Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Câu hoi NNBC va gơi y cham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.24 KB, 32 trang )

TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

CÂU ÔN TẬP NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Câu 1: Chứng minh ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng tổng hợp.
Câu 2: Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.
Câu 3: Phân tích những tính chất của ngôn ngữ báo chí.
Câu 4: Các biện pháp tạo nên tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí.
Câu 5: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về ngôn ngữ thể loại tin.
Câu 6: So sánh ngôn ngữ một loại hình báo chí mà anh (chị) quan tâm với ngôn ngữ một loại hình
báo chí khác.
Câu 7: Những khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ trong chương trình Thời sự và chương trình Văn hoá
giải trí trên phát thanh (hoặc truyền hình).
Câu 8: Quan niệm của anh ( chị) về tính hấp dẫn của ngôn ngữ một loại hình báo chí mà anh chị tâm đắc?
Theo anh (chị) có những cách thức nào để giúp ngôn ngữ loại hình báo chí đó trở nên hấp dẫn?
Câu 9: Thực trạng sử dụng tên riêng nước ngoài, từ viết tắt ngôn ngữ nước ngoài trên báo chí Việt Nam
hiện nay? Những kiến nghị?
Câu 10: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về ngôn ngữ một thể loại báo chí mà anh (chị) tâm đắc.
Câu 11: So sánh ngôn ngữ thể loại tin với ngôn ngữ thể loại phóng sự.
Câu 12: So sánh ngôn ngữ thể loại tin với ngôn ngữ thể loại bình luận.
Câu 13: Ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm báo chí sau có điểm nào chưa hợp lí, vì sao? Anh
(chị) hãy điều chỉnh để ngôn ngữ trong tác phẩm đó có hiệu quả thông tin cao.
Câu 14: Cho biết ngôn ngữ của tác phẩm báo chí sau thuộc ngôn ngữ thể loại báo chí nào, tại sao?
Hiệu quả thông tin của ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí đó đã cao chưa, nếu chưa, hãy điều chỉnh
lại.
Câu 15: Vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ thể loại báo chí, anh (chị) hãy tạo lập một tác phẩm
báo chí theo thể loại bình luận dựa trên sự kiện cho sẵn
Dạng 1: Chỉ ra đặc trưng ngôn ngữ của một tác phẩm b¸o chÝ (thuộc chuyên ngành).
Dạng 2: Chỉ ra và phân tích ưu, khuyết điểm cho một tác phẩm báo chí trên một số phương diện
ngôn ngữ báo chí cụ thể.


Dạng 3: Chữa lỗi ngôn ngữ cho một tác phẩm báo chí
Dạng 4: Tạo lập một tác phẩm báo chí trên một số “nguyên liệu ngôn ngữ” cho sẵn

1


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1: Chứng minh ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng tổng hợp (5đ)
a.

Các phong cách chức năng của ngôn ngữ: (1đ)
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày,
thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá
nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…
– Đặc trưng:
+ Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nộii dung
và cách thức giao tiếp…
+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu
câu linh hoạt,..
+ Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc
điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
– Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương
– Đặc trưng:
+ Tính hình tượng:

Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ,
điệp…
+ Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh
với người nghe, người đọc.
Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành
phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân
vật trong tác phẩm.
Ngôn ngữ chính luận:

2


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

– Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội
thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về
chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.
– Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.
phương tiện diễn đạt:
– Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị
– Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ
thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ
Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
– Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của
người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ
phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp,
nhiều ý gây những cách hiểu sai.
– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ,

luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy…
nhưng…, để, mà,….
– Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt
tình của người viết.
Ngôn ngữ KH:
là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các VBKH.
Tính khái quát, trừu tượng :
+ Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành
khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
Tính lí trí, logic:
+ Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.
+ Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
+ Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận
logic.
– Tính khách quan, phi cá thể:
3


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

+ Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc
+ Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân
Ngôn ngữ hành chính
VB hành chính là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ngôn ngữ hành chính
thường có khuôn mẫu nhất định, sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao, câu thường dài, gồm
nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng.
b.


Phong cách chức năng của ngôn ngữ báo chí mang tính tổng hợp:(4đ)
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế,
phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở nhiều thể loại như tin, phóng sự, bình luận,...
Tính tổng hợp thể hiện ở chỗ trong phong cách ngôn ngữ báo chí có sự ảnh hưởng, kết
hợp với các phong cách chức năng ngôn ngữ còn lại tạo nên những phong cách chức năng
khác nhau của ngôn ngữ báo.
Câu 2: Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí. (5đ)
1.Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện (1,5đ)
- Đây là đặc trưng quan trọng, cơ bản nhất.
- Ngôn ngữ sự kiện: là ngôn ngữ phản ánh trung t
vừa – mới – đang – sắp xảy ra (giống như 1 tấm
kiện đã và đang diễn ra)
+, Điều kiện cần: Phải có sự kiện để ngôn ngữ soi vào
+, Điều kiện đủ: Ngôn ngữ phải phản ánh được vào điểm vận động của sự kiện
Điểm vận động của sự kiện gọi là lát cắt của sự kiện, trong bài báo được gọi là sự kiện trung
tâm
Còn các sự kiện khác làm rõ sự kiện trung tâm được gọi là sự kiện vệ tinh
2. Ngôn ngữ báo chí là siêu ngôn ngữ(1,5đ)
Là ngôn ngữ phả ánh sự kiện một cách gián tiếp, nhà báo không trực tiếp nhắc tới sự kiện
trong bài báo.
Nhưng bằng cách diễn đạt nào đó, công chúng vẫn hiều được điều nhà báo muốn nói
4


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

Cách tạo siêu ngôn ngữ : mượn thế giới loài vật để nói con người, nói nửa chừng, mượn

chuyện xưa
Lý do sử dụng siêu ngôn ngữ:
Khi tác nghiệp, nhà báo luôn phải đối mặt với ngưỡng. Ngưỡn của nhà báo là phải đi theo
con đươcng xhcn, đảng, nhà nước, không kích động, nói xấu đảng,..
Đứng trước ngưỡng nhà báo có 2 cách ứng xử: Tôn trọng ngưỡng, không được đụng chạm tới
ngưỡng; Nhà báo tìm cách vượt ngưỡng nhưng vẫn thể hiện được thái độ tôn trọng(sử dụng
siêu ngôn ngữ)
3. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của độ không xác định(1đ)
- Nhà báo nói 1 nhưng có khi người đọc hiểu nhiều hơn 1
- Ngôn ngữ có độ mở cao, kích thích khơi gợi sự liên tưởng của độc giả
4. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ định lượng(1đ)
Có sự quy định về lượng câu, lượng chữ
…Việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần hợp lý, kĩ lưỡng để
phản ánh đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt qua khung cho phép về thời gian và không
gian.
- Tính định lượng trên báo in bị giới hạn bởi diện tích khổ báo
- Tính định lượng trên báo phát thanh, truyền hình bị giới hạn bởi thời lượng, khung giờ phát
sóng, thời gian tuyến tính
Câu 3: Phân tích những tính chất cơ bản của ngôn ngữ báo chí (5đ)
- Tính chính xác (1đ)
Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính xác. Nhưng với ngôn ngữ
báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư
luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu
hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những gây hậu quả xã hội nghiêm trọng không
lường trước được. Chẳng hạn, sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm trung
quốc, một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu: " Chúng tôi đã chia tay với tình
hữu nghị dạt dào của hai nước Việt - Trung ". Rõ ràng, từ " với " ở đây là không thể chấp
5



TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

nhận được (vì cụm từ " chia tay với..." biểu đạt ý nghĩa " từ bỏ, từ giã "), cần phải thay nó
bằng từ "trong" .

Muốn sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ ít nhất 2 yêu cầu. Thứ
nhất, nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ, nói cụ thể là: nắm vững ngữ pháp; có vốn từ vựng rộng,
chắc, và không ngừng được trau dồi; thành thạo về ngữ âm; hiểu biết về phong cách. Thứ hai,
phải bám sát các sự kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt.
Hai yêu cầu này có quan hệ qua lại hết sức mật thiết. Giỏi ngôn ngữ mà xa rời hiện thực thì
ngôn ngữ có thể " kêu " những rỗng tuếch, thiếu hơi thở ấm nóng của cuộc sống vốn là thứ có
sức chinh phục mạnh mẽ đối với độc giả. Ngược lại, biết rõ hiện thực nhưng kém về ngôn từ
thì cũng không thể chuyển tải thông tin một cách hiệu quả như mong muốn, thậm chí đôi khi
còn mắc lỗi tới mức gây hại cho người khác hoặc xã hội.

Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ đạt hiệu quả giao
tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì số
lượng người tiếp nhận các sản phẩm của báo chi đông tới mức không xác định được và họ
( nhất là trẻ em ) lại luôn xem các cơ quan báo chí là " ngọn đèn chỉ dẫn " trong việc dùng
ngôn từ, cho nên ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển.
- Tính cụ thể, hàm súc (1đ)
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà báo
miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ. Có như vậy, người đọc,
người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những
gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của mình. Đoạn trích sau đây trong phóng sự " Hai giờ dưới
lòng đất " của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân là một minh chứng:
"...Tôi cố nén sự tự ái, ưỡn ngực tiến tới. Xì, lò thế này mà ngán gì. Đi như hầm địa đạo Củ
Chi là cùng. Nhưng... sâu dần, đen dần. Rồi tất cả biến mất. Tôi lọ mọ đi. Hai tay sờ soạng tứ

tung. Cốp! Lùn tịt như tôi mà cũng còn va đàu vào đá. Tôi nghĩ bụng và bắt đầu đi lom khom.
6


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

Mẹ ơi, chỉ còn mình tôi thôi sao? Tống, Lực đâu rồi. Đã hết lom khom được. Phải nằm
xuống, bò. Có tiếng nước róc rách. Đường lò ướt nhẹp. Tôi vớ phải một sợi dây cáp ở đầu
một cái dốc. " Bám vào - ngửa người ra, tụt xuống! ". Một mênh lệnh vang lên. A! Tống, Lực
đây rồi. Thì ra hai anh vẫn đi sát tôi, như có vẻ cố tình thử thách nhau một tý " cho nhà báo
có thêm thực tế ". Thấy tôi thở phì phò, thợ lò bảo: " Đây là lò ngắn nhất và dễ nhất mỏ Mông
Dương đấy! Dễ nhất! Tôi suýt la lên. Cả tiếng đồng hồ mới lấy được vài xe goòng than đá.
Dễ nhất mà thợ lò phải bò như những con rắn mối trong hang".
Một bức tranh chân thực và sinh động đã được tạo dựng nhờ sự miêu tả một loạt các hành
động, các cảm giác cụ thể của tác giả. Khi đọc đoạn văn trên, độc giả thấy mình như cũng
đang trải qua một cuộc hành trình đầy gian nan, vất vả dưới lòng đất. Và đây chính là khởi
nguồn của niềm cảm thông sâu sắc với nỗi cực nhọc trong côngviệc của những người thợ lò.
Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự xác định cho đối
tượng được phản ánh. Như thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí
đều phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định; với những con người cũng xác định
( có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính... cụ thể ). Đây là cội nguồn của sự thuyết phục,
vì nhờ những yếu tố đó người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng. Do đó,
trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc không xác định hay
có ý nghĩa mơ hồ kiểu như " một người nào đó ", " ở một nơi nào đó ", " vào khoảng ", " hình
như ", v. v...
Tính hàm súc
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh h ưởng
đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe. Thêm vào đó, nó còn làm tốn thời gian vô

ích cho cả hai bên: cho người viết, vì anh ta sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh
chóng, kịp thời; cho người đọc ( người nghe ), vì trong thời đại bùng nổ thông tin, người ta
luôn cố gắng thu được càng nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian càng tốt. Đấy là còn
chưa kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi khác nhau, nhất là các lỗi về sử dụng ngôn từ
( thực tế khảo sát của chúng tôi cho thấy một tỉ lệ khá lớn các câu sai về ngữ pháp trong các
7


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

tác phẩm báo chí có liên quan tới việc nhà báo quá ham mở rộng các thành phần phụ mà quên
mất các thành phần chính của câu ).
Câu nói nổi tiếng của đại văn hào Nga A. P. Chekhov có lẽ chính xác hơn cả với phong cách
ngôn ngữ báo chí: " Ngắn gọn là chị của thành công "6.
Các tác phẩm báo chí có tính định lượng về ngôn từ vì chúng thường bị giới hạn trong một
khoảng thời gian hay một diện tích nhất định. Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố
ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh được đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá
khung cho phép vè không gian và thời gian.
Hiện tại, không ít báo yêu cầu phóng viên, cộng tác viên khi viết bài không được phép vượt
quá một lượng chữ nhất định. Đối với những bài " không đặt trước " biên tập viên buộc phải
chỉnh lý, cắt xén cho thích ứng với việc công bố. Rồi ngay trong số các cơ sở đào tạo nhà báo
cũng có không ít nơi, khi tuyển sinh, đòi hỏi đối tượng dự thi phải thử nghiệm khả năng định
lượng của mình thông qua việc viết một hay một số văn bản với độ dài cho sẵn.
Tính định lượng của ngôn ngữ báo chí giúp cho nhà báo rèn luyện được thói quen chủ động
trong việc sáng tạo tác phẩm. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện thời
gian cũng như không gian được dành cho việc công bố chúng.
Các tác phẩm báo chí không chỉ đưa thông tin về các sự kiện, mà còn phải thể hiện công khai
thái độ của tác giả đối với sự kiện thông qua sự bình giá ( có lẽ trong các thể loại báo chí chỉ

có tin vắn, tin ngắn là không có tính bình giá, tức là tác giả thể hiên sắc thái biểu cảm trung
tính ). Sự bình giá này có thể là tích cực mà cũng có thể là tiêu cực, song trong bất kỳ tình
huống nào nó cũng được biểu đạt trực tiếp qua ngôn từ.
Chẳng hạn, có nhiều bài báo đã bộc lộ rõ thái độ, cảm xúc của tác giả ngay từ tiêu đề như: "
Góc tối ở thành phố cảng ", " Bông hoa Thủ đô giữa núi rừng Tây Bắc ", " Lặng lẽ quá ... liên
hoan phim ", " Giai điệu buồn của một đêm nhạc trẻ ", " Đó cũng là một cách sống đẹp
"...Còn trong các phần khác ( cả mở đầu, triển khai lẫn kết thúc ) những câu văn mang sắc
8


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

thái đánh giá của người viết còn gặp thường xuyên hơn, nhất là ở các thể loại như bình luận,
xã luận, phóng sự, ghi chép, ký...
- Tính đại chúng (1đ)
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc vào nghề
nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính..., đều là đối tượng phục vụ của báo chí: đây
vừa là nơi họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình. Chính vì thế, ngôn ngữ
báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có tính phổ cập rộng rãi. Tuy nhiên, phổ
cập rộng rãi không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém. Vì, nói như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng
người Nga V. G. Kostomarov: " Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho
một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em bé có trình độ còn
non nớt cũng không thấy khó hiểu "5.
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho một đối tượng hạn hẹp nào đó, báo chí khó
có thể thực hiện được chức năng tác động vào mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội.
Và đây chính là lý do khiến cho trong tác phẩm báo chí người ta ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành
hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài.
- Tính khuôn mẫu (1đ)

Trước hết, cần phải làm rõ khái niệm " khuôn mẫu ". Đó là những công thức ngôn từ có sẵn,
được sử dụng lặp đi lặp lại nhằm tự động hoá quy trình thông tin, làm cho nó trở nên nhanh
chóng, thuận tiện hơn. Khuôn mẫu bao giờ cũng đơn nghĩa và mang sắc thái biểu cảm trung
tính. Chúng bao gồm nhiều loại và có mặt trong nhiều phong cách chức năng của ngôn ngữ.
Chẳng hạn trong văn phong báo chí, khi viết các mẩu tin, người ta thường dùng các khuôn
mẫu như:
- Theo AFP, ngày...tại...trong cuộc gặp gỡ...Tổng Bí thư...đã kêu gọi...
- TTXVN, ngày...người phát ngôn Bộ Ngoại giao... cho biết...
Giao tiếp báo chí không thể thiếu khuôn mẫu vì nó tiết kiệm thời gian và công sức cho chủ
thể sáng tạo, thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức thời.

9


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

Song, khác với khuôn mẫu trong văn bản hành chính và văn bản khoa học, khuôn mẫu báo
chí không cứng nhắc, bất di bất dịch mà rất linh hoạt, uyển chuyển. Chẳng hạn, một thông tin
trên báo về nguyên tắc phải thoả mãn 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào?
Tại sao? nhưng thứ tự trả lời cho các câu hỏi đó có thể được sắp xếp khác nhau tuỳ thuộc vào
từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Bên cạnh đó, các thành tố khuôn mẫu trong ngôn ngữ báo chí lại luôn kết hợp hài hoà với các
thành tố biểu cảm cho nên ngôn ngữ báo chí thường rất mềm mại, hấp dẫn chứ không khô
khan như ngôn ngữ trong văn bản khoa học và văn bản hành chính, là nơi người ta chỉ sử
dụng thuần nhất các thành tố khuôn mẫu mà thôi.
- Tính hấp dẫn (1đ)
trong ngôn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in
đậm dấu ấn cá nhân, và do đó sinh động hấp dẫn hay ít nhất cũng gây được ấn tượng đối với

độc giả. Ví dụ:
" Ở những " cua " cấp tốc, chuyện thầy viết lia lịa lời giải ở trên, trò cắm cổ chép như chép
chính tả ở dưới vì không có thời gian giảng là " chuyện thường ngày ở huyện ". ( Hà Nội mới
cuối tuần, 18 / 4 / 1998 );
" Sông Tô mà không lịch ". ( Văn hoá, 17 / 5 /1999 ).
Nguồn gốc của sự hấp dẫn biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí là vô cùng phong phú và đa
dạng. Đó có thể là việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao..., là sự vay mượn các hình ảnh,
từ ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ thuật, là lối chơi chữ, nói lái, dùng ẩn dụ,
v. v...hay chỉ đơn giản là việc thể hiện sự bình giá có tính chất cá nhân7.
Nếu ngôn ngữ báo chí không có tính biểu cảm, những thông tin khô khan mà nó chuyển tải
khó có thể được công chúng tiếp nhận như mong muốn, vì chúng mới chỉ tác động vào lý trí
của họ. Chính tính biểu cảm vốn là hiện thân của cái hay, cái hấp dẫn mới là nhân tố tác động
mạnh mẽ tới tâm hồn của người nghe, người đọc, làm cho họ đạt tới một trạng thái tâm lý
cảm xúc nhất định, để rồi từ đó thực hiện những hành động mà người viết vẫn chờ đợi.
10


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

Câu 4: Các biện pháp tạo nên tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí.(5đ)
- Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí (2đ)
* Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí là sự chính thông tin sự thật, tạo hiệu ứng tác động
mạnh nhất tới lí trí và cảm xúc của đối tượng tiếp nhận.
* Tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí góp phần tạo nên tính phức hợp và độ lắng của thông
tin sự kiện
Tính hấp dẫn không chỉ cung cấp thông tin, đưa thông tin tới công chúng mà còn tạo độ mở
cho thông tin và giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm
- Các biện pháp tạo nên tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí (3đ)

Để tăng hấp dẫn cho cần vận dụng linh hoạt khéo léo có hiệu quả các nguyên tắc ngôn ngữ báo chí
- Dùng từ ngữ hội thoại:
Hiện nay, xu hướng chung trên thế giới là hội thoại hoá ngôn ngữ báo chí để nó đơn giản hơn, gần
gũi hơn với cuộc sống thường ngày. Chính vì thế, từ ngữ (và thậm chí cả cú pháp) của ngôn ngữ
hội thoại được dùng để tăng cường tính biểu cảm trong các bài viết ngày càng phong phú và đa
dạng.
Tuy nhiên, hội thoại hoá ngôn ngữ báo chí không có nghĩa là chúng ta được phép bê nguyên xi
ngôn ngữ đời thường với tất cả cái dáng vẻ thô ráp, xù xì, gai góc của nó vào trong tác phẩm báo
chí. Vì dù thế nào đi chăng nữa, ngôn ngữ trên trang báo phải là một thứ ngôn ngữ đã được gọt
giũa, được trải qua sự nhào nặn của tác giả và phải đạt tới một sự chuẩn mực nhất định về văn
hoá. Vì thế, tình trạng lạm dụng quá mức các từ ngữ thuộc tiếng lóng hay các từ ngữ thô tục đang
diễn ra ở một số nhà báo và ở một số tờ báo (nhất là các tờ báo dành cho thiếu niên, nhi đồng) là
rất đáng lo ngại, cần được quan tâm đúng mức và không chậm trễ.
- dùng từ vay mượn từ tiếng nước ngoài, dùng thuật ngữ, dùng tiếng địa phương
- Dùng chất liệu văn học như từ ngữ, lối nói giàu hình ảnh: thành ngữ, tục ngữ, ca dao dâ ca, điển
tích, lối chơi chữ, dùng hình ảnh ẩn dụ, so sánh
- Dấu câu
Trích dẫn, nói dựa
Câu 5: Trình bày hiểu biết của anh (chị) về ngôn ngữ thể loại tin (5đ).
11


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

- Khái niệm tin (0,5đ)
Báo chí ra đời đáp ứng nhu cầu thông tin của con người hiện đại. Tin trở thành nội dung
quyết định giữ vai trò chính yếu trong báo chí.
Khi nói đến tin hay tin tức báo chí có thể hiểu theo 2 nghĩa: thứ nhất là những thông điệp về

các sự kiện, hiện tượng tỏng đời sống hiện thức chứa đựng trong các tác phẩm báo chí như
bản tin, chương trình phát thanh, truyền hình). Nghĩa thứ 2 của thuật ngữu này nói đến một
thể loại báo chí
Tin phản ánh sự kiện thời sự có hình thức ngắn gọn, ngôn ngữ cô đọng trực tiếp, dễ hiểu
Các thành phần tham gia vào ngôn ngữ tin là ngôn ngữ sự kiện. Ngôn ngữ sự kiện là ngôn
ngữ trực tiếp, cụ thể và khách quan luôn được nhìn nhận trong quá trình vận động của sự kiện
- Phân loại tin (0,5đ)
Theo dung lượng: Tin vắn, tin ngắn, tin sâu
Tin vắn:
– là một tin rất ngắn, cấu tạo bằng một vài câu trong đó phản ánh những thông điệp cô đọng
nhất là sự kiện thời sự.
– Mục đích của tin văn slà chuyển tải những thông điệp ngắn gọn cô đọng về một số chi tiết
bình diện quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất của sự kiện thời sự.
– Nội dung tin vắn chỉ tập trung vào những thông điệp khắc họa quy mô, hình thức của sự
kiện và một vài chi tiết tiêu biểu thị tính chất hay ý nghĩa của sự kiện.
– Kết cấu của tin vắn đơn giản, thường chỉ gồm một vài câu văn. Một tin vắn có thể là một
đoạn hoặc hai đoạn có kết cấu lỏng lẻo.
– Tin vắn có thể có hoặc ko có đầu đề. Điều đó tùy thuộc vào mục đích sử dụng và việc bố trí
sắp xếp tin vắn trên trang báo.
– Nó thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Thông báo về những chi tiết, tính chất, bước vận động mới phát hiện, mới xảy ra của
sự kiện quan trọng đang diễn ra, vẫn được đưa tin hàng ngày.
+ Thông báo nhanh nhất về sự kiện quan trọng mới xảy ra nhưng chưa có đủ điều kiện
để tìm hiểu, phát hiện các tính chất, mối quan hệ phức tạp liên quan đến sự kiện đó.
12


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình


+ Thông báo về những sự kiện không thuộc dòng thời sự chủ lưu, có ý nghĩa nhất định.
Căn cứ vào tính chất của tờ báo và nhu cầu thông tin của công chúng, người ta thầy chỉ cần
thông báo về sự kiện đó ở mức độ đơn giản với những thông điệp đặc trưng nhất. Trong
trường hợp này tin vắn chỉ nhằm giúp công chúng “biết” mà chưa giải quyết nhu cầu “thiếu”
về sự kiện một cách sâu sắc, đầy đủ.
– Tin vắn có thể lấy trực tiếp từ nguồn do phóng viên , cộng tác viên. Nhiều tin do biên tập
viên biên tập rút tỉa từ những thông tin hay bài do nhiều nguồn khác nhau đưa lại
– Việc sử dụng tin vắn trên đài phát thanh, truyền hình cũng rất năng động., tùy thuộc vào
yêu cầu, tính chất của từng chương trình khác nhau.
Tin ngắn:
– là một thể loại tin có các thành phần kết cấu tương đối đầy đủ trong đó chủ yếu phản ánh
những thông điệp đặc trưng về nội dung, hình thức của bản thân sự kiện thời sự
– Nội dung tin ngắn là những thông điệp quan trọng về quy mô, tính chất nguyên nhân và ý
nghĩa của sự kiện thời sự. Mục đích của nó là giúp công chúng có những hình dung tương đối
đầy đủ về diện mạo của sự kiện lịch sử.
– Tin ngắn thường trả lời đầy đủ 5W và 1H
– Tin ngắn chủ yếu miêu tả diễn biến của sự kiện với những chi tiết trọng yếu được sắp xếp
theo trình tự vận động của sự kiện.
– Chưa có chi tiết , sự phán đoán về các mối quan hệ phức tạp hay ý nghĩa, hậu quả của sự
kiện. Những chi tiết hình ảnh mang tính chất “bình” trong tin ngắn ko phổ biến.
– Tin ngắn trên các trang báo với kết cấu đầy đủ từ đầu đề đến các thành phần cụ thể. Đặc
điểm này đúng với cả các trường hợp tin được kết cấu theo kiểu nhân quả hay logic vận động
của sự kiện.
– Trong báo in, tuyệt đại bộ phận tin ngắn đều đứng ở vị trí độc lập. Trong một số trường
hợp, các tin ngắn được tập hợp theo chủ đề dưới những đề mục lớn. Tuy nhiên nó vẫn có đầy
đủ các thành phần như khi in độc lập
– Tin vắn và tin ngắn khác biệt chủ yếu ở mức độ như: mức độ quan trọng, mức độ tính thời
sự, mức độ nhận thức, mức độ về dung lượng của sự kiện.
– Tin ngắn thường được sử dụng trong những trường hợp sau đây:

13


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

Thông tin về sự kiện thời sự có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội, mới xảy ra hoặc đang xảy
ra. Nhà báo chưa có điều kiện nhận thức sâu sắc về sự kiện đó nhưng đã có khả năng quan sát
nhận biết các chi tiết trạng thái phản ánh được diện mạo quy mô ý nghĩa của nó.
Sử dụng trong trường hợp cần thông tin liên tục về một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với
xã hội, công chúng có nhu cầu hiểu biết từng bước đi, từng chi tiết mới.
Dùng để thông tin một sự kiện ko thuộc dòng thời sự chú lưu để đáp ứng nhu cầu của công
chúng là nhận biết về sự kiện đó.
– Tin ngắn là tin thông dụng nhất, giữ vai trò chủ lực trên các trang báo chính trị xã hội. tin
thời sự. Kết cấu chặt chẽ, khối lượng chữ bị khống chế, tiết kiệm.
Tin sâu:
– là tin có chiều sâu, dung lượng lớn, phản ánh trình độ nhận thức sâu về sự kiện thời sự,
khám phá các bình diện khác nhau, phân tích đánh giá tính chất đặc điểm nhận định và xu thế
vận động ý nghĩa, hậu quả của sự kiện đối với xã hội.
– Về bản chất , tin tổng hợp cũng là một hình thức của tin sâu.
– Mục đích của tin sâu là tạp khả năng “hiểu” sự kiện nắm được ko chỉ hình dáng, quy mô,
kích thước mà cả các mối quan hệ phức tạp, các yếu tố chi phối sự phát triển của sự kiện.
– Nội dung của tin sâu phản ánh các bình diện, các quan hệ của sự kiện một cách phong phú,
phát hiện và lý giải những tầng sâu nội dung, các mặt khuất lấp của sự kiện, phán đoán những
khả năng, khuynh hướng vận động của sự kiện.
– Thông thường nội dung tin sâu thường được triển khai theo hai hướng chính: tập trung phản
ánh các tầng theo chiều sâu nhận thức về một sự kiện hoặc phát hiện khai thác các mối quan
hệ theo chiều rộng hoặc mở ra đến mức tập hợp , liên kết một loạt sự kiện đồng cấp để làm rõ
một sự kiện hay một vấn để nào đó.

– Tin sâu giúp công chúng hiểu toàn diện về sự việc , ko những vậy còn hiểu các mối quan hệ
phức tạp bên trong và bên ngoài của nó. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc hướng dẫn
hình thành chiều hướng nhận thức về sự kiện theo quan điểm, thái độ chính trị xã hội của nhà
báo.
– Vừa trả lời 5 câu hỏi cơ bản vừa dành sự chú ý nhiều cho các câu hỏi còn lại. Trên thực tế
các câu hỏi này dễ bị chi phối bởi từng quan điểm thái độ chính trị xã hội của nhà báo.
14


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

– Ngôn ngữ trong tin sâu là ngôn ngữ sự kiện ngắn gọn chặt chẽ, khách quan trung thực
– Tin sâu thường được sử dụng trong những trường hợp sau:
Phản ánh những sự kiện vấn đề nằm ở trung tâm sự chú ý trong dòng thời sự chính.
Phản ánh có tính chất tổng kết về một phong trào, một chiến dịch, giai đoạn vận động của
một sự kiện quan trọng nào đó như tình hình lao động sản xuất ở một địa phương, xung đột
vũ trang…..
Phản ánh vấn đề, sự kiện điển hình..
Theo phương thức lấy và đưa tin: tin tường thuật, tin tổng hợp
Tin tường thuật
- là thể tin thuật lại sự kiện theo quá trình diễn biến của nó
- phản ánh các sự kiện thời sự quan trọng, phản ánh từ đầu đến cuối một sự việc hiện tượng ,
phản ánh được cả không khí xung quanh sự việc đó
Những trường hợp sử dụng tin tường thuật:
Phản ánh những sự kiện chính trị xã hội quan trọng như mít tinh hội nghị…
Phản ánh một số sự kiện về kinh tế văn hóa nghệ thuật , thể thao.., lễ khởi công..tùy thuộc
vào nhu cầu thông tin và tính chất sự kiện
Phản ánh hiện tượng tự nhiên

Tin tổng hợp: tóm tắt, hệ thống lại những sự kiệ
lĩnh vực của đời sống xã hội; giới hạn của nó khô
dài tùy vào tổng hợp
- Đặc trưng của ngôn ngữ tin (có phân tích, ví dụ minh họa) (2đ)
Tính khuôn mẫu cao so với các thể loại khác: Ngôn ngữ tin chủ yếu sử dụng câu đơn, 1 đoạn
trong tin ngắn
Ngôn ngữ tin sử dụng chủ yếu ngôn ngữ động(không sử dụng những hình thức câu cảm thán,
nghi vấn, cầu khiến, bị động)
Từ đơn nghĩa, dễ hiểu, phổ thông
Tính khách quan, có sắc thái biểu cảm trung tính
Ngắn gọn, hàm súc, đơn nghĩa, dùng câu chủ động thay câu bị động
15


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

Là ngôn ngữ thuật sự kiện(chủ yếu là bút pháp thuật sự kiện hạn chế tối đa
bút pháp bình và tả sự kiện)
- Yêu cầu của ngôn ngữ tin (có phân tích, ví dụ) (1,5đ)
Với tác phẩm báo chí: Ngôn ngữ toàn dân dễ hiểu. Thông tin trung thực, khách quan phù hợp
Ngôn ngữ sự kiện sử dụng linh hoạt,tái hiện chân thực sự kiện
Không dùng các từ ngữ mang tính cá nhân cảm xúc
Sử dụng linh hoạt các dạng tin
Với nhà báo: Sử dụng thành thạo tiếng việt, không sử dụng tiếng lóng
Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ, nói cụ thể là: nắm vững ngữ pháp; có vốn từ vựng
rộng, chắc, và không ngừng được trau dồi; thành thạo về ngữ âm; hiểu biết về phong cách.
Thứ hai, phải bám sát các sự kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng,
thêm bớt. Hai yêu cầu này có quan hệ qua lại hết sức mât thiết. Giỏi ngôn ngữ mà xa rời hiện

thực thì ngôn ngữ có thể "kêu" những rỗng tuếch, thiếu hơi thở ấm nóng của cuộc sống vốn là
thứ có sức chinh phục mạnh mẽ đối với độc giả. Ngược lại, biết rõ hiện thực nhưng kém về
ngôn từ thì cũng không thể chuyển tải thông tin một cách hiệu quả như mong muốn, thâm chí
đôi khi còn mắc lỗi tới mức gây hại cho người khác hoặc xã hội.
Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ đạt hiệu quả giao
tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì số
lượng người tiếp nhân các sản phẩm của báo chi đông tới mức không xác định được và họ
(nhất là trẻ em) lại luôn xem các cơ quan báo chí là "ngọn đèn chỉ dẫn" trong việc dùng ngôn
từ, cho nên ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển
trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc không xác định hay
có ý nghĩa mơ hồ kiểu như " một người nào đó”, “ở một nơi nào đó ”, ” vào khoảng”, ” hình
như ”, v. v...
nhà báo miêu tả, tường thuât phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ. Có như vây, người
đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến
những gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của mình.
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc
vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính..., đều là đối tượng phục
16


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

vụ của báo chí: đây vừa là nơi họ tiếp nhân thông tin, vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của
mình. Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức
là có tính phổ câp rộng rãi. Tuy nhiên, phổ câp rộng rãi không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém.
Vì, nói như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga V. G. Kostomarov: " Ngôn
ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà bác học với kiến
thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em bé có trình độ còn non nớt cũng

không thấy khó hiểu "5.
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho một đối tượng hạn hẹp nào đó,
báo chí khó có thể thực hiện được chức năng tác động vào mọi tầng lớp quần chúng và định
hướng dư luận xã hội. Và đây chính là lý do khiến cho trong tác phẩm báo chí người ta ít
dùng các thuât ngữ chuyên ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng
như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài.
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh h ưởng
đến hiệu quả tiếp nhân của người đọc, người nghe. Thêm vào đó, nó còn làm tốn thời gian vô
ích cho cả hai bên: cho người viết, vì anh ta sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh
chóng, kịp thời; cho người đọc ( người nghe ), vì trong thời đại bùng nổ thông tin, người ta
luôn cố gắng thu được càng nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian càng tốt. Đấy là còn
chưa kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi khác nhau, nhất là các lỗi về sử dụng ngôn từ
( thực tế khảo sát của chúng tôi cho thấy một tỉ lệ khá lớn các câu sai về ngữ pháp trong các
tác phẩm báo chí có liên quan tới việc nhà báo quá ham mở rộng các thành phần phụ mà quên
mất các thành phần chính của câu ).
Chủ động nhanh nhạy trong sử dụng tiếng nước ngoài, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt
Thuần thục trong phối hợp linh hoạt các tín hiệu ngôn ngữ khác nhau trong một tác phẩm
Câu 6: So sánh ngôn ngữ một loại hình báo chí mà anh (chị) quan tâm với ngôn ngữ một loại
hình báo chí khác.(5đ)
- Giống:
- Ngôn ngữ truyền hình và phát thanh đều có tính chất chung của ngôn ngữ báo chí: tính chính xác,
tính cụ thể, tính thời sự, ngắn gọn, đại chúng, định lượng, bình giá, khuôn mẫu
17


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

Ngoài ra phát thanh và truyền hình có có tính hình tuyến: các tín hiệu của ngôn ngữ phát thanh và

truyền hình xuất hiện lần lượt cái này tiếp theo cái kia tạo thành dòng chảy liên tục theo bề rộng
một chiều của thời gian
Công chúng tiếp nhận thông tin một cách tức thời không có khả năng quay lại với điều chưa hiểu
Có tính lưu trữ thấp, khó khăn trong việc tra cứu dữ liệu
Đều là ngôn ngữ nói
Các yếu tố cấu thành nên ngôn ngữ à lời nói tiếng động và âm nhạc
Phụ thuộc vào khung giờ, thời lượng phát sóng, thời gian tuyến tính
Có khả năng truyền tải thông tin nhanh, đối tượng tác động đông đảo
Có khả năng đưa tin trực tiếp
Khác:
Chú ý so sánh trên các phương diện:
- Đặc trưng chung của ngôn ngữ loại hình báo chí (1,5đ)
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ PHÁT THANH
Ngôn ngữ báo phát thanh, lẽ đương nhiên, mang trong mình tất cả các tính chất của ngôn ngữ
báo chí nói chung. Song, bên cạnh đó, nó còn có một số nét riêng biệt sau đây:
1. Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ nói ( ngôn ngữ âm thanh )
Đây là một phẩm chất vô cùng quý giá, vì ngôn ngữ nói hướng tới thính giác - một hệ thống
tri giác hoàn hảo nhất của con người. Theo các chuyên gia thì dung lượng thông tin mà con
người chuyển tải hay tiếp nhận được nhờ thính giác và ngôn ngữ nói lớn gấp ba lần so với
lượng thông tin mà anh ta chuyển tải hay tiếp nhận bằng con đường thị giác - đọc hoặc viết.
Nguyên do là bởi ngôn ngữ nói, ngoài thông tin nằm trong ý nghĩa của ngôn từ, còn mang
trong mình một thông tin bổ trợ đáng kể khác được thể hiện qua chất giọng, qua ngữ điệu,
qua âm lượng. Nói là " bổ trợ " nhưng thực ra thông tin này có vai trò quan trọng không kém
thông tin chính. Và trong không ít trường hợp, chính nó là nhân tố quyết định mức độ hiệu
quả của việc tiếp nhận thông tin. Một bài viết trung bình nhưng do một người có chất giọng
tốt và biết sử dụng ngữ điệu hợp lý, linh hoạt truyền đạt sẽ có sức tác động lớn hơn nhiều so
18


TS. Trần Thị Vân Anh


Khoa Phát thanh – Truyền hình

với một bài viết hay nhưng do một người có chất giọng tồi và thường xuyên xử lý sai ngữ
điệu trình bày. Không phải ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu ngôn ngữ phát thanh nổi tiếng
người Mỹ W. Hofman đã nhận định: " Nội dung của từ ngữ làm người ta xúc động tới mức
nào, thì âm thanh của tiếng nói cũng có thể làm người ta rung cảm tới chừng ấy "1.
2. Ngôn ngữ phát thanh thiên về hình thức độc thoại tuy có sử dụng nhiều phương tiện
của đối thoại
Có lẽ trước hết chúng ta nên tìm hiểu về hai khái niệm " độc thoại " và " đối thoại ".
" Độc thoại " là sản phẩm ngôn ngữ của một cá nhân trong hoàn cảnh giao tiếp chỉ có anh ta
là người nói. Theo nhà ngôn ngữ học L. V. Serba ( Nga ) " đây là hệ thống có tổ chức cao của
các ý tưởng được biểu đạt qua ngôn từ, nhằm tác động có chủ đích tới những người xung
quanh "2.
Còn đối thoại là một chuỗi những lời hồi đáp với tư cách là những phản ứng qua lại giữa ít
nhất hai cá thể nào đó.
Nhưng ở đây cần bổ sung thêm ngay rằng những lời hồi đáp có dung lượng quá lớn ( gồm
nhiều câu và thể hiện trọn vẹn một chủ đề nào đó ) cũng được xem là độc thoại. Điều này có
nghĩa là độc thoại có thể tồn tại ngay trong đối thoại.
Với cách hiểu như trên của ngôn ngữ học về " độc thoại " và " đối thoại ", chúng ta thấy ngôn
ngữ phát thanh có khuynh hướng độc thoại rất rõ nét. Phần lớn các thể loại của báo phát
thanh như bình luận phóng sự, phản ánh, câu chuyện phóng viên, điểm tin, tiểu phẩm,.. đều
mang tính chất độc thoại. Rồi ngay cả một số ít thể loại vốn được coi là thuộc kiểu đối thoại
như phỏng vấn, đàm thoại bàn tròn thực ra cũng không thuần chất chỉ là đối thoại. Bởi vì
trong chúng có không ít những lời hồi đáp mang tính chất độc thoại.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể phủ nhận là độc thoại trên báo phát thanh ngày càng
dùng nhiều hơn các phương tiện của đối thoại.. Chẳng hạn, trước khi bắt đầu độc thoại về
một vấn đề, sự kiện hay hiện tượng nào đó, người ta có thể xây dựng một tình huống đối
thoại giữa hai người nhằm tạo sự sinh động để thu hút sự chú ý. Rồi trong quá trình độc thoại,
người ta thường xuyên sử dụng các từ ngữ, cách diễn đạt,... đặc trưng cho ngôn ngữ đối thoại

19


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

để người nghe thấy gần gũi, có cảm giác là nhà báo đang trò chuyện trực tiếp với mình, và do
vậy, hiệu quả tiếp nhận thông tin sẽ cao hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện của đối
thoại chỉ là thủ pháp tăng cường giá trị biểu cảm cho ngôn từ chứ không thể làm thay đổi bản
chất của độc thoại, khiến nó trở thành đối thoại.
3. Ngôn ngữ phát thanh luôn mang dấu ấn cá nhân rõ nét của người nói hay người đọc
Mức độ của nó tuỳ thuộc vào từng thể loại, từng tình huống giao tiếp cụ thể. Khi người
truyền tin là phát thanh viên, dấu ấn cá nhân có vẻ như bị hạn chế tới mức thấp nhất, song
người ta vẫn nhận thấy thái độ cảm xúc của anh ta đối với bài viết thông qua giọng điệu. Còn
nếu như người truyền tin là tác giả bài viết ( phóng viên, biên tập viên ) thì dấu ấn cá nhân rõ
nét hơn nhiều. Khảo cứu cho thấy, lời nói của những người chưa từng qua các khoá đầo tạo
đặc biệt về đọc, nói, luyện giọng ( tức là họ không phải là phát thanh viên hay nhà hùng biện
chuyên nghiệp ) thường là công cụ biểu đạt hết sức tinh tế trạng thái tâm lý đích thực cũng
như nhiều đặc điểm của người phát ngôn. Có lẽ đây là lý do khiến cho nhiều đài phát thanh
trên thế giới thường xuyên yêu cầu các chủ thể sáng tạo trình bày ngay chính tác phẩm của họ
trước micrô. Bởi điều này tạo điều kiện cho thính giả giải toả được nhu cầu: khám phá một cá
thể mới với những nét riêng tư trong đời sống nội tâm của anh ta. Đây là một nhu cầu hết sức
tự nhiên và nhân bản, nó luôn mang tính cấp thiết trong bất cứ thời đại nào, đúng như Hecxen
viết: " Con người luôn muốn xâm nhập vào cá thể khác, muốn chạm tới từng thớ mạch li ti
của trái tim người khác để lắng nghe nhịp đập của nó. Anh ta so sánh, kiểm chứng, tìm kiếm
sự khẳng định, sự đồng cảm, sự biện hộ "3.
4. Ngôn ngữ phát thanh không có khả năng được minh hoạ bằng hình ảnh
Đây là mặt khác biệt, đồng thời cũng là mặt hạn chế của nó so với truyền hình và báo in. Tuy
nhiên, ngôn ngữ phát thanh đã tìm thấy sự minh hoạ cho mình ở các nguồn khác cũng nằm

trong chính thế giới của âm thanh. Đó là các băng ghi âm tư liệu, là tiếng động, là âm nhạc,
và đặc biệt là các đặc tính vật chất và hình tượng của ngôn từ cất thành tiếng. Có thể nói, nhà
báo phát thanh phải vẽ nên hình ảnh bằng âm thanh. Thực tế cho thấy là các tác phẩm báo
phát thanh hay, có sức tác động lớn bao giờ cũng có ngôn ngữ hết sức sống động, giàu hình
ảnh, có tính trực quan cao, chắp cánh cho sự tưởng tượng của người nghe, khiến cho họ có
20


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

cảm giác đang được chứng kiến sự việc xảy ra ngay trước mặt mình; bên cạnh đó, nó còn
phải được trình bày bởi một chất giọng tốt, lên bổng xuống trầm, tăng giảm tốc độ âm thanh
một cách hợp lý.
Hiện nay, đang có nhiều ý kiến cho rằng hạn chế về phương diện hình ảnh của báo phát thanh
rất có thể lại trở thành ưu thế của nó, vấn đề là sử dụng ngôn ngữ âm thanh như thế nào. Quả
vậy, nếu biết sử dụng ngôn từ khéo léo và linh hoạt, nhà báo phát thanh có khă năng kích
thích tư duy sáng tạo của người nghe, làm cho họ luôn đóng vai trò tích cực trong việc tiếp
nhận thông tin. Trong khi đó thì ở truyền hình, do được cung cấp quá đầy đủ thông tin ở cả
hai bình diện hình ảnh lẫn ngôn từ, khán giả ít phải tư duy hơn nên dần dần trở nên thụ động
mỗi khi tham gia vào kênh giao tiếp này.
5. Ngôn ngữ phát thanh, cũng như ngôn ngữ truyền hình, có tính hình tuyến
Các tín hiệu của ngôn ngữ phát thanh xuất hiện lần lượt, cái này tiếp theo sau cái kia, tạo
thành dòng chảy liên tục, theo bề rộng một chiều của thời gian. Và người nghe phải tiếp nhận
chúng một cách tức thời cho nên họ không có khả năng quay lại với điều chưa hiểu hoặc đầu
tư thời gian để nghiền ngẫm thấu đáo điều đã lĩnh hội được. Chính vì thế, bất cứ sai sót nào
( hay chỉ đơn giản là sự chưa quen tai ) của ngôn ngữ phát thanh cũng khiến cho thính giả
phải dừng lại để suy nghĩ, tìm hiểu và có nghĩa là không còn tập trung tư tưởng để nghe các
thông tin kế tiếp nữa. Kết quả là cái thì đựoc hiểu mơ hồ, cái thì bị bỏ qua. Và như vậy thì

tính hiệu quả của chương trình bị giảm sút đáng kể. Xuất phát từ đây, yêu cầu đặt ra đối với
ngôn ngữ phát thanh là: Chính xác, đơn nghĩa, rõ ràng, dễ hiểu.
Nói đến tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ, không thể không nói đến quan hệ ngữ đoạn
như là hệ quả của nó. Theo quan hệ này, các đơn vị ngôn ngữ khi đứng cạnh nhau sẽ quy định
lẫn nhau và cho ta những kết hợp gọi là ngữ đoạn. Trong ngôn ngữ phát thanh, biểu hiện nổi
bật nhất của quan hệ ngữ đoạn là việc ngắt đoạn khi nói, khi đọc. Do đó, đây là điều cần được
các nhà báo phát thanh đặc biệt quan tâm. Cùng một sản phẩm ngôn từ, nếu được ngắt đoạn ở
những chỗ khác nhau, sẽ biểu đạt các ý nghĩa khác nhau. Còn nếu ngắt đoạn sai thì tính chỉnh
thể về mặt kết cấu của sản phẩm ngôn từ đó bị phá vỡ, hậu quả là người nghe khó hiểu được
đúng nội dung của nó.
- Các yếu tố ngôn ngữ tham gia vào loại hình báo chí (2đ)
21


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

So sánh các loại hình báo chí
Ngôn ngữ

Phát thanh
Ngôn ngữ nói và âm thanh
hiện trường.

Truyền hình
Ngôn ngữ, hình
ảnh, âm thanh
tiếng nói.hình ảnh tĩnh động, chữ viết,
ngôn ngữ hình thể

Bị động.

Đối tượng tiếp
nhận
Lưu trữ thông tin
Phức tạp, tốn kém, không mang tính bền vững.
Kỹ thuật
Phụ thuộc nhiều vào các yếu tố kĩ thuật.
Mã thông tin
Giải mã thông tin tốt. Mã thông tin không có biên giới ngăn cách về
ngôn ngữ đặc biệt là
ngôn ngữ truyền hình.
Phát hành
Thông qua phát sóng.
Ưu điểm
Chi phí thấp.
Tính phản ánh.
Yếu tố mang sức
nặng của sự kiện
Giác quan tiếp 
nhận thông tin
Tính tương tác
Hình thức
Yếu tố phi ngôn 
ngữ

Lời nói

Hình ảnh


Thính giác

Thính giác và thị giác

Khá thấp
Thiên về độc thoại
Không có

cao
Vừa mang tính độc thoại và đối thoại
Hình ảnh

- Yêu cầu sử dụng ngôn ngữ loại hình báo chí (1đ)
GỢI Ý SỬ DỤNG NGÔN TỪ TRONG PHÁT THANH
1. Nên hạn chế sử dụng từ ngữ địa phương
Những từ ngữ này, ở mức độ nào đó, có khả năng tăng cường tính biểu cảm của ngôn ngữ
phát thanh. Thế nhưng, về phạm vi hành chức, chúng chỉ gắn liền với một địa phương nhất
định nào đó nên có thể gây khó khăn cho các thính giả là người sống ở các khu vực khác.
2. Tránh lạm dụng việc vay mượn từ ngữ từ tiếng nước ngoài
Nếu nhất thiết phải vay mượn thì chỉ nên chọn những từ ngữ có tính phổ cập rộng rãi, và cố
gắng phát âm chuẩn xác theo chuẩn mực đã được thừa nhận. Vì không ít trường hợp cho thấy,
22


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

những từ ngữ được vay mượn từ tiếng nước ngoài, nếu không thông dụng hoặc được phát âm
không đúng, thường trở thành những " hạt sạn " cản trở người nghe tiếp nhận thông tin.

3. Đối với các thuật ngữ chuyên ngành ít gặp hay mới mẻ, nên diễn đạt bằng cách khác sao
cho quảng đại quần chúng dễ hiểu
Đừng bao giờ bắt chước cách nói, cách dùng từ của các nhà chuyên môn mà chỉ có người
trong giới mới hiểu được.
4. Tránh đưa ra quá nhiều con số trong một văn bản phát thanh
Việc đưa ra các con số nên có liều lượng vừa phải, nếu không người nghe sẽ thấy choáng
ngợp, căng thẳng, không còn đủ sự tỉnh táo cũng như hứng thú để nghe và lĩnh hội các thông
tin khác; bên cạnh đó, các con số cũng cần được làm tròn cho dễ nhớ.
5. Cố gắng đọc hoặc nói trước micrô thật diễn cảm ( tất nhiên là ở mức độ mà khả năng cho
phép )
Qua giọng điệu phải thật sự " thả hồn " của mình vào nội dung tác phẩm thì nó mới có sức tác
động lớn đối với người nghe. Còn kiểu nói hay đọc với âm điệu đều đều, đơn điệu, tẻ nhạt dễ
gây cảm giác là chính người chuyển tải thông tin cũng " vô cảm " trước những gì mình đang
trình bày. Và điều đó dễ dàng giết chết mọi cảm xúc cũng như sự quan tâm của người nghe.
6. Cần tránh những câu văn có thể tạo nên nhiều cách hiểu
Vì sự " mơ hồ " về nghĩa như vậy của chúng dễ làm cho người nghe bị phân tán tư tưởng
hoặc hiểu sai, hiểu lệch chủ ý của tác giả.
Dưới đây là hai ví dụ về câu mơ hồ về nghĩa:
a, Điều đó thể hiện thái độ quyết tâm cao chống tệ nạn buôn lậu của Uỷ ban Nhân dân
( UBND ).
b, Chống lây lan và sống chung với AIDS.
23


TS. Trần Thị Vân Anh

Khoa Phát thanh – Truyền hình

Các câu trên ít nhất có hai cách hiểu:
a, Thái độ quyết tâm cao của UBND.

- Tệ nạn buôn lậu của UBND.
b, Chống lây lan và chống sống chung với AIDS.
- Chống lây lan và nên sống chung với AIDS.
7. Cần hết sức kiệm lời
Trong báo phát thanh, người nghe, do phải lĩnh hội thông tin một cách tức thời, chỉ có thể tập
trung sự chú ý của mình trong một khoảng thời gian ngắn. Vì lẽ đó, trong số các cách diễn đạt
có thể với cùng một nội dung, nên chọn cách diễn đạt ngắn gọn nhất mà vẫn chuyển tải được
đầy đủ lượng thông tin cần thiết.
8. Nên chú ý khai thác các biện pháp tu từ ngữ âm để ngôn ngữ phát thanh sinh động, hấp dẫn
và có ý nghĩa sâu sắc hơn
a, Biện pháp hoà phối thanh điệu: Là biện pháp lựa chọn và kết hợp các yếu tố âm thanh sao
cho hài hoà để các câu văn trở nên dễ nghe, dễ đọc hơn.
Trong văn xuôi, để tạo sự hài hoà về thanh điệu, người ta thường sử dụng sự luân phiên thanh
điệu thuộc hai nhóm bằng ( gồm thanh huyền và thanh ngang ) và trắc ( gồm thanh hỏi, thanh
ngã, thanh sắc và thanh nặng ) ở âm tiết của các câu hợc thành phần câu.
" 15 năm qua ( B ), văn hoá văn nghệ đã đạt được nhiều thành tựu ( T ) trong các lĩnh vực,
nghiên cứu, sáng tác, phê bình ( B ) ". ( Đài TNVN ).
Biện pháp hoà phối thanh điệu có tính phổ cập hết sức rộng rãi. Hầu hết các biện pháp tu từ
ngữ âm khác, khi được vận dụng, đều phải ở mức độ này hay mức độ khác, kết hợp với nó.
b, Biện pháp lặp số lượng âm tiết: Là biện pháp sử dụng các câu văn có số lượng âm tiết như
nhau ở cạnh nhau để tạo nên âm hưởng của thơ ca. Ví dụ:
" Núi rừng vẫn ngút ngàn, rậm rạp. Đường đi tắt nhỏ teo hoang vu ". ( Hồ Phương ).
c, Biện pháp lặp vần: Là biện pháp sử dụng các âm tiết có khuôn vần giống nhau nhằm tạo
nhạc tính cho câu văn. Ví dụ:
" Tre trông thanh cao giản dị, chí khí như người. Nhà thơ đã có lần ca ngợi: Bóng tre trùm
mát rượi ". ( Thép Mới ).
24


TS. Trần Thị Vân Anh


Khoa Phát thanh – Truyền hình

d, Biện pháp tạo nhịp điệu: Là biện pháp dùng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời
văn nhằm tạo nên một âm hưởng lôi cuốn, dễ đi vào lòng người.
Vận dụng sự cân đối, nhịp nhàng, khúc chiết của các bộ phận trong một câu ghép
Biện pháp tạo âm hưởng chung: Là biện pháp phối hợp âm thanh, nhịp điệu của câu văn
không phải chỉ cốt tạo ra một sự cân đối nhịp nhàng, êm ái, du dương, mà cao hơn thế, phải
tạo ra được một âm hưởng hoà quyện với nội dung hình tượng của cả đoạn văn, thậm chí toàn
văn bản.
Câu 7: Những khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ trong chương trình Thời sự và chương
trình Văn hoá giải trí trên truyền hình.(5đ)
- Phân biệt phong cách ngôn ngữ giữa hai chương trình này. (0,5đ)
+ Chương trình Thời sự : phong cách ngôn ngữ thông tấn là chủ yếu (chỉ ra đặc trưng của
phong cách chức năng này) (0,25đ)
Phong cách văn bản thông tấn, báo chí là phong cách ngôn ngữ
làm phương tiện thông tin, tuyên truyền cho đại chúng về những vấn đề thời sự, kinh tế, xã
hội, chính trị...
Hình thức: Bài đọc qua các phương tiện thông tin đại chúng: radio, tivi, báo chí các loại...
Phong cách này hình thành khá muộn ở Việt Nam, khi văn học chuyển sang cách viết hiện
đại, với sự du nhập của các phong cách ngôn ngữ thời Pháp thuộc ( đầu thế kỷ XX). Hiện nay
là phong cách ngôn ngữ rất phát triển và quan trọng với đời sống người dân, mang tính xã hội
cao.
Đặc điểm ngôn ngữ, cấu trúc:
Ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, không cần độ trau chuốt cao, có thể dùng nhiều khẩu ngữ. Ngôn
ngữ mang tính phổ thông, giàu sắc thái biểu cảm để đạt hiệu quả thông tin, tuyên truyền trong
đại bộ phận quần chúng.
Có tính tổng hợp các phong cách, nhưng do tính chất thời sự, thông tin nên không có sự gọt
giũa, tinh tế như ngôn ngữ văn chương.
+ Chương trình Văn hóa giải trí: phong cách ngôn ngữ báo chí - sinh hoạt là chủ yếu (chỉ ra

đặc trưng của phong cách chức năng này) (0,25đ)
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×