Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng tới các hệ sinh thái huyện lương sơn, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

Phan Thị Hoài Phương

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỚI CÁC HỆ SINH THÁI
HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

Phan Thị Hoài Phương

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỚI CÁC HỆ SINH THÁI
HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
Chuyên ngành
Mã số

: Khoa học môi trường
: 60440301



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Văn Thụy
TS. Phạm Thị Thu Hà

Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN
Qua luận văn này, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa
Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và rèn luyện trong những năm
học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Thụy và TS. Phạm
Thị Thu Hà, giảng viên Khoa Môi trường, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, cơ quan, bạn bè
đã ủng hộ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …… tháng….. năm 2017
Học viên

Phan Thị Hoài Phương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

: Bộ tài nguyên và Môi trường


BVMT

: Bảo vệ môi trường

CLMT

: Chất lượng môi trường

CTR

: Chất thải rắn

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

HST

: Hệ sinh thái

MT

: Môi trường

ÔNMT


: Ô nhiễm môi trường

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

i


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... v
Mở đầu ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 2
1.1. Khái quát những nghiên cứu các hợp phần chính của hệ sinh
thái
......................................................................................................... 2
1.1.1. Những nghiên cứu về hợp phần thực vật của hệ sinh thái .......... 2
1.1.2. Những nghiên cứu về hợp phần động vật của hệ sinh thái ......... 5
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ................................................... 6
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình ........... 6
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình ............................................................................................. 9
1.2.3. Tổng quan về 3 loại hình mỏ đặc trưng huyện Lương Sơn ........ 11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU............................................................................................... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 26
2.3.1. Phương pháp kế thừa................................................................. 26
2.3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu .............................. 26
2.3.3. Phương pháp phân tích, đánh giá quần xã thực vật và tính đa
dạng thực vật trong hệ sinh thái:............................................... 27
2.2.4. Phương pháp phân tích đánh giá thực trạng và tính đa dạng
sinh học động vật trong hệ sinh thái: ........................................ 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 34

ii


3.1. Đặc trưng hợp phần thực vật trong các hệ sinh thái ................... 34
3.1.1. Đa dạng loài thực vật .................................................................... 34
3.1.3. Đa dạng các yếu tố địa lý hệ thực vật ........................................... 36
3.1.4. Giá trị đa dạng sinh học thực vật vùng Lương Sơn ...................... 37
3.1.5. Thực vật nổi thủy sinh .................................................................. 41
3.2. Đặc trưng hợp phần động vật trong các hệ sinh thái .................. 41
3.2.1. Động vật có vú .......................................................................... 41
3.2.2. Khu hệ Chim ............................................................................. 42
3.2.3. Động vật Lưỡng cư và Bò sát ................................................... 43
3.2.4. Khu hệ Cá.................................................................................. 44
3.2.5. Khu hệ động vật nổi .................................................................. 44
3.2.6. Động vật đáy ............................................................................. 45
3.2.7. Khu hệ côn trùng ....................................................................... 45
3.3. Những đặc trưng cơ bản và tính đa dạng các hệ sinh thái huyện
Lương Sơn ...................................................................................................... 46

3.4. Tác động của khai thác mỏlàm vật liệu xây dựng tới biến động
đa dạng sinh học hệ sinh thái ....................................................................... 52
3.4.1. Đánh giá sự suy giảm đa dạng sinh học bởi sự mất đi các diện
tích hệ sinh thái ......................................................................... 52
3.4.2. Đánh giá sự suy giảm đa dạng sinh học bởi biến đổi môi trường
của các hệ sinh thái do mở rộng diện tích khai thác khoáng sản60
3.5. Đề xuất các giải pháp phục hồi rừng - các dự án ưu tiên trong
khu vực khai thác mỏ .................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 90

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ dạng sống các loài trong hệ thực vật Lương Sơn.................. 35
Bảng 3.2: Phổ yếu tố địa lý hệ thực vật Lương Sơn ....................................... 37
Bảng 3.3: Các nhóm công dụng chính của tài nguyên thực vật Lương Sơn .. 38
Bảng 3.4: Các nhóm công dụng chữa bệnh của các cây thuốc Lương Sơn .... 39
Bảng 3.5: Các loài thực vật quí hiếm ở Lương Sơn........................................ 40
Bảng 3.6: Thành phần thực vật nổi thủy sinh tại Lương Sơn ......................... 41
Bảng 3.7: Số lượng bộ và loài thú ở Lương Sơn ............................................ 41
Bảng 3.8: Thành phần Cá tại Lương Sơn........................................................ 44
Bảng 3.9: Thành phần động vật nổi tại Lương Sơn ........................................ 44
Bảng 3.10: Thành phần động vật đáy ở Lương Sơn ....................................... 45
Bảng 3.11: Thành phần loài Côn trùng huyện Lương Sơn ............................ 46
Bảng 3.12: Các nguồn phát sinh chất thải do các hoạt động của dự án.......... 64
Bảng 3.13: Các hoạt động của dự án và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường 66
Bảng 3.14: Đề xuất loại cây trồng và diện tích trồng cây ở khu vực mỏ ....... 81
Bảng 3.15: Đề xuất loại cây trồng và diện tích trồng cây ở khu vực mỏ ....... 85
Bảng 3.16: Đề xuất loại cây trồng và diện tích trồng cây ở khu vực mỏ ....... 87

Bảng 3.17: Đề xuất loại cây trồng và diện tích trồng cây ở khu vực mỏ ....... 89

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí địa lý của huyện Lương Sơn.............................................................. 7
Hình 3.1: Tương quan tỷ lệ đa dạng và vai trò của các taxon trong hệ thực vật
Lương Sơn ................................................................................................................. 38

v


Mở đầu
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt
động khai thác vật liệu xây dựng đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới
đất nước. Ngành công nghiệp khai thác mỏ đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Trong những năm qua, hoạt động khai
khoáng sản đã đóng góp tới 5,6% GDP.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng đang phải
đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Quá trình khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích
của mình, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh. Yếu tố chính gây tác
động đến môi trường là khai trường của các mỏ, bãi thải, khí độc hại, bụi và nước
thải…làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã được hình thành từ hàng chục
triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và là vấn đề cấp bách
mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng.
Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng tới
các hệ sinh thái huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và đề xuất các giải pháp quản
lý” được thực hiện với mục đích đưa ra được những đánh giá tính đa dạng sinh học
động thực vật và các hệ sinh thái vùng Lương Sơn - Hòa Bình và tác động của các

hoạt động của hoạt động khai thác mỏ vật liệu xây dựng phục vụ cho mục tiêu bảo
tồn và phát triển bền vững trên cơ sở kết quả nghiên cứu và các giải pháp đã đề xuất.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Khái quát những nghiên cứu các hợp phần chính của hệ sinh thái

Hệ sinh thái có thể hiểu là bao gồm quần xã sinh vật (động vật, thực vật, vi
sinh vật) và môi trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ...).
Tùy theo cấu trúc dinh dưỡng tạo nên sự đa dạng về loài, cao hay thấp, tạo
nên chu trình tuần hoàn vật chất (chu trình tuần hoàn vật chất hiện nay hầu như
chưa được khép kín vì dòng vật chất lấy ra không đem trả lại cho môi trường đó.
Hệ sinh thái có kích thước to nhỏ khác nhau và cùng tồn tại độc lập (nghĩa là
không nhận năng lượng từ hệ sinh thái khác).
Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ sinh
thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên. Đặc điểm của hệ sinh thái là một hệ thống
hở có 3 dòng (dòng vào, dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin.
Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng,
nếu một thành phần thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ
nào đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái.
1.1.1. Những nghiên cứu về hợp phần thực vật của hệ sinh thái
a.

Đa dạng hệ thực vật:

Trong lĩnh vực tài nguyên thực vật, viện Điều tra Qui hoạch Rừng đã công

bố 7 tập Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988) giới thiệu khá chi tiết cùng với hình
vẽ minh hoạ, đến năm 1996 công trình này được dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng
chủ biên. Trần Đình Lý và tập thể (1993) công bố 1900 cây có ích ở Việt Nam, Võ
Văn Chi (1997) công bố từ điển cây thuốc Việt Nam.
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ
(1991 - 1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam trong
những năm gần đây. Đây là bộ danh sách đầy đủ nhất góp phần đáng kể cho khoa
học thực vật ở Việt Nam. Ngoài ra một số họ riêng biệt đã được công bố như
Orchidaceae Đông Dương của Seidenfaden (1992), Orchidaceae Việt Nam của
Leonid V. Averyanov (1994), Euphorbiaceae Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn
(1999), Annonaceae Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (2000), Lamiaceae của Vũ

2


Xuân Phương (2000), Myrsinaceae của Trần Thị Kim Liên (2002), Cyperaceae của
Nguyễn Khắc Khôi (2002). Đây là những tài liệu quan trọng nhất làm cơ sở cho
việc đánh giá về đa dạng phân loại thực vật Việt Nam.
Cùng với những thống kê về đa dạng loài, các tác giả đã chú ý phân tích
nhiều về quy luật tiến hóa đa dạng: Nguyễn Tiến Bân (1997) đã thống kê và đi đến
kết luận thực vật Hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam hiện biết 8500 loài, 2050 chi
trong đó lớp Hai lá mầm 1590 chi và trên 6300 loài, lớp Một lá mầm 460 chi với
2200 loài [44]. Phan Kế Lộc (1998) đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9628 loài
cây hoang dại có mạch, 2010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng, như vậy tổng số loài
lên tới 10361 loài, 2256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và 57% tổng số các loài, chi và
họ của thế giới. Ngành Hạt kín chiếm 92,47% tổng số loài, 92,48% tổng số chi và
85,57% tổng số họ. Ngành Dương xỉ kém đa dạng hơn theo tỷ lệ 6,45%, 6,27%,
9,97% về loài. Ngành Thông đất đứng thứ 3 (0,58%) tiếp đến là ngành Hạt trần
(0,47%) hai ngành còn lại không đáng kể về họ, chi và loài [61].
Tính quy luật phân bố của các loài thực vật cũng là một trong những cấu

thành sự đa dạng của hệ thực vật. Mỗi hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố địa lý thực
vật khác nhau, các yếu tố này thể hiện ở yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư, các loài
thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện ở sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các
loài thuộc yếu tố di cư sẽ chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó.
Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác giả
Pócs Tamás (1965) đã đưa ra một số kết quả như sau :
- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Meg)

4,85%

- Cây lớn có chồi trên đất cao 8 – 30m (Mes)

13,80%

- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m(Na)

18,02%

- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)

9,08%

- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)

6,45%

- Cây chồi sát đất (Ch)
- Cây chồi nửa ẩn (Hm)

40,68%


- Cây chồi ẩn (Cr)

3


- Cây chồi một năm (Th)

7,11%

Và ông đưa ra phổ dạng sống như sau :
SB = 52,21Ph + 40,68 (Ch,H, Cr) + 7,11Th
b.

Tính đa dạng các quần xã thực vật

Năm 1970 và 1978, Thái Văn Trừng dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh
trình bày bảng phân loại thảm thực vật toàn lãnh thổ Việt Nam, từ bậc nhóm kiểu
thảm thực vật tới bậc quần hợp. Bảng phân loại của ông đưa ra hai nhóm kiểu thảm
thực vật chủ yếu phân hóa theo đai cao là:
1.Nhóm những kiểu thảm thực vật nhiệt đới ở vùng thấp và vùng có độ cao
trung bình dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ở miền Nam [63].
2.Nhóm những kiểu thảm thực vật vùng núi có độ cao trên 700m ở miền Bắc
và trên 1000m ở miền Nam[63].
Dựa vào sự phân hóa của khí hậu, mười bốn kiểu thảm thực vật khác nhau
được phân chia tiếp từ hai nhóm kiểu thảm thực vật này, tên của mỗi kiểu thảm
được gọi bằng chính tên của các kiểu khí hậu sinh vật do ông xác định. Trong mỗi
kiểu thảm thực vật khí hậu lại bao gồm các kiểu phụ miền thực vật, kiểu phụ thổ
nhưỡng, kiểu phụ nhân tác với tổ hợp thành phần loài đặc trưng cho hệ thực vật
thân thuộc nào đó trên đất địa đới hoặc là thành phần loài chỉ thị cho các kiểu đất

phi địa đới, nội địa đới, các điều kiện nhân tác của con người… Các tổ hợp thành
phần loài này, tùy theo tỷ lệ cá thể của các loài ưu thế được sắp xếp trong các bậc
phân loại “Ưu hợp” hay “Quần hợp” và “Biến chủng”. Điều dễ nhận thấy là quan
niệm “Ưu hợp của Thái Văn Trừng thực tế trùng lặp với quan niệm kiểu quần xã ưu
thế loài của Whittaker (1962) nếu dùng ở cấp loài...
c.Nghiên cứu về Tảo và vi khuẩn Lam ở thủy vực
Cho tới nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau trong xây dựng hệ thống
phân loại tảo.
Các công trình nghiên cứu tảo và vi khuẩn lam ở Việt Nam được tiến hành
muộn hơn so với thế giới nhưng cũng đã có một số thành tựu nhất định.

4


Công trình nghiên cứu đầu tiên về tảo ở Việt Nam được J. Loureiro tiến hành
từ năm 1793 về tảo lục Ulvapisum . Cho đến năm 2001 Việt Nam đã định loại được
2191 loài tảo thuộc 9 ngành và 368 loài vi khuẩn lam.
Trong giai đoạn này, các nghiên cứu mang tính chất chuyên khảo về ngành,
lớp và bộ tảo lớn ở Việt Nam cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Năm 2003, Nguyễn Văn Tuyên xuất bản cuốn “Đa dạng sinh học Tảo trong
các thuỷ vực nội địa Việt Nam- Triển vọng và thử thách” . Trong công bố này, danh
lục các loài tảo nội địa Việt Nam có 1563 loài và dưới loài thuộc các ngành
Euglenophyta (218 loài và dưới loài), Chlorophyta (637 loài và dưới loài),
Cyanophyta (268 loài và dưới loài), Bacillariophyta (401 loài và dưới loài),
Chrysophyta (13 loài và dưới loài), Pyrrophyta (17 loài và dưới loài), Xanthophyta
(9 loài và dưới loài).]Theo tác giả, khu hệ Tảo nội địa Việt Nam mang tính nhiệt đới
với 27% số loài nhiệt đới.
1.1.2. Những nghiên cứu về hợp phần động vật của hệ sinh thái
Theo báo cáo về quan trắc môi trường nước của Ngân hàng Thế giới, Việt
Nam là một trong 10 quốc gia giàu ĐDSH nhất trên thế giới, với sự có mặt của 10%

số loài được biết đến, trong khi diện tích lãnh thổ chỉ chiếm chưa đến 1% diện tích
Trái đất. Việt Nam là nơi cư trú của hơn 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài
bò sát, 2.470 loài cá, 5.500 loài côn trùng và 12.000 loài cây (trong đó chỉ có 7.000
loài đã được nhận dạng). Tuy nhiên, ngày nay, nhu cầu về động vật hoang dã và các
sản phẩm làm từ động vật hoang dã tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng đã làm
suy giảm nghiêm trọng sự đa dạng sinh học này.
Theo báo cáo của Hội Động vật học Việt Nam, các loài bị khai thác bất hợp
pháp chủ yếu là rắn, kỳ đà, tê tê, hổ, gấu, voi… Tỉ trọng các cá thể được khai thác
gồm thú rừng 20%, rắn 45%, rùa 30%... với hơn 66% sử dụng làm thực phẩm.
Chính nhu cầu lớn này đã khiến Việt Nam đang nằm trong top 19 nước có số loài
hoang dã bị đe dọa, top 15 nước về số loài thú bị đe dọa. Theo Sách đỏ Việt Nam,
số loài động vật nguy cấp quý hiếm tăng từ 365 loài (năm 1992) lên 418 loài (năm
2007), trong đó có 116 loài mức nguy cấp rất cao, 9 loài từ nguy cấp lên mức coi

5


như đã tuyệt chủng. Theo ước tính của Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã (WWF) trong
vòng 40 năm, 12 loài động vật quý hiếm đã bị biến mất hoàn toàn ở Việt
Nam...Những loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác…đang dần dần biến mất.
Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật, đặc biệt là động vật không xương
sống thực tế còn chưa đầy đủ, do vậy những nghiên cứu theo hướng này dù ở khu
vực nào cũng được xem là những nghiên cứu bước đầu và cần được cập nhật theo
từng giai đoạn.Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về động vật không xương sống
nước ngọt trên thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu về thành phần loài, phân loại
học, địa động vật và đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài cũng như mối tương
quan với môi trường. Các nghiên cứu tổng hợp về thành phần loài tại các vùng/vườn
quốc gia/khu bảo tồn nhằm mục đích cung cấp dẫn liệu khoa học đầy đủ, làm cơ sở
khoa học để hoạch định chính sách, bảo tồn và phát triển bền vững còn hạn chế.
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình


Vị trí địa lý:

Lương Sơn là huyện cửa ngõ phía đông của tỉnh Hòa Bình, tiếp giáp với Thủ
đô Hà Nội với vùng Tây Bắc của Tổ quốc, gần với khu Công nghệ cao Hòa Lạc, khu
đô thị Phú Cát, Miếu Môn, Đại học Quốc gia, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Huyện nằm ở tọa độ địa lí: từ 105o25’14” - 105041’25”kinh độ Đông;
20o36’30” - 20o57’22” vĩ độ Bắc.
-

Phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn;

-

Phía Nam giáp các huyện Kim Bôi và Lạc Thủy;

-

Phía Đông giáp các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ;

-

Phía Bắc giáp huyện Quốc Oai (thành phố Hà Nội).

6


Hình 1.1: Vị trí địa lý của huyện Lương Sơn

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 36.488,85 ha, được chia thành 20 đơn vị
hành chính, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn (Cao Răm, Cư Yên, Hòa Sơn, Hợp Hòa,
Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Trường Sơn,
Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dương, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh
Lương, Hợp Thanh và Thị trấn Lương Sơn).
Trung tâm huyện đóng tại thị trấn Lương Sơn - là trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa của huyện; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây và cách
thành phố Hòa Bình khoảng 30 km về phía Đông. Có đường quốc lộ số 6A, đường
Hồ Chí Minh đi qua, có tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào.
Lương Sơn có lợi thế về vị trí địa lí, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã
hội giữa miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng ( cũng như Thủ đô Hà Nội).


Điều kiện địa hình:

7


Về địa hình, huyện Lương Sơn thuộc vùng trung du - nơi chuyển tiếp giữa
đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng.
Địa hình đồi núi thấp có độ cao sàn sàn nhau khoảng 200-400m được hình
thành bởi đá macma, đá vôi và các trầm tích lục nguyên, có mạng lưới sông , suối
khá dày đặc.


Khí hậu:

Khí hậu Lương Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh, ít
mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9 - 23,3oC. Lượng
mưa bình quân từ 1.520,7- 2.255,6 mm/năm, nhưng phân bố không đều trong năm

và ngay cả trong mùa cũng rất thất thường.


Thủy văn:

Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các
xã.Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi Viên Nam
cao 1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc
– Đông Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu ( bắt nguồn từ xã Trường
Sơn), dòng sông đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây – Đông cho
đến hết địa phận huyện. Sông Bùi mang tính chất một con sông già, thung lũng
rộng, đáy bằng, độ dốc nhỏ, có khả năng tích nước.
Ngoài sông Bùi trong huyện còn một số sông, suối nhỏ “nội địa” có khả năng
tiêu thoát nước tốt.
Đặc điểm của hệ thống sông, suối trong huyện có ý nghĩa về mặt kinh tế, rất
thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp với tưới tiêu,
phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho Lương Sơn
những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật
nuôi, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ đập không
những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống nhân dân mà
còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn
lợi thủy sản.

8




Các nguồn tài nguyên thiên nhiên:


Tài nguyên nước:Nước ngầm ở Lương Sơn có trữ lượng khá lớn, chất lượng
nước phần lớn chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa bàn huyện.
Tài nguyên nước mặt gồm nước sông, suối và nước mưa, phân bố không đều,
chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ phân bố rải rác toàn
huyện.
Tài nguyên rừng:Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha chiếm
49,68% diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên của huyện khá đa dạng và phong phú với
nhiều loại gỗ quý. Nhưng do tác động của con người, rừng đã mất đi quá nhiều và
thay thế chúng là rừng thứ sinh.
Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Nhờ quan tâm phát triển
kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người
dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh
quan khu vực.
Tài nguyên khoáng sản:Trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản trữ lượng
lớn đó là đá vôi, đá xây dựng, đất sét, đá bazan và quặng đa kim.
Tài nguyên du lịch:Với vị trí thuận lợi gần Thủ đô Hà Nội và địa hình xen kẽ
nhiều núi đồi, thung lũng rộng phẳng, kết hợp với hệ thống sông, suối, hồ tự nhiên,
nhân tạo cùng với hệ thống rừng… đã tạo cảnh quan thiên nhiên và điều kiện phù
hợp để huyện Lương Sơn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf.
Trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ
thống hang động, núi đá tự nhiên như: hang Trầm, hang Rồng, hang Tằm, hang
Trổ…động Đá Bạc, động Long Tiên… đây là những tiềm năng để phát triển những
tour du lịch danh lam thắng cảnh kết hợp với nghỉ dưỡng.
Ngoài ra Lương Sơn cũng là huyện có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vật
thể và phi vật thể.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Dân số toàn huyện 98.856 người gồm 3 dân tộc chính là Mường, Dao, Kinh,
trong đó người Mường chiếm khoảng 70% dân số.


9


Lực lượng lao động đông, số lao động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng,
tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 55%, điều này cho thấy huyện có thế mạnh về
nguồn lực lao động.
Năm 2016, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song dưới sự lãnh đạo của
Huyện ủy, giám sát của HĐND, sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện và nỗ lực phấn
đấu của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng các doanh nghiệp, nền
kinh tế - xã hội của huyện Lương Sơn tiếp tục được duy trì ổn định và phát triển.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1930 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước được
183,2 tỷ đồng, tăng 21,5% so với dự toán; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng,
tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 54,8%, Thương mại và dịch vụ 29%,
Nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 16,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng cao 73,5%,
đạt 347 triệu USD; thu nhập bình quân đầu người đạt 43 triệu đồng/ năm; giữ vững
5 xã đạt chuẩn nông thôn mới và tăng thêm 1 xã đạt 19/19 tiêu chí, nâng tỷ lệ bình
quân các xã trong huyện đạt 15,7 tiêu chí/ xã; tỷ lệ đô thị hóa nhanh; tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 55%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 78,8%%; chất lượng
cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, với 92% hộ gia đình được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ổn định độ che phủ rừng ở mức 46%.
Năm 2016, huyện Lương Sơn có 15/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt
so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện đề ra (có 1 chỉ tiêu không hoàn thành là tỷ
lệ hộ nghèo giảm 1,3/1,7% kế hoạch).Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Lương
Sơn phát triển thành vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình.
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/5/2012 của Tỉnh ủy Hòa Bình,
huyện Lương Sơn sẽ phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch,
quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên, thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.Với
mục tiêu tổng quát là huy động các nguồn lực, xây dựng vùng trung tâm huyện
Lương Sơn thành đô thị loại IV vào năm 2020, tạo tiền đề để sớm trở thành thị xã
Lương Sơn vào năm 2025. Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước

đầu tư vào địa bàn huyện, mở mang các ngành nghề SXKD đa dạng, tạo thêm sức
mạnh mới cho kinh tế của Hòa Bình nói chung, huyện Lương Sơn nói riêng.

10


Nghị quyết đã đưa ra các chỉ tiêu phát triển đô thị đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2025, các chỉ tiêu định hướng trở thành thị xã đến năm 2025. Theo
đó, quy hoạch chung đô thị Lương Sơn là trung tâm tổng hợp, đầu mối giao thông,
giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, khẳng
định vị thế của Hòa Bình trong chiến lược phát triển Thủ đô.
Với những lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân số, sự quan tâm
chỉ đạo của tỉnh Hòa Bình, trong những năm qua huyện Lương Sơn đã thu hút được
151 dự án trong và ngoài nước đến đầu tư vào địa bàn, trong đó có 17 dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 276 triệu USD; 134 dự án
đầu tư trong nước với tổng vốn đăng kí 14.467 tỷ đồng, nhờ vậy đã tạo nhiều việc
làm cho người lao động, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương và
thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tích cực nâng cao tỷ trọng Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp, tiếp đến là Thương
mại- Dịch vụ và giảm dần tỷ trọng Nông- Lâm - Ngư nghiệp, tiến tới xây dựng
huyện Lương Sơn sớm trở thành hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình.
1.2.3. Tổng quan về 3 loại hình mỏ đặc trưng huyện Lương Sơn
Qua quá trình điều tra khảo sát thực địa, kết hợp với tổng quan tài liệu thứ
cấp, chúng tôi đã tổng hợp một số vấn đề cơ bản về hoạt động sản xuất và môi
trường tại 5 mỏ điển hình đặc trưng cho 3 loại hình khai thác (đất sét, đá vôi, đá
bazan) ở huyện Lương Sơn bao gồm mỏ đất sét (công ty Khải Hưng), mỏ đá bazan
(công ty cổ phần Sông đà 11), mỏ đá bazan (công ty Quang Long), mỏ đá vôi (bộ tư
lệnh pháo binh), mỏ đá vôi và mỏ đá sét (công ty Bình Minh).
1.2.3.1. Mỏ đất sét sản xuất gạch Tuynel - Công ty cổ phần Sản xuất và

thương mại Khải Hưng
a) Vị trí:
Diện tích khu vực khai thác mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói
tại xóm Rụt, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Công ty cổ phần
Sản xuất và Thương mại Khải Hưng được cấp phép khai thác.

11


Mỏ nằm cách khá xa các khu dân đang sinh sống tập trung của xã Cao Răm và
xã Tân Vinh (do dự án nằm sát ranh giới giữa xã Cao Răm và xã Tân Vinh), khoảng
cách gần nhất đến một số hộ gia đình đang sinh sống là 500 m ( dân cư xóm Hui - xã
Cao Răm), khoảng cách đến khu dân cư tập trung của xã Tân Vinh khoảng 1.600 m.
b) Sản xuất và hoạt động môi trường


Khai thác nguyên liệu:

Đất sét được khai thác và tập kết về bãi chứa, đất được ngâm ủ, phong hóa ít
nhất là 3 tháng; sau đó dùng máy ủi đảo trộn và gom những lô đất đã được phong
hóa, đủ độ ẩm vào kho chứa để luôn có lượng dự trữ cho sản xuất trong những ngày
mưa kéo dài.
Kho chứa đất có mái che với nhiệm vụ dự trữ đất khi thời tiết xấu như trời
mưa kéo dài hoặc thời tiết hanh khô.
Lượng đất cần dùng trong năm: khoảng 47.000 m3.
Tác động môi trường trong giai đoạn này chủ yếu là khi nước mưa chảy tràn
qua bãi đất, bùn đất thì có khả năng gây tắc nghẽn hệ thống cống rãnh thoát nước.
Hiện nay do nhà máy vẫn dùng đất thu mua từ các đối tác bên ngoài và đất
trong quá trình san gạt nhà máy nên chưa khai thác đất sét tại mỏ được các cơ quan
chức năng của UBND tỉnh Hòa Bình cấp.



Hoạt động bảo vệ môi trường:

Liên quan tới hoạt động bảo vệ môi trường nước, công ty đã đầu tư hệ thống công
trình xử lý nước thải. Các loại nước thải phát sinh từ hoạt động của công ty bao gồm:
-Nước thải của nhà máy bao gồm nước thải từ nước sinh hoạt, nước mưa,
nước thải trong quá trình sản xuất.
- Nước thải trong quá trình sản xuất hầu như không có: Nước thải trong sản
xuất chủ yếu là nước rửa tay chân, dụng cụ của công nhân trong quá trình lao động.
- Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ
công nhân viên trong nhà máy như vệ sinh, tắm rửa, nước thải từ nhà ăn, các loại
nước thải này đều qua hệ thống lắng lọc như bể biogas, bề phốt, bể lắng, được vận

12


chuyển đến các đoạn của hệ thống cống rãnh trong công ty, nước này sau khi lắng
cặn sẽ được đưa về hồ trung hòa theo hệ thống cống rãnh chính của công ty.
- Nước mưa được thu về hệ thống cống rãnh chính của công ty, qua quá trình
lắng đọng tại các hố ga trong hệ thống cống rãnh và được tập trung đưa về hồ trung
hòa của công ty (cùng với nước thải sinh hoạt).
- Trong hệ thống công trình xử lý nước thải của công ty: công ty có cho đào một
hồ lớn kích thước rộng khoảng 50m, dài 120m, sâu 3m (18000 m3), mục đích để chứa
nước thải sinh hoạt, nước mưa và để lắng bùn trước khi cho xả thải vào môi trường.
1.2.3.2. Mỏ đá bazan -Công ty cổ phần sông Đà 11
a) Vị trí:
Dự án Khai thác và sản xuất đá bazan làm vật liệu xây dựng thông thường
mỏ đá Suối Nẩy tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Công ty cổ
phần Sông Đà 11 làm chủ đầu tư.

Khu vực thực hiện dự án thuộc xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình có tổng diện tích khai thác 17,4 ha, sản lượng khai thác và chế biến đá
187.700m3/năm. Hòa Sơn là một xã nằm ở phía Đông Bắc huyện Lương Sơn. Phía
Đông - Bắc có thôn Cố Thổ giáp huyện Chương Mỹ, Quốc Oai. Phía Tây có thôn
Đông Quýt giáp thị trấn Lương Sơn, phía Tây Nam có thôn Suối Nẩy giáp xã Phú
Mãn, huyện Quốc Oai, Phía Nam có thôn Hạnh Phúc giáp xã Nhuận Trạch, huyện
Lương Sơn.
Dự án hạn chế được tối đa các ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do có
các điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi là xa khu dân cư tập trung.
b) Quy trình hoạt động, công nghệ sản xuất:
Khoan phá đá nổ mìn bằng máy khoan BMK kết hợp máy khoan con YO18 sử
dụng thuốc nổ Amonit AD1 và thuốc nổ nhũ tương, kết hợp kíp điện, dây nổ. Xúc bốc
đá nổ mìn lên xe bằng máy có dung tích gầu 1,25 m3- 1,6 m3, sử dụng xe ô tô vận
chuyển về hàm nghiền, dây chuyền sản xuất chế biến ra các loại đá thành phẩm.


Giai đoạn thi công chuẩn bị mặt bằng mỏ: Các hoạt động như san ủi,

giải phóng mặt bằng, nổ mìn làm đường cho máy ủi, công tác xây lắp.

13


Nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu là nước mưa chảy tràn trên bề mặt công
trường xây dựng và nước thải sinh hoạt của công nhân khu mỏ.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ,
các chất dinh dưỡng và các vi sinh vật.
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu
khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất cao, ngoài ra còn nhiều
loại tạp chất khác.



Giai đoạn hoạt động khai thác mỏ:

Trong quá trình khai thác và chế biến nếu quản lý đất đá thải không tốt sẽ
dẫn đến việc san lấp suối, ruộng vườn của khu vực lân cận cũng như hình thành các
moong khai thác sâu làm nơi tích tụ nước mặt sẽ dẫn đến thay đổi diện tích mặt
nước, dòng chảy và làm mất cân bằng nước khu vực.
Nước thải bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, nước xử lý dập bụi.
Nguồn phát sinh nước thải bao gồm: Nước thải sinh hoạt phát sinh không lớn
khoảng 5-7 m3/ngày ( do số lượng công nhân không nhiều). Ngoài ra có nước thải
sản xuất, nước mưa chảy tràn.
Nước thải sản xuất bao gồm nước thải dùng để rửa xe, phun tưới đá trạm
nghiền. Tổng lượng nước dùng rửa xe phun tưới đá trạm nghiền khoảng 7-10
m3/ngày. Trong nước thải sản xuất chứa một lượng lớn chất rắn lơ lửng có bản chất
là cát sét bị rửa trôi trong quá trình phun tưới đá trạm nghiền và dầu mỡ bôi trơn
trong quá trình rửa xe.
Nguồn nước thải nói trên phát sinh không mang tính liên tục, tuy nhiên nếu
không được thu gom tập trung mà xả trực tiếp sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường tiếp
nhận là suối hoặc khu ruộng canh tác nông nghiệp.
Tác động của chất ô nhiễm:
- Chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến
tài nguyên nước do tăng độ đục nguồn nước làm giảm năng suất sinh hoạt và gây
bồi lắng cho nguồn tiếp nhận.

14


- Các chất dinh dưỡng N, P: Các chất dinh dưỡng gây hiện tượng phú dưỡng
nguồn nước ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.

- Các chất hữu cơ BOD 5 : Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải sinh hoạt
là Carbohydrate. Đây là hợp chất dễ dàng bị vi sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử
dụng oxy hòa tan trong nước để oxy hóa các hợp chất hữu cơ.
- Sự ô nhiễm các chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy trong nước
do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Oxy hòa tan sẽ
giảm, gây tác hại nghiệm trọng đến tài nguyên thủy sinh.
- Dầu mỡ: Dầu mỡ khi thải vào nước sẽ loãng trên mặt nước tạo thành màng
dầu, một phần nhỏ hòa tan sẽ tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương. Cặn chứa dầu
khi lắng xuống sông sẽ tích tụ trong bùn.
Dầu mỡ không những là những hợp chất Hydrocacbon khó phân hủy sinh
học, mà còn chứa các chất phụ gia độc hại như các chất dẫn suất phenol, gây ô
nhiễm môi trường nước, đất.
Khi hoạt động, dự án sẽ làm thay đổi thành phần - chất lượng môi trường
nước tại nơi tiếp nhận nếu không xử lý đầu ra của nước thải đảm bảo theo tiêu
chuẩn cho phép, đồng thời do địa hình trong khu vực khá dốc nên có thể ảnh hưởng
tới quá trình xói mòn, bồi lắng bùn, đất tại các dòng suối trong quá trình khai thác
đá tại đây.
Hệ sinh thái nước trong vùng là suối nhỏ chảy trong khu vực. Đây là nơi tiếp
nhận nước mưa từ các vùng xung quanh đổ về.
1.2.3.3. Mỏ đá bazan - khu vực Đông Nam Núi Voi (KV6), xã Hòa Sơn,
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
a). Vị trí:
Dự án XDCT khai thác và chế biến đá bazan làm vật liệu xây dựng thông
thường tại khu vực Đông Nam Núi Voi (KV6), xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình
Vị trí địa lý: Khu vực mỏ thuộc dãy Núi Voi, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn,
tỉnh Hòa Bình, có diện tích là 7,8 ha.

15



Mỏ đá bazan khu vực Đông Nam Núi Voi (KV6) đã được UBND tỉnh Hòa
Bình cấp giấy phép khai thác tại quyết định số 33/QĐ - UBND ngày 18 tháng 03 năm
2008. Trong đó diện tích khai thác là 4,9 ha, công suất khai thác 49.000 m3/năm, thời
hạn khai thác 3 năm. Hiện nay, công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại Quang
Long đang tiến hành xin cấp giấy phép mới để cải tạo, mở rộng và nâng cao công
suất của mỏ.
Trong khu vực mỏ hiện nay không có dân cư sinh sống, không có di tích lịch
sử văn hóa và cảnh quan du lịch. Xung quanh khu vực mỏ, chủ yếu là núi đá bazan
và khu canh tác của người dân địa phương.
b) Hoạt động khai thác và tác động môi trường
Hạng mục thực hiện (các hoạt động của dự án) và tác động đến môi trường của
dự án
1. Giai đoạn giải phóng mặt bằng
Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường: thay đổi cảnh quan, sinh thái
2. Giai đoạn xây dựng mỏ
Cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng mỏ
Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường: Bụi, tiếng ồn và chấn động, chất thải
rắn, chất thải nguy hại
3. Giai đoạn mỏ hoạt động
- Bóc tầng phủ: Bụi, tiếng ồn và khí thải, chất thải rắn, phá bỏ thảm thực vật
hiện có.
- Nổ mìn: Bụi, tiếng ồn và chấn động
- Chế biến: Bụi và tiếng ồn
- Tháo khô mỏ: Nước thải từ mỏ
- Xúc bốc, vận chuyển: Bụi và đất rơi vãi khi vận chuyển
- Sinh hoạt, sửa chữa, bảo dưỡng xe, máy móc: Nước thải và chất thải rắn,
chất thải nguy hại.
4. Giai đoạn kết thúc


16


- Kết thúc khai thác: Giảm nguồn cung đá thương phẩm, công nhân thất
nghiệp, chất thải từ quá trình tháo dỡ công trình.
- Cải tạo, phục hồi môi trường mỏ: Thay đổi địa hình, cảnh quan.
Với đặc thù của cơ sở khai thác đá, các tác động của dự án đến môi trường
chủ yếu tập trung trong giai đoạn khai thác, chế biến và phân phối sản phẩm bởi các
hoạt động này diễn ra thường xuyên, hàng ngày và kéo dài suốt quá trình hoạt động
của mỏ. Các tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và giai đoạn đóng cửa
mỏ đều diễn ra trong giai đoạn ngắn và mức độ tác động đơn giản.
A. Giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng các hạng mục cơ bản
Trong giai đoạn này, các tác nhân phát thải ra môi trường rất nhỏ về cả số
lượng và loại hình. Nguồn thải đáng kể nhất là chất thải rắn bao gồm cây cối phát
sinh từ công tác phát quang và chất thải xây dựng phát sinh từ công tác thi công xây
dựng nhà ở, kho bãi, tường quây và làm đường giao thông trong mỏ.
Chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng tại khu mỏ thực chất không
nhiều do số lượng lao động thi công trong giai đoạn này chỉ khoảng 35 lao động và
có một phần là các lao động phổ thông tại địa phương, làm 8 h/ngày và ăn trưa, nghỉ
ngơi tại nhà riêng. Khối lượng chất thải phát sinh trong ngày ước tính từ 4 kg/ngày.
Xây dựng trước nhà vệ sinh tự hoại tại khu vực văn phòng.
Nước sinh hoạt dùng cho vệ sinh, tắm rửa và chuẩn bị bữa ăn của 35 công
nhân: Q =1,96 m3/ngày.
Ô nhiễm chất thải nguy hại
Do các quá trình chùi, rửa, bảo trì máy móc và các bình acquy của các
phương tiện khai thác và vận chuyển thải ra, tuy nhiên lượng chất thải này được dự
báo không nhiều và được chứa trong các thùng chứa có nắp đậy đặt tại kho chứa
chất thải nguy hại (khi đã xây xong kho).
Ô nhiễm nước thải
Trong giai đoạn này, ô nhiễm nước thải gần như không có. Các hạng mục

thực hiện trong giai đoạn này chỉ phát sinh ra một lượng rất nhỏ nước thải từ công
tác trộn vôi vữa, và không gây ảnh hưởng gì tới môi trường nước của khu vực.

17


×