Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Cao Bá Quát cuộc đời và các thể loại thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.29 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN


MÔN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI III & IV

CAO BÁ QUÁT VÀ CÁC THỂ LOẠI THƠ
Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Thu Yến
Nhóm 9

1


2


MỤC LỤC
1.

2.

Cao Bá Quát – Cuộc đời và những giai thoại:..............................................................................................2
1.1.

Thân thế - Cuộc đời:...................................................................................................................................2

1.2.

Những giai thoại được lưu truyền:.............................................................................................................4

Thể thơ Cao Bá Quát: Thơ Tứ tuyệt - thơ Cổ phong...................................................................................6


2.1.

Cổ phong:....................................................................................................................................................6

2.2.

Thơ Đường luật:......................................................................................................................................10

3. Những giá trị nội dung và nghệ thuật mà thơ Cao Bá Quát mang lại:.......................................................13
3.1 Nội dung:.......................................................................................................................................................13
3.1.1 Thơ ông chứa đựng một nội dung hiện thực phong phú:.......................................................................13
3.1.2 Cao Bá Quát- một con người bản lĩnh, giàu nghị lực............................................................................13
3.1.3 Thơ ca Cao Bá Quát là nỗi niềm trăn trở về con đường mà người lữ khách cô độc sẽ đi....................14
3.1.4 Thơ Cao Bá Quát chứa đựng nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều tư tưởng tiến bộ:....................................15
3.2 Nghệ Thuật...................................................................................................................................................17
3.2.1 Phong cách nhà thơ................................................................................................................................17
3.2.2 Ngôn ngữ thơ:.........................................................................................................................................17
4.Kết luận:................................................................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO:...................................................................................................................................19
DANH SÁCH NHÓM............................................................................................................................................20

3


1. Cao Bá Quát – Cuộc đời và những giai thoại:
1.1.

Thân thế - Cuộc đời:

Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà

Nội.
Theo gia phả của dòng họ Cao ở Phú Thị: " Cao Bá Quát có tên tự là Mẫn Hiên, lúc sinh thời, ông
thường dùng các bút hiệu như: Chu Thần, Cao Chu Thần, Cúc Đường hoặc Cao Tử".
Ông nội Cao Bá Quát tên là Cao Huy Thiềm (1761-1821) sau đổi là Cao Danh Thự, một danh y nổi
tiếng trong vùng. Thân sinh Cao Bá Quát tên là Cao Huy Sâm (1784-1850) sau đổi là Cao Huy Tham,
cũng là một thầy thuốc giỏi. Cao Bá Quát là em song sinh với Cao Bá Đạt, và là chú của Cao Bá Nhạ.
Cao Bá Đạt và Cao Bá Nhạ đều là những nhà thơ ở thế kỉ 19, đặc biệt Cao Bá Đạt còn nổi tiếng là một
viên quan mẫn cán và thanh liêm. Sau khi Cao Bá Quát khởi binh chống nhà Nguyễn năm 1854 ở Mỹ
Lương rồi bị bắn chết tại trận (tháng 12 năm Giáp Ngọ - đầu năm 1855), ông đang tại chức cũng bị bắt
giải về kinh đô Huế. Dọc đường, ông làm một tờ trần tình rồi dùng dao đâm cổ tự vẫn.
Danh sĩ Nguyễn Văn Siêu có làm câu đối chữ Hán để truy điệu hai anh em ông (tức ông và Cao Bá
Quát) như sau:
Thương thay! Tài điệu tót vời, khó anh khó em, một cặp cùng sinh lại cùng thác;
Thôi nhĩ! Sự cơ đến vậy, đáng thương đáng ghét, nghìn năm dây xấu cũng dây thơm
Từ nhỏ, Quát đã thông minh sáng dạ, ăn nói đanh thép, điệu bộ hùng dũng, chí khí khác thường. Lên
năm tuổi, cha đã cho học chữ. Quát học đâu nhớ đấy, lại thêm chữ viết đẹp như rồng bay phượng múa
nên sớm nổi tiếng là thần đồng. Mười tuổi, Quát có tài nhả ngọc phun châu, đặt bút là thành thơ. Càng
lớn lên, Quát càng tỏ ra có khí phách ngang tàng, không chịu cúi đầu khuất phục cường quyền.
Năm Tân Tỵ (1821), ông thi khảo hạch ở trường thi tỉnh Bắc Ninh lúc đó mới 13 tuổi, nhưng thi
Hương (lần đầu) không đỗ.
Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng
bị Bộ Lễ kiếm cớ xếp xuống cuối bảng xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân.
Năm Nhâm Thìn (1832), Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội nhưng không đỗ. Sau đó, ông vào
kinh dự thi mấy lần nữa, nhưng lần nào cũng hỏng.
Năm 1841 đời vua Thiệu Trị, được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô
Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa
Thiên. Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ
lấy son hòa với muội đèn chữa lại. Việc bị phát giác, ông bị bắt giam vào ngục. Suốt thời gian dài bị
giam cầm, ông thường bị nhục hình tra tấn. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ
tội "trảm quyết" xuống tội "giảo giam hậu", tức được giam lại đợi lệnh.

Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, khoảng cuối năm Quý Mão (1843), Cao Bá Quát được triều đình
tạm tha, nhưng bị phát phối đi Đà Nẵng, chờ ngày đi "dương trình hiệu lực" (tức đi phục dịch để lấy
công chuộc tội).
Tháng 12 (âm lịch), ông theo Đào Trí Phú (trưởng đoàn) xuống tàu Phấn Bằng đi hiệu lực đến vùng
Giang Lưu Ba (Indonesia). Sau đó, Cao Bá Quát được phục chức ở bộ Lễ, nhưng chẳng bao lâu thì bị
4


thải về sống với vợ con ở Thăng Long.Thời gian này, những lúc thư nhàn, ông thường xướng họa với
các danh sĩ đất Thăng Long như Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Trần Văn Vi, Diệp Xuân Huyên...
Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào Huế (1847) làm ở Viện Hàm Lâm, lo
việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ.
Năm Canh Tuất (1850), do không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát đã bị đầy đi làm
giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ).
Giai đoạn chống nhà Nguyễn:
Khoảng cuối năm Canh Tuất (1850) đời vua Tự Đức, Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha và sau
đó xin ở lại nuôi mẹ già rồi xin thôi chức Giáo thụ ở phủ Quốc Oai.
Năm Giáp Dần 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất
sạch, đời sống người nhân dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước,
các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn... cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm
minh chủ chống lại nhà Nguyễn. Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công
Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình
đương thời.
Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại lộ. Trước tình thế
cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.
Buổi đầu ông cùng các thổ mục ở Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân đem lực lượng đánh
phá phủ Ứng Hòa, huyện Thanh Oai, huyện thành Tam Dương, phủ Quốc Oai, Yên Sơn...Tuy giành
được một số thắng lợi, nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung phản công thì quân khởi nghĩa
liên tiếp bị thất bại.
Tháng Chạp năm Giáp Dần (năm 1855), sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người

Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương, nay là tỉnh Hòa Bình), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ
Yên Sơn lần thứ hai ngày nay ( huyện Quốc Oai). Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên
Sơn (giáp Sài Sơn), thì Cao Bá Quát bị bắn chết tại trận. Hơn trăm quân khởi nghĩa bị chém chết và
khoảng 80 quân khác bị bắt (theo sử nhà Nguyễn).
Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao
khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông. Sự thật về cái chết của Cao Bá Quát cho đến nay
vẫn còn là một vấn đề nghi vấn cần làm sáng tỏ hơn
Sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa, triều đình ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao của ông. Anh trai song
sinh của ông là Cao Bá Đạt đang làm Tri huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, cũng phải chịu tội và bị
giải về kinh đô Huế. Dọc đường, Cao Bá Đạt làm một tờ trần tình gửi triều đình rồi dùng dao đâm cổ
tự vẫn.
Ngay sau khi cuộc nổi dậy ở Mỹ Lương (tỉnh Sơn Tây) bị thất bại (1855-1856), các tác phẩm của Cao
Bá Quát đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít.
Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện
Khoa học kỹ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông,
thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán.
Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và
10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường
5


luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều
hơn, được tập hợp trong các tập:



Cao Bá Quát thi tập




Cao Chu Thần di thảo



Cao Chu Thần thi tập



Mẫn Hiên thi tập

1.2.
Những giai thoại được lưu truyền:
 Hay là thầy Lý…?
Tương truyền viên lý trưởng ở địa phương thường hay tham nhũng, bớt xén quỹ công. Nhân việc làng
cho đắp đôi voi ở trước cửa đình, Cao Bá Quát khi đó còn là một chú bé đã viết mấy câu thơ lên lưng
voi:
Khen ai rõ khéo đắp đôi voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Còn một cái kia sao chẳng thấy
Hay là thày Lý bớt đi rồi?
Lý trưởng biết là Quát nói xỏ mình, song đành bấm bụng làm ngơ.
 Cá đớp cá, người trói người
Tương truyền khi Vua Minh Mạng ra tuần du Bắc Hà, Ngài có ra ngoạn cảnh Hồ Tây. Cao Bá Quát lúc
đó còn nhỏ đã nhảy xuống hồ tắm mà không chịu lánh xa theo lệnh của binh lính. Bị giải đến trước
vua, Cậu bé Quát khai mình là học trò nhà quê ra Hà Nội vừa lúc nóng nực nên xuống hồ tắm. Nhân
nhìn thấy con cá lớn đuổi bắt đàn cá bé dưới nước, Vua bèn ra một vế đối, hẹn nếu đối được sẽ tha
đánh đòn. Vế đối của Vua là:
Nước trong leo lẻo, cá đớp cá
Cậu bé Quát ứng khẩu đối lại rất nhanh:
Trời nắng chang chang, người trói người

 Bốn bồ chữ
Tương truyền Cao Bá Quát thường nói: “Chữ trong thiên hạ nhất vào 4 bồ; Mình Quát chiếm 2 bồ.
Anh của Quát là Bá Đạt và bạn của Quát là Văn Siêu chung nhau 1 bồ. Bồ còn lại chia cho khắp kẻ
sĩ”. Kể cũng quá cao ngạo!
 Lòng kiên trì luyện chữ
Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông
minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất
chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ
được mới chịu.
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú
chơi, nhưng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết.

6


Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần "gật" bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn
chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình "trị" mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản
lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như "rồng bay phượng múa".
Ngông nghênh sửa cả thơ vua
Khi Tự Đức lên nối ngôi, nhà vua cũng rất có tài làm thơ văn nên thường nghĩ ra những trò văn
chương với các quan. Lúc đó, ông Quát làm ở bộ Lễ.
Một lần vua Tự Đức làm đôi câu đối: “Tử năng thừa phụ nghiệp/ Thần khả báo quân ân" (con nối
nghiệp cha, tôi đền ơn vua) rồi đọc cho các quan nghe.
Các quan đều tấm tắc khen hay, vội lấy giấy bút chép mang về nhà treo như một bảo vật. Thực ra, hai
câu đó rất tầm thường, nói đến tam cương ngũ thường trong đạo Nho, nghĩa vua tôi, đạo cha con, chứ
chẳng có gì là hay ghê gớm, nhưng các quan trong triều thấy vua khoe, dù hay dở cũng phải đồng
thanh khen ngợi để “lấy điểm”.
Nơi làm việc của Cao bá Quát tại công sảnh bộ Lễ cũng có treo đôi câu đối đó. Dù biết là của vua,
nhưng không kìm được tính kiêu ngạo, ông cầm bút viết bên cạnh: “Hảo hề! Hảo hề! phụ tử quân thần
điên đảo” (Có nghĩa là “Hay thiệt! Hay thiệt! Cha con vua tôi đảo ngược”).

Lễ bộ sợ hãi, tâu trình. Vua cho đòi Bá Quát tới. Quát bị lính giải tới trước mặt vua, bình tĩnh nói: “Tâu
bệ hạ, từ nhỏ đến lớn, thần đọc sách thánh hiền đều nói đến đạo quân thần ở trên đạo cha con, chứ
chưa bao giờ nghe thấy nói đạo cha con ở trên đạo vua tôi, nay xem đôi câu đối, thần không thể ngăn
được lòng bất mãn”.
Vua Tự Đức nghe Quát nói có lý và đã biết tiếng Quát học giỏi, liền phán: “Nếu vậy phải sửa sao cho
đúng phép?”.
Ông Quát bèn đưa ra vế đối: “Quân ân, thần khả báo/ Phụ nghiệp, tử năng thừa” (Ơn vua, tôi phải trả/
Nghiệp cha, con phải theo).
Vua chịu là hay, nhưng lòng tự ái của vua bị bề tôi vô lễ và lòng tự ái của một nhà thơ bị sửa văn, nhà
vua không vui
Một lần khác, vua Tự Đức lại khoe với các quan đêm hôm trước nằm mơ được hai câu thơ đặc biệt
“Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ/ Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai”.
Các quan đều nức nở cho là lạ, thơ chữ Hán kèm tiếng Nôm, rõ nghĩa mà có hình ảnh tân kỳ, chắc là
tiên thánh nào ban cho, hoặc nhà vua nghĩ được câu thần cú.
Chỉ có Cao Bá Quát lên tiếng: “Tâu bệ hạ, câu thơ ấy là thơ cũ đấy ạ. Nguyên là hai câu 3, 4 ở một bài
thơ thần đã được nghe”.
Vua ngạc nhiên, thơ mình nghĩ ra, sao dám nói thơ cũ? Tuy nhiên, sau đó Cao Bá Quát đọc một bài
"thất ngôn bát cú" vô cùng logic, trong đó có chứa hai câu thơ của vua.
Bảo mã Tây phương huếch hoác lai
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi
7


Viên trung, oanh ngữ khề khà chuyển
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài.
Khù khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.


Vua Tự Đức phải tấm tắc khen hay. Ông biết rõ bài thơ do Cao Bá Quát bịa ra, mà lại ngang nhiên trêu
chọc cả đức vua. Thực ra Cao Bá Quát đã sáng tác thêm 6 câu thơ nữa, mỗi câu cũng xen 2 chữ thuần
Nôm vào như của Nhà vua, tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh. Nhà Vua cũng phải tấm tắc khen tài thơ
Cao Bá Quát sau khi bắt Ông thú nhận đã “bịa” thêm 6 câu trên chứ chẳng có sách nào chép bài thơ đó
cả.
Thâm ý của 2 câu cuối là “lớm khéo” Nhà vua: Khù khờ vì tứ thơ đó nhiều người đã biết, lại còn
khệnh khạng mang đi hỏi người tài. Vua biết Quát có ý xược, song không thể bắt bẻ được đành bỏ qua.
Bị xiềng xích và bị chém đầu (?!)
Như đã nói ở trên, Cao Bá Quát chết ở trận tiền nhưng do vừa phục vừa sợ Ông nên người đời cứ thêu
dệt giai thoại Ông bị bắt, bị tra tấn và đánh đập rồi bị xử chém. Người ta truyền tụng trong ngục tối,
Ông đã đọc hai câu:
Một chiếc cùm lim, chân có đế
Ba vòng xích sắt, bước thì vương.
(với ý nghĩa Ông đặt “đế vương” thấp dưới chân mình).
Khi ra pháp trường, người ta truyền tụng Ông còn ngâm hai câu:
Ba hồi trống giục, mồ cha kiếp
Một nhát gươm đưa, bỏ mẹ đời.
Thật là kỳ lạ!
Sau này lấy cảm hứng từ những giai thoại trên, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết truyện ngắn "Chữ người
tử tù" ( trong tập "Vang bóng một thời") với nhân vật chính là Huấn Cao, người tù chờ ra pháp trường
đã tặng chữ cho viên giám ngục.

2. Thể thơ Cao Bá Quát: Thơ Tứ tuyệt - thơ Cổ phong
Cả hai thể loại thơ “cổ thể” (cổ phong) và “cận thể” (thi luật) cùng song song tồn tại ở đời Đường.
2.1.

Cổ phong:
8



là lối thơ chỉ có số chữ trong câu là nhất định (hoặc ngũ ngôn, hoặc thất ngôn), làm dài ngắn bao
nhiêu cũng được; ngoài ra, không phải theo thể lệ chặt chẽ như lối Đường luật, nghĩa là không có
niêm, luật, không phải đối (đối hay không là tùy tác giả, chứ không bắt buộc).Bài thơ có 4 câu, thì gọi
là: cổ phong tứ tuyệt. Bài thơ có 8 câu, thì gọi là: cổ phong bát cú. Tuy nhiên, cũng có bài làm 6 câu
hoặc 12 câu. Bài thất ngôn dài quá 8 câu và ngũ ngôn dài quá 16 câu thì gọi là thất ngôn tràng
thiên hoặc ngũ ngôn tràng thiên. Thơ Cổ thể trường thiên là một thể thơ cổ có từ nhiều thời đại trước
đời nhà Đường. không theo luật, không theo niêm luật, không hạn chế số câu, chữ như thơ Đường luật.
-

Thơ có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với
quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

-

Trong Thơ Cao Bá Quát ông hay dùng thơ trường thiên vì nó phù hợp với dung lượng lớn và
thể này tương đối tự do, thích hợp với tứ thơ phóng khoáng, sảng khoái của ông. Chủ đề trong
thơ ông là tiếng nói bi phẫn thường là những độc thoại nội tâm, được thể hiện như những biểu
tượng nghệ thuật dồi dào tính ẩn dụ, trong đó các cung bậc của tình cảm đều cách điệu đến kích
cỡ cao nhất.

Ví dụ : Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát, Sa Hành Đoản Ca, Dương Phụ Hành, Đồng Tử Mục Đường
Lang, An Trường Hành, Phúc Lâm Lão, Đông Vũ Ngâm…
Ví dụ như bài thơ “Dương phụ hành” được Cao Bá Quát sáng tác bằng thể cổ phong trong dịp đi theo
một phái đoàn của triều Nguyễn sang Indonexia. Trên hải trình công cán, Cao Bá Quát đã có dịp tiếp
xúc với những người châu Âu, với một nền văn minh xa lạ, từ đó mở rộng tầm mắt và tâm hồn. Cao
Bá Quát đi Indonexia là đi để đoái công chuộc tội (tội phạm trường quy) nên mang tâm lý buồn chán.
Nhưng cảnh người nước lạ với bao nhiêu khác lạ so với nước mình đã cuốn hút Cao Bá Quát, khiến
ông có nhiều nhận thức mới. Nhận thức mới của Cao Bá Quát lúc này đã được “bùng vỡ”, “quẫy đạp”.
Nhờ “bùng vỡ”, “quẫy đạp” mà trong văn chương Trung đại xuất hiện tín hiệu mở rộng phạm vi giao
lưu văn hóa của Việt Nam đối với một số nước chứ không phải chỉ có Trung Hoa.

Trong bài Dương phụ hành (Bài ca về người đàn bà phương tây), như một họa sĩ thần kỳ, Cao Bá Quát
đã tóm gọn sự khác biệt giữa phụ nữ Âu tây và Á đông trong vài nét chấm phá thật sinh động.
Thứ nhất, về thái độ đối với người chung quanh, Ông viết:
Độc bặng lang kiên tọa thanh nguyệt (Tựa vai chồng dưới ánh trăng sáng)
Khước vọng Nam thuyền đăng hỏa minh (Nhin sang thuyền Nam thấy lửa sáng)
Bối cảnh là hai thuyền đậu gần nhau trong một tối sáng trăng, thuyền Cao Bá Quát thắp đèn le lói.
Nếu là người vợ Việt Nam thì đã e thẹn, khép nép trốn trong phòng, hay cùng lắm là len lén nhìn sang.
Đằng này, người vợ tây lại dựa vào vai chồng nhìn thẳng sang thuyền Việt, quan sát người lạ.
Thứ hai, về trang phục và thức uống, Ông tả Tây dương thiếu phụ y như tuyết (Người đàn bà phương
tây áo trắng phau)
….
Nhất uyển đề hồ thư lãn trì (Tay cầm chén sữa một cách uể oải)
Thật là đối nghịch với đàn bà Việt Nam. Phụ nữ Việt Nam thời đó chỉ mặc đồ trắng trong tang lễ, nhất
quyết không thể mặc quần áo trắng khi xuất hiện với chồng. Về thức ăn, phụ nữ Việt Nam chỉ uống
nước hay nước trà, chưa biết uống sữa.
Về đối xử vợ chồng, Ông tả tiếp:
9


Bả duệ nam nam hướng lang thuyết (Níu áo chồng nói chuyện ríu rít)

Dạ hàn vô ná hải phong xuy (Đêm lạnh không chịu nổi gió biển)
Phiên thân cánh thiến lang phù khởi (Nghiêng mình lại đòi chồng nâng dậy)
Theo phong tục Việt Nam thời đó, vợ trong nhà phải cung kính, phục tùng chồng, ra ngoài phải giữ ý
tứ đứng xa chồng. Như vậy hành xử của thiếu phụ phương tây này (như tựa vai, kéo áo, nói chuyện rì
rầm, đòi nâng dậy) dưới sự chứng kiến của đám người Nam đã phá bỏ lễ nghi chồng vợ theo truyền
thống Á đông.
Không rõ Cao Bá Quát nghĩ gì về sự ‘phá lễ’ nói trên nhưng Ông kết thúc bài thơ như sau:
Khởi thức nam nhân hữu biệt ly (Đâu biết người nam đang chịu cảnh biệt ly)
Nhà thơ họ Cao đã không phê phán phụ nữ phương tây theo quan điểm Khổng nho. Phải chăng Ông

cũng khát khao, chờ đợi được vợ mình nũng nịu, quấn quýt như thiếu phụ người Âu?
Qua các sáng tác trong chuyến công du, Cao Bá Quát chứng tỏ cái nhìn tinh tế và không thiên kiến về
con người và văn hóa nước ngoài. Ông mau chóng nhận thức những khác biệt về ngoại hình, ăn mặc,
thói quen, cử chỉ, tư duy, hành xử và đời sống giữa người Á đông và nước ngoài, đặc biệt là người Âu
tây.

Hay như trong bài “Sa hành đoản ca” tả cảnh người đi trên bãi cát bãi cát ở đây không còn là bãi cát mà nó là
cảnh bế tắc trong cuộc đời, đây là cách đặt ra vấn đề cho con người suy nghĩ về cuộc đời.
2 câu thơ đầu dựng lên hình tượng một con người đi giữa một bãi cát mênh mông, mỗi bước chân đều bị lún
xuống cát, cho nên hễ tiến lên một bước lại phải lùi lại một bước. Ngay từ đầu, bài thơ đã sử dụng điệp âm, và
điệp âm đặt trong cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp trong hai câu thơ năm chữ đã gợi lên cái cảm giác của bước chân
người đi luôn luôn bị kéo giật lại :

“Trường sa / phục trường sa,
Nhất bộ / nhất hồi khước.”
(Cát dài / bãi cát dài,
Mỗi bước / lùi một bước)
Con người đi trong trạng thái bất thường như thế tất nhiên là đi liên miên suốt đời mà không bao giờ
thấy đích. Anh ta không còn chút ấn tượng nào về thời gian, về sáng tối. Chỉ có nỗi phiền muộn cứ
chất mãi lên trái tim anh :
“Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc. “
(Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ,
Bộ hành nước mắt lã chã rơi).

Phân tích bài : “Bài Ca Ngắn Đi Trên Bãi Cát”
( Cao Bá Quát)

10



Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được tác giả làm trong khi đi thi Hội, là thời điểm ông rất muốn thi
thố tài năng, thực hiện ý chí của mình. Nó biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh
lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?”
Mới vào bài thơ ta thấy cụm từ “bãi cát” được lặp lại hai lần: “Bãi cát lại bãi cát dài". Bãi cát ớ đây là hình ảnh
được tác giả tả thực gợi lên một không gian khó khăn, dài thăm thẳm. Thông thường chúng ta đi trên cát rất
khó, không giống như đi trên đường đất bình thường, chân bước tới cứ bị trượt về sau. Trên bãi cát ấy là một
con đường rộng lớn, mờ mịt, rất khó mà xác định phương hướng như đứng ớ bên này nhìn qua bên kia chân
trời. Đó không chỉ là ruột con đường thực, mà là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng cho một con đường
xa xôi, mờ mịt. Để tìm được chân lí, tìm được cái đích thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời thì con người phải vượt
qua nhiều khó khăn, gian khổ đầy thử thách.
Trên bãi cát ấy có hình ảnh một con người (tác giả), người đi trên bãi cát. Một con người nhỏ bé, lẻ loi, cô độc
đi trên một bãi cát rộng, dài bao la, quanh quanh hình ảnh con người ấy. Bước chân của người đi cát rất khó

khăn, như giậm chân tại chỗ “Đi một bước như lùi một bước”. Qua đây ta thấy được nỗi chán nản, bất mãn của
tác giả khi thấy mình hành hạ thân xác để theo đuổi con đường công danh.
“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước
11


Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.”
Người đi trên bài cát ở đây lòng ai oán vì con đường công danh của mình mãi chưa tới đích, không đành lòng
làm một kẻ “ngủ quên” để có cớ mà rời bỏ đường di.
“Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất cả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?”
Tác giả còn nói đến sự cám dỗ của công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ
ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi, hình ảnh đó được tác giả minh hoạ bằng những hình ảnh thực tế
của cuộc sống là ở đâu có quán rượu ngon người nhậu đều đổ xô đến, có được máy ai tỉnh táo để thoát ra khỏi
sự cám dỗ của rượu. Từ đó tác giả cũng muốn liên tưởng đến người đọc vấn đề danh lợi cũng là một thứ rượu
dễ làm thay đổi lòng người. Ông khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia, nhưng cũng nhận ra sự cô
độc của mình. Phải chăng, con đường mà ông dấn thân vào, lí tưởng mà ông đeo đuổi, chỉ là điều vô ích, chẳng
ai thèm để ý, quan tâm. Ông không có người ủng hộ, đồng hành. Niềm xúc động ấy đã đưa tác giả trở về với
hiện thực. Điều này chuẩn bị cho kết luận của ông đó là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Nếu đi
tiếp thì rất có thể ông cũng chỉ là một trong phường danh lợi mà ông từng khinh miệt, phê phán. Nhưng nếu
dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu. về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn của
tác giả lúc này. Sự dằn vặt ấy là sự nuối tiếc vì đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đè, cao sang. Thôi thì
đành đứng chôn chân trên bãi cát vậy.
“Người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại.

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hút khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muốn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?”
Nỗi băn khoăn choáng váng lấp đầy tâm hồn. Và lần đầu tiên, người đã phân vân tự hỏi, vậy là thế nào, có
nên đi tiếp, hay từ bỏ nó “Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt". Nếu đi tiếp, cũng không biết phải đi như thế
nào. Bởi vì, “Đường bằng thì mờ mịt - Đường ghê sợ thì nhiều!” vì thế, có lẽ đã đến bước đường cùng? Nỗi bế
tắc và tuyệt vọng phù trùm lên cả người đi, cả bãi cát dài. Người đi chỉ còn có thể cất lên tiếng hát về con
đường cùng của mình, về sự tuyệt vọng của mình.
12


Tóm lại bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát" được thể hiện theo cách đa chiều. Khi thì được miêu tả như một khách
thể, khi thì lại như một người đối thoại. Thậm chí tác giả còn cho ẩn chủ thể. Mục đích là nhằm có những tâm
trạng khác nhau, thái độ khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau. Nó biểu lộ sự chán ghét của một người
trí thức đối với con đường danh lợi và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

2.2.
Thơ Đường luật:
Thơ Ðường luật phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa, xuất xứ từ đời Ðường (618-907) bên Trung Hoa.
Nói đến thơ Đường người ta thường nghĩ ngay đến các bài Thất ngôn bát cú, bảy chữ tám câu. Thất
ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm. Nó rất chi ly, ngặt nghèo về thanh, vần, niêm, luật, đối, bố cục
mà chỉ cần sa sẩy một chút là bị coi là thất luật.
Thể thơ này các người lớn tuổi ưa thích, thường hay dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, trào
phúng, xướng họa, khai bút đầu Xuân...Trong trường thi ngày xưa, người ta bắt buộc thí sinh phải làm
một bài Đường luật. Gọi là thơ Đường luật để phân biệt với thơ Cổ phong xuất hiện trước đời Đường
không có luật lệ nhất định.

Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và
Bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được
xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn
tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các
dạng ít phổ biến khác.
Ví dụ: Đăng Hoành Sơn, Lên Núi Hoành Sơn, Hoành Sơn Quan, Ải Hoành Sơn, Lạc Hoa, Đối
Vũ Kỳ Nhất, Đối Vũ Kỳ Nhị, Độc Dạ, Độc Dạ Khiển Hoài, Đoạn Dương,Vịnh Đổng Thiên Vương,
Vịnh Hưng Đạo Vương, Nhàn Vịnh , Du Tây Hồ …

Chủ đề trong thơ ông, ông phê phán giai cấp thống trị “ ngồi mát ăn bát vàng” Trong bài ( Độc Dạ).
“ Nạn rét nạn lụt cứ phát sinh liên tiếp
Lại còn cảnh dân đen bị tai nạn chưa hồi phục được”.
Hay bản chất thối nát của Triều Nguyễn và ông hiểu rằng muốn xây dựng xã hội mới tốt đẹp, thì phải
đánh đổ triều đại cũ.



Phân tích bài: “ Vịnh Đổng Thiên Vương”.
( Cao Bá Quát)

“Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu,
Mồng chín đâu đâu cũng về hồi Gióng.”
(Ca dao Kinh Bắc)
13


Đã bao đời nay, hội Gióng là một trong những lễ hội lớn của nhân dân ta. Ngày mồng chín tháng
giêng(âm lịch) hàng vạn hàng ngàn người lũ lượt kéo về làng Gióng, trước đây thuộc huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, để dự hội. Đề thờ Thánh Gióng đã rêu phong, mà
đôi câu đối của Cao Bá Quát, với nét chữ tung hoành và màu son chói lọi vẫn đầy ấn tượng cảm hứng

sử thi hào hùng:
“Phá tan tặc đản hiền tam tuế văn,
Đằng vân do hận cửu thiên đê”
(Đánh tan giặc còn hiềm ba tuổi thì quá muộn,
Bay lên mây còn giận chín tầng trời vẫn thấp)
Có lẽ đôi câu đối ấy đã khơi nguồn cảm hứng để Cao Bá Quát viết tiếp bài thơ “Vịnh Đổng Thiên
Vương” theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ đã bám sát truyền thuyết về Thánh Gióng để ca
ngợi và khẳng định một cách hùng hồn chiến tích của người anh hùng huyền thoại.
Hai câu thơ trong phần đề, tác giả sử dụng thủ pháp tương phản để nêu bật tầm vóc thần kì của người
con trai làng Gióng. “Ba năm” với “một sớm”, “náu mình” với “vùng dậy” thời gian với thời gian, dài
và ngắn, ẩn và hiện, lúc đầu thì đời chưa ai biết thế mà bỗng chốc, chỉ một sớm đã làm nên sự nghiệp
phi thường. Câu thơ gợi tả sự hội tụ, dồn nén và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta thời Hùng Vương
thứ 6:
“Ba năm rồng náu chừa ai hay,
Oanh liệt ra tay bỗng một ngày”
Tuổi thơ của Gióng “ba năm chẳng nói chẳng cười trơ trơ” được Cao Bá Quát viết thành một ý thơ độc
đáo: “tam tải tiềm long”. Gióng được ví với con Rồng đang ẩn mình, náu mình suốt ba năm trời.
Truyền thuyết Thánh Gióng thường được nhắc đến con số 3: Sau 3 năm, Gióng mới cất tiếng nói.
Gióng xin vua 3 thứ vũ khí để giết giặc: ngựa sắt, giáp sắt và roi sắt. Gióng lớn nhanh như thổi:
“Ăn bảy nong cơm, ba nong cà
Uống một hớp nước cạn đà khúc sông”
Nói lên cái phi thường của Gióng, Cao Bá Quát có một lối nói hàm súc bằng một hình ảnh ẩn dụ, một
cấu trúc ngôn ngữ tương phản làm nổi bật nguồn gốc và sự xuất hiện của một anh hùng sử thi thần kì.
Tiếc rằng câu thơ dịch thứ hai chưa hay như câu thơ chữ Hán.
Hai câu trong phần thực rất đặc sắc. Ngôn ngữ thơ trang trọng. Hình tượng thơ kì vĩ mang màu sắc
thần thoại: “kim tiên” (roi vàng), “thiên thanh” (tiếng trời), “thiết mã” (ngựa sắt), “cỡ tích” (tích cũ,
dấu cũ). Các động từ diễn tả sức mạnh phi thường của người anh hùng truyền thuyết: “phá lỗ” (phá
giặc), “chấn” (chấn động), “đằng không” (bay lên không), “kì” (kì lạ). Trong truyền thuyết kể lại:
Gióng nhảy lên ngựa sắt, ngựa hí vang trời, phun lửa, Gióng thúc ngựa xông thẳng vào giặc Ân, vung
roi sắt quật vào giặc Ân, giặc chết như ngả rạ. Cao Bá Quát đã sáng tạo thành “roi vàng”. Câu thơ đối

chỉnh, làm hiện lên hình ảnh Thánh Gióng ra trận, chiến thắng giặc rồi người cùng ngựa bay lên trời.
Cao Bá Quát đã chọn được những chữ đẹp nhất để viết nên câu thơ hay nhất:
14


“Kim tiên phá lỗ thiên thanh chấn
Thiết mã đằng không cổ tích kì”
3. Những giá trị nội dung và nghệ thuật mà thơ Cao Bá Quát mang lại:
3.1 Nội dung:
3.1.1 Thơ ông chứa đựng một nội dung hiện thực phong phú:
Cao Bá Quát là nhà thơ lớn nhất trong khuynh hướng phê phán hiện thực của văn học nửa đầu thế kỷ
XIX. Ðóng góp của thơ văn Cao Bá Quát trước hết là ở nội dung, cái hơn người của ông là nội dung tư
tưởng, là lòng dũng cảm, là sự sáng suốt cả về chính trị lẫn văn hóa. Cuộc đời của ông vẫn là một bài
học quí, khi cần thiết ông biết ném cây bút để nắm lấy Long tuyền.
-Thơ văn Cao Bá Quát thuộc khuynh hướng phê phán hiện thực, bộ mặt của xã hội đương thời được
phản ánh khá rõ nét, đa dạng và phong phú trong tác phẩm của ông. Chẳng hạn qua thơ văn của ông
người ta có thể thấy cuộc sống thiếu thốn, vất vả của một nhà nho nghèo có hoài bão, tâm huyết đến
cuộc sống của một kẻ bị tù tội oan uổng; những sức ép tàn bạo bằng ngục tù, roi đòn của nhà Nguyễn
đối với những con người có tài năng, có tư tưởng tiến bộ rồi cuộc đời cùng quẫn của nhân dân lao
động trong xã hội đương thời. Ông phơi bày trước mắt người đọc cảnh hoang tàn đổ nát, người người
li tán, tha hương:
Thôn hoang tiếng quốc ba canh ai oán
Đường cái lớn suốt ngày cầy cáo tung hoành
(…) Đường rậm tường xiêu, cảnh sắc thôn trông rất xấu
Đồng ruộng khói thưa chỉ có cỏ là béo tốt.
(Vọng khoái châu hữu cảm)
Là cảnh thiên tai nặng nề phá hoại đời sống của nhân dân:
Nạn rét nạn lụt cứ phát sinh liên tiếp
Lại còn cảnh dân đen bị tai nạn chưa hồi phục được.
(Độc dạ)

Cũng như bao nhà thơ tiến bộ khác, Cao Bá Quát cũng bắt đầu từ những vấn đề của cá nhân để đi đến
những vấn đề có tính xã hội và càng về sau thơ văn ông càng giàu tính hiện thực. Từ những chi tiết
mang tính hiện thực ấy ta thấy hiện lên bộ mặt của một chế độ đã già cỗi, tàn bạo, bất nhân đáng
nguyền rủa và đáng bị tiêu diệt , từ đó Cao Bá Quát khao khát được đổi thay nó.
3.1.2 Cao Bá Quát- một con người bản lĩnh, giàu nghị lực.
Ông luôn sống một đời thanh bần, luôn coi thường những kẻ khom lưng, luồn cúi để được giàu sang.
Ông chán ghét cái trò mang cái giàm danh, phải quỳ mòn sân trướng phủ. Ông không ham muốn công
danh nhưng vì đó là con đường duy nhất để ông có thể đem tài năng của mình ra giúp nước, cứu đời.
15


Công danh nhất lộ kỷ hà nhàn?
Quan cái phân phân ngã hành hỹ
(Hoành sơn vọng hải ca)
(Đường công danh có mấy ai nhàn – Mũ lọng nhộn nhịp ta cũng đi đây).
Con đường công danh ấy vốn dĩ không bằng phẳng, nó dễ khiến con người ta đánh mất chính mình,
Cao Bá Quát nhận thấy điều đó và tự đưa ra lời khuyên cho chính mình:
Là hoa nên là hoa sen
Hương trong mát, thân ngay thẳng, dáng điệu tươi tốt.
Ông là người luôn tin vào bản thân, tin vào sức mình, quyết chiến thắng không để số phận đè bẹp. khí
phách Cao Bá Quát là khí phách của một con người thấy được sứ mệnh của mình trước lịch sử, trước
nhân dân, biết gắn vận mệnh của mình với vận mệnh của dân tộc.
3.1.3 Thơ ca Cao Bá Quát là nỗi niềm trăn trở về con đường mà người lữ khách cô độc sẽ đi.
Không khó để nhận thấy thơ Cao Bá Quát luôn đau đáu về một con đường, một phương hướng, một
cái đích để vươn tới. điều này được nhắc đi nhắc lại thông qua những từ liên quan đến lộ như “trường
lộ” (đường dài thắm thẳm), “úy lộ” (con đường đáng sợ), “lộ nan” (con đường khó khăn), “công danh
nhất lộ” (đường công danh), “thế lộ” (đường đời), “đắc lộ” (đường thành công), “lộ cùng” (đường
cùng), “lộ tận” (tuyệt đường), “thản lộ” (đường bằng phẳng), “kế lộ” (con đường nối nhau),…
Ngay từ lúc ra làm quan, bản thân Cao Bá Quát cũng đã tự đặt ra những câu hỏi giằng xé về con
đường mà mình đang đi. Ông biết rõ người để chí vào “danh lợi” thì cả đời sẽ buôn tẩu lộ trung” (vất

vả trên đường), không phải ông không biết đường bẳng phẳng thì ít đường ghê sợ thì nhiều “thản lộ
mang mang úy lộ đa”, mà ông còn tự biết con đường “công danh nhất lộ” nó vất vả như thế nào, và có
lúc ông còn tự băn khoăn: “Thiếu nên tật tẩu chung hà sự? – Uý lộ man man trước lữ hoài?” (Kẻ thiếu
niên cứ tất bật tốt cuộc là vì cái gì? Con đường ghê sợ còn dài cứ canh cánh lòng người lữ khách). Như
vậy ông tự biết con đường “công danh nhất lộ vất vả là thế nhưng ông vẫn quyết chí xông pha: “Công
danh nhất lộ kỷ hà nhàn? – Quan cái phân phân ngã hành hỹ” (Đường công danh có mấy ai nhàn – Mũ
lọng nhộn nhịp ta cũng đi đây). Ngay cả khi vì đường công danh mà rơi vào cảnh ngục tù ông vẫn hiên
ngang “Đạp hướng danh đồ bất điệu hầu – Ngã vô hành dã, diệc vô lưu (Bước trên con đường danh
đầu vẫn ngay thẳng- Ta không có con đường nào để đi, cũng chẳng nơi nào để lưu lại). Thậm chí trên
đường “dương trình hiệu lực” ông vẫn đau đáu về con đường trước mặt “Quyện mã thượng trường đồ
(Ngựa đã mỏi, đường dài, còn tính sao). Để rồi trước khi quay về viện hàn lâm ông cảm thấy thấm mệt
trên con đường dài dằng dặc đó “Trần lộ du du song quyện nhãn” (đường trần dằng dặc, đôi mắt đã
mỏi. Và rốt cuộc ông nhận ra rằng: “Tráng đồ bán tiêu tữ - Thế lộ canh yên vân” (Đường đời như khói
mây thay đổi – Việc người như nóng lạnh thất thường). Và Cao Bá Quát tự nhận mình là một “Hành
nhân” trên con đường ấy.Thơ ông luôn có bóng dáng của một người lứ khách tha hương. Trong bài Mộ
đắc xá huynh quán dạ giam thư kiến ký (Chiều tối , tiếp được bức thư viết đêm trong quán trọ của anh
gửi cho, ông tự nhận mình cả đời này thân ông chỉ là một vị khách trên đường “Bách niên thân thị
khách” (Trăm năm thân chirlaf khách). Tần suất ông tự xưng mình là khách xuất hiện rất cao: “quá
khách” (khách trọ), “khách thoại”, “khách phân li”, “khách đăng trình” (khách trên đường), “cửu
khách” (khách lâu ngày), khách sầu”, “dị khách”. Nếu không là khách thì lại là “lữ” với: “Lữ mộng”
(giấc mộng người lữ khách), “lữ muộn” (nỗi buồn người lữ khách)…Khi thì ông là khách trong khói
16


sóng vạn dặm (Vạn lý yên ba do tác khách), khi thì là khách giữa đường giá rét (hàn trung lộ khách).
Và người lữ khách ấy luôn luôn dịch chuyển, một đời phiêu bạt như con ngựa “thiên lý chạy nghìn
dặm”, đôi lúc ông mệt mỏi và tự hỏi: “Du nhân quy bất quy” (kẻ lãng du có quay trở về hay không?).
Tự nhận mình là lữ khách thế nên trong thơ của Cao Bá Quát, trải dài trên con đường lữ khách tha
hương là sự cô độc đến kinh người. Trong mắt ông, mọi sự vật đều có sự liên hệ đến sự lẻ loi, cô đơn:
“nhất khinh âu”, “cô phàm”, “cô mộng”, “cô khách”, “cô ảnh”, “cô vân viễn”, “cô bồng”, “cô thần”,

“cô san”; “cô đăng”, “cô nguyệt”, “cô quán”, “cô hạc”, “cô phong”, “cô miên”, “cô các”, “cô hoa”…
3.1.4 Thơ Cao Bá Quát chứa đựng nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều tư tưởng tiến bộ:
Thơ văn Cao Bá Quát là sản phẩm tinh thần của một con người có nhân cách cứng cỏi, trí tuệ sáng
suốt; một tâm hồn lộng gió thời đại, một trái tim nhạy bén giàu cảm xúc. Vì vậy thơ văn ông chứa
đựng nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều tư tưởng tiến bộ.
Lòng yêu nước và tự hào dân tộc:
- Khâm phục và ngưỡng mộ những người anh hùng cứu nước, ông viết các bài thơ Vịnh Phù Ðổng
Thiên Vương, Vịnh Trần Hưng Ðạo...Qua việc ca ngợi những người anh hùng đó Cao Bá Quát bộc lộ
ước muốn cứu dân, cứu nước của mình. Ông như tìm thấy sự tiếp sức từ trong lịch sử của dân tộc. Ðây
là điểm khác biệt giữa thơ vịnh lịch sử của ông và các nhà thơ khác (họ vịnh lịch sử để quay lưng với
hiện thực cuộc sống).
- Cao Bá Quát còn là con người say mê với những cảnh đẹp của non sông đất nước, ông ca ngợi
những cảch đẹp ấy. Hầu hết các danh lam thắng cảnh của miền Bắc, ông đều có đến thăm và đề thơ
ngâm vịnh như: núi Ba Vì, hồ Tây, núi Thúy Dục, sông Hương. Nét đặc sắc của nhà thơ khi miêu tả
các cảnh này là ở chỗ ông không miêu tả nó theo lối của những ẩn sĩ đi du ngoạn để chữa bệnh tinh
thần mà lại kèm theo hào khí dân tộc. Dải sông Hương mềm mại đến thế mà khi hiện lên trong thơ ông
vẫn mang một hào khí hùng tráng:
Trường giang như kiếm lập thanh thiên
(Con sông dài như thanh kiếm dựng giữa trời xanh)
(Buổi sáng qua sông Hương).
Núi Dục Thúy, núi Tản Viên, hồ Tây từ lâu đã trở thành niềm tự hào của đất nước và đặc biệt là là hình
tượng núi Tản đã từng tượng trưng cho khí phách hào hùng của dân tộc ta. Và trong thơ Cao Bá Quát
nét đặc sắc là câu tự vấn của tác giả: Non sông như thế, mình thì sao đây? khi đứng trước những thắng
cảnh ấy. Tình cảm của ông bao giờ cũng là tình cảm hai chiều: Yêu thương và trách nhiệm. Ðây không
phải là điều dễ tìm thấy ở các nhà thơ đương thời.
-Ðặc biệt trong thời đại sống của mình Cao Bá Quát đã ý thức, đã băn khoăn cho số mệnh của đất nước
trước hiểm họa xâm lăng từ phương Tây.
Lòng yêu thương con người nghèo khổ, bất hạnh.
Ðây là nét đặc sắc nổi bật nhất, phân cách giữa Cao Bá Quát và các nhà thơ đương thời. Cao Bá Quát
có một ý thức vì dân thực sự, ông đã đứng về phía quần chúng lao động để thông cảm với những nỗi

khổ đói cơm, rách áo của họ.
-Nhà thơ đã thực sự xúc động trước những tình cảnh đói cơm, rách áo của những người dân nghèo:
17


+Bài thơ Dọc đường gặp người đói giúp ta cảm nhận được một tấm lòng yêu thương với tình cảm dạt
dào.
+Bài Người tát nước trên đồng cao buổi sáng tác giả miêu tả cảnh những người lao động đang tát nước
trên đồng cao. Buổi sáng sương núi còn dày đặc, trời rét, bụng đói, môi run cầm cập mà cứ phải luôn
tay kéo gàu.
+Bài Cô gái từ trên cầu trở về lúc buổi tối (Mộ kiều qui nữ) tả cảnh buổi chiều tối, trời rét, một cô gái
phải đi bán áo để mua cám cho gia đình, khi trở về qua cầu gió hun hút thổi mà cô gái vẫn thản nhiên
bước đi bởi lòng cô như ấm lên khi nghĩ tới người nhà đang tựa cửa chờ mình.
-Cao Bá Quát cũng đã nhìn thấy được nguyên nhân của sự đói khổ của quần chúng lao động là do sự
áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Vì thế nhà thơ đã hết sức căm giận và trực tiếp phê phán chính
sách cai trị hà khắc của triều đình nhà Nguyễn. Lòng yêu thương quần chúng của Cao Bá Quát cũng đã
biến thành trách nhiệm, đây cũng là nét đặc sắc của tác giả này. Ông băn khoăn, day dứt về trách
nhiệm của mình đối với dân. Có lúc ông tỏ ra bực tức vì thấy mình đã già, đã bất lực:
Lòng thẹn với lòng này hóa lão
Cúi đầu lẳng lặng dựa bên tường
 Thơ ông chứa đựng nhiều tình cảm đậm đà, chung thủy
trong quan hệ bè bạn, gia đình, làng xóm.Thời kỳ bị giam, nhà thơ đã viết nhiều bài thơ thể hiện lòng
thương vợ, nhớ con, nhớ quê hương, bạn bè da diết.
-Ở bài thơ Tiếp thư của vợ gửi áo rét, bút và vài thứ nhà thơ đã viết những câu thơ thật xúc động:
Trước đèn thư mở lệ muôn hàng
Hồn gửi phòng the luống vấn vương
-Bài Mộng vong nữ (Chiêm bao thấy con gái đã mất) là tiếng nói yêu thương, đau xót thể hiện một
tâm hồn giàu chất nhân văn của nhà thơ. Tronh mơ ông thấy người con gái đã mất trở về với quần áo
mong manh, rách nát, sắc diện thê thiết.
-Bài Trả lời người bạn hỏi thăm viết khi bị thải về nhà:

Chợt nghĩ tới mình ruột gan như từng khúc
Nhớ bạn mỗi ngày tính đến trăm lần
 Thơ ông còn chứa đựng nhiều tư tưởng tiến bộ.
-Ông là người có thái độ đúng đắn trước sức mạnh vật chất của người phương Tây. Ông không tỏ ra
khiếp sợ tuy có ngạc nhiên. Bài thơ Hồng mao hỏa thuyền ca ông miêu tả con tàu không buồm, không
chèo, không người đẩy mà đi ngang, chạy ngược nhanh như ngựa phi. Khói phun ngùn ngụt, sóng tung
tóe ầm ầm như sóng. Nhưng kết thúc bài thơ, ông kết luận đầy khí phách, cảnh cáo con tàu đừng chủ
quan khi đến biển Ðông. Bởi sóng nước ở đây không dễ dàng như bể Tây đâu.

18


-Ông có một thái độ đúng đắn và tiến bộ trước lối học từ chương khoa cử của nền giáo dục phong kiến
từ ngàn đời nay. Cao Bá Quát là người đầu tiên dám phê phán và phủ định lối học đó, ông coi lối học
từ chương là trò nhai văn nhá chữ, là lối học trẻ con, hoàn toàn xa lạ với cuộc sống thực tế. Ông phê
phán bằng lời và cả hành động của mình. Việc ông chữa các bài phạm húy tựu trung cũng mang ý
nghĩa phản kháng, phê phán, xuất phát từ chỗ ông không đồng ý với những phép tắc ngu xuẩn của
trường thi thời bấy giờ.
-Ông quan tâm đến tác dụng của văn thơ và đề xuất một số quan niệm về văn thơ rất tiến bộ. Ông cho
rằng thơ vừa phải có quy cách vừa phải có tính tình nhưng tính tình là cái quyết định.
3.2 Nghệ Thuật
3.2.1 Phong cách nhà thơ.
Cao Bá Quát là một con người phóng túng, có nhân cách cứng cỏi, có tâm hồn, có trái tim giàu cảm
xúc. Những điều đó đã in đậm vào sáng tác và trở thành phong cách riêng của nhà thơ, phong cách đó
tạm quy vào mấy nét sau:
- Sáng tác của ông mang tính chất phóng túng: Tiêu biểu nhất là trong thơ chữ Hán, ông sử dụng nhiều
hình tượng mới mẻ, có nhiều tứ thơ đột xuất. Nói tới hoa mai, các nhà thơ xưa thường ca ngợi sự trắng
trong và tinh khiết của nó. Cao Bá Quát cũng ca ngợi cái tinh khiết, cái trắng trong đó của hoa mai
nhưng thiết thực hơn ông muốn tự tay mình gieo lên núi một rừng mai để rồi khi xuân đến mai sẽ xanh
tươi điểm tô cho bầu trời, mai sẽ trở thành bức tranh tuyệt tác cho đời xem chung (Tài mai). Nói đến

dòng sông Hương của Huế, người ta thường nghĩ tới một dòng sông hiền hòa mềm mại, nhưng dưới
con mắt của Cao Bá Quát thì sông Hương lại giống như một thanh kiếm dựng đứng giữa trời xanh. Bài
phú Tài tử đa cùng cũng là một hiện tượng đặc biệt. Do tính chất biền ngẫu của câu văn nên phú
thường có cái gò bó của nó nhưng đọc bài phú của Cao Bá Quát ta thấy ngòi bút của ông vẫn phóng
túng hết mực. Ông vẫn diễn tả được một cách sôi nổi cái háo hức của tuổi trẻ. Trong bài phú ông dùng
nhiều động từ diễn tả hành động mạnh bạo để thể hiện tư tưởng lành mạnh, tiến bộ của mình.
- Thơ Cao Bá Quát kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy nghĩ, giữa tình cảm và lí trí. Lí trí làm
cho tình cảm của nhà thơ trở nên sâu sắc hơn, đậm đà hơn ngược lại tình cảm làm cho suy nghĩ của
nhà thơ trở nên đúng đắn hơn. Ông luôn băn khoăn về con đường đi của mình, về trách nhiệm của một
nhà nho đối với nhân dân.
- Là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và lãng mạn làm nên những tứ thơ đậm đà ý vị.
3.2.2 Ngôn ngữ thơ:
Một phần đóng góp không nhỏ cũng là nét đặc sắc trong văn thơ của Cao Bá Quát chính là ngôn ngữ
thơ. Nếu như ngôn ngữ trong thơ Nôm giàu sắc thái dân tộc, phong phú uyển chuyển, giàu nhạc điệu
thì ngôn ngữ trong thơ chữ hán chắc nịch, mạnh mẽ, linh hoạt, giàu sắc thái biểu cảm và mang đậm
tính cá nhân, bản lỉnh của ông. Giọng điệu trong thơ văn ông, nhất là thơ chữ Hán cũng có nhiều sắc
thái, nhiều cung bậc. Nếu như thơ Nôm giọng điệu mới mẻ, trào tiếu thì trong thơ chữ Hán sục sôi, hào
sảng, trầm lắng, suy tư... Chất tự sự trong văn thơ của Cao Bá Quát cũng là một điều đáng nói. Nó hòa
quyện trong mạch trữ tình sâu lắng, làm bật lên tình và cảnh, số phận và tâm trạng, hiện thực và mong
ước... Thủ pháp nghệ thuật củng được sử dụng phong phú nhất là hình thức liên tưởng với nhiều cấp
độ, biện pháp nhân hóa được sử dụng một cách độc đáo, có hiệu quả nghệ thuật cao.

19


4.Kết luận:
Có thể nói Cao Bá Quát là một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XIX- một thi sĩ suốt đời
ôm ấp hoài bão vì nước vì dân. Ông luôn gửi gắm tâm hồn phóng khoáng, trí tuệ sáng suốt với những
màu sắc mới lạ từ cái nhìn truyền thống vào trong thơ văn. Với những tình cảm thiết tha, lòng tự hào
dân tộc, yêu dân như con mà thơ ông luôn có sự phong phú trong nội dung ông đã cho người đọc

những cái nhìn sâu sắc về xã hội đương thời. Cuộc đời ông vẫn là một bài học quý: khi cần thiết ông
biết ném cây bút để nắm lấy Long tuyền về nội dung tư tưởng, sự dũng cảm và cả sự sáng suốt. Tuy đã
có hàng Trăm bài báo , hàng chục công trình dịch thuật, nghiên cứu về ông nhưng đến nay Cao Bá
Quát vẫn là một đối tượng hấp dẫn của nhiều nhà nghiên cứu văn học trung đại.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.

Bang giao Đại Việt, triều Nguyễn, Nhà xuất bản VHTT 2005
Bài giới thiệu của GS. Vũ Khiêu in đầu sách Thơ văn Cao Bá Quát
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập 2), tr. 6 và tr. 39.
Ngữ văn 11 (Tập I, lớp nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, tr. 45)
Cao Bá Quát: Danh sĩ đất Thăng Long-Hà Nội, PGS. TS. Nguyễn Minh Tường
Tuyển tập thơ Tình bạn, tình yêu thơ - Nhà xuất bản giáo dục 1987
Thơ văn Cao Bá Quát. Hà Nội, NXB Văn Học, 1984.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Cao Bá Quát

21



DANH SÁCH NHÓM
Họ và tên sinh viên thực hiện:
1. Cao Thị Phúc
K39.601.093
2. Nguyễn Huỳnh Minh Thơ K39.601.123
3. Nguyễn Thị Thúy Ngọc
K40.601.092

22



×