Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

KINH NGHIỆM dạy KIỂU bài THỰC HÀNH về từ NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.91 KB, 2 trang )

KINH NGHIỆM DẠY KIỂU BÀI THỰC HÀNH VỀ TỪ NGỮ, NGỮ PHÁP Ở
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ngày 27/10/2013 - 17:45:42)

Bộ môn Ngữ văn có vai trò quan trọng hàng đầu trong chương trình đào
tạo xưa nay. Tuy nhiên, mục tiêu dạy học bộ môn này không giống nhau ở
các quốc gia và mỗi thời đại.
Bộ môn Ngữ văn có vai trò quan trọng hàng đầu trong chương trình đào tạo xưa
nay. Tuy nhiên, mục tiêu dạy học bộ môn này không giống nhau ở các quốc gia
và mỗi thời đại.Từ 1975, đất nước thống nhất, việc dạy học Ngữ văn cũng đi vào
một mục tiêu chung, học sinh cả nước học chung một bộ sách giáo khoa. Sách
Tập đọc cấp I chủ yếu dạy học sinh biết đọc, biết viết nhưng càng lên cao, môn
Ngữ pháp càng ít được chú trọng. Thay vào đó môn Văn dường như chiếm địa vị
độc tôn trong chương trình Ngữ văn trung học vì nó giáo dục tư tưởng cách mạng
có hiệu quả rõ rệt nhất. Những tác phẩm văn học cách mạng được đề cao và
chiếm một dung lượng đáng kể trong chương trình, nhất là thơ Tố Hữu. Từ thập
niên 90 trở đi, môn Ngữ văn mới hình thành ba phân môn rõ ràng: Văn học, Tiếng
Việt và Làm văn, được dạy song song nhau. Mục tiêu nhân văn và thực dụng của
môn Ngữ văn đã bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, phải từ sau năm 2000, với sự
xuất hiện của sách giáo khoa Ngữ văn theo hướng tích hợp thì môn Ngữ văn mới
bộc lộ là “bộ môn có tính chất công cụ”. Và việc dạy học Ngữ văn ở Việt Nam bắt
đầu hòa nhịp cùng với mục tiêu chung của việc dạy Ngữ văn trên thế giới.
Ở bậc THPT, phân môn Tiếng Việt tập trung vào một số kiểu bài: Những vấn đề lí
thuyết chung về tiếng Việt và giao tiếp bằng ngôn ngữ; Thực hành về từ ngữ,
ngữ pháp; Phong cách học.
Giữa dạy học phần lí thuyết và dạy học phần thực hành luyện tập tuy gắn
bó hữu cơ với nhau song mỗi phần có một yêu cầu và cách thức thực hiện riêng.
Khó có thể có một khuôn mẫu duy nhất cho mọi giáo án, tuy nhiên, sau đây là
những thao tác có tính chất bắt buộc đối với một giáo án dạy học về thực hành,
luyện tập tiếng Việt:
1. Công việc chuẩn bị của giáo viên:


- Xác định rõ chuẩn kiến thức và kĩ năng bài dạy.
- Xác định được các dạng bài tập, mục đích yêu cầu của chúng.
- Giải trước một cách cẩn thận tất cả các bài tập dự kiến sẽ luyện tập, dự kiến
các tình huống sư phạm.
- Vạch kế hoạch về biện pháp tiến hành các bài tập.
2. Tổ chức luyện tập trên lớp:
- Cho học sinh đọc lại bài tập để cả lớp nắm được nội dung bài tập.
- Học sinh xác định yêu cầu, nhiệm vụ cần phải thực hiện.
- Học sinh giải bài tập.
- Giáo viên hưóng dẫn học sinh cùng nhận xét, đánh giá và thống nhất đáp án.
3. Bài tập thực hành tiếng Việt nên là một hệ thống đa dạng, đủ về số lượng, phù
hợp với mục đích giảng dạy và trình độ của học sinh. Sau đây là một số kiểu bài
thường gặp:
a)Bài tập nhận diện, phân tích.
Loại bài tập này thường gồm hai phần: phần trình bày yêu cầu, phần dẫn ngữ
liệu. Khi rèn luyện thực hành, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các
bước sau:
- Căn cứ vào đặc trưng của khái niệm ngữ pháp.
- Vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng cần nhận diện, phân
tích.
- Phân tích đối tượng tìm được để xác định đặc điểm của nó, xem nó có đáp ứng
đặc trưng của khái niệm lí thuyết không. Từ đó, có thể củng cố thêm khái niệm.
b)Bài tập tái hiện là loại bài tập học sinh phải tự nghĩ ra các ví dụ để minh hoạ
hiện tượng từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa đã được học trên cơ sở vốn ngôn ngữ
của mình.


c)Bài tập phân loại, qui loại nhằm kiểm tra năng lực khái quát hoá các hiện
tượng từ vựng, ngữ pháp. Loại bài tập này buộc học sinh phải huy động hiểu biết
trong một phạm vi tương đối rộng nhằm so sánh đối chiếu các hiện tượng để quy

chúng về từng nhóm.
d)Bài tập tạo lập là loại bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo nên sản phẩm nói
hoặc viết theo một yêu cầu nào đó như:
- Tạo lập theo mẫu.
- Tạo lập tiếp sản phẩm theo những yêu cầu nhất định.
- Tạo lập sản phẩm chỉ dựa vào những yêu cầu nhất định.
e)Bài tập sửa chữa.
Dạy học là một nghề cao quý nhưng cũng đòi hỏi cao phẩm chất đạo đức , kiến
thức và kĩ năng ở mỗi người. Muốn thành công trong công tác giảng dạy, người
thầy phải luôn học hỏi không ngừng. Với tư cách một người làm công tác chuyên
môn, tôi nhận thấy cùng với công tác giảng dạy thì việc nghiên cứu nội dung
chương trình, đề xuất những biện pháp dạy học phù hợp cho từng kiểu bài để
không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn là việc làm cần thiết. Trên
đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ của tôi trong công tác giảng dạy. Rất mong
nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và
các bạn.
Các tin khác:

Tác giả: Lưu Thị Thu Hương - Tổ trưởng -*-



×