Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tài liệu Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.73 KB, 116 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
***







KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT
KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ



Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Quang Minh
Sinh viên thực hiện : Đào Nguyệt Ánh
Lớp : A12 - K38D





HÀ NỘI – 2003



MỤC LỤC



LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I. Tổng quan về thị trường nông sản mỹ 1
I. KHÁI NIỆM VỀ HÀNG NÔNG SẢN 1
1. Quan điểm về hàng nông sản của Việt Nam 1
2. Khái niệm hàng nông sản của FAO 2
3. Khái niệm hàng nông sản của bộ nông nghiệp Mỹ. 2
II. Đặc điểm chung về thị trường nông sản của Mỹ. 4
1. Mỹ - một thị trường lớn đầy tiềm năng cho hàng nông sản và thực
phẩm thế giới. 4
1.1 Nhận định khái quát về quy mô thị trường 4
1.2. NHU CẦU NHẬP KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHÍNH CỦA
MỸ 5
1.2.1. NHU CẦU NHẬP KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN
THÔ. 5
1.2.2 Nhu cầu nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản trung gian 6
1.2.3 Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm 7
2. Đặc điểm người tiêu dùng Mỹ đối với mặt hàng nông sản 9
2.1. Xu hướng tiêu dùng thực phẩm của người dân Mỹ 9
2.2. NHỮNG YÊU CẦU KHẮT KHE VỀ CHẤT LƯỢNG 10
2.3. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHỦNG LOẠI HÀNG HOÁ VÀ
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THUẬN TIỆN 11
3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA MỸ ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN
NHẬP KHẨU 11
3.1. HÀNG RÀO THUẾ QUAN CỦA MỸ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI

HÀNG NÔNG SẢN NHẬP KHẨU 11
3.2.Các biện pháp phi thuế quan 14
3.2.1.Hạn ngạch nhập khẩu. 14
3.2.2.Các biện pháp bảo hộ khẩn cấp 16
3.2.3. Hàng rào kỹ thuật 16
3.3. Quy định về ký mã hiệu và nhãn mác 18
4.Các phương thức xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Mỹ 19
III. Định hướng thị trường xuất khẩu lâm sản của Việt Nam 23
1. Thị trường ASEAN 23
2. Thị trường các nước Châu Á khác 23
3. Thị trường các nước SNG và Đông Âu 24
4.Thị trường EU. 24
5. Thị trường Châu Mỹ 25
6. Thị trường Châu Phi 25
7.Thị trường Châu Đại Dương 25
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NÔNG SẢN
VIỆT NAM XUẤT KHẨU 26
I. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. 26
1.Tình hình suất khẩu chung các mặt hàng. 26
1.1.Về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 27
1.2 Về thị trường xuất khẩu. 29
1.3 Giá xuất khẩu nông sản 30
2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ. 32
2.1 Quy mô và tốc độ phát trển 32
2.2 Về cơ cấu mặt hàng .36
II. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TẠO NÊN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM.
38
1. Khái quát về năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh

tranh 38
2. Các yếu tố chính tạo nên năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất
khẩu. 40
2.1. Điều kiện sản xuất vốn có 40
2.2. Giống. 41
2.3. Năng suất, sản lượng. 42
2.4. Giá 42
2.5. Chất lượng 43
2.6. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch 43
2.7. Công nghệ chế biến 44
2.8. Bao bì - bảo quản, vận chuyển 44
3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 45
3.1. GẠO. 45
3.2. CÀ PHÊ 47
3.3. CHÈ 49
3.4. HẠT ĐIỀU 51
3.5 RAU QUẢ. 51
III. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Mỹ 52
1.THÀNH TỰU 52
2.Hạn chế 54
2.1.Kim ngạch xuất khẩu quá nhỏ 54
2.2 Chủng loại hàng hóa còn đơn điệu 55
2.3.Không có khả năng cung cấp các lô hàng lớn. 56
2.4.Chất lượng 56
2.5.Giá cả 58
2.6.Thương hiệu và mẫu mã nông sản 61
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA HÃNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG

MỸ 63
I. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu nông sản Việt Nam sang
thị trường Mỹ .63
1. Thuận lợi .63
1.1. Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn
đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 64
1.2. Các biện pháp khuyến khích hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu nông
sản.64
1.3.Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ đã mở hướng đi mới
cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. 66
1.4 Cộng đồng người Việt tại Mỹ -thị trường và đối tác quan trọng đối
với nông sản Việt Nam 68
2. Khó khăn 69
2.1 Những khó khăn mang tính khách quan .69
2.1.2- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Mỹ. 70
2.1.3- Luật lệ và các quy định, thủ tục đối với hàng nông sản quá chi tiết
và phức tạp 71
2.2 Khó khăn mang tính chủ quan. 71
2.2.1- Vấn đề điều hành vĩ mô về quy hoạch sản xuất và xuất khẩu còn
nhiều bất cập. 71
2.2.2- Sự yếu kém của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản .72
2.2.3- Trình độ công nghệ chế biến lạc hậu. 74
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt
Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 75
1. Các giải pháp ở tầm vĩ mô 75
1.1. Tổ chức sản xuất tạo nguồn hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh
cho hàng nông sản 75
1.2 Đẩy mạnh các biện pháp xúc tiến xuất khẩu. 77
1.2.1.Cỏc biện pháp về tài chính, tín dụng cho các doanh nghiệp sản
xuất hàng nông nghiệp xuất khẩu. 77

1.2.2 Đẩy mạnh hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại 78
2. Giải pháp ở tầm vi mô 80
2.1 Khắc phục tập quán sản xuất lạc hậu và tăng cường năng lực chế
biến. 80
2.2 Tăng cường hoạt động Marketing quốc tế cho hàng nông sản. 81
2.3 Từng bước phát triển thương mại điện tử hàng nông sản. 84
2.4 Nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng
nông sản sang Mỹ 84
2.5 Các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào các hiệp hội xuất
khẩu nông sản quốc tế. 85
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



LỜI CẢM ƠN.


Trước hết em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo, Thạc
sĩ Nguyễn Quang Minh giảng viên bộ môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
thuộc khoa Kinh Tế Ngoại Thương người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và
giúp đỡ em trong trong quá trình xử lý và thực hiện khoá luận tốt nghiệp
này.

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo
của trường đại học Ngoại Thương Hà Nội đặc biệt là các thầy cô thuộc
khoa Kinh Tế Ngoại Thương đã dạy dỗ và chỉ bảo em trong suốt bốn năm
học vừa qua tại trường.


Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè, gia đình và
người thân những ngườiđã động viên giúp đỡ em trong suốt thời gian em
học tại trường để em có được thành tích như ngày hôm nay.

Hà Nội, tháng12 năm 2003



Đào Nguyệt Ánh









LỜI NÓI ĐẦU


1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều thuận lợi và tiềm năng
về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái cho phép phát triển sản xuất
nhiều loại nông sản có giá trị lớn. Xuất khẩu nông sản từ lâu đã đóng vai
trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Xuất khẩu nông sản là một trong
những nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước, tạo công ăn việc làm và
thu nhập cho khu vực nông thôn. Hơn thế nữa xuất khẩu nông sản còn kích
thích hàng loạt các nghề khác cùng phát triển đặc biệt là các ngành công
nghiệp chế biến, tạo ra một động lực quan trọng thúc đẩy các mối quan hệ

kinh tế đối ngoại khác phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá(CNH - HĐH) đất nước nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã
hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện. Vì vậy đẩy mạnh
xuất khẩu nông sản thực sự là một trong những mũi nhọn trong phát triển
kinh tế xã hội góp phần đẩy mạnh CNH - HĐH đảm bảo nền kinh tế phát
triển hiệu quả và bền vững.
Trong bối cảnh hiện nay xu thế hội nhập tự do hoá thương mại đang
diễn ra mạnh mẽ trong mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Cùng với xu thế
đó trong những năm gần đây Việt Nam cũng đang tích cực hội nhập với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những đối tác quan trọng
cua Việt Nam phải kể đến đó là Mỹ. Với dân số gần 280 triệu người và thu
nhập quốc dân cao, thị trường Mỹ đang là thị trường tiêu thụ hàng hoá nói
chung và hàng nông sản nói riêng lớn nhất thế giới. Đây là một thị trường
nhập khẩu các mặt hàng nông sản rất đa dạng và phong phú song thủ tục
qui định cho hàng nông sản nhập khẩu cũng hết sức khắt khe. Đối với Việt
Nam, Mỹ là một thị trường rất mới mẻ.Việt Nam bắt đầu chính thức xuất
khẩu nông sản sang thị trường Mỹ từ khi bình thường hoá quan hệ giữa hai
nước năm 1995 tuy nhiên kim nghạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang
thị trường Mỹ đạt được những kết quả đáng khích lệ.Tuy nhiên so với thị
trường có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương Mỹ như EU và
Nhật Bản thì xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ chiếm
một tỷ lệ rất khiêm tốn.Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó
là do năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam vẫn còn thấp. Theo
quan điểm thị trường, Việt Nam muốn hội nhập nhanh chóng vào nền kinh
tế khu vực và thế giới thì một yếu tố quan trọng là phải đưa ra được những
sản phẩm có năng lực cạnh tranh hay có lợi thế so sánh với các sản phẩm
cùng loại của các nước khác.
Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng Việt
Nam đặc biệt là hàng nông sản để tăng kim nghạch xuất khẩu sang thị
trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung là vấn đề mà người

viết đặt ra khi nghiên cứu đề tài này. Trên cơ sở phân tích đặc điểm thị
trường nông sản Mỹ cũng như thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng
nông sản Việt Nam xuất khẩu nhằm đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
hơn nữa khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam nói chung và hàng nông
sản nói riêng, đồng thời góp phần đưa Việt Nam hội nhập thực sự với nền
kinh tế thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những nét tổng quan về thị trường nông sản Mỹ
Đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam.
ĐƯA RA CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU RA THỊ
TRƯỜNG THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG MỸ NÓI
RIÊNG.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận văn này là năng lực
cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ,
trong đó tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm chủ
yếu là: gạo, cà phê, chè, hạt điều và rau quả.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Về mặt phương pháp người viết đã sử dụng phương pháp phân tích
tổng hợp thống kê, kết hợp lý luận với thực tiễn. Phương pháp này góp ích
nhiều để khoá luận hoàn thành với sự chính xác và mang tính khoa học.
5. Kết cấu của luận văn.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, khoá luận được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN MỸ.
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản
xuất khẩu của Việt Nam.
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ

nói riêng và thị trường thế giới nói chung.
Khoá luận dược hoàn thành đúng thời hạn là nhờ sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế Ngoại Thương, đặc biệt là Thạc Sĩ
Nguyễn Quang Minh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ trong việc xử lý và
thực hiện đề tài.
Do những hạn chế về khả năng của người viết cũng như hạn chế về
thời gian và tài liệu nghiên cứu, Khoá luận này khó tránh khỏi những sai
sót, khiếm khuyết. Người viết rất mong nhận được sự chỉ dẫn ân cần của
các thầy cô giáo, sự góp ý của các đọc giả và xin chân thành cảm ơn.



CHương I
Tổng quan về thị trường nông sản mỹ
I. KHÁI NIỆM VỀ HÀNG NÔNG SẢN
1. Quan điểm về hàng nông sản của Việt Nam.
Theo khái niệm của Việt Nam : nông sản hàng hoá là thành phần
tổng sản lượng giao nộp nhà nước và bán ra ngoài, sau khi đã trừ đi phần
tiêu dùng cá nhân và mở rộng tái sản xuất nông nghiệp (giống,thức ăn)
1
.
Trong định nghĩa trên khái niệm sản phẩm nông nghiệp bao gồm các
sản phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi cụ thể là mhóm mặt hàng rau củ
quả; các loại sản phẩm ngũ cốc như gạo, ngô, sắn ; các sản phẩm từ thịt
trứng Như vậy theo quan điểm của Việt Nam, nông sản hàng hoá chỉ bao
gồm các sản phẩm thu hoạch trực tiếp từ cậy trồng vật nuôi chứ không bao
gồm các sản phẩm chế biến từ cây trồng vật nuôi đó như bánh kẹo, rượu
bia. Quan điểm này có những khác biệt rất rõ so với quan điểm của tổ chức
nông lương thế giới (FAO) và đặc biệt của Bộ nông nghiệp Hoa
Kỳ(USDA- United Stated Department of Agriculture) sẽ được trình bày

dưới đây.
2.Khái niệm hàng nông sản của FAO
Theo FAO, hàng nông sản là tập hợp của nhiều nhóm hàng hoá khác
nhau bao gồm : nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc,
nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, nhóm hàng dầu mỡ và các sản
phẩm từ dầu, nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm hàng nông sản
nguyên liệu, nhóm hàng rau quả.
2
Nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới bao gồm các sản phẩm chủ yếu
như cà phê, ca cao, chè đường, chuối, các loại quả có múi, hạt tiêu.
Nhóm hàng ngũ cốc và sắn bao gồm lúa mì, lúa gạo, các loại ngũ cốc
hạt thô(kê, ngô )và sắn.
Nhóm hàng thịt bao gồm các sản phẩm chủ yếu như thịt bò, thịt lợn,
thịt gia cầm và các loại thịt khác.
Nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu bao gồm các sản phẩm
chủ yếu như các loại các hạt có dầu (đậu tương, hạt cải dầu, hạt hướng
dương ), các loại dầu thực vật và chất béo(dầu đỗ tương, dầu cọ dầu cải,
1
Theo từ điển Bách khoa Nông nghiệp Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điểnBách khoa Việt
Nam
-
Hà N

i 1991

1

dầu hướng dương, dầu cọ, dầu dừa, dầu hạt bông, dầu lanh và các loại dầu
từ sinh vật biển (bao gồm cả dầu cá),các sản phẩm từ dầu ( khô dầu đậu
tương,khô dầu hướng dương, khô dầu cải, khô dầu cọ, bột đậu tương, bột

cá )
Nhóm hàng sữa và các sản phẩm sữa bao gồm : bơ, phomat và các
sản phẩm làm phomat, sữa đặc, sữa bột và các sản phẩm khác.
Nhóm hàng nông sản nguyên liệu thô bao gồm : bông đay, sợi, cao
su thiên nhiên, các loại da thú,.
Nhóm hàng rau quả bao gồm : các loại rau, củ và quả ( không phải là
các loại quả nhiệt đới).
Nhóm hàng động vật sống ( không tính các loại động vật hoang dã và
quý hiếm)
3.Khái niệm hàng nông sản của bộ nông nghiệp Mỹ.
THEO ĐỊNH NGHĨA CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP MỸ: SẢN
PHẨM NÔNG SẢN, ĐÔI KHI CÒN ĐƯỢC ĐỀ CẬP NHƯ LÀ CÁC
SẢN PHẨM THỰC PHẨM VÀ SỢI BAO GỒM TẬP HỢP NHIỀU
MẶT HÀNG KHÁC NHAU TỪ CÁC SẢN PHẨM CHƯA CHẾ BIẾN
NHƯ ĐẬU TƯƠNG, NGŨ CỐC, LÚA MÌ, GẠO, BÔNG THÔ, TỚI
CÁC THỰC PHẨM ĐÃ QUA CHẾ BIẾN VÀ CÓ GIÁ TRỊ NHƯ
XÚC XÍCH, BÁNH NGỌT, KEM, BIA, RƯỢU VÀ CÁC ĐỒ GIA VỊ
DƯỢC BÁN TRONG CÁC CỬA HÀNG BÁN LẺ HOẶC NHÀ
HÀNG.
3
Tất cả các sản phẩm thuộc các chương từ chương 1 đến chương 24 (
trừ các sản phẩm thuỷ sản trong chương 3 và chương 16 trong biểu thuế hài
hoà - xem phụ lục các sản phẩm nông sản trong biểu thức hài hoà) là các
sản phẩm nông sản. Các sản phẩm này thường là những nhóm mặt hàng
sau: các mặt hàng ngũ cốc; các mặt hàng cho chăn nuôi; các sản phẩm từ
ngũ cốc như bánh mỳ và mì ống; Các sản phẩm chăn nuôi bao gồm động vậ
sống, thịt, da động vật chưa thuộc, trứng Các sản phẩm trồng trọt bao
gồm hoa quả tươi, hoa quả chế biến, rau, quả rừa cũng như các sản phẩm từ
vườn ươm và bia rượu, thuốc lá chưa chế biến; các sản phẩm nhiệt đới như
đường, càc phê, ca cao. Một số các sản phẩm khác ngoài các chương từ 1

đến 24 cũng được coi là cá sản phẩm nông nghiệp bao gồm các sản phẩm
dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu(chương 13), cao su thô sơ (chương 40), da
thú sơ(chương41), len và bông(chương 51-52)
4

Một số sản phẩm được sản xuất từ cây trồng và động vật nhưng
không được coi là hàng nông sản bao gồm: sản phẩm sợi cotton, sợi chỉ,
vải, sợi dệt và quần áo, da và các sản phẩm trang trí làm bằng da, thuốc lá
điếu, xì gà, rượu mạnh. Tuy nhiên những sản phẩm này vẫn được đưa vào
cơ sở dữ liệu thương mại của USDA bên cạnh nững sản phẩm được sử
dụng trong sản xuất nông nghiệp như hoá chất nông nghiệp, phân bón, máy
móc nông nghiệp.
Các sản phẩm nuôi trồng, đánh bắt là những mặt hàng phi nông
nghiệp vì giá trị thực phẩm của nó có những khác biệt căn bản so với
những sản phẩm nông sản nêu trên và trên thực tế các sản phẩm này được
FAS ( cơ quan hải quan ngoại) hợp tác với nghành công nghiệp để đẩy
mạnh xuất khẩu. Các sản phẩm gỗ rắn cũng là các sản phẩm phi nông
nghiệp bởi vì FAS hợp tác với ngành công nghiệp Mỹ để đẩy mạnh xuất
khẩu.
Qua các định nghĩa hàng nông sản (Agricultural product) trên ta thấy
mỗi nước và tổ chức có các định nghĩa riêng của mình về hàng nông sản,
có thể thấy quan điểm về hàng nông sản của Mỹ rộng hơn so với quan điểm
của chúng ta rất nhiều. Nếu như ở Việt Nam các mặt hàng như bánh kẹo,
rượu bia chưa được xếp vào các mặt hàng công nghiệp nhẹ thì theo quan
điểm của Mỹ đây lại là các mặt hàng nông sản. Nghiên cứu khái niệm
nông sản của Mỹ là việc làm cần thiết cho phép các nhà xuất khẩu Việt
Nam biết được nhóm hàng, mặt hàng nào được xếp vào hàng nông sản để
có thể xác định được mức thuế và yêu cầu đối với hàng nông sản của Mỹ
khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Việc hiểu rõ khái niệm nông sản của Mỹ cũng là tiền đề quan trọng

giúp chúng ta nghiên cứu tốt hơn các đặc điểm của thị trường nông sản Mỹ
như phần trình bày ở mục II dưới đây.

II.Đặc điểm chung về thị trường nông sản của Mỹ.
1. Mỹ - một thị trường lớn đầy tiềm năng cho hàng nông sản và
thực phẩm thế giới.
3
Defition of Agricutual Products of USDA


2

1.1 Nhận định khái quát về quy mô thị trường.
Với dân số khoảng 280 triệu người, tổng thu nhập GDP hàng năm
đạt 10.000 tỷ USD, thu nhập GDP bình quân đầu người là 29.270USD, kim
ngạch nhập khẩu năm 2000 là 1200 tỷ USD có thể nói Mỹ là một khách
hàng khổng lồ của thế giới. Chỉ xét riêng đối với mặt hàng nông sản, hàng
năm người Mỹ chi khoảng 715 tỷ USD cho tiêu dùng thực phẩm và 95 tỷ
USD để tiêu dùng các đồ uống có cồn. Nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản
của Mỹ đạt trung bình 40 tỷ USD/năm.
Mặc dù là nước xuất khẩu hàng nông sản hàng đầu Mỹ đồng thời
cũng là một trong số các nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng nông
sản. Năm 1998, Mỹ là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản kim
ngạch đạt 51,7 tỷ USD và nhập khẩu là 36,7 tỷ USD.Năm 1999 Mỹ nhập
khẩu 37,673 tỷ USD và con số này của năm 2001 là 39,366 tỷ USD hàng
nông sản. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng năm là 10%.
Trong ba nhóm hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ nhóm
hàng nông sản thô chiếm kim ngạch nhập khẩu lớn nhất và ngày càng
giảm. Năm 1998 kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản thô đạt 7,3 tỷ USD
nhưng đến năm 2001 kim nghạch nhập khẩu mặt hàng này giảm khoảng

34,5% so với năm 1998.Tốc độ nhập khẩu trung bình đối với mặt hàng
nông sản thô giảm 12%/năm. Những mặt hàng nông sản thô mà Mỹ nhập
khẩu nhiều nhất là cà phê thô 1,176 tỷ USD (năm2001), cao su 852 triệu
USD (năm 2000), thuốc lá 675 triệu USD ( năm 2001), đường thô từ củ cải
và mía 480 triệu USD (năm2001).
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TRUNG
GIAN NĂM 1998 ĐẠT 7,147 TỶ USD NHƯNG ĐẾN NĂM 2001 KIM
NGẠCH CHỈ ĐẠT 7,019 TỶ USD GIẢM 1,8% SO VỚI NĂM
1998.TUY NHIÊN TÍNH TRUNG BÌNH CHO CẢ GIAI ĐOẠN 1998-
2001 THÌ KIM NGẠCH NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TRUNG
GIAN VẪN TĂNG 0,8%.CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN SƠ CHẾ VÀ
CHẾ BIẾN CÓ NHU CẦU NHẬP KHẨU CAO LÀ ĐỘNG VẬT
SỐNG: 2,269 TỶ USD, DẦU THỰC VẬT ĐẠT 837 TRIỆU USD, VÀ
CÁC LOẠI HẠT TRỒNG ĐẠT 418 TRIỆU USD NĂM 2001.
4
Phụ lục 1

3

TRONG KHI KIM NGẠCH CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN
THÔ GIẢM MẠNH CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN TRUNG GIAN
TĂNG NHẸ THÌ KIM NGẠCH CÁC MẶT HÀNG THỰC PHẨM
TIÊU DÙNG TĂNG MẠNH. NĂM 1998, KIM NGẠCH NHẬP KHẨU
NHÓM MẶT HÀNG NÀY CỦA MỸ LÀ 22,43 TỶ USD NHƯNG ĐẾN
NĂM 2001 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU ĐẠT 27,56 TỶ USD TĂNG
23% NHU CẦU NHẬP KHẨU HÀNG NĂM ĐỐI VỚI NHÓM MẶT
HÀNG NÀY TĂNG 5,6%. CÁC MẶT HÀNG CÓ NHU CẦU NHẬP
KHẨU LỚN NHẤT TRONG NHÓM NÀY LÀ THỊT 3,309 TỶ USD
NĂM 2001; RAU QUẢ CHẾ BIẾN, RAU SẠCH (BAO GỒM RAU
QUẢ KHÔ VÀ ĐÓNG HỘP) 2,448 TỶ USD; RƯỢU BIA, ĐỒ ĂN

NHẸ, GIA VỊ
1.2. NHU CẦU NHẬP KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHÍNH CỦA
MỸ
5
.
1.2.1. NHU CẦU NHẬP KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN
THÔ.
MẶT HÀNG CÀ PHÊ THÔ.
HIỆN NAY MỸ LÀ NƯỚC ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI VÀ NHU
CẦU NHẬP KHẨU CÀ PHÊ. NĂM 1999 KIM NGHẠCH NHẬP
KHẨU CÀ PHÊ CỦA THỊ TRƯỜNG NÀY ĐẠT 2,282 TỶ USD THÌ
ĐẾN NĂM 2000 CON SỐ ĐỐ ĐÃ TĂNG 37,3% TỨC ĐẠT KHOẢNG
3,133 TỶ USD. TUY NHIÊN, ĐẾN NĂM 2001 KIM NGẠCH NHẬP
KHẨU CÀ PHÊ GIẢM XUỐNG CHỈ CÒN 1,171 TỶ USD DO MỸ
ĐƯỢC MÙA SẢN XUẤT CÀ PHÊ. BA NƯỚC ĐỨNG ĐẦU TRONG
DANH SÁCH CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VÀO MỸ LÀ
COLOMBIA, BRAZIN, VÀ MEHICÔ. TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY NHU CẦU NHẬP KHẨU CÀ PHÊ THÔ TIẾP TỤC GIẢM
THAY VÀO ĐÓ NHU CẦU ĐỐI VỚI CÀ PHÊ ĐÃ QUA CHẾ BIẾN
TĂNG LÊN.
THEO CHIẾN LƯỢC NHẬP KHẨU CỦA USDA GIAI ĐOẠN
2000-2005 KIM NGHẠCH NHẬP KHẨU CÀ PHÊ NÓI CHUNG CỦA
MỸ SẼ GIẢM 12%/NĂM.
CÁC SẢN PHẨM CAO SU.
4

KIM NGHẠCH NHẬP KHẨU CAO SU CỦA THỊ TRƯỜNG
MỸ NĂM 1999 LÀ 716 TRIỆU USD, NĂM 2000 ĐẠT 852 TRIỆU
USD, TĂNG GẦN 19%. TUY NHIÊN KIM NGHẠCH NHẬP KHẨU
NĂM 2001 LẠI GIẢM 27,1%. HIỆN NAY, NHU CẦU TIÊU THỤ

CÁC SẢN PHẨM XE HƠI GIẢM XUỐNG VÀ XĂM LỐP CŨNG
GIẢM. ĐÂY LÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG CÁC
CÔNG TY SẢN XUẤT CAO SU HẠN CHẾ NHẬP NGUYÊN LIỆU
ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT. THEO CHIẾN LƯỢC NHẬP KHẨU
GIAI ĐOẠN 2000-2005 CỦA USDA THÌ NHU CẦU NHẬP KHẨU
CAO SU TIẾP TỤC GIẢM 11%NĂM.
CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU CAO SU LỚN NHẤT VÀO THỊ
TRƯỜNG MỸ LÀ THÁI LAN VÀ INĐÔNÊXIA.
NHU CẦU NHẬP KHẨU ĐƯỜNG THÔ
Theo các số liệu thống kê gần đây cho thấy nhu cầu nhập khẩu
đường thô của Mỹ có xu hướng giảm dần và trong các năm tới sẽ tiếp tục
giảm mặc dù trong ba năm gần đây do nhu cầu cho ngành chế biến đồ ăn
nhẹ và nguội ở Mỹ tăng lên. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu đường thô
của Mỹ đạt 471,2 triệu USD, năm 2001 tăng lên 480 triệu và năm 2002 đạt
487,6 triệu USD.Những nước xuất khẩu đường thô vào Mỹ lớn nhất là
Trung Quốc, Mêhicô và Australia.
Theo dự báo của USDA thì từ nay cho đến năm 2005 nhu cầu nhập
khẩu mặt hàng này vẫn sẽ giảm khoảng 18%/năm.
NHU CẦU NHẬP KHẨU CHÈ
Hàng năm kim ngạch nhập khẩu chè của Mỹ đạt 224 triệu USD và
bình quân tăng với tốc độ 4%/năm. Những nước xuất khẩu chè chủ yếu vào
Mỹ là Canada(trung bình 50triệu USD/năm ), Achentina( 32triệu /năm), và
Ấn Độ (23triệu USD/năm). Do nhu cầu tiêu dùng đối với mặt hàng này vẫn
còn tiếp tục tăng lên nên theo dự báo của USDA nhu cầu nhập khẩu chè
của Mỹ trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục tăng với tốc độ 4%/năm.
1.1.2 Nhu cầu nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản trung gian
Nhu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng dầu thực vật
Hiện nay do xu hướng ăn kiêng và ăn ít các chất có hàm lượng
cholesterol cao nên nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ đối với các mặt hàng
5

Tổng hợp từ US census bureau trade
data
5

này tăng mạnh, tốc độ tăng trung bình là 7,6%/năm. Chính vì vậy mà từ
năm 2000 trở lại đây và theo dự báo của USDA thì cho đến năm 2005 nhu
cầu nhập khẩu đối với các mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng ở mức
10%/năm.Chilê và Thái Lan là hai nước đứng đầu trong danh sách các xuất
khẩu các mặt hàng dầu thực vật vào thị trường Mỹ.
Nhu cầu nhập khẩu hạt giống
Với chủ trương nhập khẩu hạt giống tốt để tăng nhanh năng xuất cây
trồng, giảm chi phí nghiên cứu giống mới, tiếp tục nâng cao chất lượng
giống mới dựa trên giống ngoại nhập mà trong những năm vừa qua nhu cầu
nhập khẩu giống của Mỹ tiếp tục tăng : năm 1998-1999 tốc độ tăng trung
bình là 7,6%, năm 2000 là 6,14%, năm 2001-2002 là 5,3%. Trong giai đoạn
từ 2003 trở về sau theo USDA thì nhu cầu nhập khẩu giống vẫn sẽ tăng
song tốc độ tăng giảm dần, trung bình đạt khoảng 0,8%/năm.
Những nước xuất khẩu hạt giống lớn nhất vào thị trường Mỹ là Ấn
Độ, Inđônesia, Thái Lan và Canada.
Nhu cầu nhập khẩu bột Cacao nhão và bơ cacao
Trong những năm gần đây nhu cầu nhập khẩu Cacao phục vụ cho
ngành sản xuất chế biến đồ ăn nhẹ đã giảm, do vậy theo dự báo nhu cầu
nhập khẩu các mặt hàng này trong thời gian tới sẽ giảm khoảng 2%/năm.
Những nước xuất khẩu nhiều mặt hàng này vào thị trường Mỹ là Achentina
và Bzasin.
Nhu cầu nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Mỹ là nước có ngành chăn nuôi rất phát triển, được xây dựng theo kiểu nông trang với quy mô lớn chuyên sản xuất
thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Năm 1999, kim ngạch nhập khẩu đạt 264 triệu USD nhưng
đến năm 2001 đạt 294 triệuUSD, tăng 30 triệu.Theo dự báo trong giai đoạn 2000-2005 nhập khẩu tiếp tục tăng
5%/năm.

1.2.3 Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm

Nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả chế biến
Hàng năm, Mỹ nhập khẩu khoảng hơn 2 tỷ USD rau và quả chế biến
( bao gồm cả quả khô và đóng hộp). Năm 1998 Mỹ nhập khẩu gần 2,034 tỷ
USD thì đến năm 2001 kim ngạch nhập khẩu tăng lên 2,448 tỷ tăng
20,35%. Trong những năm tới nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nhóm này sẽ
tăng khoảng 6%/năm. Trong số các nước xuất khẩu rau quả vào Mỹ, đứng
đầu là Canada (đạt kim ngạch 336 triệu USD năm 2001), Mehicô (266
triệu), Tây Ban Nha (262 triệu) và Thái Lan (45 triệu).
6

Nhu cầu nhập khẩu hàng rau sạch
Năm 1998 Mỹ nhập khẩu 2,177 tỷ USD rau sạch các loại tăng 126%
so với năm 1992 và tăng 26,7 % so với năm 1997. Trong ba năm gần đây
từ 2000 đến 2002 số lượng nhập khẩu tiếp tục tăng và theo dự báo nhu cầu
nhập khẩu hàng rau sạch sẽ còn tăng với tốc độ nhanh trong những năm
tới. Tuy nhiên để xuất khẩu các mặt hàng này đòi hỏi các nhà xuất khẩu
phải chú ý đến điều kiện vận chuyển, bảo quản cũng như các điều kiện về
vệ sinh an toàn thực phẩm vì đặc điểm dễ bị hỏng khi để lâu và sự kiểm
soát ngặt nghèo về vệ sinh thực phẩm và sâu bệnh. Mehicô và Canada là
những bạn hàng lớn nhất của Mỹ trong việc cung cấp nhóm mặt hàng này.
Nhu cầu nhập khẩu hoa quả
Hoa quả tươi là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu khá lớn của Mỹ.
Năm 2001, thị trường này tiêu thụ khoảng 3,146 tỷ USD quả ăn được trong
đó chuối chiếm tới 36,4 % với kim ngạch đạt 1,146 tỷ USD. Trong 3 năm
gần đây nhu cầu nhập khẩu hoa quả của Mỹ liên tục tăng năm 2000 tăng
4%, năm 2001 tăng 5% và năm 2002 tăng gần 6%. Theo dự đoán trong
những năm tới nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng trung bình 4,5%/năm.
Mehico,Australiavà Newzealand và các nước Châu Á trong đó có Việt

Nam là những nước xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ.
Nhu cầu nhập khẩu thịt
Nhu cầu đối với các mặt hàng này ngày càng tăng đặc biệt là thịt từ
gia cầm. Tốc độ tăng trung bình khoảng 12%/năm. Năm2000, Mỹ nhập
khẩu khoảng 3,766 tỷ USD, năm 2001 nhập 4,168 tỷ USD tăng 10,69%.
Những nước xuất khẩu nhiều thịt nhất vào Mỹ là Anh, Pháp, Đức vì đây là
những nước đã xây dựng được hệ thống chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm cho sản phẩm thịt đảm bảo được sự kiểm tra gắt gao của cơ quan
quản lý thực phẩm và dược phẩm – FDA( Food and Drug Administration ).
Nhu cầu nhập khẩu rượu bia và đồ uống
Tại Mỹ cũng như các nước phát triển khác bia và đồ uống được sử
dụng trong các bữa ăn hàng ngày nên nhu cầu đối với nhóm mặt hàng này
rất lớn và liên tục tăng qua các năm, trung bình khoảng 9%/năm. Chính vì
vậy có thể thấy rằng Mỹ là một thị trường tiêu thụ lớn đối với nhóm sản
7

phẩm này. Năm 2001 với kim ngạch nhập khẩu đạt 4,649 tỷ USD Mỹ đứng
ở vị trí số một thế giới về nhập khẩu rượu, bia và đồ uống.
Nhu cầu nhập khẩu đồ ăn nguội
Nhu cầu nhập khẩu đồ ăn nguội được làm từ bột ngũ cốc tại Mỹ liên tục tăng lên trong những năm vừa qua, năm 2000
tăng 10,45%, năm 2001 tăng 9,05%, năm 2002 tăng 9,76%. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này còn tiếp tục tăng
nhanh đặc biệt là các mặt hàng thuộc nhóm hàng ăn nhanh trung bình trên dưới 10%/năm. Những nước xuất khẩu lớn
cấc mặt hàng này vào thụ trường Mỹ là Italia, Nhật Bản, Canada
2.Đặc điểm người tiêu dùng Mỹ đối với mặt hàng nông sản.
2.1.Xu hướng tiêu dùng thực phẩm của người dân Mỹ
Trước đây, quan điểm về sản xuất nông nghiệp ở Mỹ là sản xuất ra
các loại hàng hoá với khối lượng lớn, giá rẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng nhanh do dân số phát triển và phục vụ các nhu cầu phát triển của
khu vực công nghiệp. Ngày nay, sự phát triển kinh tế phồn thịnh của nước
Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đã làm thay đổi quan niệm

và quan điểm sản xuất nông nghiệp cũng như nhu cầu tiêu dùng hàng hoá
nông nghiệp. Từ nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm thiết yếu chuyển sang
tiêu dùng nhũng sản phẩm có độ dinh dưỡng cao với chủng loại hàng hoá
đa dạng, tính vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng, những yếu tố
giảm thiểu tác động xấu đến môi trường tự nhiên, tính tiện dụng cao gơn
bất kỳ thời kỳ nào trong quá trình phát triển nông nghiệp Mỹ.
Mặc dù nền kinh tế hàng hoá đã tồn tại rất lâu ở Mỹ nhưng trong khu
vực nông nghiệp vẫn có những đặc thù riêng, do nhu cầu về sản phẩm nông
nghiệp như ngũ cốc, thực phẩm là những nhu cầu cơ bản không thể thiếu
mà mọi người dân phải tiêu dùng. Độ co dãn về cung và cầu là rất thấp,
cho nên sản xuất hàng hoá nông nghiệp không phải lúc nào cũng tuân theo
những yêu cầu của thị trường về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản
xuất cho ai? Tuy nhiên nhu cầu về hàng hoá thiết yếu này lại giảm khi thu
nhập tăng lên. Động thái sản xuất hiện nay đã thay đổi nhằm hướng tới
người tiêu dùng nhiều hơn, đây là yếu tố thay đổi quan trọng cho phù hợp
với hoàn cảnh kinh tế mới, khi mà sự thịnh vượng của nền kinh tế tăng
nhanh trong khi tốc độ tăng dân số lại tăng chậm. Điều này đã làm thay đổi
bản chất nhu cầu tiêu dùng nông sản tại Mỹ cũng như trên nhiều nước khác
trên thế giới. Ngày nay nhu cầu tiêu dùng nông sản tại Mỹ chỉ tăng chậm
cùng với tốc độ tăng dân số, thị trường trong nước gần như đã phát triển tới
hạn. Nhu cầu về một loại hàng hoá tăng lên sẽ kéo theo sự giảm đi về nhu
8

cầu tiêu dùng một loại sản phẩm khác. Năm 1949, tỷ trọng chi tiêu của thu
nhập người dân Mỹ là 22% cho lương thực và đến năm 1999 tỷ trọng này
giảm xuống chỉ còn 12%. Người dân đòi hỏi nhũng hàng hoá có chất lượng
cao hơn như cà phê không cafein thay vì cà phê thông thường hay những
nhãn mác phải ghi “lượng béo thấp” hay “thực phẩm có lợi cho sức khoẻ”.
NHU CẦU TIÊU DÙNG HÀNG THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI
DÂN MỸ NGÀY CÀNG TĂNG LÊN. NĂM 1997, TRUNG BÌNH

MỘT NGƯÒI DÂN MỸ TIÊU DÙNG CAO HƠN SO VỚI NĂM 1990
LÀ 37KG RAU, 30KG SẢN PHẨM NHŨ CỐC, 26KG HOA QUẢ,
31,45KG BÁNH KẸO, 16KG THỊT CÁC LOẠI, 8KG BƠ, 7KG
CHẤT BÉO VÀ DẦU, 12 LÍT BIA, 70 QUẢ TRỨNG, 30 LÍT CÀ PHÊ
VÀ 26 LÍT SỮA.
DO CUỘC SỐNG LUÔN BẬN RỘN VÀ CÔNG VIỆC HAY
PHẢI DI CHUYỂN NÊN CÁC ĐỒ ĂN NHẸ VÀ ĐỒ ĂN NHANH
PHỤC VỤ CHO CÁC CHUYẾN ĐI XA NHÀ (AWAY FROM HOME
FOOD) CHIẾM 40% TRONG TỔNG SỐ TIỀN MUA THỰC PHẨM,
TĂNG 39% SO VỚI NĂM 1980. TRONG NHỮNG NAM TỚI NHU
CẦU TIÊU DÙNG CÁC MẶT HÀNG NÀY TIẾP TỤC TĂNG CAO.
ĐỐI VỚI TÂNG LỚP THƯỢNG LƯU MỸ NHU CẦU TIÊU DÙNG
CÁC ĐỒ ĂN NGUỘI GIẢM XONG TẦNG LỚP NÀY CHỈ CHIẾM
5% DÂN SỐ NÊN KHÔNG ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN NHU CẦU
TIÊU DÙNG ĐỒ ĂN NGUỘI. NGOÀI RA, CÁC MẶT HÀNG THỊT
VÀ RAU QUẢ TƯƠI HIỆN NAY CŨNG ĐANG ĐƯỢC NGƯỜI DÂN
MỸ ƯA CHUỘNG.
2.2.NHỮNG YÊU CẦU KHẮT KHE VỀ CHẤT LƯỢNG
NGƯỜI TIÊU DÙNG MỸ CHI CHO MUA SẮM NHIỀU NHẤT
THẾ GIỚI TUY NHIÊN ĐÒI HỎI CỦA NGƯỜI MỸ HẾT SỨC
KHẮT KHE. NGƯỜI TIÊU DÙNG MỸ KHÔNG CHỈ CHÚ Ý ĐẾN
CHẤT LƯỢNG CỦA HÀNG HOÁ MÀ CÒN CHÚ Ý ĐẾN CẢ CHẤT
LƯỢNG BAO BÌ. ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN ĐẶC BIỆT LÀ
HÀNG THỰC PHẨM YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÒN KHẮT
KHE HƠN RẤT NHIỀU, SẢN PHẨM ĐÓ PHẢI VƯỢT QUA CÁC
TIÊU CHUẨN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, CHẤT DINH
9

DƯỠNG. CHẲNG HẠN NHỮNG SẢN PHẨM NHƯ RAU QUẢ PHẢI
ĐẢM BẢO ĐỘ TƯƠI NGON, ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ PHẢI

LÀ RAU QUẢ SẠCH ĐÃ ĐƯỢC FDA CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN.
HÀNG HOÁ PHẢI CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN CHO NGƯỜI
MUA HÀNG VỀ HẠN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN, NGUỒN GỐC
CỦA HÀNG HOÁ, ĐỘ CỒN(NẾU LÀ CÁC SẢN PHẨM ĐỒ UỐNG),
GIA VỊ, MÀU SẮC, CHẤT PHỤ GIA NẾU HÀNG HOÁ KHÔNG
ĐÁP ỨNG ĐỦ NHỮNG YÊU CẦU TRÊN THÌ CHẮC CHẮN SẼ
KHÔNG THỂ THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.
2.3.NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHỦNG LOẠI HÀNG HOÁ VÀ
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THUẬN TIỆN
NHU CẦU TIÊU DÙNG MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA
NGƯỜI DÂN MỸ RẤT PHONG PHÚ, YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN
PHẨM CŨNG HẾT SỨC ĐA DẠNG. BÊN CẠNH ĐÓ, NGƯỜI TIÊU
DÙNG MỸ CÒN YÊU CẦU HÀNG HOÁ PHẢI CÓ CÁC DỊCH VỤ
MUA HÀNG THUẬN TIỆN NHƯ CÁC DỊCH VỤ MUA HÀNG QUA
MẠNG, MUA HÀNG ĐẾN TẬN NHÀ (DOOR TO DOOR SELLING).
DO CUỘC SỐNG LUÔN BẬN RỘN NÊN NGƯỜI MỸ ĐẶC BIỆT
CHÚ TRỌNG ĐẾN DỊCH VỤ BÁN HÀNG TẬN NHÀ VÀ ĐẶC BIỆT
QUAN TRỌNG LÀ PHẢI KỊP THỜI (JUST IN TIME).
3.MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA MỸ ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN
NHẬP KHẨU
3.1.HÀNG RÀO THUẾ QUAN CỦA MỸ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HÀNG
NÔNG SẢN NHẬP KHẨU
NĂM 2001 NÔNG NGHIỆP MỸ ĐÓNG GÓP 1.4% VÀO
TỔNG SẢN LƯỢNG TRONG NƯỚC. TUY TỶ TRỌNG CỦA NÔNG
NGHIỆP TRONG TỔNG GDP NHỎ NHƯNG DO THIÊN NHIÊN
ƯU ĐÃI VÀ TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT CAO, NÔNG NGHIỆP MỸ
VẪN ĐỨNG HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI. HÀNG NÔNG SẢN MỸ CÓ
SỨC CẠNH TRANH CAO TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI CẢ VỀ
CHẤT LƯỢNG CŨNG NHƯ GIÁ CẢ.
Tuy vậy nông nghiệp Mỹ cũng đang bị cạnh tranh gay gắt, nhất là

với EU, Nhật Bản và một số quốc gia đang phát triển. Do đó, chính phủ Mỹ
10

đã và đang áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ để duy trì sản lượng trước sự
cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế. Bảo hộ
nông nghiệp là một đặc điểm nổi bật trong chính sách thương mại của Mỹ.
Bảo hộ nông nghiệp ở Mỹ không chỉ được thực hiện bằng các công cụ quản
lỹ nhập khẩu mà còn được thực hiện thông qua các biện pháp hỗ trợ sản
xuất và xuất khẩu nông sản.
Thuế quan là một công cụ hết sức cần thiết để bảo hộ nông nghiệp
Mỹ. Theo hiệp định nông nghiệp, Mỹ cam kết ràng buộc 100% số dòng
thuế trong biểu thuế của mình bao gồm cả hàng công nghiệp và hàng nông
sản. Biểu thuế điều hoà và mô tả, mã hoá hàng hoá HS (Hamonized
System) trong đó các mặt hàng nông sản bao gồm gần 300 dòng thuế.
Tuy nhiên, Mỹ cũng có một tỷ lệ khá lớn số dòng thuế được quy
định dưới hình thức thuế đặc định và thuế kết hợp. Những dòng thuế này đã
che giấu được mức bảo hộ thuế quan của Mỹ. Bởi vì, việc quy định đổi
những dòng đặc định và thuế kết hợp sang thuế theo giá tương đương là
không dễ dàng.
Nếu so sánh với thuế nhập khẩu nông sản của các nước phát triển
khác thì mức thuế của Mỹ là thấp, chỉ cao hơn Canada. Nếu như thuế suất
ràng buộc của Mỹ chỉ có 5.5% thì con số tương ứng của Nhật Bản là 11.7%
và của EU là 19.5%. Bên cạnh đó mức độ phân tán của các mức thuế suất
cũng rất thấp (độ chênh lệch chuẩn chỉ có 5.5% so với 12.6% của Nhật và
22.1% của EU). Đặc biệt Mỹ cam kết áp dụng 97.6% số dòng thuế có thuế
suất dưới 15% và đặc biệt có tới 27.9% số dòng thuế 0%.
Khác với các nước trên thế giới trị giá tính thuế nhập khẩu của Mỹ
dựa trên giá FOB của hàng nhập khẩu chứ không phải là giá CIF do đó các
chi phí về bảo hiểm và vận tải không bị gộp vào tính thuế hải quan. Trong
thực tế, hàng rào thuế quan của Mỹ còn thấp hơn rất nhiều. Nếu xét chung

cho cả 3 loại thuế (thuế theo giá, thuế theo lượng và thuế kết hợp) thì năm
2000, thuế suất trung bình đơn giản của Mỹ là 5.4%. Trong đó, lĩnh vực
nông nghiệp vẫn là lĩnh vực được Chính phủ Mỹ bảo hộ với mức độ cao
hơn so với công nghiệp. Điều này thể hiện ở thuế suất trung bình áp dụng
cho các sản phẩm nông nghiệp là 10.4% và áp dụng cho các sản phẩm công
nghiệp chỉ có 4.5%. Tuy nhiên, những dòng thuế có thuế suất cao chính là
11

những mặt hàng được bảo hộ cao, giá trị nhập khẩu thấp nên nếu tính theo
bình quân gia quyền với quyền số là lượng nhập khẩu thì mức thuế suất
trung bình của Mỹ còn thấp hơn, chỉ có 4,6% năm 2000 và 4,3% năm 2001.
Mỹ là nước tham gia tích cực vào quá trình tự do hoá thương mại
trên thế giới. Vì thế, hàng rào thuế quan của nước này có rất nhiều ưu đãi
theo các thoả thuận khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương.
Phần lớn các thoả thuận này đều đã nới lỏng hàng rào thuế quan của Mỹ
đối với các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là mức độ ưu đãi lớn hơn rất
nhiều đối vời các sản phẩm nông sản. Chính việc này đã làm cho các nước
chỉ hưởng thuế suất MFN của Mỹ khó khăn hơn trong việc thâm nhập thị
trường Mỹ. Khung thuế suất của Mỹ có rất nhiều mức thuế suất khác nhau
trong đó gồm các loại cơ bản sau: Thuế MFN (Most Favoured Nation),
Thuế đặc định và Thuế ưu đãi.
Thuế MFN:
Trong khi mức thuế trung bình đối với các mặt hàng phi công nghiệp
là 5.7% thì mức thuế MFN trung bình đối với hàng nông nghiệp là gần
10%. Điều đó một lần nữa cho thấy mức độ bảo hộ của Mỹ đối với các sản
phẩm nông nghiệp là rất cao. Trong số các mặt hàng nông sản thì các mặt
hàng được bảo hộ như đường, sữa, bông thuế suất rất cao so với các mặt
hàng không được bảo hộ khác, điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
BẢNG 1: THUẾ SUẤT MFN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MỘT SỐ
LĨNH VỰC BẢO HỘ

Đơn vị: %
Mô tả hàng hoá Thuế suất
trung bình
Thuế suất
cao nhất
Các sản phẩm sữa
Đường và các sản phẩm
đường
Coca và các sản phẩm từ
Coca
Ngũ cốc
Các loại thực phẩm khác
Thuốc lá
22,3
15,7
14,7
19
14,9
55,3
14,9
55,3
232,3
168,7
191,5
151,7
109,8
350,0
109,8
350,0
Nguồn: Tổng cục Hải quan Mỹ

12

Hiện nay Việt Nam đã được hưởng mức thuế MFN nên sẽ có điều
kiện mở rộng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

STT MẶT HÀNG Thuế suất MFN
(%)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Gạo
Hạt ngũ cốc
Rau, quả, hạt
Hạt có dầu
Thịt gia súc
Dầu thực vật
Cà phê
Sợi có nguồn gốc thực
vật
Điều
Lúa

Chè
Quế
17
0,6
5,4
8,2
3,4
3,7
0
0,3
0
5,8
0
0
Nguồn: Tổng cục Hải quan Mỹ
Hạn ngạch thuế quan
Là hạn ngạch theo mức thuế cho phép nhập khẩu một lượng hàng
hoá vào Mỹ với một mức thuế được giảm bớt trong một thời hạn nhất định.
Nếu số lượng nhập khẩu vào Mỹ quá hạn ngạch thì số vượt quá phải chịu
mức thuế cao hơn.
Hiện nay, Mỹ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các sản phẩm
thịt bò, pho mat, sữa, một số sản phẩm đường, lạc, thuốc lá và bông…có
khoảng trên 100 dòng thuế chịu biện pháp này. Mức thuế trong hạn ngạch
trung bình là 9,5% trong khi mức thuế quan ngoài hạn ngạch trung bình là
55,8%. Trên 90% mức thuế ngoài hạn ngạch là thuế không tính theo phần
trăm, đối với thuế trong hạn ngạch thì con số này là 28%
6
.

3.2.Các biện pháp phi thuế quan.

3.2.1.Hạn ngạch nhập khẩu.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp theo kết quả của vòng đàm phán
Urugoay, các nước đều đã cam kết thuế hoá các biện pháp phi thuế khác.
6
Xem phụ lục bảng 2
13

Vì thế hiện nay, đối với nông sản nhập khẩu vào Mỹ, chỉ có rất ít các mặt
hàng chịu sự kiểm soát của hạn ngạch.
-Hạn ngạch theo số lượng (hạn ngạch tuyệt đối) được áp dụng với
những mặt hàng sau:
+Một số loại cồn ethyl
+Sữa và kem đặc và khô
+Các chất thay thế bơ (có trên 45% bơ)
+Thức ăn động vật có sữa hoặc chất dẫn xuất từ sữa
+Bơ tổng hợp có trên 5.5% nhưng không quá 45% thành phần là bơ
+CÁC LOẠI KẸO BỌC SÔCÔLA VÀ CÁC
KẸO TƯƠNG TỰ CÓ TRÊN 5.5% TRỌNG
LƯỢNG LÀ BƠ
+Sữa khô có tối đa 5.5% là bơ
+Lạc bóc hoặc chưa bóc, tẩy trắng hoặc đã được gia công hay bảo
quản (trừ bơ lạc)
+Một số loại pho mát cứng
+Bông chưa chải hoặc chuốt hoặc qua gia công khác
+Sợi bông chải có độ dài trung bình dưới 30.1625mm và các phế liệu
bông chải, bông rối.
+Kem lạnh
+Bông sợi đã gia công nhưng chưa xe
+Một số loại đường trộn
+Sữa nước và kem ngọt hoặc chưa có hàm lượng chất béo trên 6%

nhưng dưới 45%.
Ngoài ra còn có một số hàng dệt may và vải mặc từ một số nước
cũng chịu sự quản lý của hạn ngạch tuyệt đối.
Về hạn ngạch thuế quan : Mỹ đang áp dụng hạn ngạch thuế quan đối
với một số mặt hàng. Biện pháp này được áp dụng với khoảng 198 dòng
thuế (1.9%). Nếu như thuế suất trong hạn ngạch đối với nông sản phần lớn
là thuế theo giá (chỉ có 28% là thuế suất không theo giá) thì thuế suất ngoài
hạn ngạch chủ yếu là thuế theo lượng và thuế kết hợp (chiếm tới 92%).
Điều này phản ánh mức độ cao của thuế suất theo giá (AVE) thì thuế suât

×