Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.76 KB, 6 trang )

NHÓM 1

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY.
I.

Lời mở đầu:
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Vai trò của ngôn

ngữ trong sự phát triển là hết sức quan trọng. Ngôn ngữ không chỉ thể hiện trong giao tiếp ứng
xử hằng ngày mà đó còn là tâm hồn, cốt cách, trí lực của một dân tộc.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú, luôn
phát triển. Rất nhiều từ mới, cụm từ mới, thuật ngữ thuần Việt mới ra đời, phục vụ tốt hơn cho
nhu cầu giao tiếp, diễn đạt ý tưởng. Tiếng Việt không chỉ thuyết phục bởi sự tao nhã và trữ tình
mà sức thuyết phục của nó là ở chiều sâu của ngữ nghĩa.
Mặc dù vậy, tiếng Việt của chúng ta đang đứng trước thách thức bị “đồng hóa” trong cuộc
sống hằng ngày. Những cụm từ đơn giản nhưng rất đẹp của tiếng Việt như “xin chào”, “cảm ơn”,
“xin lỗi”,… hiện được thay thế bằng tiếng Anh trong nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.
Giới trẻ ngày nay được khuyến khích thể hiện cái tôi của mình. Và không ai phủ nhận
chúng ta bây giờ có nhiều việc hơn để làm, nhiều kiến thức hơn để học tập, nhiều hoạt động hơn
để tham gia, và nhiều trào lưu hơn để tạo dựng phong cách. Sử dụng song ngữ Anh Việt trong
cuộc sống đã và đang trở thành một trào lưu như vậy. Mỗi thời đại, mỗi thế hệ sẽ có cách nhìn
nhận riêng về vấn đề này. Có thể quá khắt khe khi cho rằng việc sử dụng ngữ lai căng trong giới
trẻ chúng ta là minh chứng cho lối học đòi, cho thói sính ngoại mù quáng thậm chí là mất gốc.
Bởi trên một phương diện nào đó, việc dùng song ngữ Anh Việt đúng lúc, đúng chỗ và ở mức độ
có thể chấp nhận được vẫn có ưu điểm. Âu cũng là một tí sáng tạo, một vài tiện lợi, một ít cá tính
và một chút gọi là “ôi, giới trẻ!” của chúng ta.
Tuy nhiên, sẽ là quá thiên vị và dễ dãi khi xem nhẹ những tác động tiêu cực của việc lạm
dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày của Giới trẻ, thậm chí là những người có học thức,
học vị cao nói chung. Hội nhập thì ngoại ngữ, đặc biệt là những ngôn ngữ quốc tế thông dụng
1




như tiếng Anh là một đòi hỏi tất yếu. Song việc lạm dụng ngoại ngữ, sử dụng ngoại ngữ không
đúng lúc, đúng chỗ đã và đang làm mất đi tính thuần khiết vốn có của Tiếng Việt…Với yêu cầu
của môn học, của công việc, của tương lai, chúng ta ra sức trau dồi tiếng Anh, cố làm sao nói
được tiếng Anh đúng theo giọng chuẩn, đỏ mặt khi lỡ dùng một câu tiếng Anh sai ngữ pháp
nhưng đa số lại tỉnh bơ khi dùng sai tiếng Việt, thậm chí Anh hóa cả tiếng Việt và vô tình biến
ngôn ngữ chúng ta thành món phở thập cẩm…Có quá lời không khi cho rằng đó là dấu hiệu báo
trước một sự thất bại trong việc giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta?
Có thể cho rằng, thế giới đang hội nhập, tiếng Anh là ngôn ngữ của toàn cầu nên việc chi
phối của nó đến các ngôn ngữ khác là điều không thể tránh khỏi. Không thể phủ nhận rằng nếu
muốn hội nhập quốc tế thì phải biết sâu rộng tiếng nước ngoài, đặc biệt trong thời buổi hiện nay
thì đó là tiếng Anh. Nhưng xu thể hiện nay là hòa nhập chứ không phải hòa tan, chúng ta cần
phải giữ gìn những giá trị đặc trưng của quốc gia mình trong quá trình hội nhập.
Thế giời tồn tại, phát triển nhờ sự đa dạng văn hóa; quốc gia, dân tộc có tồn tại, phát triển
hay không cũng từ văn hóa. Trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, vai trò của văn hóa được thể
hiện rõ hơn, văn hóa thể hiện đặc trưng, bản sắc của từng dân tộc. Tiếng Việt là giá trị văn hóa to
lớn của người Việt, gìn giữ và bảo vệ sự trong sang của tiếng Việt cũng là bảo vệ bản sắc dân tộc
Việt.
1. Lý do nghiên cứu:
-

Vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong nhà trường và trong giao tiếp của giới trẻ đang

-

là vấn đề gây nhiều tranh cãi hiện nay.
Việc tiếng Việt đang bị “đồng hóa” do chính giới trẻ Việt đã làm mất đi sự trong sang của
tiếng Việt.
Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề sử dụng tiếng mẹ đẻ của giới trẻ là việc rất cần thiết, để

qua đó những người trẻ có thể thể hiện quan điểm của mình về vấn đề này và người trong
cuộc sẽ đưa ra những hướng đi đúng đắn hơn trong việc dạy và học tiếng Việt.
2. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở mục đích của đề tài là: “vấn đề sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp của sinh
-

viên hiện nay” thì mục đích cụ thể của cuộc khảo sát này là:
Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của sinh viên, qua đó tìm
hiểu suy nghĩ của họ về vấn đề này.
2


-

Xem xét tình hình dạy và học ngôn ngữ trong nhà trường ở các cấp học hiện nay.
Tìm hiểu các nguyên nhân và đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hạn chế tình trạng sử
dụng tiếng Anh không đúng mục đích, đối tượng như hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu, đơn vị điều tra, phạm vi điều tra:
a. Đối tượng nghiên cứu:

Để đánh giá đúng quan điểm của này hiện nay thì chúng tôi sẽ trực tiếp điều tra vào đối
tượng cụ thể là sinh viên.
b. Đơn vị điều tra:

Tính đơn vị điều tra trên số sinh viên.
c. Phạm vi điều tra:

Sinh viên đang theo học tại các trường
• Đại học Kinh tế Quốc dân,

• Đại học Xây dựng,
• Đại học Bách khoa Hà Nội.
4. Nội dung đề tài nghiên cứu

Khái niệm cơ sở

Thao tác hóa khái niệm
lần 1
Đánh giá về thực trạng và
nguyên nhân của việc sử
dụng ngôn ngữ tiếng Anh
trong giao tiếp hiện nay.

Thao tác hóa khái niệm lần 2
Sử dụng tiếng Anh một cách tùy tiện,
Việc giảng dạy về ngôn ngữ trong nhà
trường hiện nay
Ảnh hưởng của các phương tiện truyền
thông, thông tin đại chúng
Tác động tích cực:
- nhanh, ngắn gọn, dề nhớ
- theo đúng xu hướng hội nhập

Thực trạng sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp của giới trẻ hiện
nay
Những tác động của việc
sử dụng ngoại ngữ trong
giao tiếp.


Nhận thức và thái độ của
giới trẻ về vấn đề tiếng

Tác động tiêu cực:
- ảnh hưởng không tốt đến tiếng Việt
- nếu sử dụng sai mục đích, sai đối
tượng sẽ dẫn tới những hậu quả không
đáng.
Nhận thức về hành động của giới trẻ về vấn
đề này
3


Việt đang bị “đồng hóa”.

Những biện pháp hạn chế
tình trạng

Quan điểm của họ về việc sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp hiện nay
Nhận xét của giới trẻ về việc học ngôn ngữ
trong nhà trường hiện nay
Những biện pháp nhằm bảo về sự trong sang
của tiếng Việt do các bạn trẻ đề xuất

II. Thiết kế mẫu điều tra
1. Xác định cỡ mẫu: Chọn mẫu gồm 600 sinh viên để điều tra
- 300 sinh viên Đại học Kinh tê Quốc dân
- 150 sinh viên Đại học Xây dựng
- 150 sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội

2. Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu tiện lợi.
III. Phương pháp điều tra
Có 3 phương pháp thu thập thông tin chính là: phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan
sát và phương pháp phân tích dữ liệu sẵn có.
Tuy nhiên do mục đích của cuộc điều tra và do hạn chế về thời gian cũng như điều kiện nên
nhóm sẽ chọn phương pháp phỏng vấn viết thông qua bảng hỏi vì:
-

Phương pháp này dễ tiến hành, đặc biệt là với một nhóm nhỏ sinh viên.
Tiết kiệm thời gian, chi phí.
Các câu trả lời sẽ mang tính khách quan.

Lý do nhóm không chọn các phương pháp thu thập thông tin còn lại vì:
-

Với phương pháp phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại: sẽ gây tốn thời gian và chi phí,
khó đáp ứng được mục đích của cuộc điều tra.

4


-

Với phương pháp quan sát: không phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Hơn nữa
phương pháp này đòi hỏi công sức và chi phí lớn, nhiều nội dung lại rất khó thực hiện nếu

-

chỉ qua quan sát.

Với phương pháp phân tích dữ liệu có sẵn: vì cuộc điều tra này chi có quy mô nhỏ và
trong một phạm vi hẹp nên việc sử dụng phương pháp này là không khả thi.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Thời gian
Thời gian thực hiện là 2 tuần kể từ ngày triển khai công việc, tiến độ cụ thể như sau:
02/10 – 04/10: Chuẩn bị điều tra, lập phương án điều tra, thiết kế bảng hỏi.
05/10 – 10/10: Tiến hành điều tra thực tế.
11/10 – 14/10: Tổng hợp kết quả và phân tích dữ liệu.
15/10 – 16/10: Lập báo cáo và đề xuất hướng giải quyết.

2. Nhóm thực hiện
Nhóm trưởng: Nhâm Hạnh Nhân
Thành viên: Đỗ Ngọc Anh
Nguyễn Thùy Giang
Lê Ngọc Hùng
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nguyễn Quỳnh Hương
Ngô Trọng Minh
Trần Quang Sơn
5


Lê Minh Thúy
Lương Văn Toàn
Nguyễn Thị Trang
Nguyễn Đức Tuấn
3. Kết quả:
- Bản thống kê tổng quát kết quả điều tra
- Các báo cáo phân tích cụ thể theo mục tiêu đề ra
V. Soạn thảo bảng hỏi


6



×