Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ so với hạt điều Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.03 KB, 46 trang )

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Khoa: Quản trị

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA HẠT
ĐIỀU VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ SO VỚI HẠT ĐIỀU ẤN ĐỘ

Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế
GVHD: TS. Đinh Thị Thu Oanh
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Phạm Thị Trâm Anh
2. Ngụy Gia Hân
3. Lý Thành Long
4. Lê Thị Thu Ngân
5. Trần Thị Thu Nhàn
6. Võ Văn Nhật
7. Nguyễn Quỳnh Phương
8. Dương Tấn Thiện Phước
9. Trần Công Quang
10. Dương Hữu Tính
Tháng 11/2018

(STT: 4)
(STT: 21)
(STT: 47)
(STT: 56)
(STT: 63)
(STT: 65)
(STT: 73)
(STT: 75)


(STT: 78)
(STT: 96)


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Khoa: Quản trị

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA HẠT
ĐIỀU VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ SO VỚI HẠT ĐIỀU ẤN ĐỘ

Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế
GVHD: TS. Đinh Thị Thu Oanh
Nhóm trưởng: Ngụy Gia Hân
Thông tin liên lạc:
 Lớp: DH42AD002
 Số điện thoại: 0384269777
 Email:

Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Phạm Thị Trâm Anh
2. Ngụy Gia Hân
3. Lý Thành Long
4. Lê Thị Thu Ngân
5. Trần Thị Thu Nhàn
6. Võ Văn Nhật

7. Nguyễn Quỳnh Phương
8. Dương Tấn Thiện Phước
9. Trần Công Quang
10. Dương Hữu Tính
Tháng 11/2018
2

(STT: 4)
(STT: 21)
(STT: 47)
(STT: 56)
(STT: 63)
(STT: 65)
(STT: 73)
(STT: 75)
(STT: 78)
(STT: 96)


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................

............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................

3


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU:.................................................................................................5

I. Lời nói đầu:......................................................................................................5
II. Cơ sở lý thuyết:................................................................................................5
III. Phương pháp thu thập dữ liệu:....................................................................6
B. NỘI DUNG CHÍNH:...........................................................................................6
I. Tình hình xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Mỹ:......................6
1.
Tổng quan về ngành hạt điều Việt Nam:..................................................6
1.1. Sự hình thành và phát triển ngành:........................................................6
2.
Tình hình xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Mỹ:................9
2.1. Tình hình xuất khẩu chung:...................................................................9
2.2. Tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ:............................................14
II. Tình hình nhập khẩu hạt điều của Mỹ:........................................................16
1.
Nhập khẩu từ các quốc gia khác:............................................................16
2.
Nhập khẩu từ Việt Nam:..........................................................................17
III. Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu vào thị
trường Mỹ, so với hạt điều Ấn Độ........................................................................18
1.
Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam..............................18
1.1. Các yếu tố về nguồn lực:........................................................................18
1.2. Các yếu tố về nhu cầu tại thị trường Mỹ...............................................20
1.3. Các yếu tố về các ngành hỗ trợ, có liên quan........................................23
1.4. Các chiến lược, cơ cấu ngành, tính cạnh tranh của các công ty thu
mua và chế biến điều ở VN.............................................................................27
2.
Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Ấn Độ...................................29
2.1. Các yếu tố về nguồn lực.........................................................................29
2.2. Các yếu tố về nhu cầu tại thị trường Mỹ...............................................32

2.3. Các yếu tố về các ngành hỗ trợ, có liên quan........................................33
2.4. Các chiến lược, cơ cấu ngành, tính cạnh tranh của các công ty thu
mua và chế biến điều ở Ấn Độ........................................................................35
3.
So sánh lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam so với hạt điều Ấn Độ
khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ....................................................................38
C. KẾT LUẬN:.......................................................................................................45
PHỤ LỤC...........................................................................................................47

4


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
PHẦN MỞ ĐẦU:
I.

Lời nói đầu:
Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam đang diễn ra một

cách nhanh chóng. Hội nhập và toàn cầu hóa đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho doanh
nghiệp Việt Nam, tuy nhiên nó cũng đem đến nhiều đe dọa và thách thức, cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước
ngoài, giữa các doanh nghiệp trong nước và nhu cầu ngày càng khốc liệt. Các danh
nghiệp Việt Nam được biết đến trên trường quốc tế như một niềm tự hào của nền kinh
tế Việt Nam tuy nhiên đó chỉ là một con số ít ỏi trong số những ngành nghề kinh
doanh cũng như những doanh nghiệp tạo được vị thế trên thị trường. Ngành Hạt điều
Việt Nam cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó, ngoài ra đây cũng được coi là một
ngành có kim ngạch xuất khẩu cao trong mấy năm gần đây và được quan tâm đầu tư,
mở rộng sản xuất. Việt Nam hiện đang là một trong những nước hàng đầu thế giới về

xuất khẩu hạt điều. Sản phẩm hạt điều của Việt Nam có chất lượng cao, rất có uy tín
trên thị trường quốc tế.
Vì vậy nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này mong muốn đem lại cái nhìn tổng
quát nhất về ngành Hạt điều Việt Nam thông qua việc phân tích mô hình Kim cương
của Michael Porter chúng ta sẽ nhận thấy những cơ hội và thách thức mà Việt Nam
phải đối mặt trong quá trình hội nhập và phát triển sản phẩm này.
II.

Cơ sở lý thuyết:
Lợi thế cạnh tranh quốc gia - Mô hình kim cương của Michael Porter
Porter đã xây dựng lý thuyết về bốn thuộc tính lớn của một quốc gia hình thành

nên môi trường cạnh tranh cho các công ty tại nước đó, và những thuộc tính này thúc
đẩy hoặc ngăn cản sự tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó. Những thuộc tính đó
là:
- Điều kiện về các yếu tố sản xuất – vị thế của một nước về các yếu tố sản xuất
ví dụ như nguồn lao động có kỹ năng hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong
một ngành cụ thể.
- Các điều kiện về cầu – nhu cầu trong nước đối với hàng hóa hoặc dịch vụ của
một ngành.
5


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
- Các ngành hỗ trợ và liên quan – sự hiện diện hoặc không sẵn có của các
ngành hỗ trợ và liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành – các điều kiện quản
lý các công ty được tạo ra, tổ chức, và quản trị như thế nào và bản chất của đối thủ
cạnh tranh trong nước.

Ông
lập

luận

rằng

các

công

ty có

khả

năng

thành

công

cao

nhất

trong

những ngành hoặc các phân ngành trong đó mô hình kim cương được thuận lợi nhất.
Ông cũng cho rằng mô hình kim cương là một hệ thống tương tác và củng cố lẫn
nhau.

III.

Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập dữ liệu từ các báo cáo của doanh nghiệp, thống kê của các cơ quan

chức năng, báo chí, bản tin,…
A. NỘI DUNG CHÍNH:
I.

Tình hình xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Mỹ:
1. Tổng quan về ngành hạt điều Việt Nam:
1.1.

Sự hình thành và phát triển ngành:

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậu
của Việt Nam rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều. Thấy được giá trị kinh tế của
6


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
cây điều, ngay từ những năm 1980, Đảng và Nhà nước đã bước đầu có sự quan tâm
đến cây điều, đặc biệt là công nghệ chế biến điều xuất khẩu – tại Hội nghị ngoại
thương tổ chức tại tỉnh Sông Bé vào năm 1982, cố Thủ tướng Phạm Hùng đã chỉ đạo
cho ngành ngoại thương phải tổ chức chế biến và xuất khẩu hạt điều. Tuy nhiên thời
kỳ này Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thường xuyên
bị ép giá ở nước ngoài.
Phải đến năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Ngày
29/11/1990 Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã có Quyết định số 346 /NN-TCCB/QĐ v/v thành
lập Hiệp hội cây điều Việt Nam với tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Cashew
Association (VINACAS).
Năm 1992, tức là chỉ một năm sau khi khai thông biên giới Việt – Trung, hạt
điều Việt Nam đã có mặt tại thị trường đông dân nhất thế giới này. Ngày nay, Trung
Quốc luôn là thị trường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam. Đặc biệt hơn là ngay từ khi
Việt Nam – Hoa Kỳ chưa bình thường hoá quan hệ về mặt ngoại giao thì chúng ta đã
có những lô hàng xuất khẩu nhân điều xuất khẩu trực tiếp qua thị trường Hoa Kỳ – đó
là năm 1994.
Trong suốt 10 năm liền từ 1990 – 1999, cây điều Việt Nam từ chỗ chỉ có vài
chục ngàn ha với sản lượng mấy chục ngàn tấn, xuất khẩu nhỏ lẻ, thì năm 1999 Việt
Nam đã có sản lượng 100 ngàn tấn điều thô, sản lượng nhân xuất khẩu đạt 28 ngàn
tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 164 triệu USD. Công nghiệp chế biến điều phát triển
mạnh mẽ, sản lượng điều thô trong nước bắt đầu không đủ cung cấp cho công nghiệp
chế biến và xuất khẩu.
Do vậy mà năm 1996, Việt Nam chính thức ghi tên mình vào danh sách các
quốc gia nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi. Để động viên một ngành công nghiệp
non trẻ đang phát triển với tốc độ “nóng”, Nhà nước cần có định hướng phát triển.
Hiệp hội điều Việt Nam – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình Thủ
tướng Chính phủ đề án chiến lược phát triển ngành điều giai đoạn 10 năm từ 2000 –

7


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
2010. Ngày 07/5/1999, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số
120/1999/QĐ–TTg v/v: phê duyệt đề án phát triển ngành điều đến năm 2010.
Về chế biến: Công nghiệp chế biến hạt điều là sự kết hợp giữa thủ công và cơ
giới, trong đó hai công đoạn quan trọng là cắt tách vỏ hạt và bóc vỏ lụa nhân được làm

thủ công. Đầu tư cho một xưởng bóc tách không đòi hỏi nguồn vốn lớn, chỉ hơn một
trăm triệu đồng, nên dễ thu hút nhiều người bỏ vốn kinh doanh. Điều đó lý giải vì sao,
tuy ít nhận được sự trợ giúp từ phía Nhà nước, nhưng công nghiệp chế biến hạt điều
phát triển rất nhanh. Nếu năm 1990 cả nước chỉ có 19 nhà máy chế biến hạt điều có
công suất 14.000 tấn điều thô thì nay cả nước có 219 cơ sở chế biến, với công suất
thiết kế 674.200 tấn/năm. 10 công ty, nhà máy chế biến được cấp giấy chứng nhận
chất lượng và quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO, 7 doanh nghiệp đạt tiêu
chuẩn HACCP. Trước đó, ngành chế biến điều của Việt Nam chủ yếu là tách vỏ và vỏ
lụa bằng tay nên năng suất thấp, một số doanh nghiệp có máy tách hạt nhưng cũng có
tỷ lệ hao hụt cao. Nhưng từ giữa năm 2008, được sự hỗ trợ của VINACAS, máy bóc
và tách vỏ lụa đã được chế biến thành công với tỷ lệ sạch đến 87% và tỷ lệ hạt vỡ chỉ
chiếm 6-7%. Hiện ngành điều Việt Nam đang dẫn đầu về kỹ thuật chế biến so với các
đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ và Brazil. Tuy vậy, việc chế biến hạt điều là sự kết hợp
giữa máy móc và lao động chân tay, nhưng hiện ngành đang thiếu lao động làm việc
nghiêm trọng. Đại bộ phận các cơ sở sản xuất điều của chúng ta ở mức vừa và nhỏ,
nhận gia công cho các doanh nghiệp xuất khẩu với quy mô lớn. Nhiều doanh nghiệp
nhỏ đã mạnh dạn đầu tư cơ cấu lại sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư ở vùng sâu,
vùng xa để tận dụng lao động nông nhàn thế nhưng hiệu quả đạt được chưa cao.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, ngành điều Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện các
mục tiêu đã đề ra. Diện tích cây điều được giữ vững, nhiều vùng, nhiều hộ nông dân
trồng điều không những xoá được đói, giảm được nghèo mà còn khá hơn từ trồng
điều. Công nghiệp chế biến dần hoàn thiện, ngày càng đi vào công nghiệp hoá, thân
thiện với môi trường hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, vệ sinh an toàn thực
phẩm được đảm bảo.
Cho đến nay, ngành điều vẫn không ngừng phát triển và tăng trưởng mạnh qua
các năm. Có được thành tựu ngành hôm nay, ngành điều không thể không ghi nhận
8


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ

so với hạt điều Ấn Độ
công sức đóng góp của những người nông dân trồng điều đã một nắng hai sương
trồng, chăm sóc, tạo tán, tỉa cành cho cây điều phát triển. Ngành điều cũng không thể
không ghi nhận công sức, đóng góp của các nhà khoa học, những kỹ sư nông học đang
ngày đêm tạo ra từng dòng giống mới cho năng suất chất lượng hạt ngày càng cao.
Thành công đó cũng có công sức đóng góp không nhỏ của những người công nhân
chế biến điều; mặc dù cuộc sống còn muôn vàn khó khăn nhưng họ vẫn luôn bám
máy, lao động sáng tạo giúp cho ngành điều ngày càng phát triển. Đó còn là công sức
lao động trí tuệ của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu
hạt điều. Họ đã góp công không nhỏ đưa những hạt điều nhỏ bé xinh xinh của Việt
Nam xuất khẩu đến 26 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới.
2. Tình hình xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Mỹ:
2.1. Tình hình xuất khẩu chung:
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước có kim ngạch xuất khẩu điều nhân số 1,
chế biến đứng thứ 2 và đứng thứ 3 thế giới về năng suất và sản lượng.
Sau 28 năm tham gia xuất khẩu (1988-2016), ngành điều Việt Nam không ngừng phát
triển lớn mạnh, chiếm lĩnh thị trường thế giới. Đặc biệt, từ năm 2006 đến nay Việt
Nam luôn giữ vững vị thế là quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới.
Năm 2007 ngành điều vẫn tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng rất cao 25%, cao
hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành Nông nghiệp với thành tích:
– Sản lượng điều thô trong nước: 350.000 tấn
– Nhập khẩu: 200.000 tấn
– Sản lượng chế biến: 550.000 tấn
– Sản lượng nhân xuất khẩu: khoảng 152.000 tấn
– Kim ngạch xuất khẩu: khoảng 650 triệu USD. Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt
trên 36%; Trung Quốc 18%; Liên Minh châu Âu (EU) trên 20%…
Từ năm 2009 đến 2012, toàn ngành điều xuất khẩu khoảng 750.000 tấn nhân
điều các loại và 110.000 tấn dầu vỏ hạt điều. Trong đó sản lượng xuất khẩu tăng dần
qua các năm. Năm 2012, xuất khẩu ước khoảng 220.000 tấn, trong khi 2011 là
9



Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
166.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu riêng sản phẩm nhân điều trong 4 năm đạt kỷ lục
với giá trị hơn 4,6 tỷ USD. Trong đó năm 2012 ước đạt 1,45 tỷ USD. Như vậy, trong
vòng 7 năm liên tục, từ 2006 đến 2012, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu điều
nhân lớn nhất thế giới, vượt cả Ấn Độ và Brazil.
Từ năm 2013 đến nay, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang các nước tăng cả
về lượng và giá trị. Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 300 nghìn tấn, thu về
trên 1 tỷ USD. Riêng năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 353,27 nghìn tấn, ứng với 3,52
tỷ USD, tăng 1,89% về lượng và 23,77% về giá trị, giá xuất bình quân tăng 21,47% so
với năm 2016. Theo báo cáo của Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS), năm 2017 các
doanh nghiệp ngành điều Việt Nam chế biến xuất khẩu được 350.000 tấn điều nhân
các loại, với kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD; trong đó xuất khẩu điều nhân đạt
khoảng 2,85 tỷ USD, còn lại là các sản phẩm phụ của điều. Ngành điều Việt Nam tiếp
tục duy trì thị phần trên 50% tổng giá trị thương mại nhân điều toàn cầu (khoảng 5,5
tỷ USD).

10


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
Bảng: Số liệu xuất khẩu hạt điều qua các thị trường năm 2017

Thị trường

Cả năm 2017


(%) Năm 2017 so với
năm 2016
Lượng
Trị giá

Lượng

Trị giá (USD)

(tấn)
353.268

3.516.805.20

1,89

23,77

Mỹ
Hà Lan
Trung Quốc
Anh
Australia
Đức
Canada
Thái Lan
Nga
Israel
Ấn Độ
Italia

Pháp
Tây Ban Nha
Các tiểu Vương Quốc Ả

120.761
52.767
48.064
15.642
13.381
10.564
10.187
8.406
5.586
4.334
5.556
5.474
3.695
2.781
3.529

7
1.219.398.078
541.811.946
469.380.047
149.471.660
133.239.121
109.023.084
105.408.556
84.917.370
55.225.365

46.660.245
46.000.619
40.841.894
40.773.951
29.408.295
29.059.643

2,83
13,7
-7,16
4,97
-8,97
-14,85
-2,41
11,53
32,68
-7,29
37,87
-6,86
19,54
22,03
-4,57

25,74
41,62
11,19
25,79
10,27
5,43
18,01

38,39
59,6
15,73
60,82
8
52,98
48,36
7,9

Rập Thống Nhất
New Zealand
Bỉ
Nhật Bản
Đài Loan
Hồng Kông
Na Uy
Philippines
Singapore
Nam Phi
Hy Lạp
Pakistan
Ucraina

2.968
2.662
2.928
2.138
1.785
1.048
1.175

835
827
453
383
366

28.692.338
28.451.545
28.305.294
22.741.025
20.749.993
10.832.528
9.627.689
8.404.876
8.032.469
4.712.607
4.013.915
3.450.728

13,33
142
-8,1
-5,98
-16,71
4,7
1,82
-25,78
-31,37
-44,82
-69,84

26,64

36,29
202,99
7,96
12,57
0,22
31,56
18,15
-10,51
-19,11
-32,98
-62,65
50,18

Tổng cộng

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy được thị trường Mỹ tiêu thụ nhiều nhất các loại
hạt điều xuất khẩu của Việt Nam năm 2017, với 120.761 tấn, trị giá 1,22 tỷ USD,
11


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
chiếm trên 34% thị phần xuất khẩu hạt điều của cả nước, tăng 2,8% về lượng và tăng
25,7% về trị giá so với năm 2016. Giá xuất khẩu sang Mỹ tăng 22,3%, đạt 10.097
USD/tấn.
Hạt điều xuất khẩu sang thị trường Hà Lan đạt 52.767 tấn, tương đương 541,81
triệu USD, chiếm 15% thị phần, tăng 13,7% về lượng và tăng 41,6% về kim ngạch.
Giá xuất khẩu đạt 10.268 USD/tấn, tăng 24,6%.

Xuất sang Trung Quốc giảm 7,2% về lượng nhưng tăng 11,2% về trị giá, đạt
48.064 tấn, trị giá 469,38 triệu USD, chiếm 13% thị phần. Giá xuất khẩu sang Trung
Quốc tăng 19,8%, đạt 9.766 USD/tấn.
Nhìn chung xuất khẩu hạt điều trong năm 2017 sang đa số các thị trường đều
tăng kim ngạch so với năm 2016; trong đó xuất sang Bỉ đạt mức tăng trưởng mạnh
nhất, tăng 142% về lượng và tăng 203% về kim ngạch, mặc dù kim ngạch chỉ đạt
2.662 tấn, tương đương 28,45 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh ở
một số thị trường Pháp, Ấn Độ và Tây Ban Nha, với mức tăng tương ứng 53%, 61%
và 48% về kim ngạch so với năm trước đó.
Ngược lại, xuất khẩu hạt điều sang Pakistan sụt giảm rất mạnh 70% về lượng
và 63% về kim ngạch; xuất sang Hy Lạp cũng giảm mạnh 45% về lượng và giảm 33%
về kim ngạch so với năm 2016.

12


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ

Tháng 6 năm 2018, theo báo cáo VINACAS, kim ngạch này đạt 175.017 tấn,
ứng với giá trị 1,7 tỷ USD, tăng 15,77% về lượng và 29,52% về giá trị. Tính chung 2
tháng năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 32.331 tấn hạt điều, thu về 473,41 triệu USD,
tăng 47,7% về lượng và 66,2% về giá trị.
Ta vẫn có thể thấy được Mỹ tiếp tục là nhà nhập khẩu lớn nhất mặt hàng hạt
điều của Việt Nam, với kim ngạch 6 tháng đầu năm 2018 đạt 646,82 triệu USD, tăng
21,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của
Việt Nam. Đứng thứ 2 là Hà Lan, với kim ngạch nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam đạt
218,37 triệu USD, giảm 6,4% so với tháng 6 năm 2017. Thay vào đó, Hà Lan là nước
nhập khẩu lớn thứ 3, chiếm 11% kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam, ứng với
178,03 triệu USD, tăng 0,7% so với tháng 6 năm 2017.

Nhìn chung, so với 6 tháng năm 2017, hầu hết các thị trường đều tăng trưởng về kim
ngạch. Đáng chú ý nhất là Đài Loan, kim ngạch nhập khẩu hạt điều gấp gần 4 lần so
với 6 tháng năm 2017, ứng với kim ngạch 3,07 triệu USD. Italia, Hồng Kông là hai thị
trường có triển vọng xuất khẩu trong thời gian tới, kim ngạch tháng 6 năm 2018 tăng
gấp 3,6 lần và 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2017.
13


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ

2.2. Tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ:
Mỹ là 1 quốc gia đa chủng tộc, sắc tộc, với hơn 1000 dân tộc từ khắp nơi trên
thế giới hợp thành, là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Với diện
tích khoảng 9 triệu 500 km 2, gấp 30 lần nước Việt Nam, dân số 307.481.000 người.
Thêm vào đó, cơ cấu kinh tế của Mỹ đã làm cho Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu
lớn nhất thế giới: Dịch vụ chiếm khoảng 80%, công nghiệp 18%, nông nghiệp 2%.
Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt
13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Với ít hơn 5% dân số thế giới, khoảng 302
triệu người, nước Mỹ chiếm 20 đến 30% tổng GDP của toàn thế giới. Riêng GDP của
một bang – bang California - đạt 1,5 nghìn tỷ trong năm 2006, đã vượt quá GDP của
tất cả các nước, chỉ trừ 8 nước, vào năm đó. Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu,
khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ, gấp 3 kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là
Đức. Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, trao đổi Đại
sứ đầu tiên vào tháng 7/1997, mở Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí
Minh và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco vào tháng 11/1997. Năm
2000, Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết, hàng hóa
Việt Nam bắt đầu có mặt nhiều ở thị trường Hoa Kỳ và hạt điều Việt Nam được người
Mỹ ưa chuộng rất nhiều. Năm 2007 đến nay, Mỹ là thị trường tiêu thu hạt điều lớn
nhất cửa nước ta.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu hạt
điều Việt Nam sang Mỹ đã đạt 25,12% so với năm 2007 với kim ngạch đạt 249,57
triệu USD. Với những thành tích trên, hạt điều trở thành mặt hàng đứng thứ 3 trong
các mặt hàng Nông Lâm Thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ năm
2008. Và đồng thời với tốc độ tăng trưởng khá tốt (25,12%), hạt điều cũng lọt vào top
15 các mặt hàng có tăng trưởng nhập khẩu sang Mỹ lớn nhất năm 2008. Tuy nhiên,
tốc độ tăng trưởng khả quan như trên là do sự gia tăng đột biến về giá trong 7 tháng
đầu năm 2008. Tổng kết cả năm, giá hạt điều xuất khẩu sang Mỹ đã tăng 32,74%.
Thực tế năm 2008, hạt điều Việt Nam đang vấp phải những khó khăn do khách quan
lẫn những vấn đề nội tại trong ngành. Giá xuất khẩu hạt điều đã giảm mạnh do suy
14


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
thoái kinh tế.
Từ năm 2009 đến 2013, hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ không
chỉ tăng về sản lượng mà cả kim ngạch cũng liên tục tăng, ngoại trừ xuất khẩu sụt
giảm trong năm 2011 thì nhìn chung, xuất khẩu hạt điều năm sau đều luôn cao hơn
năm trước đó, giá xuất khẩu bình quân cũng được điều chỉnh tăng đều qua các năm.
Năm 2014, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất, với kim ngạch
635,94 triệu USD, chiếm 31,88% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, tăng
17,97% so với cùng kỳ năm 2013. Năm 2015, Mỹ tiêu thụ 111.681 tấn điều Việt Nam,
trị giá 825 triệu USD. Năm 2016, với kim ngạch 970 triệu USD, chiếm 34% tổng kim
ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước; tăng 17,6% so với năm 2015. Năm 2017, Mỹ
tiêu thụ 120.176 tấn điều Việt Nam, với kim ngạch 1,2 tỷ USD, chiếm 38% tổng kim
ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, tăng 25,74% so với năm 2016.

Gần đây nhất, trong 6 tháng đầu năm 2018, Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều nhất
các loại hạt điều của Việt Nam chiếm 38% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất


15


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
khẩu hạt điều của cả nước, đạt 66.416 tấn, tương đương 646,82 triệu USD, tăng 21,5%
về lượng và tăng 19% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017.
=> Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 có
xu hướng tăng về giá trị xuất khẩu nhưng ngày càng giảm đi về tỷ trọng song vẫn
chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam chứng tỏ thị
trường Mỹ vẫn là thị trường quan trọng cần quan tâm tới và còn rất nhiều tiềm năng
trong thời gian tiếp theo.
II.

Tình hình nhập khẩu hạt điều của Mỹ:
1. Nhập khẩu từ các quốc gia khác:
Mỹ là một trong những thị trường quan trọng đối với ngành điều cả khu vực

trên thế giới. Nước này nhập khẩu hạt điều phụ thuộc vào châu Phi, Brazil, Việt Nam
và Ấn Độ. Mỹ luôn là nước nhập khẩu hạt điều lớn nhất của Ấn Độ và Việt Nam.
Brazil là một nước xuất khẩu lớn khác cũng cung cấp hạt điều cho Hoa Kỳ nhưng sản
lượng nhập khẩu còn khá thấp. Các nhà cung cấp hạt điều lớn nhất cho thị trường Hoa
Kỳ năm 2009 là Việt Nam (50%), Ấn Độ (27%), Brazil (7%), Côte d'Ivoire (2%),
Mozambique (2%) và tất cả các nhà nhập khẩu khác ( 5%). Cho đến năm 2017 đã có
sự thay đổi khá rõ rệt, qua đó cho thấy rằng Việt Nam vẫn là nước đứng đầu về xuất
khẩu hạt điều cho Mỹ.

16



Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
Mỹ chủ yếu nhập khẩu hạt điều đã được chế biến và là nhà nhập khẩu lớn nhất
duy nhất trên thị trường này trong năm 2013, chiếm 27% nhập khẩu hạt điều của thế
giới. Nhập khẩu trung bình của Mỹ đã tăng trưởng rất mạnh trong 5 năm 2009-2013,
tăng 13% lượng nhập khẩu hạt điều và tăng 56% về giá trị trong giai đoạn 2009-2013.
Và tăng liên tục từ 2013 đến 2016, thể hiện ở bảng sau:

2. Nhập khẩu từ Việt Nam:
Trong nửa đầu tháng 6, giá điều xuất khẩu của Ấn Độ giao tại cảng Delhi lên
tới 16 USD/kg (loại WW180) và 14,5 USD/kg (loại WW210); điều nhân vỡ 2 mảnh
cũng đạt mức 10,9 USD/kg. Còn giá điều Việt Nam tiếp tục giảm chỉ còn 9,07
USD/kg, giảm 3,5% nửa đầu tháng 5.2018 và giảm đến 11,5% so với cùng kỳ năm
2017.
Mỹ là khách hàng chính của hạt điều Việt Nam, chiếm tới 36,4% thị phần điều
xuất khẩu. Từ đầu năm đến nay Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu điều Việt Nam vì giá rẻ. Ủy
ban Thương mại Quốc tế Mỹ cho biết: Trong 4 tháng đầu năm nay, nhập 41.392 tấn
điều, tăng 5% về lượng và 12% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, lượng
điều nhập khẩu từ Việt Nam tăng tới 30,3% về lượng, giảm nhập khẩu từ Ấn Độ đến

17


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
66,6%. Nhờ vậy mà thị phần của hạt điều Việt Nam tại Mỹ tăng từ 65,5% 4 tháng đầu
năm 2017 lên tới 81,3%.
III.


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu vào thị
trường Mỹ, so với hạt điều Ấn Độ.
1. Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam
1.1. Các yếu tố về nguồn lực:
Yếu tố tự nhiên
Cây điều có thể sống từ 5 oC – 45 oC nhưng nhiệt độ trung bình thích hợp nhất

là khoảng 270C. Điều có thể thích nghi với lượng mưa hàng năm biến động từ 400
mm – 5000 mm, thích hợp nhất là từ 1000 mm – 2000 mm. Do cây điều cần ít nhất 2
tháng khô hạn hoàn toàn để phân hóa mầm hoa. Do đó khí hậu hai mùa mưa và khô
hạn riêng biệt, trong đó mùa khô kéo dài ít nhất khoảng 4 tháng là thích hợp cho sự ra
hoa đậu quả của cây điều. Ở nước ta cây điều được trồng từ Quảng Trị trở vào các tỉnh
phía Nam nhưng cho sản lượng nhất là các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Trong đó, phải đề cập đến tỉnh Bình Phước và Đồng Nai là những tỉnh thuộc
vùng Đông Nam Bộ, có năng xuất trồng điều vào bậc nhất nước ta. Sự phong phú
trong địa hình của các tỉnh này là một lợi thế để phát triển cây công nghiệp, là nơi có
những dòng sông lớn lưu thông, hệ thống hồ chứa xây dựng một cách có hiệu quả,
nhằm đảm bảo lượng nước dùng cho nông nghiệp suốt quanh năm. Và hầu như khi nói
đến Bình Phước thì thường song hành cùng danh xưng xứ điều. Theo một tiến trình
nghiên cứu thì tỉnh Bình Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển cây điều, với khí
hậu mang đặc trưng của vùng nhiệt đới cận xích đạo với hai mùa mưa và mùa khô rõ
rệt, tạo điều kiện để cây điều sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, thổ nhưỡng
phong phú, tầng đất đỏ bazan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ là hai loại đất tiêu
biểu giúp nâng cao sản lượng điều trên hết, trên địa cả nước vẫn đang sử dụng giống
điều ghép, nhưng tại Bình Phước việc trồng điều từ cây con thực sinh (trồng từ hạt) đã
diễn ra thành công và phát triển thuận lợi, giống điều thực sinh cho hiệu quả cao hơn
nhiều so với những cây điều ghép.
Nguồn nhân lực

18



Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
Nguồn lực của nước ta vô cùng đa dạng từ việc ngày càng có nhiều hộ gia đình
mở rộng diện tích trồng điều nhờ vào việc tạo ra các giống điều mới cho năng suất
cao, đến việc cơ sở vật chất hỗ trợ cho người dân cũng được nâng cao. Bảng dưới đây
cho thấy các hộ gia đình đang mở rộng và tăng điện tích, sản lượng cây điều.
Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng diện tích cây trồng, ta còn có thêm ngày
càng nhiều nhà xưởng công ty sản xuất và chế biến hạt điều ở các tỉnh thành để đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu như:
-

Công ty TNHH Hạt Việt ( Vietnuts)

-

Công ty sản xuất hạt điều Phú Quang

-

Công ty TNHH MTV ANTANA FOOD

-

Công ty TNHH TM DV Xuất Nhập Khẩu Vinacashew)
Bên cạnh đó lượng công nhân làm việc trong các xưởng sản xuất ngày càng

tăng, lương lao động tăng từ 500 cho đến 1000 công nhân mỗi năm để đáp ứng cho
các công ty tuyển công nhân tách vỏ, phân loại hạt và đóng gói.

Yếu tố tăng cường
Về chính sách hỗ trợ:
Nhà nước tiếp tục rót vốn cho các dự án nghiên cứu và phát triển giống cây
trồng, hỗ trợ máy móc thiết bị cho việc sản xuất.
Quy hoạch vùng nguyên liệu điều tập trung tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ
khoảng 200 – 250 ngàn ha; phấn đấu đến năm 2020, năng suất điều bình quân toàn
vùng đạt hơn 2 tấn/ha, sản lượng điều đạt trên 400 ngàn tấn.
Bộ nông nghiệp &PTNT đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây
Điều thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đang tập trung nghiên
cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật canh tác điều có năng suất cao từ 3 tấn.
Về cơ sở hạ tầng và nghiên cứu giống:
Cơ sở hạ tầng máy mọc thiết bị ngày càng được đầu tư với công nghệ tiên tiến
như máy đập hạt, máy tách hột, máy làm nóng, máy sấy khô, máy trôn nguyên liệu đã
thay thế các hoạt động thủ công của công nhân. Các cơ sở công nghiệp chế biến điều
hiện có đủ năng lực chế biến 100% sản lượng điều trong nước và hàng năm có thể
nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn hạt điều để sử dụng hết công suất thiết kế. Những kết
19


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
quả nghiên cứu cải tiến công nghệ, thiết bị chế tạo trong nước, cho phép ngành điều
cơ giới hóa, tự động hóa với mức đầu tư thấp hơn so với thiết bị nhập khẩu, nên các
cơ sở chế biến có cơ hội tiếp cận nhanh thị trường thế giới.
Quy trình kỹ thuật thâm canh điều cao sản đạt từ 3- 5 tấn/ha đã được kiểm
chứng trên một số nông hộ tại Bình Phước và Đồng Nai được phát huy và nhân rộng
trong sản xuất, với việc nghiên cứu giống điều thực sinh( trồng bằng hạt), PN1 đã
giúp nâng cao sản lượng khán dịch bệnh.
1.2. Các yếu tố về nhu cầu tại thị trường Mỹ
Chất lượng

Thích nghi hóa và đa dạng hóa sản phẩm: Vì lí do thị trường Mỹ có vị trí địa lý
khá xa so với Việt Nam, nên việc bảo quản hạt điều là rất quan trọng. Nhân hạt điều
được vận chuyển bằng các phương tiện khô, sạch, kín, không có mùi lạ. Bốc xếp phải
cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh để hạn chế nhân hạt điều bị vỡ và hỏng bao
bì. Nâng cao chất lượng sản phẩm: Vì Mỹ là thị trường có những yêu cầu rất cao về
tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng. Nên doanh nghiệp Việt đã cải tiến khâu sản xuất,
trang bị máy móc, thiết bị hiện đại theo đúng các tiêu chuẩn của Mỹ, chế biến bằng
máy móc thay vì thủ công bằng tay như hiện nay, để đáp ứng tốt các tiêu chuẩn chất
lượng trong từng khâu sản xuất. Đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật sản
xuất. Cải tiến để sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng được
công nhận ở Mỹ.
Thông tin trên nhãn hàng (Điều luật 21CFR101): Luật quy định rằng các thông
tin trên nhãn hàng phải được ghi rõ ràng để người tiêu thụ bình dân có thể đọc và hiểu
được trong điều kiện mua và sử dụng thông thường. Nếu nhãn hàng có ghi bằng tiếng
nước ngoài thì trên nhãn đó vẫn phải ghi cả bằng tiếng Anh tất cả các thông tin theo
qui định. Đặc biệt là tên nước xuất xứ, phải được đánh một cách rõ ràng, dễ đọc, ở chỗ
dễ thấy và không thể tẩy xóa được để có thể tồn tại cho đến khi hàng hóa đến tay
người mua cuối cùng.
Thông tin về dinh dưỡng (Điều luật 21CFR phần 101): Nhãn hàng thực phẩm
phải có

20


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
thông tin về dinh dưỡng nhằm giúp cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm
phù hợp và tốt cho sức khỏe của mình.
Điều kiện vệ sinh: FDCA quy định thực phẩm phải được chế biến tại các cơ sở
đảm bảo vệ sinh, không nhiễm bẩn. Người nhập khẩu phải đảm bảo các sản phẩm của

mình phải được đóng gói và vận chuyển sao cho không bị giảm chất lượng do bị hư
hỏng hoặc bị ô nhiễm trên đường vận chuyển. Thực phẩm chế biến có chứa bất kỳ dư
lượng thuốc trừ sâu nào không được loại trừ hoặc chưa có giới hạn nào được quy định
đều bị coi là hàng phẩm chất. Luật pháp không cho phép lưu thông các loại hàng bất
hợp pháp bất kể nguồn gốc từ đâu.
Từ đó cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã rất nổ lực để đạt được tất cả các
tiêu chuẩn mà thị trường khắc khe của Mỹ đưa ra, và chiếm lĩnh được thị trường ở
mức cao khi xuất khẩu đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng
Thị hiếu khách hàng
Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 1
ounce (28,35 g) hạt điều chứa:157 calo; 8,56g carbohydrat; 1,68g đường;0,9g chất xơ;
5,17g protein. Một phần ăn của hạt điều sống (28,35g) sẽ cung cấp tỷ lệ các chất dinh
dưỡng theo khẩu phần khuyến nghị hàng ngày như sau: 31% đồng, 23% mangan, 20%
magiê, 17% phospho, 10% sắt, 8% selen, 5% vitamin B6.
Hạt điều giàu chất béo không no chuỗi đơn và chuỗi đa và là một nguồn protein
tốt. Đối với người tiêu dùng Mỹ với tiêu chí thức ăn nhanh bình dân. Vì người tiêu
dùng sẽ trực tiếp sử dụng các sản phẩm đã qua chế biến. Đặcbiệt, thức ăn này chứa ít
chất béo có hại nhưng lại kết hợp được rất nhiều trong các món ăn ở Mỹ, các món
bành ngọt. Các mặt hàng này công ty có thể trực tiếp sản xuất tại Việt Nam nên giá
thành sẽ rẻ, ở mức bình dân đối với người tiêu dùng Mỹ điều này rất kích thích tiêu
thụ trong họ, so với giá thành của các loại hạt như hạnh nhân, mat-ca, … thì hạt điều
rất có ưu thế trong lòng người tiêu dùng. Ngoài ra, so với hạt hạnh nhân thì hàm lượng
dinh dưỡng trong hạt điều tương tự có thể giảm các bệnh tim mạch.
Vì vậy, khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ trực tiếp: sản phẩm
chủ yếu là hạt điều rang vàng, tẩm muối hay trộn với đường mạch nha… Bên cạnh đó
các nhà nhập khẩu hạt điều cho chế biến, cụ thể hơn là cho ngành công nghiệp sản
21


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ

so với hạt điều Ấn Độ
xuất bánh kẹo chất lượng cao, sản phẩm chủ yếu là nhân hạt điều là những nguồn thu
hạt điều lớn.
Khả năng thanh toán
Vinanet -Hạt điều xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và EU chiếm gần 64%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng
đầu năm 2017 cả nước xuất khẩu 225.248 tấn hạt điều, trị giá 2,23 tỷ USD (giảm
0,14% về lượng nhưng tăng 26,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2016); trong đó
riêng tháng 8/2017, lượng hạt điều xuất khẩu đạt 37.467 tấn, thu về 379,81 triệu USD
(tăng 1,8% về lượng nhưng giảm nhẹ 0,15% về kim ngạch so với tháng 7).
Giá hạt điều xuất khẩu bình quân trong tháng 8/2017 đạt 10.317 USD/tấn (giảm
1,92% so với tháng trước đó); trong đó, xuất khẩu sang các thị trường như: Pakistan,
Bỉ, Hồng Kông, Pháp đạt mức giá cao trên 11.000 USD/tấn. Ngược lại, xuất khẩu
sang Italia, Philipines, Tiểu vương Quốc Ả Râp chỉ được giá thấp, khoảng 8.000
USD/tấn.
Tính trung bình trong cả 8 tháng đầu năm 2017, giá xuất khẩu hạt điều đạt
9.891 USD/tấn tăng 26,5% so với 8 tháng đầu năm 2016; trong đó, xuất khẩu sang
Hồng Kông, Israel đạt mức giá cao nhất trên 11.000 USD/tấn, còn sang Italia và
U.A.E đạt mức thấp nhất, giá trung bình chỉ trên 7.000 USD/tấn.
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt điều của Việt Nam, chiếm
36,6% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, với 81.163
tấn, tương đương 815,1 triệu USD (tăng 7,2% về lượng nhưng tăng 37% về kim ngạch
so với cùng kỳ năm 2016).
Thị trường lớn thứ 2 là EU chiếm 27% trong tổng lượng và tổng kim ngạch
xuất khẩu hạt điều của cả nước, đạt 61.297 tấn, tương đương 608,3 triệu USD (tăng
5,8% về lượng và tăng 34,3% về kim ngạch so với cùng kỳ).
Với lợi thế về giá trị đồng tiền, tính sinh lợi và khả năng thanh toán nhanh, Mỹ
luôn là một mục tiêu mang lại nguồn cung ngoại tệ và lợi nhuận cho nước ta từ việc
xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng.


22


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
1.3. Các yếu tố về các ngành hỗ trợ, có liên quan.
Để đứng trong hàng top những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN, hạt điều
VN đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn gian khổ để có thể có mặt trên một đất nước
khác, để đáp ứng được vô vàn yêu cầu khắt khe của những nước nhập khẩu thì buộc
các ngành công nghiệp hỗ trợ phải xuất hiện. Hạt điều thô từ vườn của người nông
dân phải qua tay các thương lái, sau đó được thu mua bởi các công ty sản xuất chế
biến, đi qua hàng loạt dây chuyền công nghệ hiện đại và rất nhiều bước kiểm định rồi
mới được bước lên chuyến tàu xa xứ. Nhờ tiềm lực xuất khẩu mạnh mẽ, rất nhiều
doanh nghiệp trong ngành hỗ trợ mọc lên, điều này giải quyết một phần lớn nhu cầu
việc làm, cụ thể là cho một triệu lao động. Tất cả điều này cho thấy ngành sản xuất
nông sản nói chung và ngành xuất khẩu hạt điều nói riêng đang nhận được sự đánh giá
cao, đặc biệt còn thu hút được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp nước ngoài.
a) Loại hạt điều.
Là một nước đứng đầu về xuất khẩu hạt điều (nhân điều), ngang hàng với các
cường quốc khác như Ấn Độ, nhưng 70% hạt điều thô của VN phải nhập tư các nước
khác như: Châu Phi, Cambodia…VN chỉ sản xuất được 25-30% lượng hạt điều thô để
cung ứng cho nguồn nguyên liệu trong nước, đây là một sự thật phũ phàng rất đáng
buồn. Như vậy, về xuất xứ của hạt điều thô chúng ta có thể chia chúng làm hai loại:
Hạt điều thô sản xuất trong nước
Trong khi nhu cầu là quá lớn mà chúng ta lại không có khả năng đáp ứng, đó là
một câu chuyện đáng buồn cho ngành điều VN. Tính đến cuối năm 2017, diện tích
trồng điều trên cả nước xấp xỉ 338.000ha và tập trung ở vùng Đông Nam bộ, nhưng
điều đáng nói ở đây là năng suất vẫn còn quá thấp, chỉ hơn một tấn trên một hecta và
năng suất là không đồng đều ở các vùng khác nhau. Nguyên nhân của việc này nằm ở

không có một giống điều chính thức và trồng đồng bộ trên diện rộng, chúng ta đã cho
trồng thử rất nhiều giống điều mới với những đặc tính như: năng suất cao; chất lượng
tốt; kháng sâu bệnh tốt; thích nghi tốt với thời tiết thay đổi…nhưng vẫn chưa chọn ra
được giống điều tốt nhất và đưa vào sản xuất đại trà.
Chất lượng hạt điều trong nước cũng chưa cao, kích cỡ không đồng đều và tình
trạng sâu bệnh, điều này khiến cho sản lượng được xuất khẩu giảm đi đáng kể. Những
23


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
hạt điều không đạt tiêu chuẩn phải hạ giá thành và chỉ được tiêu thụ trong nước, giá trị
kinh tế mất đi ở giai đoạn này cũng không hề nhỏ.
Hạt điều thô nhập khẩu từ các nước khác
Vì không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và chế biến, buộc lòng chúng ta phải
nhập khẩu hạt điều thô từ các nước khác như: Cambodia; Ấn Độ; Châu Phi; Bờ Biển
Ngà… Khối lượng hạt điều nhập khẩu năm 2017 đạt 1,28 triệu tấn và 2,53 tỷ USD,
tăng 23% về khối lượng và tăng 52,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016( theo tờ
Baomoi.com).
Không chỉ đơn thuần là nhập khẩu, chúng ta còn phải đối mặt về những rủi ro
chất lượng, ngoài những nguyên nhân khách quan như bản chất chất lượng hạt điều
chưa tốt, nguyên nhân chủ quan là: thời gian, phương tiện; đóng gói; bảo quản khi
nhập khẩu cũng khiến chất lượng của nó giảm đi đáng kể …khiến chúng ta phải đau
đầu tìm giải pháp.
Nhìn chung, chúng ta bị thụ động đối với chất lượng hạt điều nhập khẩu, tỉ lệ
hàng thứ phẩm và phế phẩm còn lớn.
Mặc dù vậy, qua rất nhiều khâu tuyển chọn khắt khe để đến với đất nước khác,
chúng ta đã nhận về những kết quả vô cùng xứng đáng. Hạt điều chế biến nước ta
được các nước khác đánh giá là có chất lượng, không chỉ thơm ngon mà còn đồng đều
về kích cỡ màu sắc.

Thực trạng trên và những hệ quả đem lại là động lực thúc đẩy cho ngành cây
giống VN. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các cơ quan
ban ngành cũng đang nỗ lực hết sức để tìm ra giống cây điều cho ra năng suất cao,
hơn thế nữa là có chất lượng đồng đều để tránh tình trạng hàng không đạt tiêu chuẩn,
buộc phải loại bỏ. Đồng thời, ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, ngành điều nói
riêng đang được mở rộng, tầm quan trọng của giống cây điều đang dần được nhận
thức đúng và quan tâm đúng mức. Có thể là một tín hiệu đáng mừng cho ngành điều
sắp tới.
b) Ngành công nghiệp hóa chất phụ trợ
Đối với một cây nông nghiệp việc sâu bệnh là không thể tránh khỏi, ngành điều
cũng không ngoại lệ. Nhưng là một ngành hàng xuất khẩu chủ lực buộc nhân điều VN
24


Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ
so với hạt điều Ấn Độ
phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về hàm lượng hóa chất tồn dư cũng như
đảm bảo các yếu tố y tế cũng như an toàn thực phẩm. Ngặt nỗi quá trình phát triển của
cây điều phải trải qua rất nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn sẽ có các loại thuốc khác
nhau để kích thích phát triển cũng như phòng ngừa sâu bệnh. Để đáp ứng được những
yêu cầu thách thức như vừa cho năng suất cao vừa vừa không nhiễm hóa chất độc hại,
ngành công nghiệp hóa chất đã cho ra đời những sản phẩm tuyệt vời, nâng trình độ
của ngành lên một tầm cao mới. Ngành này đã nghiên cứu chi tiết từng loại sâu bệnh,
loại nào xuất hiện vào giai đoạn nào, gây ra những hậu quả gì cũng như dấu hiệu nhận
biết khi chúng chỉ mới chớm xuất hiện và đưa ra các sản phẩm trực tiếp diệt trừ, ví dụ:
sâu đục thân, sâu đục cành, côn trùng chích hút, sâu hại lá, bọ vòi voi đục chồi hiện
nay đều có các loại thuốc chuyên dụng để loại trừ. Hơn thế, họ còn tìm ra thời điểm
cũng như liều lượng thích hợp dùng thuốc để không ảnh hưởng đến chất lượng của
nhân điều.
Có thể nói, ngành hóa chất như phần bù của ngành cây giống để hoàn thiện hạt

điều VN, nếu như đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm ra được cây giống có năng suất
cao và cho ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng thì đã có những loại thuốc diệt trừ
triệt để các loại sâu bệnh, làm giảm tỉ lệ hàng thứ phẩm, phế phẩm. Nhờ ngành nông
nghiệp, trong đó có ngành điều mà ngành công nghiệp hóa chất đã có những bước tiến
vượt bậc mà nhiều quốc gia khác thèm khát.
c) Công nghệ sản xuất
Cho tới thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp sản xuất vẫn chưa có gì nổi trội,
vẫn dùng sức lao động là chính. Từ công đoạn trồng cây giống, chăm bón, thu hoạch
hay sau thu hoạch vẫn còn sử dụng bàn tay con người. Nhưng phải nhìn nhận thực
chất vấn đề, là cây điều không giống như cây lúa hay các loại cây nông nghiệp khác,
địa hình và điều kiện tự nhiên nơi chúng được trồng không quá thuận lợi, chủ yếu là
địa hình sỏi đá nên việc xâm nhập của máy móc là quá khó khăn. Thêm vào đó việc
chăm sóc và thu hoạnh của cây điều khá phức tạp so với khả năng của máy móc. Do
đó, yếu tố con người là không thể thiếu.
d) Công nghệ chế biến

25


×