Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÁO dục DINH DƯỠNG CHO TRẺ 3 5 TUỔI tại TRƯỜNG mầm NON QUÁN TOAN, HỒNG BÀNG, hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.97 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO
TRẺ 3 - 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG
MẦM NON QUÁN TOAN, HỒNG
BÀNG, HẢI PHÒNG


- Giới thiệu về quá trình khảo sát thực trạng
- Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực trạng tổ chức GDDD cho trẻ mầm non tại
trường MN Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng thông qua các
hoạt động giáo dục.
- Vài nét về đối tượng điều tra
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chứng tôi tiến
hành điều tra 40 giáo viên đang giảng dạy tại hai cơ sở của
trường mầm non Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng. Giáo viên
được khảo sát đều có trình độ từ trung cấp trở lên, cụ thể:
Trình độ đại học: có 8/40 giáo viên (chiếm 20.0%)
Trình độ cao đẳng: có 24/40 giáo viên (chiếm 60.0%)
Trình độ trung cấp: có 8/40 giáo viên (chiếm 20.0% )
Các giáo viên có ít nhất 3 năm công tác trong ngành nên
có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm, yêu nghề, mến trẻ.
Những giáo viên này đang trực tiếp tham gia giảng dạy ở các
lớp mẫu giáo thực hiện chương trình đổi mới giáo dục MN tại
địa chỉ nghiên cứu.
- Nội dung điều tra
Nội dung điều tra thực trạng việc tổ chức GDDD cho trẻ


mẫu MN thông qua chương trình giáo dục được lồng ghép
trong mỗi giờ học bao gồm:


Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của GDDD đối với sự
phát triển của trẻ MN.
Thực trạng việc tổ chức GDDD cho trẻ MN thông qua
chương trình giáo dục.
Các khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình tổ chức
GDDD cho trẻ MN thông qua chương trình giáo dục.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDDD cho trẻ Mầm
non thông qua chương trình giáo dục.
- Phương pháp và công cụ
Phương pháp điều tra bằng anket: Sử dụng phiếu điều tra
để trưng cầu ý kiến của GV về vấn đề sử dụng TCHT nhằm
GDDD cho trẻ.
+ Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra
+ Bước 2: Tiến hành điều tra
+ Bước 3: Tổng hợp kết quả điều tra
+ Bước 4: Phân tích kết quả điều tra
Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, trò chuyện với GV để
thấy được nhận thức của GV về vấn đề GDDD cho trẻ.


Phương pháp quan sát: Quan sát các giờ dạy và các hoạt
động có sử dụng biện pháp để GDDD của GV. Quan sát quá
trình tổ chức GDDD cho trẻ thông qua chương trình giáo dục.
Thu thập, nghiên cứu, phân tích một số kế hoạch hoạt
động, tổ chức tổ chức các lồng ghép nhằm GDDD cho trẻ .
Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê: Tính tỷ lệ
phần trăm (%)
- Thực trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non tại
trường Mầm non Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng
Nhằm đánh giá một cách tổng thể về thực trạng công tác

GDDD cho trẻ tại trường mầm non Quán Toan, Hồng Bàng,
Hải Phòng. Chúng tôi lựa chọn biện pháp quan sát và phỏng
vấn trực tiếp cũng như phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi. Kết
quả được trình bày cụ thể như sau:
- Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục
dinh dưỡng cho trẻ MN tại trường MN Quán Toan, Hồng
Bàng, Hải Phòng
Thông qua kết quả phỏng vấn các Cô giáo trực tiếp tham
gia giảng dạy tại 2 cơ sở tại trường mầm non Quán Toan, Hồng
Bàng, Hải Phòng chúng tôi nhận thấy:
Hầu hết (100%) giáo viên MN tham gia điều tra đều nhận


thức được ý nghĩa của việc GDDD đối với sự phát triển toàn
diện của trẻ mẫu giáo nói chung và sự phát triển thể chất của trẻ
mẫu giáo 3- 5 tuổi nói riêng. Trong quá trình chăm sóc và giáo
dục trẻ 3- 5 tuổi, giáo viên thường xuyên thực hiện việc GDDD
cho trẻ. Qua trao đổi, trò chuyện, chúng tôi nhận thấy hầu hết
giáo viên đã đánh giá cao tầm quan trọng của việc GDDD cho
trẻ.
Qua điều tra nhận thức của giáo viên trong việc thực hiện
các nội dung GDDD chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.1.
- Kết quả giáo viên tiến hành thực hiện các nội dung GDDD
cho trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi (n = 40)

TT

Nội dung

Ý kiến


Tỷ

lựa

lệ

chọn

%

34

85,0

40

100

30

75,0

Làm quen, nhận biết các nhóm thực
1

phẩm và một số thao tác cơ bản chế
biến món ăn.
Lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe


2

việc ăn uống đầy đủ, hợp lí và sạch sẽ
mang lại kết quả.

3

Cho trẻ tập làm một số công việc đơn


giản.
4

Ăn uống sạch sẽ để phòng tránh bệnh
tật, một số bệnh liên quan tới ăn uống.

27

67,5

Qua bảng đề tài nhận thấy, về cơ bản giáo viên đã thực
hiện các nội dung GDDD cho trẻ. Có 85,0% giáo viên dạy trẻ
nhận biết, làm quen với các nhóm thực phẩm và một số thao tác
chế biến món ăn đơn giản; Có 100% giáo viên dạy trẻ lợi ích
của thực phẩm đối với sức khỏe và sự cần thiết của việc ăn
uống đầy đủ, hợp lí và sạch sẽ; Có 75,0% giáo viên tập cho trẻ
làm một số công việc đơn giản tự phục vụ. Tuy nhiên, chỉ có 27
(67,5 %) giáo viên thực hiện việc dạy ăn uống sạch sẽ để phòng
tránh bệnh tật, tìm hiểu về một số bệnh liên quan tới ăn uống.
Như vậy, có sự chênh lệch giữa phiếu điều tra và công tác thực

hiện GDDD. Mặc dù 100% giáo viên thực hiện nội dung
GDDD nhưng trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ lại không
thực hiện đầy đủ và toàn diện nội dung GDDD hoặc có thực
hiện nhưng hiệu quả chưa cao.


- Thực trạng thực hiện quá trình giáo dục dinh dưỡng
cho trẻ MN tại trường MN Quán Toan, Hồng Bàng, Hải
Phòng
Kết quả đảnh giá của giáo viên về việc tổ chức GDDD
cho trẻ qua các hoạt động giáo dục trong trường MN thể hiện
cụ thể qua bảng


- Kết quả đánh giá của giảo viên về việc tổ chức GDDD cho
trẻ qua các hoạt động giáo dục (n = 40)
Ý kiến
TT

Hoạt động

lựa
chọn

Tỷ lệ
%

1

Học tập


38

95,0

2

Vui chơi

35

87,5

3

Lao động

21

52,5

4

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

31

77,5

5


Dạo chơi tham quan

13

32,5

6

Ngày hội, ngày lễ

10

25,0

7

Các hoạt động khác

8

20,0

Qua bảng cho thấy, phần lớn giáo viên tổ chức GDDD
cho trẻ thông qua hoạt động học tập (95,0%), vui chơi (87,5%)
và chế độ sinh hoạt hàng ngày (77,5%). Thông qua hoạt động
lao động cũng là một lựa chọn để giáo viên GDDD cho trẻ
(52,5%). Tuy nhiên các hoạt động khác không được nhiều giáo
viên lựa chọn để GDDD cho trẻ: hoạt động dạo chơi, tham quan
có 13/40 (chiếm 32,5%) giáo viên sử dụng; hoạt động ngày hội,

ngày lễ có 10/40 (chiếm 25,0%) giáo viên lựa chọn. Khi được


hỏi, có sử dụng hoạt động nào khác ngoài các hoạt động trên
không thì có 8/40 (chiếm 20,0%) cho rằng họ đã GDDD cho trẻ
mọi lúc, mọi nơi.
- Biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non tại
trường Mầm non Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng
Để tìm hiểu rõ nguyên nhân còn tồn tại một số nguyên nhân
tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDDD cho trẻ tại
nhà trường, Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên về biện
pháp GDDD thường được sử dụng nhằm đánh giá được ưu điểm,
nhược điểm và hiệu quả của từng biện pháp. Từ đó làm cơ sở ứng
dụng trong công tác GDDD cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất, kết quả
được trình bày cụ thể tại bảng
- Kết quả phỏng vấn các biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho
trẻ mầm non thường được sử dụng (n = 40)
Ý kiến
TT

Hoạt động

lựa
chọn

Tỷ lệ
%

1


Thông qua trò chơi đóng vai có chủ đề

38

95,0

2

Thông qua bữa ăn trưa

31

77,5

3

Thông qua trò chơi học tập

27

67,5

4

Thông qua hoạt động tạo hình

28

70,0



Kết quả điều tra tại bảng về thực trạng sử dụng các biện
pháp để GDDD cho trẻ mầm non cho thấy. Có 38/40 giáo viên
cho rằng thường sử dụng qua trò chơi đóng vai có chủ đề
(chiếm 95,0%).
Có 31/40 ý kiến giáo viên (chiếm 77,5%) sử dụng thông
qua bữa ăn trưa cho trẻ mầm non.
Có 27/40 ý kiến giáo viên (chiếm 67,5%) GDDD thông
qua trò chơi học tập cho trẻ mầm non.
Có 28/40 ý kiến giáo viên (chiếm 70,0%) sử dụng biện
pháp GDDD thông qua hoạt động tạo hình để GDDD cho trẻ
mầm non.
Như vậy, trong các biện pháp thường được sử dụng và sử
dụng có hiệu quả hiện nay nhằm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
mầm non thì việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua trò
chơi đóng vai có chủ đề (TC ĐVCCĐ) và thông qua bữa ăn
trưa là phương tiện chủ đạo được giáo viên lựa chọn để GDDD
cho trẻ. Mặc dù vậy không thể không phủ nhận hiệu quả của 2
biện pháp còn lại. Tuy nhiên tần xuất sử dụng chúng ít được các
giáo viên sử dụng và theo đánh giá của giáo viên thì việc sử
dụng biện pháp đó đạt hiệu quả không cao và khó khăn trong


quá trình triển khai.
- Chủ thể giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non tại
trường MN Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng
Sau thời gian điều tra, chúng tôi thu được kết quả thực
trạng việc sử dụng các biện pháp GDDD cho trẻ MN được thể
hiện ở bảng kết quả sau:
- Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các biện pháp GDDD

cho trẻ Mầm non (n = 40)

TT

Nội dung thực hiện

Đồng ý

Tỉ lệ %

1

Tham gia cùng trẻ

40

100

2

Tạo hứng thú cho trẻ

39

97,5

3

Động viên, khích lệ trẻ


27

67,5

28

70,0

40

100

0

0

4

Thường xuyên theo dõi trẻ, nhắc
nhở trẻ
Đưa yếu tố thi đua vào quá trình

5

thực hiện nhiệm vụ giáo dục dinh
dưỡng

6

Ý kiến khác



Qua bảng cho thấy:
40% ý kiến giáo viên đều cho rằng khi giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ mầm non cần chú ý đến việc người giáo viên cần
hòa nhập cùng trẻ (100%),
Có 27 ý kiến (67,5%) cho rằng trong quá trình GDDD cho
trẻ cần phải tạo hứng thú nhằm động viên, khích lệ trẻ cùng
nhau thi đua.
Có 28 ý kiến (70%) các giáo viên cho rằng cần thường
xuyên nhắc nhở trẻ trong mọi hoạt động, nhất là trong các giờ
ăn trưa nhằm tạo cho trẻ ăn nhanh, ăn đúng cách và ăn hết khẩu
phần ăn của mình.
100% ý kiến đồng tình với việc khen thưởng động viên
các cháu cũng là một yếu tố không thể thiếu trong công tác
GDDD cho trẻ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ mầm non tại trường MN Quán Toan, Hồng
Bàng, Hải Phòng
Để tìm hiểu một cách chính xác nhất đến một số yếu tố
làm ảnh hưởng đến công tác GDDD cho trẻ tại nhà trường MN
Quán Toan, Chúng tôi phỏng vấn các giáo viên tham gia trực


tiếp vào công tác giảng dạy tại mỗi lớp. Kết quả được trình bày
cụ thể tại bảng
- Kết quả phỏng vấn yếu tố ảnh hưởng khi thực hiện các
biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non (n = 40)
Ý kiến
TT


Hoạt động

lựa
chọn

Tỷ lệ
%

1

Trẻ không có hứng thú

30

75,0

2

Thời gian không đảm bảo

21

52,5

3

Chưa có phòng ăn chuyên biệt

40


100

4

Sự nhận thức của trẻ

40

100

Qua điều tra tại bảng chúng tôi nhận thấy khó khăn giáo
viên thường gặp phải khi tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
tại trường mầm non như sau:
Có 30/40 ý kiến (chiếm 75,0%) cho rằng trẻ không có
hứng thú, không tích cực trong mỗi giờ ăn.
Chỉ có 21/40 ý kiến (chiếm 52,5%) cho rằng thời gian
không đảm bảo, đó là lí do cản trở việc tổ chức hoạt động
GDDD cho trẻ thông qua giờ ăn trưa.
Có 40/40 ý kiến (chiếm 100%) cho rằng chưa có phòng ăn


chuyên biệt là rào cản lớn làm ảnh hưởng đến việc GDDD cho
trẻ.
Có 40/40 ý kiến (chiếm 100%) cho rằng sự nhận thức của
trẻ chưa đầy đủ dẫn đến những khó khăn trong công tác GDDD
cho trẻ thông qua giờ ăn trưa.
Do vậy, việc giáo dục ý thức tự giác cũng như nhận thức
của trẻ một cách thường xuyên về tầm quan trọng của DD đối
với cơ thể là một trong những yếu tố làm tăng hiệu quả GDDD

cho trẻ thông qua giờ ăn trưa.
- Đánh giá chung về thực trạng
- Kết quả đạt được
Được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục quận, cũng
như sự quan tâm của các cấp, các ngành lãnh đạo của địa
phương và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với
việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Cùng với đó, Nhà trường có
đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có tinh
thần trách nhiệm cao trong công việc được phân công. 100%
cán bộ giáo viên trong nhà trường đã đạt trình độ chuẩn và trên
chuẩn.
Đội ngũ cô nuôi trẻ khỏe, tâm huyết với nghề.
Ban giám hiệu luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trọng mọi công


việc, nhất là công tác chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe
cho trẻ được nhà trường đặt lên hàng đầu.
Ban giám hiệu có biệp pháp cụ thể để nâng cao chất lượng
bữa ăn, xây dựng thực đơn theo tuần, tháng, theo mùa.
Các giáo viên đã thường xuyên sử dụng biện pháp giáo
dục trẻ, chăm sóc trẻ đúng cách. Từ đó chất lượng trẻ khỏe,
giảm suy dinh dưỡng cũng như việc nhận thức của trẻ về dinh
dưỡng đối với sức khỏe phần nào được nâng cao, đa số trẻ đã
có thái độ đúng đắn về giờ học, bữa ăn thông qua việc ăn hết
xuất ăn của mình cũng như có hứng thú trong mỗi giờ học, giờ
chơi, giờ ăn.
Cơ sở vật chất khu bếp ăn sạch sẽ, có đủ đồ dùng, dụng cụ
phục vụ bếp ăn, có tủ lưu mẫu thức ăn.
- Một số vấn đề tồn tại
Phần đông các cháu được gửi đến trường là con em dân

lao động, buôn bán nhỏ có mức thu nhập thấp, không ổn định,
không có kiến thức khoa học trong việc nuôi con, không có
thời gian nhiều quan tâm chăm sóc tốt cho trẻ, nhiều trẻ thể lực
chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thật sự
gọn gàng, sạch sẽ.
Số trẻ suy dinh dưỡng đầu năm chiếm tỷ lệ tương đối cao.


Từ thực tế trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề giáo dục dinh
dưỡng và sức khỏe trẻ em là vấn đề cần được toàn xã hội quan
tâm, và trước đây chúng ta chưa quan tâm thì ngay từ bây giờ
hãy bắt đầu việc quan tâm tới trẻ. Vậy cần giáo dục cho trẻ như
thế nào để trẻ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hòa
giữa chất và lượng. Giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em. Ngoài việc ăn uống đủ chất, đủ lượng cần
phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi việc đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề được nhiều người
quan tâm nhất trong các trường mầm non. Vì vậy mà việc thực
hiện vệ sinh an toàn thực phẩm phải luôn được quan tâm chú
trọng trong các trường mầm non.
Để có bữa ăn ngon đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một
cách an toàn, hợp lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho
các cháu trong trường mầm non. Xuất phát từ nhận thức trên,
bản thân tôi là một người quản lý, phụ trách việc tổ chức công
tác bán trú của nhà trường tôi hiểu rõ về việc chăm sóc dinh
dưỡng cho trẻ nhất là cho trẻ trong độ tuổi mầm non là rất quan
trọng. Do vậy vấn đề giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non tại
mỗi nhà trường luôn được đặt lên hàng đầu.
- Đánh giá về hiệu quả GDDD cho trẻ mầm non tại
trường MN Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng



-1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu hiệu quả GDDD cho trẻ mầm non 3- 5 tuổi
thông qua công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ tại trường MN
Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng.
- Vài nét về đối tượng điều tra
Tiến hành điều tra trên 60 trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi tại trường
MN Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng. Tất cả các trẻ đều phát
triển bình thường về thể chất, tâm lí và trí tuệ, được chăm sóc và
giáo dục theo nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
-. Nội dung điều tra
Chúng tôi điều tra hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo 3 - 5
tuổi thông qua các mặt: Hiểu biết, kỹ năng, thái độ về dinh
dưỡng của trẻ trong công tác GDDD cho trẻ ở trường MN.
- Cách tiến hành điều tra
Quan sát 4 lớp mẫu giáo (2 lớp 3 tuổi, 2 lớp 5 tuổi) về
việc sự hiểu biết của trẻ cũng như thái độ của trẻ về dinh dưỡng
trong mỗi giờ học và mỗi bữa ăn.
Trò chuyện và ghi chép, phân tích biểu hiện của trẻ trước,
trong và sau mỗi giờ học và sau mỗi giờ ăn.
Sử dụng hệ thống phương pháp để đánh giá hiệu quả


GDDD của trẻ 3 - 5 tuổi (Phụ lục 3).
Sau khi thu được kết quả, chúng tôi sử dụng phương pháp
thống kê toán học để xử lý và phân tích kết quả.
- Tiêu chí và cách đánh giá
Hiệu quả GDDD cho trẻ MN 3 – 5 tuổi mỗi buổi học lồng
ghép và sau giờ ăn trưa, giờ học lồng ghép ở trường mầm non

được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1: Hiểu biết về dinh dưỡng
Gọi được tên, nêu được các đặc điểm, nguồn gốc và giá trị
dinh dưỡng của một số loại thực phẩm thông thường.
Phân loại các thực phẩm theo nguồn gốc và theo giá trị
dinh dưỡng của từng loại thực phẩm.
Biết tên gọi một số món ăn đơn giản.
Biết lợi ích của ăn uống đối với sức khỏe và sử dụng được
một số đồ dùng ăn uống.
Biết phân biệt được các bữa ăn trong ngày, các món ăn
trong các bữa ăn.
Tiêu chí hiểu biết về dinh dưỡng của trẻ chúng tôi đánh
giá qua bài tập 1, 2, 3 (ở phụ lục 3).
-Tiêu chí 2: Kỹ năng về dinh dưỡng


Biết cách chế biển một số món ăn, thức uổng đơn giản.
Biết phối họp các loại thực phẩm và các loại thức ăn với
nhau.
Biết ăn đầy đủ các bữa trong ngày.
Có các kỹ năng và thói quen văn hóa vệ sinh - văn minh
trong khi ăn uống
Có kỹ năng sử dụng một số đồ dùng trong ăn uống và một
số đồ dùng nấu ăn đơn giản.
Tiêu chí kỹ năng về dinh dưỡng của trẻ chúng tôi đánh giá
qua bài tập 5, 7 (ở phụ lục 3).
- Tiêu chí 3: Thái độ về dinh dưỡng
Khi được tiếp xúc với món ăn, trẻ vui mừng, hào hứng.
Trẻ thích thú và mong muốn được tham gia chế biến các
món ăn đơn giản.

Tự giác ăn hết khẩu phần.
Vui lòng chấp nhận và thử các thức ăn mới, không kén
chọn thức ăn.
Tự giác thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống, có ý
thức phục vụ và tự phục vụ.
Tiêu chí thái độ về dinh dưỡng của trẻ chúng tôi đánh giá


qua bài tập 4, 6 (ở phụ lục 3).
-Cách đánh giá
Mỗi một tiêu chí được đánh giá theo 4 mức độ:
+ Mức độ 1: Tốt (4 điểm)
+ Mức độ 2: Khá (3 điểm)
+ Mức độ 3: TB (2 điểm)
+ Mức độ 4: Yếu (1 điểm)
Cụ thể với từng mức độ như sau:
* Tiêu chí 1: Hiểu biết về dinh dưỡng
Mức độ 1: Gọi được tên của 10 -12 loại thực phẩm quen
thuộc; nêu được đặc điểm, nguồn gốc và nói được giá trị dinh
dưỡng của 4 loại thực phẩm; phân biệt chính xác 4 nhóm thực
phẩm theo giá trị dinh dưỡng và nguồn gốc của chúng; kể được
cách ăn, cách chế biến, nêu được lợi ích của 4 loại thực phẩm đổi
với sức khỏe của con người; nói được 4 cách chọn lựa và bảo
quản thực phẩm một cách đơn giản; phân biệt đúng các bữa ăn
trong ngày; phân biệt đúng các món ăn trong các bữa ăn chính và
phụ, nói được cách chế biến 4 món đơn giản.
Mức độ 2: Gọi được tên của 7-9 loại thực phẩm quen
thuộc; nêu được đặc điểm, nguồn gốc và nói được giá trị dinh



dưỡng của 3 loại thực phẩm; phân biệt chính xác 3 nhóm thực
phẩm theo giá trị dinh dưỡng và nguồn gốc của chúng; kể được
cách ăn, cách chế biến, nêu được lợi ích của 3 loại thực phẩm đối
với sức khỏe của con người; nói được 3 cách chọn lựa và bảo
quản thực phẩm một cách đơn giản; phân biệt đúng các bữa ăn
chính trong ngày; phân biệt được một số món ăn trong các bữa ăn
chính và phụ, nói được cách chế biến 3 món ăn đơn giản.
Mức độ 3: Gọi được tên của 4-6 loại thực phẩm quen
thuộc; nêu được đặc điểm, nguồn gốc và nói được giá trị dinh
dưỡng của 2 loại thực phẩm; phân biệt chính xác 2 nhóm thực
phẩm theo giá trị dinh dưỡng và nguồn gốc của chúng; kể được
cách ăn, cách chế biến, nêu được lợi ích của 2 loại thực phẩm đối
với sức khỏe con người; nói được 2 cách chọn lựa và bảo quản
thực phẩm một cách đơn giản; phân biệt được 1 bữa ăn chính
trong ngày; phân biệt được một số ít món ăn trong các bữa ăn
chính và phụ, nói được cách chế biến 2 món ăn đơn giản
Mức độ 4: Gọi được tên của dưới 4 loại thực phẩm quen
thuộc; nêu được đặc điểm, nguồn gốc và nói được giá trị dinh
dưỡng của một loại thực phẩm; phân biệt chính xác 1 nhóm
thực phẩm theo giá trị dinh dưỡng và nguồn gốc của chúng; kể
được cách ăn, cách chế biến, nêu được lợi ích của 1 loại thực
phẩm đối với sức khỏe con người; nói được 1 cách chọn lựa và


bảo quản thực phẩm một cách đơn giản; chưa phân biệt được
bữa ăn chính - phụ trong ngày; phân biệt được một số rất ít món
ăn trong các bữa ăn chính và phụ, nói được cách chế biến 1
món ăn đơn giản
Tiêu chí 2: Kỹ năng về dinh dưỡng
Mức độ 1: Biết ăn phối hợp các món ăn thuộc 4 nhóm thực

phẩm trong một bữa ăn; sử dụng khéo léo đồ dùng trong ăn uống:
Thìa, bát, ca, cốc, chén, bình rót nước; tự giác thực hiện tốt các kỹ
năng vệ sinh - văn minh và thói quen văn hóa trong ăn uống, chế
biến được 4 món ăn, thức uống đơn giản bằng cách phối hợp các
loại thực phẩm thông thường; phối hợp các món ăn cho 2 bữa
chính và 1 bữa phụ; sử dụng tốt một số đồ dùng để chế biến một
số món ăn đơn giản.
Mức độ 2: Chưa biết phối hợp đầy đủ các món ăn thuộc 4
nhóm thực phẩm trong một bữa ăn; sử dụng được các dùng
trong ăn uống: Thìa, bát, ca, cốc, chén; thực hiện tốt các kỹ
năng vệ sinh - văn minh và thói quen văn hóa trong ăn uống,
chế biến được 3 món ăn, thức uống đơn giản bằng cách phối
hợp các loại thực phẩm thông thường; phối hợp các món ăn cho
1 bữa chính và 1 bữa phụ; sử dụng được một số ít đồ dùng để
chế biến một số món ăn đơn giản.


Mức độ 3: Thường xuyên chỉ ăn 2 món ăn thuộc 4 nhóm
thực phẩm trong một bữa ăn; sử dụng các đồ dùng trong ăn
uống: Thìa, bát, cốc, khăn lau tay, đồ dùng chế biến món ăn, có
ý thức thực hiện kỹ năng vệ sinh - văn minh và thói quen văn
hóa trong ăn uống, chế biến được 2 món ăn, thức uống đơn giản
bằng cách phối hợp các loại thực phẩm thông thường; phối hợp
các món ăn cho 1 bữa chính hoặc 1 bữa phụ; sử dụng chưa tốt
các đồ dùng để chế biến một số món ăn đơn giản.
Mức độ 4: Thường xuyên chỉ ăn 1 món ăn thuộc 4 nhóm
thực phẩm trong một bữa ăn; chỉ sử dụng được các đồ dùng
trong ăn uống: Thìa, bát; chưa thực hiện được vệ sinh - văn
minh và thói quen văn hóa trong ăn uống, chế biến được một
món ăn, thức uống đơn giản bằng cách phối hợp các loại thực

phẩm thông thường; không biết phối hợp các món ăn cho bữa
chính và bữa phụ; không biết sử dụng đồ dùng để chế biến một
số món ăn đơn giản.
Tiêu chí 3: Thái độ của trẻ về dinh dưỡng
Mức độ 1: Rất thích thú tìm hiểu về các loại thực phẩm,
các bữa ăn, các món ăn; rất thích được tham gia chế biến món
ăn; rất hứng thú với vấn đề ăn uống; thích ăn uống sạch sẽ;
thích ăn nhiều món ăn khác nhau và ý thức ăn hết khẩu phần;
vui lòng chấp nhận và thử các món ăn mới, không kén chọn


thức ăn; rất thích được chia sẻ và tiếp thu những kiến thức về
dinh dưỡng
Mức độ 2: Thích tìm hiểu về các loại thực phẩm, các bữa
ăn, các món ăn; có quan tâm đến vấn đề ăn uống sạch sẽ; thích
được tham gia chế biến các món ăn; có hứng thú với vấn đề ăn
uống; chỉ thích ăn một số món ăn ưa thích, chưa có ý thức ăn hết
khẩu phần; ít muốn chia sẻ và tiếp thu những kiến thức về dinh
dưỡng.
Mức độ 3: Chưa quan tâm đến các loại thực phẩm, các bữa
ăn, các món ăn, chưa quan tâm đến vệ sinh trong ăn uống; ít quan
tâm đến việc chế biến món ăn; ít hứng thú với vấn đề ăn uống; chỉ
thích ăn một số món ăn ưa thích, chưa có ý thích ăn hết khẩu
phần; ít muốn chia sẻ và tiếp thu những kiến thức về dinh dưỡng.
Mức độ 4: Không quan tâm đến các loại thực phẩm, các
bữa ăn, các món ăn, không quan tâm đến việc chế biến món ăn;
không hứng thú với vấn đề ăn uống; không có ý thức lựa chọn
thức ăn hợp lý, chỉ ăn theo sở thích, chưa có ý thức ăn hết khẩu
phần; không muốn chia sẻ và tiếp thu những kiến thức về dinh
dưỡng.

Thang đánh giá thực trạng hiệu quả giáo dục dinh dưỡng
ở trường mầm non:


Dựa vào tổng số điểm trẻ đạt được ở 3 tiêu chí trên, chúng
tôi xây dựng thang đánh giá hiệu quả GDDD cho trẻ mẫu giáo 35 tuổi ở trường MN theo 4 loại:
Loại giỏi: Trẻ đạt được từ 11 - 12 điểm
Loại khá: Trẻ đạt được từ 8 - 10 điểm
Loại TB: Trẻ đạt từ 5 - 7 điểm
Loại yếu: Trẻ đạt dưới 5 điểm
- Kết quả điều tra và phân tích kết quả:
Sau thời gian tiến hành điều tra thực trạng hiệu quả
GDDD cho trẻ mầm non lứa tuổi 3 - 5 tuổi thông qua giờ học
lồng ghép và trong các hoạt động vui chơi, ăn cho trẻ tại 2 lứa
tuổi, thu được kết quả thể hiện ở bảng như sau:
- Thực trạng hiệu quả GDDD cho trẻ lứa tuổi 3- 5 tuổi tại
trường mầm non Quán Toan, Hồng Bàng
Kết quả nghiên cứu
Tên lớp

Tốt
SL

Cơ sở 1
(n = 40)
Cơ sở 2

5
7


Khá
%
12,
5
17,

SL
10
14

TB
%

25,
0
35,

SL
21
16

Yếu
%

52,
5
40,

SL
4

3

%
10,

6,

0

8

7,5

7,


×