Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hưng lộc ngày 1 tháng 6 năm 2008
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên: Phạm Thị Lan năm sinh 1962
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường tiểu học Hưng Lộc
Tên nội dung sáng kiến: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
tiểu học
1/ Xuất xứ
Năm học 2008 -2009 là năm học đầu ngành giáo dục đào tạo thực hiện
cuộc vân đông “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, xây dựng cảnh
quan sư phạm xanh sạch dẹp Đã được đông đảo CBGVCNV và học sinh tham
gia.Muốn thực hiện tốt được công tác này trước hết phải giáo dục cho học sinh có
ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong
giai đoạn hiện nay là một việc làm bức thiết hay nói cách khác môi trường hiện nay
đang kêu cứu. Bởi trong những năm gần đây tình trạng nóng dần lên của trái đất,
do những tác động của con người vào môi trường làm cho môi trường trên thế giới
nói chung và môi trường Việt nam nói riêng đang bị hủy hoại nghiêm trọng.Theo
thống kê mới nhất tỉnh Đồng Nai của chúng ta chất thải công nghiệp phát sinh trên
toàn tỉnh là 861000 tấn trong đó có 132 tấn chất thải nguy hại, sông Thị vải bị ô
nhiễm nặng bởi chất thải của công ty vedan, sông Đồng Nai là con sông bị ô nhiễm
nhất Việt Nam…môi trường hiện nay là vấn đề mà mọi người hết sức quan tâm.
Thực tế, trường tiểu học Hưng Lộc còn nhiều giáo viên xem nhẹ và thờ ơ với
công tác giáo dục và thực hành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh chỉ giáo dục
qua các bài học chính khóa nên việc chấp hành ý thức bảo vệ môi trường của học
sinh còn nhiều hạn chế, trường lớp chưa đựợc xanh sạch đẹp rác thải còn xả bừa
bãi, chưa có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cảnh,cây xanh, cây bóng mát. Trước
thực trạng đó việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh giai đoạn hiện
là việc làm hết sức cần thiết và đây cũng chính là lý do tôi thực hiện đề tài.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành tiến tới ổn định tương đối về tâm
lý, tính cách. Tuy nhiên các em học sinh tiểu học còn nặng về nhận thức cảm tính,
tư duy cụ thể, Các em còn thiếu những tiền đề, kinh nghiệm để hiểu biết những
khái niệm trìu tượng, Đối với các em, cách giáo dục phải bằng những hình ảnh cụ
thể và việc làm cụ thể thì các em hiểu rõ được thực trạng ô nhiễm của môi trường
hiện nay, mà hình ảnh gần gũi với các em nhất đó là môi trường nơi các em đang
học tập và môi trường ở nông thôn nơi các em đang sinh sống.
Tôi đã xây dựng nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em bằng
những việc làm cụ thể xuyên suốt năm học bằng các bài học chính khoá và những
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm giáo dục cho các em nhận thấy tầm
quan trọng của môi trường thiên nhiên với cuộc sống hàng ngày,từ đó đưa ra các
hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi của các em góp phần vào việc bảo vệ môi
trường.
Đối với các bài chính khoá, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo trong
việc cung cấp những kiến thức về môi trường và cho học sinh liên hệ thực tế phù
hợp với bài học, rèn cho học sinh những thói quen tốt về công tác bảo vệ môi
trường từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhất như
biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, không xả rác ra lớp… Đối với hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp tôi đã xây dựng nội dung các chuyên đề như sau:
1/ Thế giới sự sống quanh em
2/ Chúng em cùng nhau bảo vệ môi trường
3/ Môi trường thiên nhiên đối với sức khỏe của các em
4/ Lợi ích của một số loài động vật và thực vật đối với môi trường
5/ Rác và ảnh hưởng của rác đến con người
6/ Nước và thế giới sinh vật
7/ Con người và môi trường
Tôi phối hợp với đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các lực lượng giáo
dục, thư viện xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tuyên truyền qua chương trình
phát thanh măng non. Giới thiệu các loại sách môi trường để các em đọc và giới
thiệu cho nhiều bạn cùng đọc. Hàng tuần vào các tiết chào cờ tôi dùng phương
pháp thuyết trình giới thiệu nội dung chuyên đề mà mình đã xây dựng để chuyển
tải tới các em . Sau phần thuyết trình là phần thực hành và liên hệ thực tế, hầu hết
các em đều rút ra được bài học và liên hệ bản thân.
Thí dụ chuyên đề: chúng em cùng nhau bảo vệ môi trường nội dung thuyết
trình nêu lên một số ảnh hưởng của môi trường ( tốt, xấu) đến cuộc sống của con
người. Những hậu quả mà con người phải gánh chịu khi môi trường xung quanh bị
phá hủy như hiện tượng sóng thần, mưa lũ, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không
khí… từ đó học sinh nêu lên những hành động thiết thực cụ thể mà các em có thể
làm để góp phần vào việc bảo vệ môi trường
Ngoài ra tham gia lao động công ích như quét dọn vệ sinh sân trường lớp
học trồng thảm hoa, thảm cỏ, chăm sóc cây xanh, trang trí lớp học để tạo môi
trường thân thiện. cùng với thầy cô và cộng đồng vệ sinh đường làng ngõ xóm vào
ngày dân vận 14 tháng 10 hàng năm.
2/ Hiệu quả :
Kết quả lớn nhất của nhà trường chúng tôi đó là toàn thể CB GV- CNV và
các em học sinh ý thức được tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với
đời sống con người , đối với các em học sinh các em đều có ý thức bảo vệ môi
trường cũng là bảo vệ sức khỏe của mọi người nên trong năm học vừa qua, kế
hoạch xanh sạch đẹp của trường được 100% CBGV và các em học sinh nhiệt tình
hưởng ứng và đăng kí thực hiện. hầu hết các em đều giữ gìn vệ sinh sân trường lớp
học bỏ rác đúng nơi quy định, nhà vệ sinh luôn luôn sạch sẽ, trang trí xanh hóa ở
các lớp học vì vậy tất cả các lớp đều đẹp và thoáng mát. Trong năm học sở giáo
dục về kiểm tra và công nhận là trường xanh sạch dẹp caáp tænh
3/ Bài học kinh nghiệm:
Học sinh tiểu học là lứa tuổi hiếu động dễ nhớ lại hay quên nên việc giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học là việc làm liên tục thường
xuyên và lâu dài. Nhưng trước hết đội ngũ giáo viên phải có lòng nhiệt tình và phải
gương mẫu đầu tầu trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường để cho các em học
sinh noi theo. Và phải tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng dễ lôi
cuốn các em tham gia và tham gia với tinh thần tự nguyện . Nếu chúng ta thực hiện
tốt thì chất lượng giáo dục sẽ ngày một nâng cao. Đặc biệt vai trò của người hiệu
trưởng phải đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện kế hoạch và muốn đạt hiệu quả cao thì người quản lí phải biết phối hợp các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để cùng tham gia và hỗ trợ
Đây là tóm tắt đề tài mà chúng tôi đã thực hiện ở trường và đã có hiệu quả.
Kính mong lãnh đạo quan tâm chỉ đạo chặt chẽ và hỗ trợ cho trường kịp thời để
năm học 2009 – 2010 trường đạt được nhiều thành tích cao trong giáo dục.
Người viết
Nhận xét của hội đồng sáng kiến
Phạm Thị Lan