Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Dạy học ca khúc của nhạc sĩ đỗ nhuận cho học sinh trung cấp thanh nhạc, trường đại học văn hóa thể thao và du lịch thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.75 MB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐỖ THỊ LAM

DẠY HỌC CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN
CHO HỌC SINH TRUNG CẤP THANH NHẠC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO
VÀ DU LỊCH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
Khóa 7 (2016 - 2018)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐỖ THỊ LAM

DẠY HỌC CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN
CHO HỌC SINH TRUNG CẤP THANH NHẠC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO
VÀ DU LỊCH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc
Mã số: 8140111


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Tố Mai

Hà Nội, 2018
Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, chưa có ai công trong bất kỳ công
trình nào khác.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Lam


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSPNTTƯ

Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương

ĐHVHTT&DL

Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch

GS

Giáo sư

GV


Giảng viên

HS

Học sinh

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

NGƯT

Nhà giáo ưu tú

NSND

Nghệ sĩ nhân dân

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

PPDH

Phương pháp dạy học


SV

Sinh viên

TC

Tín chỉ - Trung cấp

Tr.

Trang

VHTT

Văn hóa Thông tin


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 8
1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 8
1.1.1. Thanh nhạc .............................................................................................. 8
1.1.2. Dạy học và dạy học thanh nhạc .............................................................. 9
1.1.3. Phương pháp dạy học thanh nhạc ......................................................... 11
1.1.4. Ca khúc.................................................................................................. 14
1.2. Vai trò của dạy học ca khúc Việt Nam trong thanh nhạc ........................ 17
1.2.1. Giáo dục văn hóa, đạo đức .................................................................... 17
1.2.2. Giáo dục lịch sử..................................................................................... 19
1.3. Thực trạng dạy học Thanh nhạc tại Trường ĐHVHTT&DL

Thanh Hóa ...................................................................................................... 20
1.3.1. Đôi nét về nhà trường............................................................................ 20
1.3.2. Sơ lược về Khoa Âm nhạc và Tổ Thanh nhạc ...................................... 22
1.3.3. Khả năng của học sinh Trung cấp Thanh nhạc ..................................... 24
1.3.4. Nội dung chương trình môn Thanh nhạc hệ Trung cấp ........................ 25
1.3.5. Thực trạng dạy học Thanh nhạc ............................................................ 27
Tiểu kết ............................................................................................................ 30
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM SÁNG TÁC CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ
ĐỖ NHUẬN .................................................................................................... 32
2.1. Cuộc đời và sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận ............................................ 32
2.1.1. Đôi nét về cuộc đời ............................................................................... 32
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................ 34
2.2. Đặc điểm âm nhạc trong ca khúc ................................................................ 39
2.2.1. Cấu trúc, hình thức ................................................................................ 40
2.2.2. Điệu thức ............................................................................................... 47
2.2.3. Giai điệu, tiết tấu ................................................................................... 52


Tiểu kết ............................................................................................................ 60
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÁT CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ
ĐỖ NHUẬN .................................................................................................... 62
3.1. Khẩu hình và hơi thở ................................................................................ 62
3.1.1. Khẩu hình .............................................................................................. 62
3.1.2. Hơi thở ................................................................................................... 65
3.2. Rèn luyện một số kỹ thuật thanh nhạc cơ bản ......................................... 68
3.2.1. Kỹ thuật legato ...................................................................................... 68
3.2.2. Kỹ thuật staccato ................................................................................... 72
3.2.3. Kỹ thuật hát nhanh ................................................................................ 74
3.2.4. Hát luyến, láy ........................................................................................ 76
3.2.5. Vấn đề phát âm nhả chữ ........................................................................ 80

3.3. Thể hiện một số bài hát mẫu tiêu biểu của nhạc sĩ Đỗ Nhuận................. 82
3.3.1. Áo mùa đông ......................................................................................... 82
3.3.2. Hát mừng các cụ dân quân .................................................................... 84
3.4. Thực nghiệm sư phạm .............................................................................. 86
3.4.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 86
3.4.2. Tổ chức thực nghiệm............................................................................. 87
3.4.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 87
Tiểu kết ............................................................................................................ 88
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 93
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 95


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đỗ Nhuận là nhạc sĩ được trưởng thành từ thời kỳ đầu của nền Tân
nhạc Việt Nam. Ông đã thể hiện tài năng ở nhiều lĩnh vực: Ca kịch, nhạc kịch,
khí nhạc, ca khúc. Tên tuổi của ông đã được ghi danh trong những trang đầu
tiên cho thể loại opera Việt Nam với vở Cô Sao được công diễn vào ngày 2
tháng 9 năm 1965 và sau đó ông còn sáng tác 2 vở opera nữa là Người tạc
tượng và Nguyễn Trãi ở Đông Quan. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ sáng tác rất
nhiều ca kịch nổi tiếng như Sóng cả không ngã tay chèo, Chú Tễu, Quả dưa
đỏ…Trong lĩnh vực khí nhạc, ông cũng viết một số tác phẩm như Vũ khúc
Tây Nguyên dành cho violon và dàn nhạc, khúc biến tấu trên chủ đề dân
ca flute và piano Mùa xuân trên rừng, tổ khúc giao hưởng Điện Biện…
Ca khúc là một mảng mà nhạc sĩ Đỗ Nhuận có nhiều tác phẩm và đạt
được những thành tựu nổi bật, ca khúc của ông đậm bản sắc dân tộc và có tính
nghệ thuật cao, có sự đa dạng trong ngôn ngữ. Trong đó tính chất âm nhạc có
sự giản dị, mộc mạc của lời ca và đặc biệt là chất dân gian trong nhiều bài

hát đã làm nên nét độc đáo cho phong cách của Đỗ Nhuận đã tạo nên ấn
tượng sâu đậm cho người nghe. Trải qua những chặng đường lịch sử, nhiều
ca khúc của Đỗ Nhuận đã trở thành bài ca đi cùng năm tháng như: Hành
quân xa, Du kích ca, Chiến thắng Điện Biên, Áo mùa đông, Việt Nam quê
hương tôi, Du kích sông Thao, Trống hội tòng quân, Hát mừng các cụ dân
quân, Đường bốn mùa xuân...
Để biểu diễn thành công các bài hát của Đỗ Nhuận, ngoài nắm được kỹ
thuật hát của âm nhạc phương Tây, người ca sĩ phải biết vận dụng kỹ thuật hát
của dân ca Việt Nam (như luyến láy, các từ đệm...) phải mềm mại, rõ tính
chất của từng thể loại, đặc biệt là lối hát rõ lời, bởi trong ca khúc của ông âm
hưởng dân ca rất đậm nét. Vì thế, việc nghiên cứu kỹ thuật hát và cách thể
hiện ca khúc của Đỗ Nhuận là một vấn đề rất đáng được quan tâm.


2
Ca khúc của Đỗ Nhuận không chỉ được sử dụng rộng rãi trong những
chương trình biểu diễn nghệ thuật và đào tạo thanh nhạc tại trường
ĐHVHTT&DL Thanh Hóa. Tiền thân nhà trường là Trường TC Văn hóa
Nghệ thuật, nơi đây đã đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ đáp ứng nhân lực cho
các đoàn văn công chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp, các nhà văn hóa trong
toàn tỉnh. Nhà trường có một bề dày đào tạo và tạo nguồn cho nhiều tài năng
nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực thanh nhạc với nhiều ca sĩ nổi tiếng trong và
ngoài nước như: Hồ Quang Tám, Anh Thơ, Lê Anh Dũng, Minh Tuyến,
Phương Linh, Hoàng Thủy...
Là một GV trẻ trong khoa Thanh nhạc của Trường ĐHVHTT&DL
Thanh Hóa, tôi thấy rằng; chương trình giảng dạy cho hệ Trung cấp Thanh
nhạc hiện nay có khá nhiều bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được lựa chọn là
một nội dung bên cạnh nhiều ca khúc Việt Nam khác. Tuy nhiên, khi dạy học
hát các bài của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, một số GV chỉ quan tâm đến kỹ thuật thanh
nhạc mà ít chú trọng đến tìm hiểu đặc điểm âm nhạc, chất liệu dân ca được sử

dụng trong bài hát, cách thể hiện sao cho ra âm hưởng dân ca… Vì thế, người
học có thể không thấu hiểu sâu sắc được nội dung cũng như phong cách của
tác phẩm dẫn tới hiệu quả thể hiện bài hát chưa cao, ảnh hưởng tới chất lượng
đào tạo. Với mục đích tìm hiểu áp dụng kỹ thuật thanh nhạc trong các ca khúc
của Đỗ Nhuận và để việc dạy học thanh nhạc trong nhà trường được tốt hơn,
tôi chọn đề tài “Dạy học ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho học sinh trung
cấp Thanh nhạc, trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh
Hóa” cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học
Âm nhạc.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tìm hiểu một số công trình của
các nhà sư phạm, cũng như giáo trình thanh nhạc liên quan ở từng cấp độ khác
nhau như:


3
Phương pháp sư phạm thanh nhạc của GS.NSND Nguyễn Trung Kiên,
Viện Âm nhạc Hà Nội (2001). Tác giả đi vào nghiên cứu những nguyên tắc
thống nhất sự phát triển kỹ thuật trong ca hát, giới thiệu về cách luyện tập,
cảm nhận vị trí âm thanh, hơi thở, khẩu hình... đặc biệt, ông đã đưa ra những
bài tập luyện thanh thông thường đến nâng cao cho giọng hát.
Giáo trình Đại hoc Thanh nhạc 5 năm của Lô Thanh, Đại học Nghệ
thuật Huế (1996). Tác giả đã biên soạn những tác phẩm Việt Nam và nước
ngoài có tính nghệ thuật, kỹ thuật cao, được sắp xếp phù hợp với trình độ của
từng năm học.
Sách học thanh nhạc của PGS. NSND Mai Khanh, Nxb Vụ đào tạo,
Bộ văn hoá thông tin (1982). Đây là cuốn sách đầu tiên viết về phương pháp
học thanh nhạc tại Việt Nam, tác giả đã đưa ra những phương pháp học hiệu
quả nhất đối với sinh viên dựa trên quá trình quy nạp kiến thức cũng những
kinh nghiệm của bản thân.

Lịch sử Nghệ thuật thanh nhạc phương Tây của Hồ Mộ La, Nxb từ điển
Bách khoa (2005). Tác giả nghiên cứu nghệ thuật thanh nhạc từ thời Trung cổ
cho đến thế kỷ XIX. Trong từng giai đoạn, tác giả đều giới thiệu đặc điểm âm
nhạc của từng thời kỳ, quá trình phát triển kỹ thuật sáng tác và những nghệ sĩ
nổi tiếng của nền âm nhạc phương Tây.
Các sách và giáo trình nêu trên là những tư liệu quý, rất hữu ích cho
luận văn của chúng tôi tham khảo, tuy nhiên trong đó không bàn riêng đến
dạy học ca khúc của một nhạc sĩ cụ thể:
Năm 2011, Trần Ngọc Lan xuất bản cuốn Phương pháp hát tốt tiếng
Việt trong nghệ thuật ca hát, Nxb Giáo dục Việt Nam, trong cuốn này tác giả
đã đi sâu phân tích những đặc điểm của tiếng Việt trong nghệ thuật hát dân
tộc và nghệ thuật hát mới, luận án mang tính lý luận về sự phối hợp của hai
phạm trù ngôn ngữ và nghệ thuật ca hát. Mặc dù không nghiên cứu về dạy hát
ca khúc của Đỗ Nhuận nhưng đây cũng là công trình liên quan đến thanh


4
nhạc, nhất là cách phát âm nhả chữ trong tiếng Việt rất cần thiết để đề tài của
chúng tôi tham khảo.
Ngoài những công trình tiêu biểu trên còn có rất nhiều luận văn thạc sĩ,
về thanh nhạc như:
Phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát luận án tiến sĩ của Võ Văn
Lý, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam năm 2011. Đề tài nghiên cứu sâu
về phương pháp phát âm ca từ trong nghệ thuật ca hát tiếng Việt trong dạy
học, đặc biệt là các quan điểm về hát tròn vành rõ chữ.
Nâng cao chất lượng giảng dạy ca khúc Việt Nam mang âm hưởng dân
ca Thanh Hóa của Bùi Thị Thu - Luận văn thạc sĩ Nghệ thuật Âm nhạc bảo
vệ tại Học Viện Âm nhạc Quốc Gia năm 2013. Luận văn tập trung vào nghiên
cứu điệu thức, cách thức diễn xướng của dân ca Thanh Hóa đồng thời hướng
dẫn SV vận dụng hát những bài hát mang âm hưởng dân ca với những dạng

bài khác nhau.
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn thanh nhạc bậc đại học tại trường
ĐHVHTT&DL Thanh Hóa của tác giả Trịnh Thị Thúy Khuyên - Luận văn
thạc sĩ Nghệ thuật Âm nhạc bảo vệ tại Học Viện Âm nhạc Quốc Gia Việt
Nam năm 2013. Luận văn tập trung vào nghiên cứu kỹ thuật thanh nhạc khác
nhau và vận dụng vào những tác phẩm của từng vùng miền khác nhau.
Giảng dạy ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 cho SV
Âm nhạc trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW của tác giả Trịnh Thị Oanh
- Luận văn thạc sĩ Nghệ thuật Âm nhạc bảo vệ tại Học Viện Âm nhạc Quốc
gia Việt Nam năm 2012. Luận văn đi vào nghiên cứu sự hình thành, vai trò
của ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, xây dựng giáo trình
theo từng chủ đề như: Chủ đề về Bác, hành khúc cách mạng, ca ngợi tổ quốc,
nhân dân, đồng thời đi vào giảng dạy từng bài cụ thể.
Một số giải pháp xử lý ngữ âm tiếng Việt trong ca khúc Việt Nam
tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW của Hoàng Quốc Tuấn, luận


5
văn Cao học Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, 2014. Đề tài đã nêu lên những quan
điểm để giải pháp xử lý ngữ âm tiếng Việt khi hát ca khúc Việt Nam, trong dạy
học Thanh nhạc cho SV Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW.
Dạy hát các ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ cho sinh viên Sư
phạm Âm nhạc Trường CĐSP Hà Nội của Phạm Bích Ngọc, luận văn Cao
học Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, 2015. Luận văn thông qua nghiên cứu
khái quát về dân ca Nam Bộ, đặc điểm âm nhạc của ca khúc sử dụng chất liệu
dân ca Nam Bộ, đề xuất các phương pháp vận dụng cách hát bel canto vào hát
ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Nam Bộ.
Aria trong dạy học thanh nhạc tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW của
Đào Khánh Chi, luận văn Cao học Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc
Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, 2013. Trong luận văn nghiên cứu về các biện

pháp dạy học hát các aria tiêu biểu trên thế giới và có cả aria trong opera của
Đỗ Nhuận cho SV Đại học Thanh nhạc và ĐHSP Âm nhạc tại trường ĐHSP
Nghệ thuật TW. Luận văn đưa ra nhiều ý kiến sâu về kỹ thuật hát, đây cũng
chính là những vấn đề mà chúng tôi quan tâm.
Opera Cô Sao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận trong dạy học Thanh nhạc tại
Trường ĐHSP Nghệ thuật TW của Đinh Khánh Cường, luận văn Cao học Lý
luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, 2014.
Trong luận văn nghiên cứu về các biện pháp dạy học hát các tiết mục đơn ca
trong opera của Đỗ Nhuận cho SV Đại học Thanh nhạc tại trường ĐHSP
NTTƯ. Luận văn nghiên cứu sơ qua về sự nghiệp của nhạc sĩ Đỗ Nhuận và có
những nghiên cứu sâu về kỹ thuật hát.
Mặc dù không nghiên cứu riêng về dạy học thanh nhạc ca khúc của Đỗ
Nhuận cho hệ TC chuyên nghiệp nhưng trong các luận văn nêu trên có những
vấn đề liên quan hữu ích, những đúc kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn là
nguồn tư liệu quý có ý nghĩa với đề tài của chúng tôi.


6
Tới nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đến phương pháp dạy
hát ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho HS TC Trường ĐHVHTT&DL Thanh
Hóa. Do đó, đề tài của chúng tôi không trùng lặp với những đề tài khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp dạy học ca khúc của nhạc sĩ
Đỗ Nhuận để áp dụng cho HS hệ TC Thanh nhạc, Trường ĐHVHTT&DL
Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Thanh nhạc trong nhà
trường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài và thực trạng dạy học ca khúc
của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho HSTC Thanh nhạc tại trường ĐHVHTT&DL

Thanh Hóa.
- Đặc điểm sáng tác ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- Phương pháp dạy học ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho HSTC
Thanh nhạc tại trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học hát ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho hệ
TCThanh nhạc, trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa.
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về dạy hát ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho HS TC
Thanh nhạc, trong phạm vi Trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa.
Trong luận văn chúng tôi chỉ chọn 02 bài hát tiêu biểu để dạy mẫu cho
2 dạng phong cách thanh nhạc trong sáng tác của Đỗ Nhuận là:
- Áo mùa đông (tiêu biểu cho cách hát sử dụng kỹ thuật thanh nhạc
phương Tây).


7
- Hát mừng các cụ dân quân (tiêu biểu cho cách hát bài mang âm
hưởng dân ca Việt Nam). Mặt khác, đây là bài hát viết về Thanh Hóa, là bài
hát được lựa chọn như một sự đại diện cho tính địa phương của luận văn.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 7 năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính như:
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Tìm hiểu những vấn đề đã đạt được
để có hướng nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thực nghiệm sư phạm:
Trong quá trình thực hiện chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích thực
trạng về phương pháp dạy và học hiện tại, đồng thời so sánh những vấn đề
trên và tổng hợp các nội dung nghiên cứu và đưa ra những phương pháp giảng

dạy và học tập thông qua thực nghiệm sư phạm.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn hoàn thành sẽ đưa ra việc áp dụng kết hợp một số phương
pháp thanh nhạc cổ điển châu Âu và lối hát dân ca Việt Nam trong dạy hát ca
khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho HSTC Thanh nhạc, trường ĐHVHTT&DL
Thanh Hóa.
Hy vọng luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho những người quan
tâm đến những vấn đề luận văn đã đề cập.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu than khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đặc điểm sáng tác ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Chương 3: Phương pháp dạy học hát ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.


8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Thanh nhạc
Trước sự đa dạng của các yếu tố tự nhiên và xã hội, con người ngày
càng có nhiều phương thức biểu đạt cảm xúc, tư tưởng, hình thành nên nhiều
loại hình nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật âm nhạc. Lịch sử âm nhạc của
nhân loại đã trải qua nhiều chặng đường phát triển với nhiều thể loại âm nhạc
phong phú. Tuy nhiên, khi phân loại dựa vào phương thức biểu diễn, nhiều
nhà nghiên cứu vẫn chia thành hai thể loại lớn là thanh nhạc và khí nhạc.
Trong cuốn sách Các thể loại âm nhạc do Lan Hương dịch “Thanh nhạc, tức
âm nhạc có lời ca, là loại hình lâu đời nhất của nghệ thuật âm nhạc” [6; tr.10].
Một khái niệm khác có nội hàm chứa đựng những dấu hiệu tương đồng được

tác giả Nguyễn Thị Nhung viết trong cuốn Hình thức và thể loại âm nhạc
“Thanh nhạc là những tác phẩm được biểu diễn bằng giọng người, loại hình
xuất hiện sớm nhất của nghệ thuật âm nhạc” [29; tr.118]. Như vậy, các khái
niệm trên chỉ ra hai yếu tố cơ bản của thanh nhạc là: có lời ca và được biểu
diễn bằng giọng con người. Chúng tôi cho rằng, yếu tố lời ca có tính tương
đối. Bởi lẽ, lời ca luôn phải hàm chứa một nội dung biểu đạt nhất định, cụ
thể. Trên thực tế, chúng ta vẫn gặp rất nhiều tác phẩm thanh nhạc mà tiếng
hát chỉ là các hư từ như í, a, hơ... không có nghĩa; hoặc các bài vocalise
trong môn học thanh nhạc cũng không có nội dung lời ca, chẳng hạn những
bài luyện thanh của nhà giáo, nhạc sĩ người Ý Concone (1801-1861) chỉ sử
dụng các nguyên âm nhưng giai điệu và hòa âm phần đệm vẫn tạo nên hình
tượng âm nhạc rất rõ đối với người nghe.
Tuy nhiên, giữa tiếng nói và tiếng hát có sự khác biệt cơ bản. Nếu tiếng
nói giúp cho con người phân biệt, nhận thức được ngữ nghĩa của thông tin thì
tiếng hát còn có cả sự thay đổi về cao độ của âm thanh và gắn liền với tuyến


9
giai điệu có hình tượng âm nhạc cụ thể. Cách phân chia các thể loại trong
thanh nhạc cũng có sự khác nhau giữa các nhà nghiên cứu lý luận. Tác giả
Nguyễn Thị Nhung chia thanh nhạc thành năm thể loại: ca khúc, romance,
trường ca, hợp ca, hợp xướng [28; tr.118 - 129]; trong khi đó, tác giả Nguyễn
Trung Kiên chia thành sáu loại: Bài luyện thanh (vocalise), aria, romance, ca
khúc, tổ khúc, dân ca. Qua đó, chúng ta cũng nhận thấy rõ hơn sự phong phú
trong loại hình nghệ thuật này. Dù với cách phân chia thế nào đi nữa, trong
thanh nhạc, sự kết hợp giữa kĩ thuật hát, nội dung lời ca và giai điệu hòa
quyện vào nhau, trở thành một khối thống nhất chuyển tải thông điệp và cảm
xúc của tác phẩm đến người nghe. Nói đến thanh nhạc, chúng ta không thể
tách rời giọng hát, lời ca ra khỏi giai điệu bởi ngôn ngữ văn học mang nội
dung còn âm nhạc là tăng sức diễn cảm. Giọng hát của con người là một nhạc

khí đặc biệt để trình diễn thể loại thanh nhạc. Từ các khái niệm và hướng tiếp
cận trên, chúng tôi xem xét thanh nhạc là một môn nghệ thuật kết hợp giữa
âm nhạc và giọng hát của con người.
1.1.2. Dạy học và dạy học thanh nhạc
1.1.2.1. Dạy học
Nói đến dạy học, hầu hết mọi người đều liên tưởng đến hoạt động
truyền thụ kiến thức trên lớp học, trong nhà trường. Cách hiểu này mặc dù
không phản ánh đủ bản chất của dạy học nhưng đã định hình được hai yếu tố
cơ bản là người dạy và người học. Tác giả Nguyễn Như Ý, khái niệm về dạy
học là “dạy văn hóa, theo những chương trình nhất định: nghề dạy học” [37;
tr.515]. Theo chúng tôi, khái niệm này vẫn có nội hàm khá hẹp so với mục
tiêu của hoạt động dạy học diễn ra trong thực tiễn. Tác giả Hoàng Phê, Viện
Ngôn ngữ học đưa ra khái niệm “dạy” trước khái niệm dạy học. Theo đó,
“dạy” là “truyền thụ tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều có hệ thống, có
phương pháp. Ví dụ: dạy HS; dạy nghề cho người học việc...” [32; tr.244].
Cũng trong cuốn từ điển này, các tác giả khái niệm về dạy học: “Dạy để nâng


10
cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức theo chương trình nhất định” [32;
tr.244]. Dạy học là hoạt động chủ yếu, đặc trưng của nhà trường được diễn ra
theo một qui trình nhất định được gọi là qui trình dạy học. Dạy học không
đơn thuần chỉ là một tiến trình truyền thụ những khái niệm, những công thức,
những con số... Mục tiêu của dạy học là mang đến cho người học điều mà họ
muốn học. Xem xét hoạt động dạy học ở góc độ là một hiện tượng xã hội, tác
giả Đặng Thành Hưng nêu trong Dạy học hiện đại - lý luận - biện pháp - kỹ
thuật rằng: “Bản chất của dạy học chính là gây ảnh hưởng có chủ định đến
hành vi học tập và quá trình học tập của người khác, tạo ra môi trường và
những điều kiện để người học duy trì việc học, cải thiện hiệu quả, chất lượng
học tập, kiểm soát quá trình học tập của mình” [8; tr.35]. Như vậy, dạy học

còn có chức năng phát triển cá nhân và cộng đồng thông qua việc truyền thụ
kinh nghiệm lịch sử - xã hội đến người học. Từ những khái niệm trên, chúng
tôi cho rằng dạy học quá trình truyền thụ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm của
người dạy đến người học, thông qua hệ thống sang phương pháp và gắn liền
với một chương trình cụ thể.
1.1.2.2. Dạy học thanh nhạc
Trong cuốn Phương pháp sư phạm thanh nhạc, Viện Âm nhạc Hà Nội
(2001), tác giả Nguyễn Trung Kiên đề ra mục tiêu, yêu cầu về nội dung công
tác đào tạo ca sĩ với bốn vấn đề cơ bản gồm: Giáo dục tư tưởng; học tập lý
luận âm nhạc; hoàn thiện giọng hát, phát triển kỹ thuật thanh nhạc; học tập
nghệ thuật biểu diễn. Dạy học thanh nhạc phải đảm bảo sự phát triển về cả kỹ
thuật và nghệ thuật trong hoạt động ca hát. Kỹ thuật thanh nhạc bao gồm cách
lấy hơi, phát âm, nhả chữ, sử dụng âm sắc giọng hát, xử lý âm khu, âm vực,...
là nền tảng cơ sở của hoạt động hát. Nghệ thuật ca hát bao gồm tư duy âm
nhạc, cảm xúc thẩm mỹ, phương pháp biểu diễn,... là điều kiện đủ để hoàn
thiện một hoạt động ca hát trong thực tiễn của người học thanh nhạc chuyên
nghiệp. Như vậy, dạy học thanh nhạc không chỉ là quá trình truyền thụ kiến


11
thức cùng với kỹ năng, kỹ thuật ca hát mà phải gắn liền với mục tiêu giáo dục
toàn diện cho người học. Hát không phải là một hoạt động làm vang lên giai
điệu và lời ca của tác phẩm một cách máy móc, nó phải là sự tái hiện, làm
sống dậy những nội dung, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác
phẩm. Vì thế, dạy học thanh nhạc còn có nhiệm vụ truyền cảm hứng và phát
triển kỹ năng tư duy âm nhạc, tư duy văn học, lịch sử... cho người học, làm
cho người học có thể vận dụng tri thức để phân tích, khám phá những ý
tưởng, xúc cảm nghệ thuật cũng như nội dung lời ca của tác phẩm. Từ đó,
người học tái hiện một cách sáng tạo nhưng không làm mất đi bản chất tác
phẩm, làm cho người nghe nhận thức được sâu sắc hơn nhưng thông điệp mà

người sáng tác muốn chuyển tải thông qua tác phẩm.
1.1.3. Phương pháp dạy học thanh nhạc
Từ các vấn đề về khái niệm dạy học thanh nhạc như chúng tôi đã trình
bày ở mục 1.1.2.2, phương pháp dạy học thanh nhạc có thể được hiểu là cách
thức, con đường, những biện pháp, kỹ thuật dạy học được GV áp dụng để
truyền đạt kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật thanh nhạc cho người học.
Thông qua đó, GV đạt được mục tiêu dạy học trong một tiết học, học phần
hay toàn khóa học đối với các đối tượng người học cụ thể. Các phương pháp
dạy học (PPDH) được sử dụng trong quá trình dạy học nói chung và với âm
nhạc nói riêng rất phong phú. Tùy vào đặc điểm từng môn học, các PPDH
được sử dụng phổ biến cũng khác nhau. Thanh nhạc là môn học thực hành
và có tính nghệ thuật thuộc lĩnh vực âm nhạc nên các PPDH cũng nằm
trong nhóm các PPDH âm nhạc, bao gồm: Phương pháp trình bày tác
phẩm; phương pháp thực hành luyện tập; phương pháp dùng lời; Phương
pháp trực quan; phương pháp kiểm tra đánh giá. Đây là năm PPDH mà
người GV dạy thanh nhạc thường xuyên vận dụng trong mỗi tiết học.
Theo cách phân loại PPDH ở cuốn Phương pháp dạy học truyền thống
và đổi mới của tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng phương pháp này thuộc vào


12
nhóm phương pháp biểu diễn. “Phương pháp biểu diễn là cách giới thiệu một
vấn đề nào đó dưới dạng trực quan qua thao tác...” [34; tr.83]. Người GV dạy
thanh nhạc sử dụng phương pháp này ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá
trình dạy học trên lớp như: hát mẫu trong khi giới thiệu bài hát, hát mẫu trong
quá trình hướng dẫn biểu diễn tác phẩm... Phương pháp trình bày tác phẩm
được GV thực hiện có vai trò quan trọng không chỉ đối với ý nghĩa là hoạt
động thị phạm (trực quan) mà còn là yếu tố kích thích hoặc kìm hãm hứng thú
học tập của người học.Vì thế, dù ở thời điểm nào, hoạt động trình bày tác
phẩm của GV cũng cần được thể hiện một cách nghiêm túc, có tính nghệ

thuật cao. Hát mẫu (hay trình bày tác phẩm) luôn gắn liền với diễn xuất và
biểu cảm của GV, khi quá thực hiện hát mẫu người GV cũng đồng thời là
người nghệ sĩ thực thụ trên lớp học. Tuy nhiên một số GV thường chưa
xem trọng yêu cầu này trong dạy học thanh nhạc với phương pháp trình
bày tác phẩm.
Phương pháp thực hành, luyện tập có thể được xem là phương pháp chủ
yếu, sử dụng xuyên suốt quá trình dạy học thanh nhạc: “Đặc điểm của PPDH
này là qua hoạt động mà học sinh nắm được kiến thức” [34; tr.43]. Có hai
hình thức thực hành, luyện tập là thực hành phân đoạn tác phẩm và thực hành
trọn vẹn tác phẩm. Thực hành phân đoạn được GV áp dụng trong thời gian
dạy học các kỹ thuật hát đối với từng câu nhạc hay nét nhạc cụ thể. Mỗi kỹ
thuật được SV thực hiện luyện tập nhiều lần dưới sự hướng dẫn của GV. Hoạt
động thực hành này có thể diễn ra một cách độc lập trong thời gian luyện tập
theo từng kỹ năng, kỹ thuật riêng biệt hoặc kết hợp thực hành luyện tập cùng
một lúc với nhiều kỹ năng, kỹ thuật khác nhau. Chẳng hạn, kỹ thuật hát legato
được GV hướng dẫn thông qua bài luyện thanh riêng, hoặc kết hợp hợp giữa
kỹ thuật hát và kỹ thuật lấy hơi, tư thế hát, biểu diễn... Thực hành trọn vẹn tác
phẩm là PPDH được áp dụng sau khi HS đã hoàn thành công đoạn vỡ bài và
xử lý được các kĩ thuật hát riêng biệt. Lúc này, HS bước vào giai đoạn luyện


13
tập hát bài hát với đầy đủ các yêu cầu về sắc thái, kỹ thuật và tiếp cận phong
cách biểu diễn. Đối với môn học thanh nhạc, phương pháp thực hành luyện
tập không phải lúc nào cũng nhất thiết đòi hỏi GV sử dụng giọng hát của
mình để tập hát hay rèn luyện kỹ năng, có những lúc GV vẫn sử dụng đàn
piano để dạy học. Chẳng hạn như hoạt động đàn các mẫu luyện thanh hay đàn để
vỡ bài, nhắc nhở sửa sai cao độ... Nói cách khác, phương tiện thực hành luyện
tập của GV và HS trong học thanh nhạc gồm có cả giọng hát và nhạc cụ.
Nhóm phương pháp dùng lời bao gồm nhiều phương pháp khác nhau

như: Kể chuyện, diễn giảng, đàm thoại... Trong dạy học thanh nhạc là phương
pháp diễn giảng và đàm thoại được sử dụng nhiều nhất bởi diễn giảng là
phương pháp dùng lời nói để giới thiệu tác phẩm, tài liệu, phương tiện học tập
hay phân tích tác phẩm, hướng dẫn, giải thích các vấn đề kỹ thuật, sắc thái,
cấu trúc... Đàm thoại là phương pháp dùng lời nhằm trao đổi thông tin về bài
học chủ yếu bằng hệ thống các câu hỏi được GV chuẩn bị từ trước hoặc phát
sinh trong quá trình dạy học. Phong cách ngôn ngữ và biểu cảm của GV khi
diễn giảng, đàm thoại có vai trò rất quan trọng quyết định hiệu quả dạy học,
các câu hỏi được GV đưa ra phải đảm bảo phù hợp với năng lực nhận thức của
HS. Việc sử dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở hay câu hỏi gợi mở gợi ý phụ thuộc
vào năng lực ngôn ngữ, năng lực dạy học và sự sáng tạo, linh hoạt của GV từ
quá trình chuẩn bị cũng như trong thời gian thực hiện bài giảng thanh nhạc.
Trực quan là PPDH giúp cho HS tiếp thu kiến thức, nhận biết các kỹ
thuật, thao tác thông qua các giác quan trực tiếp như tai nghe, mắt nhìn. Trong
khi hướng dẫn HS luyện tập, hoạt động thị phạm của GV cũng vừa là biểu
hiện của phương pháp thực hành đồng thời là phương pháp trực quan. Như
vậy, phương pháp trực quan chính là sự giới thiệu, làm mẫu của GV nhằm
giúp cho người học nghe, nhìn để hiểu được các yêu cầu, nhiệm vụ cần giải
quyết, nếu như phương pháp trình bày tác phẩm đòi hỏi GV hát toàn bộ bài
hát thì phương pháp trực quan có thể được áp dụng cho một nét nhạc, câu


14
nhạc hoặc toàn bộ tác phẩm. Khác với vai trò là người hướng dẫn cho HS
hoạt động trong phương pháp thực hành luyện tập, chủ thể của hoạt động ở
phương pháp trực quan chính là người GV, các hoạt động, thao tác (hát, đàn)
của GV chính là phương tiện trực quan tương tác trực tiếp với người học.
Kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong giáo dục là yêu cầu tất yếu. Về bản
chất, KTĐG là một quá trình thu thập và xử lý thông tin có tính hệ thống,
thông qua đó GV nắm bắt được thực trạng, các diễn biến, nguyên nhân, khả

năng đạt được hiệu quả của quá trình dạy học. Phương pháp KTĐG đối với
dạy học thanh nhạc được thực hiện dưới hai hình thức: đánh giá quá trình học
tập và đánh giá bằng kết quả thể hiện bài thi học phần, dù ở hình thức nào đi
nữa thì việc KTĐG năng lực và kết quả học tập thanh nhạc thông qua hoạt
động thực hành trực tiếp. Khác với các môn học tự nhiên là những môn có
biểu điểm đánh giá chính xác, cụ thể đến từng mục nhỏ trên bài làm, môn
thanh nhạc có biểu điểm đánh giá mang tính tương đối. Kết quả KTĐG ít
nhiều có ảnh hưởng bởi cảm tính tức thời của GV. Vì vậy, để đảm bảo sự
chân thực, khách quan và công bằng trong KTĐG, người GV dạy thanh
nhạc luôn xem trọng việc theo dõi, đánh giá quá trình học tập của HS.
1.1.4. Ca khúc
Ca khúc là danh từ quen thuộc đối với tất cả mọi người. Khái niệm về
ca khúc của các nhà nghiên cứu, lý luận cũng có sự khác nhau. Cuốn Các thể
loại âm nhạc do Lan Hương dịch từ tiếng Nga viết: “Ca khúc là loại giai điệu
du dương, hoàn chỉnh và độc lập. Khi biểu diễn không có lời ca và nhạc đệm,
giai điệu ca khúc vẫn diễn cảm đặc sắc” [6; tr.14]. Khái niệm này chỉ nêu
được đặc điểm của giai điệu trong ca khúc chứ chưa phản ánh đầy đủ, các yếu
tố cấu thành ca khúc. Theo đó người đọc có thể hiểu rằng, tác phẩm âm nhạc
không có lời ca vẫn được gọi là ca khúc. Đại từ điển tiếng Việt do tác giả
Nguyễn Như Ý chủ biên (1998), Nxb Văn hóa thông tin, định nghĩa từ ca
khúc là: “Bài hát ngắn gọn, mạch lạc” [37; tr.219]. Định nghĩa này nêu được


15
một đặc điểm cơ bản của ca khúc là cấu trúc ngắn gọn. Tuy nhiên, với cách
định nghĩa này, danh từ “bài hát” là một từ có cách hiểu tương đồng với từ
“ca khúc” nên vẫn chưa rõ nghĩa. Trong Hình thức và thể loại âm nhạc tác giả
Nguyễn Thị Nhung viết: “Ca khúc là danh từ dùng để chỉ những tác phẩm
thanh nhạc khác nhau: ca khúc dân ca và ca khúc của các nhạc sĩ chuyên
nghiệp với vai trò thể hiện chủ yếu là giai điệu” [32; tr.119]. Khái niệm này

đề cập đến hai đặc điểm của ca khúc là: tác phẩm thanh nhạc và vai trò chính
của giai điệu. Cũng trong giáo trình này, tác giả tách riêng ca khúc và trường
ca, romance thành các thể loại nhỏ khác nhau trong thanh nhạc. Trong khi đó
trường ca hay romance thì giai điệu vẫn nắm giữ vai trò là một yếu tố ngôn
ngữ biểu đạt chính. Cuốn Âm nhạc Việt Nam, tiến trình và thành tựu của các
tác giả Tú Ngọc, Nguyễn Thị Nhung, Vũ Tự Lân, Nguyễn Ngọc Oánh, Thái
Phiên (2000), do Viện Âm nhạc xuất bản có đoạn viết: “... Xây dựng những
tác phẩm âm nhạc có quy mô lớn hơn ca khúc quần chúng và ca khúc trữ
tình... nâng cao chúng thành một tác phẩm thanh nhạc có quy mô lớn, mang
tính liên khúc... Những thể loại này được gọi là ca khúc hợp xướng và trường
ca” [27; tr.231-232]. Mặc dù đoạn văn trên không đưa ra khái niệm về ca
khúc, nhưng qua cách phân loại cũng đã chỉ ra rằng ca khúc bao gồm cả tác
phẩm thanh nhạc nhiều bè và có quy mô cấu trúc lớn. Chúng tôi cho rằng, hợp
xướng và trường ca là những tác phẩm chứa đựng nhiều yếu tố diễn đạt ngoài
giai điệu như: cấu trúc chương, phần tương phản; chức năng hỗ trợ và biểu
đạt của các bè... Vì vậy, cách cộng gộp chung vào một thể loại là chưa hợp lý.
Từ góc độ tiếp cận về quy mô - cấu trúc và vai trò các yếu tố cấu thành,
chúng tôi hiểu ca khúc là danh từ dùng để chỉ các tác phẩm thanh nhạc có cấu
trúc khá đơn giản, dễ nhớ, với giai điệu và ngôn ngữ văn học là hai yếu tố giữ
chức năng biểu đạt chính. Tùy thuộc vào cách lựa chọn tiêu chí, người ta tiếp
tục phân loại ca khúc thành nhiều loại khác nhau như: Dựa vào nội dung và
đặc điểm, tính chất giai điệu, chúng tôi phân chia ca khúc thành các thể loại


16
nhỏ gồm: hành khúc, chính ca, trữ tình, ngợi ca và ca khúc vui hoạt. Những ca
khúc thuộc thể loại hành khúc có nhịp độ vừa phải, phù hợp với nhịp đi, tính
chất mạnh mẽ, khúc chiết như: Hành quân xa - Đỗ Nhuận, Tiến quân ca Văn Cao, Bác đang cùng chúng cháu hành quân - Huy Thục, Năm anh em
trên một chiếc xe tăng - Doãn Nho... Thể loại chính ca có tính chất trang
nghiêm, nội dung ngợi ca truyền thống, hiệu triệu, thường được dùng trong

các nghi lễ. Ví dụ: Ca ngợi Hồ chủ tịch - Lưu Hữu Phước, Tiến bước dưới
quân kỳ - Doãn Nho, Lá cờ Đảng - Văn An, Người là niềm tin tất thắng - Chu
Minh, Đường chúng ta đi - Huy Du... Ca khúc trữ tình có giai điệu mềm mại,
uyển chuyển; nội dung đề tài về tình yêu, vẻ đẹp trong cuộc sống, trong thiên
nhiên, tình yêu quê hương đất nước, đôi lứa... Chẳng hạn: Tình em - Huy Du,
Quê em - Nguyễn Đức Toàn, Xa khơi - Nguyễn Tài Tuệ, Mái đình làng biển Nguyễn Cường, Đất nước tình yêu - Lê Giang, Đất nước lời ru - Văn Thành
Nho... Các ca khúc ngợi ca có tính chất suy tưởng, triết lý, ca ngợi đất nước,
con người như: Lời anh vọng mãi ngàn năm - Vũ Thanh, Hà Nội trái tim
hồng - Nguyễn Đức Toàn... Thể loại ca khúc vui hoạt thường có tính chất vui
tươi, hài hước, dí dỏm phù hợp với các loại hình sinh hoạt tập thể, chẳng hạn
như: Thằng Bờm - Nguyễn Xuân Khoát; Lửa rừng - Đỗ Nhuận, Con mèo mà
trèo cây cau - Lê Yên...
Cách phân loại ca khúc như trên cũng chỉ mang tính tương đối, có
những ca khúc mang cả tính chất của hai loại, chẳng hạn các ca khúc như: Lá
cờ Đảng - Văn An, Người là niềm tin tất thắng - Chu Minh vừa chính ca
những cũng vừa mang tính trữ tĩnh và ngợi ca; hay ca khúc Tiến bước dưới
quân kỳ - Doãn Nho vừa thuộc loại hành khúc và cả chính ca, được dùng
nhiều trong các buổi lễ duyệt binh của quân đội ta. Nhiều nhà nghiên cứu lý
luận còn sử dụng các tiêu chí phân loại khác nhau như: Đối tượng sử dụng (ca
khúc viết cho thiếu nhi và ca khúc viết cho người lớn); Cách sử dụng (ca khúc
tập thể và ca khúc đơn ca)...


17

1.2. Vai trò của dạy học ca khúc Việt Nam trong thanh nhạc
Âm nhạc mới Việt Nam ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX, muộn
hơn nhiều so với các nước phương Tây. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được
từ trước đến nay cho thấy các nhạc sĩ chuyên nghiệp ở nước ta bắt nhịp khá
nhanh với âm nhạc thế giới, trong đó thể loại ca khúc nhanh chóng phát triển

mạnh về số lượng, phong phú về nội dung phản ánh, chất lượng nghệ thuật
cũng đã và đang ngày càng nâng cao. Ngoài các yếu tố ngôn ngữ âm nhạc
được các nhạc sĩ sử dụng một cách điêu luyện, sáng tạo, ca khúc Việt Nam có
thể được xem là bức tranh toàn cảnh về diện mạo văn hóa, lịch sử của dân tộc.
Chính vì vậy, dạy học ca khúc Việt Nam trong môn thanh nhạc không chỉ
dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức về lý thuyết, rèn luyện kỹ năng, kỹ
thuật mà còn có vai trò giáo dục văn hóa, đạo đức; lịch sử và thẩm mỹ.
1.2.1. Giáo dục văn hóa, đạo đức
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam tác giả Đặng Đức Siêu cho rằng,
giá trị văn hóa là “thành quả mà một dân tộc hay một con người đạt được
trong quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và trong sự phát triển của bản thân
mình” [33; tr.45]. Như vậy, văn hóa bao gồm thái độ, tính cách, đạo đức, tư
tưởng... của một con người, một dân tộc. Ca khúc Việt Nam cũng mang đặc
điểm chung của âm nhạc, đó là sự phản ánh nhận thức của người sáng tác
trong mối quan hệ tương tác với tự nhiên, xã hội và với chính bản thân. Bên
cạnh các yếu tố tiếp nhận từ âm nhạc phương Tây như cấu trúc, hòa âm... thì
yếu tố nội sinh (tư tưởng, đạo đức, chất liệu âm nhạc...) làm cho ca khúc Việt
Nam mang những đặc trưng riêng biệt, gần như phản ánh đầy đủ những giá trị
văn hóa của người Việt như: Tình yêu lao động; đức tính cần cù, chăm chỉ;
tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, vì cộng đồng, vì dân tộc; lòng yêu
nước; tinh thần lạc quan... Chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm tác phẩm về
chủ đề lao động. Qua bút pháp sáng tạo của người nhạc sĩ, hình ảnh người
công nhân, nông dân được miêu tả một cách sống động dưới nhiều góc độ


18
khác nhau. Nhưng, điểm chung của các ca khúc thuộc chủ đề này vẫn là tình
yêu lao động, ý chí quyết tâm cải tạo thiên nhiên, xây dựng đất nước. Ví dụ
như ca khúc Bài ca người thợ rừng của Phạm Tuyên đã phản ánh rất chân
thực những suy nghĩ, nguyện vọng và quyết tâm của những người thợ trong

công cuộc cải tạo rừng, đó là một trong những đức tính đáng quý của con
người Việt Nam.
Các giá trị văn hóa Việt Nam chứa đựng trong ca khúc còn thể hiện qua
những thủ pháp phát triển giai điệu bằng cách sử dụng sáng tạo chất liệu âm
nhạc dân tộc. Hát ru, một tập quán đẹp của dân tộc, có thể được ví như dòng
sữa mẹ thiêng liêng nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc. Giai điệu và lời ca những
bài hát ru biểu hiện rất rõ tính cách, tư tưởng, tình cảm của người mẹ, người
chị dành cho các em thơ. Đó là sự đằm thắm, nhẹ nhàng, nhẫn nại; là tình yêu
thương của con người với con người; tình yêu quê hương đất nước... Chính vì
lẽ đó, hát ru tạo ra các giá trị văn hóa, bồi đắp cho trẻ các thuộc tính tâm lý ổn
định, bền vững làm cơ sở của sự hình thành và hoàn thiện nhân cách như: ý
thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức; các chuẩn mực, luân lý; thực hiện nếp sống
lành mạnh, cao đẹp...
Qua việc học hát ca khúc, HS được tiếp nhận những thông điệp có tính
giáo dục cao, được bổ sung thêm những kiến thức về hát ru cũng như nét đặc
trưng về tính cách người Việt. Lời ca trong ca khúc cũng mang đậm giá trị
đạo đức từ muôn đời của con người Việt Nam, đó là sự gắn chặt, hòa quyện
giữa tình yêu gia đình với tình yêu tổ quốc.
Ca khúc Việt Nam còn gợi lại cho người nghe những câu chuyện cổ
tích, những truyền thuyết về sự hình thành nên quê hương, đất nước và điều
đó phản ánh sự phong phú về tâm hồn, sự thông minh trong tư duy và dũng
cảm trong đấu tranh của bao đời người Việt.
Vai trò giáo dục đạo đức trong các ca khúc thể hiện rõ qua nội dung
phản ánh tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam và tinh thần sẵn


19
sàng đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Thực tế lịch sử của đất nước đã chứng minh
được sự đóng góp lớn của âm nhạc nói chung, các ca khúc Việt Nam nói riêng
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khái niệm đạo đức của

con người Việt Nam hôm nay còn là niềm tin vào Đảng và ánh sáng của tư
tưởng Hồ Chí Minh. Một trong những sự khác biệt giữa ca khúc Việt Nam
với ca khúc ở các đất nước khác trên thế giới là chủ đề về lãnh tụ và Đảng.
Hàng trăm ca khúc thể hiện niềm tin yêu đối với Đảng và Bác Hồ đã tạo nên
sức lan tỏa mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, có vai trò giáo
dục đạo đức cách mạng vô cùng hiệu quả, khích lệ bao lớp thanh niên phát
huy nhiệt tình sức trẻ, năng động, sáng tạo và dũng cảm trong xây dựng, bảo
vệ tổ quốc.
1.2.2. Giáo dục lịch sử
Cùng với văn học, âm nhạc Việt Nam mà đặc biệt là thể loại ca khúc có
thể được xem là bộ sử sống động, phản ánh chân thực cuộc sống và sự nghiệp
chiến đấu giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước của nhân dân ta từ trước đến
nay. Xuất phát từ lòng yêu nước, những sự kiện lịch sử của dân tộc đã trở
thành nguồn cảm hứng phong phú của các nhạc sĩ. Chẳng hạn, cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40) được gợi lại trong các ca khúc Người xưa
đâu tá, Hồn tử sĩ của Lưu Hữu Phước; không khí hào hùng, quyết tâm chống
giặc, hay những chiến tích và truyền thống anh hùng lịch sử trong Bạch Đằng
giang, Hội nghị Diên Hồng - Lưu Hữu Phước, Trên sông Bạch Đằng - Hoàng
Quý, Gò Đống Đa - Văn Cao... đều là những bài học giáo dục lịch sử quý
báu. Từ đó, thông qua âm nhạc, người học không những được củng cố thêm
kiến thức lịch sử mà còn tiếp nhận lịch sử bằng xúc cảm nghệ thuật, nâng cao
hơn tính bền vững của khả năng ghi nhớ.
Từ khi cả nước bước vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, dòng ca khúc cách mạng đã trở thành vũ khí sắc bén, tinh tế
trong tuyên truyền, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại. Những địa danh


×