Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.11 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

ĐẶNG NGỌC LINH

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHIA OẮC – PHIA ĐÉN,
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

ĐẶNG NGỌC LINH

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHIA OẮC - PHIA ĐÉN,
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. Nguyễn Ngân Hà
2. TS. Lê Trần Chấn

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Ngân Hà và TS. Lê Trần Chấn đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Trần Chấn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
tham gia cùng tiến hành đề tài: “Đánh giá đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên
Phia Oắc – Phia Đén”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Bộ môn Thổ nhưỡng, Khoa Môi
trường– Trường Đại học Khoa học tự nhiên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ủy ban nhân
dân tỉnh Cao Bằng, Ban Quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn
Đặng Ngọc Linh

năm 2018


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Tổng quan về khu bảo tồn thiên nhiên ............................................... 3
1.1.1. Khái niệm khu bảo tồn thiên nhiên .................................................... 3
1.1.2. Hệ thống phân hạng quốc tế khu bảo tồn thiên nhiên theo IUCN ..... 3
1.1.3. Khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới và Việt Nam........................... 5
1.1.4. Giá trị kinh tế của khu BTTN ............................................................ 6
1.2. Tổng quan về đa dạng sinh học ........................................................... 9
1.2.1. Khái niệm đa dạng sinh học............................................................... 9
1.2.2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam .......................................................... 10
1.2.3. Khái niệm Bảo tồn đa dạng sinh học ............................................... 18
1.3. Công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam ................. 28
1.3.1. Quản lý khu BTTN và các văn bản pháp lý liên quan..................... 28
1.3.2. Những thách thức trong công tác quản lý khu bảo tồn hiện nay ..... 30
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu BTTN Phia Oắc - Phia
Đén ............................................................................................................... 31
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 31
1.4.2.Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................. 37

1.4.3. Các hệ sinh thái trong khu BTTN Phia Oắc - Phia Đén .................. 43
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 45
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 45
2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 45
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 45
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 45


2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................. 45
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................... 46
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 49
3.1. Thành phần thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc Phia Đén ..................................................................................................... 49
3.1.1. Tính đa dạng thành phần loài của hệ thực vật ở Khu BTTN Phia
Oắc – Phia Đén .......................................................................................... 49
3.2. Tài nguyên động vật rừng .................................................................. 56
3.2.1. Thành phần loài................................................................................ 56
3.2.2. Phân loại khu hệ động vật ................................................................ 57
3.3. Thực trạng quản lý và công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu
BTTN Phia Oắc – Phia Đén ...................................................................... 58
3.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý, nguồn lực và hoạt động của Ban quản lý
khu BTTN Phia Oắc - Phia Đén ảnh hưởng tới hoạt động bảo vệ ĐDSH 58
3.3.2. Thực trạng công tác bảo tồn ĐDSH ................................................ 62
3.3.3.Vi phạm về đa dạng sinh học trong Khu BTTN Phia Oắc - Phia Đén ..... 66
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn
đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén...... 68
3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ...................................................... 68
3.4.2. Giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng ...... 69
3.4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ .................................................... 70
3.4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực................................................ 71
3.4.5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý

bảo vệ rừng................................................................................................. 71
3.4.6. Giải pháp về tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo
tồn và chia sẻ lợi ích từ đa dạng sinh học. ................................................. 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
Kết luận ....................................................................................................... 73
Kiến nghị ..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTĐDSH

: Bảo tồn đa dạng sinh học

BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

BQL

: Ban quản lý

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

IUCN

: Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên

và tài nguyên thiên nhiên

HST

: Hệ sinh thái

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNEP

: Chương trình môi trường Liên hợp quốc

VQG

: Vườn quốc gia

WWF

: Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế



DANH MỤC BẢNG
Hình 1.1. Tổng giá trị kinh tế của khu BTTN [18] .....................................................8
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ ..........................13
Bảng 1.2. Thành phần loài sinh vật đã biết của Việt Nam........................................14
Bảng 1.3. Các giống vật nuôi chủ yếu tính đến năm 2009 .......................................16
Bảng 1.4. Số lượng giống cây trồng được công nhận từ năm 1997 đến tháng 7/2011 ......17
Bảng 1.5. Phân loại hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam............................................20
Bảng 1.6. Hiện trạng rừng và các loại đất đai ...........................................................35
Bảng 1.7. Hiện trạng trữ lượng rừng Khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén .................37
Bảng 1.8. Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi theo giá thực tế (2006-2010)...........38
Bảng 1.9. Kết quả sản xuất lâm nghiệp.....................................................................39
Bảng 1.10. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ...............................................39
Bảng 1.11. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản vùng Phia Oắc - Phia Đén ...............41
Bảng 3.1. Phân bố các taxon trong khu vực nghiên cứu ...........................................49
Bảng 3.2. So sánh về thực vật ở các vùng.................................................................50
Bảng 3.3. Các họ thực vật giàu loài nhất của KBTTN Phia Oắc – Phia Đén ...........51
Bảng 3.4. Các dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu............................52
Bảng 3.5. Các kiểu dạng sống của nhóm cây chồi trên ............................................53
Bảng 3.6. Đa dạng thực vật theo các sinh cảnh sống ................................................53
Bảng 3.7. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu ....................54
Bảng 3.8. Cấp nguy hiểm của thực vật quý hiếm .....................................................55
Bảng 3.9. Thành phần động vật Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén .......56
Bảng 3.10. So sánh số lượng động vật rừng với các vùng ........................................57
Bảng 3.11. Cơ cấu tổ chức biên chế của Ban quản lý khu BTTN ............................60
Bảng 3.12. Diện tích rừng được khoanh nuôi và bảo vệ...........................................63
Bảng 3.13. Thực trạng phát triển rừng qua các năm .................................................63
Bảng 3.14. Hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm ...................................................64
Bảng 3.15. Các vụ săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã và khai thác, vận chuyễn gỗ
trái phép năm 2013 - 2015 ........................................................................................67



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tổng giá trị kinh tế của khu BTTN ............................................................. 8
Hình 1.2. Bản đồ khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén .................................................. 32


MỞ ĐẦU
Đa dạng sinh học có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của toàn
thế giới. Đây là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu… Các
hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường,
nguồn tài nguyên sinh vật phong phú chứa đựng trong nó đã mang lại những lợi ích
trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền kinh tế.
Với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, sự sử dụng tài nguyên đa
dạng sinh học ngày càng gia tăng vàvấn đề quản lý tài nguyên sinh học còn nhiều
hạn chế đã làm cho đa dạng sinh học (ĐDSH) bị suy giảm với tốc độ cao và trở nên
nghiêm trọng. Nhiều loài động vật và thực vật bị đe dọa, có nguy cơ tuyệt chủng mà
nguyên nhân chủ yếu là do con người sử dụng tài nguyên không hợp lý[18]. Do đó,
việc đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học làm cơ sở quản lý tài nguyên thiên nhiên
và bảo tồn đa dạng sinh học là thực sự cần thiết và cấp bách.
Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên 670.342,26 ha, trong đó tiềm năng rừng
và đất rừng rất lớn với 526.970,45 ha; chiếm 78,61% tổng diện tích tự nhiên của
tỉnh. Theo các tài liệu điều tra hiện có về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh cho thấy
Cao Bằng là tỉnh có tính đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, ĐDSH trên địa bàn tỉnh
đã và đang bị suy giảm đáng kể cả về chất lượng và số lượng [35].
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén thuộc địa phận các xã Thành
Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Khu bảo tồn thiên nhiên này được thành lập theo
Quyết định số 194/CT ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
về việc Quy định các khu rừng cấm. Nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp,

nơi đây còn lưu giữ nhiều loài động, thực vật quý, hiếm rất có giá trị về nghiên cứu
khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường. Bên cạnh đó, Khu bảo tồn
thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén còn được coi như “lá phổi xanh”, là nóc nhà phía
Tây của tỉnh Cao Bằng, có tác dụng to lớn trong việc điều hòa khí hậu, hấp thụ các
bon, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất đai chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, góp
phần bảo tồn và phát triển bền vững trong khu vực.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài từ năm 1986 cho đến nay, tình trạng chặt
phá rừng diễn ra ngày một mạnh hơn, đa dạng sinh học đã và đang bị suy giảm cả

1


về số và chất lượng, nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu đang đứng trước
nguy cơ tuyệt chủng. Rừng trở nên nghèo về trữ lượng và tổ thành thực vật, khu hệ
động vật đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Các loài thú lớn, các loài động vật
đặc hữu ngày một cạn kiệt [2].
Từ thực tế đó tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá đa dạng sinh học
và đề xuất các giải pháp quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”. Kết quả của đề tàisẽ cung cấp cơ sở dữ liệu
về đa dạng sinh học góp phần quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở khu
vực nghiên cứu.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về khu bảo tồn thiên nhiên
1.1.1. Khái niệm khu bảo tồn thiên nhiên
Theo luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008:
“Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức

năng để bảo tồn đa dạng sinh học” [23].
Định nghĩa của IUCN khẳng định bảo tồn đa dạng sinh học là mục tiêu cơ
bản của khu BTTN: “Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên
biển được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và
văn hóa đi kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản
lý có hiệu quả khác” [18].
Công ước ĐDSH (1992) xác định các khu BTTN là công cụ hữu hiệu và có
vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học “tại chỗ”. Tại điều 8 “Bảo tồn tại
chỗ” của Công ước có các mục (a), (b) và (c) qui định rõ các nước tham gia công
ước ĐDSH có trách nhiệm thành lập hệ thống khu BTTN, xây dựng các hướng dẫn
lựa chọn, thành lập và quản lý các khu BTTN, và quản lý các tài nguyên sinh học
bên trong các khu BTTN để đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững [18].
1.1.2. Hệ thống phân hạng quốc tế khu bảo tồn thiên nhiên theo IUCN
Trong quá trình hình thành và phát triển các khu BTTN, ban đầu mỗi quốc
gia có cách tiếp cận riêng, không có các tiêu chuẩn hoặc thuật ngữ chung gây trở
ngại cho việc chia sẻ các ý tưởng và kinh nghiệm về khu BTTN trong phạm vi khu
vực và toàn cầu.
Vì vậy, năm 1933, những nỗ lực đầu tiên nhằm làm rõ các thuật ngữ và phân
hạng các khu BTTN đã được ghi nhận. Đến năm 1978, hệ thống phân hạng quốc tế khu
BTTN đầu tiên được IUCN xây dựng và công bố gọi là Hệ thống phân hạng 1978. Hệ
thống này đã được sử dụng tương đối rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và trong các
hoạt động quốc tế. Hệ thống phân hạng 1978 gồm 10 phân hạng như sau [18]:
- Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/nghiên cứu khoa học (Scientific
Research/Strict nature reserve);

3


- Vườn quốc gia (National park);
- Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên (National monument/Natural landmark);

- Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên/Bảo tồn đời sống hoang dã (Nature
conservation reserve/Managed nature reserve/wildlife sanctuary);
- Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển (Protected landscape/Seascape);
- Khu dự trữ tài nguyên (Resource reserve);
- Khu dự trữ thiên nhiên/nhân chủng học (Nature biotic area/Anthropological
reserve);
- Khu quản lý sử dụng đa mục đích (Multiple use management area/Managed
resource area);
- Khu dự trữ sinh quyển (Biosphere reserve);
- Khu di sản thiên nhiên thế giới (World natural heritage site).
Tuy nhiên, ngay sau đó hệ thống phân hạng 1978 đã bộc lộ một số thiếu sót.
Hệ thống phân hạng khu BTTN quốc tế của IUCN hiện hành được công bố năm
1994, trên cơ sở cập nhật Hệ thống phân hạng 1978 với 6 phân hạng như sau:
- Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/Khu bảo vệ hoang dã (Strict nature
reserve/Wildeness area);
- Khu dự trữ thiên nhiên (Strict nature reserve);
- Khu bảo vệ hoang dã (Wildeness area);
- Vườn quốc gia (National park);
- Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên (National monument/Natural landmark);
- Khu bảo tồn loài/Sinh cảnh (Habitat/Species management area);
- Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/biển (Protected landscape/Seascape);
- Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên (Managed resource
protected area).
Mục tiêu quản lý các khu BTTN rất đa dạng, trong đó có các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu khoa học;
- Bảo vệ đời sống hoang dã;
- Bảo vệ đa dạng loài và nguồn gen;
- Duy trì các dịch vụ môi trường;

4



- Bảo vệ các đặc điểm tự nhiên và văn hóa;
- Du lịch và nghỉ dưỡng;
- Giáo dục;
- Sử dụng bền vững tài nguyên của hệ sinh thái tự nhiên;
- Gìn giữ các bản sắc văn hóa và truyền thống.
1.1.3. Khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay, trên thế giới có hơn 100.000 khu BTTN [5] chiếm 11,7% diện tích
đất liền toàn thế giới. Trong vài thập kỷ qua, các khu BTTN trên thế giới đang có xu
hướng tăng cả về số lượng và diện tích. Vườn quốc gia chiếm số lượng và diện tích
lớn nhất, tiếp đến là các khu bảo tồn loài và sinh cảnh. Các khu BTTN đóng vai trò
chủ chốt trong bảo tồn ĐDSH và đáp ứng các mục tiêu đa dạng của cộng đồng.
Tại Việt Nam, trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay hệ
thống khu BTTN của nước ta gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 vườn quốc gia,
69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm
khoa học) và 03 khu bảo tồn biển chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với
giá trị ĐDSH tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển [5].
Từ năm 1962, Chính phủ Việt Nam đã Quyết định thành lập Khu rừng cấm
Cúc Phương là khu đầu tiên có chức năng bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên và là
tiền thân của hệ thống khu BTTN hiện nay. Năm 1965, Ở miền Nam đã quyết định
thành lập 10 khu bảo vệ, nhưng trên thực tế thành lập được 7 KBT với diện tích
753.050 ha [6].
Năm 1977, hai năm sau khi thống nhất đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 41/QĐ-TTg thành lập thêm 10 khu rừng cấm với tổng diện
tích 44.310 ha. Năm 1986, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tiếp 73 khu
rừng đặc dụng bao gồm: 2 Vườn quốc gia, 46 khu bảo tồn thiên nhiên và 25 khu
rừng văn hoá, lịch sử, với tổng diện tích 769.512 ha. Đến nay, cả nước đã thành lập
được 164 khu RĐD với tổng diện tích 2.198.744 ha, chiếm hơn 7,2% diện tích tự
nhiên trên đất liền, trong đó có 30 Vườn Quốc gia (1.077.236 ha), 58 khu dự trữ

thiên nhiên (1.060.959 ha), 11 khu bảo tồn loài-sinh cảnh (38.777 ha), 45 khu bảo
vệ cảnh quan (78.129 ha), 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học (10.653 ha).

5


Ngày 26 tháng 5 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
742/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch hệ thống 16 KBTB Việt Nam đến năm 2020,
chiếm diện tích 270.271 ha bằng 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam. Trong hệ
thống KBTB mới chỉ có 05 khu thành lập Ban quản lý, có 06 khu liên quan đến đến
RĐD. Các KBTB được phân thành 03 hạng: Vườn quốc gia biển (6 khu), Khu bảo
tồn loài và sinh cảnh (5 khu) và Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh (5 khu).
Tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008, Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống KBT vùng nước nội địa đến năm 2020
với 45 khu. Hệ thống này bao gồm các loại hình thuỷ vực nội địa tiêu biểu như sông,
sông ngầm trong vùng caxtơ, hồ chứa, hồ tự nhiên, đầm phá, đầm lầy, cửa sông và
ven biển hiện đang lưu giữ các giá trị đa dạng thuỷ sinh vật và tài nguyên thuỷ sản
quý, hiếm có giá trị khoa học và ý nghĩa kinh tế.
Ngày 23 tháng 9 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2003/NĐCP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước (ĐNN), kèm theo một
danh sách 69 vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế hệ
thống KBT ĐNN vẫn chưa chính thức quy hoạch và xác lập.
Trên thực tế, Việt Nam đã thiết lập được 03 hệ thống KBT và đã được thành
lập ở cấp quốc gia là: hệ thống rừng đặc dụng (Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004),
hệ thống các KBTB (Luật Thủy sản 2003), hệ thống KBTVNNĐ (Luật Thủy sản,
2003); trong đó một số VQG, KBT, có ý nghĩa đặc biệt về Bảo tồn thiên nhiên, hệ
sinh thái, bảo tồn loài, nguồn gen, văn hóa - lịch sử và môi trường đã được quốc tế
ghi nhận các danh hiệu tính đến năm 2015: Khu di sản thiên nhiên thế giới (02),
Khu dự trữ sinh quyển thế giới(9), Khu Ramsar (05), Khu di sản ASEAN (05). Đây
là những tài sản thiên nhiên quý báu không chỉ có giá trị trước mắt cho thế hệ hôm
nay mà còn là di sản của nhân loại mãi mãi về sau [6].

1.1.4. Giá trị kinh tế của khu BTTN
Tại Hội nghị thượng đỉnh năm 1992, chính phủ các nước đã đồng ý cần có một
diễn đàn mới về phát triển bền vững. Diễn đàn kêu gọi các chính phủ thành lập và hỗ
trợ phát triển hệ thống các khu BTTN. Các chính phủ đã công nhận các khu BTTN là
các đơn vị kinh tế đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, duy trì hệ sinh
thái và hỗ trợ môi trường sống của các cộng đồng trên thế giới. Nếu biết quản lý và

6


khai thác, các khu BTTN cũng có thể là các đơn vị tạo ra thu nhập, đóng góp quan
trọng vào phát triển kinh tế. Ví dụ, các nghiên cứu gần đây cho thấy tại Canada các
hoạt động tại các khu BTTN đã đem lại khoảng 6,5 tỷ đô la Canada/năm, tạo ra
159.000 chỗ làm, và đóng góp 2,5 triệu đô la Canada tiền thuế cho chính phủ [18].
Một số nơi cho thấy khu BTTN có tác động kinh tế tới đời sống dân cư. Ví
dụ tại Tanzania, việc săn bắt trộm voi lấy ngà tại phía đông nam VQG Tanrangire
đã làm giảm đàn voi, kết quả là các cây thân gỗ mọc lan nhanh tạo môi trường cho
một loại ruồi hút máu Tsetse phát triển nhanh, loài ruồi này đã làm cho đàn gia súc
của người dân quanh vùng ngày càng giảm sút. Do vậy, việc khôi phục bảo vệ đàn
voi sẽ góp phần giúp người dân phát triển đàn gia súc của họ [12].
Ước tính thịt các loại thú rừng đóng góp 75% lượng đạm động vật cho người dân
tại Congo; tại Botswana là 40%. Củi đun và phân trâu bò cung cấp 90% nhu cầu năng
lượng của người dân tại Tanzania, Nepal và Malawi, và trên 80% tại nhiều nước khác [17].
Các ví dụ trên cho thấy vai trò của các khu BTTN, động vật hoang dã đối với
phát triển kinh tế địa phương và kinh tế cả nước. Như vậy, việc đầu tư vào các khu
BTTN có thể đem lại lợi nhuận và lợi ích kinh tế nhiều mặt.
Các khu BTTN cung cấp nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, ví dụ, dịch vụ giải
trí, du lịch, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn động thực vật, cung cấp nguồn nước, giảm
nhẹ thiên tai. Những hàng hóa, dịch vụ này rất có giá trị đối với con người. Tuy
nhiên, nhiều loại hàng hóa, dịch vụ này không được mua bán trên thị trường thương

mại. Dù không có cơ sở để định giá trên thị trường song chúng cần được tính toán
thể hiện bằng giá trị tiền đề có thể so sánh với các hàng hóa, dịch vụ khác [18].
Để tính đúng giá trị kinh tế của các khu BTTN, có thể áp dụng khái niệm
Tổng giá trị kinh tế, trong đó có giá trị các hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm mà các
khu BTTN tạo ra, và chúng đem lại doanh thu cho các khu BTTN, cũng như cho
nền kinh tế.
Tổng giá trị kinh tế của khu BTTN bao gồm các giá trị sử dụng và giá trị
không sử dụng. Các giá trị sử dụng bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng
gián tiếp và giá trị lựa chọn. Các giá trị không sử dụng bao gồm giá trị tồn tại và giá
trị còn lại. Quan hệ của các giá trị này trong Tổng giá trị kinh tế của khu BTTN
được trình bày như sau [18]:

7


Tổng giá trị kinh tế của khu BTTN

Giá trị sử dụng

Giá trị
sử dụng
trực tiếp

Giá trị
sử dụng
gián tiếp

Giá trị không sử dụng

Giá trị

lựa chọn

Giá trị
kế thừa

Giá trị
tồn tại

Hình 1.1. Tổng giá trị kinh tế của khu BTTN[18]
Giá trị sử dụng trực tiếp của khu BTTN là các giá trị thu được từ các hoạt
động trực tiếp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của khu BTTN như tham quan, du
lịch, thu hái sản phẩm tự nhiên, săn bắn, dịch vụ bảo tồn gen, học tập nghiên cứu.
Các hoạt động dịch vụ này có thể thương mại hóa (bán trên thị trường như du lịch,
nghiên cứu, thu hái sản phẩm tự nhiên), hoặc không thương mại hóa (không có thị
trường chính thức hay không có quy chế thị trường để trao đổi mua bán các dịch vụ
như thu lượm củi đun, chăn thả gia súc lẻ...).
Giá trị sử dụng gián tiếp của khu BTTN là giá trị thu được từ các hoạt động gián
tiếp sử dụng các dịch vụ của khu BTTN. Các dịch vụ gián tiếp này có liên quan tới
chức năng sinh thái của khu BTTN như bảo vệ vùng đầu nguồn, điều hòa tiểu khí hậu,
hấp thụ cacbon. Ngoài ra, khu BTTN còn cung cấp dịch vụ như là nơi cư trú của các
loài côn trùng giúp thụ phấn cho cây cỏ, mùa màng; nơi trú ẩn của các loài động vật....
Các giá trị sử dụng gián tiếp rất đa dạng và không thể định giá trên thị trường.
Giá trị sử dụng lựa chọn của khu BTTN là giá trị sử dụng trong tương lai các
sản phẩm, dịch vụ của khu BTTN. Các giá trị trong tương lai có thể là giá trị sử
dụng trực tiếp hay gián tiếp.
Giá trị không sử dụng là các giá trị mà con người được hưởng lợi từ khu
BTTN mặc dù họ không tới khu BTTN. Giá trị không sử dụng bao gồm: giá trị kế
thừa là giá trị truyền lại cho thế hệ sau khi biết được rằng có các lợi ích từ khu

8



BTTN, và giá trị tồn tại là việc biết được rằng có các khu BTTN đang tồn tại mặc
dù ta có thể không đến khu BTTN đó hay không hưởng lợi gì từ khu BTTN đó.
Trên thực tế rất khó xác định giá trị không sử dụng của khu BTTN [18].
1.2. Tổng quan về đa dạng sinh học
1.2.1. Khái niệm đa dạng sinh học
Năm 1989, quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) đã định nghĩa: “ĐDSH là
sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi
sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng
phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng nguồn
gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Trong đó, đa dạng loài bao gồm toàn bộ các sinh
vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và các loài nấm. Ở
mức độ vi mô hơn, ĐDSH bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về
gen giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự
khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và cả sự khác biệt của
mối tương tác giữa chúng với nhau [17].
Theo công ước đa dạng sinh học thì ĐDSH là sự phong phú của các sinh vật
sống gồm các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái nước ngọt và
tập hợp các hệ sinh thái mà sinh vật chỉ là bộ phận. ĐDSH bao gồm sự đa dạng
trong một loài (đa dạng gen) hay còn gọi là đa dạng di truyền, sự đa dạng giữa các
loài (đa dạng loài) và sự đa dạng hệ sinh thái (đa dạng sinh thái). Nói cách khác
ĐDSH là sự đa dạng của sự sống ở các cấp độ và tổ hợp [6].
Theo khoản 5, điều 3, luật đa dạng sinh học năm 2008: ĐDSH là sự phong
phú về nguồn gen, các loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên [23].
ĐDSH là sự phong phú của tất cả các sinh vật sống trong tự nhiên trên trái
đất, từ các sinh vật nhỏ bé nhất đến những sinh vật lớn nhất, từ vi sinh vật, nấm,
thực vật, động vật, các hệ sinh thái và môi trường chúng sinh sống.
ĐDSH trực tiếp phục vụ đời sống của con người trong phát triển kinh tế, góp
phần xóa đói giảm nghèo.... Những giá trị trực tiếp đó là giá trị sử dụng, tiêu thụ và

sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu của con người. ĐDSH và cảnh quan là nền

9


tảng cho sự phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, điều tiết nguồn nước, bảo vệ môi
trường trong giảm nhẹ các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu hiện nay [12].
1.2.2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở phần đông bán đảo Đông Dương, trong vành đai nhiệt đới
bắc bán cầu tiếp cận với xích đạo, phần đất liền trải dài trên 15 vĩ độ từ phía Bắc
xuống phía Nam với khoảng 1.650 km. Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên đất liền
là 329.241 km2 gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven bờ và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa
và Trường Sa. Về khí hậu, Việt Nam có cả khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu á
nhiệt đới, ôn đới núi cao. Sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan và khí hậu đã
tạo nên tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú và đặc sắc của Việt Nam, thể hiện
ở trong các khu rừng rộng lớn về loài và nguồn gen. Về mặt địa sinh học, Việt Nam
là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung
Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong
những khu vực có tính ĐDSH cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật,
trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới [5].
Việt Nam là một trong những quốc gia có ĐDSH cao về các loài động thực
vật và vi sinh vật. Qua các tài liệu điều tra cơ bản, đến năm 2011 đã có các con số
thống kê như sau:
Về thực vật: tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận 13.766
loài thực vật. Trong đó, 2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao có
mạch. Sau đó, trong công trình Danh lục các loài thực vật Việt Nam, chưa kể các nhóm
vi tảo ở nước, các nhà thực vật đã thống kê có tới 16.428 loài thực vật.
Về động vật ở cạn: đã thống kê và xác định được 10.300 loài động vật trên
cạn, bao gồm 307 loài giun tròn (Nematoda), 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc,
200 loài giun đất (Oligochaeta), 150 loài ve giáp (Acartia), 113 loài bọ nhảy

(Collembola), trên 7.700 loài côn trùng (Insecta), 317 loài bò sát (Reptilia), 167 loài
ếch nhái (Amphibia), 840 loài chim (Avecs), 312 loài và phân loài thú (Mammalia).
Về vi sinh vật: đã thống kê và xác định được 7.500 loài, trong đó có hơn
2.800 loài gây bệnh cho thực vật, 1.500 loài gây bệnh cho người và gia súc và hơn
700 loài vi sinh vật có lợi.

10


Về vi sinh vật nước ngọt: đã thống kê và xác định được 1.438 loài vi tảo
thuộc 259 chi và 9 ngành; trên 800 loài động vật không xương sống; 1.028 loài cá
nước ngọt. Trong đó, đáng chú ý là riêng họ cá chép (Cyprinidae) có 79 loài thuộc
32 giống, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam với 1 giống, 40 loài và phân
loài mới cho khoa học [7].
Đề gìn giữ nguồn tài nguyên đa dạng phong phú này, chúng ta đã đạt nhiều
thành tựu, quan trọng như: độ che phủ của rừng liên tục tăng; mở rộng hệ thống các
khu bảo tồn thiên nhiên; thực hiện các hình thức bảo tồn chuyển chỗ bước đầu được
phát triển; phát triển nhân nuôi các loài nguy cấp quý hiếm có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, công tác bảo
tồn đa dạng sinh học đã và đang có nhiều thách thức. Các hệ sinh thái rừng tự nhiên
bị tác động và số lượng loài nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa đang tăng lên. Nguyên
nhân gây ra việc suy giảm ĐDSH là khai thác trái phép và quá mức tài nguyên sinh
vật, buôn bán trái phép động vật hoang dã, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng một
cách thiếu khoa học, sự xâm lấn các giống mới và các sinh vật ngoại lai.
Một số loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam: danh mục thực vật nằm trong
sách đỏ Việt Nam thuộc diện rất nguy cấp như hoàng đàn rủ, hoàng đàn, bách
vàng, bách tán Đài Loan; một số cây thuốc quý như ba gạc hoa đỏ, sâm vũ diệp,
tam thất hoang; các loài thực vật đặc hữu của Việt Nam như giác đế Tam Đảo, sao
lá cong; cây cảnh quý hiếm như lan hài đỏ, lan hài điểm ngọc, lan hài Tam Đảo,
lan hài Hê-len [7].

1.2.2.1. Đa dạng về các hệ sinh thái (HST)
Ở Việt Nam, chưa có hệ thống chính thức phân loại các hệ sinh thái. Tuy nhiên,
theo các nhà khoa học, có thể chia các hệ sinh thái của Việt Nam thành 3 nhóm chính
bao gồm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước nội địa và hệ sinh thái biển và
ven bờ. Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm với các tác
động từ bên ngoài như tác động của thiên nhiên, đặc biệt là tác động của con người.
a. Hệ sinh thái đất ngập nước nội địa
Hệ sinh thái đất ngập nước nội địa rất đa dạng, bao gồm các thủy vực nước
đứng như hồ tự nhiên, hồ chứa, ao, đầm, ruộng lúa nước, các thủy vực nước chảy

11


như suối, sông, kênh rạch. Trong đó, có một số kiểu có tính đa dạng sinh học cao
như suối vùng núi, đồi, đầm lầy than bùn với rất nhiều các loài động vật mới cho
khoa học đã được phát hiện ở đây. Các hệ sinh thái sông, hồ ngầm trong hang động
Castơ chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Theo đánh giá của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1999), HST đất ngập nước
nội địa có 39 kiểu đất ngập nước, bao gồm [19]:
-

Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu;

-

Đất ngập nước ven biển 11 kiểu;

-

Đất ngập nước nội địa 19 kiểu;


-

Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu.

Một số kiểu đất ngập nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú
như đầm lầy than bùn, rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá, vụng biển, vũng biển,
các vùng đất ngập nước cửa sông Hồng, đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long v.v.
b. Hệ sinh thái biển và ven bờ
Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng khoảng 226.000 km2. Do
vậy hệ sinh thái biển cũng rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính
đa dạng sinh học và năng suất sinh học cao.Trong vùng biển nước ta đã phát hiện
được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các vùng đa dạng sinh học biển khác
nhau. Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc phức tạp, thành phần
loài phong phú. Đây là môi trường sản xuất thuận lợi và rộng lớn gắn chặt với đời
sống của hàng triệu cư dân sống ven biển của Việt Nam.
c. Hệ sinh thái rừng
Các hệ sinh thái của rừng Việt Nam rất đa dạng, mỗi hệ sinh thái rừng thực chất
là một phức hệ rất phức tạp, được vận hành và chi phối bởi các quy luật nội vi và ngoại
vi. Một số hệ sinh thái điển hình: rừng trên núi đá vôi, rừng rụng lá và nửa rụng lá,
rừng thường xanh núi thấp, núi trung bình, núi cao v.v. có giá trị đa dạng sinh học cao
và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.
Diện tích rừng của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động khác
nhau. Theo thống kê của tác giả Paul Maurand (1943), năm 1943 Việt Nam có diện
tích rừng là 14,3 triệu hecta, đạt tỷ lệ che phủ lãnh thổ là 43%. Từ năm 1943-1975,

12


diện tích rừng đã bị suy giảm còn 11,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ là 34% (Viện

Điều tra quy hoạch rừng, năm 1976).
Giai đoạn 1976 đến 1990 là thời kỳ tài nguyên rừng bị khai thác mạnh để
phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước sau chiến tranh. Diện tích rừng trong
giai đoạn này tiếp tục giảm xuống, diện tích rừng năm 1990 chỉ còn chưa đầy 9,2
triệu hecta với tỷ lệ che phủ chỉ đạt 27,8%.
Giai đoạn 1990 đến nay Chính phủ đã có nhiều biện pháp về chính sách và
đầu tư nên diện tích rừng đã dần được phục hồi kể cả diện tích rừng tự nhiên và
rừng trồng. Năm 2005, diện tích rừng đạt trên 12,6 triệu hecta với độ che phủ 37%
[7]. Đến năm 2010, diện tích rừng đạt trên 13 triệu ha với độ che phủ 39,5%.
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ
Diện tích rừng (1000 ha)
Ha/đầu
Độ che phủ
ngƣời
Năm
Rừng tự
Rừng
(%)
Tổng cộng
nhiên
trồng
1943

14.300,0

14.300,0

0

43,2


0,57

1976

11.169,3

11.169,7

92,6

33,7

0,31

1980

10.683,0

10.180,0

422,3

32,1

0,19

1985

9.891,9


9.308,3

583,6

30,0

0,14

1990

9.175,6

8.430,7

744,9

27,8

0,12

1995

9.302,2

8.252,5

1.049,7

28,2


0,12

2000

10.915,6

9.444,2

1.491,4

33,2

0,14

2002

11.784,6

9.865,0

1.919,6

35,8

0,14

2003

12.095,0


10.005,0

2.090,0

36,1

0,14

2004

12.306,9

10.088,3

2.218,6

36,7

0,15

2005

12.616,7

10.283,2

2.333,5

37,0


0,15

2006

12.663,9

10.177,7

2.486,2

38,2

0,15

2009

13.258,8

10.339,3

2.919,5

39,1

-

2010

13.388,1


10.304,8

3.083,3

39,5

-

Nguồn: [13&7]

13


Do nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút trong
thời gian qua đã kéo theo sự suy giảm về đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái
rừng nói chung.
Các hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên các hệ
sinh thái này hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều thách thức chủ yếu từ các hoạt
động kinh tế xã hội của con người và những biến động của sự thay đổi khí hậu của
trái đất. Diện tích rừng tự nhiên đang có chiều hướng suy giảm cả về số lượng và
chất lượng. Môi trường biển cũng đang bị tác động bới các hoạt động khai thác tài
nguyên như dầu khí, hải sản và cả ô nhiễm v.v.
1.2.2.2. Đa dạng về loài
Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực về bảo tồn đa dạng sinh học,
công tác điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học cũng được nhiều cơ quan Việt
Nam cũng như các tổ chức quốc tế thực hiện. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
thành phần loài động, thực vật, các hệ sinh thái đặc trưng. Các kết quả nghiên cứu
được tập hợp từ các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu cho thấy:
TT


Bảng 1.2. Thành phần loài sinh vật đã biết của Việt Nam
Nhóm sinh vật
Số loài đã xác định đƣợc

1

Thực vật nổi

Khoảng 2000

- Nước ngọt

1.438

- Biển

537

Rong

Khoảng 680

Nước ngọt

Khoảng 20

Biển

653


3

Cỏ biển

14

4

Thực vật ở cạn

16.428

Thực vật bậc thấp

2.681

Thực vật bậc cao

13.747

5

Thực vật ngập mặn

94

6

Động vật không xương sống ở


8.203

2

14


Nước ngọt

Khoảng 800

Biển

Khoảng 7000

Động vật nổi

657

Động vật đáy

Khoảng 6.300

7

Động vật không xương sống ở đất khoảng 1.000

8


Sán ký sinh

190

6

Côn trùng

7.700

7



Khoảng 3.500

Nước ngọt

Khoảng 1000

Biển

Khoảng 2500

8

Bò sát trên cạn

317


9

Bò sát biển (rắn biển, rùa biển)

21

10

Ếch – nhái

167

11

Chim

840

12

Thú

337

Thú biển

25

Thú trên cạn


312
Nguồn: [7]

Trong một khoảng thời gian ngắn từ 1992-2004, các nhà khoa học Việt Nam
đã cùng với một số tổ chức quốc tế đã phát hiện thêm 7 loài thú, 2 loài chim mới
cho khoa học.
- Sao la Pseudoryx nghetinhensis
- Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis
- Bò sừng xoắn Pseudonovibos spiralis
- Mang trường sơn Canimuntiacus truongsonensis
- Mang Pù hoạt Muntiacus puhoatensis
- Cầy Tây nguyên Viverra taynguyenensis
- Vooc xám Pygathrix cinereus
- Thỏ vằn Isolagus timminsis

15


- Khưới Ngọc linh Garrulax ngoclinhensis
- Khưới đầu đen Actinodora sodangonum
1.2.2.3. Đa dạng nguồn gen
Theo đánh giá của Jucovski (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm
nguồn gốc giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng thế
giới. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2009, Việt
Nam có 14 loài gia súc và gia cầm chính, bao gồm :
STT

Bảng 1.3. Các giống vật nuôi chủ yếu tính đến năm 2009
Giống
Tổng số

Giống nội
Giống nhập ngoại

1

Lợn

25

15

10

2



24

7

17

3



5

2


3

4

Trâu

3

2

1

5

Cừu

1

6

Thỏ

4

2

2

7


Ngựa

3

2

1

8



40

17

23

9

Vịt

14

5

9

10


Ngan

14

5

9

11

Ngỗng

5

2

3

12

Cá sấu

2

2

0

13


Đà điểu

2

0

2

1

Nguồn : [7]
Các loài cá nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập và thuần dưỡng ở Việt
Nam khoảng 50 loài. Trong đó có 35 loài cá cảnh còn lại là các loài cá nuôi lấy thịt.
Các giống cây trồng ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Hiện nay đã
thống kê được 802 loài cây trồng phổ biến thuộc 79 họ.
Loài người hiện nay đang tiêu dùng khoảng 40% năng suất sơ cấp của trái
đất (năng lượng mặt trời được chuyển đổi qua quá trình quang hợp). Nhiều ngành

16


kinh tế đã và đang có các tác động trực tiếp lên các khu bảo tồn, như nông nghiệp,
chăn nuôi, thuỷ sản, công nghiệp gỗ, buôn bán các loài động thực vật hoang dã, sản
xuất năng lượng, sử dụng nước ngọt v.v.
Bảng 1.4. Số lƣợng giống cây trồng đƣợc công nhận từ năm 1997 đến tháng
7/2011
TT
Loài cây trồng
1997-2005

2006-7/2011
1

Lúa

156

75

2

Ngô

47

58

3

Khoai lang

9

1

4

Khoai tây

8


3

5

Khoai sọ

1

-

6

Sắn

2

3

7

Đậu tương

22

9

8

Lạc


14

4

9

Đậu xanh

7

7

10

Vừng

1

-

11

Cà chua

14

7

12


Cải bắp

3

-

13

Cải ăn lá

2

15

14

Cải củ

2

-

15

Dưa hấu

3

1


16

Dưa chuột

3

1

17

Bầu, bí ngô, bí xanh

-

3

18

Đậu leo

1

1

19

Đậu Hà Lan

2


1

20

Ớt

1

1

21

Rau thơm

-

7

22

Hoa

2

2

23

Xoài


5

1

17


×