Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên gà Hyline Brown nuôi tại Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ và phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.23 KB, 55 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................vi
Chương 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn...........................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.........................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.........................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài...............................................................................3
2.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa và trao đổi chất ở gia cầm..................................3
2.1.2. Đặc tính chung của bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm................................5
2.1.3. Tác nhân gây bệnh cầu trùng gà..................................................................7
2.1.4. Vòng đời của cầu trùng gà.........................................................................10
2.1.5. Dịch tễ học bệnh cầu trùng gà...................................................................11
2.1.6. Bệnh lý lâm sàng.......................................................................................13
2.1.7. Phương pháp chẩn đoán bệnh cầu trùng gà...............................................19
2.1.8. Phòng trị bệnh cầu trùng gà.......................................................................20
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước...................................................24
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................24
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước..............................................................28
Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................................... 30
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................30

ii



3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................30
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................30
3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................30
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu phân.......................................................................30
3.4.2. Phương pháp kiểm tra mẫu phân...............................................................30
3.4.3. Phương pháp đánh giá cường độ nhiễm cầu trùng....................................31
3.4.4. Phương pháp theo dõi biểu hiện triệu chứng lâm sàng..............................32
3.4.5. Phương pháp mổ khám và xác định bệnh tích...........................................32
3.4.6. Phương pháp cạo niêm mạc đường tiêu hóa..............................................33
3.4.7. Phác đồ điều trị bệnh cầu trùng.................................................................34
3.6. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................35
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................36
4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà theo lứa tuổi.................................36
4.2. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng khi gà bị bệnh cầu trùng..................38
4.3. Tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo độ tuổi........................................................39
4.4. Bệnh tích gà mắc cầu trùng..........................................................................41
4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo niêm mạc đường tiêu hóa.............42
4.6. Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà................................................................44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................46
5.1. Kết luận........................................................................................................ 46
5.2. Đề nghị......................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................47
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà theo lứa tuổi.......................37
Bảng 4.2. Triệu chứng lâm sàng của gà bị nhiễm bệnh cầu trùng......................38

Bảng 4.3. Tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo độ tuổi.............................................39
Bảng 4.4. Bệnh tích gà mắc cầu trùng................................................................41
Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo niêm mạc đường tiêu hóa
.............................................................................................................................43
Bảng 4.6. Tỷ lệ xuất hiện noãn nang cầu trùng sau khi kết thúc liệu
trình điều trị.......................................................................................................44

iv


v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ chu kỳ sinh học phát triển của cầu trùng...................................11
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà theo lứa tuổi.................................37
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo lứa tuổi..................................40
Hình 4.3. Bệnh tích gà mắc cầu trùng.................................................................42
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo niêm mạc đường
tiêu hóa......................................................................................................44
Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ xuất hiện noãn ngang cầu trùng sau khi kết thúc liệu
trình điều trị...............................................................................................45

vi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta đã có những thay

đổi đáng kể và góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển của ngành nông
nghiệp, nâng cao mức sống cho người dân ở nông thôn cũng như thành thị.
Chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển,
cung cấp thực phẩm cho mỗi bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình, cung cấp
thực phẩm cho trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của
đàn gà thì tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp trong đó có bệnh
cầu trùng. Bệnh thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế
ở các trang trại nuôi gà theo hướng công nghiệp với mật độ cao. Loại kí sinh
trùng này phát triển trong đường ruột nặng thì gây chết và nhẹ gây ra những
tổn thương mô, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, tăng tính
mẫn cảm với các bệnh khác. Theo Dương Công Thuận (1995) [18 ] bệnh cầu
trùng còn làm tăng chi phí trong chăn nuôi. Theo Lê Văn Năm (2003) [11] ở
Việt Nam, bệnh đã và đang gây thiệt hại nhiều về kinh tế cho người chăn nuôi
do gây chết cao ở gà con (30-100%), giảm sản lượng trứng ở gà đẻ (20-40%),
giảm tốc độ lớn của gà, tiêu tốn thêm chi phí thức ăn, chuồng trại. Đặc biệt
nước ta hiện nay đã và đang nhập các giống gà ngoại, các gà giống siêu thịt
và siêu trứng để đưa vào sản xuất. Trong đó có giống gà Hyline Brown là một
trong những giống gà chuyên trứng cao sản và là loại gà đẻ trứng ổn định nhất
trên thế giới đang được nuôi rất phổ biến ở các trại công nghiệp. Giống gà này
đã được công ty TNHH ĐTK lựa chọn cho sản xuất trứng. Một công ty với
năng suất trứng lên đến 500.000 quả/ngày, gà được nuôi theo trại khép kín
nhưng cũng không tránh khỏi việc gà mắc bệnh cầu trùng vì gà nuôi quy mô
lớn, quy mô công nghiệp không có sân chơi nên rất mẫn cảm với các mầm
bệnh. Khi gà bị mắc bệnh cầu trùng sẽ gây chết, giảm tỷ lệ đẻ là nguyên nhân
làm cho giá thành sản xuất cao và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.


Tuy nhiên các nghiên cứu về bệnh cầu trùng trên giống gà Hyline Brown ở
trong nước chưa nhiều và công ty TNHH ĐTK còn rất rất ít.
Vì vậy, để góp phần hạn chế tác hại của bệnh cầu trùng gây ra trên đàn

gà, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng
trên gà Hyline Brown nuôi tại Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ và phác đồ
điều trị”
1.2. Mục tiêu đề tài
- Xác định được tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm bệnh cầu trùng trên gà
Hyline Brown nuôi tại công ty TNHH ĐTK.
- Xác định được mức độ ảnh hưởng của lứa tuổi tới tỷ lệ và cường độ
nhiễm cầu trùng trên gà nuôi tại công ty TNHH ĐTK.
- Xây dựng được phác đồ điều trị bệnh cầu trùng mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài là thông tin khoa học về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu
trùng trên gà Hyline Brown nuôi tại công ty TNHH ĐTK.
- Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo, phục vụ cho các nghiên cứu tiếp
theo tại công ty TNHH ĐTK.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng
trên gà từ đó đưa ra phác đồ điều trị nhằm giảm tỷ lệ chết và thiệt hại do bệnh
cầu trùng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa và trao đổi chất ở gia cầm
Gia cầm có nguồn gốc từ chim hoang dại. Gia cầm có bộ xương xốp
nhẹ và thân phủ lông vũ, chi trước biến thành cánh để bay, con cái đẻ trứng
sau khi ấp nở thì thành gia cầm con.
Gia cầm khác với động vật khác ở chỗ cường độ của các quá trình trao

đổi chất lớn, thân nhiệt cao từ 40-420C, gia cầm sinh trưởng nhanh.
Gia cầm có cấu tạo đầy đủ các cơ quan bộ phận như: hệ tiêu hóa, hô
hấp, bài tiết, tuần hoàn, sinh dục. Nhưng cấu tạo giải phẫu sinh lý gia cầm lại
có nhiều điểm khác với gia súc. Đặc biệt là hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ sinh
dục… trong đó:
Hệ hô hấp: của gia cầm gồm phổi không có màng phổi, nằm sâu trong
xương sườn nên trao đổi khí kém nhưng được bổ sung thêm hệ thống túi khí
có khả năng chứa oxy khi căng ra điều hòa thân nhiệt, giảm trọng lượng khi
bơi và bay. Có 9 túi khí (2 túi ở cổ, 2 túi ở ngực, 2 túi ở ngực sau, 2 túi ở bụng
và 1 túi ở xương đòn) 9 túi khí này có dung tích 130-150 ml lớn gấp 10 đến
12 lần dung tích ở phổi.
Hệ bài tiết: Do gia cầm không tiết mồ hôi nên hệ hô hấp bài tiết khí và
hơi nước. Thận hình dải gồm 3 thùy nằm sát 2 bên sống lưng, không có bể
thận, không có bàng quang, có 2 niệu quản đổ nước tiểu vào cuối trực tràng
sau đó được thải ra cùng phân. Sản phẩm thải ra có Nitơ màu xám trắng đặc
thù. Trong 24 giờ lượng nước tiểu gà thải ra 120 ml, vịt 277 ml.
Hệ tiêu hóa: Cũng có nhiều điểm khác về cấu tạo chức năng, nó bao
gồm: Khoang miệng, hầu, thực quản trên, diều, thực quản dưới, dạ dày tuyến,
dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt, tuyến tụy và gan.
Cấu tạo chức năng của bộ máy tiêu hóa cũng có những đặc điểm riêng
biệt. Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ, khoang miệng không có răng và môi. Mặt


trên lưỡi có những răng rất nhỏ hóa sừng hướng về cổ họng để đưa thức ăn về
phía thực quản, thức ăn không được nghiền nhỏ mà chỉ được nước bọt thấm
trơn để dễ nuốt. Thức ăn từ miệng vào thực quản, thực quản phình to tạo
thành diều, thức ăn được làm mềm, quấy trộn và tiêu hóa từng phần do các
men và vi khuẩn trong thức ăn, nhờ men Amylase tinh bột được phân giải
thành glucose. Ở gà không có phản xạ nôn, thức ăn ở diều không trở lại
miệng được.

Sau một thời gian lưu ở diều, thức ăn được làm mềm, nghiền nhỏ 1 đến
2 giờ, khi hạt có khối lượng khoảng 3 đến 4g và ngấm đủ nước thì xuống dạ
dày tuyến tiêu hóa bằng các men và không giữ lâu ở dạ dày tuyến với PH
4,5 - 5,8. Khi được dạ dày tuyến làm ướt, thức ăn chuyển xuống dạ dày cơ. Ở
dạ dày cơ diễn ra đồng thời hai quá trình tiêu hóa là tiêu hóa men và tiêu hóa
cơ học. Các men tiêu hóa được tiết ra từ dạ dày tuyến thấm vào thức ăn xuống
dạ dày cơ. Tại đây sự phân hủy protein diễn ra như sau:
Protein + H2O + HCl  Albumoz + Pepton
Dạ dày cơ không tiết dịch tiêu hóa, nhờ có cơ khỏe và màng sừng phát
triển mà thức ăn được nghiền nhỏ và trộn lẫn với dịch vị của dạ dày tuyến.
Axit Chlohydric tác động làm cho các protein trở nên căng phồng và nhờ có
men Pepsin, chúng được phân giải thành pepton và một phần thành axit amin.
Từ dạ dày cơ thức ăn đi vào ruột, thức ăn ở ruột non được trộn đều với
dịch ruột, trong dịch ruột có các men Amylase, Lipasse, Tripsin do tuyến tụy
tiết ra có tác dụng phân giải các chất dinh dưỡng cơ bản của thức ăn như
gluxit, protit và lipit (nguồn men tiêu hóa do tuyến tụy cung cấp). Ruột non có
các nhung mao để tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. Cuối tá tràng có
ống tụy và ống mật đổ vào.
Dịch mật có thể dễ dàng lên dạ dày cơ do có nhu động ngược để bảo vệ
lớp sừng. Dịch mật có chức năng nhũ tương hóa chất béo, hoạt hóa các men
của dịch tụy, kích thích tăng nhu động ruột, giúp nhung mao hấp thụ tốt chất


dinh dưỡng, diệt khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tổn thương và
ăn mòn.
Ở manh tràng quá trình phân giải gluxit, protit và lipit còn tiếp tục nhờ
men đường ruột tồn tại, men do vi sinh vật tiết ra rất ít, chủ yếu là quá trình
tái hấp thu lại nước, khoáng và vitamin. Đây là nơi duy nhất phân giải một
lượng nhỏ chất xơ (10-30%) bằng các men do vi khuẩn tiết ra. Gà tiêu hóa
chất xơ kém nên trong khẩu phần thức ăn không nên có quá 4-6% chất xơ,

nhưng trong khẩu phần không có chất xơ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Ở gà con thức ăn đi qua đường tiêu hóa 2-4 giờ, ở gà trưởng thành mất
4-5 giờ, ở gà đẻ trong giai đoạn không đẻ mất 8 giờ, gà mái ấp mất 12 giờ.Vì
vậy khi gà nuốt phải noãn nang cầu trùng thì noãn nang sẽ cùng thức ăn
xuống ruột non, ruột già và manh tràng. Do đó quá trình xâm nhập của cầu
trùng vào biểu bì ruột sẽ rất nhanh (trong vài giờ).
Trong bộ máy tiêu hóa của gà, hợp chất hữu cơ phức tạp sẽ được phân
giải thành các chất đơn giản như: Protit thành axit amin, gluxit thành đường
đơn, lipit thành glyxeril và axit béo. Những chất này sau khi hấp thu vào máu
được đưa tới các cơ quan, bộ phận trên cơ thể gà, chúng được dùng để tạo tế
bào mới, khôi phục tế bào già, tạo thành dịch tiêu hóa và cơ thể luôn xảy ra
quá trình phân giải, oxy hóa hợp chất hữu cơ phức tạp, để giải phóng năng
lượng duy trì thân nhiệt và hoạt động. Cường độ trao đổi chất phụ thuộc vào
chế độ dinh dưỡng và trạng thái cơ thể gà.
2.1.2. Đặc tính chung của bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm
Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [5] cho biết: Bệnh cầu trùng là bệnh
do đơn bào gây ra, mầm bệnh ký sinh ở đường tiêu hóa của gia súc, gia cầm,
thú rừng, bò sát, cá. Một số súc vật như: Trâu, bò, ngựa, dê, cừu, lợn, chó, thỏ,
gà, vịt, ngan, ngỗng… đều bị cầu trùng tác động gây bệnh.
Lê Văn Năm (2003) [11] cho biết: Bệnh có thể gây chết nhiều súc vật,
nhất là súc vật non. Bệnh gây tổn hại rất lớn đối với thỏ và gà (tỷ lệ chết cao
nhất ở thỏ con và gà lên đến 80-100%).


Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [5] thì bệnh cầu trùng gà được
coi là bệnh thứ hai sau bệnh do vi trùng gây nên. Đặc điểm quan trọng của
cầu trùng là vòng đời ngắn (5-7 ngày) và không cần ký chủ trung gian. Tỷ lệ
chết từ 50-70% số gà mắc bệnh.
Bệnh cầu trùng gây tổn thất lớn đối với gia cầm 1-3 tháng tuổi. Gà con
sau khi bị bệnh thì rất còi cọc chậm lớn, trọng lượng giảm 12-30% rất khó

phục hồi lại bình thường.
Cùng là gia cầm nhưng mỗi loài lại có một số loài cầu trùng ký sinh
riêng. Cầu trùng gà không ký sinh ở ngan, ngỗng... trên cùng cơ thể nhưng
mỗi loài cầu trùng lại ký sinh trên một vị trí nhất định: Cầu trùng ký sinh ở
manh tràng, không ký sinh ở ruột non và ngược lại. Ở gà mọi lứa tuổi đều bị
nhiễm cầu trùng, nhưng ở mỗi lứa tuổi mức độ nhiễm khác nhau. Gà con bị
nhiễm nặng và chết nhiều hơn ở gà lớn, gà trưởng thành phần lớn là vật mang
trùng làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng thịt và trứng.
Đặc tính chung của cầu trùng:
Cầu trùng thuộc bộ Coccidia, họ Eimeridiae
Bệnh cầu trùng do động vật nguyên sinh đường ruột gia súc thuộc các
loài Eimeria và Isospora. Cầu trùng có tính chuyên biệt về vật chủ nên không
lây truyền giữa các loài gia súc khác nhau.
Khi cầu trùng mới theo phân ra ngoài được gọi là một kén hay một noãn
nang (Oocyt) là những bào tử trùng hình bầu dục, hình trứng hay hình cầu, có
3 lớp vỏ, lớp ngoài cùng rất mỏng, bên trong có nguyên sinh chất lổn nhổn
thành hạt, ở giữa đám nguyên sinh chất có một nhân tương đối to, có một số
cầu trùng ở đầu có chỗ lõm vào gọi là lỗ noãn nang, có một số loài cầu trùng
không có lỗ noãn nang hoặc không rõ. Khi ở ngoại cảnh gặp điều kiện thuận
lợi (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… thích hợp) thì nhân và nguyên sinh chất bắt
đầu phân chia.
Nếu là cầu trùng thuộc giống Eimeria thì nhân và nguyên sinh chất sẽ
hình thành 4 bào tử, mỗi bào tử lại phân chia thành 2 bào tử con. Bào tử con


có hình quả lê, chính bào tử con sẽ xâm nhập vào niêm mạc ruột, tổ chức gan
và gây những tổn thương bệnh lý.
Nếu cầu trùng thuộc giống Isospara thì nhân và nguyên sinh chất sẽ
phân chia thành 2 bào tử, mỗi bào tử lại phân chia thành 4 bào tử con, cuối
cùng hình thành 8 bào tử con giống Eimeria và cũng xâm nhập vào niêm mạc

ruột. Giống Isospara ít gặp hơn và thường thấy ở chó, mèo.
Có những loại cầu trùng chỉ gây hại cho gà ở lứa tuổi nhất định như:
Eimeria tenella chủ yếu gây bệnh cho gà dưới 45 tuổi, Eimeria brunette gây
bệnh cho gà lớn.
Gà mọi lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng nhưng tác hại ở mỗi lứa tuổi là
khác nhau. Gà con bị bệnh nặng và chết nhiều hơn gà lớn. Gà lớn chủ yếu ở
dạng mang trùng.
Trong chăn nuôi gia cầm, hiện tượng cầu trùng rất đa dạng nó luôn gắn
liền với vệ sinh thú y kém. Gà nuôi nhốt tập trung mật độ cao, khi nuôi dưỡng
kém thì bệnh phát triển mạnh và trầm trọng.
2.1.3. Tác nhân gây bệnh cầu trùng gà
Nguyễn Thị Kim Lan (1999) và cs. [5] cho biết: Cho tới nay người ta
đã phát hiện được 9 loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây bệnh cho gà và
gây thiệt hại lớn là:
Eimeria tenella

Eimeria preacox

Eimeria acervulina

Eimeria hagani

Eimeria maxima

Eimeria brunetti

Eimeria mitis

Eimeria mivati


Eimeria necastrix
Theo tác giả Phan Lục và Bạch Mã Điền (1999) [10] cho biết ở Việt
Nam có nhiễm 6 loại cầu trùng:
Eimeria tenella

Eimeria maxJima

Eimeria necastrix

Eimeria brunetti

Eimeria mitis

Eimeria acervulina


Đặc điểm 9 loại cầu trùng gây bệnh cho gà:
Eimeria tenella
Đây là loài phổ biến rộng rãi nhất, noãn nang hình trứng bao bọc bởi
hai lớp vỏ màu xanh nhạt, ở một đầu noãn nang có hạt cực. Tỷ lệ dài/rộng của
noãn nang là 1,16µm. Thời gian hình thành bào tử con từ 18-48 giờ. Khi nhiệt
độ thấp thời gian hình thành bào tử kéo dài hơn còn khi nhiệt độ tăng trên
300C thì sự hình thành bào tử dừng lại, các nang trứng chết. Qua sinh sản bào
tử, các nang trứng phát triển thành 4 bào tử kích thước 4 x 8µm, mỗi bào tử
có 2 thể bào tử.
Cầu trùng Eimeria tenella phát triển trong manh tràng nhưng cũng có
thể ở các phần ruột khác, thời kỳ cầu trùng phát triển trong cơ thể gà là 10
ngày tuổi, cầu trùng thải nang trứng vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 7 sau khi
nhiễm vào cơ thể. Số lượng nang trứng thải ra tối đa trong 3-4 ngày đầu,
những ngày tiếp theo cường độ nang trứng thải ra giảm dần, tới ngày thứ 10

thì hoàn toàn không thấy nang trứng nữa.
Ở môi trường bên ngoài, nang trứng Eimeria tenella khá bền vững. Cầu
trùng này giữ được khả năng gây bệnh sau khi nằm trong đất suốt năm. Nơi
cư trú là manh tràng nên chúng gây tổn thương rất nặng ở đây. Các giai đoạn
phát triển nội sinh, nhất là cơ thể phân lập đời 2, khi phát triển thành số lượng
lớn trong thành ruột sẽ phá hủy niêm mạc ruột gây chảy máu, xoang chứa đầy
các biểu bì bị phá hoại, những thành phần hữu hình của máu và những dạng
cầu trùng ở các giai đoạn khác nhau.
Do tổn thương nhiều đám lớn trong ruột nên chức năng tiêu hóa bị rối
loạn, màng niêm mạc bị tổn thương là cửa để các vi khuẩn, các độc tố tạo ra
khi phân hủy các chất trong manh tràng xâm nhập vào cơ thể.
Eimeria acervulina
Đây là loại cầu trùng mới tìm thấy ở nước ta, chúng có độc lực không mạnh.
Noãn nang hình trứng, không màu, có khối nguyên sinh chất chưa hình thành,
bào tử có dạng hạt, ở đầu hẹp có một hay nhiều hạt cực, đầu to có nhân phân


cực, vỏ bọc nhẵn. Giai đoạn nội sinh, loại cầu trùng này ký sinh ở tá tràng,
gây ra quá trình viêm ở thể cấp tính. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang là 1,25µm.
Eimeria maxima
Là loại cầu trùng có độc lực cao nhưng khả năng gây bệnh thấp hơn
Eimeria tenella, noãn nang có màu nâu vàng, hình trứng vỏ hơi sần sùi, hạt
cực ở đầu hẹp. Trong noãn nang và trong bào tử đều không có thể cặn. Quá
trình nội sinh diễn ra dọc chiều dài ruột non nhưng nhiều hơn cả là phần trước
và phần giữa. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang là 1,47µm. Khối nguyên sinh chất
trong những cầu trùng chưa hình thành bào tử thì có dạng hình tròn (hình hạt
tròn). Quá trình sinh bào tử kéo dài từ 21-24 giờ. Thường ký sinh ở giữa
ruột non.
Eimeria mitis
Là loài cầu trùng có độc lực yếu. Noãn nang hình cầu, không màu.

Khối nguyên sinh chất đều đặn, nang trứng có hạt cực. Cầu trùng ký sinh ở
tuyến đầu ruột non. Sau khi nhiễm vào cơ thể 36 giờ trong các tế bào biểu bì
nhung mao thấy những thể phân lập thành thục, thường có 6-12 thể phân
đoạn, các giao tử được hình thành vào ngày thứ 5. Tỷ lệ dài/rộng của noãn
nang là 1,09µm.
Eimeria necastrix
Đây là loại cầu trùng có độc lực khá cao, song mức độ phổ biến và khả
năng gây bệnh của nó thấp hơn loài Eimeria tenella. Nang trứng không có
màu, hình trứng hoặc hình bầu dục, không có lỗ noãn nang, ở một trong hai
đầu nang trứng có hạt cực. Ở những cầu trùng chưa hình thành bào tử, nguyên
sinh chất không rõ.
Thời gian sinh sản bào tử là 48 giờ. Thời gian xâm nhập trong cơ thể
gà là 138-140h. Gà con từ 2-5 tuần tuổi cảm nhiễm mạnh với cầu trùng này.
Thường ký sinh ở ruột non và cả manh tràng. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang
là 1,19µm.


Eimeria preacox
Loài cầu trùng này chưa thấy ở Việt Nam, sức gây bệnh yếu. Noãn nang
cầu trùng này có khối sinh chất dạng tròn và có nhân ở giữa, hạt cực không
rõ. Ký sinh ở phần đầu ruột non. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang là 1,24µm.
Eimeria hagani
Noãn nang hơi tròn không màu, sức gây bệnh không mạnh. Noãn nang cầu
trùng này chỉ nhìn thấy hạt cực sau sinh sản bào tử 1-2 ngày. Độc lực yếu và
thấy ở gà nuôi của nước ta.
Eimeria brunettic
Loài cầu trùng này có độc lực tương đối cao nhưng không bằng Eimeria
tenella và Eimeria necastrix, các nang trứng có hình trứng, không màu. Trong
noãn nang có một hoặc một số hạt cực. Giai đoạn nội sinh diễn ra ở ruột già
và phần cuối của ruột non. Tỷ lệ dài/rộng của noãn nang là 1,31µm.

Eimeria mivatti
Sức gây bệnh không mạnh. Noãn nang hình cầu, không màu, có hạt
cực. Giai đoạn nội sinh diễn ra ở ruột non gây tổn thương tế bào nội mô
nhung mao tạo ra những khe, những hốc trên suốt phần ruột non.
2.1.4. Vòng đời của cầu trùng gà
Tất cả các loài cầu trùng đều có vòng đời khá phức tạp và chúng đều
phát triển theo một vòng đời chung. Việc hiểu biết về vòng đời của chúng rất
quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh và có những kế hoạch
điều chỉnh loại ký sinh trùng này.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (1999) và cs. [5]: Chu trình phát triển cầu
trùng gà gồm 2 giai đoạn phát triển: Giai đoạn ở ngoài tự nhiên và giai đoạn ở
trong cơ thể ký chủ.
Giai đoạn 1: Phân gà thải ra có noãn nang (Oocyst). Gặp điều kiện
thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm, noãn nang phát triển thành bào tử (cầu trùng
Eimeria phát triển thành 4 bào tử). Lúc đó trở thành noãn nang gây nhiễm
(Oocyst gây nhiễm).


Giai đoạn 2: Giai đoạn ở trong cơ thể ký chủ: Gà nuốt noãn nang gây
nhiễm, vào tới ruột, noãn nang vỡ ra giải phóng 4 bào tử gọi là Trophotozoit
bám vào tế bào biểu mô ruột, tiếp tục phát triển thành Schizontes. Schizontes
tiếp tục phát triển và phân chia tạo thành Schizogonie và vỡ ra thành nhiều
Schizogoit. Schizogoit tiếp tục phát triển thành Merozoit rồi thành tế bào đực
(tiểu phố tử) và tế bào cái (đại phối tử). Tế bào đực và cái kết hợp với nhau
tạo thành hợp tử rồi thành noãn nang (Oocyst). Thời gian hoàn thành vòng
đời: 5-7 ngày.
Noãn nang

Noãn nang gây nhiễm


Bào tử

(Oocyst gây nhiễm)

(Trophotozoit)

Schironotes
(Oocyst)

Tế bào cái

Schizogonie

(Đại phối tử)

Hợp tử

Merozoit

Schozogoit

Tế bào đực
(Tiểu phối tử)
Hình 2.1. Sơ đồ chu kỳ sinh học phát triển của cầu trùng
2.1.5. Dịch tễ học bệnh cầu trùng gà
Đường nhiễm bệnh là do gà nuốt phải noãn nang cầu trùng có sức gây
nhiễm. Noãn nang cầu trùng trong phân gà lẫn vào thức ăn, nước uống, đất,


nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi, trở thành nguồn gây nhiễm bệnh. Các loại

chim, gia súc, gia cầm, ruồi… đều có thể là nguồn gieo rắc mầm bệnh. Theo
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [4], Oocyst khi bị hút vào trong ruột
ruồi, vẫn còn khả năng gây bệnh trong thời gian 24 giờ.
Sức đề kháng của noãn nang cầu trùng rất mạnh, ở trong đất có thể duy trì
sức sống 4-9 tháng và 15-18 tháng ở sân chơi râm mát. Môi trường ẩm ướt và
nhiệt độ ôn hòa là điều kiện thuận lợi nhất cho cầu trùng phát triển. Nhiệt độ
22-300C chỉ mất 18-36 giờ thì cầu trùng phát triển thành những bào tử con.
Sức đề kháng của noãn nang đối với nhiệt độ cao và khô hạn tương đối yếu.
Khi độ ẩm 2-30%, nhiệt độ 18-400C thì E.tenella sau 1-5 ngày sẽ bị chết.
Khi gia cầm được nuôi dưỡng quản lý không tốt sẽ tạo điều kiện cho
cầu trùng phát triển mạnh và gây bệnh nặng. Thức ăn thiếu sinh tố cũng là
điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh. Vì vậy, gà nuôi trong môi
trường ẩm ướt, sân chơi quá hẹp, thức ăn chất lượng không tốt, điều kiện vệ
sinh kém… là điều kiện thuận lợi cho bệnh cầu trùng phát triển và lây lan.
Bệnh cầu trùng thường tiến triển âm ỉ làm cho con vật chậm lớn, sức đề kháng
yếu dễ mắc bệnh kế phát. Và khi điều kiện thuận lợi, cầu trùng phát triển
thành ổ dịch lớn, mang tính chất hủy diệt. Tỷ lệ chết do cầu trùng ở gà con có
thể lên tới 100%, những con ốm thì mchậm lớn, giảm từ 12-30% trọng lượng,
sức đẻ giảm gây ảnh hưởng xấu tới hiệu suất của gà.
Thời gian xâm nhập của cầu trùng vào vật chủ diễn ra rất nhanh. Natt
(1995) [27] cho biết, cầu trùng Eimeria acervulina sau khi nhiễm vào cơ thể
gà 1 giờ 30 phút, các bào tử đã giải phóng ra trong tá tràng và chỉ 54 giờ sau
khi bị nhiễm, các bào tử đã có trong tế bào biểu bì ruột, sau đó 16 giờ chúng
bắt đầu nhân lên, ba ngày sau khi xâm nhiễm, thế hệ II đã xâm nhập vào tế
bào biểu bì.
Gà công nghiệp rất mẫn cảm với bệnh cầu trùng vì sức đề kháng kém.
Trong một đàn chỉ cần một vài con nhiễm cầu trùng thì sau vài hôm cả


đàn nhiễm và gây chết hàng loạt. Mưa nhiều, ẩm thấp thì cầu trùng phát

triển mạnh.
2.1.6. Bệnh lý lâm sàng
2.1.6.1. Cơ chế sinh bệnh
Quá trình sinh bệnh được hình thành trước hết từ tác động trực tiếp của
căn bệnh ở các giai đoạn phát triển nội sinh của cầu trùng gà, đồng thời từ cả
những yếu tố thứ phát do tác động của các yếu tố trên.
Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho rằng: Cầu trùng xâm nhập vào
tế bào biểu bì ruột gây tổn thương lan tràn niêm mạc ruột. Từ đó, một số
lượng lớn tế bào biểu bì, lớp dưới niêm mạc ruột, các mạch quản thần kinh bị
hủy hoại, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật khác xâm nhập vào
cơ thể. Nhiều đoạn ruột mất khả năng tiêu hóa làm cho con vật bị đói dai
dẳng, dẫn tới ngưng đọng và phù nề các cơ quan và mô bào khác. Vì vậy, quá
trình sinh bệnh thường làm loãng máu, giảm bạch cầu, mạch đập chậm.
Khả năng sinh sản lớn của cầu trùng làm tổn thương nơi chúng cư trú
(niêm mạc ruột), vì vậy nhiều đoạn ruột không tham gia được vào quá trình
tiêu hóa, làm cho con vật không hấp thu được thức ăn, con vật thiếu dinh
dưỡng, rối loạn tiêu hóa dẫn đến tích tụ các chất độc gây phù nề các cơ quan
mô bào khác. Sự phá hoại các tế bào ruột non dẫn đến trên các vùng tế bào,
mô bào bị chết vi khuẩn xâm nhập vào và gây nên quá trình viêm ruột. Quá
trình viêm tăng dịch rỉ viêm tiết ra nhiều gây mất cân bằng nước tiểu trong cơ
thể gà. Đặc biệt khi mà bệnh cầu trùng ghép với các bệnh khác làm cho tỷ lệ
chết của gà cao hơn.
Sự sinh sản mạnh mẽ trong niêm mạc ruột của cầu trùng và sự phá hủy
mạnh mẽ các tế bào dẫn tới hệ vi sinh vật gây mủ phát triển mạnh trên những
vùng protit bị chết. Các vi khuẩn này làm nặng thêm quá trình viêm, gây rối
loạn quá trình hấp thu và nhu động ruột, làm mất sự cân bằng nước, từ đó làm
tăng độ dính của máu, tim hoạt động khó khăn hơn.


Những xét nghiệm máu về hóa sinh và hình thái cho thấy, khi bị bệnh

cầu trùng, lượng hồng cầu và hemoglobulin giảm, con vật bị thiếu máu. Ngoài
ra, khi bị bệnh tiến triển ác tính thì lượng đường trong máu, catalaza và kiềm
dự trữ cũng giảm.
Khi gà bị cầu trùng thì cấu trúc tiểu não cũng biến đổi. Sợi thần kinh
biến mất, xuất hiện những đám có cấu trúc khác với cấu trúc bình thường và
xuất hiện những mảnh tế bào, sợi thần kinh đang trong quá trình thoái hóa.
Theo thông báo của Natt (1995) [27], Eimeria tenella gây ra trong gà con
những biến đổi trong thành phần lâm ba cầu. Bắt đầu từ ngày thứ 5 sau khi
nhiễm cầu trùng, ruột có những đám xuất huyết, cơ thể biểu hiện thiếu máu,
tăng bạch cầu lympho và bạch cầu dị hình. Đến ngày thứ 10 biểu hiện tăng
bạch cầu ưa axit lúc này cơ thể gà bị mất máu nhiều.
Theo Matrinsky và Orekop (1996) [25] cho thấy: Gà bị bệnh cầu trùng,
thành phần đạm huyết bị thay đổi. Ở thời kỳ đầu của bệnh trong máu gà hàm
lượng đạm tổng số và gluco giảm.
Số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu ở gà gây nhiễm noãn nang
Eimeria tenella không chiếu xạ giảm so với gà bình thường. Kết quả mổ
khám cho thấy ở gà này có hiện tượng xuất huyết trong manh tràng ở mức độ
khác nhau. Tỷ lệ bạch cầu Eosin ở gà gây nhiễm noãn nang tăng lên so với gà
bình thường, triệu chứng tăng bạch cầu Eosin có liên quan với hiện tượng gà
bị nhiễm cầu trùng theo Trần Tích Cảnh và cs. (1996) [1].
Những nghiên cứu trên cho thấy sự biến đổi sâu sắc diễn ra trong cơ thể
gà bị cầu trùng, sự phát triển bệnh lý cuối cùng dẫn đến sự suy sụp trạng thái
của gà, gà bị ốm và cuối cùng dẫn đến chết. Ruột bị phá hủy có thể bị trúng
độc nặng, vận động không bình thường, mất cân bằng, cánh bị tê liệt, uống
nhiều nước, diều có nhiều dịch thể, kém ăn, thiếu máu niêm mạc và mào nhợt
nhạt, phân có lẫn máu.
Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy: Không thể coi bệnh cầu
trùng là bệnh chỉ riêng ở cơ quan này hay cơ quan khác, do loài này hay loài



khác ký sinh, mà phải coi bệnh cầu trùng là một bệnh toàn thân. Vì vậy, khi
điều trị bệnh cầu trùng thì ngoài việc dùng các loại thuốc đặc trị cầu trùng ta
phải kết hợp dùng thuốc điều trị triệu chứng, dùng thuốc tăng lực, tăng sức đề
kháng và có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thích hợp.
2.1.6.2. Sự miễn dịch của gà đối với bệnh cầu trùng
Sau khi gà bị bệnh cầu trùng đã khỏi sẽ có sự miễn dịch đối với bệnh
cầu trùng mà chúng đã nhiễm phải. Tuy nhiên, sự miễn dịch của gà đối với
bệnh cầu trùng là không rõ ràng, nó phụ thuộc vào loài cầu trùng, trạng thái
cơ thể và nhiều yếu tố khác. Vấn đề miễn dịch cầu trùng được rất nhiều nhà
khoa học nghiên cứu và công bố.
Tyzzer (1929) [31] đã chứng minh tính đặc hiệu của miễn dịch trong
bệnh cầu trùng. Tác giả nhận thấy những gà khỏi bệnh với loài cầu trùng này
thì có khả năng miễn dịch chống lại loài cầu trùng ấy khi chúng xâm nhập
lần sau.
Theo Hondon-Smith, Beattic (1961) [23] thì thời gian miễn dịch miễn dịch
trong bệnh cầu trùng là tương đối dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt
là phương pháp miễn dịch. Nếu tiêm cho gà con một liều lớn noãn nang cầu
trùng thì tới ngày thứ 14 ở chúng có sức đề kháng với bệnh và tới ngày thứ 42
thì sức đề kháng đó giảm đi một ít. Sau khi tiêm cho gà con 3 liều nang trứng,
mỗi lần cách nhau một tuần thì chúng có đủ sức đề kháng và có thể tự bảo vệ
khi tiêm cho chúng một liều trên liều chết. Hơn nữa gà còn được bảo vệ
không bị tái nhiễm.
Những loài cầu trùng gây bệnh ở tầng sâu thường kích thích cơ thể sinh
miễn dịch mạnh hơn những loại cầu trùng chỉ ký sinh ở bề mặt niêm mạc.
Xâm nhập qua quá trình tiêu hóa tự nhiên kích thích sản sinh miễn dịch
tốt hơn tiêm thẳng vào ruột.
Vật nuôi khỏe mạnh đáp ứng miễn dịch tốt hơn khi bị ốm.


Liều gây nhiễm thích hợp có tác dụng kích thích khả năng hình

thành miễn dịch, nhưng liều quá cao có thể gây ức chế miễn dịch, thậm
chí phát bệnh.
Kolapxki và cs. (1980) [26] gây bệnh cho gà con bằng một liều nhỏ
mang trùng (1-5.000 Oocyst/gà) thì thấy mắc bệnh, không có triệu chứng,
nhưng gây nhiễm liều 50.000 nang trứng/gà thì gà bị cầu trùng rất nặng, có
thể chết.
Cường độ miễn dịch cũng phụ thuộc vào đặc điểm phát triển các giai
đoạn nội sinh của các loài cầu trùng khác nhau. Miễn dịch được tạo ra tương
đối bền vững đối với loài cầu trùng khi các giai đoạn phát triển của chúng tiến
triển và xâm nhập sâu trong mô bào. E.acervulina ký sinh trong tế bào biểu bì
miễn dịch kém bền vững khi các giai đoạn phát triển của chúng chỉ phát triển
trong lớp biểu bì niêm mạc ruột. Với những loài có độc lực yếu như E.mitis
thì tạo miễn dịch ngắn, không bền vững với lần cảm nhiễm sau. Ngược lại các
thời kỳ nội sinh của E.tenella phát triển không chỉ trong biểu bì mà còn xâm
nhập vào lớp dưới biểu bì của niêm mạc và đôi khi còn thấy chúng ở dưới lớp
sâu màng niêm mạc. Với loài cầu trùng đó thì chỉ cần một liều nhỏ nang trứng
trong thời gian ngắn cũng đã đủ gây ra miễn dịch vững chắc.
Phan Lục và Bạch Mã Điền (1999) [10] thử nghiệm vaccine cầu trùng
của Trung Quốc lúc gà 3 và 6 ngày tuổi cho thấy: Tỷ lệ mắc cầu trùng giảm
do đó làm cho gà tiêu hóa tốt, khối lượng cơ thể tăng lên, tỷ lệ chết và loại
thải thấp hơn, chi phí cho bệnh cầu trùng giảm.
Trong các điều kiện sản xuất, ở gà lớn không cảm thụ với bệnh cầu
trùng do chúng đã bị nhiễm nhiều lần ở những ngày tuổi còn non, về sau sức
đề kháng phát sinh được củng cố bằng sự tái nhiễm cầu trùng thường xuyên.
2.1.6.3. Triệu chứng lâm sàng
Tùy theo mỗi loại gia cầm khác nhau mà biểu hiện triệu chứng cũng có
những đặc điểm khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì cầu trùng trên mỗi loại gia
cầm là khác nhau.



Bệnh cầu trùng gà có thời gian nung bệnh ngắn (4-6 ngày) tùy thuộc
vào chủng cầu trùng gà nhiễm phải, nơi cầu trùng cư trú, mức độ nhiễm bệnh,
số lượng căn nguyên xâm nhập vào cơ thể và tình trạng sức khỏe chung của
đàn gà, gây bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở gà 14-60
ngày tuổi, đặc biệt là ở gà 18-40 ngày tuổi, thường bị mắc bệnh rất nặng mà
chủ yếu ở thể cấp tính. Gà lớn thường là vật mang trùng và gây giảm 20-40%
sản lượng trứng.
Gà mắc bệnh thường thể hiện ở 3 thể sau:
Thể cấp tính: Thể này chủ yếu gặp ở gà con, thời gian nhiễm bệnh
ngắn, diễn ra từ vài ngày đến 2-3 tuần kèm theo các triệu chứng lâm sàng chủ
yếu là ủ rũ, chậm chạp, lười đi lại hay đứng tụm một chỗ, bỏ ăn, khát nước,
lông cánh xõa xuống, khi đứng đầu thường nghẹo sang một bên, mắt nhắm
nghiền. Lúc đầu bệnh mới phát gà ỉa khó, có biểu hiện táo bón sau mấy tiếng
đồng hồ thì gà ỉa phân loãng toàn nước, phân sống, màu xanh sau có màu
nâu vàng dần dần chuyển sang dạng sáp nâu lẫn máu và cuối cùng phân
được thải ra toàn máu tươi khi gà nhiễm phải E.tenella. Lông xung quanh lỗ
huyệt bẩn bết toàn phân lẫn máu. Đôi khi quan sát chúng ta còn thấy gà có
các biểu hiện triệu chứng thần kinh như bị liệt, bán liệt hoặc sã cánh, nằm tụ
lại một góc chuồng. Quan sát bên ngoài thấy niêm mạc nhợt nhạt, con vật
gầy dần. Giai đoạn cuối gà bị tê liệt rồi chết.
Thể cấp tính xảy ra hết sức nhanh chóng chỉ kéo dài 2-3 ngày và tỷ lệ
chết do thể này gây ra có thể lên đến 90-95%, thậm chí toàn bộ số gà thí
nghiệm có thể chết hết nếu không can thiệp kịp thời.
Thể mãn tính: Thể này hay gặp ở gà từ 4-6 tháng tuổi hoặc gà trưởng
thành. Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu hay gặp về cơ bản giống thể cấp tính
nhưng không rõ, không điển hình. Bệnh kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, gà
gầy dần, chân cánh liệt nhẹ, thỉnh thoảng bị kiết lỵ, rất ít gà bị chết, thời gian
gà ốm kéo dài từ 7-15 ngày, tỷ lệ chết khoảng 25-45%.



Thể không triệu chứng: Theo nhiều tác giả thì đây là thể mang trùng
của những gà lớn, gà trưởng thành. Quan sát bên ngoài thấy gà hoàn toàn
khỏe mạnh, ăn uống đi lại bình thường, triệu chứng lâm sàng duy nhất ta có
thể thấy là đôi khi gà ỉa chảy, tỷ lệ đẻ không đều, năng suất trứng giảm từ
20-40%, nếu kiểm tra phân thấy nhiều noãn nang cầu trùng.
Bệnh tích
Gà mắc bệnh cầu trùng xác chết gầy, niêm mạc, mào tích nhợt nhạt,
phân dính bết xung quanh lỗ huyệt, thường trong phân có lẫn máu. Bệnh tích
chủ yếu thấy ở ruột, các cơ quan khác không rõ. Mức độ biến đổi phụ thuộc
vào chủng cầu trùng và lượng cẩu trùng gà nhiễm phải.
Eimeria tenella: Gây bệnh tích ở manh tràng, manh tràng viêm xuất
huyết, phình to chứa đầy dịch lẫn máu hoặc có cục máu nhỏ và xốp. Màng
niêm mạc bị hủy hoại do đó mỏng đi và có nhiều vết loét mà ta có thể quan
sát từ bên ngoài.
Eimeria necastrix: Ruột non sưng to, thành ruột dày lên, chất chứa
trong ruột màu vàng nhạt hoặc xám, thỉnh thoảng có lẫn cục máu, ruột mất
khả năng nhu động.
Eimeria brunetti: Bệnh tích ở phần sau đường tiêu hóa. Viêm xuất
huyết ở cổ manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ở kết tràng phần lớn có những
điểm trắng (ít thấy có triệu chứng của loài này).
Eimeria maxima: Gây bệnh chủ yếu ở đoạn giữa và 1/2 đoạn dưới của
ruột non, niêm mạc ruột dày lên, có nhiều điểm trắng trên niêm mạc ruột (có
thể nhìn thấy qua bề mặt lớp thành dịch).
Eimeria acervulina: Gây ra những vết trắng ở phần ruột non, tá tràng,
niêm mạc ruột non dày lên, phù và xung huyết đỏ, có một số điểm trắng
và đỏ.
Eimeria hagani: Gây bệnh tích ở tá tràng, phần trước ruột non, thành
ruột có những điểm xuất huyết, niêm mạc ruột viêm cata nặng.



Kolapxki và Paskin (1980) [26] đã gây nhiễm cầu trùng cho gà con
bằng các chủng E.tenella, E.acervulina, E.maxima, E.necastrix, khi mổ
khám thấy: Niêm mạc miệng, khí quản trắng bệch phủ chất nhầy, phổi màu
trắng có bọt, niêm mạc đường tiêu hóa màu xanh tím, phủ chất nhầy màu
vàng xám, diều và dạ dày tuyến trống rỗng, màng niêm mạc phủ niêm dịch,
trong dạ dày cơ có một ít thức ăn, tá tràng viêm chứa đầy chất niêm dịch
màu vàng, vách ruột dày lên rõ rệt, thấy rõ các điểm xuất huyết, phần giữa
ruột non không có biến đổi rõ rệt, manh tràng viêm xuất huyết, phình to
chứa đầy chất dính có máu, trong đó có những cục máu nhỏ và xốp, vách
manh tràng mỏng đi, màng niêm mạc bị hủy hoại phủ đầy những nốt loét.
Đối với gà bị nhiễm E.tenella thì bệnh tích này rất rõ.
Như vậy các vị trí bệnh lý đặc trưng cho loài, chính là một trong những
yếu tố quan trọng giúp cho một số nhà nghiên cứu chẩn đoán chính xác.
2.1.7. Phương pháp chẩn đoán bệnh cầu trùng gà
Chẩn đoán bệnh cầu trùng phải kết hợp nhiều mặt:
Phân tích, tìm hiểu tình hình dịch tễ của địa phương như: Thời gian
mắc bệnh, độ tuổi và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng…
Quan sát triệu chứng lâm sàng, bệnh tích mổ khám, chẩn đoán phân
biệt với các bệnh:
Bệnh Gumboro: Triệu chứng lông xù, lúc đầu phân loãng có màng nhầy
và trắng sau đó nâu đỏ. Tốc độ xảy ra nhanh trong vòng 3-7 ngày, tỷ lệ chết
cao. Bệnh tích: Chỉ sưng túi fabricius, không sưng manh tràng.
Bệnh bạch lỵ: Thương hàn, phó thương hàn và E. coli: Triệu chứng
phân tiêu chảy trắng như cầu trùng ruột non. Bệnh tích mổ khám là ruột
không sưng.
Bệnh tụ huyết trùng: Cũng có triệu chứng phân đỏ có lẫn máu trong
trường hợp cấp tính, nhưng chết nhanh, tỷ lệ chết cao ở giai đoạn trên một
tháng tuổi. Bệnh tích mỡ ở vành tim xuất huyết, không sưng manh tràng.



Xét nghiệm phân và đệm lót: Phương pháp này nhằm mục đích khẳng
định bệnh và phân loại cầu trùng gà bị nhiễm. Ta có thể dùng các phương
pháp sau để xét nghiệm phân để tìm noãn nang cầu trùng:
Xét nghiệm phân trực tiếp.
Xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn.
Xét nghiệm bằng phương pháp Darling.
Phương pháp phổ biến nhất là phương pháp Fulleborn và Darling.
2.1.8. Phòng trị bệnh cầu trùng gà
2.1.8.1. Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng vệ sinh: Theo Lê Văn Năm (2003) [11] để một bệnh
truyền nhiễm xảy ra cần 3 yếu tố cơ bản: căn nguyên, môi trường và các yếu
tố mang, truyền căn nguyên và vật cảm thụ.
Do vậy muốn bệnh không xảy ra ta phải tìm cách hạn chế tới mức tối
đa hoặc triệt tiêu các yếu tố 1 và 2. Cụ thể là trước khi đưa gà vào nuôi:
Chuồng chăn nuôi phải được tiêu độc, khử trùng bằng việc quét dọn
sạch sẽ, sau đó phun crezin 5%, sau một tuần phun lại bằng formol 1,5%, sau
đó 2 ngày quét vôi đặc.
Mọi dụng cụ sau khi rửa sạch được ngâm trong crezin 5% trong 2-5 giờ
và phơi thật khô.
Chất độn chuồng phải phơi khô, phun formol 1,5% mới được đưa
vào chuồng.
Sau đó cả chuồng và dụng cụ đều được hun sấy bằng một hỗn hợp thuốc
tím và Formol với tỷ lệ ngang nhau: 10 m3 chuồng cần 10g thuốc tím pha với 10
ml formol 30-38%, có thể đổ 10 ml nước để giảm phản ứng, giữ khói thuốc
tím lâu hơn trong chuồng để khử trùng tốt hơn và hiệu quả hơn.
Cuối cùng sau 2 ngày mới đưa gà vào nuôi.
Trước cửa chuồng gà nên có chậu thuốc khử trùng, hố sát trùng, ra vào
chuồng phải đi qua đó.



×