Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ: SỐNG CÓ TRÁCH NHỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 28 trang )

PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG
-------------------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỚI
CHỦ ĐỀ: SỐNG CÓ TRÁCH NHỆM

Người thực hiện: Trương Thị Thúy An
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác : THCS Vĩnh Tường

Vĩnh Tường, năm 2018

0


CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỚI
CHỦ ĐỀ: SỐNG CÓ TRÁCH NHỆM
PHẦN 1: LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về
mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng
giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm
chất của học sinh; từ nội dung nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao;
từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực; từ hình


thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và
ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng; từ hình thức đánh
giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình; từ giáo
viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường việc tự đánh giá và đánh giá lẫn
nhau của học sinh. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn là một “mắt xích” cực kỳ quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Mặt khác nội
dung dạy học theo chủ đề; phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; phân tích bài
học dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh là cần thiết để đảm bảo sự đồng bộ
phù hợp với chủ trương đổi mới giáo dục hiện nay. Vì vậy việc lựa chọn nội dung
chuyên đề: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn với chủ đề: Sống có trách nhiệm.
PHẦN 2: CƠ SỞ XÂY DỰNG NỘI DUNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Dạy học theo chủ đề (themes based leraning) là hình thức tìm tòi những khái
niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương
đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến
trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp
những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành
1


nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự
hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện
đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà
chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải
quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho
lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động
lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học
tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học

sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề ở bậc THCS là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức,
làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung
những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa
hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ; đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào
những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học.
Nên cần hiểu dạy học theo chủ đề thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là
phương pháp dạy học.
2. Cơ sở thực tiễn.
Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lược học tập với sự
chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên. Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội
làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan
đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến
thức.Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện
được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện
minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và
giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người
hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc
Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến
trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập
thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin); suy luận, áp
dụng thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề không phải là mô hình dạy học hoàn toàn mới trên thế
giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc quan tâm đến mô hình này mới chỉ dừng lại ở bước
đầu tiếp cận. Còn dạy học theo cách tiếp cận truyền thống về mặt chương trình có
2


nhiều nội dung trùng lặp trong một khối lớp , trong cả chương trình toàn cấp.Vì vậy
chủ trương giảm tải, cắt bỏ nhiều nội dung không cần thiết và trùng nhau gây áp lực

và khó khăn cho việc dạy và học trong suốt những năm qua là cần thiết.
3. Dạy học theo chủ đề có những thuận lợi, khó khăn:
- Thuận lợi:
+ Giáo viên: Nội dung bộ môn GDCD đề cập đến một lượng kiến thức dồi dào,
thực tiễn, sinh động, không trừu tượng (như toán, hóa, lý…). Điều này cũng có nghĩa
là khi xây dựng chủ đề, nhất là chủ đề liên môn, giáo viên sẽ có trước tiên là nhiều
môn học, đề tài được chọn để đưa vào tích hợp, thêm vào đó trong quá trình dạy các
nhiệm vụ đặt ra đối với học sinh cũng dễ dàng được tiến hành một cách chất lượng và
đảm bảo bởi hai yêu tố: nguồn tài liệu dồi dào và tri thức thực tiễn.
Dữ liệu các kênh tri thức liên môn là vô cùng phong phú, dồi dào. Đây cũng là
các chủ đề dễ dàng được giáo viên tích hợp thành chủ đề để đưa vào giảng dạy nếu
được áp dụng mô hình dạy học này.
+Với HS: Khả năng đón nhận cao vì trước hết, các chủ đề được xây dựng theo
dạng tích hợp, liên môn có tính thực tiễn sinh động nên chủ đề học bao giờ cũng hấp
dẫn, dễ tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Quan trọng hơn là các chủ đề
tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung
kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được
sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức.
- Khó khăn: Giáo viên chưa chuẩn bị tâm lý, ngại thay đổi; Học sinh vẫn coi GDCD
là môn phụ; Nội dung được đưa vào tích hợp nhiều những vấn đề khác ngoài chương
trình, do đó có thể gây khó khăn và lúng túng cho giáo viên khi xác định nội dung
xây dựng chủ đề hoặc phá vỡ kết cấu nội dung, làm nhạt nội dung chính của chương
trình.
Dạy học theo chủ đề là một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ. Do đó, việc đưa ra
những định hướng trong quá trình xây dựng chủ đề, bao gồm cách thức, quy trình và
những nguyên tắc xây dựng chủ đề chỉ là những gợi mở, tham khảo và chờ đợi sự
đóng góp tích cực từ kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên trực tiếp tham gia thực
hiện mô hình này để chuyên đề có tính khả dụng.

PHẦN 3: NỘI DUNG

KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ BÀI DẠY MINH HỌA
3


CHỦ ĐỀ: SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM
Chương trình: GDCD thuộc phần các giá trị đạo đức lớp 8
Đối tượng học sinh: lớp 8
Dự kiến số tiết: 3tiết
- Bài 10: Tự lập
- Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỤ THỂ
I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức
Học xong chủ đề sống có trách nhiệm, học sinh:
- Hiểu thế nào là tự lập; thế nào là lao động tự giác và sáng tạo
- Một số biểu hiện của người có tính tự lập, tự giác, sáng tạo trong lao động.
- Hiểu ý nghĩa của tự lập, lao động tự giác, sáng tạo.
2. Kĩ năng
Biết tự giải quyết, tự làm công việc hằng ngày của bản thân, biết lập kế hoạch và
điều chỉnh lựa chọn các biện pháp cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong học
tập, lao động.
3.Thái đô
Biết sống tự lập, tự giác, không dựa dẫm ỷ lại phụ thuộc vào người khác và luôn
sáng tạo trong học tập, lao động trong đời sống hàng ngày.
4.Các năng lực cần hình thành
Năng lực thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn
ngữ, tự quản lí, tư duy. Năng lực sáng tạo và vận dụng vào cuộc sống.
III. Kế hoạch thực hiện chủ đề
1. Nôi dung: Sống có trách nhiệm
2. Hình thức tổ chức dạy học: Tại lớp.

3. Thời lượng: 3 tiết.

TIẾT 1
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
4


- Hiểu thế nào là tự lập
- Biểu hiện của người có tính tự lập
- Hiểu ý nghĩa của tính tự lập
2. Kĩ năng
Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hằng này, của bản thân trong học tập, lao
động, sinh hoạt.
2. Thái đô
- Ưa thích sống tự lập, không dựa dẫm ỷ lại, phụ thuộc vào người khác
- Cảm phục tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự
lập
4. Các năng lực cần hình thành.
- Năng lực thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ,
tự quản lí, tư duy. Năng lực sáng tạo và vận dụng vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1.Phương tiện thực hiện.
* Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu,
phiếu học tập.
- Các tư liệu tham khảo có liên quan tới bài học.
* Học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở bài soạn, bút, bút dạ, giấy A0…
2.Phương pháp thực hiện

Giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi
mở, thảo luận, so sánh…..
3. Kỹ thuật dạy học
- Động não, thông tin - phản hồi.
- Kỹ thuật khăn trải bàn.
4. Hình thức tổ chức dạy học: Học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận
nhóm.
III. Tổ chức hoạt đông.
1. Hoạt đông khởi đông:
*Mục đích: Thông qua bài hát tạo cho HS động lưc, sự chủ động, ý chí quyết tâm
vượt lên khó khăn, thử thách trong học tập, lao động, sinh hoạt và trong cuộc sống
hàng ngày.
* Cách thức thực hiện:(GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS)
5


- GV giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động theo lớp
+ GV sử dụng bài hát: “Thanh niên làm theo lời Bác” (Sáng tác: Hoàng Hà).
+ Nội dung bài hát muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thảo luận ý nghĩa của bài hát:
+ Báo cáo kết quả
+ Đánh giá: Nội dung bài hát súc tích giàu ý nghĩa động viên khích lệ thanh niên vượt
lên khó khăn, gian khổ, đoàn kết, quyết tâm đấu tranh, tiến bước làm theo lời bác.
*SP mong đợi:Tạo động cơ học tập cho HS.
4. Hoạt đông hình thành kiến thức:
Hoạt đông 1: Trải nghiệm và tìm hiểu truyện đọc.
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là sống tự lập và ý nghĩa của sống tự lập.
*Cách thức thực hiện:


Hoạt đông của giáo viên và học sinh
- GV giao nhiệm vụ
NV1: Trong cuộc sống hàng ngày, em thường làm
những công việc gì? Cảm xúc của em như thế nào
khi tự mình làm được những việc đó mà không
trông cậy, phụ thuộc vào người khác?
Những việc làm nào em không tự làm được mà
phải nhờ bạn bè, người thân làm hộ?Vì sao em
không tự làm được những việc đó?
NV2: Đọc truyện: Hai bàn tay ( SGK- Trang 25)
Nhóm 1: Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?
? Vì sao Bác Hồ có thể ra bước ngoài để tìm đường
cứu nước chỉ với hai bàn tay?
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về suy nghĩ, hành động
của anh Lê?
Anh Lê yêu nước, không đủ tự tị, sự can đảm để đi
cùng bác.
Nhóm 3: Suy nghĩ của em qua câu chuyện trên?
? Em hiểu thế nào là sống tự lập?

-Thực hiện nhiệm vụ:
6

Nôi dung cần đạt

I.Đặt vấn đề
1. Đọc truyện
N1: Bác Hồ là người có chí
lớn, dám xông pha, Bác không
sợ bất kỳ sự gian khổ nào.

- Vì Bác có sẵn lòng yêu
nước,quyết tâm, sự hăng hái
của tuổi trẻ, tính tự tin vào sức
lực,tự lao động nuôi mình trên
hành trình tìm đường cứu
nước..... Dù ở đâu làm gì Bác
cũng không sợ khó khăn, gian


NV1: HS tự trải nghiệm
NV2: Thảo luận nhóm 5 phút Ghi kết quả trên giấy
A0
- Báo cáo kêt quả
Đai diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS
nhóm khácđánh giá, bổ sung; gV đánh giá.
- Đánh giá
* Sản phẩm mong đợi: Rút ra được bài học Bác Hồ
là ngưới có ý chí tự lập cao.

khổ luôn kiên trì vượt khó để
đạt mục đích của mình.
N2: Anh Lê là người yêu nước.
Không đủ tự tin sự can
đảm,phiêu lưu để mạo hiểm.
Bác là người yêu nước, can
đảm không sợ khó khăn gian
khổ, ý chí tự lập cao.

Hoạt đông 2: Tìm hiểu thế nào là tự lập và biểu hiện của tự lập
*Mục tiêu: Hiểu được thế nào là tự lập, biểu hiện của tự lập trong học tập, lao động

và trong cuộc sống.
*Cách thức thực hiện:
-Giáo viên giao nhiệm vụ
NV1: Quan sát ảnh 1,2,3,4,5

Hình 2

Hình 1

7

Hình 3


Hình 4

Hình 3

Hoạt đông của giáo viên và học sinh
NV: Em cho nhận xét nội dung những
bức ảnh cho em biết điều gì?
NV3: Em hiểu thế nào là sống tự lập?
Tự lập có những biểu hiện nào?
? Trái với tự lập có biểu hiện như thế
nào và tác hại của nó?
-Thực hiện nhiệm vụ:
Trao đổi cặp đôi để hiểu khái niệm tự
lập và biểu hiện của của tự lập.
- Báo cáo kêt quả
Nêu được khái niệm tự lập và biểu

hiện của tự lập trong học tập, lao
động.
- Đánh giá
HS nhận xét, trả lời. GV KL
*Sản phẩm mong đợi.
- HS tự rút ra được nội dung tự lập và
biểu hiện của tự lập trong cuộc sống.
- Phê phán lối sống ỷ lại dựa dẫm.

Hình 5: Há miệng chờ sung

Nôi dung cần đạt

Ghi nhớ:
Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của
mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình,
không phụ thuộc vào người khác.
Tính tự lập thể hiện sự tự tin bản lĩnh,vượt
khó vươn lên trong học tập, lao động, trong
cuộc sống.

Học tập

Lao đông

C/việc hàng ngày

-Tự học bài
và làm bài
đầy đủ


Chủ động lao
động giúp gia
đình

-Tự giặt quần áo

-Gặp bài
khó không
nản lòng

Có trách nhiệm
với nhiệm vụ
được giao

Tự chuẩn bị bữa

Bản thân:

8

ăn sáng


-Tự nghiên
Không ỷ lại
cứu tìm và
trông chờ vào
đọc thêm
người khác

sách, tài liêu
khác.

Luôn hoàn thành
công việc học tập,
lao động ở trường
,lớp ,gia đình giao

Hoạt đông 3: Hiểu ý nghĩa và rèn các kĩ năng
*Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của tính tự lập và cách rèn luyện tính tự lập trong
học tập, lao động.
*Cách thức thực hiện:

Hoạt đông của giáo viên và học sinh

Nôi dung cần đạt

-Giáo viên giao nhiệm vụ
+ Tiếp tục quan sát ảnh
? Em hãy kể những việc bản thân đã tự
làm, tự giải quyết công việc trong học
tập, lao động hằng ngày của bản thân em?
?Khi làm được những việc làm đó đem
lại lợi ích gì?
? Nêu tấm gương biết tự lập mà em biết,
em học được gì ở họ?
Ghi nhớ

-Thực hiện nhiệm vụ:
Trao đổi cặp đôi

- Báo cáo kêt quả
3 HS báo cáo kết quả
- Đánh giá
Lớp đánh giá

- Người có tính tự lập thường thành công
trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận
được sự kính trọng của mọi người.
- Cần rèn luyện tính tự lập từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường; trong học tập, trong
công việc và trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết học tập và làm theo những tấm
gương tự lập, phê phán và thấy được tác
hại của lối sống ỷ lại, dựa dẫm…

*SP mong đợi: Nêu được ý nghĩa
của tự lập, cách rèn luyện tự lập
trong học tập, lao động.
5. Hoạt đông luyện tập
9


* Mục tiêu: HS nhận biết, phát hiện, xử lí, giải quyết các vấn đề thông qua các bài
tập.
* Cách thức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện làm bài tập1,2
- HS thực hiện BT theo sự hướng dẫn của GV
Bài tập 1: Câu trả lời nào đúng nhất trong các câu hỏi sau đây?
Câu 1: Việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, dù chỉ với hai bàn tay đã thể hiện
phẩm chất gì của Bác?

A.Không sợ khó khăn, gian khổ.
C. Tự lập, không sợ khó khăn gian khổ
B. Tự lập cao.
D .Liều lĩnh
Câu 2: Thế nào là tự lập?
A. Tự lập là luôn trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
B. Tự lập là không tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình.
C Tự lập là làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc
D. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mì, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc
sống của mình,. không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
Câu 3: Tự lập trái với:
A. Trông chờ.
B. Dựa dẫm.
C. Phụ thuộc.
D. Trông chờ , dựa dãm,
phụ thuộc
Câu 4: Tự lập thể hiện:
A. Sự tự tin.
B. Có bản lĩnh cá nhân.
C. Ý chí nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
D. Sự tự tin. Có bản lĩnh, Ý chí nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Câu 5: Người có tính tự lập thường:
Thành công trong cuộc sống.
B. Xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
C. Thành công trong cuộc sống. Xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
D. Thất bại.
Câu 6:Học sinh cần rèn tính tự lập như thế nào?
A. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
B. Trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày.
C. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; Trong học tập,trong công việc và

sinh hoạt hằng ngày.
Bài tập 2:
Em tán thành hay không tán thành với ý nào kiến dưới đây?
10


a. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập
b. Không chỉ thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân.
c.Có ý kiến cho rằng: Những thành công do sự nâng đỡ, bao che của người khác thì
không thể bền vững?
d. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng
đ. Những người tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống mặc dù
phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.
e. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của
những người đáng tin cậy khi khó khăn.
Bài tập 3:Tình huống
Giaoduc.net.vn, ngày 30/12/2012 trong bài “Cô bé 10 tuổi “ở riêng” nuôi em ăn
học” đã viết: “Mặc dù mới 10 tuổi, nhưng cô bé Ngân Thị Đòa ở bản Chiềng, xã
Trung Lý (Mường Lát, Thanh Hóa) đã có 3 năm ở một mình cùng hai em trong căn
lều dựng tạm bên cạnh trường để nuôi giấc mơ con chữ. Nhà xa trường, sợ bố mẹ
không cho đi học, cô bé Ngân Thị Đòa năn nỉ xin bố dựng một căn lều tạm bên cạnh
Trường tiểu học Trung Lý 2, nơi em đang học để bố mẹ không phải đưa mấy chị em
đi học mà Đòa và các em vẫn được theo con chữ. Từ ngày ở riêng, mọi sinh hoạt
hằng ngày và chăm sóc các em đều do một tay Đòa lo toan như một người lớn. Dù
khó khăn vất vả là vậy nhưng năm nào cô học trò nhỏ này cũng đạt học sinh tiên tiến
của trường”
+ GV nêu câu hỏi: qua câu Truyện, tình huống trên em học tập bạn Ngân Thị Đòa
những gì ?
+ HS trả lời câu hỏi…
* Sản phẩm mong đợi: HS vận dụng thực hiện tốt các bài tập vận dụng và rút ra bài

học cho bản thân về ý chí tự lập trong cuộc sống.
6. Hoạt đông vận dụng và mở rông.
*Mục tiêu: HS biết thể hiện tự lập thông qua hành động và việc làm trong cuộc sống
hàng ngày.
*Cách thực hiện: GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có
thông qua hoạt động thực hành luyện tập bài tập và học sinh xây dựng kế hoạch rèn
luyện tính tự lập.
*Sản phẩm mong đợi: Hình thành cho HS ý thức tự lập trong cuộc sống
TIẾT 2
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu được thế nào là lao động tự giác, lao động sáng tạo.
11


- Nêu được những biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động, học tập.
2. Kĩ năng
- Biết lập kế hoạch lao động, học tập. Biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách
thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động, học tập.
3. Thái đô
- Tích cực, tự giác, sáng tạo trong lao động, học tập.
- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong lao động, học tập.
- Phê phán những biểu hiện lười nhác trong lao động, học tập.
4. Các năng lực cần hình thành.
- Năng lực thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn
ngữ, tự quản lí. Năng lực sáng tạo và vận dụng vào cuộc sống.
- Có trách nhiệm và tự sáng tạo, đặt kế hoạch và nhiệm vụ phấn đấu cho mục tiêu của
mình.
II. Chuẩn bị
1.Phương tiện thực hiện.
* Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu,
phiếu học tập.
- Các tư liệu tham khảo có liên quan tới bài học.
* Học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở bài soạn, bút, bút dạ, giấy A0…
2.Phương pháp thực hiện
Giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi
mở, thảo luận, so sánh…..
3. Kỹ thuật dạy học
- Động não, thông tin - phản hồi.
- Kỹ thuật khăn trải bàn.
4. Hình thức tổ chức dạy học: Học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận
nhóm.
III. Tổ chức hoạt đông.
1. Hoạt đông khởi đông

12


* Mục tiêu: Thông qua tư liệu video nói về hai bạn học sinh lớp 10 ở trường THPT
Nguyễn Viết Xuân Trần Tuấn Anh và Lê Tùng Nam sáng chế thành công máy
tách ngô công suất 1,6 tấn/giờ(VTV.Vn.mp4). Đã giành được giải Nhì trong
cuộc thi KH-KT dành cho học sinh Trung học toàn quốc năm 2014. Tạo cho HS
động lưc, sự chủ động, tự giác, say mê nghiên cứu tìm tòi ra cách giải quyết
mới, cách làm mới trong học tập, lao động, sinh hoạt và trong cuộc sống hàng
ngày.
* Cách thức thực hiện
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Tổ chức cho học sinh hoạt động theo lớp
+ GV sử dụng tư liệu video
+ HS thực hiện nhiệm vụ chung cả lớp: Xem Video theo dõi và ghi ra vở/giấy

những chi tiết cảm nhận, phản ánh mô tả hình ảnh và trả lời câu hỏi
+ HS trao đổi cặp đôi kết quả sau khi xem video – chia sẻ cùng lớp.
+ GV ?: Nội dung đoạn video cho các em biết điều gì?
+ HS báo cáo kết quả thảo luận
+ Đánh giá
* SP mong đợi: Tạo hứng thú, động cơ học tập cho HS và đánh giá, nhận xét được
đoạn video => Hai tấm gương đã sáng tạo ra máy tách ngô trong cuộc thi KH-KT
+ GV KL: Trong xã hội hiện đại ngày nay, muốn nâng cao chất lượng cuộc sống
chúng ta không những cần phải chăm chỉ lao động mà còn phải lao động tự giác và
sáng tạo. Bởi có như vậy chúng ta mới tìm tòi được cái mới, mới giải quyết được tối
ưu mọi vấn đề và mang đến hiệu quả trong quá trình lao động. Để làm rõ thêm chúng
ta học bài học hôm nay. LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
2. Hoạt đông hình thành kiến thức:
Hoạt đông 1: Tìm hiểu các hình thức lao đông của con người .
*Mục tiêu:Hiểu nội dung hình thức và vai trò của lao động .
*Cách thức thực hiện:
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
Nôi dung cần đạt
Hoạt đông 1a
I. Đặt vấn đề
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
1. Quan sát ảnh
HS tự trải nghiệm: Trong cuộc sống hàng
ngày,cả trong học tập em thường làm
những việc gì? Cảm xúc của em như thế
nào khi tự mình làm được những việc đó
mà không trông cậy, phụ thuộc vào người
13



khác?
Trong những việc em làm, việc nào em
thấy thành công nhất?
-Thực hiện nhiệm vụ
+ Thực hiện cá nhân
- Báo cáo kết quả: Cá nhân HS báo cáo
kết quả ( 4 HS)
- Đánh giá:
HS lớp đánh giá; GV kết luận
* Sản phẩm mong đợi: HS kể được việc
làm cụ thể của bản thân thể hiện sự tự
giác, sáng tạo
Hoạt đông 1b: Quan sát các bức ảnh sau:

Hình 1: Công nhân may mặc

Hình 2: Học sinh học tập

Hình 4: Nông dân thu hoạch lúa

Hình 3: Kĩ sư máy tính
* Cách thức thực hiện
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Nôi dung cần đạt
- Có các loại lao động chủ yếu là lao
14



? Em có nhận xét gì khi quan sát các bức
ảnh trên?
? Tại sao nói lao động là điều kiện, là
phương tiện để con người và xã hội phát
triển? Nếu người không lao động điều gì
sẽ xảy ra?
- Thực hiện nhiệm vụ:
Trao đổi cặp đôi.
- Báo cáo kết quả
3 HS báo cáo kết quả sau khi quan sát
ảnh.
- Đánh giá: Các loại lao động, vai trò
của lao động.

động chân tay và lao động trí óc.
- Người lao động phải biết kết hợp giữa
lao động chân tay và lao động trí óc vì
phương tiện lao động kĩ thuật này ngày
càng tăng. Lao động làm cho con người
và xã hội phát triển không ngừng.
- LĐ rất quan trọng để con người, xã hội
tồn tại, phát triển.

* SP mong đợi: Hiểu được có 2 loại lao động và vai trò của lao động đối với sự phát
triển của cá nhân và xã hội.
Hoạt đông 2: Tìm hiểu tình huống và truyện đọc SGK trang 28
HS hiểu thế nào là lao đông tự giác, sáng tạo.
*Mục tiêu: Qua tình huống và truyện đọc hiểu sự cần thiết của tự giác, sáng tạo trong
lao động.
Hoạt đông của giáo viên và học sinh

Nôi dung cần đạt
- GV chuyển giao nhiệm vụ
2. Tình huống
NV1: Đọc tình huống, truyện đọc SGK 3. Truyện đọc
-Tr28
NV2: Thảo luận nhóm
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về thái độ của
người thợ mộc trước và trong quá trình làm
ngôi nhà cuối cùng?
Nhóm 2: Hậu quả việc làm của người thợ
mộc khi làm ngôi nhà cuối cùng?
Nhóm 3: Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả
đó?
Nhóm 4: Tình huống(SGK- trang 28)
- Thực hiện nhiệm vụ:4 phút
15


+ Thảo luận nhóm về các nội dung
+ Trình bày kết quả ra giấy A0
+ Nhóm trưởng tập hợp kết quả báo cáo
- Báo cáo kết quả:
-Thái độ trước đây của người thợ mộc: tận tụy, tự giác,
thực hiện nghiêm túcthực hiện quy trình kĩ thuật lao
động, thành quả lao động hoàn hảo, mọi người kính
trọng.
- Thái độ khi làm ngôi nhà cuối cùng: Không dành hết
tâm trí, mệt mỏi, không khéo léo, tinh xảo, sử dụng vật
liệu cẩu thả, không đảm bảo quy trình kĩ thuật.
Nhóm 2

- Ông phải hổ thẹn. Đó là ngôi nhà không hoàn hảo.
Nhóm 3
- Thiếu tự giác, thiếu trách nhiệm
- Không thường xuyên rèn luyện, không có kỉ lật lao động
- Không chú ý đến kĩ thuật.
-Lao động tự giác là cần thiết, trong quá trình lao động phải sáng tạo
rút ngắn đc thời gian, kết quả lao động cao, năng suất, chất lượng.
- Không đồng ý: Học tập cũng là hoạt động lao động nên rất cần
Nhóm 4
tự giác. Rèn ý thức tự giác trong học tập kết quả học tập tốt là
điều kiện để trở thành con ngoan trò giỏi.
- Rèn luyện tự giác, sáng tạo trong lao động là đúng. Tự giác sáng
tạo trong học tập có lợi như trong lao động. Vì học tập là hình
thức của lao động…ngoài học tập cần lao động giúp gia đình..
- Đánh giá: HS các nhóm cùng đánh giá, GV dánh giá cuối cùng.
*SP mong đợi: HS tự rút ra được bài học cần lao động tự giác và sáng tạo.
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
Nôi dung cần đạt
NV3: Vậy thế nào là lao động tự giác, II. Nội dung bài học
sáng tạo?
HS nêu ý kiến
Lớp đánh giá, GV kết luận
Nhóm 1

Ghi nhớ:
1.Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do
16


áp lực từ bên ngoài.

2.Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để
tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng, hiệu quả lao động.
Cần phải lao động tự giác, sáng tạo vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đòi
hỏi.
Hoạt đông 3: HS nêu được những biểu hiện
của lao đông tự giác, sáng tạo trong học tập, lao đông
*Mục tiêu:HS nêu được những biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo trong học
tập lao động làm rõ mối liên thệ giữa lao động tự giác, sáng tạo.
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
Nôi dung cần đạt
*Cách thức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ 1: tổ chức Trò chơi:
“Ai nhanh hơn? Ai giỏi hơn?”(3 phút)
+ Mục đích trò chơi: HS tìm được biểu
hiện của lao động tự giác và lao động sáng
tạo, lao động không tự giác và sáng tạo.
+ Luật chơi:
- Chia lớp thành 3 đội:
Đội 1: Nhóm 1
Đội 2: Nhóm 2
Đội 3: Nhóm 3
+ Nhớ lại phần trải nghiệm đã kể những
việc làm của bản thân về tự giác, sáng tạo
kết hợp Quan sát ảnh.
*Thực hiện nhiệm vụ (3 phút)
Thực hiện cá nhân
+ GV phát phiếu trắng cho học sinh.
+ Mỗi học sinh ghi 1 biểu hiện vào phiếu
của mình. Khi giáo viên hô: Bắt đầu cuộc

chơi thì từng thành viên trong đội lần lượt
nối nhau lên dán vào phần tờ phiếu chung
của đội mình.
Ghi nhớ
Biểu hiện lao Biểu hiện lao đông
- Báo cáo kết quả:
Lưu ý: Biểu hiện nào trùng nhau chỉ được đông tự giác, thiếu tự giác, thiếu
17


tính 1 biểu hiện nên người chơi phải nhanh
tay, nhanh mắt.
Đánh giá: HS đánh giá, GV đánh giá và
nhấn mạnh các biểu hiện của lao động tự
giác, sáng tạo và hậu quả của thiếu tự giác,
sáng tạo.

- GV giao nhiệm vụ 2
Em hãy phân tích sơ đồ về mối liên hệ
giữa lao động tự giác và sáng tạo.
- Thực hiện nhiệm vụ: Trao đổi cặp đôi
- Báo cáo kết quả:
HS phân tích và tìm ra mối liên hệ giữa lao
động tự giác và sáng tạo
- Đánh giá:
Lớp cùng đánh giá, bổ sung ý kiến, GV
đánh giá cuối cùng

18


sáng tạo.
sáng tạo
-Phụ giúp việc -Làm qua loa cho xong
gia đình.
việc.
- Tự dọn dẹp nhà. - Phòng học để đồ
-Tự học không đạc lung tung.
đợi ai nhắc nhở.
- Luôn rập khuôn
- Tìm tòi, sưu theo cách thầy cô
tầm nội dung có đã hướng dẫn.
liên quan đến bài - Phát biểu hay
học.
tham gia phong
-Lập bảng kế trào là vì cộng điểm.
hoạch làm việc - Lối sống tự do cá
trong tuần.
nhân.
- Tìm ra (cải tiến) - Ngại khó, ngại khổ,
phương pháp học - Lười suy nghĩ,
tập, lao động tốt thiếu trách nhiệm…
nhất.
Hậu quả:
- Nghiêm khắc Ỷ lại, lười biếng
sửa chữa sai lầm. cẩu thả, tùy tiện,
Lợi ích:Tiếp thu kết quả học tập
được kiến thức, lao động không cao
kĩ năng, kĩ thuật
lao động, hoàn
thiện bản thân,

chất lượng hiệu
quả cao.
- Mối liên hệ: Lao động tự giác và
sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Tự giác là điều kiện để sáng tạo,
sáng tạo là động lực kích thích ý thức
tự giác.


*SP mong đợi: HS tìm được những biểu hiện, mối liên hệ của lao động tự giác, sáng
tạo trong học tập, trong lao động. Lao động tự giác và sáng tạo có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Tự giác là điều kiện để sáng tạo, sáng tạo là động lực kích thích ý thức
tự giác.
3. Hoạt đông luyện tập
* Mục tiêu: HS nhận biết, phát hiện, xử lí, giải quyết các vấn đề , tình huống thông
qua các bài tập.
* Cách thức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện làm bài tập
+ HS làm việc cá nhân với BT trắc nghiệm
+ Tình huống HS sắm vai
- Báo cáo kết quả: Bài tập1,2
- Đánh giá: Nhận xét, rút ra bài học
*Bài tập1:
Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện lao động tự giác và sáng tạo?
A. Làm theo ý mình, không cần theo đúng quy trình sản xuất.
B. Làm việc hết mình và luôn tìm tòi cải tiến nâng cao chất lượng công việc.
C. Chỉ làm cho xong việc mà mình được giao.
D. Luôn làm theo đúng cách thức đã được hướng dẫn.
Câu 2: Hành vi nào không thể hiện lao động tự giác, sáng tạo?
A. Lan chủ động giúp bố mẹ làm bếp.

B. Tiến không thích bố mẹ sai bảo, thích tự làm mọi việc nhưng nhều khi chỉ qua
loa cho xong chuyện.
C. Ánh tự dọn dẹp nhà cửa, kê lại bàn ghế vừa gọn, đẹp mắt hơn trước.
19


D. Hiếu thường sư tầm những bài tập không có trong sách giáo khoa và sách bài
tập để luyện them môn Toán và môn Tiếng anh.
Bài tập 2 Tình huống
Hôm nay trả bài kiểm tra môn Văn. Dung bị điểm kém, Dung lo bị bố phạt
không biết làm thế nào. Về đến nhà, thấy bố đang lau cửa kính. Dung nảy ra một
sáng kến với mục đích mong bố “nhẹ tay” hơn khi biết mình bị điểm xấu. Dung mon
men đến gần chủ động xin bố lau cửa kính. Bố ngạc nhiên vì không biết sao hôm nay
Dung lại chăm chỉ, tự giác việc nhà đến thế.
Việc làm của Dung có phải tự giác, sáng tạo không? Vì sao?
* SP mong đợi:
+HS biết học tập, làm theo việc làm thể hiện tự giác, sáng tạo trong học tập lao
động, phê phán lối sống làm việc chống chế, hình thức, thiếu tự giác, sáng tạo.
+ HS biết tự giác, sáng tạo trong cuộc sống hằng ngày.
4. Hoạt đông vận dụng và mở rông.
*Mục tiêu: HS biết thể hiện tự giác, sáng tạo thông qua hành động và việc làm trong
cuộc sống hàng ngày.
*Cách thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+Hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ.
?Bài học hôm nay cần nắm vững mấy yêu cầu? Sau mỗi yêu cầu em cần thực hiện ra
sao?
+ Tìm những tấm gương, việc làm khác nhau thể hiện lao động tự giác, sáng tạo trong
mọi lĩnh vực.
+ Xây dựng kế hoạch rèn luyện tự giác, sáng tạo.

+ Chuẩn bị giấy màu, kéo, hồ dán, giấy bìa để giờ sau học nối tiếp chủ đề lao động
tự giác và sáng tạo.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Nêu tóm tắt nội dung bài học
- Đánh giá:
HD bổ sung ý kiến. GV kết luận
*Sản phẩm mong đợi: Hình thành cho HS ý thức tự giác, sáng tạo trong cuộc sống.

TIẾT 3.
I. Mục tiêu bài học
20


1. Kiến thức
Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác, lao động sáng tạo trong học tập, trong lao
động đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội..
2. Kĩ năng
Biết lập kế hoạch học tập, lao động, biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách
thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động.
3. Thái đô
- Tích cực, tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động.
- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong lao động, học tập.
- Phê phán những biểu hiện lười nhác trong lao động, học tập.
4. Các năng lực cần hình thành.
- Năng lực tự học và thu thập thong tin, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao
tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, làm việc nhóm. Năng lực sáng tạo và vận dụng
vào cuộc sống.
- Có trách nhiệm và tự sáng tạo, đặt kế hoạch và nhiệm vụ phấn đấu cho mục tiêu của
II. Tổ chức hoạt đông học.
1. Hoạt đông khởi đông:

* Mục tiêu: Tạo được sự hứng thú để học sinh tiếp nhận nội dung tiếp theo của lao
động tự giác, sáng tạo.
* Cách thức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Sử dụng câu ca dao
“Non cao cũng có đường trèo
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi”
Em hiểu như thế nào về câu ca dao?
- Thực hiện nhiệm vụ
+ HS trao đổi cặp đôi
+ HS thực hiện nhiệm vụ trao đổi về nội dung câu ca dao
- Báo cáo kết quả: 2 HS
- Đánh giá: Dù có khó khăn đến đâu cũng có cách giải quyết. Không có khó khăn
nào là không thể vượt qua và không có con đường nào gọi là con đường cùng, nếu
người đó có nghị lực, quyết tâm và có chí hướng. Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào
nếu ta không chịu khuất phục thì vẫn có lối thoát. Khuyên chúng ta không nên đầu
hàng số phận mà biết vượt qua trong mọi hoàn cảnh. Đó chính là tự giác, sáng tạo.
*Sản phẩm mong đợi: Tạo hứng thú tiếp tục tiếp nhận nội dung học tiếp theo.
21


4. Hoạt đông hình thành kiến thức.
Hoạt đông 1: Hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết phải lao đông tự giác, sáng tạo.
* Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa, giá trị của tự giác, sáng tạo trong lao động, trong học
tập và trong cuộc sống.
*Cách thức thực hiện
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
Nôi dung cần đạt
- Chuyển giao nhiệm vụ
+ Sử dụng những tấm gương, hình ảnh về

lao động tự giác, sáng tạo.
+ Quan sát ảnh và thảo luận nội dung ý
nghĩa của những bức ảnh.
? Những bức ảnh có ý nghĩa gì: Tại sao
cần lao động tự giác, sáng tạo. Nếu không
lao động tự giác, sáng tạo dẫn đến hậu
quả gì?
?Tìm thông điệp của những bức hình và
sau khi quan sát?

Đỗ Văn Quyết (bên trái)- Giành Huy chương
Đồng trong Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế
2017

Hoạt đông của giáo viên và học sinh

Nôi dung cần đạt
22


- Thực hiện nhiệm vụ
II. Nôi dung bài học( tiếp)
HS thảo luận chung cả lớp
- Báo cáo kết quả:
+ Chia sẻ sự hiểu biết
- Đánh giá: Những bức ảnh cho thấy sự
tự giác, sáng tạo trong lao động được thể
hiện ở mọi lĩnh vực của cuộc sống: Khoa
học,nông nghiệp, học tập… , họ có sự say
mê nghiên cứu, tìm tòi và linh hoạt, giải

quyết công việc và nâng cao chất lượng,
hiệu quả lao động.
*Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS
rút ra được ý nghĩa và sự cần thiết cần lao
động tự giác, sáng tạo.
Ghi nhớ:
- Cần lao động tự giác, sáng tạo vì chúng ta đang sống trong thời đại KHKT phát
triển được ứng dụng vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Nếu không lao động tự giác, sáng tạo không tiếp cận được với sự phát triển của
nhân loại.
- Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục; phẩm chất, năng
lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng; chất lượng, hiệu
quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.
Tự giác, sáng tạo trong lao động là phẩm chất cần thiết của con người trong xã hội
hiện đại. Giúp con người thành công trong cuộc sống, được kính trọng.
Hoạt đông 2: HS Liên hệ việc làm cụ thể của bản thân và tấm gương thể hiện lao
đông tự giác, sáng tạo.
* Mục tiêu: Kể được những việc làm cụ thể của bản thân thể hiện tự giác, sáng tạo,
thực hành được công việc tại lớp, trong cuộc sống hàng ngày.
* Cách thức thực hiện:
Hoạt đông của giáo viên và
Nôi dung cần đạt
học sinh
- Giao nhiệm vụ
+ HS tự nêu những việc làm thể
hiện lo động tự giác, sáng tạo
của bản thân
23



+GV sử dụng những hình ảnh,
tấm gương biết tự giác, sáng tạo
và những việc làm, hình ảnh
thiếu tự giác, sáng tạo trong
cuộc sống như: hình ảnh, sản
phẩm sáng tạo của các bạn HS
Việc làm thể hiện tự giác, sáng tạo của bản thân
dự thi nghiên cứu khoa học,
Học tập
Lao đông
C/việc hàng
máy móc hiện đại, học sinh đạt
ngày
thành tích cao trong học tập, lao -Tự học bài và
động, doanh nhân thành đạt,
làm bài đầy đủ Chủ động lao -Tự giặt quần áo
thanh niên, HS lười học ham
- Tìm nhiều
động giúp gia
chơi đua đòi…
cách giải bài
đình
+ Em thấy mình cần làm gì để
khác nhau
trở thành người tự giác, tự lập,
-Gặp bài khó
Có trách
Tự chuẩn bị bữa
sáng tạo trong học tập, lao động, không nản lòng nhiệm với
ăn sáng

trong cuộc sống?
nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ
được giao
HS trao đổi cặp đôi
-Tự nghiên cứu Không ỷ lại
Luôn hoàn thành
- Báo cáo kết quả
tìm và đọc
trông chờ vào công việc học tập,
Những việc làm thể hiện tự giác, thêm sách, tài
người khác
lao động ở
sáng tạo của bản thân.
liêu khác..
trường,lớp ,gia
- Đánh giá:
đình giao
Sự cần thiết rèn luyện ý thức lao Phê phán những việc làm ỷ lại , dựa dẫm, lười suy
động tự giác, sáng tạo. Phê phán nghĩ
hành vi, việc làm thiếu tự giác,
sáng tạo trong lao động và hậu
quả của hành vi lười nhác, ỷ lại,
dựa dẫm, làm việc, học tập qua
loa đại khái...
*Sản phẩm mong đợi:
+ Sự cần thiết rèn luyện ý thức
lao động tự giác, sáng tạo. Phê
phán hành vi, việc làm thiếu tự
giác, sáng tạo trong lao động và

hậu quả của hành vi lười nhác, ỷ
24


×