mô hình tổ chức của văn bản: nguyên nhân –
kết quả. Đưa ra được kết luận về văn bản: miêu tả chân thực, xúc động về số phận,
diễn biến tâm lí và sự bế tắc của người nông dân dưới cuộc sống tối tăm của xã hội
cũ; cho thấy giá trị tố cáo và tấm lòng nhân đạo, nhân sinh quan sâu sắc và tiến bộ của
của nhà văn.
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản: sự cảm thông sâu sắc của nhà
văn với thân phận người lao động nghèo; khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ; tác
phẩm là một đóng góp độc đáo cho văn học hiện thực, không chỉ miêu tả chân thực
sự thống khổ của con người, lên án chế độ xã hội đương thời mà còn khẳng định niềm
tin ở con người. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao cũng thể hiện rõ qua tác phẩm:
sự am tường về bản chất, biểu hiện cử chỉ điệu bộ người nông dân, ngôn ngữ phong
phú, cách miêu tâm lí nhân vật đầy tài hoa, nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả, biểu
cảm và đan xen triết lí sắc sảo.

+ Vận dụng những hiểu biết về văn bản để đọc – hiểu các văn bản cùng loại
ngoài chương trình, vận dụng bài học vào thực hiện các nhiệm vụ trong đời sống và
học tập, cụ thể như: Yêu cầu học sinh tìm đọc các văn bản cùng loại, cùng chủ đề
ngoài chương trình (Chí Phèo, Trăng sáng, Một bữa no – Nam Cao…) để củng cố
kiến thức, kỹ năng đọc – hiểu. Suy luận để bàn luận về những vấn đề trong cuộc sống
có thể giải quyết bằng sự học hỏi từ nội dung của văn bản như: Trong cuộc sống bế
tắc thường đẩy con người ta vào chốn cùng quẩn, dập tắt ước mơ, khát khao hạnh
phúc trong con người. Nhưng những phẩm chất tốt đẹp của họ vẫn luôn tiềm ẩn, cần
được nhìn thấy và trân trọng. Vận dụng được hiểu biết về văn bản để có các biện
pháp giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống như: Suy nghĩ, cảm nhận về
các nhân vật, giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm; bàn về tình người trong
cuộc sống…Qua đó, cũng rèn cho các em những kĩ năg sống cần thiết như luôn tạo
cho mình một bản lĩnh sống để không bị sa ngã, đầu hàng trong mọi hoàn cảnh. Cần
đấu tranh và xây dựng cho một xã hội công bằng, văn minh, tốt đẹp.
* Cô bé bán diêm – An đéc xen.
- Công việc chuẩn bị: Học sinh đọc trước văn bản ở nhà, tóm tắt được văn bản;
huy động những hiểu biết đã có về tác giả, về văn hóa, phong tục, khí hậu… của đất
nước Đan mạch để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ trên lớp.
- Hoạt động trên lớp, chúng tôi yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ:
+ Tìm ý chính của văn bản, các chi tiết quan trọng (đại ý văn bản viết về cuộc
sống cực nhục, tối tăm và cái chết bi thương của cô bé bán diêm, các chi tiết quan
trọng: các lần quẹt diêm của em bé, cái chết của em bé…)
16


+ Đưa ra hiểu biết chung về văn bản: Từ ngữ, hình ảnh, câu văn… trong văn
bản đều tập trung thể hiện rõ số phận nhân vật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn. Kết
nối các thông tin về cuộc đời, số phận của cô bé bán diêm, ước mơ tội nghiệp, hiện
thực phủ phàng và cái chết cô đơn, bi thảm của nhân vật để đi đến nhận định tất yếu
về kết cục cuối cùng của nhân vật. Sắp xếp được các ý cơ bản theo trình tự: hoàn

cảnh; những lần quẹt diêm của em bé và cái chết của em. Thấy được nghệ thuật kể
chuyện đặc sắc với những thủ pháp tương phản đối lập: hiện thực phủ phàng với ước
mơ đẹp đẽ... Nhận ra được mô hình tổ chức của văn bản: nguyên nhân – hệ quả. Đưa
ra được kết luận về văn bản: miêu tả chân thực, xúc động về số phận của những đứa
tre bất hạnh trước thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của người đời.
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản: sự cảm thông sâu sắc của nhà
văn với thân phận của những em bé có hoàn cảnh bất hạnh; cho thấy ước mơ tội
nghiệp trong tâm hồn ngây thơ của các em; tác phẩm là một đóng góp độc đáo cho
văn học hiện thực, không chỉ miêu tả chân thực sự thống khổ của con người, lên án sự
thờ ơ vô cảm của người đời trước những khổ đau của tre. Phong cách nghệ thuật của
tác giả cũng thể hiện rõ qua tác phẩm: sự am tường về tâm lí tre thơ và tài năng miêu
tả sắc sảo, ngôn ngữ phong phú, cách xây dựng các hệ thống các chi tiết đối lập hợp lí
đầy tài hoa và kết thúc truyện vừa bất ngờ, vừa nhân văn để lại cho người đọc nhiều
liên tưởng.
+ Vận dụng những hiểu biết về văn bản để đọc – hiểu các tác phẩm, đoạn trích
cùng loại ngoài chương trình, vận dụng bài học vào thực hiện các nhiệm vụ trong đời
sống và học tập, cụ thể như: Yêu cầu học sinh tìm đọc các văn bản cùng loại, cùng
chủ đề ngoài chương trình (Cô bé và hạt đậu, ...) để củng cố kiến thức, kỹ năng đọc
– hiểu. Vận dụng được hiểu biết về văn bản để có các biện pháp giải quyết các vấn đề
trong học tập, trong cuộc sống như: Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật, giá trị nhân đạo
và hiện thực của tác phẩm, bàn về tình người trong cuộc sống…
* Chiếc lá cuối cùng – O-Hen-Ri
Với tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”, chúng tôi cũng lần lượt triển khai các
nhiệm vụ sau cho học sinh:
- Hoạt động chuẩn bị: đọc, tóm tắt văn bản, tìm hiểu những thông tin ngoài văn
bản để bổ sung cho những hiểu biết về tác giả và văn bản (Ví dụ giai thoại về bút
danh O. Hen-ri, Toàn truyện “Chiếc lá cuối cùng”…)
- Hoạt động trên lớp:
+ Tìm kiếm thông tin: Hoàn cảnh nghèo của những người họa sĩ, bệnh tình của
Giôn-xi, tấm lòng chăm sóc của Xiu dành cho bạn, sự hy sinh cao cả của cụ Bơmen… Từ đó hiểu được câu chuyện phản ánh cuộc sống nghèo khổ của một bộ phận

17


người nghệ sĩ Mĩ cuối TK XIX khiến họ rơi vào bi quan, bế tắc. Song cũng chính
trong cuộc sống đó đã ngời sáng lên những tình cảm cao đẹp, nhân ái họ dành cho
nhau. Những kiệt tác nghệ thuật thực sự cũng ra đời từ đó (bức tranh chiếc lá thường
xuân trên tường của cụ Bơ men).
+ Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối… thông tin để tạo nên hiểu
biết chung về văn bản: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, kết cấu đảo
ngược tình huống hai lần của tác giả đã thực sự gây được những hứng thú cho người
đọc. Văn bản cũng thể hiện tư tưởng mà tác giả đặt ra trong tác phẩm đó là tình yêu
thương giữa con người và con người, khát vọng cuộc sống, quan điểm về nghệ thuật
chân chính, sự hi sinh và lòng vị tha.
+ Phản hồi và đánh giá, mở rộng các thông tin: Cảm xúc của tác giả: luôn trăn
trở về cuộc đời, cuộc sống của từng con người; ta còn thấy rõ tư tưởng nhân đạo sâu
sắc về cuộc sống con người của nhà văn. Kết luận ở mức phê bình được rằng đây là
tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng thế sự trong phong cách O.Hen-ri: tình huống
độc đáo, ngôn ngữ điêu luyện, giọng kể khách quan…Với sự nghiệp sáng tác nổi bật,
với khối lượng tác phẩm phong phú, nội dung sâu sắc của truyện ngắn O.Hen-ri nên
năm 1918, Hội đồng Khoa học và Nghệ thuật ở Mĩ đã lập giải thưởng O.Hen-ri để
tặng cho các truyện ngắn hay ở Mĩ hàng năm
+ Ứng dụng: Tìm đọc các văn bản ngoài chương trình, giải quyết được các vấn
đề trong cuộc sống như: tình trạng bi quan trước những khó khăn vướng mắc dẫn đến
những suy nghĩ buông xuôi và hành động dại dột ở lớp tre hiện nay, tìm được những
giải pháp nâng cao đời sống (tinh thần) cho con người, những suy nghĩ tích cực, lạc
quan và nghị lực, niềm tin trong cuộc sống…
Với những văn bản trên, chúng ta đều có thể yêu cầu học sinh viết đoạn văn
ngắn để giải quyết những tình huống có thể gặp trong đời sống. Qua đó, nâng cao kỹ
năng viết sáng tạo cho học sinh.
1.2. Dạy học tích hợp

Với phương pháp này chúng tôi thực hiện việc tích hợp theo hai hướng: tích
hợp các phân môn trong môn Ngữ văn và tích hợp với các môn học khác có liên quan
để phục vụ công tác dạy học.
Do chương trình môn Ngữ văn đã được biên soạn theo tinh thần tích hợp các
phân môn, vì vậy giáo viên phải chú trọng giữa dạy Văn với tiếng Việt và Làm văn.
Bên cạnh đó, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học tích hợp hiện nay, dạy học Ngữ văn
cũng cần chú ý đến tích hợp liên môn hợp lí. Với những bài học này chúng tôi cũng sẽ
thực hiện trên tinh thần đó. Sau đây là một số ví dụ cụ thể.
*. Tôi đi học – Thanh Tịnh
18


- Tích hợp Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, từ láy, Cổng trường mở ra,
kể lại kĩ niệm ngày khai trường ấn tượng nhất
Cho đoạn văn:
“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có
những đám mây bàng bạc….”
- Hỏi: Phương thức biểu đạt trong đoạn văn: Tự sự + miêu tả + biểu cảm (Tích
hợp ngang)
Đoạn mở đầu văn bản cũng như qua tìm hiểu toàn văn bản, gơi em liên nhớ đến
tác phẩm nào đã học có cùng chủ đề? (Tích hợp dọc)
Văn bản gợi cho em cảm xúc và tình cảm gì? Nhớ về những ngày khai trường
và những người bạn, thầy cô giáo, ngôi trường cũ (Tích hợp giáo dục tình cảm)
* Lão Hạc – Nam Cao
Với văn bản này chúng tôi vận dụng kiến thức lịch sử giúp học sinh có cái nền
để hiểu văn bản: Bối cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, khi nhân dân
đang phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”… để hiểu hơn về giá trị hiện thực và nhân đạo
của tác phẩm (Tích hợp liên môn)
Ngôi kể: Cũng là ngôi kể thứ nhất nhưng không phải nhân vật tôi tự kể về cuộc
đời, tình cảm của bản thân mà là một người chứng kiến câu chuyện của người khác và

kể lại, khiến cho câu chuyện vừa khách quan, vừa sâu sắc, chân thực (Tích hợp dọc
trong cùng phân môn)
Chọn một số đoạn văn để tích hợp việc củng cố kiến thức tiếng Việt và làm
văn cho học sinh, sau đây là một ví dụ:
Ví dụ 1: Cho đoạn văn: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại
với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm
mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
Với đoạn văn này, chúng ta có thể yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức về
tiếng Việt và làm văn để hiểu thêm về văn bản bằng các câu hỏi như: Đoạn văn trên
được viết theo phương thức nào là chính? Nội dung của đoạn văn trên là gì? Các từ
láy: móm mém ,hu hu, đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi diễn tả tâm trạng của
Lão Hạc sau khi bán chó ? (Tích hợp ngang trong môn)
Cứ như vậy, chúng ta có thể có những câu hỏi về những nội dung kiến thức
khác tùy theo đoạn văn mà ta chọn làm ngữ liệu.

19


Ví dụ 2: Qua triết lí nhân sinh của tác giả về cách nhìn người : “Ôi! Đối với
những người quanh ta…không bao giờ ta thương” Em hiểu và có suy nghĩ gì về cách
nhìn người trong xã hội ngày nay? (Tích hợp giáo dục kĩ năng sống)
* Cô bé bán diêm – An-đéc-xen
Đây là câu chuyện mang màu sắc cổ tích nhưng nội dung lại rất gần gũi và sát
thực với cuộc sống hiện tại, mang tinh thần nhân đạo sâu sắc và phù hợp với nhận
thức và hành động của các em. Bởi vậy đặt câu hỏi liên hệ cuộc sống để giáo dục thái
độ tình cảm cho các em là rất cần thiết. Ví dụ:
Hoàn cảnh và số phận của cô bé bán diêm trong truyện gợi cho em liên tưởng
đến những con người nào trong xã hội? Qua đây, em có thay đổi nào trong nhận thức
và hành động của bản thân? (Tích hợp giáo dục kĩ năng sống)
*. Chiếc lá cuối cùng – O.Hen-ri

- Với văn bản này ta cũng có thể vận dụng kiến thức lịch sử thế giới để học sinh
có cái nền để hiểu văn bản: Bối cảnh xã hội nước Mĩ những năm cuối TKXVcòn
nhiều khó khăn, đòi sống kinh tế XH còn hạn chế, cuộc sống của giới nghệ sĩ rất vất
vả…(tất cả đều khác xa với hiện nay). Từ đó HS hình dung rõ hơn về nội dung phản
ánh trong câu chuyện.
- Hoặc GV có thể giáo dục kĩ năng sống cho các em qua việc đặt câu hỏi: Theo
em kết cục câu chuyện sẽ như thế nào nếu không có chiếc lá cuối cùng của cụ Bơmen. Em suy nghĩ gì về kết cục đó? Em hiểu gì và có suy nghĩ như thế nào về tình
trạng tâm lí bế tắc của con người nói chung, giới tre nói riêng trong cuộc sống thực tế
hôm nay?
1.3.Vận dụng các phương pháp và ki thuật dạy học tích cực khi hướng dẫn
HS tìm hiểu truyện ngắn.
1.3.1. Thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm là phương pháp có thể áp dụng với nhiều bài học, điều quan
trọng ta phải chú ý là đề tài cho học sinh thảo luận phải là đề tài có tính phức hợp, có
vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ của nhiều người.
- Tôi đi học: Với bài này, chúng tôi tiến hành cho HS thảo luận để tìm ra các
hình ảnh so sánh đặc sắc và ý nghĩa của mỗi hình ảnh so sánh đó; thảo luận để tìm ra
các yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện… Hết thời gian quy định yêu cầu các
nhóm trình bày kết quả, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, kết nối các thông tin rồi
đi tới kết luận hợp lí.

20


- Với lão Hạc: Thảo luận để tìm ra ý nghĩa của các triết lí nhân sinh về con
người và cuộc đời của nhà văn Nam Cao, thảo luận để tìm ra ý nghĩa cái chết của lão
Hạc…
- Chiếc lá cuối cùng: Với truyện ngắn này, chúng ta có thể cho học sinh thảo
luận nhóm ở các nội dung: Tâm lí của Giôn-xi có hợp lẽ thường không ? Giôn-xi đã
gợi cho em cảm nghĩ gì? Ý nghĩa của chiếc lá cuối cùng, tình huống truyện..; có thể

thảo luận về các nhân vật trong truyện để rút ra các nhận định về nhân vật, thảo luận
về giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm…
- Cô bé bán diêm: Thảo luận để tìm ra các yếu tố tạo nên màu sắc cổ tích cho
câu chuyện; ý nghĩa của hình tượng ngọn lửa diêm trọng truyện..
1.3.2. Phương pháp đóng vai
Tổ chức cho học sinh nhập một vai giả định để trình bày những suy nghĩ và
cảm nhận của mình, giúp các em suy nghĩ sâu sắc hơn.
- Với “Tôi đi học” ta có thể cho học sinh đóng vai trong các tình huống: Đóng
vai nhân vật tôi viết lên tâm trạng trong một lần có dịp về thăm trường cũ
- Với “Lão Hạc” ta có thể giao một số nhiệm vụ cho học sinh đóng vai như:
Chuyển thể đoạn lão Hạc sang kể chuyện bán chó với ông giáo thành một tiểu phẩm
ngắn, nhập vai nhân vật con trai lão Hạc nói lên tâm trạng của mình khi trở về, đóng
vai một người được trực tiếp chứng kiến chuyện lão Hạc kể chuyện bán chó với ông
giáo và kể lại. Đóng vai vợ ông giáo viết lên suy nghĩ của mình sau khi nghe chồng kể
về nguyên nhân cái chết của lão Hạc…
- Với “Cô bé bán diêm” ta có thể cho học sinh đóng vai trong các tình huống:
nhập vai một chứng kiến cái chết của cô bé bán diêm và kể lại sự việc, Đóng vai
người cha của cô bé bán diêm diễn tả tâm trạng của mình sau khi chứng kiến cảnh đứa
con tội nghiệp chết bên xó tường vắng vẽ…
- Với “Chiếc lá cuối cùng” ta có thể cho học sinh: Đóng vai một trong các
nhân vật (Xiu, hoặc Giôn-xi) nêu lên suy nghĩ của mình sau khi biết sự thật về
chiếc lá?
Đóng vai cụ Bơ-men nói lên tâm trạng của mình trước khi tìm ra phương thuốc
cứu sống Giôn-xi - vẽ chiếc lá cuối cùng?
1.3.3. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin
Khi dạy các văn bản truyện ngắn, chúng tôi thường đưa các hình ảnh, ngữ liệu
ngôn ngữ như các lời bình luận, đánh giá nhận xét hay của các nhà nghiên cứu phê
bình văn học về các chi tiết, nhân vật hay chủ đề về tác phẩm nhằm giúp các em hình
dung cụ thể và hiểu sâu rộng hơn về nội dung bài học.
21



Thay vì việc bị động kiến thức vào các slide, chúng tôi chỉ thiết kế và trình
chiếu các slide có tác dụng hổ trợ, bổ sung tư liệu, mở rộng kiến thức cho bài học mà
trong phạm vi sách giáo khoa (SGK) không có, nhằm thay cho sự cồng kềnh của bảng
phụ. Cụ thể, chúng tôi thường soạn các slide hổ trợ các thông tin về chân dung, cuộc
đời, sự nghiệp tác giả; hoàn cảnh ra đời tác phẩm; kết cấu đầy đủ của tác phẩm (nếu
SGK chỉ học đoạn trích); các tư liệu liên quan đến văn bản như các bình luận, phân
tích của các nhà phê bình, các ngữ liệu của một số tác phẩm cùng thể loại để so sánh;
hoặc phần tổng kết nội dung, nghệ thuật của tác phẩm…Đồng thời hướng dẫn các em
tìm hiểu và khai thác thong tin bài học trên mạng intơnets trước và sau bài học để hiểu
vấn đề một cách râu rộng hơn.
Ví dụ: Khi dạy học văn bản Lão Hạc, song song với việc thiết kế giáo án, tôi
hướng dẫn các em về tìm xem trích đoạn “Lão Hạc” – Trích phim “Làng Vũ Đại ngày
ấy”, đọc các bài phân tích, bình luận về văn bản, tạo thêm các slide để giới thiệu về
chân dung, sự nghiệp của tác giả, một số hình ảnh về phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”,
câu hỏi thảo luận về quan điểm, nhìn nhận về con người và cuộc đời, bảng khái quát
nội dung, nghệ thuật để học sinh dễ dàng hình dung và hiểu sâu hơn nội dung văn bản
mà vẫn đảm bảo thời gian tiết học.
2. THỰC HIỆN GIẢI PHÁP TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Kiểm tra, đánh giá là hoạt động xuyên suốt quá trình học tập chứ không đơn
thuần là các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, học kì theo quy định. Ví như trong
các giải pháp về dạy học, mỗi khi tổ chức học tập cho học sinh, đặt các câu hỏi yêu
cầu HS giải quyết thì đó cũng đồng thời là một hình thức kiểm tra, đánh giá. Tuy
nhiên, để vấn đề không dàn trãi, chúng tôi chỉ xin trình bày vấn đề này trong phạm vi
hẹp, cụ thể ở một số hình thức mang tính tổng kết hoạt động như các câu hỏi chốt vấn
đề sau tiết học, bài kiểm tra ngắn (5-15 phút) và bài kiểm tra 1 tiết, đề khảo sát học
sinh giỏi cho cụm bài truyện ngắn Ngữ văn 8. Sau đây là một số ví dụ về các câu hỏi,
đề kiểm tra mà trong thực tế dạy học, chúng tôi nhận thấy đã thực sự phát triển năng

lực đọc-hiểu truyện ngắn của học sinh.
* Văn bản Lão Hạc
Với văn bản này, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, chúng tôi nhận
thấy các tài liệu hầu như chủ yếu hướng vào khai thác nhân vật lão Hạc, ông giáo,
các vấn đề triết lí nhân sinh và nội dung tư tưởng, nghệ thuật của toàn tác phẩm.
Trong khi đó, để hiểu sâu sắc một tác phẩm truyện ngắn, theo chúng tôi cần tìm hiểu
đầy đủ hơn các chi tiết và nhân vật liên quan. Bởi như đã nói ở trên: Một truyện ngắn
hay thì không có chi tiết thừa. Do vậy, ở truyện ngắn này, chúng tôi sau những vấn đề
cốt lõi nêu trên, chúng tôi còn chú trọng hướng dẫn học sinh khám phá nội dung,
22


nghệ thuật truyện qua các nhân vật khác như Binh Tư, bà giáo, con chó vàng với câu
hỏi khái quát như sau:
Ngoài ông giáo và lão Hạc, em còn nhận thấy tạo nên sự thành công cho truyện
này còn có nhân vật nào?
Với câu hỏi này, học sinh sẽ tư duy và lần lượt phát hiện ra vai trò của các nhân vật
phụ trong truyện. Cụ thể:
+ Binh Tư:
Xuất hiện ít, lời thoại không nhiều nhưng cũng là nhân vật quan trọng.
Vì: Nhờ nhân vật này mà sự việc câu chuyện mới có thể phát triển, là mấu chốt
đẩy câu chuyện đến cao trào, làm nảy sinh tình huống: Lão hạc xin bả chó, tìm đến cái
chết, khiến cho những người xung quanh hiểu nhầm và để ông giáo rút ra những triết
lí sâu sắc về cuộc đời, giúp cho câu chuyện thêm sâu sắc.
- Đặc biệt với việc đưa nhân vật này vào câu chuyện, phẩm chất lương thiện, trong
sạch của Lão Hạc càng thêm nổi bật
- Sự xuất hiện của Binh Tư cùng với các nhân vật khác cũng giúp cho nhà văn
Nam cao phản ánh cuộc sống thêm đầy đủ, phong phú, đa dạng và tăng thêm tính
chân thực.
- Tác giả rất có dụng ý khi để cho nhân vật này xuất hiện

+ Bà giáo:
- Chỉ xuất hiện qua lời kể của ông giáo, cũng là nông dân nhưng không giống lão
Hạc và cũng khác với Binh Tư. Ở bà mang một tính cách của người phụ nữ nông
thôn rất rõ nét đó là lam lũ, bươn chải, chịu thương chịu khó chắt chiu cho cuộc sống
gia đình, bà “không ác” nhưng bị lo lắng, buồn đau che lấp mất mà trở nên ích kỉ nhỏ
nhen để không hiểu đúng và thông cảm cho hoàn cảnh của lão Hạc.
- Nhưng cũng chính sự xuất hiện của bà với những lời độc thoại tự biện minh của
ông giáo ta càng thấy sự hiểu đời, hiểu người thật sâu sắc của nhân vật này hay cũng
chính là hiện thân của nhà văn Nam Cao.
Có thể nói, với việc tìm hiểu và khai thác được vai trò của tất thảy các nhân vật
trong truyện, người đọc đã chính là một “đồng sáng tạo” với nhà văn để cùng tạo nên
giá trị sống lâu bền cho tác phẩm. Ta thấy câu chuyện rất ít nhân vật xuất hiện, diễn
ra trong một không gian hẹp nhưng giống như một xã hội Việt Nam đương thời thu
nhỏ với đầy đủ các hạng người và vô cùng sinh động, chân thực.
* Văn bản “Chiếc lá cuối cùng”
23


Sau khi học xong tiết 1 của văn bản “Chiếc lá cuối cùng”, tôi cho HS làm bài
kiểm tra 5 phút với câu hỏi:
Ví dụ 1: Qua nội dung tiết học trước ta đã biết Giôn-xi là một họa sĩ tre, hoàn
nhưng nghèo lại bệnh nặng nên cô tuyệt vọng, chán nản, buông xuôi và luôn có ý nghĩ
khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống, cô cũng lìa đời. Vậy theo em
trong con người Giôn xi bây giờ có mấy căn bệnh, đó là những căn bệnh nào? Chúng
có liên quan với nhau không và đâu là bênh chính?
- Định hướng trả lời:
- Hai căn bệnh: Bệnh y học và bệnh tư tưởng
Chúng có liên quan và căn bệnh tư tưởng chiếm phần quan trọng.
Sau đó, tôi chấm bài (khoảng 5 em bất kì) để kiểm tra năng lực nhận thức tiết học
của các em và chữa bài để dẫn vào bài mới cho tiết học sau

Ví dụ 2: Sau khi học xong tiết 2 của văn bản “Chiếc lá cuối cùng”, tôi sẽ cho HS
luyện tập (5 phút), với một trong hai câu hỏi sau:
+ Các nhân vật trong truyện để lại cho em ấn tượng gì? Em thích nhất nhân vật
nào? Vì sao?
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm và sự ra đi của cụ Bơ-men? Theo em cụ Bơ-men
có thể làm gì để vừa cứu được Giôn-xi, vừa không phải chết?

PHẦN BA: KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Đề tài đã được áp dụng trong dạy học ở trường THCS Văn Thành, THCS Phú
Hồng, THCS Phúc Thành và có khả năng ứng dụng rộng rãi cho các trường khác
trong toàn huyện.
Có thể thấy ở kết quả khảo sát:
Khi chưa áp dụng đề tài:
Hiểu

Khó
hiểu

Quan
Không
Hứng
trọng quan trọng thú

Đọc - hiểu và KTĐG văn
bản truyện ngắn theo
50 %
chuẩn KTKN

50%


55%

45%

40%

60%

Khó

Quan

Không

Hứng

Không

Nội dung

Không
hứng thú

Khi đề tài được áp dụng:
Nội dung

Hiểu

24



Đọc - hiểu và KTĐG văn
bản truyện ngắn Ngữ văn 90 %
8 theo định hướng PTNL

hiểu

trọng quan trọng

thú

hứng thú

10%

85%

80%

20%

15%

So sánh các số liệu trên bảng thống kê trên ta thấy đã có sự chuyển biến tích
cực trong nhận thức và hứng thú của các em trong việc đọc hiểu các văn bnar truyện
ngắn.
Từ đó các em cũng sẽ yêu thích hơn đối với môn Ngữ văn, đặc biệt là các em sẽ
có định hướng cụ thể hơn cho những kĩ năng và thái độ học tập các văn bản truyện
ngắn nói riêng và các tác phẩm tự sự khác nói chung ở các lớp tiếp theo.

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số kinh
nghiệm sau:
*Với giáo viên:
- Trước hết người giáo viên cần nghiên cứu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo chuyên đề
Dạy học và KTĐG theo hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ văn.
- Giáo viên phải thực sự là người yêu nghề, yêu văn chương, có kiến thức và kinh
nghiệm dạy học truyện ngắn.
- Có ý thức và thực hiện nghiêm túc định hướng đổi mới phương pháp dạy học và
KTĐG bộ môn .
- Phải thực sự trăn trở để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp cho mỗi văn bản và
thiết kế các câu hỏi kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực nhận thức của HS.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách khoa học, sáng tạo và hiệu quả.
*Với học sinh:
- Đọc kĩ các tác phẩm truyện ngắn và tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan như
phim ảnh, bài viết…, phục vụ công việc học tập.
- Phải tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập.
III. KẾT LUẬN CHUNG
Trong Sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã bàn tới thực trạng và những nội
dung cần thiết trong việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát
triển năng lực của người học đối với một số tác phẩm truyện lớp 8 trong chương trình
Ngữ văn THCS
25


×