Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận trình bày sự giảm tiếng ồn qua tường chắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


TIỂU LUẬN MÔN HỌC
KỸ THUẬT THÔNG GIÓ VÀ KIỂM SOÁT TIẾNG ỒN
NHÓM 2

TRÌNH BÀY SỰ GIẢM TIẾNG ỒN
QUA TƯỜNG CHẮN
GVH
D:
Sinh viên thực hiện: Nhóm 2
1. Ngô Văn Chỉnh

1410389

2. Lương Thị Xuân Cang

1410316

3. Phan Trúc Linh

1412039

4. Hồ Thị Thương

1413934

5. Nguyễn Thị Thanh Trâm


1414142

6. Lê Ngọc Yến

1414834

TP.HCM, ngày 21 tháng 11 năm 2017.


1. TIẾNG ỒN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
1.1. Khái niệm
Tiếng ồn là một hoặc tập hợp của nhiều loại âm thanh; vì vậy, trước khi đến với khái niệm
tiếng ồn, cần hiểu được âm thanh là gì?
Âm thanh là những sóng dao động xuất hiện trong các môi trường vật chất (môi trường đàn
hồi) dưới tác động của lực kích thích như khi gảy dây đàn, nước chảy trong ống,…
Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, không có giá trị, gây khó chịu cho
người nghe, ảnh hưởng tới quá trình học tập, làm việc, vui chơi và nghỉ ngơi.
Theo khoa học, tiếng ồn vật lý là những dao động sóng âm với cường độ và tần số khác
nhau, sắp xếp không có trật tự và được lan truyền trong môi trường đàn hồi.
Mức ồn được đặc trưng bởi đại lượng L – mức cường độ âm.
Đơn vị của L là Đề-xi-ben, ký hiệu: dB.
1.2. Nguồn gây ra tiếng ồn
Theo vị trí ồn có thể phân ra làm 2 loại nguồn ồn: tiếng ồn bên ngoài và tiếng ồn trong nhà.
− Trong môi trường đô thị, các nguồn gây ồn bên ngoài rất đa dạng, có thể tính đến các
nguồn ồn như sau:
+ Tiếng ồn giao thông là nguồn ồn phổ biến. Tiếng ồn giao thông là tổng hợp của các tiếng
ồn do hoạt động của động cơ, rung động của các bộ phận xe, ống xả khói, đóng cửa xe, rít
phanh của các phương tiện lưu thông trên đường bộ, đường sắt như xe máy, ôtô, tàu lửa…,
đặc biệt là khi bộ phận giảm thanh không được chú ý bảo trì và vận hành đúng quy cách.
Mức ồn trong nhà ở gần đường cao tốc có thể đạt 90dB khi xe vận tải nặng (>10 tấn) lưu

thông. Máy bay khi cất cánh và hạ cánh cũng là nguồn gây ồn đáng kể cho các nhà dân
nằm bên dưới đường bay của chúng…
+ Tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp nằm xen kẽ trong khu
dân cư lan truyền đến nhà dân cũng là một nguồn ồn gây nhiều phiền phức. Tiếng ồn do
hoạt động của các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, cửa hàng bán
dĩa CD hay băng video đã gây tiếng ồn cao do việc sử dụng các thiết bị thu phát âm với
công suất lớn mà không có biện pháp khống chế tiếng ồn.


+ Tiếng ồn ở các công trình xây dựng trong khu dân cư sinh ra do các hoạt động của máy ủi,
máy khoan đá, máy đập bê tông, cưa, máy nén, búa máy, máy trộn bêtông…
+ Tiếng ồn công nghiệp được sinh ra từ quá trình va chạm, chấn động hoặc chuyển động qua
lại do sự ma sát của các thiết bị và hiện tượng chảy rối của các dòng không khí và hơi gây
ra từ việc sử dụng các loại máy móc (bơm, quạt, máy cắt, máy hàn,…).
− Tiếng ồn trong nhà: Con người tiếp xúc thường xuyên và nhiều nhất là nguồn tiếng ồn gây
ra trong nhà. Trong đó, ta xét đến các dạng lan truyền tiếng ồn :
+ Tiếng ồn lan truyền trong không khí còn gọi là tiếng ồn không khí từ tiếng nói, tiếng của
các đài thu phát thanh, tivi, cát-sét,…
+ Tiếng ồn va chạm truyền qua tường, sàn bê tông và lan đến các căn hộ bên cạnh. Tiếng ồn
va chạm có thể là tiếng bước chân, tiếng đóng đinh…tiếng ồn do chuyển động của các
thiết bị quay trong nhà như quạt, máy giặt…
+ Tiếng ồn khí động sinh ra do chuyển động rối của khí và hạt rắn trong đường ốngcông
nghệ trong nhà xưởng như tiếng ồn trong ống khói (thường vào khoảng 87-95dBA)…
+ Tiếng ồn từ hoạt động thường nhật của con người như nghe nhạc, tiếng nói chuyện quá to,

1.3. Ảnh hưởng của tiếng ồn
Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm. Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá
ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Tiếng ồn ảnh hưởng đến con
người không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất vật lý mà chủ yếu phụ thuộc vào sự
cảm thụ tâm lý của con người.

− Tiếng ồn còn gây ra ô nhiễm môi trường: Theo kết quả nghiên cứu của Sở Khoa Học Công
Nghệ và Môi Trường, tại các điểm khảo sát phổ biến ở Hà Nội (một số nút giao thông và
tuyến phố chính) mức ồn giao thông trung bình từ 77-82dB vào năm 2000. So với kết quả
khảo sát trước đó 2- 3 năm trong cùng điều kiện về thời gian và không gian thì trung bình
mức ồn tăng 4-5dB. Như vậy mức ồn giao thông hiện nay ở thành phố Hà Nội khá lớn, cao
hơn trị số tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực công cộng và khu dân cư (50-70dB vào ban
ngày). Mức ồn giao thông càng lớn, phản ánh mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường càng cao.
− Tiếng ồn làm giảm năng suất lao động: năng suất lao động của con người trong môi trường
yên tĩnh cao hơn khi làm việc trong môi trường quá ồn ào, vì khi quá ồn ào dễ khiễn con
người mất tập trung, dễ dẫn đến sai sót trong công việc hơn.
− Tiếng ồn còn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con người, làm tăng các bệnh thần
kinh và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của
người lao động. Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi
đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích giác. Tác động
của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn.


+ Cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến
quá trình làm việc và an toàn.
+ Hệ thần kinh trung ương: tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến
bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.
+ Hệ tim mạch: tiếng ồn làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của
tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.
+ Dạ dày: tiếng ồn làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co
bóp, gây viêm loét dạ dày.
2. CÁC CÁCH GIẢM TIẾNG ỒN
Các ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn là đáng kể vì thế cần có những biện pháp khắc phục
thích hợp. Biện pháp chung là quy hoạch các máy móc gây tiếng ồn ra riêng biệt, cần có
kiến trúc xây dựng nhà xưởng hợp lý hoặc trồng cây xanh có nhiều lá để góp phần làm
giảm tiếng ồn cũng như các yếu tố kết hợp khác như rung sóc và hóa chất độc. Đối với

các phương tiện giao thông, cấm bóp còi to, xây dựng đường bằng phẳng, sử dụng tường
cách âm.
2.1. Giảm tiếng ồn tại nguồn
Nguồn âm thanh hay rung động thường được xác định từ những điểm sinh ra nó. Mỗi điểm
gây ồn cần phải được xem xét , phân tích và xử lý riêng biệt để tạo ra trường âm đạt yêu
cầu.
Một số biện pháp chung để giảm âm tại nguồn như:
− Không nên sử dụng các máy móc, phương tiện quá cũ gây tiếng ồn lớn.
− Thay thế các chi tiết kết cấu gây tiếng ồn lớn bằng các chi tiết, kết cấu gây tiếng ồn nhỏ
− Sử dụng công nghệ có độ ồn thấp
− Thiết kế và chết tạo các bộ phận giảm âm
− Thay đổi không gian của máy móc và tính đàn hồi của các đệm chống rung
− Bố trí xưởng làm việc vào các thời điểm ít người
− Lập biểu đồ làm việc hợp lý cho công nhân.
∗ Một số ví dụ cụ thể :
− Chọn vị trí đặt máy thích hợp: Bố trí các nơi làm việc cần yên tĩnh ở vị trí cách xa nguồn
ồn. Đánh giá mức ồn trước khi lắp đặt, bố trí các thiết bị mới…
− Thay thế các thiết bị hay chi tiết đã hư hỏng, quá hạn sử dụng bằng các thiết bị mới, hoạt
động êm hơn.


− Cân bằng tốt các vật quay để giảm rung động phát sinh tiếng ồn cơ khí. Đặt các máy có
rung động gây ồn lên các bệ đàn hồi để chống lan truyền rung động vào kết cấu nhà gây ồn.
− Làm ống giảm âm thanh cho các ống thải khí của động cơ nổ như máy phát điện, xe hơi,
xe máy, máy tầu thủy…
− Bao bọc nguồn ồn bằng vỏ cách âm. Ví dụ làm vỏ cách âm cho máy phát điện, quạt gió
hay máy nén khí…gây tiếng ồn. Vỏ cách âm của thiết bị thường có nhiều lớp. Bên ngoài là
thép lá dày 2 mm có gân tăng cứng; phía trong có lớp vật lịêu xốp có các lỗ rỗng nhỏ thông
với nhau thường dùng bông thủy tinh dày 50 mm, tiếp theo là lớp vải lót và lớp tôn lỗ để bảo
vệ lớp vật liệu xốp.

− Làm các hệ thống thiết bị tiêu âm trên các hệ thống thổi gió để giảm tiếng ồn lan truyền
trong đường ống. Loại thiết bị này thường là các khoang rỗng có kích thước lớn phía trong
có các tấm vật liệu hút âm bố trí song song nhau dọc chiều dòng không khí và ở các bên vách
thiết bị.
2.2. Giảm tiếng ồn trên đường truyền:
Đường lan truyền bao gồm tất cả môi trường truyền lẫn sóng âm đến người nghe:
− Truyền trong không khí
− Phản xạ
− Ân vang
− Lan truyền trong đường ống
− Lan truyền trong đất
− Lan truyền trong kết cấu
Các biện pháp chung để giảm tiếng ồn trên đường lan truyền:
− Sử dụng các vật liệu cách âm, kết cấu cộng hợp giảm năng lượng của nguồn âm
− Sử dụng tường cách âm
− Giảm tiếng ồn khí động gây ra do sự va chạm đường khí trong môi trường khí.
− Sử dụng bộ tiêu âm: Ống tiêu âm, buồng tiêu âm, tấm tiêu âm
∗ Một số ví dụ cụ thể :
− Trong nhà xưởng:
+ Bố trí các tấm vật liệu hút âm trên trần, trên tường, treo trong không gian nhà xưởng để
hấp thu âm lan truyền trong không khí và phản xạ từ các vật dụng khác.


+ Các cửa đi lại, cửa sổ thông gió nên treo các rèm để hấp thu và ngăn tiếng ồn truyền ra
ngoài.
− Trên đường giao thông: Khi bố trí các tuyến đường cao tốc có tiếng ồn cao đi qua các khu
dân cư, cần thiết phải có dải phân cách với khu nhà ven đường bằng tường chắn âm. Tường
chắn âm có thể là tường xây hay các dải cây xanh có nhiều tầng tán lá sát từ mặt đất tới ngọn
để ngăn cản và hấp thu tiếng ồn. Các lọai cây xanh thân gỗ có tán cao trên 2~3m có rất ít tác
dụng ngăn cản và hấp thu tiếng ồn.

− Các khu công nghiệp ở gần khu dân cư cũng phải bố trí các màng chắn – theo các dạng
công trình xây dựng, tường cao và cây cối, nằm giữa nhà máy và khu dân cư có giá trị làm
giảm tiếng ồn công nghiệp ngăn tiếng ồn ảnh hưởng tới xung quanh.
2.3. Giảm tiếng ồn tại nguồn tiếp nhận
Nguồn tiếp nhận là những người tại các vị trí bị ảnh hưởng nặng nhất của nguồn ồn. thông
thường là người vận hành máy gây ồn, những người ở vị trí gần nguồn ồn.
Một số biện pháp giảm ồn tại nguồn như :
− Sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân như nút tai, mũ bảo hiểm, chụp tai.
− Dùng nút bông nút tai ở người lao động, người đi máy bay, có thể giảm được 5 - 10 do
tiếng ồn môi trường.
− Các dụng cụ bịt tai chụp hoàn toàn bộ tai ngăn được tiếng ồn từ 10 - 20 do nên hầu hết
tiếng ồn trở nên thấp, dưới mức gây hại.
− Trong những điều kiện phải tiếp xúc với tiếng ồn quá cao như lái xe tăng, pháo thủ hoặc
môi trường có tiếng tương tự người ta cần phải dùng mũ chống tiếng ồn, chụp che toàn bộ tai
mới bảo vệ được cơ quan thính giác trước tác hại của tiếng ồn.
− Đối với người lao động phải có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
− Làm giảm nhẹ tác hại của tiếng ồn vì thần kinh và các cơ quan không bị quá kích thích
hoặc tăng ngưỡng dẫn đến mệt mỏi không hồi phục, không chuyển sang giai đoạn bệnh lý
mạn tính
− Thời gian lao động đủ gây mệt mỏi hoặc chưa mệt mỏi đã được nghỉ sẽ mau hồi phục chức
năng của các cơ quan trong cơ thể trong đó có cơ quan thính giác
− Vấn đề y tế và an toàn lao động cần lưu ý là việc tiêu chuẩn hóa môi trường lao động có
tiếp xúc với tiếng ồn và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Môi trường lao động phải có
tiếng ồn dưới tiêu chuẩn cho phép.


− Trong khám, tuyển người lao động vào lao động ở môi trường có tiếng ồn cao cần loại trừ
người có các bệnh về tai và thần kinh. Đối với người lao động làm việc tiếp xúc với tiếng ồn
vượt tiêu chuẩn cho phép cần được khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện những
tình trạng bệnh lý ban đầu do tiếng ồn hoặc bệnh ở giai đoạn mới, giai đoạn tiềm tàng.

2.4. Thông tin giáo dục con người
Dùng các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết được các tác hại của tiếng ồn
và phải có trách nhiệm trong vấn đề tiếng ồn do mình gây nên, tăng thêm ý thức tự giác, ý
thức tự tôn trọng người khác, dảm bảo trật tự yên tĩnh trong mọi lúc mọi nơi nhằm tăng
hiệu quả công việc, đảm bảo sức khỏe và chất lượng môi trường sống.
3. TƯỜNG CHẮN
3.1. Khái niệm
Tường chắn là một dạng cách âm, giảm tiếng ồn trên đường lan truyền, là các loại tường
xây hay công trình chắn giữa nguồn âm thanh và người nghe. Phía sau tường chắn và công
trình có các bóng âm làm giảm mức âm thanh nhiều hơn so với khi không có công trình.
Tường chắn được sử dụng trong nhà và ngoài trời. Thường khi tường chắn dùng để giảm
âm trong phòng được gọi là màn chắn âm, màn chắn trong nhà được sử dụng như là
phương tiện thứ cấp kiểm soát tiếng ồn trong phòng làm việc và các công sở, được quy
định theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8777: 2011 – Âm học– Hướng dẫn kiểm soát tiếng
ồn trong ocong sở và phòng làm việc bằng màn chắn âm.
Tường chắn ngoài trời là các loại tường chắn trên đường cao tốc, xung quanh khu công
nghiệp, nhà máy, xưởng,…
Ở Mỹ, năm 1958, âm thanh từ đường cao tốc ảnh hưởng tới sân khấu Hollywood Bowl. Do
đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra loại tường chắn tiếng ồn. Hiện tại ở Mỹ có hơn 4.400 km
tường chắn cho đường cao tốc.
Đối tượng của bải tiểu luận: Tường chắn âm trên đường cao tốc
3.2. Cấu tạo
Cấu tạo của một số loại tường chắn về cơ bản là một loại kết cấu sử dụng vật liệu giảm âm.
3.3. Phân loại
− Phân loại theo vật liệu cách âm
+
+
+
+
+


Tường xây bằng bê tông cốt thép.
Tường gạch.
Tường chắn bằng dải cây xanh.
Tường chắn bằng gỗ.
Tường chắn bằng thép.


+ …
Bên trong các bức tường hướng về phía nguồn ồn có thể kết hợp trồng cây xanh, hoa, ốp
vật liệu hút âm.
− Phân loại theo hình dạng tường:
+ Tường thẳng
+ Tường gấp khúc
+ Tường cong
Một số hình ảnh:

Tường thẳng

Tường gấp khúc

Tường cong

Hình 3.1. Phân loại tường chắn âm theo kết cấu.

3.4. Sự giảm âm qua tường chắn
Các nguyên tắc giảm âm khi âm truyền qua tường chắn:
− Sự hấp thụ âm (tiêu âm)
− Sự phản xạ âm
− Sự xuyên qua của dòng âm

− Âm vượt qua tường chắn
Các nguyên tắc phụ thuộc vào một số đặc điểm như sau của tường chắn:
− Vật liệu làm tường chắn:
− Kết cấu của tường chắn
− Cấu tạo bề mặt


− Kích thước của tường chắn
Tường càng cao thì càng cao thì càng hiệu quả, theo một nghiên cứu ở Mỹ, bức tường cao
quá tầm mắt có thể giảm được 5dB tiếng ồn, tai người không nghe được thay đổi khi âm
thanh dưới mức 3dB, cứ mỗi 1m them vào sẽ giảm được 1,5dB.
Như đã nói phần khái niệm, sau các tường chắn hay công trình chắn có bóng âm.

Hình 3.2. Tường chắn và bóng âm

− Chiều dài bóng âm được tính như sau:

L = B2 ×

f
(m)
4× C

Trong đó:
B – chiều rộng của tường chắn (m)
f – tần số của âm thanh (Hz)
C – tốc độ truyền âm trong không khí (m/s)
− Mức âm thanh giảm từ N tới M sau màn chắn dài vô hạn
vào biểu thức:


x = (a + b − c) = [0,005 : 6] (m)
∆ L∞ = 2,7721Ln(x) + 18,592 (dB)

∆ L∞ là một hàm số phụ thuộc


∆Lhh từ N tới M sau màn chắn là:

− Khi màn chắn dài hữu hạn, mức âm thanh giảm

∆ Lhh = ∆ Lmin + ∆ (dB)
Trong đó:

∆Lα1 và

∆ Lmin - độ giảm mức âm nhỏ nhất trong
∆ L∞ ;α 1 ) và (

bảng theo (



∆ L∞ ;α 2 ).
∆Lα1 và

- số hiệu chỉnh, dB. Tra bảng theo số liệu



Bảng 3.1. Bảng xác định


∆Lα1 và

Hiệu số

∆ Lα 2

∆ (dB)

∆ Lα 2 sau màn chắn (dB). Tra

∆ Lα 2

∆Lα1 và

(dB) theo hiệu số

∆ Lα 2 .

0

2

4

6

8

10


12

14

16

18

20

24

0

0,8

1,5

2

2,4

2,6

2,8

2,9

2,9


3

3

3

Bảng 3.2. Bảng xác định giá trị

∆Lα1



∆ Lα 2

theo độ giảm âm thanh khi tường dài hữu hạn

∆Lhh và góc α.

45

50

55

60

65

70


75

80

85

6

1,2

1,7

2,3

3

3,8

4,5

5,1

5,7

6

8

1,7


2,3

3

4

4,8

5,6

6,5

7,4

8

10

2,2

2,9

3,6

4,8

5,8

6,8


7,8

9

10

12

2,4

3,1

4

5,1

6,2

7,5

8,8

10,2

11,7

14

2,6


3,4

4,3

5,4

6,7

8,1

9,7

11,5

13,3

16

2,8

3,6

4,5

5,7

7

8,6


10,4

12,4

15

∆ L∞

\

α


18

2,9

3,7

4,7

5,9

7,3

9

10,8


13

16,8

20

3,2

3,9

4,9

6,1

7,6

9,4

11,3

13,7

18,7

22

3,3

4,1


5,1

6,3

7,9

9,8

11,9

14,5

20,7

24

3,5

4,3

5,6

6,5

8,2

10,2

12,6


15,4

22,6

3.5. Vật liệu dùng làm tường chắn tiếng ồn
a. Tường cao su non
− Cao su non là chất nhựa đàn hồi, có nhiều lỗ li ti nằm liền kề nhau và liên kết nhau tạo nên
khả năng hấp thụ tiếng ồn, chống rung do âm thanh quá cao và tạo thành lớp bảo vệ bên
ngoài chống lại sự ăn mòn của không khí.

Hình 3.3. Cao su non

− Thành phần cao su non: Được chế tạo từ chất dẻo nhẹ (nhựa đen) có tính đàn hồi dai dẻo
cao, các sản phẩm này không chứa chất CFC, HCFC và O.D.P nên sạch với môi trường. Cấu
trúc phân tử của cao su non 20mm là những lổ tổ ong gần kề và liên kết nhau, phân tử của
cao su non có đặc điểm là số lượng lớn các sợi nhỏ đan chéo lẫn nhau tạo ra các ô nhỏ li ti,
do vậy tạo nên nhiều ưu điểm so với các sản phẩm cách âm khác, là một trong những sản
phẩm có tiêu chuẩn sạch và an toàn cao.
− Cấu tạo tường chắn bằng cao su non: Cao su non được trải kín sát vào lớp trong cùng của
tường, các mối nối được xử lý bằng băng keo. Sau đó dùng hệ khung chạy ngoài. Và cố định
tấm tiêu âm hoặc thạch cao ngoài cùng.


Hình 3.4. Kết cấu tường cao su non

b. Tường chắn bông thủy tinh
− Là vật liệu cách nhiệt được làm từ sợi thuỷ tinh tổng hợp tạo thành chất liệu giống như len.
Quá trình thực hiện tạo ra nhiều túi khí nhỏ nằm giữa sợi thủy tinh, và do vậy tạo khả năng
cách âm cao. Ngoài ra, bông thủy tinh còn có hiệu quả cách nhiệt rất tốt.


Hình 3.5. Bông thủy tinh

− Thành phẩn chủ yếu của bông thủy tinh cách nhiệt chính là Aluminum, Siliccat canxi, Oxit
kim loại. Đây được coi là loại vật liệu đứng đầu trong số những loại vật liệu cách âm.


Hình 3.6. Kết cấu tường chắn bằng bông tủy tinh

− Cấu tạo:
+ Hai bề mặt: lớp tôn mạ kẽm, mạ màu (sơn tĩnh điện) có độ dày 0,4 - 0,5m.
+ Lớp giữa: lõi cách nhiệt có tỷ trọng 120kg/m3
+ Bề mặt: mặt ngoài có 1 hay nhiều rãnh sâu trang trí, mặt trong phẳng hoặc có gân chìm
tăng cứng.
c. Tường chắn thạch cao
− Thạch cao là một loại vật liệu cách âm cách nhiệt dạng cứng, có tính thẩm mỹ nên có thể
dùng làm trang trí. Vách thạch cao có thể đạt chỉ số cách âm lên đến: 70d B. Vách thạch cao
nặng trung bình khoảng 20kg/m2. Được sản xuất trên công nghệ đặc biệt bởi cấu trúc lỗ
hổng tròn và lớp giấy phản âm Glass Matt
− Cấu tạo vách thạch cao gồm: tấm thạch cao và hệ khung xương
+ Tấm thạch cao: Có hai kiểu cạnh chính đó là tấm cạnh vuông và tấm cạnh vát. Sử dụng
cho những mục đích khác nhau:
• Tấm cạnh vuông thường được sử dụng trong việc thi công trần nổi, trần chìm và
hệ thống tường vách ngăn nội thất. Với loại tấm này, ta không cần xử lý mối nối
giữa hai tấm.
• Tấm cạnh vát được dùng thi công các vách tường, trần có bề mặt phẳng và cần
phải xử lý mỗi nối giữa 2 tấm thạch cao bằng một loại bột thạch cao chuyên
dụng.
+ Hệ khung xương: gồm
• Thanh đứng ( thanh đứng có tác dụng chịu lực, đỡ vách ngăn và nó có dạng mặt
cắt chữ C dộ dày thanh từ 0.5mm trở lên ). Khoảng cách giữa hai thanh đứng

thường là 610mm.
• Thanh ngang ( có dạng chữ U và được liên kết với thanh đứng bằng Ri-vê giúp
định vị các thanh chính )
+ Các phụ kiện của khung vách ngăn như ốc vít, vít nở… có tác dụng giữ khung với tường
sàn.


Hình 3.7. Tường chắn thạch cao

− Ứng dụng: làm vách ngăn, trần nhà
d. Tường chắn bông khoáng
− Bông khoáng ngoài cách âm vật liệu này còn có thể cách nhiệt do được sản xuất, tác chế từ
đá và quặng nung chảy chính vì vậy có khả năng cách âm và chống bén lửa, là dạng tấm nên
vật liệu này rất dễ thi công cắt gọt với khả năng hấp thụ âm thanh và tiêu âm nên đây là vật
liệu đang rất được ưa chuộng hiện nay.

Hình 3.8. Bông khoáng
− Thành phần: Bông khoáng (Rockwool) được sản xuất chủ yếu từ đá khoáng núi lửa tan
chảy. Đá được nung nóng tới một nhiệt độ nhất định và được xe thành sợi rồi ngâm
tẩm. Bông khoáng rockwool khi ép thành dạng tấm nó sẽ giữ chặt không khí trong các lớp
len đó và cho khả năng cách điện, cách âm cách nhiệt hiệu quả.
− Cấu tạo vách bông khoáng: đặt tấm bông khoáng giữa hai hàng gạch đảm bảo sợi bông
khoáng không bị phát tán trong không khí.


Hình 3.9. Cấu tạo tường bông khoáng

− Ứng dụng: tường của các phòng karaoke, phòng thu âm
e. Tường chắn xốp XPS
− Tấm XPS cách nhiệt được cấu tạo từ những phân tử khép kín Polystyrene làm cho vật liệu

Tấm XPS cách âm rất tốt, không mùi, không độc hại nên rất an toàn cho sức khỏe trong suốt
quá trình sử dụng, lắp đặt và thi công.

− Cấu tao: gồm 2 lớp tôn bên ngoài (hoặc xi măng) và lớp XPS cách âm ở giữa.


Hình 3.10. tấm tường chắn bằng xốp XPS

f. Tường bông sợi Polyester
− Tấm tiêu âm sợi bông ép Polyester fiber được sản xuất dưới quy trình công nghệ hiện đại,
làm từ nguyên liệu Polyester sợi nguyên chất, có tính hấp thụ âm trung tần và cao tần tốt với
nhiều đặc điểm vượt trội so với các vật liệu tiêu âm, cách âm truyền thống khác như: thân
thiện với môi trường, không độc hại, chịu được nước, chống ẩm mốc, chống cháy lan, có khả
năng cách nhiệt tốt, dễ dàng cắt, lắp đặt và thi công và chi phí thấp.

Hình 3.11. Tấm cách âm từ sợi Polyester

− Cấu tạo: gồm lớp khung xương gỗ hoặc sắt định hình, lớp lưới đỡ. Sau khi làm xong hệ
xương, bông Polyester dùng dạng tấm và gài xen kẽ giữa các thanh xương vớinhau


Hình 3.12. xây dựng tường cách âm Polyester

g. Tường chắn cao su lưu hóa
− Cao su lưu hóa thuộc chất nhựa đàn hồi, cấu trúc phân tử của cao su lưu hóa có đặc điểm là
số lượng lớn các sợi nhỏ đan chéo lẫn nhau tạo ra các ô nhỏ li ti, như những lỗ tổ ong liên kết
với nhau, do vậy tạo nên nhiều ưu điểm so với các sản phẩm cách âm cách nhiệt khác,khả
năng cách âm, chống rung rất tốt.
Cao su lưu hóa là một trong những sản phẩm có tiêu chuẩn sạch cao, không có chất CFC
(Clorofluorocacbon), HCFC (Chất trợ nở Hydrochloroflurocarbons) và ODP (Ozon

Depletion Potential - là chỉ số phá hủy). Sản phẩm cao su lưu hóa cách âm cách nhiệt có
dạng ống, tấm đã định hình, dạng tấm phẳng chuẩn và dạng cuộn.

Hình 3.13. Tấm cao su lưu hóa

− Cấu tạo: có lớp màng nhôm ở bề mặt để tăng khả năng chịu lực và chống âm hiệu quả
h. Kính cách âm


Kính cách âm được cấu tạo bởi hai hoặc nhiều tấm kính ghép lại với nhau, ngăn cách giữa
các lớp kính bởi thanh đệm bằng nhôm (thanh spacer) có chứa các hạt hút ẩm bên trong,
được liên kết bịt kín bằng lớp keo kết dính. Nhờ đặc tính được cấu thành bởi hai hoặc nhiều
lớp kính cách nhau một khoảng trung không, do đó có tác dụng hạn chế sự truyền dẫn tiếng
ồn, đảm bảo một môi trường yên tĩnh và thoải mái. Với cùng điều kiện cách nhiệt việc thay
thế bức tường gạch hoặc bê tông bằng vách kính cách âm sẽ giảm tải trọng cho tòa nhà với
cấu trúc xây dựng đơn giản.

Hình 3.14. Kính cách âm 3 lớp

Chủ yếu được sử dụng cho cửa và cửa sổ tòa nhà cao cấp, tàu hỏa, tảu thuyền, vách ngăn
phòng, … như là các vật liệu có yêu cầu cách âm và cách nhiệt cao..
− Ứng dụng: cửa sổ, cửa ra vào, tòa nhà dùng làm văn phòng
3.6. Ứng dụng thực tế của tường chắn tiếng ồn
Tường chắn tiếng ồn được xây dựng ở khắp mọi nơi có hoạt động gây ra tiếng ồn.
gặp dọc theo các đường giao thông, đường cao tốc, đường liên vận, bao quanh các xưởng
nhà máy sản xuất, cơ khí, hay ngay cả xung quanh nhà ở, trường học, bênh viện,… để giảm
tiếng ồn ảnh hưởng tới con người.


− Tường chắn tiếng ồn ở đường giao thông


(tường chắn bằng bê tông ở phần chân và kết hợp các tấm kim loại phía trên)

(chân tường chắn bằng các khối bê tông rời và phía trên các tấm kính được cố định trên
khung nhằm phản xạ âm, cách âm với bề mặt bên kia)


(châm tường chắn bể tông và các khung kim loại nhằm khuếch tán âm là chủ yếu)

(tường chắn bằng các tấm kim loại bố trí xéo giúp phân tán âm theo chiều đưa dòng âm lên
cao)
− Một số tấm tiêu âm có đục lỗ được làm bằng thép không gỉ, thường được gắn trên các
tường chắn


− Tường chắn của các tòa nhà, căn hộ

(tường chắn bằng các tấm kính vừa mang tính thẩm mĩ, chắn âm bên ngoài với tòa nhà)


(tường nhám, không bằng phẳng giúp tiêu âm tốt hơn)

(tường chắn giúp phân tán âm và đổi hướng dòng âm là chủ yếu)


(kính cường lực làm cửa ra vào, tường nhà cũng như làm tường nhà)

(dùng cao su lót sàn nhằm tang hiệu quả cách âm)



(tấm thạch cao dùng làm tường chắn, vách ngăn trong căn hộ)



×