Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.55 KB, 9 trang )

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
STUDY THE IMPACT OF FACEBOOK ON THE LEARNING
ACTIVITIES OF STUDENTS IN DA NANG VOCATIONAL TRAINING
COLLEGE TODAY
ThS. Lê Đức Thọ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng

Tóm tắt - Bài viết trình bày khái quát về những tác động của mạng xã hội
Facebook đến hoạt động học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng và
đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những lợi ích mà mạng xã hội Facebook
đem lại, đồng thời là cơ sở để nhà trường, giảng viên và sinh viên đưa ra khuyến
nghị khắc phục những tác động tiêu cực đến hoạt động học tập của sinh viên
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay.
Từ khóa: Cao đẳng Nghề Đà Nẵng; mạng xã hội Facebook; sinh viên.
Abstract - This article presents an overview of the effects of Facebook on the
learning activities of Da Nang Vocational Training College students and offers
some recommendations to promote the benefits of social networking Facebook, At
the same time, the school, lecturers and students make recommendations to
overcome the negative impact on the learning activities of students of Danang
Vocational Training College today.
Keywords: Da Nang Vocational Training College; Facebook; students.
1. Mở đầu
Ngày nay, với nhịp sống hiện đại, công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã
tạo điều kiện và cơ hội cho con người ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới kết nối lại
với nhau thành một mạng lưới thông qua internet, đặc biệt là mạng xã hội. Mạng xã
hội dần trờ thành thói quen giải trí, tiêu khiển của giới trẻ, tiêu biểu là học sinh, sinh
viên. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội Facebook không chỉ dừng lại ở mức độ
giải trí mà còn có tác động lớn đến tâm lý, lối sống, hành vi và cách ứng xử của sinh
viên trong các mối quan hệ. Mạng xã hội Facebook lôi cuốn đông đảo sinh viên


Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng tham gia, xem đó là phần không thể trong cuộc
sống và việc sử dụng nó đã trở thành một thói quen hằng ngày. Bên cạnh những lợi
ích mà mạng xã hội Facebook mang lại, thì nó cũng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt
động học tập của sinh viên. Vì vậy, việc nghiên cứu những tác động của mạng xã
hội Facebook tới hoạt động học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng,
từ đó để xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao các tác động tích cực và hạn chế
những tác động tiêu tới hoạt động học tập của sinh hiện nay là việc làm cần thiết.
2. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
1


Nghiên cứu tác động của mạng xã hội Facebook đến hoạt động học tập của sinh
viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện thông qua việc nghiên cứu lý luận về mạng xã hội
Facebook, kết hợp phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh, tổng hợp.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát 140 sinh viên đang
theo học tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, trong đó, 46 sinh viên năm thứ 1, 51
sinh viên năm thứ 2 và sinh viên năm thứ 3; có 22 sinh viên khoa Công nghệ ô tô,
26 sinh viên khoa Công nghệ thông tin, 18 sinh viên khoa Kinh tế, 34 sinh viên
khoa Du lịch, 21 sinh viên khoa May – Thiết kế thời trang và 19 sinh viên khoa Tự
động hóa; có 52 sinh viên nữ và 88 sinh viên nam. Thời gian nghiên cứu từ tháng 5
đến tháng 6 năm 2018 tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Khái quát chung về mạng xã hội Facebook
Mạng xã hội là thuật ngữ phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân
với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, cho phép người dùng tiếp
nhận, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mạng xã hội là tập hợp
các cá nhân với các mối quan hệ về một hay nhiều mặt được gắn kết với nhau.

Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên gọi
Facemash. Mark Zuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Harvard, đã dựng nên
Facemash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003.
Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại học
Harvard, và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại
Harvard đã đăng ký dịch vụ này. Eduardo Saverin (lĩnh vực kinh doanh), Dustin
Moskovitz (lập trình viên), Andrew McCollum (nghệ sĩ đồ họa), và Chris Hughes
nhanh chóng tham gia cùng với Zuckerberg để giúp quảng bá website. Vào tháng 3
năm 2004, Facebook mở rộng sang Stanford, Columbia, và Yale. Việc mở rộng
tiếp tục khi nó mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy League và khu vực Boston,
rồi nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ. Vào tháng 6 năm 2004,
Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto, California. Công ty đã bỏ chữ The
ra khỏi tên sau khi mua được tên miền facebook.com vào năm 2005 với giá
200.000 USD.
Mạng xã hội Facebook có những tính năng phổ biến có thể kể đến như: kết bạn,
tìm bạn, tạo nhóm (groups), chia sẻ hình ảnh/video dễ dàng, có nhiều ứng dụng,
games đa dạng và tính năng thiết lập quyền riêng tư. Mạng xã hội có những tác
động đến cuộc sống của mỗi cá nhân, xã hội. Đặc biệt là những người trẻ, những
người đang sử dụng mạng xã hội hàng ngày, hàng giờ. Mạng xã hội đã làm thay đổi
thói quen của nhiều người và hình thành những thói quen, lối sống, văn hóa mới ở
một bộ phận lớn người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội Facebook,
đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Facebook vào Việt Nam năm 2008 và sự gia tăng lượng người sử dụng Việt Nam
nhanh hàng đầu của thế giới. Ví dụ, có 1,8 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook
trong năm 2009. Vào năm 2010 con số này đã tăng lên 2,9 triệu người đã sử dụng
facebook, số người tăng gần 2 lần so với năm 2009. Việt Nam hiện đang đứng thứ
2


14 thế giới về dân số (95 triệu dân), nhưng đứng thứ 7 về lượng người dùng

Facebook với hơn 50 triệu người dùng.
Facebook nhanh chóng được đón nhận bởi giới sinh viên, nhóm độ tuổi có tần
suất hòa nhập xã hội nhiều nhất, do đó Facebook phát triển rộng khắp, thu hút toàn
bộ sinh viên các trường đại học và sau này là cả học sinh trung học. Khi tham gia
Facebook, người dùng có thể kết nối hoàn toàn miễn phí với bạn bè trên thế giới.
Facebook cho phép truy cập trang các nhân của bạn bè và cả bạn bè của họ.
Facebook cũng cho phép người dùng có thể tham gia các nhóm hoặc mạng lưới.
Mạng lưới thường do các thành phố, trường học, công ty hoặc tổ chức lập ra. Các
nhóm thường do một hoặc nhiều cá nhân hoặc công ty bảo trợ để thu hút các thành
viên có cùng mối quan tâm. Các nhóm được phếp lập bàn thảo luận, chia sẻ ảnh,
đăng tải video và cả quảnh lý danh sách email. Trong mọi trường hợp, mục đích
chính vẫn là gặp gỡ và giữ liên lạc với bạn bè trên khắp thế giới bằng các công cụ
trên Facebook. Các hoạt động trên Facebook bao gồm cập nhật tiểu sử, chia sẻ cập
nhật về hoạt động thường nhật thông qua “trạng thái” (status) mà bạn bè của người
dùng có thể nhìn thấy, ghé thăm trang cá nhân của bạn bè để viết thông điệp trên
“tường” (wall) cũng như tham gia các bàn thỏa luận do các nhóm hoặc các mạng
lưới khác lập ra.
Facebook đã thay đổi cuộc sống con người, ít nhất là trong cách mọi người giao
tiếp. Cùng với sự lây lan của các mạng xã hội, các mối quan hệ đã trở nên gần gũi
hơn và rộng hơn so với trong quá khứ, và các trang web xã hội đã trở thành một
phần không thể tách rời của cuộc sống với tác động tích cực và tiêu cực của nó. Một
số chuyên gia tin rằng với sự giúp đỡ của các trang web, các mối quan hệ đã bước
vào một giai đoạn mới và mọi người có thể nhận biết nhau tốt hơn và nhanh hơn.
Mặt khác, Facebook đã tạo ra nhiều vấn đề, đặc biệt là đối với sinh viên. Do đó, nếu
chúng ta có thể biết Facebook ảnh hưởng đến học tập của sinh viên như thế nào, sau
đó chúng ta có thể tận dụng Facebook như một công cụ học tập hiệu quả.
Đối với nhiều bạn trẻ, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”. Ngoài việc
có tác động giải trí, mạng xã hội Facebook còn là nơi sinh viên sử dụng vì mục đích
học tập, trao đổi thông tin học tập. Nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy, lại
trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập. Có nhiều sinh viên

mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành.
Nhiều sinh viên sau khi quay lại bàn học vẫn “lưu luyến” mà không thể tập trung.
Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, nếu
biết sử dụng một cách hiệu quả thì Facebook còn tạo môi trường tốt cho sinh viên
mở rộng kiến thức về nhiều lĩnh vực học thuật cũng như trong cuộc sống. Bài viết
dưới đây xin trình bày một số tác động của mạng xã hội Facebook đến hoạt động
học tập của sinh viên.
3.2. Tác động của mạng xã hội Facebook đến hoạt động học tập của sinh viên
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
3.2.1. Những tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đến hoạt động học tập
của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay
Từ công cụ gửi thư đầu tiên được ra đời vào năm 1971, đến nay thế giới đã có
trên 150 mạng xã hội lớn nhỏ, có cái phổ biến toàn cầu như Facebook, Youtube,
3


Twitter,… hoặc những cái chỉ hoạt động trong phạm vi 1 nước hoặc một nhóm
người như weibo dành cho những người Trung Quốc, Orkut phổ biến ở khu vực
Nam Mỹ, CyWorld ở Hàn Quốc, Mixi của Nhật Bản và ở Việt Nam chúng ta có
Zingme, Yume, Zalo… Và trong hơn 10 năm trở lại đây, các mạng xã hội ngày càng
phổ biến hơn, không chỉ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, thói
quen hằng ngày của nhiều người mà còn là một thành tố quan trọng trong nền kinh
tế hiện tại. Mạng xã hội xuất hiện ở nước ta từ năm 2004, 2005, nhưng thuật ngữ
“mạng xã hội” chính thức được đề cập đến ở nghị định 72/TTCP ban hành tháng 7
năm 2013 [2].
Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng là những người đang trong độ tuổi
năng động, thích khám phá, tìm hiểu giao lưu và kết bạn; vì vậy, việc họ sử dụng
các mạng xã hội cũng là điều tất yếu trong xã hội hiện đại. Theo kết quả khảo sát
sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, khi được hỏi “Bạn có sử dụng các
mạng xã hội không?”, kết quả cho thấy 100% sinh viên đều sử dụng các mạng xã

hội. (xem bảng 1)
Bảng 1. Mức độ sử dụng các mạng xã hội của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng
Mức độ sử dụng
Mạng xã
Thường
Không sử
Thỉnh thoảng
hội
xuyên
dụng
SL
%
SL
%
SL
%
11
Facebook
81,4
0
0
26
18,6
4
Instagram
51
36,4
52
37,1

37
26,5
10
Zalo
77,1
9
6,4
23
16,5
8
Viber
22
15,7
62
44,3
56
40
11
Youtube
80
0
0
28
20
2
Twitter
31
22,1
54
38,6

55
39,3
Wechat
3
2,1
117
83,6
20
14,3
(Nguồn: Số liệu so tác giả khảo sát tổng hợp)
Kết quả trên có thể thấy, mức độ sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Trường Cao
đẳng Nghề Đà Nẵng rất phổ biến, trong đó, Facebook, Youtube, Zalo.. là những trang
mạng xã hội được sinh viên sử dụng thường xuyên. Việc sử dụng các mạng xã hội,
nhất là Facebook đem đến cho sinh viên nhiều cơ hội học hỏi, giao lưu nhưng đồng
thời cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thời gian, hoạt động học tập của họ.
Mục đích sử dụng mạng xã hội cũng không chỉ đơn thuần là chia sẻ tin tức, mà
còn được người dùng sáng tạo và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Khi hỏi về
mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên thì có 48/140 sinh viên dùng
Facebook để chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh; 45/140 sinh viên dùng
Facebook nhằm mục đích giao lưu, kết nối bạn bè; 21/140 sinh viên dùng Facebook
để giải trí sau những giờ học căng thẳng mệt mỏi và 26/140 sinh viên sử dụng
Facebook để cập nhật thông tin học tập của lớp, tìm kiếm các nguồn tài liệu học tập.
4


Đa số sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook vào những mục đích: chia sẻ, cập
nhật thông tin và hình ảnh; kết nối, giao lưu, trò chuyện, nhắn tin với bạn bè, người
thân; có 18,6% sinh viên dùng mạng xã hội Facebook vào mục đích học tập, tìm
kiếm các thông tin, tài liệu phục vụ hoạt động học tập. Đây cũng là một dấu hiệu
tích cực, giúp sinh viên có thể tìm hiểu các thông tin học tập từ bạn bè trong lớp,

giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.
40
35
30
25
20
15
10
5
0
Cập nhật thông tin, hình ảnh giải trí

Biểu đồ 1. Mục đích sử mạng xã hội Facebook của sinh viên Trường Cao đẳng
Nghề Đà Nẵng
Như vậy, sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng đã biết cách sử dụng mạng
xã hội Facebook một cách hiệu quả nhất. Đa phần các bạn sinh viên truy cập vào
mạng xã hội Facebook với mục đích lành mạnh. Họ sử dụng mạng xã hội Facebook
là nơi để cung cấp thêm cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản thân, là
nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ chia những bất hạnh, niềm vui của những
người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đáng
thương, cần sự trợ giúp của xã hội. Trên cơ sở đó nhiều bạn trẻ đã lập ra các trang
web là nơi để kêu gọi đóng góp tiền, gạo và cả hiến máu nhân đạo giúp cho người
nghèo, người bệnh. Có rất nhiều bạn trẻ cũng sử dụng mạng xã hội Facebook là nơi
quảng cáo, kinh doanh và các hoạt động buôn bán khác rất hiệu quả đem lại nguồn
thu nhập cao.
Đối với sinh viên, những tiện ích mà mạng xã hội Facebook mang lại như sử
dụng nó trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Sinh viên thông
qua mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích,
cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới thực
hiện những hành động có ý nghĩa tích cực như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân

những ngày lễ, tết, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành
mạnh; nhiều nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao biên
giới hẻo lánh. Không chỉ vậy, rất nhiều sinh viên từ các trường đại học khác nhau
trên mọi miền tổ quốc đã lập ra những trang giúp đỡ nhau học tập tiếng Anh hoặc
các môn học chuyên ngành. Đây là một trong những kênh giúp các bạn nâng cao
hiệu quả học tập, chia sẻ kiến thức và tài liệu.
5


Qua phân tích cho ta thấy việc sử dụng mạng xã hội Facebook có ảnh hưởng tích
cực đến kết quả học tập của sinh viên hiện nay. Điều cần lưu ý là, sinh viên cần biết
cách sử dụng Facebook một cách hợp lý để phát huy tối đa những lợi ích mà mạng
xã hội Facebook đem lại.
3.2.2. Một số tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook đến hoạt động học
tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay
Bên cạnh những mặt tích cực thì việc sử dụng mạng xã hội Facebook cũng gây ra
những tác động không tốt đối với sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên sử
dụng Facebook một cách thường xuyên (bất kì thời gian nào trong ngày, chiếm
34,9%). Tác động tiêu cực lớn nhất mà nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đó là việc
tốn thời gian (chiếm 52,4%). Khoảng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày từ 1 - 3
giờ đồng hồ và trên 3 tiếng đồng hồ chiếm đa số câu trả lời trong cuộc khảo sát
(41,3% và 30,2%). Bên cạnh đó, sinh viên nhà trường cũng nhận thức được những
tác động tiêu cực đến tâm lý, sinh lý của bản thân do việc lạm dụng Facebook như:
nghiện Facebook dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, công việc học
tập và dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu.
Sinh viên dành khá nhiều thời gian cho việc truy cập Facebook, hạn chế các cuộc
gặp gỡ, các hoạt động thực tế như: giao lưu, kết bạn, chia sẻ và học hỏi từ cuộc sống
xung quanh. Những cuộc giao tiếp ảo đó làm hạn chế khả năng giao tiếp, ứng xử
trong đời sống thường ngày của nhóm đối tượng được khảo sát vì Facebook là nơi
không quan sát được thái độ của người nghe. Ngoài ra, trên Facebook còn có những

đối tượng phát ngôn những lời lẽ thiếu văn hóa cũng tác động đến ý thức và khả
năng ứng xử của các đối tượng tham gia. Thậm chí có những bạn sử dụng mạng xã
hội Facebook để nói xấu bạn bè và thầy cô. Với những đối tượng thường sử dụng
Facebook dưới 1 tiếng đồng hồ thì sẽ không bị tác động quá lớn khi thiếu Facebook.
Còn với những đối tượng thường sử dụng Facebook từ 1 - 3 tiếng đồng hồ hoặc trên
3 tiếng đồng hồ thì sẽ phải chịu tác động lớn khi không sử dụng Facebook như: tốn
thời gian, học tập sa sút, rơi vào trạng thái lệ thuộc, mất phương hướng.
Có những thảo luận liên quan đến mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội
Facebook và kết quả học tập của sinh viên. Có người cho rằng internet hay cụ thể là
mạng xã hội giúp sinh viên học tốt hơn, nhưng cũng có ý kiến cho rằng internet
khiến sinh viên sao nhãng việc học tập dẫn đến việc sa sút kết quả học tập. Đóng
góp vào tranh luận này, nghiên cứu này phân tích theo hai hướng. Thứ nhất, tính
thời gian sử dụng internet trung bình của những sinh viên với kết quả học tập khác
nhau, nghiên cứu này cho thấy sinh viên truy cập internet càng nhiều, kết quả học
tập càng kém. Cụ thể, những sinh viên có học lực giỏi/xuất sắc có số giờ truy cập
bình quân là 17,6 giờ/tuần, trong khi đó những sinh viên học yếu/kém có số giờ truy
cập internet bình quân đến 31,9 giờ/tuần. Thứ hai, tính tỉ lệ từng mức độ thời lượng
truy cập theo học lực sinh viên cũng cho kết quả tương tự, cụ thể rất ít sinh viên học
xuất sắc/giỏi mà truy cập internet quá nhiều trên 4 giờ/ngày (chỉ chiếm tỷ lệ 9,1%),
trong khi đó có đến 50% sinh viên yếu kém truy cập trên 4 giờ/ngày.
Như vậy, dù sinh viên đánh giá cao vai trò của mạng xã hội Facebook và trải
nghiệm về mặt mặt tích cực nhiều hơn, nhưng tác động quan trọng nhất của internet
đối với sinh viên liên quan đến kết quả học tập lại nhận được một kết quả tiêu cực,
6


cụ thể “sử dụng Facebook càng nhiều, kết quả học tập càng thấp”.
2.3. Một số khuyến nghị phát huy mặt tích cực và hạn chế những tác động
tiêu cực của mạng xã hội Facebook đến hoạt động học tập của sinh viên
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng hiện nay

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều trang
MXH điển hình là Facebook, sinh viên có nhiều cơ hội tham gia vào thế giới thông
tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác
nhau. Vấn đề đặt ra là cần phải quản lý, định hướng việc sử dụng mạng xã hội
Facebook như thế nào để đem đến hiệu quả thật sự cho sinh viên và hạn chế những
mặt tiêu cực.
Đối với sinh viên: những người dùng Facebook nói riêng và mạng xã hội nói
chung cần nâng cao kỹ năng quản lý thời gian, hành vi của mình trong môi trường
mạng xã hội.
Sinh viên cần sắp xếp thời gian dành cho học tập và thời gian sử dụng mạng xã
hội; lựa chọn và biết cách chọn lọc những thông tin phù hợp để phục vụ cho bản
thân; tránh để các thông tin tiêu cực, những trang mạng không lành mạnh ảnh
hưởng đến đời sống và hành vi của sinh viên.
Tự hoạch định cho bản thân khung thời gian hợp lí, cân bằng được giữa công
việc, học tập và giải trí. Chỉ dành thời gian cho Facebook khi bạn cần trao đổi công
việc, học tập và thật sự rãnh rỗi hay muốn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Mọi tác động của Facebook nảy sinh ra đều do ý thức của người sử dụng, nếu ý
thức không tốt sẽ dẫn đến những hành vi xấu. Vì thế, trước khi chia sẻ bất cứ nội
dung gì lên Facebook, mỗi cá nhân phải xem xét nó có hại gì cho ai hay không,
đừng chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà làm ảnh hưởng đến người khác. Và đặc biệt,
các bạn sinh viên phải có thái độ nghiêm túc trước mọi vấn đề.
Đối với gia đình, nhà trường và xã hội: Đối với gia đình, cha mẹ cần
dành thời gian để lắng nghe và quan tâm đến việc sử dụng mạng xã hội của
con. Cha mẹ nên xây dựng một mối quan hệ tin tưởng với con cái và hơn
hết, cha mẹ cần tìm hiểu vai trò mạng xã hội và hiểu rằng việc sử dụng
mạng xã hội đúng đắn là có lợi cho việc thiết lập các mối quan hệ, cập nhật
và trao đổi thông tin học tập.
Nhà trường cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho sinh viên về
việc sử dụng mạng xã hội Facebook một cách có ích, mang lại hiệu quả tốt
và ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn của việc chia sẻ thông tin cá nhân

lên Facebook.
Các nhà quản lý các cấp, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương
nên tạo sân chơi giải trí lành mạnh; giáo dục, tuyên truyền về những tác hại
từ việc sự dụng mạng xã hội Facebook không đúng cách. Từ đó, hướng các
bạn sinh viên không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội Facebook, giúp cho
sinh viên xây dựng nhiều mối quan hệ trong xã hội để trau dồi những kĩ
năng giao tiếp, ứng xử.
Ngoài ra, xã hội cũng cần có những định hướng và giúp đỡ giới trẻ, đặc
biệt là các bạn sinh viên tham gia vào các hoạt động thực tế, có ích cho bản
thân và cộng đồng. Việc đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị,
7


nâng cao tầm nhận thức của sinh viên về các vấn đề chính trị, xã hội sẽ từng
bước giúp sinh viên có được bản lĩnh vững vàng xử lý được những thông tin
tiếp cận.
4. Kết luận
Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã, đang và
sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú vị,
tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên, mạng xã hội
Facebook cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo lắng. Vì thế, mỗi
sinh viên nên hiểu rõ những biện pháp từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào
mạng xã hội Facebook một cách tích cực nhất. Điều này sẽ giúp cho mỗi cá nhân
nhận thấy Facebook hữu ích hơn và có thể kiểm soát tốt những hoạt động “không
tên” trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, mỗi cá nhân nên thể hiện trách nhiệm
trong việc nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với cộng đồng
mạng nói chung và sinh viên nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Lê Hòa An (2013), “Hành vi sử dụng Facebook của con người - Một
thách thức mới cho tâm lý học hiện đại”, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm Thành

phố Hồ Chí Minh, số 49.
[2]. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định về
quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên mạng số
72:2013/NĐ-CP.
[3]. Trần Hữu Luyến - Bùi Thị Minh Đức - Bùi Thị Hồng Thái (2015), Sách
chuyên khảo “Mạng xã hội với sinh viên”, Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội.

8




×