Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.78 KB, 1 trang )
Việt Nam và UNICEF có lịch sử hợp tác lâu dài và tin tưởng lẫn nhau. Sau ngày Việt Nam thống
nhất năm 1975, UNICEF đã triển khai một chương trình hợp tác trên toàn quốc nhằm đáp ứng các
nhu cầu cơ bản của trẻ em Việt Nam. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên
thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em vào năm 1990. Sự phát triển nhanh của nền
kinh tế - xã hội, cũng như những kết quả rất ấn tượng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ đã có ảnh hưởng tích cực tới trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam.
Chiến lược quan trọng mà UNICEF áp dụng trong việc giúp đỡ trẻ em Việt Nam bao gồm
nâng cao năng lực trong lĩnh vực xây dựng luật pháp liên quan đến trẻ em, cung cấp các dịch vụ
chất lượng cao và nâng cao chất lượng số liệu cũng như cách sử dụng số liệu.
Thực tiễn từ các hoạt động dự án đã giúp cung cấp thông tin tốt hơn để UNICEF tiếp tục hỗ trợ
Chính phủ Việt Nam xây dựng một khuôn khổ pháp lý trong việc thực hiện quyền trẻ em.
Tăng cường sự công bằng và nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh.
UNICEF hỗ trợ Chính phủ xây dựng các chính sách, hướng dẫn và kế hoạch hành động nhằm tăng
cường sự công bằng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em, bà mẹ và các
nhóm người nghèo. Việc hỗ trợ này nhằm tăng cường thực hiện các chính sách hiện hành về cung
cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, triển khai tiêm chủng ở những vùng
khó tiếp cận, đảm bảo phổ cập việc sử dụng muối i-ốt, hướng mục tiêu vào những nhóm dân cư mà
từ trước đến nay chưa được quan tâm hỗ trợ đầy đủ, trong đó có các dân tộc thiểu số, và hạn chế
việc tiếp thị, quảng bá những sản phẩm thay thế sữa mẹ. UNICEF còn hỗ trợ xây dựng các mô hình
tăng cường chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và các bà mẹ, đặc biệt ở những vùng tập
trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và dân nghèo thành thị.
Tăng cường tính bền vững của các chương trình y tế công cộng được thực hiện thành công như
Chương trình Tiêm chủng mở rộng và phòng ngừa tình trạng thiếu các yếu tố dinh dưỡng vi lượng
bằng cách tăng cường cấp kinh phí ngân sách nhà nước cho các chương trình này.
Tăng cường năng lực cho cán bộ trong ngành y tế và cộng đồng để có thể điều phối, lập kế hoạch
và thực hiện các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi về sức khỏe và dinh dưỡng.
Phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con (PMTCT): UNICEF đã hỗ trợ Chính phủ xây dựng
Chương trình Hành động Quốc gia về PMTCT được triển khai thực hiện từ năm 2006. Theo
Chương trình này, PMTCT sẽ được từng bước mở rộng và triển khai trên phạm vi toàn quốc vào
cuối năm 2010. UNICEF còn hỗ trợ xây dựng quy trình phòng chống liên quan tới HIV và AIDS, kể
cả việc phòng lây nhiễm HIV ở trẻ em, điều trị các trường hợp nhiễm trùng cơ hội và cách thức sử