Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ứng dụng CNTT trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.26 KB, 5 trang )

THAM LUẬN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CNTT
TRONG DẠY HỌC
Như chúng ta đã biết ứng dụng CNTT trong dạy học là việc ứng dụng
những thành tựu của CNTT một cách phù hợp và hiệu quả, nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học.
- Ứng dụng CNTT trong dạy học không chỉ hiểu theo nghĩa đơn giản là
dùng máy vi tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện
tử ở trên lớp. Ứng dụng CNTT phải được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt
động liên quan đến giáo dục và đào tạo; liên quan đến công việc của người làm
công tác giáo dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ, tìm
kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tập. Việc ứng dụng CNTT
không chỉ dừng ở mức trình chiếu bằng các phần mềm quen thuộc như
Powerpoint mà cần sử dụng nhiều ứng dụng bổ trợ khác.
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học sau đây tôi xin chia
sẽ một số kinh nghiệm của bản thân qua tham luận: “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học”.
1. Tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên tại trường THPT
Số 2 Đakrông.
1.1. Đội ngũ giáo viên và tình hình học sinh.
- Toàn trường hiện có 51 giáo viên giảng dạy 25 lớp (trong đó có 14 lớp
THPT và 11 lớp THCS). Đội ngũ giáo viên đa số còn rất trẻ, năng động có năng
lực tốt về CNTT. Đa số giáo viên đều có máy tính xách tay và được kết nối
Internet.
- Giáo viên trong bộ môn đều ở xa và do điều kiện ăn, ở, đi lại cũng như
công tác giảng dạy khó khăn nên một số giáo viên chưa yên tâm công tác lâu
dài. Chưa thực sự đầu tư cho việc ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy.
- Trình độ nhận thức học sinh còn hạn chế, nhiều em chưa có ý thức trong
học tập, rèn luyện, hay nghỉ học, tình trạng bỏ học giữa chừng vẫn còn xảy ra



nên gặp nhiều trở ngại trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Điều kiện kinh tế
gia đình khó khăn nhiều em phải dành thời gian phụ giúp gia đình nên các em
chưa sắp xếp được nhiều thời gian học tập ở nhà. Theo điều tra thì trung bình
mỗi lớp chỉ có khoảng 3 học sinh có máy tình nên việc học trực tuyến hay tìm
hiểu kiến thức học tập qua mạng còn rất ít.
1.2. Năng lực sử dụng CNTT của cán bộ giáo viên
- Trình độ tin học của đội ngũ giáo viên trong các nhà trường không đồng
đều; một số ít giáo viên lớn tuổi chỉ mới tiếp cận sử dụng CNTT, tự nghiên cứu
học tập sử dụng máy vi tính chứ chưa được đào tạo cơ bản nên còn hạn chế về
một số những kỹ năng cơ bản như kỹ năng soạn thảo; kỹ năng tổng hợp tính
toán; kỹ năng khai thác nguồn tư liệu trên mạng; kỹ năng sử dụng máy móc thiết
bị…do vậy ngại tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, ngại đổi mới trong ứng
dụng CNTT trong giảng dạy, điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được
đưa vào quá trình dạy học vẫn chưa phát huy hiệu quả; một số giáo viên trẻ sử
dụng thành thạo thiết bị CNTT nhưng do thiếu kinh nghiệm giảng dạy nên chưa
tạo được sự đổi mới phương pháp dạy-học.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học
trong đội ngũ giáo viên chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng lạm
dụng CNTT trong các tiết dạy trên lớp, đưa tiết dạy thành tiết trình chiếu kiến
thức trên màn hình; một số giáo viên khi thiết kế bài giảng bằng PowerPoint đã
sử dụng những hình ảnh, font chữ, màu chữ lòe loẹt, hoặc những hiệu ứng
không hợp lý làm cho học sinh chú ý nhiều vào hiệu ứng mà sao lãng nội dung
bài học.
- Công việc ứng dụng CNTT chưa thực sự là đam mê thường xuyên của
đội ngũ giáo viên, nhiều khi làm theo phong trào, chỉ thực hiện khi tham gia các
cuộc thi “thiết kế bài giảng, thiết kế giáo án điện tử” và các tiết Hội giảng, thi
giáo viên dạy giỏi.
1.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ ứng dụng CNTT
- Cơ sở vật chất của nhà trường có sự đầu tư về Internet, tivi phần nào đáp
ứng được nhu cầu dạy học có ứng dụng CNTT.



- Tuy vậy hệ thống máy tính và các thiết bị, máy chiếu: không đồng bộ
chắp vá, cũ, cấu hình thấp chỉ dùng để dạy học cho những modul tối thiểu, khó
để triển khai các hoạt động giảng dạy và học trực tuyến trên mạng Internet hay
tham gia các bài học trên mạng trường học kết nối.
Qua phân tích ở trên, đã phần nào có được một cái nhìn tổng quát về
thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học cho học sinh hiện nay. Từ đó
tìm ra những hình thức ứng dụng CNTT phù hợp trong quá trình dạy học ở nhà
trường nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
chủ động của người học. Và bản thân tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
2. Một số giải pháp
2.1. Thành thạo và sử dụng những tính năng nâng cao của các ứng dụng
như: Powerpoint, ProShowGold, mộ số phần mềm làm Video, làm thí nghiệm
ảo…)
- Xây dựng đội ngũ cốt cán ứng dụng CNTT trong tổ chuyên môn:
Phân công cho một tổ chuyên môn có ít nhất một giáo viên có đủ năng lực
và tâm huyết phụ trách công việc này, sẵn sàng tạo điều kiện cho giáo viên học
tập và tham gia các buổi họp tổ, hội thảo cấp tổ tập huấn để nâng cao năng lực
ứng dụng các ứng dụng trên.
Với các tổ chuyên môn, mỗi tổ cử một giáo viên chịu trách nhiệm chính
để được tập huấn và hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ công tác soạn giảng với CNTT.
- Tổ chức tập huấn đại trà
Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm
hỗ ở trên. Các lớp tập huấn này được tổ chức theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn
nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá
trình soạn giảng hàng ngày và phải bắt đầu từ những kỹ năng đơn giản nhất như
cách tra cứu và tìm kiếm thông tin, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử
dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, các bước
soạn một bài trình chiếu, cách thiết kế thí nghiệm, tạo phim bằng ProShowGold



… mà báo cáo viên đến các thành viên trong tổ chính là đội ngũ cốt cán của
trường.
Điều quan trọng là phải có cách động viên giáo viên tích cực tự học,
khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi
với đồng nghiệp; tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
2.2. Phải có thư viện riêng cho cá nhân liên quan đến chuyên môn của mình:
- Để có thể giải quyết các vấn đề đã nêu ở trên, giáo viên tải các tư liệu ở
internet, và cần có máy ảnh hoặc máy điện thoại thông minh chụp lại các tư liệu
hình ảnh ở sách báo, hình ảnh trong thiên nhiên… liên quan đến bài dạy lưu vào
máy tính, USB hoặc vào đĩa VCD. Sử dụng các phần mềm có khả năng để trình
diễn để chiếu tranh, ảnh, băng hình lên.
- Lưu ý khi tập hợp ảnh tư liệu: Việc tập hợp ảnh tư liệu tuy là công việc
nhỏ nhưng nếu chúng ta chú tâm tới vấn đề này thì việc sử dụng sau đó sẽ rất
thuận tiện phong phú.
- Cần lưu ý khi lưu: khi lưu các tư liệu trên máy vi tính cần phân theo
từng loại tư liệu khác nhau, mỗi loại được đặt trong một thư mục (Folder) riêng,
và đặt tên file rõ ràng để dễ tìm kiếm và sử dụng nó hiệu quả nhất.
2.3. Cách soạn giáo án có chất lượng.
- Để một bài soạn dạy có chất lượng giáo viên phải suy nghỉ tìm tòi, sáng
tạo trong cách soạn, để làm được điều này thì người giáo viên phải viết một kịch
bản trước khi chúng ta bắt tay vào soạn, như người đạo diễn dàn dựng một bộ
phim, trong kịch bản đó có những nhân vật nào, nhân vật nào là chính và nhân
vật nào là phụ, nhân vật nào xuất hiện trước…phải biết chắt lọc chọn thời điểm
để đưa ra trình diễn cho phù hợp.
- Hơn nữa giáo viên phải hiểu rõ tình hình của học sinh, năng lực tiếp thu
của học sinh như thế nào? Ngoài ra trong quá trình dạy học giáo viên cần có
định hướng cho học sinh cách tìm tòi tư liệu, kiến thức học tập qua Internet.
2.4. Thiết kế trình diễn ảnh tư liệu phục vụ bài giảng:



Để trình diễn slied hình ảnh, video một cách sinh động, có chú thích, âm
thanh, nghe nhìn, ta có thể sử dụng phần mềm PowerPoint, E Learning,
ProShowGold ... Đây là phần dễ sử dụng, tiện ích cho việc thuyết trình, giảng
dạy.
Khi thiết kế bài giảng giáo viên phải sử dụng kênh hình, kênh chữ, âm
thanh, hài hòa, hợp lý. Tránh lạm dụng công nghệ thông tin, chúng ta đưa vào
đúng lúc đúng nơi thì bài giảng có hiệu quả cao, học sinh lĩnh hội kiến thức tốt.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung, điều cần
thiết đối với tình hình thực tế hiện nay. Song phương pháp, phương tiện có đổi
mới như thế nào đi nữa thì cái đích cuối cùng vẫn phải là kết quả mà học sinh
tiếp thu được, nó phải chứng minh được sự vượt trội so với dạy truyền thống…
Trên đây là bản tham luận của tổ Năng khiếu, rất mông các đồng chí trong
hội dồng sư phạm góp ý để bản tham luận hoàn chỉnh hơn, thiết thực hơn.
Cuối cùng xin chúc hội thảo thành công tốt đẹp, chúc quý thầy cô sức
khỏe.
Xin cảm ơn !
Đakrông, ngày 16 tháng 10 năm 2018
NGƯỜI TRÌNH BÀY THAM LUẬN
Lê Thiên Hoàng



×