Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

ĐỀ CƯƠNG cơ sở dữ liệu đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.55 KB, 27 trang )

CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
1.

Trình bày khái niệm thông tin và dữ liệu? Thông tin và dữ liệu có mối
quan hệ với nhau như thế nào?(5-7)

a. Khái niệm thông tin và dữ liệu

Thông tin là :
-

Là sự cảm hiểu của con người về thế giới xung quanh(thông qua tiếp xúc với nó).
Là 1 hệ thống những tin báo và mệnh lệnh giúp loại trừ sự không chắc chắn trong
trạng thái của nơi nhận tin.
Là dữ liệu được đặt vào một ngữ cảnh với một hình thức thích hợp và có lợi cho
người sử dụng cuối cùng.
Là cơ sở cho tất cả các quyết định, là một hay tập hợp những phần tử mà người ta
thường gọi là các tín hiệu phản ánh ý nghĩa về một đối tượng, một hiện tượng hay
một quá trình nào đó của sự vật, hiện tượng thông qua một quá trình nhận thức
(bởi các giác quan của con người).

Dữ liệu là tập hợp thô các sự thực, dữ liệu đất đai có thê được thu thập và lưu trữ ở
dạng thứ tự số hay chữ (được ghi lại trong sổ tay ghi chép hay sổ tay điều tra) hoặc
dưới dạng đồ hoạ (như bản đồ hay ảnh hàng không hay ảnh vệ tinh) hoặc dưới dạng
số hoá (sử dụng phương pháp điện tử). Để trở thành thông tin các dữ liệu thô phải
được xừ lý để những người ra quyết định, người sử dụng thông tin có thể hiểu được
chúng.
b. Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

Dữ liệu (data) là những mô tả về sự vật, con người và sự kiện trong thế giới thực mà
chúng ta gặp hàng ngày bằng nhiều cách thể hiện khác nhau. Một số dạng thường dùng


để biểu diễn dữ liệu như văn bản (text), số (number), biểu tượng (symbol), hình ảnh
(image), âm thanh (audio), phim ảnh (video).
Dữ liệu nhận một số giá trị có thề xác định trên một tập hợp nào đó (Ví dụ: giá trị của mã
bưu chính phải là số và năm ký tự chữ,...). Dữ liệu biểu diễn một tập hợp các giá trị mà
khó biết được sự liên hệ giữa chúng (Ví dụ: tháng 4, giải phóng miên Nam, 30, 1975...).
Như vậy, khái niệm dữ liệu hẹp hơn khái niệm thông tin. Dữ liệu có thể biểu diễn dưới
nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh,...).
Thông tin luôn mang ý nghĩa và gồm nhiều giá trị dữ liệu, những ví dụ về dữ liệu trên có
thông tin là: ngày 30 tháng 4 năm 1975_giải phóng miền Nam


2.

Cơ sở dữ liệu là gì? Cơ sở dữ liệu được tổ chức và phân loại như thế
nào? (8)

a. Khái niệm

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu dùng chung, có quan hệ logic với nhau và
cùng với mô tả của chúng, được thiết kế cho nhu cầu thông tin của một tổ chức. Cơ sở
dữ liệu là một kho dữ liệu lớn được định nghĩa một lần và được dùng đồng thời bởi
nhiều bộ phận người dùng. Dữ liệu dược tích hợp với lượng dư thừa tối thiểu, độc lập
với ứng dụng và trở thành một tài nguyên chung.
b. Phân loại

Cơ sở dữ liệu đưọc phân làm nhiều loại khác nhau:
Cơ sở dữ liệu dạng file: dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các file có thể là
text, ascii. *.dbf. Tiêu biểu cho cơ sở dữ liệu dạng file là Foxpro.
Cơ sở dữ liệu quan hệ: dữ liệu được lưu trữ trong các bảng dữ liệu gọi là
các thực the, giữa các thực thê này có mối liên hệ với nhau gọi là các quan hệ, mỗi

quan hệ có các thuộc tính, trong đó có một thuộc tính là khóa chính. Các hệ quàn
trị hỗ trợ cơ sờ dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle, MySQL...
Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: dữ liệu cũng được lưu trữ trong các bảng
dữ liệu nhưng các bảng có bổ sung thêm các tính năng hướng đối tượng như lưu
trữ thêm các hành vi, nhằm thể hiện hành vi của đối tượng. Mỗi bàng xem như
một lớp dữ liệu, một dòng dữ liệu trong bảng là một đối tượng. Các hệ quản trị có
hỗ trợ cơ sở dữ liệu hướng đối tượng như: MS SQL server, Oracle, Postgres...
- Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc: dữ liệu được lưu dưới dạng XML, với định dạng này
thông tin mô tả về đối tượng thể hiện trong các tag. Đây là cơ sở dữ liệu có nhiều
ưu điểm do lưu trữ được hầu hết các loại dữ liệu khác nhau nên cơ sờ dữ liệu bán
cấu trúc là hướng mới trong nghiên cứu và ứng dụng.
Nói cách khác, một cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau
được lưu trữ trên máy tính, có nhiều người sử dụng và được tổ chức theo một mô
hình. Dữ liệu là những sự kiện có thể ghi lại được và có ý nghĩa
c. Tổ chức cơ sở dữ liệu
- Table (Bảng): Là một thành phần cơ bàn trong chương trình quản trị cơ sở dữ liệu
quan hệ. Bảng được hỉnh thành khi sắp xếp các thông tin có liên quan với nhau
theo hàng và cột. Các hàng tưong ứng với các bản ghi (record) dữ liệu và các cột
tưong ứng với trường dữ liệu.
- Record (bản ghi); trong chương trình quàn trị cơ sở dữ liệu, đây là một đơn vị
hoàn chỉnh nhỏ nhất của dữ liệu, được lưu trữ trong những trường hợp dữ' liệu đã
được đặt tên. Trong môt cơ sở dữ liệu dạng bảng, bản ghi dữ liệu đồng nghĩa với
hàng (row). Bàn ghi chứa tát cả các thông tin có liên quan với mẫu tin mà cơ sở dữ
liệu đang theo dõi.


-

Field (Trường dữ liệu): trong chương trình quản trị cơ sở dữ liệu, đây là không
gian dành cho một mẫu thông tin trong bản ghi dữ liệu. Trong chương trình quàn

trị CSDL dạng bảng với dữ liệu được tổ chức theo hàng và cột, thì trường dữ liệu
tương ứng với các cột.

3.

Trình bày tính chất của cơ sở dữ liệu.(9)

- Một cơ sở dữ liệu biểu thị một khía cạnh nào đó của thế giới thực như hoạt động cùa
một công ty, một nhà trường, một ngân hàng... Những thay đổi của thế giới thực phải
được phản ánh một cách trung thực vào trong cơ sở dữ liệu. Những thông tin được
đưa vào trong cơ sở dữ liệu tạo thành một không gian cơ sở dữ liệu hoặc là một “thế
giới nhỏ” (miniworld) .
- Một cơ sở dữ liệu là một tập họp dữ liệu liên kết với nhau một cách logic và mang
một ý nghĩa cố hữu nào đó. Một cơ sở dữ liệu không phải là một tập hợp tuỳ tiện.
- Một cơ sở dữ liệu được thiết kế và được phổ biến cho một mục đích riêng. Nó có
một nhóm người sử dụng có chủ định và có một số ứng dụng được xác định phù hợp
với mối quan tâm của người sử dụng. Nói cách khác, một cơ sở dữ liệu có một nguồn
cung cấp dữ liệu, một mức độ tưong tác với các sự kiện trong thế giới thực và một
nhóm người quan tâm tích cực đến các nội dung của nó.
- Một cơ sở dữ liệu có thể có cỡ tuỳ ý và có độ phức tạp thay đổi. Có những cơ sở dữ
liệu chỉ gồm vài trăm bản ghi (như cơ sở dữ liệu phục vụ việc quản lý lương ở một cơ
quan nhỏ), và có những cơ sở dữ liệu có dung lượng rất lớn (như các cơ sở dữ liệu
phục vụ cho việc tính cước điện thoại, quản lý nhân sự trên một phạm vi lớn). Các cơ
sở dữ liệu phài được tổ chức quản lý sao cho những người sử dụng có thể tìm kiếm dữ
liệu, cập nhật dữ liệu và lấy dữ liệu ra khi cần thiết. Một cơ sở dữ liệu có thề được tạo
ra và duy trì một cách thủ công và cũng có thể được tin học hoá. Một cơ sở dữ liệu tin
học hoá được tạo ra và duy tri bằng bằng một nhóm chương trình ứng dụng hoặc bằng
một hệ quàn trị cơ sở dữ liệu
4.


Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Trình bày chức năng và nhiệm vụ của hệ
quản trị cơ sở dữ liệu? Khái lược các hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử
dụng phổ biến hiện nay.(9-10)

a.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Hệ quản trị CSDL là 1 phần mềm quản lí cấu trúc của CSDL và kiểm soát việc

truy xuất dữ liệu, bao gồm các chức năng: tạo và bảo toàn CSDL, cho phép truy
xuất CSDL theo thẩm quyền,phục vụ dữ liệu theo yêu cầu và cập nhật dữ liệu.
b. Chức năng và nhiệm vụ của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Nhiệm vụ chính của một hộ quản trị CSDL là quản lý dữ liệu hiệu quả. Do đó,
một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải thực hiện các chức năng quan trọng nhẳm đảm
báo tính toàn vẹn và nhất quán của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Hệ quản tri cơ sở


-

dữ liệu có hai khả năng chính lả khả năng quản lý bển vững dữ liệu vả khả năng
truy xuất một số lưọng lớn dữ liệu một cách hiệu quà.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có các chức năng như: quản lý dữ liệu, quản lý lưu trữ
dữ liệu, quản lý nhập - xuất dữ liệu, quản Ịý bào mật dữ liệu, điều khiển truy xuất
nhiều người dùng, quản lý sao lưu vả phục hồi CSDL, quản lý sự toản vẹn dữ liệu,
cung cấp cơ chế truy xuất dữ liệu qua ngôn ngữ truy xuất CSDL và giao diện
(interface) lập trình ứng dụng, cung cấp các thủ tục giao tiếp với CSDL.

c. Khái lược các hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay.

Đa số hệ quản trị CSDL sử dụng ngôn ngữ truy vấn theo cấu trúc (Structured Query
Language - SQL). Các hệ quản tri CSDL phổ biến được nhiều người biết đến là

MySQL, Oracle. PostgreSQL. SQL Server, DB2, Infomix,...
5.

Cấu trúc dữ liệu là gì? Cho ví dụ về cấu trúc dữ liệu.(12)

a. Cấu trúc dữ liệu
- Cấu trúc dữ liệu là cách lưu trữ, tổ chức dữ liệu có thứ tự, có hệ thống để dữ liệu

có thể được sử dụng một cách hiệu quà.
Dưới đây là 2 khái niệm nền tảng hình thành nên một cấu trúc dữ liệu:
Interface: Mỗi cấu trúc dữ liệu có một Interface. Interface biểu diễn một tập hợp
các phép tính mà một cấu trúc dữ liệu hỗ trợ. Một Interface chỉ cung cấp danh sách
các phép tính được hỗ trợ, các loại tham số mà chúng có thể chấp nhận và kiểu trả
về của các phép tính này.
- Implementation (có thể hiểu là sự triển khai): Cung cấp sự biểu diễn nội bộ của
một cấu trúc dữ liệu. Implementation cũng cung cấp phần định nghĩa của giải thuật
được sử dụng trong các phép tính của cấu trúc dữ liệu.
b. Ví dụ
-

Dữ liệu về đối tượng có thể khác nhau tùy thuộc vào mục địch quản lý. Ví dụ: cùng là
dữ liệu về đối tượng sinh viên nhưng với mục đích quản lý khác nhau thì sẽ khác
nhau, cụ thể như sau:
Với mục đích quản lý điểm, dữ liệu về đối tượng sinh viên sẽ bao gồm: Tên, Mã sinh
viên, Điểm môn 1, Điểm môn 2, Điểm môn 3
Với mục đích quản lý thông tin cá nhân, dữ liệu về đối tượng sinh viên sẽ bao gồm:
Tên, Địa chỉ, Ngày Sinh, Quê Quán, Lớp
6.

Trình bày đặc điểm và tầm quan trọng của cấu trúc dữ liệu. (12-13)


a. Đặc điểm


-Chính xác: Sự triển khai của cấu trúc dữ liệu nên triển khai Interface của nó 1 cách
chính xác.
-Độ phức tạp về thời gian (Time Complexity): Thời gian chạy hoặc thòi gian thực thi
của các phép tính của cấu trúc dữ liệu phải là nhỏ nhất có thể.
- Độ phức tạp về bộ nhớ (Space Complexity): Sự sử dụng bộ nhớ cùa mỗi phép tính
của cấu trúc dữ liệu nên là nhỏ nhất có thể.
b. Tầm quan trọng

Ngày nay, các ứng dụng ngày càng phức tạp và lượng dữ liệu ngày càng lớn với nhiều
kiểu đa dạng. Việc này làm xuất hiện 3 vấn đề lớn mà mỗi lập trình viên phải đối mặt:
- Tìm kiếm dữ liệu: Giả sử có 1 triệu hàng hóa được lưu giữ vào trong kho hang
hóa. Và giả sử có một ứng dụng cần để tìm kiếm một hàng hóa. Thì mỗi khi thực hiện
tìm kiếm, ứng dụng này sẽ phải tìm kiếm 1 hàng hóa trong 1 triệu hàng hóa. Khi dữ
liệu tăng lên thì việc tìm kiếm sẽ càng trở nên chậm và tốn kém hơn.
- Tốc độ bộ vi xử lý: Mặc dù bộ vi xử lý có tốc độ rất cao, tuy nhiên nó cũng có giới
hạn và khi lượng dữ liệu lên tới hàng tỉ bản ghi thì tốc độ xử lý cũng sẽ không còn
được nhanh nữa.
- Đa yêu cầu: Khi hàng nghìn người dùng cùng thực hiện một phép tính tìm kiếm
trên một Web Server thì cho dù Web Server đó có nhanh đến mấy thì việc phái xử lý
hàng nghìn phép tính cùng một lúc là thực sự rất khó.
Để xử lý các vấn đề trên, các cấu trúc dữ liệu là một giải pháp tuyệt vời. Dữ liệu có
thể được tồ chức trong cấu trúc dữ liệu theo một cách để khi thực hiện tìm kiếm một
phần tử nào đó thì dữ liệu yêu cầu sẽ được tìm thấy ngay lập
tức.
9.


Chuẩn trao đổi và phân phối dữ liệu đất đai là gì? (14-15)

CSDL đất đai là tài sản nhà nước, được đầu tư xây dựng để quản lý, khai thác, cập
nhật và chia sẻ cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đất đai. Do
đó, việc liên thông, trao đổi, phân phối dữ liệu đất đai giữa các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan đòi hỏi phải có sự thống nhất về cách thức trao đổi; Ngôn ngữ, định
dạng trao đổi; Mô hình trao đổi; Quy trình trao đổi và nó được gọi là Chuẩn trao đổi
và phân phối dữ liệu đất đai.
10.

Trình bày các cách thức trao đổi dữ liệu đất đai.(15)

Bên cung cấp và bên khai thác có thể trao đổi qua các cách thức sau:


-

-

Trao đổi trực tiếp: Hệ thống thông tin của bên khai thác có nhu cầu khai thác
thông tin, dữ liệu kết nối trực tiếp tới hệ thống thông tin của bên cung cấp để truy
cập thông tin, dữ liệu.
Khai thác trực tuyến: Bên khai thác truy cập vào cổng thông tin điện tử cung cấp
dữ liệu của bên cung cấp để chọn, trích lọc dữ liệu và tải về hoặc tải dữ liệu đã
chuẩn bị sẵn để nhập vào hệ thống của bên khai thác.

Khuyến nghị triển khai cả hai cách thức trao đổi dữ liệu, ưu tiên cách thức trao đổi
trực tiếp, tự động giữa hai hệ thống thông tin không cần can thiệp bởi con người.
11.


Cơ sở dữ liệu đất đai là gì? Cơ sở dữ liệu đất đai có bao nhiêu thành
phần? Trình bày nội dung của cơ sở dữ liệu đất đai.(41

a. Khái niệm
- Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp thông tin có cấu trúc của kết quả đo đạc, lập bản đồ
địa chính, đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; thống kê kiểm kê đất đai; lập quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điều tra cơ bản về đất đai;
thanh tra kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai, các văn bản quy
phạm pháp luật về đất đai.
b. Thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai
- Cơ sở dữ liệu đất đai địa phương được xây dựng từ kết quả đo đạc, lập bản đồ địa
chính; đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền vơi đất; thống kê kiểm kê đất đai,; lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điề u tra cơ bản về đất đai;
thanh tra, kiểm tra , giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; các văn bản
quy phạm pháp luật về đất đai. Theo đó, cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các cơ sở dữ
liệu thành phần sau:
+ Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai
+ Cơ sở dữ liệu địa chính
+ Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai
+ Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Cơ sở dữ liệu giá đất;
+ Cơ sở dữ liệu thống kê kiểm kê đất đai;
+ Cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp,khiếu nại, tố cáo về đất
đai;


+ Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.
Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của CSDL đất đai, làm cơ sở để xây

dựng và định vị không gian các CSDL thành phần khác.
c.
-

Nội dung của CSDL đất đai
Địa chính
Giá đất
Thống kê kiểm kê đất đai
Quy hoạch sử dụng đất

1.3.2. Nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
1.3.2.1. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
- CSDL địa chính phải được xây dựng theo đơn vị hành chính cấp xã, tổng hợp theo đơn vị
hành chính cấp huyện và tích hợp vào CSDL đất đai. Nội dung xây dựng CSDL địa chính
được thực hiện theo Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/4/2017 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
- Việc xây dựng CSDL địa chính được thực hiện gồm:
+ Công tác chuẩn bị.
+ Thu thập tài liệu, dữ liệu.
+ Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu.
+ Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền.
+ Xây dựng dữ liệu không gian địa chính.
+ Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tập tin.
+ Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính.
+ Hoàn thành dữ liệu địa chính.
+ Xây dựng siêu dữ liệu địa chính.
+ Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu địa chính.
+ Đối soát, tích hợp dữ liệu vào hệ thống.
Lưu ý:
+ Trường hợp xây dựng CSDL địa chính đối với các xã, phường (thị trấn) đã hoàn thành

công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính bằng công nghệ bản đồ số, đã hoặc đang thực hiện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải thực hiện chỉnh lý biến động, hoàn thiện bản đồ
địa chính cho phù hợp giữa giấy chứng nhận, bản đồ và hiện trạng ngoài thực địa đồng thời
với việc xây dựng CSDL địa chính.


+ Trường hợp xây dựng CSDL địa chính đối với các xã, phường (thị trấn) đang đo đạc, lập
bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận thì để tiết kiệm chi phí, việc xây dựng CSDL địa
chính phải thực hiện đồng thời, song song với quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp
GCNQSD đất cho tất cả các thửa đất trong địa giới hành chính cấp xã.
1.3.2.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
- CSDL thống kê, kiểm kê đất đai xây dựng theo đơn vị hành chính xã, tổng hợp theo đơn vị
hành chính cấp huyện và tích hợp vào CSDL đất đai.
- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện gồm:
+ Công tác chuẩn bị.
+ Thu thập tài liệu, dữ liệu.
+ Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu.
+ Xây dựng dữ liệu không gian kiểm kê đất đai.
+ Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin.
+ Xây dựng dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai.
+ Đối soát, hoàn thiện dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
+ Xây dựng siêu dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
+ Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
- CSDL thống kê, kiểm kê đất đai được xây dựng, cập nhật bắt đầu từ năm 2010, trong đó:
+ Nguồn dữ liệu thống kê đất đai hàng năm, được xây dựng, cập nhật vào hệ thống và định
kỳ cập nhật bổ sung dữ liệu thống kê đất đai sau khi số liệu thống kê được kiểm tra, phê
duyệt (thông thường tháng 3 hàng năm).
+ Nguồn dữ liệu về kiểm kê đất đai theo định kỳ 5 năm được bắt đầu xây dựng và cập nhật từ
kỳ kiểm kê đất đai 2010 và định kỳ 5 năm một lần cập nhật bổ sung vào CSDL trong hệ
thống sau khi số liệu kiểm kê được phê duyệt tại các cấp theo thẩm quyền.

- Dữ liệu về bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp tại các kỳ kiểm kê được cập nhật và lồng
ghép trong dữ liệu không gian bản đồ địa chính và dữ liệu quy hoạch sử dụng đất.
1.3.2.3. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng theo đơn vị hành chính cấp xã, đơn vị
hành chính cấp huyện và đơn vị hành chính tỉnh, CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được tích hợp vào CSDL đất đai.
- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện gồm:
+ Công tác chuẩn bị.


+ Thu thập tài liệu, dữ liệu.
+ Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu.
+ Xây dựng dữ liệu không gian.
+ Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tệp tin.
+ Xây dựng dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Đối soát, hoàn thiện dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Xây dựng siêu dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng, cập nhật bắt đầu từ năm 2010.
Định kỳ, sau khi quy hoạch sử dụng đất các cấp được phê duyệt, thì tiến hành cập nhật vào
CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
- Dữ liệu về bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp được cập nhật và lồng ghép
trong dữ liệu không gian bản đồ địa chính và dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp.
1.3.2.4. Về xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
- CSDL giá đất cũng được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, tổng hợp theo đơn vị hành
chính cấp huyện và tích hợp vào CSDL đất đai.
- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất được thực hiện gồm:
+ Công tác chuẩn bị.
+ Thu thập tài liệu, dữ liệu.
+ Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu.

+ Dữ liệu không gian giá đất.
+ Quét giấy tờ pháp lý và xử lý tập tin.
+ Xây dựng dữ liệu thuộc tính giá đất.
+ Hoàn thành dữ liệu giá đất.
+ Đối soát, hoàn thiện dữ liệu giá đất.
+ Xây dựng siêu dữ liệu giá đất.
+ Kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu giá đất.
- CSDL giá đất phải được gắn vào thông tin dữ liệu thửa đất trong CSDL địa chính, được xây
dựng theo hướng sau:


+ Dữ liệu về giá đất được gắn vào thông tin dữ liệu thửa đất, tích hợp theo từng năm. CSDL
về giá đất được xây dựng, cập nhật bắt đầu từ năm 2015 cho đến nay.
+ Hàng năm CSDL về giá đất sẽ được cập nhật thường xuyên sau khi UBND tỉnh phê duyệt
giá đất trên địa bàn tỉnh (thông thường được cập nhật vào tháng 02 hàng năm).
12.

13.

Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu đất đai được quy định
như thế nào? Cho ví dụ.(điều 5, điều 6 TT75)
Siêu dữ liệu đất đai là gì? Cho ví dụ về siêu dữ liệu đất đai.(56)

Siêu dữ liệu đất đai là dữ liệu đặc tả về dữ liệu đất đai, gồm các nhóm thông tin sau:
-

Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu đất đai
Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ
Nhóm thông tin mô tả dữ liệu đất đai
Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu đất đai

Nhóm thông tin mô tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu đất đai

Siêu dữ liệu đất đai phải được mã hóa bằng XML và được lập cho phạm vi xây dựng
CSDL đất đai đã được phê duyệt và được cập nhật khi có biến động về dữ liệu đất đai.
14.

Chất lượng dữ liệu đất đai được xác định như thế nào?(68)

1. Chất lượng dữ liệu địa chính được xác định cho từng thửa đất và phải đồng nhất

2.

3.
4.

5.

15.

thông tin giữa dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính với hồ sơ
địa chính,
Chất lượng dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng nhất thông tin giữa
dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với dữ liệu thuộc tính quy
hoach, kế hoạch sử dụng đất.
Chất lượng dữ liệu giá đất được xác định cho từng thửa đất và phải thống nhất với
giá đất theo quy định, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chất lượng dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai phải đồng nhất thông tin giữa dữ liệu
không gian thống kê, kiểm kê đất đai với dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất
đai.
Việc thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu cơ sở dữ liệu đất đai được thực hiện theo

quy định của Bộ trưởng BTNMT về thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu nhiệm vụ,
dự án công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường áp dụng cho quy trình xây
dựng CSDL đất đai; về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu công
trình, sản phẩm trong lĩnh vực đất đai

Nêu nguyên tắc trình bày và hiển thị cơ sở dữ liệu đất đai.(68)

1. Việc trình bày dữ liệu thuộc tính đất đai được thực hiện theo quy định của pháp

luật đất đai về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;


hồ sơ địa chính; quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thống kê, kiểm kê đất
đai.
2. Việc hiển thị dữ liệu không gian đất đai được quy định tại phụ lục IIIban hành kèm
theo thông tư số 75/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường.Theo đó
việc hiển thị dữ liệu không gian đất đai được quy định chi tiết về: cách hiển thị
nhãn; cách hiển thị ký hiệu; quy định về màu, bảng mã ký tự, cỡ chữ, kiểu đường;
cách thể hiện mã đối tượng, tên kiểu đối tượng, thuộc tính hiển thị, giá trị mã, giá
trị, nhãn, hình thức hiển thị và ghi chú.
16.

Dữ liệu đất đai và siêu dữ liệu đất đai được trao đổi và phân phối như
thế nào?(68)

-

Chuẩn định dạng dữ liệu sử dụng trong trao đồi, phân phối dữ liệu đất đai được áp
dụng theo ngôn ngữ định dạng địa lý GML.
Chuẩn định dạng siêu dữ liệu sử dụng trong trao đổi, phân phối siêu dữ liệu đất đai

được áp dụng theo ngôn ngữ định dạng mở rộng XML.
Dữ liệu đất đai và siêu dữ liệu đất đai được trao đổi, phân phối dưới dạng tệp dữ
liệu thông qua các thiết bị lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ truyền dữ liệu.

17.

Cơ sở dữ liệu địa chính là gì? Phân tích thành phần của cơ sở dữ liệu
địa chính. Cơ sở dữ liệu địa chính có vai trò như thế nào đối với cơ sở
dữ liệu đất đai và hệ thống thông tin đất đai?(71-72)

a. Khái niệm
- CSDL địa chính là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính (gồm dữ liệu

không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên
quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường
-

xuyên bằng phương tiện điện tử.
Cơ sở dữ liệu địa chính quản lý các thửa đất, chủ sử dụng, mục đích sử dụng và

loại đất có đối tượng quản lý chính là các thửa đất.
b. Thành phần của CSDL địa chính(72)
c. Vai trò của CSDL địa chính đối với CSDL đất đai và hệ thống thông tin đất
-

đai
Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu
quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp
xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng
phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ

liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành
phần khác.


Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số đã được các tỉnh chú trọng đầu tư thích
đáng, như Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính số tại TP Hồ Chí Minh, các
tỉnh: Bình Dương, Long An, An Giang, Đồng Nai, Bình Thuận, Đà Nẵng, Bắc Ninh,
Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định... Nhiều chương trình dự án về xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai đã được triển khai ở cấp Trung ương. Các dự án điển hình là xây dựng cơ
sở dữ liệu kiểm kê đất đai từ năm 2000, 2010 đến năm 2015 (Sản phẩm phần mềm
của dự án này đã được sử dụng trên phạm vi toàn quốc với nhiều lần chỉnh sửa phù
hợp với hệ thống mẫu biểu thống kê. Đến thời điểm kiểm kê đất đai 2015, toàn bộ các
địa phương đã sử dụng phần mềm TK05 để nhập, tổng hợp cơ sở dữ liệu kiểm kê đất
đai nộp về Bộ), dự án xây dựng hệ thống thông tin đất đai và môi trường đã xây dựng
hệ thống ELIS, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường và
một số dự án khác.
-

Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System – LIS) là hệ thống thông tin
cung cấp các thông tin về đất đai. Nó là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến

-

việc đầu tư, phát triển, quản lý và sử dụng đất đai
Csdl của ht thông tin đất là 1 trong các thành phần nền tảng của kết cấu hạ tầng
thông tin. Nó là 1 csdl chuyên ngành và là 1 thể thống nhất bao gồm các csdl cơ
bản như csdl chung, csdl không gian,csdl thuộc tính,...

+ tổ chức csdl của hệ thống thông tin đất: cấu trúc là có tổ chức dựa trên cơ cấu tổ chức
của ngành. Cơ cấu tổ chức của ngành dc phân cấp từ TƯ đến địa phương

+ quản lý dữ liệu: quản lí tập trung
+ giải pháp mạng csdl của hệ thống thông tin đất:phục vụ cho công tác quản lý, trao
đổi,lưu trữ các dữ liệu của hệ thống, phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng truy cập tra
cứu thông tin.
Chuân hóa csdl cho hệ thống thông tin đất:nội dung chuẩn hóa dữ liệu bao gồm: chuẩn
hóa về thiết bị tin học, chuẩn hóa về dữ liệu chung, chuẩn hóa về dữ liệu thuộc tính,
chuẩn hóa về metadata
18.

Nguyên tắc và trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được quy
định cụ thể như thế nào?(83-84)

a. Nguyên tắc


1. Cơ sở dữ liệu đất đai đượcxây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến các
tỉnh, hành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) và các huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện).
2. Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là đơn vị cơ bàn để
thành lập cơ sở dữ liệu đất đai.
- Cơ sở dữ liệu đất đai của cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất đai của các xã thuộc
huyện;đối với các huyện không có đơn vị hành chính xã trực thuộc thì cấp huyện là
đơn vị cơ bản đê thành lập cơ sở dữ liệu đất đai.
- Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được tập hợp từ CSDL đất đai của tất cả các huyện
thuộc tỉnh.
- Cơ sở dữ liệu đất đai cấp Trung ương được tổng hợp từ CSDL đất đai của tất cả các
tỉnh trên phạm vi cả nước.
3. Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật sử dụng dữ liệu đất đai phải
đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy định
hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ;GCN quyền sở hữu nhà ở và

quyền sử dụng đất ở; GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất( gọi chung là GCN)
b. Trách nhiệm
1. Tổng cục QLĐĐ thuộc BTNMTcos trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai
thác, sử dụng cập nhật, cơ sở dữ liệu đất đai cấp Trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn việc
xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai ở các địa phương.
2. Sở Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
- Xây dựng kế hoạch triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi toàn
tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Phân công đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xây
dựng, quản lí hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu
đất đai bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật cơ sờ dữ liệu;
- Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai
trên địa bàn tỉnh.


3. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm:
-

Xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chinh và cơ sở dữ

liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp tỉnh;
-

Cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa chính đối với các trường hợp đăng ký cấp Giấy

chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh; đồng bộ hóa cơ
sở dữ liệu địa chính trong phạm vi toàn tỉnh đối với các trường hợp đăng ký cấp Giấy
chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động của tất cả các đối tượng sử dụng đất, sờ hữu tài
sản gắn liền với đất;

-

Tích hợp cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện và tồng hợp bổ sung

vào cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp tỉnh.
4. Đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng thực hiện quy
-

hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm:
Xây dựng quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất

cấp tỉnh.
Tích hợp cơ sở dữ liệu quy hoạch của các cấp huyện, xã;
5. Đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng thực hiện định giá
đất cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở
dữ liệu giá đất;
6. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, cập nhật, quản lý và
khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất các cấp huyện, xã.
7. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm:

- Xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng CSDL địa chính và cơ sở dữ liệu
thống kê, kiểm kê đất đai cấp huyện;
-

Cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa chính đối với các trường họp đăng ký, cấp

Giấy chứng nhận lẩn đầu và đăng ký biến động thuộc thẩm quyền của cấp huyện;
-

Tổng hợp cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã, huyện để bổ sung


vào Cơ sở dữ liệu thống kê, kiềm kê đất đai của cấp huyện;
-

Cung cấp thông tin biến động đất đai đã cập nhật cho Văn phòng đăng ký đất đai

đề cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính cấp tỉnh;


-

Cung cấp dữ liệu địa chính và các thông tin biến động đất đai cho ủy ban nhân dân

cấp xã để sử dụng cho quản lý đất đai ở địa phương.
19.
20.

Trình bày quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.(85-93)
Trình bày quy trình tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính.(93- 94)

Sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính cùa từng đơn vị hành chính cấp xã sau khi hoàn
thành, đóng gói, giao nộp được tích hợp như sau:
-

Rà soát dữ liệu không gian cùa từng đon vị hành chính cấp xã để xử lý các lỗi dọc

biên giữa các xã tiếp giáp nhau (nếu có). Trường hợp có mâu thuẫn về hình thửa (do
độ chính xác của các loại bản đồ địa chính khác loại tỷ lệ) cần xử lý đồng bộ với các
loại hồ sơ có liên quan.
-


Rà soát, cập nhật bổ sung cơ sở dữ liệu đối với các trường hợp biến động sau thời

điểm nghiệm thu sàn phẩm cơ sở dữ liệu địa chính đến thòi điểm triển khai tích hợp
vào hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh.
-

Chuyển đổi dữ liệu địa chính được xây dựng theo đơn vị hành chính cấp xã vào cơ

sở dữ liệu đất đai cấp huyện; tập hợp cơ sờ dữ liệu đất đai cấp huyện vào cơ sở dữ liệu
đất đai cấp tỉnh tổng hợp cơ sở dữ liệu đất đai các tỉnh vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp
trung ương
Dữ liệu sau khi cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu phải đảm bảo tính nguyên bản với
dữ liệu gốc trước khi cập nhật.
-Xử lý những bất cập về thông tin thuộc tính địa chính trong quá trình tích hợp CSDL
theo đơn vị hành chính xã đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo tính thống nhất thông tin thuộc tính đia chính trong toàn bộ hệ thống cơ
sở dữ liệu bao gồm:
*

Thông tin của cùng đốí tượng địa danh, địa giới, giao thông, thủy văn, các đối tượng

hình tuyến khác thuộc các đơn vi hành chính xã kế cận


Thông tin về địa chỉ của thửa đất, tài sản gắn liền với đất, địa chỉ chủ sừ dụng đất

thuộc các đơn vi hành chính xã khác nhau.
+ Đảm bảo tính duy nhất thông tin về chủ sử dụng trong toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu;



-

Thử nghiệm việc quản lý khai thác, cập nhật CSDL đã được tích hợp trong thời
gian mười (10) ngày.

-

Đồng bộ cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp Trung ương

được thực hiện định kỳ hàng tuần.
21. Giá trị pháp lý của cơ sở dữ liệu đất đai được xác định như thế nào?
1. Thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai đã được kiểm tra. nghiệm thu theo quy định

thì có giá trị pháp lý như trong hồ sơ đất đai dạng giấy.
Trường hợp thông tin không thống nhất giữa cơ sở dữ liệu đất đai với hồ sơ đấtt đai (hô
sơ địa chính, hồ sơ quy hoạch, hồ sơ giá đất, hồ sơ thống kê kiểm kê) thì xác định theo tài
liệu của hồ sơ đất đai đã được cơ quan có thẩm quyền ký duyệt cuối cùng.
2. Đối với trường hợp đo đạc địa chính thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để

đăng kí trước đây mà chưa cấp đổi Giấy chứng nhận thì thông tin về mã thửa đất,
ranh giới thửa và diện tích thửa đất được xác định theo cơ sở dữ liệu địa chính phù
hợp với tài liệu đo đac mới đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu
xác nhận.
22.

Anh/Chị hãy xây dựng nhóm cơ sở dữ liệu bất kỳ. Sau đó, Anh/ Chị hãy
định nghĩa cấu trúc và kiểu thông tin dữ liệu cho các cơ sở dữ liệu vừa

xây dựng nêu trên.

23. Thông tư 75/2015 BTNMT.
Thông tư 17/2010 BTNMT.

Các bước thiết kế CSDL

3.1 Xác định yêu cầu, nghiệp vụ


Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất. Xác định yêu cầu một
cách đầy đủ, cụ thể sẽ giúp cho việc thiết kế CSDL trở lên dễ dàng hơn.



Luôn đặt ra câu hỏi:
CSDL sẽ được sử dụng như thế nào?
Những thông tin gì cần được lưu vào CSDL?
Chúng ta có thể tham khảo các hệ thống dữ liệu sẵn có. Có thể là trong hoá
đơn bán hàng, tập lưu trữ hồ sơ khách hàng.. vv.v.v
3.2 Xây dựng lược đồ thực thể - liên kết (ER)
Lược đồ ER được dùng để thiết kế CSDL ở mức quan niệm giúp biểu diễn 1
cách trừu tượng cấu trúc của CSDL. Hiểu nôm na là lược đồ ER cho phép
chúng ta mường tượng rõ hơn về CSDL chúng ta sắp xây dựng Để xây dựng



lược đồ ta cần hiểu thêm về các khái niệm:
Thực thể/ tập thực thể (Entity Set): Thực thể là 1 đối tượng cụ thể hoặc trừu
tượng, được mô tả bởi 1 tập các thuộc tính. Tập các thực thể giống nhau tạo
thành 1 tập thực thể. Ví dụ: Quản lý sinh viên trường đại học thì thực thể có




thể là sinh viên.
Thuộc tính (Attributes): Là các đặc trưng mô tả thực thể. Mỗi thực thể cụ thể
sẽ có các giá trị cho các miền thuộc tính của nó. (kiểu số nguyên, kiểu



chuỗi..)
Mối quan hệ/ liên kết (Relationship): Là sự liên kết giữa 2 hoặc nhiều thực
thể. Ví dụ: Một sinh viên tham gia nhiều môn học, mỗi một môn học có



nhiều sinh viên.
Khóa: Là thuộc tính mà giá trị của nó khác nhau trên 2 thực thể. Dùng để
phân biệt 2 thực thể đó trong 1 nhóm. Ví dụ: mỗi sinh viên có 1 mã sinh viên
riêng biệt.
Có các kiểu liên kết phổ biến như: 1-1, 1-n, n-1, m-n


Lược đồ ER
Là đồ thị biểu diễn các tập thực thể, thuộc tính và mối quan hệ. Ta có thể
biểu diễn nó qua:
Đỉnh




Cung : Là đường nối giữa

Tập thực thể và thuộc tính
Quan hệ và tập thực thể
Ví dụ:

Ràng buộc trên kiểu liên kết :
Là những quy định để giới hạn số các tổ hợp có thể của các thực thể tham
gia kiểu liên kết phản ánh đúng ràng buộc của các thực thể trong thế giới
thực. Có 2 lọai ràng buộc:
1. Ràng buộc tỉ số:
Xét mối quan hệ giữa 2 tập thực thể
Một - nhiều (1 : n):


Ví dụ: Một sinh viên có thể đăng kí nhiều môn học

Một- một (1: 1) :

Nhiều - một (n: 1)

Nhiều - Nhiều (n: m)

2. Ràng buộc min - max :
Chỉ định mỗi thực thể tham gia ít nhát và nhiều nhất vào thể hiện của R

Ví dụ: Một phòng ban có 1 hoặc nhiều nhân viên:

1 nhân viên chỉ thuộc về 1 phòng ban


Một nhân viên có hể tham gia nhiều dự án hoặc không tham gia dự án nào,

một dự án có nhiều nhân viên

Ràng buộc tham gia:
Là ràng buộc khi thực thể k có thuộc tính khóa, chỉ tham gia khi có 1 thực
thể chủ. Được biểu diễn bằng nét đôi trên liên kết và thực thể.
Ví dụ:









Ta đã tìm hiểu qua một số khái niệm giờ chúng ta có thể thiết kế lược đồ ER
Các bước thiết kế
Bước 1: Xác định tập thực thể
Bước 2: Xác định mối quan hệ
Bước 3: Xác định thuộc tính và gắn thuộc tính cho tập thực thể và mối quan
hệ
Bước 4: Quyết định miền giá trị cho thuộc tính
Bước 5: Xác định thuộc tính khóa
Bước 6: Xác định ràng buộc (tỉ số, min-max, ràng buộc tham gia) cho mối
quan hệ và thể hiện chúng
Ví Dụ
Chúng ta sẽ xem xét qua một ví dụ nhỏ: CSDL quản lý theo dõi nhân viên,
dự án, phòng ban Công ty có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban có một tên và
mã đơn vị duy nhất, đia điểm. Mỗi dự án có một tên và mã dự án duy nhất,
do một phòng ban quản lý. Mỗi dự án có nhiều nhân viên tham gia. Nhân

viên có mã số NV, tên, địa chỉ, mỗi nhân viên làm việc ở một phòng ban,
tham gia dự án với số giờ khác nhau. Lược đồ ER với ví dụ trên:


Sau khi xây dựng được mô hình thực thể liên kết ER chúng ta bắt đầu xây
dựng lược đồ quan hệ ở Phần 2 nhé
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ví dụ về dữ liệu và cơ sở dữ liệu:

2 - Các mô hình cơ sở dữ liệu:


**a - Mô hình dữ liệu file phẳng (Flat file): **
Dùng cho các CSDL đơn giản. CSDL dạng file phẳng thường là file kiểu văn
bản chứa dữ liệu dạng bảng
Ví dụ:

b - Mô hình dữ liệu mạng (Network model):
Các file trong mô hình dữ liệu mạng được gọi là các bản ghi. Tập hợp các
bản ghi cùng kiểu tạo thành một kiểu thực thể dữ liệu.
Các kiểu thực thể kết nối với nhau thông qua mối quan hệ cha-con. Mô hình
này được biểu diễn bởi một đồ thị có hướng và các mũi tên chỉ từ kiểu thực
thể cha sang kiểu thực thể con. Ví dụ như sau:

Ưu điểm của mô hình này là có thể biểu diễn được các mối quan hệ phức tạp
Nhược điểm là truy xuất chậm và không thích hợp với các CSDL có quy mô
lớn
c - Mô hình dữ liệu phân cấp (Hierarchical model):
Tổ chức theo hình cây, mỗi nút biểu diễn một thực thể dữ liệu. Mỗi nút cha
có thể có một hoặc nhiều nút con nhưng mỗi nút con chỉ có một nút cha. Do

đó mô hình dữ liệu phân cấp có thể có các kiểu quan hệ: 1-1, 1-N. Nhược


điểm của mô hình này là một nút con không thể có quá một nút cha nên
không biểu diễn được các quan hệ phức tạp

d - Mô hình dữ liệu quan hệ (Relational model):
Trong mô hình dữ liệu quan hệ không có các liên kết vật lý. Dữ liệu được
biểu diễn dưới dạng bảng với các hàng và các cột. Dữ liệu trong hai bảng
liên kết với nhau thông qua các cột chung và có các toán tử để thao tác trên
các hàng của bảng
Ví dụ:


e - Mô hình dữ liệu hướng đối tượng (Object-Oriented model)
Mô hình này ra đời vào khoảng đầu những năm 90, dựa trên cách tiếp cận





của phương pháp lập trình hướng đối tượng
Cơ sở dữ liệu bao gồm các đối tượng:
Mỗi đối tượng bao gồm các thuộc tính, phương thức của đối tượng
Các đối tượng trao đổi với nhau thông qua các phương thức
Một dối tượng có thể được sinh ra từ việc kế thừa từ đối tượng khác
Ví dụ:


3 - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì:

Hiện nay, một lượng vô cùng lớn các thông tin hữu ích với chúng ta đang tồn
tại ở dạng văn bản. Việc của chúng ta là phải biết cách quản lý và sử dụng
chúng sao cho thật hiệu quả. Để quản lý một lượng dữ liệu lớn phức tạp,
người sử dụng phải có những công cụ hỗ trợ tính năng đơn giản trong thao
tác nhưng lại hiệu quả trong trích lọc thông tin.Từ thực tế đó, hệ quản trị cơ
sở dữ liệu ra đời.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System - DBMS): Là một
hệ thống phần mềm cho phép tạo lập cơ sở dữ liệu và cung cấp cơ chế lưu
trữ, truy cập dựa trên các mô hình CSDL
Trên thị trường phần mềm hiện nay ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều phần
mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: Microsoft Access, Foxpro, SQL Server,





Oracle...Trong đó:
SQL Server, Microsoft Access, Oracle là các hệ quản trị CSDL điển hình cho
mô hình quan hệ
IMS của IBM là hệ quản trị CSDL điển hình cho mô hình dữ liệu phân cấp
IDMS là hệ quản trị CSDL điển hình cho mô hình dữ liệu mạng
Những lợi ích mà DBMS mang lại:


×