Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Gốc của sự học là học làm người rabindranath tagore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.61 KB, 2 trang )

Gốc của sự học là học làm người
Rabindranath Tagore
Người đăng: Hà Hoàng - Ngày: 28/03/2018

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về ý kiến :“Gốc của sự học là học làm người” (Rabindranath
Tagore)

Bài làm
Học vấn là một con đường đầy gian nan vất vả nhưng nó chính là con đường ngắn nhất để
bạn đến với thành công. Con người ta học với nhiều mục đích có người học để hiểu, học
để kiếm tiền nhưng có những người học để mở mang đầu óc kiến thức để giao lưu với xã
hội. Thế nhưng có ai biết gốc của việc học là gì không? Bàn về cái sự học này
Rabindranath Tagore từng nhận định rằng :“Gốc của sự học là học làm người”
Ý kiến của Rabindranath Tagore là hoàn toàn đúng đắn và để hiểu trọn vẹn nghĩa của
nó bạn nên định nghĩa được “học” là gì? “Học” ở đây là quá trình tiếp thu kiến thức xã hội,
tự nhiên để hành động và nhận thức đúng đắn việc mình làm. Học là để làm đẹp cho bản
thân và cho xã hội. Việc học này có thể là học kiến thức trên sách vở nhưng cũng có thể là
học những điều tốt đẹp trong xã hội, từ những cách ứng xử của mỗi người. Thế nhưng dù
có với hình thức học nào, học ở đâu thì mục đích duy nhất đó chính là học để làm người.
Học để hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện con người mình với mục đích cao cả hơn là làm
đẹp cho cộng đồng và xã hội văn minh.
Vậy tại sao Rabindranath Tagore lại nói như thế? Học vấn là một quá trình vô cùng gian
nan và vất vả con người phải đánh đổi rất nhiều thời gian công sức vào nó. Và tất nhiên khi
bạn đã đánh đổi thì kết quả bạn nhân được cũng vô cùng ngọt ngào. Đó chính là những
của cải vật chất bạn làm ra cho xã hội và sự ngưỡng mộ của người khác dành cho bạn.
Thế nhưng, không phải vì thế mà bạn trở nên coi thường người khác coi mình là trung tâm
của vũ trụ.
Suy cho cùng thì học cũng chính là con đường ngắn nhất để đưa con người ta đến
với thành công. Và cũng chính là cách để con người có thể nhìn nhận giá trị bản thân
mình một cách đúng đắn. Nếu như việc bạn học thật giỏi nhưng không thể vận dụng kiến
thức vào thực tế cuộc sống không thể giúp ích cho cuộc đời thì học để làm gì? Học là việc


bạn thay đổi suy nghĩ hành vi nhận thức của mình về thế gian quan, nhân sinh quan. Để
bạn nhìn sự vật bằng hai mắt, nghe bằng hai tai và xử trí nó bằng một cái đầu tỉnh táo.
CHứ không phải để dùng kiến thức mình đạt được đi đàn áp và chèn ép những người kém
hơn mình.
Điều quan trọng nhất đối với một con người đó chính là nhân cách cũng như hành
động và cách suy nghĩ. Nếu bạn không thể nhận thức được việc mình làm là đúng hay sai
là có ích hay không thì mãi mãi bạn chỉ là kẻ bỏ đi mà thôi. Kiến thức lúc ấy hoàn toàn
không có chút giá trị nào cả. Xã hội chỉ thực sự cần những con người vừa có kiến thức vừa


có nhân cách chứ không dung nạp những kẻ dùng quyền lực để đàn áp lên quyền lợi của
đồng loại.
Vì thế nên việc quan trọng nhất đối với việc học đó chính là học để làm người. Học
để biết cái đúng cái sai. Biết mình nên làm gì cho phù hợp chứ không phải là học để gây
lợi ích cho bản thân. Một giọt nước chỉ khi hòa vào biển cả mới trở nên bất diệt còn không
sẽ bị bão hòa mà thôi. Cũng giống như con người, sống phải biết đến đồng loại đến cộng
đồng. Chúng ta vẫn thường thấy khẩu hiệu được treo ở cổng trường trong lần đầu tiên đến
trường “tiên học lễ, hậu học văn”. Bất kể trong giai đoạn nào, thời kì nào thì con người vẫn
cần đề cao đó là nhân cách. Chỉ có học làm người trước thì mới trở thành người có ích
được cho xã hội mà thôi. Còn nếu không thì bạn sẽ vĩnh viễn là kẻ bỏ đi, dư thừa trong xã
hội.
Câu nói của nhà văn Rabindranath Tagore có một sức sống mãnh liệt vời thời gian nó tổng
kết cho nhân loại hiểu rằng dù có là ai dù bạn có đứng ở đâu thì điều quan trọng nhất là
bạn phải có nhân cách có đạo đức. Nhân cách con người chính là cốt lõi quyết định tất
cả. Vì thế chúng ta muốn trở thành những người có ích cho xã hội thì trước tiên hãy trau
dồi cho mình một nhân cách một đạo đức cao đẹp. Bởi nó chính là nguồn cơn của mọi sự
thành công trong cuộc sống.
Học để làm người , học để hiểu và hành động đó chính là một trong những phương châm
cao đẹp mà xã hội hướng tới. Cho đến rất nhiều năm nữa thì câu nói này vẫn còn nguyên
giá trị như một cách nhắc nhớ nhẹ nhàng con người ta hướng đến sự hoàn thiện và tốt đẹp

hơn.



×