Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo thực tập khoa quản trị nhân lực đại học thương mại thực trạng công tác quản trị nhân lực tại ngân hàng vietcombank chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.28 KB, 17 trang )

Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
1 TMCP Thương mại cổ phần
2 NHNT Ngân hàng Ngoại thương
3 NHNN Ngân hàng Nhà nước
4 HĐLĐ Hợp đồng lao động
5 HCNS Hành chính nhân sự
6 CBNV Cán bộ nhân viên
7 Vietcombank Hà Nội Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ phận quản trị nhân lực Vietcombank Hà Nội
Sơ đồ 2.2: Quy trình đánh giá nhân lực của Vietcombank Hà Nội
Bảng 1.1. Cơ cấu CBNV Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội đến hết năm 2013
Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức trong phòng hành chính nhân sự
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của ngân hàng TMCP
Vietcombank Hà Nội 18
2
PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIETCOMBANK HÀ NỘI
1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
được thành lâp ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam và được nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng 1. Địa chỉ Trụ
sở chính : 344 Bà Triệu & 199 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt
Nam.
Tel : 04 – 39746666
Fax : 04 – 39747065


Website : www.vcbhanoi.com.vn
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Ngân hàng TMCP
Vietcombank Hà Nội
1.2.1. Chức năng
Vietcombank là một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách
hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các
hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng
như kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
1.2.2. Nhiệm vụ
Cung cấp dịch vụ ngân hàng chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam như huy động
vốn, cho vay, kinh doanh ngoại hối, mở tài khoản ngọai tệ ở nước ngoài, làm dịch vụ tư
vấn về tiến tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng đối ngoại, thực hiện các nhiệm vụ khác
do Nhà nước và thống đốc ngân hàng Nhà nước giao ….
3
1.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
4


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

P. Khách
hàng thể nhân
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
PG
D
Lạc
Tru
ng
P
GD


ng
Phè
n
PG
D
Tru
ng
Kín
h
PG
D
Yết
Kiêu
P
G
D
Số
7
P
G
D
Số
5
P
G
D
Số
2
P

G


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

D
Số
1
P
G
D
Số
3
P
G
D
Số
4
( Nguồn : Vietcombank Hà Nội )
PHÒNG BAN NGHIỆP VỤ
B
A
N
G
I
Á
M
Đ

C

Phó GĐ
Phụ trách tác
nghiệp
P. Tín dụng
thể nhân
Các hội đồng
Miễn giảm
lãi
Xử lý
rủi ro
Tín
dụng
Thi đua
Lương
CÁC PHÒNG GIAO DỊCH
Phát triển


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

mạng lưới
Phó GĐ
Phụ trách quản
lý rủi ro và xử
lý tài sản nợ có
Phó GĐ
Phụ trách hoạt
động ngân
hàng bán lẻ
Giám đốc

Phụ trách
chung & hoạt
động ngân
hàng bán buồn
Hành
chính
quản trị
P. Quản
lý nợ
P. Kế toán
tài chính
P. Ngân
quỹ
Xây dựng
cơ bản
P. Tin
học
P. Thanh
toán thẻ
P. Dịch vụ
khách hàng
P. Kiểm tra
GS TT
Tổ chức
cán bộ
P. Thanh
toán
XNK
P. Khách
hàng

1.3. Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Lĩnh vực : Tài chính ngân hàng như cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và
khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
Ngành nghề kinh doanh : Huy động vốn, tín dụng, tài trợ, thanh toáquốc tế, bao
thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh
nghiệp và bảo lãnh phát hành và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.4. Khái quát về các hoạt động kinh tế và nguồn lực của Ngân hàng TMCP
Vietcombank Hà Nội
1.4.1. Các hoạt động kinh tế của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
Vietcombank Hà Nội với phương châm hoạt động : lợi ích của khách hàng là trên
hết, lợi ích của người lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng, đóng
góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng đã thực hiện tốt các chương trình huy
động vốn, đầu tư và cho vay, kinh doanh đối ngoại và tài trợ thương mại… đã đem lại
nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước nhất là trong thời điểm khó khăn hiện nay.
1.4.2. Các nguồn lực
1.4.2.1. Nhân lực
Đến cuối năm 2013, Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội có tất cả là 276 nhân
viên, trong đó có 178 nhân viên nữ chiếm 65 %.
Bảng 1.1. Cơ cấu CBNV Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội đến hết năm 2013
( Đơn vị : Người )
Chỉ tiêu Năm 2013
Tổng số lao động 276
Giới tính Nam 94
Nữ 182
Trình độ Sau đại học 53

Đại học 211
Cao đẳng, trung cấp 4
Cấp quản lý Quản lý 42
Nhân viên 234
( Nguồn : Vietcombank Hà Nội )
1.4.2.2. Vốn
Được thành lập năm 1985, với một số vốn ít ỏi là khoảng 15 tỷ đồng, đến nay,
cuối tháng 12 năm 2013, tổng vốn hoạt động của Ngân hàng TMCP Vietcombak Hà Nội
đã lên đến 10.851 tỷ đồng.
5
1.4.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ
Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự động hoá cao: VCB
ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống máy rút tiền tự động ATM
Connect 24… hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân
hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

khách hàng. Hiện Vietcombank Hà Nội có 2 trụ sở chính và 10 phòng giao dịch, kèm
theo đó là 12 điểm đặt máy ATM trên khắp địa bàn Hà Nội.
1.5. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà
Nội trong 3 năm trở lại đây
Bảng 1.2: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hà Nội giai đoạn
2011-2013
(Đơn vị: Tỷ đồng)
STT
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
So sánh

2012/2011 2013/2012
CL
Tỷ lệ
(%)
CL
Tỷ lệ
(%)
1
Tổng tài sản
11461 15513 16662 4052 35,3 1149 7,4
2
Doanh thu
1503 1578.6 1635.9 75.6 5 57.3 3,6
3
Tỷ lệ nợ xấu (%)
6,14% 3,5% 2.62% -2.64 - -0,88 4
Chi phí
771 925 898 154 9,9 -27 -3
5
Lợi nhuận
205,9 11 132,9 -194.9 -94.6 121,9 208
6
Nộp ngân sách
20,59 1,1 13,29 -19.49 -94.6 12,19 208
7
Thu nhập bình quân
( triệu đồng )
16.7 17.3 18 0,6 3,6 0,7 4
( Nguồn : Vietcombank Hà Nội )
Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải hứng chịu những ảnh hưởng xấu từ



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ
cùng lãi suất cao, nhưng với việc chủ động nắm bắt và kiểm soát tình hình cùng sự quan
tâm chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo ngân hàng, Vietcombank Hà Nội đã có được
những kết quả đáng khích lệ để dần dần từng bước thoát ra khỏi thời kỳ khó khăn.
Tính đến hết tháng 12/2013, tổng tài sản của Vietcombank Hà Nội là 10662 tỷ
đồng, tăng 149 tỷ so với năm 2012, lợi nhuận giảm và tăng mạnh ở năm 2012 và 2013
với các tỷ lệ là -94,6% và 172 % nhưng thấp hơn hẳn so với năm 2011 do phải trích lập
dự phòng cho các nợ xấu. Nộp ngân sách do đó cũng giảm so với các năm trước. Doanh
6
thu thì có xu hướng tăng nhưng chi phí cũng tăng theo. Đặc biệt thu nhập bình quân của
nhân viên Vietcombank Hà Nội năm 2013 đã cao hơn hẳn so với năm 2012 và 2011.
7
PHẦN 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA NGÂN HÀNG TMCP
VIETCOMBANK HÀ NỘI
2.1. Tình hình nhân lực và chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân
lực của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
2.1.1. Tình hình nhân lực
Hiện tại phòng HCNS gồm 24 nhân viên chia làm 3 bộ phận đó là bộ phận tổ chức
cán bộ, bộ phận hành chính quản trị và bộ phận xây dựng cơ bản.
Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức trong phòng hành chính nhân sự
(Đơn vị: Người)
(Nguồn Vietcombank Hà Nội )
Theo đó, phòng HCNS của Vietcombank Hà Nội gồm 1 trưởng phòng, 1 phó
phòng phụ trách hành chính quản trị, 1 phó phòng phụ trách xây dựng cơ bản, 4 cán bộ
nhân sự, 1 cán bộ Đảng đoàn, 5 cán bộ hành chính quản trị, 1 cán bộ phụ trách xây dựng

cơ bản, 7 lái xe và 3 bảo vệ.
Định biên nhân sự của phòng được Giám đốc quyết định phù hợp với quy mô
nhân sự của ngân hàng theo tỷ lệ: 01 cán bộ nhân sự/70 Cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo
việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong từng thời kỳ.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực
Chức năng : Phòng HCNS có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc trong
công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại Chi nhánh theo đúng Bộ luật lao động,
quy định hiện hành của NHNN Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam;
8
THEO CẤP QUẢN LÝ SỐ
LƯỢNG
THEO TRÌNH ĐỘ HỌC
VẤN
SỐ
LƯỢNG


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Cán bộ quản lý 3 Sau đại học 6
Nhân viên 21 Đại học 8
Cao đẳng, trung cấp, PTTH 10
Tổng số 24 Tổng số 24
tham mưu cho Ban giám đốc trong việc thực hiện các công tác hành chính quản trị và xây
dựng cơ bản tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội.
Nhiệm vụ : bộ phận tổ chức cán bộ thuộc phòng HCNS. Có các nhiệm vụ sau :
- Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc về công tác cán bộ, công tác tổ chức, quản
lý nhân sự bao gồm: Tuyển dụng cán bộ, ký hợp đồng lao động, đào tạo, bổ nhiệm và bổ
nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương và thực hiện, giải quyết các chế
độ chính sách và quyền lợi của cán bộ, nhân viên Chi nhánh theo quy định của Bộ luật

lao động và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc về việc sắp xếp, bố trí cán bộ, nhân viên
phù hợp với trình độ, năng lực để đáp ứng được yêu cầu công việc của các Phòng ban tại
Chi nhánh. Lập các báo cáo thống kê lao động, tiền lương và công tác quản lý nhân sự
theo quy định của NH TMCP NT Việt Nam và NHNN Thành phố Hà Nội
- Tập hợp nhu cầu lao động của các phòng ban để xây dựng kế hoạch lao động hàng
năm của Chi nhánh NH TMCP NT Hà Nội để trình Ban lãnh đạo phê duyệt. Xây dựng
kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm và theo dõi triển khai thực hiện kế hoạch
đó.
- Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong việc quy hoạch cán bộ theo yêu cầu
của lãnh đạo. Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong việc xây dựng biên bản phân
công phân nhiệm công tác của Giám đốc Vietcombank Hà Nội.
- Thường trực công tác thi đua khen thưởng, công tác Đảng và công đoàn của cơ
quan; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
2.1.3. Tổ chức bộ phận quản trị nhân lực
Bộ phận tổ chức cán bộ của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội gồm 5 cán bộ
: 1 trưởng phòng phụ trách chung, 1 chuyên viên tuyển dụng, 1 chuyên viên mảng tiền
lương và chính sách, 1 chuyên viên đào tạo và phát triển nhân lực, 1 chuyên viên quan hệ
lao động và dữ liệu nguồn nhân lực dưới sự chỉ đạo của giám đốc.
9
( Nguồn : Vietcombank Hà Nội )
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ phận quản trị nhân lực Vietcombank Hà Nội
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trưởng quản trị nhân lực tới hoạt động quản trị
nhân lực của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
2.2.1. Nhân tố bên ngoài.
Tình hình kinh tế - chính trị: Năm 2013 nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc
biệt là ngành ngân hàng, ngành cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế, khủng hoảng tài
chính và nợ công, thị trường bất động sản đóng băng, lợi nhuận của các ngân hàng sụt
giảm mạnh. Lợi nhuận của Vietcombank Hà Nội không đạt so với kế hoạch, ngân sách



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

dành cho các hoạt động về quản trị nhân lực vì vậy ít được quan tâm, bị cắt giảm nhiều.
Lương chậm, thưởng ngày lễ giảm đi nhiều so với năm trước, gây ảnh hưởng tới tâm lý
làm việc của nhân viên. Vì vậy cần đảm bảo chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, đào tạo hợp
lý, động viên CBNV làm việc.
Lực lượng lao động trong ngành: theo những điều tra của Trung tâm Dự báo nhu
cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, nhu cầu tuyển dụng năm 2013
của ngành tài chính ngân hàng giảm 32,34% so với cùng kỳ, trong khi nhu cầu tìm việc
không giảm đã tạo cạnh tranh gay gắt giữa các ứng viên. Vì vậy, Vietcombank Hà Nội
cần đưa ra chính sách nhân sự hợp lý để thu hút đội ngũ nhân lực trẻ, chất lượng, có kế hoạch
đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, nâng cao lợi thế cạnh tranh.
10
Giám đốc
TP HCNS
Trưởng nhóm xây
dựng cơ bản
Trưởng nhóm Hành
chính quản trị
Trưởng nhóm Tổ
chức cán bộ
Chuyên viên QHLĐ
và lưu trữ nguồn NL
Chuyên viên đào
tạovà phát triển NL
Chuyên viên tiền
lương và chính sách
Chuyên viên tuyển
dụng

Đối thủ cạnh tranh : với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên địa bàn như Vietinbank,
Agribank, … và các ngân hàng nước ngoài như ANZ, HSBC… với nhiều chính sách thu
hút và đãi ngộ nhân lực tốt đã làm tăng nguy cơ chảy máu chất xám của Vietcombank Hà
Nội. Đòi hỏi Vietcombank Hà Nội phải có những chính sách tìm kiếm, thu hút nhân tài
đồng thời tạo môi trường làm việc năng động và đãi ngộ công bằng, lộ trình thăng tiến
cho người lao động để họ yên tâm làm việc.
Khách hàng : do kinh tế khó khăn nên các ngân hàng tập trung thu hút nhiều khách
hàng cá nhân là do lượng khách hàng doanh nghiệp không còn dồi dào như trước. Do đó
Ngân hàng TMCP Vietcombank phải có chương trình nâng cao trình độ nhân viên để đáp
ứng được những thay đổi.
Ngoài ra còn có một số yếu tố bên ngoài như như khoa học kỹ thuật - công nghệ,
văn hóa xã hôi… cũng có ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nhân lực của Vietcombank
Hà Nội.
2.2.2. Nhân tố bên trong


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của Vietcombank Hà Nội : quyết tâm thực hiện
mục tiêu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là phấn đấu trở thành một trong
hai ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có sức ảnh hưởng khu vực và là một trong 300 Tập
đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới vào năm 2020, thì nhiệm vụ cho bộ phận tổ chức quản
trị nhân lực chính là nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực cả về kỹ năng, nghiệp vụ,
phẩm chất và tư tưởng để phục vụ tốt cho mục tiêu của Ngân hàng.
Đội ngũ nhân viên và ban lãnh đạo : hiện tại Vietcombank Hà Nội có 276 nhân
viên với trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tốt, đáp ứng được các mục tiêu và chiến lược
kinh doanh của Ngân hàng. Ban lãnh đạo cũng luôn tạo mọi điều kiện để nhân viên có
thể trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức và tạo một môi trường làm việc tốt.
Khả năng tài chính : Hàng năm, Vietcom bank Hà Nội đều có một khoản ngân
sách hợp lý dành cho các hoạt động quản trị nhân lực như tìm kiếm, thu hút ứng viên,

tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ nhân lực…được đặc biệt chú trọng.
Bên cạnh đó, các nhân tố môi trường bên trong ngân hàng tác động đến hoạt động
quản trị nhân lực như bầu không khí trong môi trường làm việc tạo cảm giác thoải mái,
vui vẻ cho người lao động hăng say làm việc đạt năng suất cao, cơ cấu tổ chức có sự
phân nhiệm rõ ràng giúp nhân viên không bị chồng chéo công việc và nhà quản lý có thể
có được biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có phát sinh
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của Ngân hàng TMCP Vietcombank
Hà Nội
2.3.1. Thực trạng về quan hệ lao động của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
11
Trong năm 2013, quan hệ lao động giữa các bên tại Ngân hàng TMCP
Vietcombank Hà Nội được thực hiện khá tốt. Trong Ngân hàng có chuyên viên phụ trách
về quan hệ lao động và tổ chức công đoàn do cán bộ nhân viên ngân hàng lập ra, góp
phần vào việc chăm lo đời sống, đảm bảo lợi ích cho nhân viên ngân hàng, giúp họ có
tinh thần làm việc thoải mái. Mối quan hệ giữa nhân viên với ban giám đốc là hài hòa,
không có mâu thuẫn trong nội bộ. Hàng quý, Vietcombank Hà Nội tổ chức các buổi trao
đổi thông tin giữa người lao động với những người thuộc ban lãnh đạo và các hoạt động
đối thoại xã hội như thương lượng, trao đổi thông tin, tư vấn, tham khảo. Thông thường
các hình thức trao đổi thông tin này được thể hiện dưới hình thức là văn bản hóa. Trong
năm 2013, phòng HCNS đã tổ chức 8 cuộc họp, thông qua 74 nội dung qua các phiên
họp định kỳ hàng tháng đối với các vấn đề liên quan đến các chính sách chế độ, đãi ngộ,
lương thưởng, thỏa ước lao động tập thể, các văn bản pháp lý… Bộ phận tổ chức cán bộ
thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên với
chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ hội học tập và thăng tiến, mối quan hệ với
ban lãnh đạo ngân hàng trên cơ sở phân tích dữ liệu thu thập, đề xuất các điều chỉnh phù
hợp, tăng cường đối thoại xã hội, liên hệ với Công đoàn trong việc xây dựng và thực hiện
thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề trong tranh chấp lao động, đồng thời sửa đổi nội
quy lao động cho phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng của nhân viên.
Tất cả lao động làm việc tại Vietcombank Hà Nội đều được ký hợp đồng lao động.



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

HĐLĐ được kí ở Vietcombank Hà Nội gồm: hợp đồng thử việc 3 tháng, HĐLĐ xác
định thời hạn 12 hoặc 36 tháng và HĐLĐ không xác định thời hạn.
2.3.2. Thực trạng về tổ chức lao động của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
Nhân viên trong Vietcombank Hà Nội được phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ
thể, phù hợp với năng lực chuyên môn của mình, được hướng dẫn, thực hiện nội quy lao
động, được phổ biến quy chế làm việc, thời gian làm việc và các quy định khác liên quan
tới quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ nhân viên. Thời gian làm việc đối với nhân viên :
Sáng từ 8h00 – 12h00, chiều từ 13h00 đến 17h00 vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Nghỉ
giữa trưa từ 12h00 – 13h00, thời gian ngắn, nên mọi người thường nghỉ trưa ngay tại bàn
làm việc.
Việc phân chia lao động ở các phòng ban dựa theo mức độ phức tạp của công việc.
Ở những bộ phận như khách hàng, tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu… thì số lượng lao
động nhiều hơn so với các bộ phận khác
12
Mỗi người lao động được trang bị bàn làm việc, máy tính và dụng cụ, thiết bị cần
thiết cho công việc. Nhân viên trong một phòng được bố trí bàn làm việc gần nhau, để hỗ
trợ và thuận tiện trao đổi, giúp đỡ nhau trong công việc. Nhân viên phải mặc đồng phục
của Ngân hàng khi đến nơi làm việc.
2.2.3. Thực trạng về định mức lao động của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
Hiện tại, công tác định mức lao động tại Vietcombank Hà Nội được tiến hành khá
bài bản. Mỗi nhân viên, mỗi bộ phận sẽ có định mức lao động riêng biệt phù hợp với
chức năng và nhiệm vụ của mình. Vietcombank Hà Nội sử dụng phương pháp thống kê
kinh nghiệm, phương pháp thống kê phân tích kết hợp với số lượng nhân viên trong ngân
hàng và nhiệm vụ mục tiêu kinh doanh qua từng thời kỳ để xác định chính xác số lượng
và chất lượng lao động cần thiết cho từng bộ phận, qua đó giúp ngân hàng chủ động
trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động, đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.
Ví dụ : mỗi nhân viên sẽ được khoán số lượng khách hàng và vốn huy động, tiền gửi

cũng như số thẻ thanh toán đăng ký mới trong mỗi thời kì để từ đó làm căn cứ để xét
duyệt thi đua, khen thưởng. Cụ thể mỗi CBNV bộ phận huy động vốn của Vietcombank
Hà Nội được giao chỉ tiêu huy động vốn từ tiền gửi của bản thân hoặc người thân, bạn
bè… tối thiểu theo từng vị trí công tác như: đối với giám đốc, phó giám đốc nếu huy
động mỗi tháng đạt trên 300 triệu đồng là hoàn thành xuất sắc, từ 150-250 triệu đồng là
hoàn thành nhiệm vụ, dưới 150 triệu đồng là không hoàn thành nhiệm vụ… chỉ tiêu huy
động vốn trên là cơ sở để thực hiện cơ chế khoán tiền lương hằng tháng cũng như xét thi
đua khen thưởng hằng năm, tạo động lực làm việc cho CBNV.
2.2.4. Thực trạng về hoạch định nhân lực của hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
Việc hoạch định nhân lực của Vietcombank sẽ dựa vào tình hình nhân lực của các
phòng ban và bộ phận khác trên cơ sở của chiến lược, chính sách nguồn nhân lực và công
tác xây dựng kế hoạch. Các trưởng bộ phận sẽ xác định nhu cầu nhân lực trong ngắn hạn
và dài hạn, sau đó bộ phận tổ chức cán bộ sẽ xác định cung nhân lực ở bên trong và bên
ngoài ngân hàng và trình lên ban giám đốc xét duyệt để từ đó có kế hoạch tuyển dụng


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

nhân sự.
Về chiến lược nguồn nhân lực: mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
cho từng giai đoạn, từng bộ phận, đáp ứng yêu cầu hiện tại và lâu dài. Theo đó, việc xây
dựng nguồn nhân lực luôn là mục tiêu quan trọng và đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt
chẽ, sát sao từ Ban lãnh đạo và trưởng các bộ phận.
13
Về chính sách nhân lực : Chính sách nhân sự của Vietcombank Hà Nội là đặt mối
quan hệ giữa Ngân hàng và nhân viên là trung tâm của chính sách, với mục tiêu cao nhất
là sự phát triển của Vietcombank Hà Nội luôn đồng hành với sự thỏa mãn về công việc
và lợi ích của nhân viên.
Có thể nói công tác hoạch định nhân lực ở Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà
Nội được tiến hành bài bản. Khi có bất cứ nhu cầu nhân lực thì ngay lập tức sẽ có những

kế hoạch để lựa chọn người trong thời gian sớm nhất, đảm bảo được nguyên tắc sắp xếp
đúng người đúng việc vào đúng thời điểm để đối phó với những thay đổi trên thị trường,
đáp ứng mục tiêu kinh doanh.
2.2.5. Thực trạng về phân tích công việc của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà
Nội
Vietcombank Hà Nội rất chú trọng đến hoạt động phân tích công. Các vị trí công
việc của Vietcombank Hà Nội đều có bản mô tả công việc, tiêu chuẩn công việc rõ ràng,
chi tiết và bộ phận tổ chức cán bộ thường xuyên kiểm tra, xem xét và bổ sung, bám sát
được tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công
việc luôn được cập nhật kịp thời cho phù hợp với tình hình hoạt động và chiến lược của
ngân hàng, đồng thời làm cơ sở cho các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và đãi
ngộ trong hệ thống.
2.2.6. Thực trạng về tuyển dụng nhân lực và hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng
của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
Quy trình tuyển dụng của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội được tiến hành
như sau :
Bước 1 : xác định nhu cầu nhân lực và lập kế hoạch tuyển dụng
Bước 2 : thông báo tuyển dụng và nhận hồ sơ
Bước 3 : xét duyệt hồ sơ
Bước 4 : Thi viết và chấm thi
Bước 5 : phỏng vấn chuyên sâu
Bước 6 : xét kết quả và ra quyết định tuyển dụng
Bước 7 : tiến hành thử việc, đánh giá và kí hợp đồng lao động
Vietcombank sử dụng 2 nguồn tuyển dụng đó là nguồn tuyển dụng bên ngoài và
tuyển dụng bên trong. Các thông tin tuyển dụng được đăng trên website
www.vietcombank.com.vn/Careers/, một số tờ báo uy tín khác. Với nguồn bên trong
thì qua sự giới thiệu của bạn bè, nhân viên trong ngân hàng. Vietcombank Hà Nội tiến
hành tuyển dụng công khai, khách quan nên chất lượng nhân viên tương đối được đảm
bảo, thu hút và tuyển chọn những ứng viên xuất sắc, phù hợp nhất với từng vị trí. Cụ thể



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

14
trong năm 2013, Vietcombank Hà Nội tiến hành tuyển dụng được 4 lao động cho các vị
trí quầy giao dịch và phòng khách hàng, họ đều có trình độ, năng lực, kiến thức.
Hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng của Vietcombank Hà Nội là chưa đạt yêu
cầu. Mặc dù đã giảm thiểu chi phí tổ chức hành chính với biện pháp cắt giảm chi phí gián
tiếp với sự tham gia tích cực của các bộ phận kinh doanh mà hàng năm Ngân hàng tiết
kiệm được 10 - 12 % tổng chi phí. Tuy nhiên vẫn có vấn đề tồn tại trong các khâu tuyển
mộ khi mà chi phí cho việc xử lý và thu nhận hồ sơ cũng như thi tuyển vẫn chưa đạt được
mức cắt giảm đã đề ra.
2.2.7. Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực và hiệu quả sử dụng chi phí đào
tạo của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
Đào tạo nhân lực : Hầu hết những nhân viên mới của Vietcombank Hà Nội sẽ
được tham gia đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ở Hội
sở chính 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Các kế hoạch đào tạo sẽ do bộ phận
đào tạo nhân lực lên kế hoạch và trình lên ban giám đốc xét duyệt. Ngoài ra, Ngân hàng
còn hỗ trợ kinh phí cho nhân viên tham gia các khóa học ở trong và ngoài nước ở các cơ
sở đào tạo khác. Trong năm 2012, Vietcombank Hà Nội đã tổ chức 31 khóa đào tạo (18
khóa do nội bộ đào tạo và 13 khóa do đối tác bên ngoài đào tạo) cho 612 lượt học viên;
năm 2013 tổ chức 40 khóa học (27 khóa do nội bộ tự đào tạo, 13 khóa mời đối tác bên
ngoài đào tạo cho 687 lượt học viên). Dù vậy vẫn có một số hạn chế xuất hiện khi mà
việc đào tạo nhân viên chưa bám sát với thực trạng hoạt động của Ngân hàng, đào tạo
còn tràn lan, chưa có tính hệ thống, nội dung nặng về lý thuyết, những chương trình nâng
cao kỹ năng xử lý công việc là chưa đầy đủ khiến cho nhân viên còn gặp nhiều lúng túng
trong nhiều tình huống, nhất là với nhân viên mới vào làm việc.
Phát triển nhân lực: Vietcombank Hà Nội đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhân
viên thể hiện năng lực của mình để phát triển bản thân. Qua quá trình làm việc và công
tác đánh giá hiệu quả làm việc, tùy thuộc vào năng lực của từng người sẽ được thăng

chức, tăng lương, luân chuyển công việc phù hợp.
Về hiệu quả sử dụng chi phí đào tạo : ngân sách dành cho đào tạo của
Vietconbank Hà Nội phụ thuộc vào các quyết định của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam. Nhân viên được đi đào tạo đều được có những khoản hỗ trợ trước mắt, sau khi
hoàn thành sẽ được thanh toán toàn bộ. Tuy nhiên việc thanh toán và hỗ trợ chi phí đi học
của nhân viên đều chậm và mang nặng tính thủ tục hành chính, nhân viên hầu hết phải bỏ
tiền túi ra trước.
2.2.8. Thực trạng về đánh giá nhân lực của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
15
Bộ phận tổ chức cán bộ tiến hành xây dựng kế hoạch đánh giá hiệu quả làm việc
cho người lao động; thực hiện đánh giá theo chu kỳ: 2 lần/năm, vào cuối tháng 06 và
tháng 12 hàng năm. Đối tượng là nhân viên ngân hàng đã có hợp đồng lao động chính
thức.
Quy trình đánh giá của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội diễn ra như sau


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Sơ đồ 2.2: Quy trình đánh giá nhân lực của Vietcombank Hà Nội
Vietcombank Hà Nội dùng phương pháp thang điểm 1 – 10 để cho điểm và xếp
loại nhân viên như sau : Hoàn thành xuất sắc (Có điểm bình quân lớn hơn hoặc bằng 8
và nhỏ hơn hoặc bằng 10 điểm); Hoàn thành tốt (Có điểm bình quân lớn hơn hoặc bằng 7
và nhỏ hơn 8 điểm); Hoàn thành nhiệm vụ (Có điểm bình quân lớn hơn hoặc bằng 6 và
nhỏ hơn 7 điểm); Cần cố gắng (Có điểm bình quân lớn hơn hoặc bằng 5 và nhỏ hơn 6
điểm); Không hoàn thành (Có điểm bình quân nhỏ hơn 5 điểm). Các kết quả đánh giá của
được dùng làm cơ sở cho công tác nhân sự như : bố trí lao động; lương, thưởng, đãi ngộ;
đề bạt, thăng chức/giáng chức, bổ nhiệm/miễn nhiệm; đào tạo và phát triển. Năm 2013,
Vietcombank Hà Nội không có trường hợp nào xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ; trên
80% nhân viên đều xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
2.2.9. Thực trạng về trả công lao động Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội

Vietcombank Hà Nội áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Tiền lương theo
thời gian có thể được tính theo công thức sau:
Lương tính theo thời gian = Thời gian làm việc trong tháng x Đơn giá tiền lương
Thời gian làm việc của nhân viên Vietcombank Hà Nội là 5,5 ngày 1 tuần ( làm cả
sáng thứ 7) , một tháng làm đủ là 26 ngày.
Số ngày làm việc thực tế của mỗi nhân viên được căn cứ vào bảng chấm công.
Các trường hợp nghỉ có lương và nghỉ không được hưởng lương cũng được quy định rõ
ràng. Số tiền lương thực lĩnh: L
thực lĩnh
= TL
tg
+ phụ cấp (nếu có) – BHXH (TL
tg
: tiền
lương theo thời gian; BHXH : bảo hiểm xã hội ). Số tiền BHXH bằng 5% so với tiền
lương cơ bản, số tiền này được khấu trừ vào lương tối thiểu của mỗi cán bộ công nhân
viên cuối mỗi tháng.
Ngoài ra còn có các khoản thưởng, phụ cấp, trợ cấp và những phúc lợi khác dành
cho nhân viên của Vietcombank Hà Nội và nhiều đãi ngộ phi tài chính khác như khám
sức khỏe định kỳ, tổ chức đi nghỉ mát, tham quan, các chương trình thể thao, văn nghệ…
16
Phê duyệt kết
quả và giải đáp
thắc mặc
Cán bộ nhân sự
đánh giá
Cán bộ quản lý
trực tiếp đánh
giá



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Nhân viên tự
đánh giá
Tuy nhiên hoạt động này mới chỉ dừng lại ở mức hình thức, chưa trở thành thông lệ và có
chất lượng để kích thích tinh thần làm việc của CBNV thật sự hiệu quả
2.2.10. Thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động Ngân hàng TMCP Vietcombank
Hà Nội
Có thể nói, hiệu quả sử dụng lao động tại Vietcombank Hà Nội về cơ bản là khá
tốt. Lao động trong các kỳ hoạt động kinh doanh không bị rơi vào tình trạng dư thừa hoặc
thiếu hụt. Nhân viên được sắp xếp làm việc đúng theo năng lực và nguyện vọng của
mình. Số người vi phạm kỷ luật trong cả năm thấp chứng tỏ sự chấp hành nội quy lao
động trong Ngân hàng tốt và chỉ bị ở mức độ cảnh cáo. Năm 2012, 2013 kết quả hoàn
thành công việc của nhân viên không cao bằng năm 2011 do gặp nhiều khó khăn về kinh
tế khủng hoảng.
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của ngân hàng TMCP
Vietcombank Hà Nội
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1 Doanh thu ( tỷ VNĐ)
1503 1578.6 1635.9
2 Quỹ lương ( tỷ VNĐ)
112 127 146
3 Lợi nhuận/ Lao động ( triệu VNĐ )
726 10.1 481.5
4 Số người vi phạm kỷ luật ( người ) 8 11 7
5 Kết quả hoàn thành công việc ( %)
92 81 87
PHẦN 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẦN GIẢI QUYẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.1. Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội.
3.1.1. Đánh giá tình hình kinh doanh
Năm 2013, lợi nhuận của Vietcombank Hà Nội là 132,9 tỷ đồng, cao hơn nhiều so
với năm 2012 là 11 tỷ đồng. Đây là một kết quả đáng khích lệ khi mà kinh tế Việt Nam
và cả thế giới vẫn đang rất khó khăn. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay tiền đồng ở
mức cao. Ngoài những áp lực trên thị trường vốn, áp lực từ sự mất cân đối trong cán cân
thanh toán khi nhập siêu tăng, dự trữ ngoại hối, áp lực từ sự ổn định tỷ giá cũng có tác
động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong năm 2013.
3.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động quản trị nhân lực
17
Ưu điểm : Trong những năm vừa qua, trước những biến động của kinh tế và thị


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

trường lao động, công tác quản trị nhân sự của Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội
về cơ bản là hoàn thành nhiệm vụ của mình với những thành công đáng ghi nhận :.
- Công tác hoạch định nhân lực của Vietcombank Hà Nội luôn bám sát vào tình
hình hoạt động của Ngân hàng, phù hợp với chiến lược và chính sách nhân lực của ngân
hàng. Thực hiện đúng quy trình, quy phạm trong việc xác định nhu cầu và nguồn cung
nhân lực trên thị trường lao động.
- Công tác tuyển dụng được thực hiện công bằng, công khai, các thông tin tuyển
dụng được thông báo chi tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo tính
khách quan trong việc ra đề thi, chấm thi, tạo ấn tượng tốt cho các ứng viên khi tham gia
thi tuyển.
- Hoạt động đào tạo tiền hành thường xuyên cho nhân viên mới khi được tuyển vào
và định kỳ 5 -6 tháng 1 lần cho nhân viên được cử đi học nâng cao và tổ chức thi nghiệp

vụ định kỳ.
- Các hoạt động đánh giá, đãi ngộ tài chính và phi tài chính được tiến hành thường
xuyên liên tục với sự ủng hộ của Ban lãnh đạo và sự chấp hành nghiêm túc của nhân
viên.
Bên cạnh đó là một số hạn chế cần phải khắc phục trong các kỳ kinh doanh tới :
- Việc trả lương tại Vietcombank Hà Nội được tiến hành bí mật, trả lương kín, dẫn
đến tình trạng nhân viên có tâm lý trả công không công bằng, cảm thấy khó chịu, chán
nản, so đo và dễ dẫn tới rời bỏ ngân hàng. Chưa dự báo được nguồn nhân lực theo chiến
lược, mục tiêu dài hạn trong tương lai, chỉ hạn chế trong ngắn hạn
- Công tác đãi ngộ phi tài chính còn chưa thật sát sao. Ban lãnh đạo Ngân hàng ủy
nhiệm hết cho công đoàn thực hiện hết công tác này mà ít khi có những hướng dẫn và chỉ
đạo để nâng cao đời sống tinh thần cho CBNV.
- Chương trình đào tạo còn nhiều hạn chế, có nội dung chưa chuyên sâu, chưa nắm
bắt kịp với nhu cầu thị trường, nội dung đào tạo còn chồng chéo, không xác định rõ tiêu
chí đào tạo gây lãng phí ngân sách. Đào tạo còn tràn lan, không có trọng tâm, hơn nữa
công tác xây dựng kế hoạch đào tạo vẫn còn rập khuôn, chưa phân ra theo từng đối tượng
cụ thể mà áp dụng lên toàn Hệ thống. Quy mô đào tạo còn chưa rộng rãi, chủ yếu tập
trung ở bộ phận kinh doanh…
18
- Ngân sách tuyển dụng đôi khi vẫn còn bị lãng phí đặc biệt ở trong khâu tuyển mộ
và thu nhận, xử lý hồ sơ ứng viên.
3.1.3. Những vấn đề đặt ra
Vượt qua những khó khăn trước mắt, năm 2013 về cơ bản, Vietcombank Hà Nội
đã đạt được một số mục tiêu chính được định hướng thực hiện từ đầu năm là : “ tăng hiệu
quả sử dụng nguồn lực “ của chi nhánh, góp phần vào việc duy trì vị thế là một trong hai
ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Mặc dù đã chú trọng đầu tư cho công tác tuyển dụng nhân lực nhưng hiệu quả
mang lại chưa thực sự cao. Nhiều nhân viên được tuyển vào làm việc nhưng sau không
đáp ứng được yêu cầu công việc. Chưa thu hút được nhiều nhân lực giỏi. Do đó,



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Vietcombank Hà Nội cần chú trọng nghiên cứu sâu hơn và có chính sách đầu tư vào công
tác tuyển dụng nhân lực để tuyển được nhân lực có chất lượng, giảm chi phí tuyển dụng
góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược.
3.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
3.2.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh
Tiếp tục mục tiêu mức tăng trưởng cao hơn so với các năm và định hướng tăng
nhanh và mạnh trong năm 2014. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu trên cơ sở cơ cấu lại
nợ nếu khác hàng hợp tác, có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh.Tiếp tục tập trung
phát triển mạnh mảng dịch vụ bán lẻ dựa trên nền tảng của công nghệ hiện đại đảm bảo
hoạt động theo phương châm “an toàn, thuận lợi và hiệu quả”.
3.2.2. Phương hướng quản trị nhân lực
Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng quy trình tuyển dụng nhằm sàng lọc để
có được các ứng viên tốt nhất, phù hợp nhất cho các vị trí từ lãnh đạo, quản lý đến các vị
trí chuyên viên, nhân viên trên toàn chi nhánh vừa đáp ứng được chiến lược kinh doanh
đồng thời nhằm tìm kiếm, thu hút và gìn giữ nhân tài của tổ chức. Đẩy mạnh, nâng cao
hiệu quả công tác tuyển mộ nhân lực chất lượng cao cho ngân hàng và công tác đào tạo,
phát triển nhân lực.
3.3. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Định hướng 1 : Đẩy mạnh công tác đào tạo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam chi nhánh Hà Nội.
Định hướng 2 : Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội.
19
Định hướng 3 : Hoàn thiện công tác tạo động lực phi tài chính tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS.Nguyễn Văn Điềm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực,
(2009), NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. PGS.TS. Hoàng Văn Hải, Ths.Vũ Thùy Dương, Giáo trình Quản trị nhân lực, (2010),
NXB Thống Kê, Hà Nội.
3. Báo cáo thường niên Vietcombank Hà Nội năm 2011, 2012.
4. Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến Vietcombank Hà Nội năm 2013.
5. Trang thông tin điện tử Ngân hàng TMCP Vietcombank Hà Nội :




×