Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM 2014 moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 25 trang )

Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta, đã dành cho những khúc hát
dân ca quê hương một tình yêu lớn. Cả cuộc đời, Người sống cho nhân dân, cho
dân tộc, không gợn chút riêng tư, hành trang mà Người mang theo trước lúc ra đi
chỉ là ước nguyện bình dị: Mang theo âm hưởng câu hát dân ca vào cõi bất tử.
Người đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc, thấm thía rằng: Muốn yêu Tổ quốc
mình, càng yêu tha thiết những khúc hát dân ca (Lời Bác dặn trước lúc đi xa). Bởi
khúc dân ca là linh hồn, là nơi lắng đọng tình yêu, tinh hoa, bản sắc văn hoá dân
tộc. Nó là nguồn sữa tinh thần, bồi đắp và nuôi dưỡng tâm hồn con người. Trước
lúc đi xa, Người muốn thế hệ sau hãy yêu những câu hát dân ca, hãy trân trọng và
giữ gìn nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt.
Dân ca là một trong những loại hình văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt
Nam rất được nhân dân quan tâm và gìn giữ. Đối với giáo dục, các bài hát dân ca
cũng đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên, với
chương trình môn Âm nhạc bậc tiểu học, thì các bài hát dân ca đưa vào còn rất hạn
chế, do vậy sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu
rộng. Do sự hạn chế về hiểu biết dân ca vì vậy cần thiết phải đưa dân ca vào trường
học.
Mặt khác, sự xâm nhập tràn lan trào lưu âm nhạc mới cộng với các dòng
nhạc phục vụ nhu cầu giải trí, lại là những nguyên nhân khách quan trực tiếp tác
động làm cho học sinh không còn quan tâm đến dân ca Việt Nam. Ngay cả trong
gia đình, các em cũng thường xuyên nghe các bài hát mang tính giải trí, do vậy các
em còn thuộc các bài hát ấy nhanh hơn cả các bài học trên trường, trên lớp.
Là một giáo viên âm nhạc, tôi luôn trăn trở: Phải làm gì và làm như thế nào
để các em yêu thích và duy trì được phong trào ca hát dân ca trong trường tiểu học?
Từ những lý do trên, cùng với những kinh nghiệm thực tế của bản thân, nên tôi
Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 1




Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
chọn đề tài “Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân
ca” .
* Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: thông qua các tiết học Âm nhạc,
Nghệ thuật và Hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh Tiểu học học tốt những
bài hát dân ca.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu
học học tốt những bài hát dân ca ở trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 9 năm 2015.
- Thời gian áp dụng: từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016.
* Phương pháp nghiên cứu: quan sát, thống kê, nghiên cứu tài liệu, trắc
nghiệm, trực quan.

Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 2


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca

B. NỘI DUNG
I. Thực trạng:
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta có nhiều thay đổi đáng kể. Kinh tế phát
triển kéo theo sự phát triển của văn hoá, xã hội… bên cạnh những giá trị tích cực
do nền kinh tế thị trường mang lại, thì những hạn chế, tiêu cực vẫn tồn tại và len lỏi
mọi ngóc nghách của đời sống. Tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức ở một số bộ
phận thanh, thiếu niên đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Bên cạnh đó, hầu
hết con trẻ hiện nay gần như quên hẳn các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca

vốn rất phong phú và đa dạng, mà ông cha ta đã để lại.
Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là đưa dân ca trở thành một trong những
nội dung giáo dục trong nhà trường sẽ giúp cho lớp trẻ hôm nay nhận ra được
những giá trị tinh thần vô cùng to lớn kết tinh trong các làn điệu dân ca. Từ chỗ
hiểu được các giá trị, các em sẽ biết trân trọng, yêu quý những làn điệu dân ca này
và có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn những di sản tinh thần to lớn đó.
Đối với trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, là một ngôi trường ở huyện
miền núi thuộc vùng Tây nguyên, học sinh có điều kiện tiếp cận với không gian văn
hóa cồng chiêng tây nguyên và dân ca Tây Nguyên chủ yếu là của tộc người Banar.
Ngoài vốn dân ca bản địa, để giúp học sinh hiểu và yêu thích các làn điệu dân ca
của các vùng miền khác là một vấn đề cần suy nghĩ.
Để tìm hiểu khả năng hát và hiểu biết về dân ca của học sinh, tôi tiến hành
khảo sát ở đầu mỗi tiết học âm nhạc (đối với tiết học tự chọn), tôi tiến hành khảo
sát vốn kiến thức dân ca của các em về các vấn đề cụ thể như: Kể tên các bài hát
dân ca Bắc Bộ, Nam Bộ, Miền Trung và Tây nguyên mà em biết?
Qua kết quả khảo sát cụ thể cho thấy, vì:
- Những bài hát dân ca mang tính chất khó hát, học sinh tiểu học chưa biết nhiều và
chưa phân biệt được những nét đặc trưng về dân ca của các vùng, miền nên còn rất
Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 3


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
nhiều hạn chế.
- Các em chưa chú ý, chưa yêu thích hát dân ca, dẫn đến việc các em chưa có được
vốn kiến thức phong phú về dân ca, đôi khi ngay cả những bài dân ca trong chương
trình học các em còn quên, đặc biệt là đối với học sinh khối 1, 2, 3.
* Nguyên nhân:
Sở dĩ, hiện tượng lớp trẻ đang có xu hướng lãng quên các trò chơi dân gian,

các làn điệu dân ca vì các em tiếp xúc nhiều với các luồng văn hóa ngoại lai, nhất là
luồng văn hóa Phương Tây. Thực tế cho thấy, đa phần lớp trẻ ngày nay thích nghe
và thích hát những bài hát trẻ trung, sôi động hơn là thưởng thức những làn điệu
dân ca, thậm chí không mấy mặn mà với các bài hát dân ca và còn có quan niệm
rằng: nghe dân ca là không sành điệu, lỗi thời…
Trong chương trình âm nhạc tiểu học, các em cũng chỉ biết đến một vài bài
dân ca; ở mỗi lớp học, các em chỉ được biết thêm 2 bài hát dân ca được giới thiệu
ngắn gọn, vắn tắt, đơn giản mà các em chỉ có thể nhớ như nhớ một kiến thức cơ
bản chứ các em chưa có được một niềm yêu thích và một vốn kiến thức thật sự sâu
sắc với dân ca.
Về cơ sở vật chất, phòng học chuyên biệt giành cho bộ môn âm nhạc chưa có
nên học sinh chưa được tiếp cận một cách thường xuyên, học sinh chỉ được nghe và
tập hát theo giáo viên còn phần nhìn - là phần quan trọng để giúp học sinh khắc sâu
- thì rất hạn chế.
Mặt khác, âm nhạc là môn học mới được đưa vào cách đây không lâu nên
việc giữ gìn và phát huy vốn dân ca trong trường tiểu học chưa thật sự được chú
trọng, học sinh chưa có điều kiện để được thưởng thức, được tìm hiểu sâu sắc để
tăng cường niềm đam mê, yêu thích vốn hiểu biết về nhiều bài dân ca khác nhau.
Về cá nhân tôi cũng như nhà trường, thì chưa có nhiều cơ hội để tổ chức các
hoạt động nhằm tuyên truyền, khuyến khích phong trào ca hát dân ca cho học sinh
Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 4


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
trong trường. Từ đó, dẫn đến các em chưa có hứng thú với những bài hát dân ca và
thiếu vốn kiến thức về dân ca.
II. Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân
ca:

Để khơi dậy niềm yêu thích, hiểu biết và nhận biết được tầm quan trọng của
việc học dân ca cho học sinh, tôi đưa ra từng giải pháp cụ thể như sau:
1. Đổi mới phương pháp dạy và học hát dân ca:
1.1. Kích thích sự chú ý, hiểu biết và niềm yêu thích hát dân ca của học sinh.
Biện pháp này, tôi tiến hành tổ chức lồng ghép trong các tiết học “Bài hát do
địa phượng tự chọn”, hoạt động “Nghe nhạc”, hoạt động NGLL và những tiết nghệ
thuật đối với các lớp 2 buổi/ngày khối lớp 3, 4, 5. Còn đối với HS khối lớp 1, 2 tôi
lồng ghép trong các hoạt động “Nghe nhạc” và hoạt động NGLL.
* Ví dụ: Tiết dạy Nghệ thuật lớp 4: Giới thiệu về dân ca các vùng miền
** Giới thiệu sơ lược về dân ca:
Để củng cố lại khái niệm về dân ca, đầu tiên tôi yêu cầu HS trình bày lại một
bài hát dân ca trong chương trình đã học (Bài Cò lả đối với khối 4, bài Bắc kim
thang đối với khối 3…)

Người thực hiện: Lê Huy Ích

CÒ LẢ

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 5


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca

Sau đó, tôi đặt câu hỏi: Bài hát thuộc dân ca miền nào? Yêu cầu học sinh
nhắc lại các kiến thức về dân ca đã biết.
Dân ca là gì? là những bài hát không phải do một nhạc sĩ nào sáng tác, mà nó
được người dân tự hát lên trong quá trình lao động sản xuất hoặc trong các sinh
hoạt văn hóa, văn nghệ. Sau đó, các bài hát ấy được truyền miệng qua từng thế hệ
và trở thành các bài hát đặc trưng riêng của từng vùng, từng miền khác nhau, dân
ca bắt nguồn từ những câu ca dao, những điệu lý, câu hò quen thuộc…Các bài dân

ca được gọt giũa, sàn lọc qua nhiều năm tháng nên có sức sống bền vững cùng với
thời gian.
Dân ca của mỗi nước, mỗi dân tộc hay của mỗi vùng, mỗi miền đều có âm
điệu phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống, hoàn
cảnh địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ (ví dụ: dân ca các dân tộc Tây Nguyên khác với
dân ca các dân tộc miền núi Phía Bắc, dân ca đồng bằng Bắc Bộ dễ phân biệt với
dân ca Nam Bộ,…). Nhiều bài dân ca đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao và có sức
hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu rộng.
Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 6


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hóa lâu đời, do đó dân
ca Việt Nam thật phong phú, đa dạng. Kho tàng dân ca Việt Nam bao gồm nhiều
vùng miền, nhiều thể loại: Dân ca quan họ Bắc Ninh, hát Xoan ở Phú Thọ, hát Ví,
hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc bộ,…Ở Trung bộ có Hò Huế, Lí Huế, hát Sắc
bùa…Ở Nam bộ có các điệu Lí, điệu Hò, nói thơ…Dân ca của các tộc người miền
núi phía Bắc (đồng bào Thái, H’mông, Mường…), dân ca của các tộc người Tây
Nguyên (Gia-Rai, Ê-đê, Ba-Na, Xơ-đăng…) đều có bản sắc riêng.
** Hướng dẫn học sinh cách nhận biết đơn giản các vùng dân ca:
* Dân ca Bắc Bộ:
Đầu tiên cho học sinh nghe một bài dân ca, sau đó cho học sinh nhận biết tên
bài và xuất xứ của bài dân ca (bài dân ca ngoài chương trình).
Giáo viên cho học sinh nghe bài dân ca: Lý Cây Đa (Dân ca Bắc Bộ).
LÝ CÂY ĐA
Dân ca Bắc bộ

Sau khi cho học sinh nghe xong, giáo viên hỏi các em về xuất xứ của bài hát.

Giáo viên đưa ra 3 đáp án và cho học sinh chọn một trong 3 đáp án trên:
Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 7


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
A. Dân ca Bắc Bộ.

B. Dân ca Nam Bộ.

C. Dân ca Trung Bộ.

Và kết quả thu được chỉ có rất ít HS biết được bài hát thuộc dân ca Bắc Bộ.
Điều đó chứng tỏ một điều, các em chưa nhận biết tốt một bài dân ca hoặc cũng
chưa biết đến bài dân ca này, mặc dù qua lời ca của bài dân ca có những ngôn từ rất
đặc trưng của vùng Bắc Bộ: ai xui, rằng tôi lới, ối a, tính tang…
Qua đó, giáo viên hướng dẫn cho các em cách nhận biết một bài dân ca:
Đầu tiên ta có thể dựa vào ngôn từ, lời ca của từng bài hát, ở Bắc Bộ có các từ như:
í a, ì a, tính tang, tính tình, cô mình rằng, í ì i, ố mấy, tang tình,…
Qua những gợi ý đó giáo viên đưa ra một số bài hát khác, cho học sinh nghe
và tập nhận biết dân ca của vùng Bắc Bộ (Trống Cơm…)

* Dân ca Nam Bộ:
Tiếp theo tôi cho các em nghe một bài dân ca khác: Bài Lí kéo chài
Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 8



Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca

Sau khi nghe hát, giáo viên cho các em nhận biết xem đó là bài Dân ca vùng
nào? Dựa vào các ngôn từ đặc trưng như: Hò ơi, khoan hỡi khoan hò, ơ hò ơ hò là
hò ơi…giáo viên hướng dẫn cụ thể cách nhận biết. Từ đó, các em có thể phát hiện
ra đó là dân ca Nam Bộ.
Qua những gợi ý đó giáo viên đưa ra một số bài hát khác, cho học sinh nghe
và tập nhận biết dân ca của miền Nam (Lý cây bông…)

Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 9


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca

Sau khi các em đã biết cách nhận biết 2 vùng dân ca đơn giản, tôi giao nhiệm
vụ cho các em theo nhóm: Mỗi nhóm 4 em phải tìm và hát được 2 bài dân ca khác
nhau của 2 miền.
* Dân ca Miền Trung:
Về phần Dân ca miền Trung, học sinh có thể khó nhận biết hơn vì nó có
nhiều thể loại và nhiều dạng, trong đó có các bài đặc trưng như: Đi cấy, Lý con
sáo, Hò ba lí,…
Giáo viên gợi ý cho học sinh các từ ngữ đặc trưng dễ nhận biết của Miền
Trung: chừ, răng, rứa, chi,…và các từ đệm như: ố tang, tình tang, la hố, khoan hố
khoan, ý rằng, tà là, í a bằng răng… Từ đó, học sinh có thể tự nhận biết được các
bài dân ca miền trung một cách dễ dàng hơn.
Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 10



Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca

Qua những gợi ý đó giáo viên đưa ra một số bài hát khác, cho học sinh nghe
và tập nhận biết dân ca của miền Trung (Đi cấy…)

* Dân ca Tây nguyên:

Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 11


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
Dân ca và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được thế giới công nhận là
một giá trị văn hóa phi vật thể của thế giới, chứng tỏ bản sắc rất độc đáo của nền
văn hóa Tây Nguyên. Giáo viên cho các em nghe 1 bài Dân ca Tây Nguyên (Đi cắt
lúa)
Giáo viên hướng dẫn cụ thể cho học sinh nắm được, có một điều đặc biệt
khác với các làn điệu dân ca khác. Đối với dân ca Tây nguyên, đó là có một nền âm
nhạc rất đặc trưng, chỉ cần nghe qua thì có thể nhận biết được đó là dân ca Tây
nguyên, bởi trong âm nhạc có tiếng Cồng, Chiêng, tiếng đàn Trưng, cùng với đó là
những từ đệm như: ê ê, hê hê…dựa vào những đặc điểm đó, giáo viên giúp học
sinh có thể nhận biết được một cách dễ dàng.
Qua những gợi ý đó giáo viên đưa ra một số bài hát khác, cho học sinh nghe
và tập nhận biết dân ca của Tây Nguyên (Ru em…)

Người thực hiện: Lê Huy Ích


Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 12


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca

Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bài dân ca Tây Nguyên đã
được học trong chương trình và sưu tầm các bài dân ca Tây Nguyên mà em biết.
Khi đã hiểu về dân ca và nhận biết những nét đặc trưng riêng của dân ca các vùng
miền sẽ kích thích học sinh tìm tòi, khám phá và yêu thích hát dân ca .
*Lưu ý: Điều đặc biệt cần trong biện pháp này là khi có ý định cho nghe một
bài dân ca gì của vùng nào thì giáo viên cũng đều phải lên kế hoạch trước, phải có
những lời giới thiệu về xuất xứ và nền văn hóa của vùng đó. Giúp học sinh hiểu

Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 13


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
được nguồn gốc của dân ca để các em yêu thích hát dân ca và trân trọng các giá
trị văn hóa lâu đời của cha ông ta để lại, biết gìn giữ vốn tinh hoa của dân tộc.
Và giáo viên cũng phải thường xuyên trau dồi, bồi dưỡng kiến thức về dân
ca, thu thập nhiều các bài hát dân ca các vùng miền để hát cho học sinh nghe.
Các bài dân ca (qua đĩa nhạc hoặc do chính giáo viên trình bày) có thể lồng
ghép vào trong các tiết học Âm nhạc, Nghệ thuật để cho học sinh thường xuyên có
điều kiện phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
1.2. Tổ chức lồng ghép cho HS xem video các bài hát dân ca thông qua
các tiết có dùng máy chiếu.
Chuẩn bị video các chương trình biểu diễn các bài hát dân ca.
GV tổ chức 2 hoạt động chính :

+ Hoạt động 1 : Xem và nhận xét các bài dân ca
- Cho học sinh xem các bài hát dân ca ở các vùng miền: Bắc Bộ (Trống Cơm
hoặc Cò lả… ), Nam Bộ (Lý cây bông,...), Nam Trung Bộ (Hò ba lí,…) Tây
Nguyên (Đi cắt lúa, Ru em, Bạn ơi lắng nghe,…),…
- Sau khi cho học sinh xem xong một bài hát tôi đặt các câu hỏi tìm hiểu:
Bài hát là dân ca của vùng nào? Vì sao em biết?
Em thấy bài hát được biểu diễn phụ họa như thế nào (đơn giản, phức tạp hay
hoành tráng? Phụ họa theo đặc trưng vùng miền hay theo chủ đề …?)
- Khi xem mỗi bài hát dân ca của vùng nào thì tôi cũng giới thiệu sơ qua cho
các em hiểu thêm về cuộc sống lao động, sinh hoạt và các trang phục đặc trưng và
các nền văn hóa, phong tục riêng của người dân ở vùng đó. Nhằm giúp các em có
thêm vốn hiểu biết về văn hóa của các vùng miền.
+ Hoạt động 2 : Tập biểu diễn theo một vài động tác phụ họa của các bài hát

Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 14


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
- Sau khi các em đã tìm hiểu về phong cách biểu diễn của các đĩa mẫu tôi hỏi
các em xem em thích động tác biểu diễn phụ họa của bài nào nhất? Sau đó tôi cho
các em có thể biểu diễn theo các động tác của bài đó. Rồi tiến hành biểu diễn thi
đua theo các nhóm.
- Tuy nhiên tôi cũng khuyến khích các em có thể biểu diễn một bài hát mình
thích theo cách riêng của mình và khi nhận thấy có em nào biểu diễn tốt tôi chọn
em đó đứng lên để hướng dẫn cho cả lớp làm lại theo mình…
Biện pháp này giúp học sinh tiếp nhận các bài dân ca ở mức độ trọn vẹn
nhất, phát huy được khả năng cảm nhận tốt nhất về dân ca cho các em.
Giúp các em học hỏi thêm về phong cách, động tác biểu diễn các bài dân ca.

Giáo dục được các em tính mạnh dạn tự tin và tích cực trong biểu diễn .
* Đối với học sinh khối lớp 1, 2, 3 các em còn hơi rụt rè và chưa thật sự mạnh
dạn, nên giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho các em một vài động tác biểu diễn phụ
họa đơn giản để các em có thể dựa vào đó để sáng tạo thêm cho bài biểu diễn của
mình.
1.3. Đặt lời ca mới cho giai điệu bài hát.
* Ngoài việc cho học sinh học thuộc lời ca và sáng tạo động tác phụ họa cho
bài hát dân ca, tôi còn cho học sinh tự sáng tác lời ca mới cho giai điệu của bài hát
đó. Đây là dạng bài tập rất hấp dẫn và còn giúp các em thêm sáng tạo, tư duy trong
việc học âm nhạc.
Để giúp học sinh làm bài tập này, tôi hướng dẫn các em việc đầu tiên là tìm
sắc thái của giai điệu (vui, buồn, tha thiết, sôi nổi…) và xác định nội dung, ý tưởng
lời ca sẽ đặt cho giai điệu. Cái cốt lõi và quan trọng ở đây không phải yêu cầu các
em phải sáng tác được mà là cho các em thấy một cách rõ ràng sự tương quan mật

Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 15


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
thiết giữa giai điệu và lời ca. Các em cảm nhận được âm thanh vang lên và biết thể
hiện chính xác âm thanh đó ra ngoài bằng lời ca.
Việc đặt lời ca mới cho giai điệu đối với học sinh khối 1, 2, 3 còn khá mơ hồ,
vì các em còn quá nhỏ, chưa thể tự hình dung sáng tác lời ca mới cho một bài hát,
vì vậy tôi sẽ hướng dẫn cho các em dùng những nguyên âm a, u, o…hoặc những
âm tượng thanh khác….ghép vào lời ca sao cho phù hợp với giai điệu của bài hát.
Còn đối với học sinh khối 4, 5 các em có thể sưu tầm hoặc tự sáng tác ra những lời
ca mới cho bài hát.
*Ví dụ 1: Đặt lời mới cho giai điệu của bài dân ca Thái: Xòe hoa (lớp 2)

XÒE HOA
Dân ca Thái

Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 16


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
* Lời mới:
VUI HÁT DÂN CA

*Ví dụ 2: Đặt lời mới cho giai điệu của bài dân ca Hrê: Hát mừng (Lớp 5)

* Lời mới:
Người thực hiện: Lê Huy Ích

MỪNG XUÂN
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 17


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca

Mùa

Ca

Quê

Múa


xuân

chào

đón

hương

hát

đến

chúng

minh

ca

rồi

ta

sắc

rộn

chúng

cùng


hoa



ta

tưng

pháo

chào

múa

hát

bừng

mừng

hoa

cùng

mừng.

2. Phối kết hợp với nhà trường tổ chức hội thi văn nghệ - Dân ca trong
nhà trường nhân các ngày lễ lớn.
Đầu tiên tôi chủ động tham mưu, xin ý kiến của Ban Giám Hiệu nhà trường,

phối hợp với các đoàn thể bàn bạc và lên kế hoạch cụ thể.
Chuẩn bị chu đáo để hội thi diễn ra với không khí thi đua sôi nổi và hào
hứng, tất cả các lớp đều có tiết mục tham gia phong phú,... Các tiết mục tham gia
đều có sự đầu tư về hình thức cũng như về chất lượng.
Qua hội thi tạo ra không khí thi đua hát múa dân ca trong toàn trường sôi nổi,
tác động lớn đến tình yêu dân ca của học sinh và toàn thể giáo viên trong trường,
qua đó cùng ngầm tạo điều điều kiện cho các em có sự tìm hiểu thêm về vốn văn
hóa xưa của các vùng miền thông qua sự diễn xuất phụ họa trên sân khấu của từng
tiết mục biểu biễn.
Tổ chức hội thi trong trường còn là dịp để giáo viên đánh giá quá trình học
tập của học sinh và cũng là dịp để giáo viên xem lại kết quả giảng dạy của mình.

Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 18


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
Đồng thời cũng tạo điều kiện cho người giáo viên âm nhạc rèn luyện khả năng tổ
chức của mình.
Giáo dục học sinh tính mạnh dạn tự tin trên sân khấu, tạo điều kiện cho học
sinh có cơ hội tiếp xúc với một chương trình biểu diễn với qui mô rộng hơn.

*

Bên cạnh các biện pháp đã nêu trên, thì việc tuyên truyền các bài dân ca

đến với học sinh toàn trường thông qua các buổi sinh hoạt chủ điểm, hoặc sinh
hoạt đầu tuần cũng là việc không kém phần quan trọng, vì đây cũng là dịp tốt nhất
để cho học sinh cả trường cùng có cơ hội để thưởng thức các bài dân ca.

- Biện pháp cho toàn trường cùng nghe hát dân ca tạo điều kiện cho tất cả
giáo viên và học sinh được nghe nhiều về dân ca các vùng miền. Làm tăng cường
niềm yêu thích và hiểu biết dân ca cho giáo viên, học sinh toàn trường.
- Hình thành thói quen thích nghe dân ca của học sinh và giáo viên. Mặt khác
còn tạo hứng thú cho học sinh luyện hát dân ca. Phát triển môi trường dân ca trong
trường học .
- Giáo dục các em tuyên truyền dân ca qua chương trình phát thanh măng
non, góp phần giữ gìn những nền văn hóa bất hủ của dân tộc.
III. Kết quả:
1. Kết quả đạt được:
Với những giải pháp trên, đã:
- Giúp học sinh yêu thích hát dân ca, giáo dục tình yêu quê hương đất nước,
niềm tự hào dân tộc qua những bài hát dân ca đậm đà bản sắc Việt.
- Góp phần gìn giữ và phát huy nền văn hóa phi vật thể của dân tộc.
- Tuyên truyền sâu rộng dân ca đến tất cả học sinh và quần chúng nhân dân.
- Góp phần đào tạo những hạt giống dân ca cho đất nước.
- Góp phần giúp các cơ quan truyền thông truyền bá rộng rãi và có hiệu quả
Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 19


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
nền văn hóa phi vật thể của dân tộc.
* Trước khi áp dụng :
- Có khoảng 15% học sinh hát tốt và biết được trên 10 bài dân ca
- Có khoảng 50% học sinh biết trên 5 bài dân ca
- Có khoảng 35% học sinh chưa biết đến 1 bài dân ca
* Sau khi áp dụng :
- Có khoảng 35 % học sinh hát tốt và biết được trên 10 bài dân ca

- Có khoảng 60% học sinh biết trên 5 bài dân ca
- Có khoảng 5% học sinh chưa biết đến 1 bài dân ca
Rất nhiều các em học sinh của trường giờ đây đã yêu thích hát dân ca và có
được vốn kiến thức về dân ca rất phong phú, đủ thể loại, các em đã biết tự tìm tòi
thêm nhiều bài dân ca ngoài chương trình học, biết mạnh dạn để thể hiện tốt các
động tác biểu diễn phụ họa, đúng sắc thái rất nhiều bài dân ca của các vùng, miền.
Và hơn hết giờ đây các em đã có được một sự hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc dân
ca, có được niềm yêu thích thật sự và một thói quen thích được nghe, được xem và
được hát dân ca.
2. Khả năng áp dụng, triển khai kết quả của sáng kiến:
Trong năm học 2015 – 2016, bản thân tôi đã vận dụng một số giải pháp giúp
học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca và bồi dưỡng vốn dân ca cho các em
như đã trình bày ở trên tại đơn vị trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, đã mang
lại một kết quả nhất định và có thể ứng dụng đối với những giáo viên giảng dạy âm
nhạc trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện và trên mọi miền đất nước.

Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 20


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca

C. KẾT LUẬN
Dân ca là vốn quí vô giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại, dân ca là hơi
thở của dân tộc, lưu giữ và bảo vệ dân ca là bảo vệ dòng máu chảy trong cơ thể của
mỗi chúng ta. Dân ca là một bức tranh phong phú, đa dạng về màu sắc, mỗi địa
phương đều có những nét đặc trưng riêng, thể hiện phong tục, ngôn ngữ, giọng nói
của từng vùng quê của Tổ Quốc. Vì vậy dù là dân ca của bất cứ vùng nào trên đất
nước Việt Nam cũng đều đáng trân trọng và cần được gìn giữ, bởi đó là tài sản tinh

thần vô giá nhất, là những tinh hoa của dân tộc được chắt lọc qua nhiều thế hệ.
Với học sinh tiểu học, là thế hệ tương lai của đất nước, để các em vẫn luôn
tiếp thu được các nền văn hóa thế giới mà không quên mất những tinh hoa văn hóa
của dân tộc thì ngay từ khi còn nhỏ các em đã phải có được vốn hiểu biết, và phải
có được một tình yêu thật sự với dân ca. Vì vậy bồi dưỡng và phát huy vốn dân ca
cho học sinh tiểu học luôn là tiền đề đầu tiên trong việc giữ gìn tinh hoa văn hóa
dân tộc. Như lời dặn dò cuối cùng của Người trước lúc ra đi: “…rằng đã yêu Tổ
Quốc mình, càng yêu tha thiết những khúc hát Dân ca”.
Qua kinh nghiệm khơi dậy niềm yêu thích hát dân ca và bồi dưỡng kiến thức
dân ca cho học sinh tiểu học cùng với thực tế giảng dạy Âm nhạc của bản thân, tôi
nhận thấy rằng: Để học sinh yêu thích hát dân ca thì giáo viên cần thực hiện tốt các
yêu cầu sau:
- Giáo viên phải luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi, bồi dưỡng vốn kiến thức
của mình về các bài hát dân ca. Tìm hiểu nguồn gốc, và các thể loại dân ca, các giá
trị văn hóa của dân tộc.
- Phải rèn luyện kỹ năng thể hiện tốt các bài dân ca, sưu tầm các đĩa nhạc dân
ca của các vùng miền, các dân tộc.
- Phải nắm được chuẩn kiến thức kỹ năng của từng tiết học để có thể xem xét
và lồng ghép một cách linh hoạt các hoạt động bồi dưỡng vốn dân ca sao cho phù
Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 21


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
hợp mà vẫn đảm bảo được nội dung tiết dạy.
- Phải nắm được khả năng âm nhạc của học sinh. Có kế hoạch chương trình
cụ thể cho các hoạt động, các biện pháp của mình.
Để đạt được hiệu quả cao nhất trong khi tiến hành các hoạt động thì phải biết
tham mưu và phối kết hợp với Ban Giám hiệu cũng như các Đoàn thể trong nhà

trường khi tổ chức thực hiện.
* Dân ca là một dòng nhạc rất khó hát vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có
kỹ năng giảng dạy cho học sinh để học sinh không cảm thấy nản chí. Không ép
buộc hay áp đặt học sinh, mà phải tạo cho học sinh cảm thấy hứng thú, tích cực,
yêu thích thật sự với dân ca. Giáo dục cho học sinh biết tự hào về tinh hoa dân tộc,
biết cảm nhận được cái hay, cái đặc sắc của mỗi bài dân ca.
* Đề xuất, kiến nghị:
Để dân ca thực sự đi vào đời sống tinh thần của học sinh trong nhà trường tôi
có một vài đề xuất với các ban ngành như sau:
- Quan tâm và tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho môn Âm nhạc trong
trường tiểu học: Phòng học chức năng đầy đủ thiết bị nghe nhìn và các loại nhạc cụ
cần thiết của môn học.
- Đưa kế hoạch bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh vào chương trình giảng
day phân môn Âm nhạc Tiểu học.
- Các Ban, ngành nên tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi hát múa dân ca
không chỉ với học sinh mà cả với giáo viên trong toàn ngành.
- Đưa câu lạc bộ dân ca vào trường học.
* Trên đây là một vài kinh nghiệm về việc giúp học sinh Tiểu học, học tốt những
bài hát dân ca và bồi dưỡng thêm vốn dân ca cho các em mà tôi đã thực nghiệm
trong các năm qua. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến trao đổi, đóng góp
Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 22


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
khác nhau của các đồng nghiệp để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất trong công
tác bảo tồn và phát huy vốn dân ca ở các trường phổ thông của huyện nhà nói riêng
và trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của cả đất nước nói
chung.

KôngChro, ngày 15 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện

Lê Huy Ích

Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 23


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài hát lớp 1, 2, 3; SGK âm nhạc lớp 4, 5. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
(Năm 2012).
2. Tác giả Lê Minh Châu - Hỏi và đáp về phương pháp giáo dục âm nhạc trong
trường Tiểu học. Nhà xuất bản Hà Nội (Năm 2009).
3. Hoàng Long (Chủ biên) - Sách giáo viên âm nhạc. Nhà xuất bản Giáo dục
(Năm 2005).
4. Các tài liệu về dân ca và các bài hát dân ca liên quan.

Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 24


Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài hát dân ca
MỤC LỤC
Mục
A
B

I
II
1
2
III
1
2
C
D

Nội dung
Đặt vấn đề
Nội dung
Thực trạng
Một vài giải pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt những bài
hát dân ca
Đổi mới phương pháp dạy và học hát dân ca
Phối kết hợp với nhà trường tổ chức hội thi văn nghệ - Dân
ca trong nhà trường nhân các ngày lễ lớn
Kết quả
Kết quả đạt được
Khả năng áp dụng, triển khai kết quả của sáng kiến
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

Người thực hiện: Lê Huy Ích

Trang
1
3

3
5
5
18
19
19
20
21
24

Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×