Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tài liệu Luật liên bang về công tác lưu trữ ở Liên bang Nga docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.05 KB, 25 trang )


LUẬT LIÊN BANG
về công tác lưu trữ ở Liên bang Nga
Đã được Đu ma Quốc gia thông qua ngày 01 tháng 10 năm 2004
và Hội đồng Liên bang phê chuẩn ngày 13 tháng 10 năm 2004
Người dịch: TS. Nguyễn Lệ Nhung
Chương I: Các điều khoản chung
Điều 1: Đối tượng điều chỉnh của Luật Liên bang này
Luật Liên bang này điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực tổ chức bảo
quản, thu thập, thống kê và sử dụng tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga và các
tài liệu lưu trữ khác, không phụ thuộc vào hình thức sở hữu tài liệu, và cũng điều
chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực quản lý công tác lưu trữ ở Liên bang Nga vì lợi
ích của các công dân, xã hội và nhà nước.
Điều 2: Luật pháp về công tác lưu trữ ở Liên bang Nga
1.Luật pháp về công tác lưu trữ ở Liên bang Nga bao gồm các luật Liên bang
này, các luật khác của Liên bang, và các văn bản pháp quy khác của Liên bang
Nga, của các chủ thể Liên bang Nga được thông qua phù hợp với luật pháp
Liên bang. (*chủ thể : các nước cộng hoà, cộng hoà tự trị,các khu vực, tỉnh ở
Liên bang Nga.- ND).
2. Các luật và các văn bản pháp quy của Liên bang Nga, các luật và các văn bản
pháp quy của các chủ thể Liên bang Nga, các văn bản pháp quy của chính
quyền tự quản địa phương về công tác lưu trữ không được đối lập với Luật Liên
bang này. Trong trường hợp mâu thuẫn với Luật Liên bang, thì các nội dung của
luật Liên bang này sẽ có giá trị hiệu lực.
Điều 3: Những khái niệm cơ bản sử dụng trong Luật Liên bang này
Vì các mục đích của Luật Liên bang này sẽ sử dụng các khái niệm cơ
bản sau đây:
1) công tác lưu trữ ở Liên bang Nga (sau đây là công tác lưu trữ): là hoạt
động của các cơ quan nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức
và các cá nhân trong lĩnh vực tổ chức bảo quản, thu thập, thống kê và sử dụng
tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga và các tài liệu lưu trữ khác;


2) tài liệu lưu trữ là vật mang tin, có những đặc điểm riêng cho phép phân
biệt chúng và được lưu giữ vì có giá trị về vật liệu mang tin và thông tin đối với
các công dân, xã hội và nhà nước;
2
3) tài liệu nhân sự là tài liệu lưu trữ phản ánh các quan hệ lao động giữa
người lao động và người giao việc;
4) tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga: là tài liệu lưu trữ đã được xác định
giá trị, được thống kê nhà nước và được bảo quản vĩnh viễn;
5) tài liệu có giá trị đặc biệt: là tài liệu của Phông lưu trữ Liên bang Nga có
giá trị lịch sử-văn hoá và khoa học vĩnh hằng, có tầm quan trọng đặc biệt đối với
xã hội và quốc gia, và vì vậy những tài liệu này có chế độ kiểm kê, bảo quản và
sử dụng đặc biệt.
6) tài liệu quý hiếm: là tài liệu có giá trị đặc biệt và không có tài liệu nào có
nội dung thông tin và (hoặc) đặc trưng bên ngoài tương tự, và không thể phục
hồi lại trong trường hợp bị mất xét về ý nghĩa và (hoặc) bút tích có trong đó.
7) phông lưu trữ: là một tập hợp tài liệu lưu trữ, có liên quan với nhau về lịch
sử hoặc lôgic;
8) Phông lưu trữ Liên bang Nga là một tập hợp các tài liệu lưu trữ được hình
thành về mặt lịch sử và thường xuyên được bổ sung, phản ánh đời sống vật
chất và tinh thần của xã hội, có các giá trị lịch sử, khoa học, xã hội, kinh tế,
chính trị và văn hoá, là một phần di sản lịch sử - văn hoá không thể tách rời của
nhân dân Liên bang Nga, là nguồn tài nguyên thông tin và thuộc diện bảo quản
vĩnh viễn;
9) lưu trữ là cơ quan hoặc bộ phận của một tổ chức, thực hiện việc bảo
quản, thu thập, kiểm kê và sử dụng tài liệu lưu trữ;
10) lưu trữ nhà nước là cơ quan nhà nước liên bang, được Chính phủ Liên
bang Nga lập ra (sau đây gọi là lưu trữ nhà nước liên bang), hoặc là cơ quan
nhà nước của các chủ thể Liên bang Nga, do các cơ quan của Chính phủ các
chủ thể Liên bang Nga (sau đây gọi là lưu trữ nhà nước các chủ thể Liên bang
Nga ) lập ra, thực hiện việc bảo quản, thu thập, kiểm kê và sử dụng tài liệu lưu

trữ Phông lưu trữ Liên bang Nga và các tài liệu lưu trữ khác;
11) lưu trữ thị chính là một bộ phận của một cơ quan tự quản địa phương
của quận thị chính, thị xã hoặc thành phố hoặc là cơ quan thị chính do các cơ
3
quan địa phương đó lập ra, để thực hiện việc bảo quản, thu thập, kiểm kê và sử
dụng tài liệu lưu trữ Phông lưu trữ Liên bang Nga và các tài liệu lưu trữ khác;
12) bảo quản vĩnh viễn tài liệu lưu trữ Phông lưu trữ Liên bang Nga : là
bảo quản không xác định thời hạn (vô thời hạn) tài liệu Phông lưu trữ Liên bang
Nga;
13) bảo quản tạm thời tài liệu lưu trữ: là bảo quản tài liệu lưu trữ cho tới
khi đến thời hạn loại hủy tài liệu theo quy định của các văn bản quy phạm pháp
luật.
14) bảo quản tạm thời tài liệu lưu trữ Phông lưu trữ Liên bang Nga là
bảo quản tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga cho đến thời hạn giao nộp để
bảo quản vĩnh viễn theo quy định tại Điều 21 của Luật này.
15) bảo quản ký thác tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga: là bảo quản tài
liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga tại các cơ quan liên bang của chính quyền
hành pháp và các tại các tổ chức khác (trong đó có các viện hàn lâm khoa học
Liên bang Nga có quy chế quốc gia, ngoại trừ Viện hàn lâm khoa học Nga) theo
thời hạn và theo các thoả thuận đã được ký kết giữa các cơ quan đó với cơ
quan liên bang của chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền
đặc biệt.
16) xác định giá trị tài liệu: là việc nghiên cứu tài liệu dựa trên các tiêu
chuẩn giá trị tài liệu nhằm xác định thời hạn bảo quản và lựa chọn tài liệu để
đưa vào thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga;
17) sắp xếp tài liệu lưu trữ: là một tổng thể các công việc để lập các tài liệu
lưu trữ thành các đơn vị bảo quản (hồ sơ), biên mục và trình bày các đơn vị bảo
quản (hồ sơ) phù hợp với các qui định của cơ quan liên bang thuộc chính quyền
hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt.
18) chủ nhân tài liệu lưu trữ: là cơ quan nhà nước, cơ quan tự quản địa

phương hoặc các cá nhân có tư cách pháp nhân hoặc người thực thể, thực hiện
việc làm chủ và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ, và thực thi các quyền hạn quản
lý các tài liệu đó trong khuôn khổ quy định của pháp luật hoặc của thoả thuận
ký kết;
4
19) người sử dụng tài liệu lưu trữ: là cơ quan nhà nước, cơ quan tự quản địa
phương hoặc các cá nhân với tư cách pháp nhân hoặc người thực thể, có yêu
cầu hợp pháp về tài liệu lưu trữ để thu nhận và sử dụng các thông tin cần thiết
Điều 4: Quyền hạn của Liên bang Nga, các chủ thể Liên bang Nga, các tổ
chức thị chính trong lĩnh vực lưu trữ
1. Quyền hạn của Liên bang Nga trong lĩnh vực lưu trữ bao gồm:
1) nghiên cứu xây dựng và thực hiện chính sách nhà nước thống nhất
trong lĩnh vực lưu trữ;
2) qui định các quy tắc thống nhất trong việc tổ chức bảo quản, thu
thập, thống kê và sử dụng tài liệu Phông lưu trữ Liên bang Nga và các tài liệu
lưu trữ khác, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các quy tắc này;
3) bảo quản, thu thập, thống kê và sử dụng tài liệu lưu trữ và các
phông lưu trữ của:
a) các lưu trữ nhà nước liên bang, các viện bảo tàng và các thư viện
liên bang;
b) các cơ quan liên bang chính quyền nhà nước, các cơ quan nhà
nước khác của Liên bang Nga, trong đó bao gồm cả các cơ quan kiểm sát Liên
bang Nga, ủy ban bầu cử trung ương Liên bang Nga, Ban kiểm toán Liên bang
Nga , Ngân hàng Liên bang Nga ;
c) các quỹ không thuộc ngân sách nhà nước;
d) các viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga có qui chế nhà nước và
các tổ chức thuộc các viện này;
e) các doanh nghiệp nhà nước liên bang và các cơ quan nhà nước
liên bang (sau đây gọi là các tổ chức liên bang) kể cả các các tổ chức năm ngoài
lãnh thổ LB Nga;

4) quyết định các vấn đề liên quan đến việc chuyển giao tài liệu lưu trữ
thuộc sở hữu Liên bang sang sở hữu của các chủ thể LB Nga và (hoặc) của
chính quyền tự quản địa phương;
5) giải quyết các vấn đề về việc xuất cảnh tạm thời tài liệu Phông Lưu
trữ LB Nga ra khỏi lãnh thổ LB Nga.
5
Quyền hạn của các chủ thể Liên bang Nga trong lĩnh vực lưu trữ bao gồm:
1) thực hiện chính sách nhà nước trong lĩnh vực lưu trữ trên lãnh thổ
các chủ thể của Liên bang Nga;
2) bảo quản, thu thập, kiểm kê và sử dụng tài liệu lưu trữ và các
phông lưu trữ của:
a) các lưu trữ nhà nước thuộc chủ thể Liên bang Nga, các bảo tàng
và thư viện của các chủ thể liên bang Nga.
b) các cơ quan chính quyền nhà nước, các cơ quan nhà nước khác
của các chủ thể Liên bang Nga;
c) các doanh nghiệp nhà nước kể cả các tổ chức ngân khố và các cơ
quan nhà nước thuộc chủ thể LB Nga (sau đây gọi là các tổ chức chủ thể LB
Nga)
3) giải quyết các vấn đề về giao nộp tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu của
các chủ thể Liên bang Nga, sang sở hữu Liên bang Nga và (hoặc) của cơ quan
tự quản địa phương.
Quyền hạn của các cơ quan thị chính tự quản địa phương trong lĩnh
vực lưu trữ:
1) bảo quản, thu thập, thống kê và sử dụng tài liệu lưu trữ và các phông
lưu trữ của:
a) các cơ quan chính quyền tự quản địa phương, các lưu trữ, bảo tàng
và thư viện thị chính.
b) các doanh nghiệp công lập của địa phương kể cả các và các cơ quan
của chính quyền tự quản địa phương (sau đây gọi là các tổ chức của chính
quyền tự quản địa phương)

2) giải quyết các vấn đề về chuyển giao tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu của
chính quyền tự quản địa phương thành sở hữu của Liên bang Nga, của các chủ
thể Liên bang Nga và các cơ quan tự quản địa phương khác.
Các cơ quan tự quản địa phương của các làng xã, huyện, quận, thị xã thực
hiện các hoạt động trong lĩnh vực công tác lưu trữ phù hợp với quyền hạn giải
quyết các vấn đề của địa phương đã được Luật Liên bang ban hành ngày 06
6
tháng 10 năm 2003 số 131-F3 “Về các nguyên tắc cơ bản của các tổ chức tự
quản địa phương ở Liên bang Nga” quy định.
5. Bằng luật, cơ quan tự quản của thị trấn, thị xã, thành phố của chính
quyền tự quản địa phương có thể được giao các quyền hạn nhà nước cụ thể
trong việc bảo quản, thu thập, thống kê và sử dụng các tài liệu lưu trữ thuộc sở
hữu nhà nước nằm trên lãnh thổ khu vực hành chính của địa phương mình,
đồng thời được cấp các phương tiện vật chất kỹ thuật để thực thi các quyền hạn
này.
Chương 2: Phông lưu trữ Liên bang Nga
Điều 5: Thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga
Thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga bao gồm các tài liệu lưu trữ
nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga không phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ tài
liệu, thời gian và phương thức hình thành, thể loại vật liệu mang tin, hình thức
sở hữu và nơi bảo quản, trong đó bao gồm các văn bản pháp quy, tài liệu quản
lý, tài liệu về kết quả nghiên cứu khoa học, thiết kế thử nghiệm, công nghệ, tài
liệu xây dựng đô thị, tài liệu phim ảnh, nghe nhìn, ghi âm, tài liệu điện tử và trắc
viễn, tài liệu bản thảo, tranh vẽ, bản vẽ, nhật ký, thư trao đổi, hồi ký, các bản sao
tài liệu lưu trữ có giá trị thay bản gốc, và các tài liệu lưu trữ của các tổ chức nhà
nước (LB Nga - ND) đóng tại nước ngoài.
Điều 6. Xếp loại tài liệu lưu trữ vào thành phần Phông lưu trữ Liên bang
Nga
1. Tài liệu lưu trữ được đưa vào thành phần Phông lưu trữ
Liên bang Nga trên cơ sở xác định giá trị tài liệu.

2. Hội đồng thẩm định xác định giá trị của cơ quan liên
bang chính quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt giải
quyết các vấn đề khoa học nghiệp vụ liên quan đến công tác xác định giá trị tài
liệu và vấn đề đưa những tài liệu nào vào thành phần Phông lưu trữ Liên bang
Nga, kể cả việc xác định các tài liệu có giá trị đặc biệt, trong đó có tài liệu quý
hiếm trong thành phần Phông lưu trữ Liên bang Nga.
7
3. Cơ quan liên bang của chính quyền hành pháp được
Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt phê duyệt các bản kê thời hạn bảo quản tài
liệu lưu trữ mẫu.
4. Các hội đồng thẩm định xác định giá trị của các lưu trữ
nhà nước liên bang và các cơ quan hành chính có thẩm quyền của các chủ thể
Liên bang Nga trong lĩnh vực lưu trữ trong phạm vi quyền hạn của mình giải
quyết các vấn đề về việc đưa các tài liệu cụ thể vào thành phần Phông lưu trữ
Liên bang Nga.
5. Việc xác định giá trị tài liệu do các cơ quan có thẩm
quyền của chính quyền hành pháp của các chủ thể Liên bang Nga trong lĩnh vực
lưu trữ, các lưu trữ nhà nước và lưu trữ thị chính thực hiện cùng với các chủ sở
hữu hoặc chủ nhân tài liệu lưu trữ.
6. Việc xác định giá trị tài liệu được tiến hành đối với tất cả
tài liệu bằng bất kỳ vật mang tin nào và thuộc sở hữu liên bang, sở hữu các chủ
thể Liên bang Nga và sở hữu của chính quyền tự quản địa phương. Trước khi
tài liệu được tiến hành xác định giá trị tài liệu theo thủ tục quy định, nghiêm cấm
loại huỷ tài liệu.
7. Việc xếp loại tài liệu thuộc sở hữu cá nhân vào thành
phần Phông lưu trữ Liên bang Nga đuợc tiến hành trên cơ sở xác định giá trị tài
liệu và làm thành thoả thuận được ký kết giữa chủ sở hữu hoặc chủ nhân và lưu
trữ nhà nước hoặc lưu trữ thị chính (cơ quan tự quản địa phương thị trấn, thị
xã, thành phố), bảo tàng, thư viện hoặc một tổ chức của Viện Hàn lâm khoa học
Nga. Trong thoả thuận nêu rõ trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc chủ nhân tài

liệu đối với việc bảo quản, thống kê và sử dụng tài liệu Phông lưu trữ Liên bang
Nga .
Điều 7. Các tài liệu lưu trữ thuộc quyền sở hữu nhà nước
1. Các tài liệu lưu trữ sau thuộc quyền sở hữu Liên bang:
1) tài liệu lưu giữ tại các lưu trữ nhà nước liên bang, các bảo
tàng và thư viện liên bang, các tổ chức của Viện hàn lâm khoa hoc Nga (trừ tài
liệu lưu trữ được chuyển giao cho các lưu trữ, bảo tàng, thư viện, tổ chức của
8
Viện hàn lâm khoa học Nga này trên cơ sở các thoả thuận bảo quản không
chuyển giao quyền sở hữu).
2) tài liệu các cơ quan và các tổ chức nhà nước, được nêu trong
điểm “b”mục1.3 Điều 4 của Luật này.
3) tài liệu của các quốc gia thù địch cũ đã được di chuyển sang
Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II và hiện nằm trên lãnh thổ Liên bang
Nga nếu luật pháp Liên bang Nga về các giá trị văn hoá đã bị di chuyển không
xem xét khác.
4) các tài liệu thuộc quyền sở hữu liên bang theo luật liên bang.
2. Các tài liệu lưu trữ sau thuộc quyền sở hữu của chủ thể liên bang:
1) tài liệu lưu giữ tại các lưu trữ nhà nước của chủ thể Liên bang Nga,
các bảo tàng và thư viện của chủ thể Liên bang Nga ( trừ những tài liệu lưu trữ
được chuyển giao cho các trung tâm lưu trữ, các viện bảo tàng, các thư viện này
trên cơ sở các thoả thuận bảo quản không chuyển giao quyền sở hữu);
3) tài liệu của các cơ quan, tổ chức của chủ thể Liên bang Nga
Điều 8. Tài liệu lưu trữ thuộc quyền sở hữu của chính quyền tự quản địa
phương
1. Các tài liệu lưu trữ sau thuộc quyền sở hữu của chính quyền tự
quản địa phương:
1) tài liệu của các cơ quan, tổ chức chính quyền tự quản địa phương
2) tài liệu lưu giữ tại các lưu trữ, bảo tàng, thư viện thị chính ( trừ
những tài liệu lưu trữ được chuyển giao cho các trung tâm lưu trữ, các viện

bảo tàng, các thư viện này trên cơ sở các thoả thuận bảo quản không chuyển
giao quyền sở hữu);
2. Việc xác định quyền sở hữu giữa các tổ chức của chính quyền tự
quản địa phương và chủ thể Liên bang Nga đối với tài liệu lưu trữ được hình
thành trước khi thành lập, hợp nhất, chia tách hoặc thay đổi quy chế của các tổ
chức tự quản địa phương và được lưu giữ trong các lưu trữ thị chính được thực
hiện phù hợp với luật pháp của các chủ thể Liên bang Nga .
Điều 9. Tài liệu lưu trữ thuộc quyền sở hữu tư nhân
9
Các tài liệu lưu trữ sau thuộc quyền sở hữu các nhân:
1) tài liệu các tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Liên bang Nga và
không phải là các tổ chức nhà nước hoặc của chính quyền tự quản địa phương,
trong đó bao gồm các tổ chức xã hội tính từ ngày đăng ký theo luật pháp Liên
bang Nga về các tổ chức xã hội và các tổ chức tôn giáo sau khi tách nhà thờ ra
khỏi nhà nước (sau đây gọi là các tổ chức phi nhà nước);
2) tài liệu do các công dân làm ra hoặc có được một cách hợp
pháp.
Điều 10. Những điểm đặc biệtvề tình trạng pháp lý của các tài liệu lưu trữ
thuộc sở hữu Liên bang Nga, chủ thể Liên bang Nga và của chính quyền tự
quản địa phương
1. Việc chuyển giao tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu Liên bang Nga thành sở hữu
của chủ thể Liên bang Nga và (hoặc) của chính quyền tự quản địa phương do
Chính phủ Liên bang Nga quyết định theo đề nghị của cơ quan liên bang chính
quyền hành pháp được Chính phủ LB Nga uỷ quyền đặc biệt.
2.Việc chuyển giao tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu chủ thể liên bang Nga hoặc sở
hữu của chính quyền tự quản địa phương thành sở hữu Liên bang Nga, của
chủ thể Liên bang Nga và (hoặc ) của chính quyền tự quản địa phương được
thực hiên theo luật pháp Liên bang Nga, luật pháp các chủ thể Liên bang Nga,
các văn bản pháp quy của chính quyền tự quản địa phương.
3. Tài liệu lưu trữ thuộc sở hữu nhà nước hoặc của chính quyền tự quản địa

phương không thuộc diện tư nhân hóa, không được đem bán, đổi chác, tặng
hoặc các hành động khác có thể dẫn tới thất lạc chúng, trừ khi thoả thuận quốc
tế của Liên bang Nga hoặc luật pháp Liên bang quy định khác.
3.Trong trường hợp tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh
nghiệp của chính quyền tự quản địa phương, các tài liệu lưu trữ đã được hình
thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan này, bao gồm cả tài liệu nhân
sự, vẫn thuộc quyền sở hữu Liên bang, sở hữu chủ thể Liên bang Nga và sở
hữu của chính quyền tự quản địa phương.
10

×