Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài 38 ĐỊA LÝ LỚP 12 THỰC HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.41 KB, 6 trang )

Giáo án dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý
Tiết PPCT: 38
Tuần: 22
Bài 38 THỰC HÀNH
SO SÁNH VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA
VÙNG TÂY NGUYÊN VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.
- Xử lý và phân tích về cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của nước ta, trung du miền núi
bắc bộ và Tây nguyên
- Xử lý số liệu và giải thích sự phân bố Trâu, Bò của trung du miền núi bắc bộ và Tây nguyên
Bước 2: Lựa chọn nội dung, xây dựng bài học
1. Bài tập 1:
- Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, trung du
miêng núi Bắc bộ và Tây Nguyên năm 2005
- Nhận xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu
năm giữa trung du miền núi BB với Tây Nguyên
2. Bài tập 2:
- Tính tỉ trọng đàn trâu, bò của cả nước, TDMNBB, Tây Nguyên Và tỉ trọng đàn trâu bò của
TDMNBB, Tây Nguyên so với cả nước (Học sinh về nhà tính toán)
- Nhận xét và giải thích về chăn nuôi gia sức giữa trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
Bước 3. Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng, năng lực
1. Kiến thức.
Biết được những nét tương đồng và khác biệt về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn
giữa Tây Nguyên và Trung du, miền núi Bắc Bộ
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn, xử lý số liệu
3. Thái độ:
- Có thái độ cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của các đồng bằng dân tộc ít người ở những
vùng núi, vùng khó khăn
- Việc trồng loại các loại cây công nghiệp gì phải theo định hướng của nhà nước
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp


tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng số
liệu thống kê.
Bước 4. Mô tả mức độ yêu cầu cần đạt
Nhận biết: Biểu đồ cần thực hiện ở bài tập 1, Biết tính tỉ trọng của đàn trâu bò của các vùng và cả
nước
Thông hiểu: So sánh và giải thích được sự giống và khác nhau về trồng cây công nghiệp lâu năm
và chăn nuôi gia súc lớn của TDMNBB và Tây Nguyên
Vận dụng thấp: Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện quy mô, cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm
của các vùng và cả nước
Vận dụng cao:
Bước 5. Thiết kế tiến trình dạy học
5.1. Chuẩn bị của giáo viên và HS
5.1.1. Giáo viên
Giáo viên: Hoàng Thị Huyền – Trung tâm GDNN – GDTX Krông Bông

Page 1


Giáo án dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý
- GA+ SGK+ máy tính
- Các loại bản đồ hình thể, nông nghiệp của Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Atlat địa lí VN
5.1.2. Học sinh.
- Atlat địa lý Việt Nam
- Vở thực hành+ đồ dùng học tập
- Các dụng cụ học tập: máy tính bỏ túi, bút chì, thước kẻ, com-pa
5.2. Hoạt động học tập
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (mức 1) 3’
- Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát Atlat địa lý Việt Nam trang 13 - Bản đồ Nông

nghiệp chung. Em hãy, kể tên Các loại cây công nghiệp và gia súc lớn chủ yếu của vùng
TDMNBB và Tây Nguyên?
- Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp HS.
- Bước 3. Trao đổi thảo luận GV gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung, trên cơ sở thảo luận và bổ
sung đó GV dẫn dắt vào nội dung của bài học mới.
Chúng ta thấy các loại cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc của TDMNBB và Tây Nguyên có sự
khác nhau. Vậy cụ thể về quy mô, cơ cấu và tỉ trọng của từng loại cây và con chiếm bao nhiêu %?
Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em giải quyết vấn đề đó
Tiết 38 - Bài 38. THỰC HÀNH: SO SÁNH VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ
CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA VÙNG TÂY NGUYÊN VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN
NÚI BẮC BỘ
- Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh gia kết quả cuối cùng của HS.
B. HÌNH THÀNH KIẾN TRỨC MỚI
* Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của bài thực hành (cá nhân) (mức 1) 2’
- Bước 1: GV yêu cầu HV dựa vào SGK trang 174, 175 em hãy cho biết bài thực hành hôm nay
có những yêu cầu nào.
- Bước 2: HS nghiên cứu SGK để hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 3: GV kết luận và nêu các yêu cầu của bài thực hành
* Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của
cả nước, trung du miền núi Băc bộ và Tây Nguyên năm 2005 (cá nhân) (mức 2) 10’
- Bước 1: GV yêu cầu HS sử dụng SGK đọc rõ và xác định biểu đồ cần vẽ?
+ HV nhận dạng bảng số liệu, xác định các kiểu biểu đồ thích hợp.
+ GV Kết luận và hướng dẫn các bước vẽ biểu đồ
- Trên nguyên tắc, có thể vẽ biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ tròn có kích thước khác nhau.
Tuy nhiên để thể hiện sự chênh lệch về quy mô diện tích cây công nghiệp lâu năm giữa cả
nước, Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ, nên vẽ biểu đồ tròn là thích hợp hơn cả.
biểu đồ tròn cũng phản ánh cơ cấu tốt hơn biểu đồ cột chồng.
- Các bước vẽ biểu đồ tròn
* Xử lý số liệu ra %:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯỚC,

TDMNBB VÀ TÂY NGUYÊN
Đơn vị: %
Giáo viên: Hoàng Thị Huyền – Trung tâm GDNN – GDTX Krông Bông

Page 2


Giáo án dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý
Vùng

Cà phê
Chè
Cao su
Các cây khác
Cả nước
30,4
7,5
29,5
32,5
Trung du và miền núi Bắc Bộ
3,6
87,9
8,5
Tây Nguyên
70,2
4,3
17,2
8,3
* Tính bán kính hình tròn: Cho RTDMNBB = (1 đvbk)
RTÂY NGUYÊN = 2,6 đvbk; RCẢ NƯỚC = 4,2 đvbk

* Vẽ biểu đồ:
- Ghi chú giải của biểu đồ
- Ghi số liệu vào từng quạt thể hiện các đối tượng
- Ghi năm (hay địa điểm) vào phía dưới của biểu đồ
- Ghi tên biểu đồ
BIỂU ĐỒ QUY MÔ, CƠ CẤU CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯƠC,
TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ TÂY NGUYÊN NĂM 2005
- Bước 2: HV tự tính bán kính hình tròn và cơ cấu diện tích giao trồng cây công nghiệp lâu năm
(%) của cả nước, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bước 3: GV nhận xét gọi 1 HV lên bảng vẽ biểu đồ các học viên còn lại vẽ vào vở thực hành
- Bước 4: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh gia kết quả cuối cùng của HS
* Hoạt động 3: Nhận xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất
cây công nghiệp lâu năm giữa trung du miền núi BB với Tây Nguyên (mức 2) 10’
- Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: HS tổ chức học tập nhóm (theo cặp đôi) với nhiệm vụ sau
đây:
Đọc nội dung trang 113 trong SGK, Atlat địa lý Việt Nam trang 21 và hình 26.1, hãy: Xác định sự
giống và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa trung du miền núi Bắc Bộ với
Tây Nguyên thông qua nội dung phiếu học tập sau:
* Giống nhau:
- Vị trí, vai trò:
- Điều kiện tự nhiên:
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Chính sách:
* Khác nhau:

Giáo viên: Hoàng Thị Huyền – Trung tâm GDNN – GDTX Krông Bông

Page 3



Giáo án dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý
Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Quy mô
Hướng chuyên môn hóa
Địa hình
Khí hậu
Đất đai
KT-XH
- Bước 2. HV thảo luận và chuẩn bị kết quả để báo cáo GV. HV điều chỉnh bổ sung kết quả học
tập cá nhân.
GV quan sát, trợ giúp HV và có phương án để điều chỉnh nhiệm vụ học tập đối với HV yếu có thể
giảm bớt nhiệm vụ học tập
- Bước 3. Báo cáo thảo luận: GV tổ chức cho HV báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện.
+ GV gọi 01 HV của 1 nhóm bất kì lên báo cáo kết quả thực hiện được.
- Hướng dẫn HV trao đổi thảo luận, điều chỉnh, bổ sung kết quả thực hiện cá nhân và ghi chép vào
vở ghi bài.
- GV chốt lại nội dung học tập. (HV: ghi chép)
* Giống nhau:
- Quy mô: Đều là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước
- Điều kiện tự nhiên: đất, nước, khí hậu thuận lợi
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp
+ Nhu cầu của thị trường lớn
- Chính sách: Được sự quan tâm của Nhà nước chú trọng phát triển cây công nghiệp
* Khác nhau:
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tây Nguyên

Quy mô

Vùng chuyên canh cây công Vùng chuyên canh cây công
nghiệp thứ 3 cả nước
nghiệp thứ 2 cả nước
Hướng chuyên môn Cây CN có nguồn gốc cận nhiệt: Cây CN có nguồn gốc nhiệt đới :
hóa
Chè
Cà phê, Cao su, Hồ tiêu
Địa hình
Miền núi bị chia cắt
Cao nguyên xếp tầng
Khí hậu
Đất đai
Kinh tế - Xã hội

Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa Cận xích đạo với 2 mùa mưa khô
đông lạnh
rõ rệt
Feralit
Đỏ Bazan phân bố tập trung
Dân cư có kinh nghiệm trồng và Dân cư có kinh nghiệm trồng ,
chế biến chè
chăm sóc Cà phê, cao su

Giáo viên: Hoàng Thị Huyền – Trung tâm GDNN – GDTX Krông Bông

Page 4



Giáo án dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý
- Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện của HS về thái độ, tinh thần học tập, khả
năng giao tiếp và đánh giá kết quả cuối cùng của HS.
Hoạt động 3: Tính tỉ trọng trâu bò trong tổng đàn trâu bỏ cả nước (GV hướng dẫn học viên
về nhà thực hiện) 5’
- Bước 1: GV yêu cầu HV để tính tỉ trọng đàn trâu, bò của cả nước, TDMNBB, Tây Nguyên Và tỉ
trọng đàn trâu bò của TDMNBB, Tây Nguyên so với cả nước ta áp dụng công thức nào?
- Bước 2: HV dựa vào bảng số liệu 38.1 nêu công thức tính tỉ trọng
- Bước 3: GV nhận xét kết luận công thức cần áp dụng và yêu cầu HV về nhà tính toán.
Hoạt động 4 : Giải thích về chăn nuôi gia súc của Trung Du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên
(mức 2) 10’
- Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ.
+ Nhóm 1: Giải thích tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn?

+ Nhóm 2: Tại sao ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây
Nguyên thì ngược lại?
- Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp HS.
- Bước 3. Trao đổi thảo luận GV gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung, trên cơ sở thảo luận và bổ
sung đó GV dẫn dắt vào nội dung
b. Giải thích về chăn nuôi gia súc của Trung Du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên:
- Hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do:
+ Nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi
+ Nguồn thức ăn cho chăn nuôi đảm bảo do ngành trồng trọt có bước phát triển.
+ Khí hậu:thích hợp cho chăn nuôi gia súc lớn.
+ Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi ngày càng lớn
- Tại sao ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì
ngược lại?
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu ẩm, có một mùa đông lạnh, hơn nữa Trâu khỏe hơn,
chịu lạnh giỏi hơn, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng nên được phát triển mạnh hơn.
+ Tây Nguyên có khí hậu nóng, có mùa khô thích hợp với việc nuôi Bò nên Bò được nuôi nhiều

hơn.
- Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện của HS về thái độ, tinh thần học tập, khả
năng giao tiếp và đánh giá kết quả cuối cùng của HS.
C. LUYỆN TẬP (4’)
Câu 1. Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc bộ là
A. Đậu tương.
B. Cà phê.
C. Chè.
D. Thuốc lá
Câu 2. Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Nhiệt đới ẩm giò mùa, mùa đông ấm
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh
D. Cận xích đạo, mùa hạ có mưa phùn
Câu 3. Năm 2005, đàn bò ở Tây Nguyên chiếm bao nhiêu % trong tổng số đàn trâu bò?
A. 65,1
B. 65,5
C. 79,6
D. 89,6

Giáo viên: Hoàng Thị Huyền – Trung tâm GDNN – GDTX Krông Bông

Page 5


Giáo án dự thi giáo viên giỏi môn Địa lý
Câu 4: cho bảng số liệu
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 (nghìn ha)
Cả nước TD&MNBB
Tây Nguyên

Cây công nghiệp lâu
1633.6
91.0
634.3
Cà phê
497.4
3.3
445.4
Chè
122.5
80.8
27.0
Cao su
482.7
109.4
Các cây khác
531.0
7.7
52.5
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 của cả nước,
Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên?
A. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ nhất cả nước.
B. Tây Nguyên chủ yếu chuyên môn hóa là cây cà phê và cao su
C. Thế mạnh của Tây Nguyên là trồng cây chè và cây cao su.
D. Diện tích gieo trồng các cây khác của Tây Nguyên là nhỏ nhất

D. VẬN DỤNG MỞ RỘNG (1’)
- Tiếp tục hoàn thiện bài thực hành
- xem lại từ bài 32 đến bài 37 tiết sau kiểm tra 1 tiết


Giáo viên: Hoàng Thị Huyền – Trung tâm GDNN – GDTX Krông Bông

Page 6



×