Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý GIÁO dục PHÁP LUẬT CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN đức TRỌNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.07 KB, 56 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC
TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI
ĐOẠN 2014 – 2017

1


-Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục ở
huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
-Tình hình kinh tế, xã hội ở huyện Đức Trọng.
Huyện Đức trọng nằm ở giữa tỉnh Lâm Đồng có diện
tích tự nhiên là 901.79km2 và dân số khoảng 168.358 người
(2012), trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 30km về
phía nam, huyện nằm ở vị trí đầu mối giao thông đường bộ,
giữa quốc lộ 20 (Đà lạt – Thành phố Hồ Chí Minh) và quốc
lộ 27 (Đà lạt – Buôn Mê Thuột). Quốc lộ 20 đi Ninh Thuận
– Nha Trang và đường nối quốc lộ 20 với quốc lô 1 ở đoạn
Ninh Gia – Bắc Bình Thuận, Dân số Đức Trọng đúng thứ
hai sau thành phố Đà Lạt. Mật độ dân số bình quân khoảng
192 người/km2 đứng thứ 3 so với 15 đơn vị hành chính cấp
huyện tỉnh Lâm Đồng.
Huyện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm
thị trấn Liên Nghĩa (thành lập ngày 6-3-1984 trên cơ sở xã
Tùng Nghĩa cũ, toàn bộ thôn Liên Hiệp và xóm I của thôn
Tân Hiệp, xã Liên Hiệp) và các xã

2



Hiệp An, Hiệp Thạnh, Bình Thạnh, Liên Hiệp, N’Thol
Hạ, Phú Hội, Phú An, Tân Hội, Tân Thành, Ninh Gia, Đà
Loan, Đa Quyn, Ninh Loan, Tà Năng, Tà Hine.
Theo quy hoạch chung đô thị Lâm Đồng đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ huyện Đức Trọng
sẽ được nâng lên thành thị xã Liên Nghĩa, gồm 7 phường: 1,
2, 3, 4, Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp và 12 xã: Bình
Thạnh, N’Thol Hạ, Phú Hội, Phú An, Tân Hội, Tân Thành,
Ninh Gia, Đà Loan, Đa Quyn, Ninh Loan, Tà Năng, Tà
Hine.
Đức Trọng là địa phương có dự án Đường cao tốc Dầu
Giây – Đà Lạt đi qua đang được xây dựng, ở vị trí đầu mối
giao thông thuận lợi đi Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh,
Buôn Mê Thuột, Phan Rang nên Đức Trọng có điều kiện
thuận lợi để giao thương với bên ngoài, có thể phát triển
mạnh mẽ nền kinh tế hướng ngoại với ba thế mạnh: "Nông,
lâm nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ".
Huyện Đức Trọng là nơi có nhiều cảnh quan đẹp, kỳ
thú, có nhiều ngọn thác nổi tiếng ( thác Pongour, thác
Gouga, thác Liên Khương, Hồ sinh thái Nam Sơn, công
3


trình thủy điện Đại Ninh nên rất có tiềm năng phát triển du
lịch. Đức Trọng đang trở thành điểm du lịch thu hút khách
trong và ngoài nước đang và sẽ trở thành những điểm du
lịch thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Đức
Trọng, góp phần thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH của tỉnh và
của đất nước.

Những năm gần đây, tình hình kinh tế-xã hội của
huyện Đức Trọng đã có những bước phát triển, hệ thống cơ
sở hạ tầng đô thị được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đồng
bộ theo cấu trúc của một đô thị hiện đại, đời sống nhân dân,
trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Tuy vậy mặt trái
của cơ chế thị trường dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, mặt
trái của sự bùng nổ công nghệ thông tin, sử dụng Internet
thiếu lành mạnh tạo cơ hội cho văn hóa độc hại, các tệ nạn
xã hội … xâm nhập vào nhà trường, gia đình làm băng hoại
những giá trị đạo đức và có tác động không nhỏ vào tư
tưởng, lối sống của học sinh.
-Tình hình giáo dục bậc THPT ở huyện Đức Trọng
Trong những năm qua, được sự quan tâm của huyện
Ủy, UBND huyện Đức Trọng , Sở GDĐT Lâm Đồng. Công
4


tác Giáo dục và Đào tạo của huyện đã có sự phát triển về
quy mô và chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao,
trong đó có công tác giáo dục đạo đức và pháp luật cho học
sinh các trường phổ thông nói chung và THPT nói riêng
cũng được chú trọng.
* Về quy mô phát triển
Ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng có 6 trường
THPT, trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia. Tổng số
cán bộ và giáo viên là 371, trong đó có 40 giáo viên vượt
chuẩn và có 115 đảng viên; Tổng số học sinh trung bình
hàng năm khoảng 5530 em.
Cơ sở vật chất của các trường đều được đầu khá tốt, có
100% số phòng học kiên cố. Phần lớn các trường được

trang bị đầy đủ các đồ dùng, phương tiện, thiết bị dạy học,
có đầy đủ các phòng chức năng như: phòng thí nghiệm,
phòng máy vi tính, phòng học ngoại ngữ… đảm bảo cho
các em có điều kiện học tập tốt.
* Về chất lượng giáo dục giáo dục
Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục ngày
5


càng được nâng lên Số học sinh tốt nghiệp THPT trong 5
năm (2012-2017) đều đạt từ 97,3% trở lên. Hàng năm có
khoảng từ 37% - 48% học sinh THPT thi đỗ vào các trường
Đại học, Cao đẳng. Xếp loại học lực lẫn xếp loại hạnh kiểm
và các mặt giáo dục khác được nâng lên rõ rệt.
Kết quả xếp loại học lực học sinh THPT của huyện
Đức Trọng được thể hiện ở bảng 2.1.
* Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT của
huyện Đức Trọng được thể hiện ở bảng
- Thống kê xếp loại học lực học sinh THPT ở huyện Đức
Trọng từ năm 2014 - 2017


Tổn

m

g số

học


HS

Xếp loại
Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

201
4201

5535

36 6,6 229 41,4 232 41,9 52
8

5

4

5

5

6


4

9

7

9,52

2
2

0,4


201
5201

5492

49 9,0 231 42,1 192 35,0 62 11,2

3

0,6

7

7


7

1

0,3

9

4

5

6

7

2

0

0

9

6
201
6201

5533


50 9,1 268 48,4 191 34,6 40
6

5

3

9

6

3

9

7,39

7

- Thống kê xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT ở huyện
Đức Trọng từ năm 2014 – 2017
Xếp loại

Tổn
Năm học g số
HS
20142015
20152016
2016-


5535

5492

Tốt

Khá

TB

309 55,9 208 37,6
8

7

3

3

326 59,4 189 34,5
5

5

9

8

u


306 5,53 48

291 5,30 37

553 371 67,0 164 29,8 153
7

Yế

0,8
7
0,6
7

2,7 19 0,3


2017

3

2

9

9

0

7


Kết quả xếp loại bảng trên cho thấy tỷ lệ học sinh có
hạnh kiểm tốt, khá chiếm trên 80%. Tuy nhiên có tới gần
6% học sinh xếp loại đạo đức trung bình trở xuống, đặc biệt
số học sinh có hạnh kiểm yếu có giảm theo từng năm nhưng
vẫn còn gần 1%, đây chính là những học sinh đã có biểu
hiện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật.
Qua trao đổi với Ban giám hiệu các trường THPT, bên
cạnh số đông học sinh chăm, ngoan giữ được những nét
truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam thì vẫn có một bộ
phận không nhỏ các em học sinh không xác định được
những giá trị đích thực của cuộc sống mà sống buông thả,
ích kỷ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình
và xã hội. Không ít những học sinh vi phạm pháp luật, trong
đó có vụ trọng án, đã có một số ít học sinh mua bán ma túy
gây tác động xấu đến nhà trường, xã hội.

8

4


-Thực trạng công tác giáo dục pháp luật ở huyện Đức
Trọng
-Tình hình vi phạm pháp luật của học sinh THPT
huyện Đức Trọng
Huyện Đức Trọng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội của tỉnh, trong nhiều năm gần đây Đảng bộ và
nhân dân huyện Đức Trọng đã nỗ lực phấn đấu để phát triển
kinh tế xã hội, giữ vững an ninh Chính trị, trật tự an toàn xã

hội, đảm bảo kỷ cương nề nếp từng bước xây dựng một
Huyện văn minh, hiện đại. Bên cạnh những ảnh hưởng tích
cực của đời sống xã hội, những tiêu cực của mặt trái cơ chế
thị trường, mặt trái của việc sử dụng mạng Internet đã tác
động làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân, đặc
biệt là tầng lớp thanh thiếu niên trong đó có học sinh các
trường THPT. Các dịch vụ nhà hàng, vũ trường, quán cà
phê đèn mờ, hiệu cắt tóc gội đầu thư giãn, các phim ảnh bạo
lực, phim sex, văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng Internet,
nạn mại dâm, cờ bạc, số đề, ma túy… đã lôi cuốn tầng lớp
thanh thiếu niên. Một số học sinh trường THPT trong địa
bàn huyện sa ngã, bỏ học, trốn học lang thang, lêu lổng, ăn
9


chơi đua đòi, tham gia thực hiện hành vi VPPL như; Trộm
cắp, đánh nhau, gây rối trật tự công cộng, truy cập vào các
trang web đen, đăng tải những nội dung xấu, không có thật,
vu khống xuyên tạc, đưa tin đồn ác ý hay thổi phồng sự
việc qua Internet đã gây ra cú sốc tinh thần cho cá nhân, sự
hoảng loạn có thể xảy ra hành động tự sát để giải thoát, thiệt
hại cho cá nhân tập thể, nạn cờ bạc, hiếp dâm, mua bán tàng
trữ ma túy, chất gây nghiện… vi phạm pháp luật nghiêm
trọng.
Tình hình vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học sinh diễn
biến phức tạp. Theo thống kê của Công an huyện Đức
Trọng, từ năm 2014-2017:
* Năm 2014.
Tổng số vụ học sinh vi phạm: 15, tổng số học sinh vi
phạm: 24

Trong đó, gây gỗ đánh nhau: 6 vụ với 14 học sinh
(khiển trách 7, cảnh cáo 6, buộc thôi học 1), số vụ vi phạm
khác: 3 học sinh
Vi phạm ATGT: 12 trường hợp (xử phạt hành chính)
10


Mua bán ma túy 1 vụ, 1 hs (khởi tố: án treo)
Trong năm qua xảy ra 01 vụ học sinh sử dụng mạng
Internet để đưa tin sai sự thật về nội bộ trường học. Ngày
…/…/2014 trên trang tin điện tử Yeah1.com và một số trang
báo điện tử đã đăng bài viết “học sinh THPT “lên đỉnh”
trong nhà WC và bị bảo vệ phát hiện”, nội dung phản ánh
có 02 học sinh trường THPT A quan hệ tình dục tại trường
thì bị bảo vệ phát hiện, để lại hiện trường 01 chiếc bao cao
su và 01 bảng tên. Bài viết trên còn trích dẫn nhiều hình ảnh
về trường THPT A và cảnh học sinh quan hệ ở các nơi khác
lấy từ trên Internet để minh họa; gây xôn xao, hoang mang
trong dư luận, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của trường
THPT A. Công an huyện tiến hành xác minh được biết sự
việc trên do 03 học sinh trường THPT A: D.K (lớp 12Ax),
N. T. T. L (lớp11Bx), B.L (lớp 11Ax) bịa đặt; từ đó bị em
N.M (lớp 11Ax trường THPT B) đã sử dụng tin để chế hình
ảnh đăng trên trang web haivl.com nên sự việc bị lan tỏa
lớn trong cộng đồng mạng và trang tin điện tử yeah1.com
đã dựa vào tin không xác thực để đăng báo gây xôn xao
trong dư luận. Công an huyện đã làm việc, yêu cầu số học

11



sinh liên quan gỡ bỏ thông tin, hình ảnh đã đăng; lập biên
bản vi phạm hành chính cảnh cáo đối với em N.M; đồng
thời thông báo cho BGH các trường liên quan xử lý kỷ luật
số học sinh vi phạm; hướng dẫn trường THPT A có công
văn đến Sở Thông tin – Truyền thông Tp. Hồ Chí Minh yêu
cầu xử lý vi phạm đối với trang tin yeah1.com vì đưa tin
không xác thực, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của
tổ chức; yêu cầu trang tin yeah1.com đính chính sự việc
công khai trên mạng.
* Năm 2015
- Xảy ra 6 vụ với 15 học sinh gây gỗ đánh nhau (khiển
trách 9, cảnh cáo 6); 17 trường hợp vi phạm ATGT (xử phạt
hành chính), 40 trường hợp hút thuốc lá (phê bình), vô lễ với
giáo viên 14 trường hợp (khiển trách).
- Xảy ra 01 vụ việc 03 học sinh trường THPT C là Q.Nh
(học sinh lớp 11x) T.S (học sinh lớp 11x), và Ng.Q (học
sinh lớp 11y) tàng trữ và sử dụng chất ma túy cần sa; 01 học
sinh THPT C mua bán, sử dụng thuốc lá shisha trong nhà
trường.

12


- Xảy ra 01 vụ học sinh đánh nhau quay lại và đăng tải
trên mạng facebook. Công an huyện đã tiến hành đấu tranh,
lập biên bản VPHC, thu giữ 01 điện thoại di động, xóa bỏ
video trên facebook. Công an huyện đã ra quyết định xử phạt
hành chính bằng hình thức cảnh cáo vì đã có hành vi vi phạm
hành chính “Đưa vào mạng thông tin máy tính thông tin,

hình ảnh có nội dung độc hại nhưng hậu quả chưa nghiêm
trọng”, quy định tại điểm b, khoản 3, điều 17, nghị định số
56/2006NĐ – CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ quy định
về xử phạt hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin.
* Năm 2016: Tình hình ANTT tại các trường học năm
học 2015-2016 được đảm bảo, trong năm không có trường
hợp cán bộ giáo viên, học sinh sinh viên nào bị truy tố trước
pháp luật. Số học sinh vi phạm và bị xử lý hành chính về
luật giao thông đường bộ là 20 em; số học sinh tham gia
đánh nhau, gây rối trật tự công cộng bị xử lý vi phạm hành
chính là 3 vụ với 6 học sinh; đặc biệt năm học vừa qua
không có trường hợp học sinh nào mua bán , tàng trữ và sử
dụng trái phép chất ma túy; số học sinh vi phạm các quy

13


định của ngành giáo dục bị xử lý kỷ luật cũng có chiều
hướng giảm.
* Năm 2017: Số lượng học sinh vi phạm pháp luật và
vi phạm các quy định của nhà trường có sự gia tăng về số
lượng: 3 vụ với 5 học sinh có hành vi trộm cắp bị xử phạt
hành chính và bị kỷ luật; 134 trường hợp học sinh vi phạm
luật giao thông đường bộ bị xử phạt hành chính; bạo lực
học đường có sự gia tăng khi số vụ học sinh tham gia đánh
nhau là 13 vụ với 32 học sinh tham gia trong đó bị xử lý vi
phạm hành chính là 10 học sinh số còn lại bị xử lý kỷ luật;
nguyên nhân mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau chủ yếu xuất
phát từ việc châm, chọc nhau, đưa thông tin không đúng,
bịa đặt về bạn bè của mình qua Facebook.

Năm 2017 xảy ra 01 vụ việc có 02 học sinh quen biết,
yêu đương qua Facebook và có hành vi quan hệ tình dục ở
độ tuổi vị thành niên. Công an huyện đã xác định hành vi
của Em X có dấu hiệu của tội “Hiếp dâm trẻ em” quy định
tại điều 112 BLHS nước CHXHCN Việt Nam, Cơ quan
CSĐT Công an huyện Đức Trọng đã xử lý theo luật định.
Từ số liệu thống kê số lượng vụ vi phạm pháp luật của
14


học sinh các nhà trường ở huyện Đức Trọng (2014-2017)
đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho nhà trường, gia đình, xã
hội cần quan tâm hơn nữa công tác GDPL cho học sinh
trung học phổ thông. Công tác GDPL cần phải đổi mới nội
dung, phương pháp, hình thức GDPL, trong công tác quản
lý GDPL cần phải đưa ra các giải pháp đồng bộ, có cơ chế
phối hợp với các LLGDXH để nâng cao hiệu quả GDPL
cho học sinh , góp phần ổn định xã hội tạo điều kiện cho sự
phát triển.
Để đánh giá đúng thực trạng vi phạm pháp luật của học
sinh, chúng tôi đã khảo sát trên 252 khách thể (trong đó: 12
phiếu dành cho cán bộ quản lý, 120 phiếu dành giáo viên
THPT, 120 phiếu dành cho học sinh ở các trường THPT
Huyện Đức trọng) và thu được kết quả ở bảng 2.3.
- Đánh giá mức độ biểu hiện của các hành vi VPPL của
học sinh THPT
ST
T
1
2


Biểu hiện
Vi phạm luật giao thông
Đánh nhau gây thương tích
15

Biểu

Biểu

Khôn

hiện
132

hiện
107

g biểu
13

19

51

181


3


Vu khống, đe dọa, tung tin giả

41

121

90

4

mạo
internet
Trấn qua
lột, trộm
cắp tài sản

3

7

242

5

Vi phạm luật CNTT (phá trang

3

17


232

web, xâm nhập, đánh cắp tài
6

Gây rối trật tự công cộng

5

16

231

7

Phá hoại tài sản của công dân, của

2

6

244

8

nhà nước, phá hoại cảnh quan,
Buôn lậu, gian lận thương mại

0


3

249

9

Mua bán, tàng trữ vận chuyển ma

0

76

176

10

túy
Nghiện hút

2

126

124

11

Tham gia các băng nhóm tuyên

5


27

220

12

truyền nói xấu chế độ qua các
Truy cập Internet có nội dung xấu

43

134

75

13

Quan hệ nam nữ tuổi vị thành niên

21

138

93

Qua kết quả khảo sát thực trạng một số hành vi VPPL
của học sinh THPT, chúng tôi nhận thấy các hành vi VPPL
của các em phổ biến nhất là vi phạm Luật giao thông tiếp
đó là vi phạm về việc sử dụng Internet không lành mạnh

(Truy cập những trang web đen, văn hóa đồi trụy, đăng tải
những nội dung xấu, thông tin giả mạo, vu khống, xuyên
tạc, có tham gia trang web đen nói xấu chế độ, đánh cắp
16


thông tin cá nhân…) và tình trạng nghiện hút ma túy, cần
sa, đánh nhau gây thương tích có trên 50% cho rằng là có
biểu hiện ở mức độ ít.
Qua quan sát và số liệu cung cấp của Công an huyện
Đức Trọng thì các các em thường vi phạm ở các lỗi: Tụ tập
dưới lòng đường; đi hàng đôi hàng ba; lạng lách, đánh
võng, chọc ghẹo nhau khi tham gia giao thông; sang đường
không quan sát, không xin đường; đi xe đạp điện, xe máy
người ngồi sau cầm ô (dù) nên dễ xảy ra tai nạn; đi xe
ngược chiều, không chấp hành các tín hiệu điều khiển giao
thông.
Những hành vi VPPL khác: cố ý hoặc vô ý đánh nhau
gây thương tích. Ở nhà trường THPT, việc gây gổ đánh
nhau là lỗi tương đối phổ biến. Đối với học sinh nam
thường gây ra các vụ xô xát từ những xích mích nhỏ vì
đăng tai những video, clip cá nhân, những thông tin sai
lệch, hay giả mạo hay chỉ vì những câu châm chọc nhau qua
Facebook do không nhận thức được đầy đủ những hậu quả
xảy ra, nóng nảy, bực tức không kiềm chế được hành vi dẫn
đến đánh nhau gây thương tích. Qua báo cáo của Công An
17


tỉnh Lâm Đồng thì việc sử dụng Internet thiếu lành mạnh

(truy cập những trang web đen, văn hóa đồi trụy, đăng tải
những nội dung xấu, thông tin giả mạo, xuyên tạc, đưa tin
đồn ác ý hay thổi phồng sự việc đã gây ra cú sốc tinh thần
cho cá nhân, sự hoảng loạn có thể xảy ra hành động tự sát
để giải thoát, thiệt hại cho cá nhân tập thể hay tham gia
trang web đen nói xấu chế độ, đánh cắp thông tin cá
nhân…) đang có chiều hướng gia tăng có tác động xấu tới
tư tưởng nhân dân và học sinh. Việc sử dụng Internet thiếu
văn hóa gây ra những sự cố đau lòng, những hệ lụy cho gia
đình và xã hội. Bên cạnh đó nạn sử dụng, tàng trữ ma túy đã
xảy ra với học sinh THPT trên địa bản Đức Trọng, nguy cơ
ma túy xâm nhập vào học đường là rất đáng quan ngại.
ngoài ra hiện nay các em học sinh THPT quan hệ tình dục ở
tuổi vị thành niên diễn ra khá nhiều đây cũng là vấn đề đáng
quan ngại và cần được quan tâm giáo dục. Các loại hành vi
VPPL khác các đều đánh giá ít xảy ra hơn so với 4 loại
hành vi trên đã phân tích. Nói như vậy cũng không có nghĩa
là các LLGD không cần chú ý tới các loại hành vi này trong
quá trình GDPL, bởi trong thực tiễn những hành vi này dù
ít xảy ra, nhưng nếu đã xảy ra thì tính chất nghiêm trọng và
18


hậu quả gây ra cũng hết sức nguy hiểm cho xã hội.
* Đánh giá về lỗi VPPL của học sinh THPT
Khi đánh giá việc VPPL của học sinh cần phải nghiên
cứu để biết tính chất, nguyên nhân các em phạm lỗi để giáo
dục. Bởi cùng một hành vi VPPL, nhưng các lỗi khác nhau
dẫn tới cách thức giáo dục và xử lý vi phạm cũng khác
nhau. Chúng tôi tiến hành khảo sát các lỗi vi phạm của các

em trên 252 khách thể (12 CBQL, 120 giáo viên và 120 học
sinh) và thu được kết quả ở bảng
- Đánh giá về lỗi VPPL của học sinh

Nhiều Ít HS Không
1

Vi phạm pháp luật do thiếu ý

14

27

211

2

thức
Vi phạm pháp luật do vô ý

19

33

200

3 Vi phạm pháp luật do thiếu tự

71


82

99

chủ
4 Vi phạm pháp luật do thiếu

86

70

96

biết pháp luật do bị lôi
5 hiểu
Vi phạm

21

48

183

kéo
19


Theo kết quả khảo sát đánh giá lỗi vi phạm pháp luật
của các em để từ đó tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp.
Chúng tôi thấy lỗi các em vi phạm chủ yếu là do thiếu tự

chủ của bản thân, do thiếu hiểu biết pháp luật hoặc do lỗi vô
ý. Đây chính là mặt hạn chế của các em học sinh THPT ở
tuổi chưa thành niên do còn nông nổi, suy nghĩ thiếu chín
chắn, hành động theo ý chủ quan không lường trước được
hậu quả xảy ra. Cũng có các em học sinh vi phạm pháp luật
do lỗi cố ý, mặc dù các em biết những hành vi đó pháp luật
cấm, nhưng vẫn vi phạm chủ yếu là những lỗi vi phạm
không nghiêm trọng (chú yếu là vi phạm luật giao thông
đường bộ).
* Để đánh giá nguyên nhân dẫn đến hành vi VPPL của
học sinh THPT chúng tôi tiến hành khảo sát và có kết quả ở

- Đánh giá nguyên nhân dẫn đến hành vi VPPL của học
sinh THPT
TT Nguyên nhân học sinh vi phạm pháp luật
20

SL

%


1.

HS thiếu hiểu biết, nhận thức về pháp luật,
chưa có thói quen xử sự theo pháp luật.

552

81,2


2.

Người lớn chưa gương mẫu

583

85,7

3.

Tác động tiêu cực của xã hội

432

63,5

4.

Các lực lượng giáo dục chưa quan tâm đến

562

82,6

359

52,8

547


80,4

562

82,6

586

86,2

328

48,2

GDPL cho học sinh
5.

HS có hoàn cảnh éo le, thiếu sự quan tâm,
giáo dục của gia đình.

6.

Nội dung, hình thức giáo dục pháp luật của
nhà trường chưa thiết thực

7.

Chưa thực có sự quan tâm phối hợp giữa
nhà trường, gia đình và xã hội trong GDPL

cho học sinh

8.

Do ảnh hưởng từ việc sử dụng internet
thiếu lành mạnh.

9.

Do hoàn cảnh khó khăn hay gặp những cú
21


sốc về tinh thần
10

Việc quản lý, giám sát của nhà trường chưa
thường xuyên

549

80,7

Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng VPPL của
học sinh THPT, tôi đã điều tra trên 680 học sinh của 6
trường trên địa bàn huyện Đức Trọng chúng tôi nhận thấy
có 7 nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh VPPL chiếm
trên 80% là: Do ảnh hưởng từ việc sử dụng internet thiếu
lành mạnh có 586 phiếu chọn (chiếm 86,2%), do người lớn
chưa gương mẫu có 583 phiếu chọn (chiếm 85,7%); nguyên

nhân các lực lượng giáo dục chưa quan tâm đến GDPL cho
học sinh và chưa thực có sự quan tâm phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong GDPL cho học sinh có 562
phiếu chọn (chiếm 82,6%), nguyên nhân học sinh thiếu hiểu
biết về pháp luật, chưa có thói quen xử sự theo pháp luật có
552 phiếu chọn (chiếm 81,2%); nguyên nhân việc quản lý,
giám sát của nhà trường chưa thường xuyên và nội dung,
hình thức giáo dục pháp luật của nhà trường chưa thiết thực
lần lượt có 549 và 547 phiếu chọn (chiếm 80,7% và 80,4%).

22


Như vậy, từ kết quả đánh giá thức trạng các nguyên
nhân dẫn đến tình trang VPPL của học sinh ta thấy các lực
lượng GDPL cần quan tâm đến công tác GDPL cho học
sinh, có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và
xã hội đặc biệt là lực lượng chức năng để quản lý, kiểm soát
chặt chẽ phim ảnh, sách báo đồi trụy phát tán qua Internet
và tuyên truyền, giáo dục để học sinh sử dụng internet lành
mạnh, hiệu quả thiết thực; bên cạnh đó nhà trường cần có
chỉ đạo để điều chỉnh nội dung, đổi mới hình thức GDPL
phù hợp, gắn với cuộc sống của các em, tạo hứng thú tìm
hiểu pháp luật và vận dụng vào cuộc sống. Đồng thời mỗi
người lớn chúng ta đặc biệt là đội ngũ giáo viên cần gương
mẫu sống và làm việc theo pháp luật để học sinh noi theo.
Thực tế cho thấy đối với các em học sinh THPT do
nhận thức về cuộc sống của các em còn đơn giản, hiểu biết
vế pháp luật còn hạn chế dẫn đến việc áp dụng pháp luật
vào xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, thiếu

nhạy bén, thiếu chính xác rất dễ dẫn đến các hành vi vi
phạm pháp luật, có nhiều trường hợp các em thờ ơ, coi
thường pháp luật, coi pháp luật như là “rào cản” phải vượt

23


qua để hướng theo nhu cầu hành động của cá nhân mới là
“anh hùng”.
-Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh
Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Trong những năm qua Sở GD&ĐT đã có văn bản hướng
dẫn các trường THPT đổi mới về nội dung, hình thức giáo
dục đạo đức và giáo dục pháp luật cho học sinh. Các nhà
trường THPT trên địa bàn đã quan tâm thực hiện công tác
giáo dục pháp luật và đã đạt được một số kết quả nhất định:
Các trường THPT đã nâng cao được về nhận thức
trách nhiệm của các lực lượng tham gia giáo dục pháp luật
cho học sinh.
Đã chủ động đổi mới nội dung, hình thức giáo dục
pháp luật phù hợp với đối tượng học sinh và bối cảnh phát
triển kinh tế-xã hội của địa phương. đổi mới dạy học môn
GDCD và lồng ghép GDPL ở các môn học phù hợp với đặc
trưng của bộ môn, đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Nhà
trường đã tập trung vào giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ
môi trường, bảo vệ di sản văn hóa, quyền và nghĩa vụ công

24



dân, giáo dục luật dân sự, bình đẳng giới, luật hôn nhân, gia
đình; phòng chống ma túy, bạo lực học đường.
Trong quản lý GDPL cho học sinh đã có sự phối hợp
chặt chẽ hơn giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên thực tiễn cho thấy công tác GDPL và quản
lý GDPL ở các nhà trường THPT ở tỉnh Lâm Đồng nói
chung và huyện Đức Trọng nói riêng vẫn còn nhiều hạn
chế, sự quan tâm phối hợp giữa các LLGD thiếu đồng bộ,
nội dung và hình thức giáo dục chậm đổi mới.
* Để đánh giá mức độ sử dụng các hình thức GDPL cho học
sinh chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 18 CBQL, 60 giáo
viên, 120 học sinh và thu được kết quả ở

- Đánh giá thực trạng sử dụng các hình thức GDPL
CBQL

Giáo viên

Học sinh

TT Các hình thức giáo Điểm Thứ Điểm Thứ Điểm Thứ
dục

TB

25

bậc

TB


bậc

TB

bậc


×