Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Công tác bán trú ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.43 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRƯỜNG TIỂU HỌC

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGHĨA TÂN

CÔNG TÁC BÁN TRÚ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC
Năm học : 2017 - 2018
Địa điểm : Trường tiểu học Nghĩa Tân – Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
Thời gian : Từ 23/3/2018 – 27/4/2018
Trường đoàn : Nguyễn Thị Như Quỳnh
Giáo viên hướng dẫn : An Thu Trang – chủ nhiệm lớp 1H
Nhóm thực hành số 5 – Lớp K67A 1. Phan Thị Diệu Huyền ( nhóm trưởng)
2. Lê Thị Thu Giang
3. Phạm Thị Ngọc Lan
4. Nguyễn Thị Châu Thương
5. Lê Thu Hiền
6. Nguyễn Phương Linh
7. Nguyễn Thị Thu Huyền
I. Tầm quan trọng của công tác bán trú trong nhà trường
-

Công tác bán trú thực hiện vai trò chăm lo sức khỏe, tâm lý, phát triển toàn
diện của học sinh, tạo nên sự giáo dục đồng bộ trong nhà trường. Thời gian
học sinh ở trường được sống trong môi trường khép kín từ ăn, ngủ đến nghỉ
ngơi, vui chơi, … tăng cường tính tập thể, tính đoàn kết bạn bè, tình cảm cô
– trò.



d
-

Học sinh tiểu học là đối tượng đặc biệt đối với những người làm công tác
dinh dưỡng. Đây là lứa tuổi mà cơ thể và tâm lý bắt đầu chuyển qua một giai
đoạn mới rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Về
mặt thể chất, đây là giai đoạn mà bộ não đã hoàn thiện, trẻ có thể học hỏi
được rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho việc học tập tăng
lên. Cơ thể trẻ tuy phát triển chậm lại về mặt cân nặng và chiều cao, không
còn phát triển một cách vượt bậc như trong những năm đầu đời, nhưng đây
lại là giai đoạn mà cơ thể trẻ tích lũy những chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn
bị cho giai đoạn phát triển nhanh chóng thứ hai trong cuộc đời là lứa tuổi dậy
thì, nên việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ luôn được nhà trường lưu ý
cẩn thận.
II. Công tác bán trú tại trường tiểu học Nghĩa Tân
1. Đặc điểm

-

Nhà trường đã xây dựng bếp ăn một chiều, bố trí sắp xếp đồ dùng, trang thiết
bị khoa học, hợp lý để bếp luôn thoáng khí, có khu chế biến thực phẩm sống
riêng, thực phẩm chín riêng đúng với tiêu chuẩn vệ sinh, đội ngũ cấp dưỡng
có tay nghề cao.Thực phẩm tươi sống phải sử dụng hết trong ngày. Thức ăn
được lưu nghiệm sau 24 giờ. Các dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bán trú đều
được sử dụng bằng I- nox.


-

Bếp ăn thường xuyên thay đổi món ăn phù hợp với mùa và thời tiết đảm bảo

chất lượng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn cho học sinh.

-

Việc tổ chức ăn bán trú được tổ chức trong lớp với bàn ghế đa năng.

-

Mỗi lớp có một giá treo khăn mặt của từng học sinh, khăn luôn đảm bảo khô
ráo sạch sẽ cho học sinh.

-

Trong lớp có một cây nước nóng – lạnh phục vụ cho nhu cầu uống nước của
học sinh, cốc nước được rửa mỗi buổi sáng chiều.
2. Công tác quản lý

-

-

Hàng ngày đúng 8h, GVCN sẽ báo lại số suất cơm cho bếp, để nhà bếp
chuẩn bị thức ăn.
Cuối tháng ghi thông báo tiền ăn bán trú của học sinh tới cho gia đình.
Thu và lên danh sách quyết toán số tiền ăn với tổ hành chính.
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng nề nếp ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi lịch sự,
văn minh. HS biết chào hỏi trong khi ăn, biết giữ trật tự và vệ sinh sạch sẽ
khi ăn, nghỉ tại trường Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm quản lý học sinh
trong giờ ăn, đảm bảo cho học sinh ăn hết suất cơm và giữ gìn vệ sinh khu
vực ăn của mình. Sau giờ ăn, hướng dẫn các em nằm ngủ đúng vị trí thực

hiện tốt vệ sinh nơi ngủ.
Hết giờ ngủ trưa, giáo viên yêu cầu các em cất xếp gọn gàng chăn gối, chỉnh
đốn trang phục đầu tóc trước khi vào giờ học mới.
Thời gian thực hiện công tác bán trú:
+ Từ 10g45p-11g00p: Vệ sinh trước khi ăn
+ Từ 11g00p- 11g30p: Ăn trưa
+ Từ 11g30p-11g50p: Thư giãn sau ăn trưa
+ Từ 12g00p - 13g30p: Nghỉ trưa.
+ Từ 13g30p – 13g45p: Vệ sinh cá nhân
+ Từ 13g45p: Vào học chương trình buổi chiều.


Nhóm giáo sinh thực tập làm công tác bán trú tại lớp 1H



×